Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 2)

5.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ TÁI

ĐỊNH CƯ Ở VIỆT NAM

Xây dựng các công trình thủy điện có thể có xuất phát điểm chung là mong

muốn của con người sử dụng công nghệ để chế ngự, không bỏ phí các dòng nước

tự nhiên trôi ra biển, phát triển năng lượng phục vụ sự phát triển của con người.

Rất nhiều công trình thủy điện lớn ở Việt Nam cũng như các nước khác trên

thế giới trở thành biểu tượng của sự chế ngự thiên nhiên, của sự hiện đại hóa, là

niềm tự hào dân tộc; và đội ngũ kỹ sư, chuyên gia thủy điện trở thành “nhóm

đặc nhiệm” thực thi sứ mệnh phát triển thủy điện1 (Baghel và Nusser 2010). Sức

ép nhu cầu năng lượng, bao gồm năng lượng điện từ thủy điện, trong những năm

gần đây trước yêu cầu tăng cường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, với

mục tiêu về cơ bản đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020,

đã thúc đẩy phát triển nhanh các công trình thủy điện2. Quy hoạch và phát triển

thủy điện “bậc thang” đã được xúc tiến trên nhiều lưu vực sông. Sự phát triển ồ

ạt các công trình thủy điện ở nước ta đã dẫn đến nhiều hệ lụy khó kiểm soát về

kinh tế, xã hội và sinh thái đối với vùng lòng hồ và các cộng đồng địa phương

chịu ảnh hưởng, đặc biệt là người dân phải thực hiện di dời và tái định cư (Bui

Thi Minh Hang et al., 2013)

Ở một góc độ tổng quan hơn, phát triển thủy điện ở Việt Nam đã có sự

chuyển đổi từ diễn ngôn (discourse) khai thác phục vụ dân sinh: xây dựng thủy

điện là để chống lũ, đảm bảo nguồn nước sản xuất, đảm bảo an ninh năng lượng

sang diễn ngôn tự nhiên xã hội (socionature). Quan điểm tự nhiên xã hội cho

rằng: “tự nhiên được xác định, phân định và thậm chí được tái xây dựng về mặt

hình thể bởi các xã hội khác nhau, thường là để phục vụ các lợi ích xã hội cụ

thể, thường là chiếm ưu thế. Nói cách khác, xã hội và tự nhiên được xem là bện

vào nhau theo những cách thức mà sự tách biệt giữa chúng - hoặc trong tư duy

hoặc trong thực tiễn - đều là không thể” (Castree, 2001). Theo đó, không có tự

nhiên nào là tách biệt, bên ngoài con người và rằng các thực thể tự nhiên, như

sông ngòi, được xem như là vật thể khô khan, mà chính những thực thể tự nhiên

cũng là chủ thể (agency) (Baghel và Nusser, 2010). Tính chủ thể của tự nhiên

có nhiều hàm ý quan trọng khi kết nối và đòi hỏi phát triển thủy điện cần đặt

trong tổng thể hệ sinh thái và phát triển bền vững. Tái định cư do thủy điện với

yêu cầu quy hoạch và tổ chức cuộc sống cho cộng đồng bị di dời, thường thuộc

nhóm thiệt thòi3, theo hướng phát triển bền vững - không chỉ là yêu cầu của

nhiều hệ lụy đã được xác nhận từ thực tiễn4, mà còn thể hiện việc giải quyết tốt

mối quan hệ tự nhiên và xã hội, và đảm bảo nghĩa vụ và lợi ích của các bên liên

quan. Nói cách khác, các dự án phát triển thủy điện trước hết cần phải là những

dự án phát triển, coi trọng tính chủ thể và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các

cộng đồng bị ảnh hưởng của thủy điện (Nguyễn Quý Hạnh và các tác giả, 2015).

pdf 77 trang yennguyen 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 2)

Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp (Phần 2)
76
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
CHƯƠNG 5
TÁI ĐỊNH CƯ DO DỰ ÁN THỦY ĐIỆN 
Ở VIỆT NAM: TỪ PHẦN CHÌM CỦA TẢNG BĂNG
Nguyễn Quý Hạnh - Lâm Thị Thu Sửu
5.1 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN VÀ TÁI 
ĐỊNH CƯ Ở VIỆT NAM
Xây dựng các công trình thủy điện có thể có xuất phát điểm chung là mong 
muốn của con người sử dụng công nghệ để chế ngự, không bỏ phí các dòng nước 
tự nhiên trôi ra biển, phát triển năng lượng phục vụ sự phát triển của con người. 
Rất nhiều công trình thủy điện lớn ở Việt Nam cũng như các nước khác trên 
thế giới trở thành biểu tượng của sự chế ngự thiên nhiên, của sự hiện đại hóa, là 
niềm tự hào dân tộc; và đội ngũ kỹ sư, chuyên gia thủy điện trở thành “nhóm 
đặc nhiệm” thực thi sứ mệnh phát triển thủy điện1 (Baghel và Nusser 2010). Sức 
ép nhu cầu năng lượng, bao gồm năng lượng điện từ thủy điện, trong những năm 
gần đây trước yêu cầu tăng cường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, với 
mục tiêu về cơ bản đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, 
đã thúc đẩy phát triển nhanh các công trình thủy điện2. Quy hoạch và phát triển 
thủy điện “bậc thang” đã được xúc tiến trên nhiều lưu vực sông. Sự phát triển ồ 
ạt các công trình thủy điện ở nước ta đã dẫn đến nhiều hệ lụy khó kiểm soát về 
kinh tế, xã hội và sinh thái đối với vùng lòng hồ và các cộng đồng địa phương 
chịu ảnh hưởng, đặc biệt là người dân phải thực hiện di dời và tái định cư (Bui 
Thi Minh Hang et al., 2013). 
1 Bài Nhà máy Thủy điện Hòa bình - Công trình thế kỷ đăng trên website của Trường 
Đại học Điện lực viết: “Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là trung tâm điện lực lớn nhất Việt 
Nam, nằm trong bậc thang các nhà máy thuỷ điện trên sông Đà. Công trình này có chức 
năng tổng hợp 4 nhiệm vụ chính: chống lũ, phát điện, tưới tiêu và đảm bảo giao thông 
thuỷ. Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6-2005, cả nước "nín thở" theo dõi mực nước lên 
xuống của hồ Hoà Bình. Việc Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình buộc phải cắt giảm sản lượng 
điện do mực nước hồ xuống dưới mực nước chết khiến nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực 
phía Bắc phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất công nghiệp và 
đời sống dân cư. Lấy ví dụ đó để hiểu được vai trò to lớn của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình 
đối với nền kinh tế quốc dân, từ đó trân trọng hơn công sức và những đóng góp thầm lặng 
của tập thể cán bộ, công nhân viên nhà máy.” (Nguồn: 
aspx?BT=14424)
2 Theo Bộ Công Thương, hiện có 1.237 dự án thủy điện trong đó có 899 đập thủy điện 
quy mô lớn. Hiện có 260 dự án đã vận hành, 211 nhà máy đang xây dựng để vận hành trước 
năm 2017, số còn lại đã được đăng ký và cấp phép. Thêm vào đó, có 452 nhà máy thủy điện 
quy mô nhỏ đang vận hành hoặc đang xây dựng trên cả nước. Xây dựng các đập thủy điện 
đã di dời 44.557 hộ dân với khoảng 200.000 người dân và lấy mất 133.930 hecta đất (Pham 
Huu Ty và các tác giả 2013)
77
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
Ở một góc độ tổng quan hơn, phát triển thủy điện ở Việt Nam đã có sự 
chuyển đổi từ diễn ngôn (discourse) khai thác phục vụ dân sinh: xây dựng thủy 
điện là để chống lũ, đảm bảo nguồn nước sản xuất, đảm bảo an ninh năng lượng 
sang diễn ngôn tự nhiên xã hội (socionature). Quan điểm tự nhiên xã hội cho 
rằng: “tự nhiên được xác định, phân định và thậm chí được tái xây dựng về mặt 
hình thể bởi các xã hội khác nhau, thường là để phục vụ các lợi ích xã hội cụ 
thể, thường là chiếm ưu thế. Nói cách khác, xã hội và tự nhiên được xem là bện 
vào nhau theo những cách thức mà sự tách biệt giữa chúng - hoặc trong tư duy 
hoặc trong thực tiễn - đều là không thể” (Castree, 2001). Theo đó, không có tự 
nhiên nào là tách biệt, bên ngoài con người và rằng các thực thể tự nhiên, như 
sông ngòi, được xem như là vật thể khô khan, mà chính những thực thể tự nhiên 
cũng là chủ thể (agency) (Baghel và Nusser, 2010). Tính chủ thể của tự nhiên 
có nhiều hàm ý quan trọng khi kết nối và đòi hỏi phát triển thủy điện cần đặt 
trong tổng thể hệ sinh thái và phát triển bền vững. Tái định cư do thủy điện với 
yêu cầu quy hoạch và tổ chức cuộc sống cho cộng đồng bị di dời, thường thuộc 
nhóm thiệt thòi3, theo hướng phát triển bền vững - không chỉ là yêu cầu của 
nhiều hệ lụy đã được xác nhận từ thực tiễn4, mà còn thể hiện việc giải quyết tốt 
mối quan hệ tự nhiên và xã hội, và đảm bảo nghĩa vụ và lợi ích của các bên liên 
quan. Nói cách khác, các dự án phát triển thủy điện trước hết cần phải là những 
dự án phát triển, coi trọng tính chủ thể và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các 
cộng đồng bị ảnh hưởng của thủy điện (Nguyễn Quý Hạnh và các tác giả, 2015). 
Phát triển quan điểm đó, chương này lập luận rằng công tác tái định cư do 
thủy điện không thể giản đơn hóa vào quá trình đền bù và xây dựng khu tái định 
cư, mà cần phải bao gồm phần chìm của tảng băng, đó là các vấn đề về sinh kế 
bền vững, văn hóa, xã hội, chủ thể của phát triển trong chuỗi quan hệ tự nhiên - 
xã hội. Sau phần thảo luận về các thay đổi liên quan đến chính sách tái định cư, 
chương này sẽ tập trung phân tích, sử dụng nhiều nghiên cứu trường hợp, các 
vấn đề về tái định cư theo hướng mở rộng vấn đề từ đền bù đến văn hóa, xã hội, 
môi trường và sự tham gia của người dân. Bài viết kết thúc bằng việc đưa ra một 
mô hình toàn diện về tái định cư, nhấn mạnh chỉ khi phần chìm của tảng băng 
được chú trọng, phát triển thủy điện mới thực sự bền vững.
3 Theo thống kê của Bộ Công Thương, 90% số người bị ảnh hưởng bởi thủy điện ở 
Việt Nam là đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng núi (Pham Huu Ty và các tác giả 2013).
4 Tài Diễn đàn nhân dân về Thủy điện Miền Trung, Tây Nguyên - Quan tâm của người 
dân và trách nhiệm của các bên liên quan do Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Trung tâm 
Nghiên cứu và Phát triển xã hội tại Huế ngày 28/10/2014, một thông điệp quan trọng được 
đưa ra là: Chừng nào các tác động tiêu cực của các dự án thủy điện hiện nay chưa được giải 
quyết thì không nên phê duyệt và thực hiện thêm dự án thủy điện mới ở Việt Nam.
78
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
5 Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có hai loại quy hoạch: (1) Dự án thủy lợi, 
thủy điện thực hiện di dân, tái định cư từ 02 huyện trở lên hoặc có quy mô số hộ tái định cư 
từ 300 hộ trở lên (gồm cả nơi đi và nơi đến) phải lập quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư 
và quy hoạch chi tiết khu, điểm tái định cư; (2) Dự án thủy lợi, thủy điện thực hiện di dân, 
tái định cư tại 01 huyện hoặc có quy mô số hộ tái định cư dưới 300 hộ chỉ lập quy hoạch chi 
tiết khu, điểm tái định cư.
5.2 CHÍNH SÁCH VỀ TÁI ĐỊNH CƯ: NHỮNG THAY ĐỔI
Ở Việt Nam theo Hiến pháp 1980, 1992, 2013, đất đai là tài sản công thuộc 
sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Về 
thu hồi đất, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, 
cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích 
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. 
Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định 
của pháp luật” (Điều 54).
Trước năm 1993, tất cả các giao dịch đất đai đều được thực hiện theo quyết 
định của Nhà nước, đất không có giá trị, thị trường đất đai chưa được công nhận. 
Trong giai đoạn này, tái định cư được thực hiện đơn giản là quá trình đưa người 
dân từ vùng dự án đến nơi định cư mới, có đền bù những mất mát cho người dân 
nhưng không quan tâm đến người dân tái định cư phục hồi sinh kế và tái xây 
dựng cuộc sống - kết quả là người dân tái định cư bị rơi vào nghèo đói sau khi di 
dời (Bui Thi Minh Hang and Schreinemachers, 2011). Từ năm 1993 trở đi khi hệ 
thống đất đai theo định hướng thị trường được thực thi, nhiều luật và nghị định 
mới được ban hành quy định cụ thể hơn về khung bồi chính sách bồi thường, hỗ 
trợ và tái định cư. UBND cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền UBND cấp huyện 
quyết định và tổ chức thực hiện lập khu tái định cư tập trung hoặc phân tán cho 
phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Điều kiện bắt buộc phải có của 
khu tái định cư là “Khu tái định cư phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, tiêu 
chuẩn và quy chuẩn xây dựng ở đô thị hoặc nông thôn. Trước khi bố trí đất ở 
cho các hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng 
thích hợp, phù hợp với thực tế quy hoạch về đất ở, đất xây dựng của địa phương.” 
(Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998). Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 
03/12/2004 quy định thêm: “Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, 
khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện 
cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” và “Tạo điều kiện cho các hộ vào 
khu tái định cư được xem cụ thể khu tái định cư và thảo luận công khai về dự 
kiến bố trí”. Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 
được nêu chi tiết tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014. 
Quyết định 34/2010/QĐ-TTg ngày 8/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ đã 
có những quy định riêng về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án thủy 
lợi và thủy điện. Quyết định 64/2014/QĐ-TTg ngày 18/11/2014, có hiệu lực 
79
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
từ ngày 15/1/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đặc thù về bồi 
thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện và có yêu cầu cụ thể 
đối với quy hoạch tái định cư5, không chỉ gắn với các vấn đề phát triển kinh tế 
- xã hội, xây dựng nông thôn mới, mà nhấn mạnh đến phù hợp với phong tục, 
tập quán của từng dân tộc và đảm bảo bền vững về môi trường sinh thái. Ngoài 
ra, công tác hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ sản xuất đối với cộng đồng bị ảnh 
hưởng, bao gồm hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, 
hỗ trợ bảo vệ, phát triển rừng và sản xuất nông, lâm kết hợp, đào tạo chuyển 
đổi nghề nghiệp và việc làm, đã được định rõ. Sắp xếp lại dân cư tái định cư (tái 
định cư lần hai) cũng được yêu cầu và hướng dẫn đối với những điểm tái định cư 
không có điều kiện ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho người dân sau tái 
định cư và bị ảnh hưởng do thiên tai. 
Như vậy, chính sách về tái định cư do thủy điện của Việt Nam đã có nhiều 
thay đổi, phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, ví dụ những nguyên tắc hướng 
dẫn của Ngân hàng Thế giới6 hay 5 nguyên tắc trọng yếu khi ra quyết định xây 
dựng đập lớn do Ủy hội đập lớn thế giới đề xuất bao gồm: công bằng, hữu hiệu, 
ra quyết định có sự tham gia, bền vững và trách nhiệm giải trình. Tuy vậy, từ 
chính sách đến lập kế hoạch, đến thực thi luôn đòi hỏi nỗ lực lớn. Dù công tác 
tái định cư do thủy điện và lập kế hoạch tái định cư đã được phân cấp cho địa 
phương, những người hiểu về điều kiện và nhu cầu của địa phương nhiều nhất, 
vai trò kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, giám sát của các cơ quan chức năng cấp trung 
ương và cấp tỉnh cần phát huy, và quan trọng hơn chính sách mới không chỉ đáp 
ứng đơn thuần các nhu cầu thiết yếu của người dân, mà cần dựa trên cách tiếp 
cận trao quyền cho người dân (Đặng Nguyên Anh, 2007; Nguyễn Thị Minh 
Phượng, 2014). Hirsch (2010) lập luận rằng khi mà quyền của những người bị 
ảnh hưởng bởi dự án thủy điện vẫn ở rất xa so với điểm khởi đầu của lập quy 
hoạch dự án thì sinh kế và cuộc sống của họ do nhóm các chuyên gia thủy điện, 
tái định cư và nông học v.v... lên kế hoạch cho, thay vì người dân có thể quyết 
định tương lai của chính họ. Dao Nga (2010) cho rằng trong trường hợp các lợi 
ích và mục tiêu phát triển không đồng nhất, các chủ đầu tư và doanh nghiệp lớn, 
thông qua các thể chế nhà nước và thị trường có thể hợp thức hóa và hàng hóa 
hóa các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đẩy người dân ra khỏi đất, rừng, nguồn 
nước của họ và làm cho các mục tiêu của tái định cư khó có thể đạt được. Một 
số hạn chế trong cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc ở Việt Nam cũng cần được 
6 Nguyên tắc hướng dẫn cơ bản của Chính sách hoạt động OP 4.12 của Ngân hàng 
Thế giới là: (a) Tái định cư bắt buộc cần được tránh ở mọi nơi có thể tránh được, hoặc được 
giảm đến mức tối thiểu, bằng cách đưa ra mọi phương án có thể lựa chọn trong quá trình 
thiết kế kỹ thuật; (b) Ở những nơi mà tái định cư bắt buộc là không tránh khỏi, hoạt động 
tái định cư cần được nhận thức và thực thi như những chương trình phát triển bền vững, cần 
cung cấp đủ nguồn đầu tư.
80
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
lưu ý như: các cơ quan hành chính thường thiếu khách quan do tâm lý muốn ưu 
tiên phát triển kinh tế nên hay thiên vị về quyền lợi của nhà đầu tư, hay cơ chế 
xin cho của nền kinh tế bao cấp vẫn tồn tại, từ đó dễ phát sinh tham nhũng, cán 
bộ quản lý dễ đưa quyền lợi của bản thân vào và giải quyết không thỏa đáng 
phân chia lợi ích của các bên tham gia (Ngân hàng Thế giới, 2011).
5.3 ĐỀN BÙ VÀ XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ: PHẦN NỔI 
CỦA TẢNG BĂNG
Hầu hết các chính sách và thực hành liên quan đến tái định cư các dự án 
thủy điện ở Việt Nam đặt trọng tâm vào công tác bồi thường, hỗ trợ và xây dựng 
khu tái định cư. Tuy nhiên để triển khai tốt các “phần cứng” này của dự án đòi 
hỏi phải kết hợp với nhiều hợp phần mềm không thể tách biệt. Dù sao đi nữa, 
đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng về tái định cư do thủy điện.
5.3.1 Đền bù
Công tác đền bù được phân cấp cho địa phương thực hiện, dù được điều 
chỉnh bởi khung chính sách chung ngày càng cập nhật và hoàn thiện, nhưng 
được thực hiện với phương thức và hiệu quả khác nhau ở các địa phương khác 
nhau. Mặc khác, việc áp dụng các chính sách được sửa đổi và bổ sung với các 
định mức và quy định khác nhau khi thực hiện đền bù trong thời điểm cùng một 
dự án càng làm việc đền bù trở nên khó giải quyết một cách thuận lợi. Thêm 
nữa, việc đền bù cũng được định dạng rất lớn bởi nhà tài trợ và người thi công 
các công trình khai thác tài nguyên nước. Trong trường hợp các nguyên tắc và 
định mức quốc tế được thi hành, thông thường, cộng đồng địa phương sẽ được 
hưởng lợi nhiều hơn so với các dự án chỉ giao cho địa phương thực hiện khai thác 
(Asian Development Bank, 2014).
Một đặc điểm liên quan đến đền bù trong các dự án thủy điện, khác với các 
dự án di dân ở khu vực đô thị, là không phải mức đền bù là nguyên nhân gây 
ra các mâu thuẫn hoặc không ủng hộ dự án từ người dân địa phương. Các cộng 
đồng địa phương được thông tin và hiểu rõ vai trò của thủy điện đối với quá 
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cũng như vai trò của chính 
quyền trong định giá đền bù. Các bất cập trong đền bù liên quan đến dự án thủy 
điện thường liên quan đến việc thực hiện chính sách không đồng bộ và xuyên 
suốt. Ví dụ, có trường hợp, nhiều hộ đồng ý tái định cư không chậm trễ với định 
mức bồi thường đưa ra, trong khi đó những hộ dân trì hoãn, hoặc không chấp 
nhận mức bồi thường cũ hoặc do biết thông tin về mức bồi thường mới7, sau này 
7 Thông thường những hộ này là hoặc liên quan đến lãnh đạo địa phương/cộng đồng 
nên có nhiều thông tin về dự án thủy điện hơn so với các hộ dân thông thường khác. Nghịch 
lý là ở việc, các hộ lãnh đạo này đóng vai trò tích cực trong công tác vận động người dân 
chấp nhận các phương thức bồi thường ...  điện dẫn theo nhiều hệ luỵ liên quan đến 
quy luật thay đổi nguồn nước, tính đa dạng sinh học, vòng tuần hoàn vật 
chất, hiện tượng bồi - xói, nguồn lợi thủy sản và điều kiện vi khí hậu khu 
vực và phần nào góp phần làm giảm khả năng hấp thu khí CO
2
 và gia tăng 
phát thải khí CH
4
 vào bầu khí quyển. Nhiệm vụ và trách nhiệm trồng bù đủ 
diện tích rừng như các cam kết trong các báo cáo ĐTM thường không được 
tuân thủ và giám sát nghiêm túc trong thời gian qua.
● Phát triển thủy điện liên quan không tránh khỏi việc thu lấy đất sinh sống 
và canh tác của cư dân địa phương và buộc phải có kế hoạch đền bù, di dân, 
tái định cư, khắc phục các mâu thuẫn phát sinh và khôi phục sinh kế ở nơi 
ở mới. Có nhiều ví dụ thực tế cho thấy chính sách và quy định tái định cư 
thủy điện thường không đồng bộ, thiếu công bằng, thiếu thực tế và bất cập. 
Các cam kết “nơi ở mới phải bằng và tốt hơn nơi ở cũ” ít nhiều mang tính 
chủ quan của chủ đầu tư và một số cán bộ chính quyền sở tại.
● Việt Nam có nhiều con sông chảy liên quốc gia. Việc sử dụng nước sông 
từ đầu nguồn sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các vùng đất ở hạ nguồn. Tác động 
xuyên biên giới của các dự án thủy điện như trường hợp sông Mekong đến 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cảnh báo tác động liên quan 
đến sự thay đổi đặc điểm thủy văn dòng chảy, phân bố phù sa, khả năng 
gia tăng xâm nhập mặn, tác động đến nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng 
sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước và những vấn đề xã hội khác. Cần 
thiết phải có những đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn, đặt trong những bối 
cảnh khác như biến đổi khí hậu và nước biển dâng để chính phủ các nước 
trong lưu vực cân đối những chiến lược sử dụng giữa nguồn nước xuyên 
biên giới, thoả nhu cầu năng lượng nhưng vẫn duy trì bảo vệ môi trường 
và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
144
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
● Các ý kiến quan ngại về môi trường và xã hội của các nhà khoa học và các 
tổ chức xã hội dân sự cũng như các bên liên quan khác trong các dự án thủy 
điện cần phải được lưu ý và cân nhắc nhiều hơn nữa. Thắng lợi của quá trình 
vận động huỷ bỏ dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là một trường hợp điển 
hình. Vấn đề là cần phải giảm thiểu tối đa những tác động của thủy điện lên 
môi trường và xã hội, đồng thời cũng cần đánh giá đủ và đúng những tổn thất 
môi trường và xã hội như là một phần của giá thành sản xuất. Việc áp dụng 
chính sách chi trả dịch vụ rừng bước đầu thí điểm đã chứng tỏ một số hiệu 
quả về kinh tế, môi trường và xã hội, tạo ngân sách và việc làm cho người dân 
vùng ảnh hưởng. Tuy nhiên việc áp dụng này cần mang tính công bằng hơn 
cho nhóm người được chi trả, số tiền được chi trả và thủ tục chi trả. 
9.3 KHUYẾN CÁO
● Phát triển thủy điện nhỏ không gây hại nhiều tới môi trường và xã hội 
có thể là những hoạt động bổ sung nguồn năng lượng địa phương và một 
phần cho lưới điện quốc gia trong những năm tới. Đầu tư thủy điện nhỏ 
thường không yêu cầu vốn lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh. Nhìn 
chung, thủ tục xin phép không quá khó khăn, kỹ thuật thiết kế và công 
tác thi công cũng tương đối đơn giản. Hiện nay có trên 1.000 địa điểm, 
chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có tiềm 
năng phát triển thủy điện nhỏ, với tổng công suất lắp máy trên 7.000 MW 
(Nguyễn Đức Cường, 2012; Nguyễn Thị Thu Hường, 2014). Đặc biệt 
với các vùng cao và trung du, nếu làm nhà máy thủy điện theo kiểu thủy 
điện không hồ chứa hoặc theo nguyên lý “run-of-the-river” thì ảnh hưởng 
đến sự thay đổi dòng chảy không lớn, diện tích rừng bị ảnh hưởng là nhỏ. 
Ngoài ra, trên thế giới có nhiều phát minh sáng kiến làm các trạm thủy 
điện không đập nước, thủy điện thủy triều các tiến bộ khoa học có thể áp 
dụng ở nước ta.
● Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái 
tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển, năng 
lượng sinh học, năng lượng từ chất thải rắn,... Việt Nam có trên 3.000 km 
đường bờ biển và nhiều núi cao, hải đảo có nguồn gió đủ mạnh để tạo 
ra các trạm phong điện. Ở độ cao trên mực nước biển khoảng 80 m, tốc 
độ gió trung bình ở vùng biển nước ta vào khoảng 6,5 - 7,0 m/s tạo nên 
một tiềm năng cung cấp điện năng gần 2.100.000 MW (MOIT, True Wind 
Solutions (USA) and World Bank, 2010). Nằm trong khu vực nhiệt đới, 
Việt Nam nhận một nguồn năng lượng mặt trời khá dồi dào, đặc biệt là khu 
vực miền Trung và miền Nam với tổng số giờ nắng trong năm dao động 
trong khoảng 1.400 - 3.000 giờ, cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 
4-5 kWh/m2/ngày (Nguyễn Thế Chinh, 2014). Quyết định số 1208/QĐ ngày 
145
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
21/7/2011 phê duyệt quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có 
xét đến 2030 (gọi tắt là Tổng sơ đồ phát triển điện VII), theo đó đến năm 
2020, điện gió phát triển đạt 1.000 MW, sinh khối đạt 500 MW. Đến năm 
2030, phát triển và đưa vào sử dụng lượng công suất từ gió đạt 6.200 MW, 
sinh khối là 2.000 MW. Ngày 25/11/2015 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 
“Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm 
nhìn đến năm 2050” nhằm mục tiêu tăng nguồn năng lượng tái tạo khoảng 
101 tỷ kWh năm 2020, 186 kWh năm 2030 và 452 kWh năm 2050. Đây là 
định hướng quan trọng thúc đẩy các nhà quy hoạch, nhà khoa học và đầu 
tư năng lượng xác định hướng phát triển điện nhằm giảm sự phụ thuộc vào 
nguồn thủy điện. 
● Song song với các lưu ý phát triển thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo cho 
Việt Nam, việc thúc đẩy các khuyến khích và vận động tiết kiệm năng 
lượng cần được xác định như một chính sách cộng đồng và xã hội. Tiết 
kiệm năng lượng bao gồm hợp lý hoá sản xuất, giảm thiểu tiêu thụ và tổn 
thất điện năng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chiếu sáng, chuyển hoá 
năng lượng và kiểm soát tiêu thụ điện. Tiết kiệm được 1 kW điện năng sẽ 
có ý nghĩa nhiều hơn việc tạo ra 1 kW điện năng. Tiết kiệm năng lượng còn 
đóng vai trò như một giải pháp giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, hạn chế 
những tác động của biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu. 
● Tiếp tục rà soát và củng cố các chính sách liên quan đến phát triển thủy điện 
và năng lượng tái tạo bao gồm giảm quy mô phát triển thủy điện vừa và lớn 
có nhiều bất hợp lý và rủi ro cho môi trường và xã hội. Nhà nước cần chú ý 
hơn nữa những khuyến cáo của các nhà khoa học và các phản biện của các 
tổ chức xã hội dân sự. Nghiên cứu lại chính sách mua điện, phân phối và 
bán điện theo từng đối tượng và vùng miền. Giảm thuế cho vay ưu đãi và 
ưu tiên đầu tư, mua điện cho các dự án phát triển năng lượng tái tạo. 
146
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 9
1. IEA (2013). Vietnam Electricity and Heat for 2013. Có thể truy cập từ 
iea.org/statisticác tác giả/statisticác tác giảsearch/report/?country=Vietnam&produ
ct=electricityandheat 
2. MOIT, True Wind Solutions and World Bank (2010). Wind Resource Atlas of 
Vietnam. https://www.esmap.org/sites/esmap.org/files/MOIT_Vietnam_Wind_
Atlas_Report_18Mar2011.pdf 
3. Nguyễn Đức Cường (2012). Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường 
năng lượng tái tạo của Việt Nam. Viện Năng lượng. 
4. Nguyễn Thế Chinh (2014). Nguồn tài nguyên năng lượng Việt Nam và khả năng đáp 
ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.
5. Hoàng Thị Thu Hường (2014). Thực trạng năng lượng tái tạo Việt Nam và hướng 
phát triển bền vững, Năng lượng Việt Nam. 
6. WorldBank (2014). Electricity production from hydroelectric sources (% of total). 
Có thể truy cập từ  
7. World Energy Council (2013). World Energy Resources: 2013 Survey. Regency 
House 1-4 Warwick Street, London W1B 5LT, ISBN: 978-0-946121-29-8. Có 
thể truy cập từ https://www.worldenergy.org/publications/2013/world-energy-
resources-2013-survey/ 
8. Worldwatch Institute (2012). Use and Capacity of Global Hydropower Increases. 
Có thể truy cập từ  
147
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
ĐÀO THỊ VIỆT NGA
ĐỖ VĂN TỨ
LÂM THỊ THU SỬU
TS. Đào Thị Việt Nga là Giám đốc Trung tâm Bảo tồn 
và Phát triển Tài nguyên nước (WARECOD) và là giảng 
viên của Chương trình Nghiên cứu Phát triển, Khoa Khoa 
học xã hội, Đại học York, Toronto, Canada. TS. Nga đồng 
thời là Trưởng Ban Điều hành của Mạng lưới Sông ngòi 
Việt Nam (VRN). Bà tham gia viết sách và có nhiều các 
bài viết được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín như 
Journal of Peasant Studies, Journal of Agrarian Changes, 
Water Alternatives, và các tạp chí khác.
TS. Đỗ Văn Tứ công tác tại Phòng Sinh thái môi trường 
nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm 
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với chuyên môn về 
phân loại thủy sinh vật, sinh thái học thủy vực (suối, sông, 
hồ, cửa sông ven biển), ông Tứ đã tham gia xây dựng bộ 
quan trắc đa dạng sinh học Việt Nam và hệ thống cơ sở dữ 
liệu quốc gia về đa dạng sinh học ở Việt Nam, tham gia 
xây dựng bộ sách động vật chí, thực vật chí Việt Nam; Tu 
chỉnh sách Đỏ Việt Nam (phần động vật). Là tác giả chính 
và đồng tác giả của 35 bài báo khoa học, trong đó có 9 bài 
thuộc danh lục SCI và SCI-E. 
ThS. Lâm Thị Thu Sửu hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên 
cứu Phát triển xã hội (CSRD), đồng thời cũng tham gia 
nghiên cứu về biến đổi khí hậu, thủy điện và tài nguyên 
nước. Được đào tạo về khoa học xã hội, bà Sửu rất đam mê 
nghiên cứu và hoạt động để tìm kiếm sự công bằng cho môi 
trường và xã hội. Bà đã và đang thực hiện nhiều dự án lớn 
nhỏ liên quan đến quản lý rủi ro cấp cộng đồng và thích 
ứng địa phương, bình đẳng giới trong quản trị tài nguyên 
nước, đánh giá tác động môi trường, xã hội của các công 
trình thủy điện của Việt Nam và lưu vực Mekong. Các công 
trình xuất bản của bà Sửu tập trung về quản lý rủi ro, sức 
chống chịu, giới và thủy điện. Bà là một trong hai người 
Việt Nam được học bổng danh giá từ Chương trình Lưu trú 
khoa học tại Bellagio Italy của Quỹ Rockerfeller sau 50 
năm hoạt động của Chương trình này. Bà Sửu từng làm học 
giả Fullbright tại Trung tâm East West, Haiwaii. 
GIỚI THIỆU VỀ CÁC TÁC GIẢ
148
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
LÊ ANH TUẤN
LÊ HÙNG ANH
LÊ VĂN HÙNG
PGS.TS. Lê Anh Tuấn là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu 
Biến đổi khí hậu - Đại học Cần Thơ (Viện DRAGON - Mekong) 
và Giảng viên chính của Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên 
nhiên, Đại học Cần Thơ về các lĩnh vực tài nguyên nước, môi 
trường và biến đổi khí hậu. Ông Tuấn còn là Điều phối viên 
Mạng lưới bảo vệ môi trường và Ứng phó với biến đổi khí 
hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MekongNet) và là thành 
viên trong Ban Cố vấn cho Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam 
(VRN). Ông có rất nhiều các công trình nghiên cứu và các bài 
viết đăng tại các tạp chí trong và ngoài nước.
TS. Lê Hùng Anh là Trưởng phòng Phòng Sinh thái Môi 
trường nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn 
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Với chuyên môn về 
phân loại thủy sinh vật, sinh thái học thủy vực (suối, sông, hồ, 
cửa sông ven biển), ông Lê Hùng Anh đã tham gia xây dựng 
bộ quan trắc đa dạng sinh học Việt Nam, bộ sách động vật chí, 
thực vật chí Việt Nam; Tu chỉnh sách Đỏ Việt Nam (phần động 
vật), đồng thời là tác giả sách chuyên khảo: Động vật giáp 
xác chân khác đáy biển Việt Nam (NXB Khoa học tự nhiên 
và Công nghệ, 2013). Ông đã đăng nhiều bài báo trên Tạp chí 
Sinh học và các tuyển tập hội nghị khoa học về Sinh thái và 
Tài nguyên sinh vật (2007-2015) và Tạp chí Tài nguyên và 
Môi trường (2015). 
ThS. Lê Văn Hùng có 15 năm kinh nghiệm làm việc tại Viện 
Kinh tế Việt Nam, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt 
Nam. Ông Hùng có nhiều kinh nghiệm tổ chức, thiết kế, chọn 
mẫu, điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá, viết báo cáo cuối 
cùng các đề tài và dự án thuộc các lĩnh vực chuyên ngành kinh 
tế phát triển, đặc biệt các chủ đề về lao động, phát triển vùng, 
phân tích thể chế chính sách phát triển. Sử dụng thành thạo các 
phương pháp như PRA, PPA, phỏng vấn sâu; mô hình kinh tế 
lượng để phân tích/đánh giá tác động của các chính sách, dự án.
149
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
NGUYỄN QUÝ HẠNH
LÊ TRẦN CHẤN
NGUYỄN THỊ HẢI
TS. Nguyễn Quý Hạnh hiện là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư 
ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tỉnh Thừa Thiên 
Huế (HueFO). Ông Hạnh cũng đang đảm nhiệm vai trò Phó 
Trưởng nhóm Nhóm tư vấn đánh giá tác động môi trường và 
xã hội. Ông có bằng Tiến sĩ Nghiên cứu phát triển của Đại học 
Bonn (Đức), và bằng Thạc sĩ Thực hành Phát triển của Đại học 
Queensland (Úc). Ông có gần 15 năm kinh nghiệm hoạt động 
trong lĩnh vực phát triển cộng đồng ở các tỉnh miền Trung và 
miền Nam Việt Nam. 
TS. Lê Trần Chấn có 35 năm công tác tại Viện Địa lý, 
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hiện nay 
ông Chấn làm việc tại Trung tâm Đa dạng và An toàn Sinh 
học. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông là đánh giá tác động 
môi trường, và đa dạng sinh học. Ông có nhiều bài báo trên 
các Tạp chí Sinh học, Kinh tế Sinh thái, Lâm nghiệp, Môi 
trường và Proceeding các hội thảo ở Côn Minh, Chiang Mai, 
Chiang Rai, Phú Kẹt, và là đồng tác giả của 6 quyển sách về 
tài nguyên rừng, hệ thực vật và bảo tồn các loài gen quý hiếm.
Nguyễn Thị Hải là nhà nghiên cứu về lâm nghiệp hiện đang 
công tác tại Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Cô có bằng Thạc sỹ 
Lâm nghiệp và bằng đại học về Quản lý và Phát triển môi 
trường từ Trường Đại học Quốc gia Úc. Lĩnh vực nghiên cứu 
của cô tập trung về chi trả dịch vụ môi trường và biến đổi khí 
hậu. Cô có 10 năm kinh nghiệm nghiên cứu về định giá giá trị 
dịch vụ môi trường rừng và xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ 
môi trường rừng ở Việt Nam. 
150
PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM: THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
TRẦN THỊ THUÝ VÂN
Trần Thị Thuý Vân hiện đang công tác tại Phòng Địa lý 
Sinh vật, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công 
nghệ Việt Nam. Lĩnh vực chuyên môn chính của bà Vân là 
thành lập bản đồ thảm thực vật, hệ sinh thái, đa dạng sinh 
học, và đánh giá tác động môi trường. Bà Vân có các bài 
báo đăng trên tạp chí và hội nghị quốc gia và là đồng tác giả 
một số công trình nghiên cứu về hệ thực vật và bảo tồn, phát 
triển nguồn gen quý hiếm ở Việt Nam.
PHÁT TRIỂN 
THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM:
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 
CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 
In 300 bản, khổ 17 x 24 cm, tại Công ty cổ phần Văn hóa Kinh Bắc
Địa chỉ: 16 Trung Liệt - Đống Đa - Hà Nội
Số ĐKXB: 2330-2016/CXBIPH/3-87/KHKT.
Số QĐXB: 100/QĐ-NXBKHKT, ngày 26/7/2016.
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2016 
Mã ISBN: 978-604-67-0766-0
PHẠM NGỌC KHÔI
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
Chịu trách nhiệm xuất bản
Biên tập và sửa bản in: LÊ THỊ HỒNG THỦY
Họa sỹ bìa: ĐỖ XUÂN TÙNG
70 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: P. KH-TH: 04 3942 3172; TT. Phát hành: 04 3822 0686;
Ban Biên tập: 04 3942 1132 - 04 3942 3171
Fax: 04 3822 0658 - Website:  
Email: nxbkhkt@hn.vnn.vn 
28 Đồng Khởi - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08 3822 5062
View publication stats

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_thuy_dien_o_viet_nam_thach_thuc_va_giai_phap_phan.pdf