Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 1)

Sự kiện thứ nhất: Cách đây vài ba năm, hàng tuần, Đài Truyền hình Việt Nam

phát một chương trình với cái tên rất “hot”: “Làm giàu không khó”. Một cái “tít”

mang tính cổ động cao, truyền cảm hứng mạnh. Và có phần nào đó nhạo báng

(những cá nhân, và cả những dân tộc mãi chưa thoát được nghèo). Khoảng một

năm nay, không hiểu vì lý do gì, chương trình đó không thấy được phát sóng nữa.

Thật đáng tiếc. Khán giả mất một chương trình hiếm có trên đời (có lẽ chỉ có ở Việt

Nam) dạy cách làm giàu mà không phải tốn công, tốn sức, đặc biệt là ít phải động

não (vì các mẹo làm giàu đã có sẵn, cứ thế mà dùng).

Sự kiện thứ hai: Nền kinh tế thế giới hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng trầm

trọng “trăm năm có một”, như nhiều nhà kinh tế hạng nhất, cỡ như Alan

Greensphan, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay GS. Paul Krugman, nhà

kinh tế vừa đoạt giải Noben, người được mệnh danh là “nhà cảnh báo khủng hoảng

của thế giới” xếp hạng.

Sau khi chịu tổn thất nhiều ngàn tỷ USD, cả thế giới đang phải hè nhau hợp sức,

góp hàng mấy chục ngàn tỷ USD để “cứu nạn”. Nhưng kết quả cho đến bây giờ vẫn

còn khá mờ mịt. Đến mức hình dạng chu kỳ khủng hoảng, người thì dự đoán dạng

chữ V (nghĩa là một khi kinh tế thế giới xuống đến đáy thì sẽ vọt lên ngay), người

thì dự đoán dạng chữ U (kinh tế thế giới sẽ nằm bẹp ở đáy một thời gian rồi mới

ngóc lên được); còn không ít kẻ “bi quan” thì dự đoán dạng chữ L (sẽ nằm bẹp rất

lâu).

Khi đặt hai sự kiện đó gần nhau, bật lên chủ đề cuốn sách mà các bạn đang cầm

trên tay – cuốn Truy tìm căn nguyên tăng trưởng: Làm giàu thật sự dễ hay khó?

Tại sao nhân loại ngàn đời loay hoay với bài toán tăng trưởng kinh tế mà cho đến

nay, trong số hơn 200 quốc gia trên trái đất, chỉ có chừng hơn ba chục quốc gia, với

chừng ¼ dân số thế giới được coi là đã trở thành giàu? Căn nguyên là ở đâu?

pdf 111 trang yennguyen 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 1)

Truy tìm căn nguyên tăng trưởng (Phần 1)
Ebook	miễn	phí	tại	:	www.Sachvui.Com
Sự	kiện	thứ	nhất:	Cách	đây	vài	ba	năm,	hàng	tuần,	Đài	Truyền	hình	Việt	Nam
phát	một	chương	trình	với	cái	tên	rất	“hot”:	“Làm	giàu	không	khó”.	Một	cái	“tít”
mang	tính	cổ	động	cao,	truyền	cảm	hứng	mạnh.	Và	có	phần	nào	đó	nhạo	báng
(những	cá	nhân,	và	cả	những	dân	tộc	mãi	chưa	thoát	được	nghèo).	Khoảng	một
năm	nay,	không	hiểu	vì	lý	do	gì,	chương	trình	đó	không	thấy	được	phát	sóng	nữa.
Thật	đáng	tiếc.	Khán	giả	mất	một	chương	trình	hiếm	có	trên	đời	(có	lẽ	chỉ	có	ở	Việt
Nam)	dạy	cách	làm	giàu	mà	không	phải	tốn	công,	tốn	sức,	đặc	biệt	là	ít	phải	động
não	(vì	các	mẹo	làm	giàu	đã	có	sẵn,	cứ	thế	mà	dùng).
Sự	kiện	thứ	hai:	Nền	kinh	tế	thế	giới	hiện	đang	lâm	vào	cuộc	khủng	hoảng	trầm
trọng	“trăm	năm	có	một”,	như	nhiều	nhà	kinh	tế	hạng	nhất,	cỡ	như	Alan
Greensphan,	cựu	Chủ	tịch	Cục	Dự	trữ	Liên	bang	Mỹ	hay	GS.	Paul	Krugman,	nhà
kinh	tế	vừa	đoạt	giải	Noben,	người	được	mệnh	danh	là	“nhà	cảnh	báo	khủng	hoảng
của	thế	giới”	xếp	hạng.
Sau	khi	chịu	tổn	thất	nhiều	ngàn	tỷ	USD,	cả	thế	giới	đang	phải	hè	nhau	hợp	sức,
góp	hàng	mấy	chục	ngàn	tỷ	USD	để	“cứu	nạn”.	Nhưng	kết	quả	cho	đến	bây	giờ	vẫn
còn	khá	mờ	mịt.	Đến	mức	hình	dạng	chu	kỳ	khủng	hoảng,	người	thì	dự	đoán	dạng
chữ	V	(nghĩa	là	một	khi	kinh	tế	thế	giới	xuống	đến	đáy	thì	sẽ	vọt	lên	ngay),	người
thì	dự	đoán	dạng	chữ	U	(kinh	tế	thế	giới	sẽ	nằm	bẹp	ở	đáy	một	thời	gian	rồi	mới
ngóc	lên	được);	còn	không	ít	kẻ	“bi	quan”	thì	dự	đoán	dạng	chữ	L	(sẽ	nằm	bẹp	rất
lâu).
Khi	đặt	hai	sự	kiện	đó	gần	nhau,	bật	lên	chủ	đề	cuốn	sách	mà	các	bạn	đang	cầm
trên	tay	–	cuốn	Truy	tìm	căn	nguyên	tăng	trưởng:	Làm	giàu	thật	sự	dễ	hay	khó?
Tại	sao	nhân	loại	ngàn	đời	loay	hoay	với	bài	toán	tăng	trưởng	kinh	tế	mà	cho	đến
nay,	trong	số	hơn	200	quốc	gia	trên	trái	đất,	chỉ	có	chừng	hơn	ba	chục	quốc	gia,	với
chừng	¼	dân	số	thế	giới	được	coi	là	đã	trở	thành	giàu?	Căn	nguyên	là	ở	đâu?
Tinh	thần	của	cuốn	sách	là	rõ	ràng:	tăng	trưởng	là	một	bài	toán	khó,	thậm	chí
rất	khó.	Giải	nó,	trật	dễ	hơn	trúng.
Tinh	thần	là	vậy,	song	thông	điệp	của	cuốn	sách	lại	không	bi	quan:	tăng	trưởng
“đàng	hoàng”,	nghĩa	là	tăng	trưởng	không	trồi	sụt,	không	“chộp	giật”,	tăng	trưởng
đủ	lâu	bền,	là	thứ	mà	mỗi	nước	đều	có	thể	đạt	được,	miễn	là	
Và	toàn	bộ	nội	dung	cuốn	sách	ẩn	sau	chữ	“miễn	là”	đó.
Tác	giả	cuốn	sách,	William	Easterly,	một	nhà	kinh	tế	học	khá	nổi	tiếng	trên	thế
giới,	từng	nhiều	năm	làm	việc	cho	Ngân	hàng	Thế	giới,	do	vậy,	cũng	biết	khá	nhiều
về	nền	kinh	tế	Việt	Nam,	đặt	cho	mình	nhiệm	vụ	“truy	tìm	căn	nguyên	tăng
trưởng”.	Nghĩa	là	ông	phải	lật	lại	ít	nhất	là	các	lý	thuyết,	các	mô	hình	tăng	trưởng
chủ	yếu	có	trên	thế	giới,	trong	đó	có	nhiều	cái	đã	trở	thành	“kinh	điển”.	Khi	làm
công	việc	đó,	ông	phải	mổ	xẻ	từng	yếu	tố	được	các	lý	thuyết	và	kinh	nghiệm	coi	là
“lực	lượng	quyết	định	tăng	trưởng”	–	vốn,	viện	trợ,	giáo	dục,	công	nghệ,	kiểm	soát
dân	số,	v.v.	–	để	xem	có	thực	vậy	không.	Và	thật	oái	oăm	là	trong	hầu	như	tất	cả	các
trường	hợp,	câu	trả	lời	đều	là	“tưởng	‘dậy’	mà	không	phải	‘dậy’”.
Easterly	viết:	“Không	có	một	công	thức	thần	kỳ	nào	có	thể	biến	một	người	nghèo
trở	nên	giàu	có.	Viện	trợ,	đầu	tư,	giáo	dục,	kiểm	soát	dân	số,	điều	chỉnh	chính	sách
cho	vay	hay	xóa	nợ	đều	không	phải	là	liều	thuốc	tiên	cho	tăng	trưởng”.	Và	chính
ông	tự	trả	lời:	“Nguyên	nhân	là	do	các	công	thức	nêu	trên	đã	không	dựa	trên
nguyên	tắc	cơ	bản	của	kinh	tế	học:	đó	là	con	người	hành	động	vì	động	cơ”.
Động	cơ	đó	ở	đâu	ra?	Tại	sao	mọi	người,	mọi	dân	tộc	đều	có	khát	vọng	thoát
nghèo	mà	lại	không	có	động	cơ	tăng	trưởng	“đàng	hoàng”?	Cái	gì	làm	cho	quá	trình
chuyển	hóa	khát	vọng	làm	giàu	thành	động	cơ	tăng	trưởng	không	thể	thực	hiện
được?
Những	câu	hỏi	này	mới	đích	thực	là	trọng	tâm	của	cuốn	sách.
Các	bạn	hãy	tự	tìm	câu	trả	lời	trong	cuốn	sách.	Chắc	chắn	đó	là	việc	rất	đáng
làm.	Tôi	cho	rằng	nhiều	gợi	ý	quan	trọng,	thậm	chí,	có	những	gợi	ý	mang	tính	khai
mở	đã	được	đưa	ra.	Easterly	đã	khảo	sát	cách	thức	một	số	chính	phủ	ngăn	cản	thị
trường	tự	do,	tạo	ra	những	động	lực	hủy	hoại	tăng	trưởng	–	như	tham	nhũng	và	hối
lộ,	sự	thao	túng	của	các	nhóm	lợi	ích,	sự	bất	bình	đẳng	và	tình	trạng	phân	biệt	đối
xử,	v.v.	Ông	cho	rằng	đây	chính	là	những	yếu	tố	“bóp	chết	tăng	trưởng”,	làm	cho
nhiều	nền	kinh	tế,	dù	có	rất	nhiều	nỗ	lực,	vẫn	mãi	không	ngóc	đầu	lên	được.
Nhưng	đúng	như	chính	tác	giả	cuốn	sách	trần	tình,	“chỉ	ra	thất	bại	rất	dễ	dàng,
nhưng	để	đưa	ra	ý	tưởng	thành	công	thì	lại	là	một	việc	không	đơn	giản”.	Nhiều	thế
hệ	các	nhà	kinh	tế	đã	vật	lộn	với	thách	thức	này.	Thất	bại	có	vẻ	nhiều	hơn.	Song
không	thể	nghi	ngờ	xu	hướng	chủ	đạo	lại	nghiêng	về	thắng	lợi.
Đơn	giản	vì	loài	người	ngày	càng	thông	minh	hơn.	Vì	ngay	cả	đối	với	những	dân
tộc	còn	kém	phát	triển	ngày	hôm	nay,	như	tác	giả	viết	“cũng	có	những	lợi	thế	hơn
người	đi	trước,	vì	(i)	chúng	ta	đã	có	40	năm	kinh	nghiệm	để	có	thể	rút	ra	thành
công	và	thất	bại;	(ii)	khoa	học	kinh	tế	đã	xây	dựng	thành	công	các	công	cụ	phân
tích,	giúp	chúng	ta	có	cái	nhìn	toàn	diện	hơn	vào	tăng	trưởng”.
Một	cái	nhìn	lạc	quan.	Nhưng	không	hoang	tưởng.
Cuốn	sách	này	được	dịch	ra	tiếng	Việt	tại	thời	điểm	này	là	rất	đúng	lúc.	Chúng
ta	đang	vật	lộn	với	mục	tiêu	tăng	trưởng.	Nền	kinh	tế	nước	ta	đã	trải	qua	giai	đoạn
tăng	trưởng	được	coi	là	“đáng	tự	hào”	–	hay	khiêm	tốn	cũng	là	“đáng	khích	lệ”
trong	hơn	vài	chục	năm	đổi	mới	vừa	qua.	Nhưng	hai	năm	thử	thách	trong	môi
trường	hội	nhập	kinh	tế	quốc	tế	với	tư	cách	thành	viên	WTO	vừa	qua	cho	thấy	rõ	đó
là	sự	tăng	trưởng	còn	nặng	về	chiều	rộng,	dựa	vào	khai	thác	tài	nguyên	và	lao	động
thiếu	kỹ	năng,	chưa	định	hướng	chất	lượng	và	do	đó,	còn	thiếu	bền	vững.	Giữa	một
thế	giới	cạnh	tranh	khốc	liệt,	thách	thức	tăng	trưởng	đối	với	nền	kinh	tế	lạc	hậu	đi
sau	nặng	gấp	bội	phần.	Có	thể	nói	nền	kinh	tế	nước	ta	đang	bước	vào	một	giai	đoạn
thách	thức	mới.
Hy	vọng	–	và	–	tin	rằng	cuốn	sách	Truy	tìm	căn	nguyên	tăng	trưởng	sẽ	là	một
người	bạn	tốt	của	chúng	ta,	sẽ	đồng	hành	“vượt	qua	thử	thách”	cùng	với	chúng	ta
trong	giai	đoạn	đầy	cam	go	trước	mặt.
Xin	trân	trọng	giới	thiệu	cùng	các	bạn!
Hà	Nội,	tháng	3	năm	2009
PGS.TS.	Trần	Đình	Thiên
Viện	trưởng	Viện	Kinh	tế	Việt	Nam
Truy	tìm
Đề	tài	về	các	cuộc	truy	tìm	đã	có	từ	rất	lâu.	Trong	tâm	thức	con	người,	nó	là	cuộc
tìm	kiếm	những	vật	vô	giá	có	nhiều	đặc	tính	thần	kỳ	như:	Bộ	lông	cừu	vàng,	Chén
thánh,	thuốc	trường	sinh	bất	lão.	Tuy	nhiên,	vật	báu	được	nhắc	đến	trong	hầu	hết
các	câu	chuyện	nếu	không	phải	là	thứ	khó	đạt	được,	thì	cũng	để	lại	nỗi	thất	vọng	khi
người	ta	tìm	thấy	nó.	Jason1	đã	tìm	được	Bộ	lông	cừu	vàng	với	sự	giúp	sức	của
Medea,	người	đã	phản	bội	cha	mình,	nhưng	cuộc	hôn	nhân	của	Jason	và	Medea	đã
không	như	ý.	Jason	phản	bội	Medea	để	chạy	theo	một	công	chúa	khác.	Quá	thất
vọng,	Medea	đã	giết	cô	dâu	trẻ	và	đứa	con	riêng	của	cô	ta.
Cách	đây	50	năm,	sau	Chiến	tranh	thế	giới	thứ	II,	chúng	tôi,	những	nhà	kinh	tế
đã	bắt	đầu	cuộc	truy	tìm	táo	bạo	của	mình:	khám	phá	phương	tiện	giúp	các	nước
nghèo	ở	vùng	nhiệt	đới	có	thể	trở	nên	giàu	có	ngang	tầm	các	nước	giàu	ở	châu	Âu
và	Bắc	Mỹ.	Những	đau	khổ,	cùng	cực	mà	người	nghèo	phải	chịu	đựng	cũng	như
cuộc	sống	tiện	nghi,	đầy	đủ	của	người	giàu	thôi	thúc	chúng	tôi	tiến	hành	cuộc	tìm
kiếm	của	riêng	mình.	Nếu	cuộc	truy	tìm	đầy	tham	vọng	của	chúng	tôi	thành	công,
nó	sẽ	là	một	trong	những	chiến	thắng	trí	tuệ	vĩ	đại	nhất	của	nhân	loại.
Giống	như	những	bậc	tìm	kiếm	tiền	bối,	chúng	tôi	đã	gắng	sức	kiếm	tìm	thứ	bảo
bối	thần	kỳ	–	chiếc	chìa	khóa	có	thể	giúp	các	nước	nghèo	nhiệt	đới	trở	nên	giàu	có.
Chúng	tôi	cho	rằng	mình	đã	tìm	được	bảo	bối	không	chỉ	một	lần.	Vật	báu	mà	chúng
tôi	tìm	thấy	xuất	hiện	dưới	đủ	mọi	hình	thức	từ	viện	trợ	nước	ngoài	đến	đầu	tư	vào
máy	móc;	từ	củng	cố,	nâng	cao	chất	lượng	giáo	dục	đến	kiểm	soát	gia	tăng	dân	số;
từ	cho	vay	với	điều	kiện	cải	tổ	cho	đến	xóa	giảm	nợ	với	cùng	điều	kiện	trên.	Nhưng
đáng	tiếc,	không	một	bảo	bối	nào	trong	số	đó	phát	huy	được	công	hiệu	như	hứa
hẹn.
Các	nước	nghèo	được	chúng	tôi	sử	dụng	liệu	pháp	này	không	thể	đạt	được	mức
tăng	trưởng	như	chúng	tôi	kỳ	vọng.	Thậm	chí,	những	khu	vực	được	chúng	tôi	“tận
tình	cứu	chữa”	như	các	nước	cận	sa	mạc	Sahara	còn	giẫm	chân	tại	chỗ.	Mỹ	La	tinh
và	Trung	Đông	có	tăng	trưởng	trong	thời	gian	ngắn,	rồi	sau	đó	nhanh	chóng	rơi
vào	khủng	hoảng	trong	những	năm	1980,	1990.	Nam	Á,	một	“bệnh	nhân”	nhận
được	sự	quan	tâm	rất	lớn	của	các	nhà	kinh	tế,	cũng	chỉ	tăng	trưởng	loạng	choạng,
rồi	rốt	cuộc	vẫn	là	nơi	đóng	góp	một	phần	đáng	kể	vào	tỷ	lệ	đói	nghèo	trên	thế	giới.
Và	gần	đây	nhất,	Đông	Á	với	thành	công	chói	sáng	mà	chúng	tôi	không	tiếc	lời	tôn
vinh	đã	rơi	vào	khủng	hoảng	trầm	trọng	(một	số	nước	trong	khu	vực	này	hiện	vẫn
đang	trong	quá	trình	hồi	phục).	Ngoài	các	nước	nhiệt	đới,	chúng	tôi	cũng	tìm	cách
áp	dụng	các	liệu	pháp	này	cho	các	nước	Đông	Âu	cũ	và	kết	quả	thu	được	thật	đáng
thất	vọng.
Khi	các	tuyên	bố	tìm	thấy	thần	dược	tăng	trưởng	chứng	tỏ	sự	vô	căn	cứ,	chúng
tôi	–	những	nhà	kinh	tế	học	cũng	thường	bàn	tán,	chỉ	trích	các	công	thức	đã	vi
phạm	nghiêm	trọng	nguyên	tắc	cơ	bản	của	kinh	tế	học.	Sự	việc	xảy	ra	không	phải	là
thất	bại	của	kinh	tế	học,	mà	là	thất	bại	của	việc	ứng	dụng	nguyên	tắc	kinh	tế	học	vào
các	chính	sách	thực	tiễn.	Vậy,	nguyên	tắc	cơ	bản	của	kinh	tế	học	là	gì?	Như	một	nhà
thông	thái	đi	trước	đã	từng	nói:	“Người	ta	chỉ	làm	khi	được	trả	công;	khi	không
được	trả	công,	người	ta	sẽ	không	làm.”	Cuốn	sách	tuyệt	vời	The	Armchair
Economist	(Nhà	kinh	tế	học	suông)	của	Steven	Landsburg	đã	đúc	kết	nguyên	tắc
trên	cô	đọng	hơn:	“Con	người,	ai	cũng	hành	động	vì	động	cơ.”
Trong	suốt	hai	thập	kỷ	qua,	các	nhà	kinh	tế	học	đã	tiến	hành	một	cuộc	nghiên
cứu	tìm	hiểu	tăng	trưởng	kinh	tế	phản	ứng	như	thế	nào	trước	các	động	cơ.	Công
trình	này	đã	phân	tích	cụ	thể	phản	ứng	trước	động	cơ	của	từng	cá	nhân,	từng	doanh
nghiệp,	từng	quan	chức	chính	phủ	và	từng	tổ	chức	viện	trợ.	Nó	chứng	minh,	tăng
trưởng	kinh	tế	của	một	xã	hội	không	phải	luôn	phát	huy	hiệu	quả	đối	với	các	quan
chức	chính	phủ,	nhà	viện	trợ,	doanh	nghiệp	và	hộ	gia	đình	như	ở	cấp	độ	cá	nhân.
Động	cơ	dẫn	lối	họ	theo	một	hướng	khác,	và	thường	là	không	có	lợi.	Nghiên	cứu	này
cũng	chỉ	rõ	khi	nhận	thức	muộn	mằn,	các	thần	dược	tăng	trưởng	kinh	tế	được	áp
dụng	cho	các	nước	vùng	nhiệt	đới	trước	đây	(và	một	số	hiện	nay	vẫn	được	sử	dụng)
đã	gây	ra	những	sai	lầm	nghiêm	trọng	như	thế	nào.
Trong	cuộc	truy	tìm	thứ	thần	dược	có	công	hiệu	lột	xác	từ	nghèo	thành	giàu	cho
những	nước	này,	chúng	ta	cần	khắc	cốt	ghi	tâm	rằng	mọi	người	chỉ	làm	cái	gì	họ
được	trả	công.	Muốn	tăng	trưởng	kinh	tế,	chúng	ta	phải	nỗ	lực	để	đảm	bảo	bộ	ba	các
nhà	viện	trợ	Thế	giới	thứ	nhất,	chính	phủ	các	nước	Thế	giới	thứ	ba	và	người	dân
thường	của	các	nước	Thế	giới	thứ	ba	có	động	cơ	đúng	đắn.	Nhưng	nếu	động	cơ	đúng
đắn	chỉ	là	trên	lý	thuyết,	thì	tăng	trưởng	cũng	sẽ	chỉ	là	trong	kỳ	vọng.	Trên	thực	tế,
bộ	ba	trên	thường	không	có	động	cơ	đúng	đắn,	hành	động	của	họ	vi	phạm	nghiêm
trọng	nguyên	tắc	cơ	bản	của	kinh	tế	học	và	vì	vậy,	tăng	trưởng	như	kỳ	vọng	không
thể	xảy	ra.
Đây	quả	thực	là	câu	chuyện	buồn	nhưng	nó	vẫn	lóe	lên	những	tia	hi	vọng.	Hiện
nay,	chúng	ta	đã	có	những	bằng	chứng	thống	kê	để	lật	ngược	lý	thuyết,	mổ	xẻ	sự
thất	bại	của	các	thần	dược	và	nguyên	lý	hoạt	động	của	các	chính	sách	được	thiết	lập
dựa	trên	động	cơ.	Động	cơ	có	thể	thay	đổi	và	đưa	các	quốc	gia	vào	vạch	xuất	phát
của	hành	trình	đi	tới	thịnh	vượng.	Đó	không	phải	là	việc	dễ	dàng.	Động	cơ	tự	nó
không	phải	là	thần	dược	có	thể	ngay	lập	tức	trị	bách	bệnh.	Chúng	ta	sẽ	thấy	động	cơ
của	các	nhà	viện	trợ,	chính	phủ	và	người	dân	chồng	chéo	lên	nhau,	tạo	nên	một	cái
mạng	phức	tạp,	không	dễ	dàng	tháo	gỡ.
Không	chỉ	có	vậy,	từ	lâu,	nhiều	người	đã	rất	thất	vọng	và	tin	rằng	cuộc	tìm	kiếm
sẽ	không	thể	thành	công.	Những	người	phản	đối	từ	Seattle	đến	Prague	đều	kêu	gọi
dừng	cuộc	tìm	kiếm.	Đó	là	điều	không	thể	chấp	nhận	được.	Chừng	nào	các	nước
nghèo	vẫn	đang	phải	chịu	đựng	các	loại	bệnh	dịch,	sự	đàn	áp,	và	cái	đói,	như	tôi	sẽ
nói	chi	tiết	trong	phần	I	cuốn	sách	này,	và	khi	trí	tuệ	con	người	có	thể	tìm	ra	cách
giúp	họ	trở	nên	giàu	có	hơn,	thì	cuộc	tìm	kiếm	nhất	định	phải	được	tiếp	tục.
Trước	khi	bắt	đầu	đi	vào	nội	dung	chính,	tôi	muốn	đưa	ra	bốn	lưu	ý.	Đầu	tiên,
những	điều	tôi	viết	ở	đây	chỉ	là	ý	kiến	của	cá	nhân	tôi,	chứ	không	phải	của	tổ	chức
nơi	tôi	làm	việc	‒	World	Bank	(từ	đây	sẽ	gọi	tắt	là	WB).	Thậm	chí,	trong	cuốn	sách
này,	tôi	sẽ	phân	tích	và	chỉ	ra	những	điểm	sai	lầm	trong	hành	động	trước	đây	của	tổ
chức.	Có	một	điều	ở	WB	mà	tôi	luôn	ngưỡng	mộ	và	thầm	cảm	ơn:	Tổ	chức	này	đã
khuyến	khích	những	kẻ	thích	châm	chọc	như	tôi	được	tự	do	nghiên	cứu,	tìm	hiểu	và
không	dập	tắt	các	cuộc	tranh	luận	nội	bộ	về	chính	sách	của	mình.
Thứ	hai,	tôi	sẽ	không	đề	cập	đến	vấn	đề	môi	trường.	Ban	đầu,	tôi	đã	thử	đưa	vấn
đề	môi	trường	vào	nội	dung	sách,	nhưng	tôi	nhận	ra	mình	tôi	không	thể	đưa	ra	bất
kỳ	thông	tin	hữu	ích	nào.	Tăng	trưởng	tác	động	như	thế	nào	đến	môi	trường	là	một
vấn	đề	lớn,	và	nó	sẽ	là	đề	tài	cho	một	cuốn	sách	khác.	Hầu	hết	các	nhà	kinh	tế	học
đều	tin	rằng	bất	kỳ	tác	động	tiêu	cực	nào	của	tăng	trưởng	lên	môi	trường	đều	có	thể
loại	bỏ	bằng	một	chính	sách	môi	trường	khôn	ngoan,	như	buộc	đối	tượng	làm	ô
nhiễm	phải	chịu	chi	phí	cho	tác	hại	mà	họ	gây	ra	và	do	đó,	chúng	ta	sẽ	không	phải
ngừng	tăng	trưởng	kinh	tế	để	bảo	tồn	môi	trường.	Đây	là	một	ý	kiến	không	tồi	bởi
dừng	tăng	trưởng	kinh	tế	sẽ	là	một	tin	buồn	đối	với	những	người	nghèo	trên	khắp
thế	giới.
Thứ	ba,	tôi	không	có	ý	định	tiến	hành	tổng	hợp	tất	cả	các	nghiên	cứu	về	tăng
trưởng	kinh	tế	của	các	nhà	kinh	tế	học	trong	cuộc	điều	tra	của	riêng	mình.	Tôi	đã
tiến	hành	nghiên	cứu	này	từ	cách	đây	gần	20	năm,	sau	khi	tham	gia	hội	thảo	của
GS.	Paul	Romer,	trường	Kinh	doanh	Stanford	và	đọc	công	trình	khơi	gợi	nhiều	cảm
hứng	của	nhà	kinh	tế	học	giành	giải	Nobel,	Robert	Lucas.	Mặc	dù	có	một	số	điểm
các	học	giả	vẫn	chưa	đạt	được	sự	đồng	thuận,	nhưng	tôi	cho	rằng	bằng	chứng	về	một
số	vấn	đề	khác	đã	đủ	mạnh.	Tôi	đã	cố	gắng	theo	sát	công	trình	của	từng	nhà	kinh	tế
học	để	tìm	ra	thứ	thần	dược	có	thể	giúp	các	nước	nghèo	nhiệt	đới	trở	nên	giàu	có.
Thứ	tư,	tôi	sẽ	đưa	thêm	những	cái	nhìn	nhanh	và	cận	cảnh	về	cuộc	sống	hàng
ngày	của	người	dân	các	nước	Thế	giới	thứ	ba	trong	những	phần	“Chuyển	đoạn”	giữa
các	chương	để	nhắc	chúng	ta	nhớ	rằng	động	lực	ẩn	sau	cuộc	tìm	kiếm	của	chúng	ta
là	sự	đau	khổ	và	hạnh	phúc	của	những	con	người	thật	sự	và	họ	chính	là	lý	do	để
chúng	ta	bước	tiếp	trong	hành	trình	gian	khổ	này.
Do	theo	đuổi	sự	nghiệp	chuyên	gia	tự	phong	về	các	nước	nghèo	nên	những	sự
khác	biệt	trong	đời	sống	của	người	giàu	và	người	nghèo	luôn	tạo	ra	động	lực	cho	tôi.
Chúng	tôi,	những	chuyên	gia,	không	quan	tâm	đến	việc	tăng	tổng	sản	phẩm	quốc
nội	theo	ý	nghĩa	đơn	thuần	mà	trên	phương	diện	nó	đem	lại	nhiều	điều	tốt	cho
người	nghèo	và	làm	giảm	tỷ	lệ	người	nghèo.	Chúng	tôi	quan	tâm	vì	người	giàu	có
thể	ăn	uống	thoải	mái	hơn	và	mua	thuốc	men	nhiều	hơn	cho	con	cái	của	mình.
Trong	phần	này,	chúng	ta	sẽ	tìm	hiểu	những	bằng	chứng	về	tăng	trưởng	và	giảm	đói
nghèo.
CHƯƠNG	1
Để	giúp	người	nghèo
Khi	thấy	một	bạn	khác	đang	ăn,	cháu	nhìn	bạn	ấy	chằm	chằm,	và	nếu	bạn	ấy
không	cho	cháu	thứ	gì	thì	cháu	nghĩ	mình	sẽ	chết	đói	mất.
‒	Lời	một	cháu	bé	10	tuổi	ở	Gabon,	năm	1997
Khi	viết	chương	này,	tôi	đang	ở	Lahore,	thành	phố	có	sáu	triệu	dân	của
Pakistan,	trong	chuy ... trợ	của	các	tổ	chức	đa	phương	tăng	lên
đáng	kể.	Chỉ	riêng	mức	đóng	góp	của	chương	trình	cho	vay	với	lãi	suất	thấp	của
WB,	hay	còn	gọi	là	Hiệp	hội	phát	triển	quốc	tế	(IDA	–	International	Development
Association)	đã	tăng	gấp	ba	lần	trong	chương	trình	cấp	vốn	cho	vay	mới.	Đầu	tiên,
tín	dụng	tư	nhân	chiếm	hơn	3,6	lần	số	tiền	của	IDA	nhưng	đến	giai	đoạn	cuối,	mức
đóng	góp	của	IDA	lại	cao	hơn	tín	dụng	tư	nhân	8,6	lần.
Thứ	tư,	chúng	ta	hãy	xem	xét	sự	lưu	thông	thật	sự	của	các	tiềm	lực	kinh	tế	ở	các
nước	trong	nhóm	HIPC,	tức	là	khoản	vay	mới	trừ	đi	nợ	và	lãi	suất.	Trong	thời	kỳ
gánh	nặng	nợ	nần	tăng	(1979-1987),	việc	chuyển	giao	tiềm	lực	chủ	yếu	đến	từ	các
nguồn	ưu	đãi	(IDA,	các	tổ	chức	đa	phương,	và	song	phương	như	USAID),	mặc	dù
vẫn	có	sự	tham	gia	của	một	số	tổ	chức	tư	nhân.	Các	nguồn	ưu	đãi	đóng	góp	vào	tổng
giá	trị	chuyển	khoản	thực	33	tỷ	đô-la.	Khoản	tiền	lớn	này	lại	càng	cho	thấy,	các
nước	trong	nhóm	HIPC	mắc	nợ	ngày	càng	nhiều	hơn	nếu	tính	theo	giá	trị	hiện	tại
ròng	trong	thời	kỳ	này.
Từ	năm	1988-1997,	có	một	sự	thay	đổi	lớn	trong	hoạt	động	chuyển	khoản.	Tỷ	lệ
nợ	được	giữ	ổn	định.	Những	khoản	chuyển	dương	của	IDA	và	các	nhà	viện	trợ	song
phương	khác	bù	lại	khoản	chuyển	âm	của	IBRD	(vay	không	ưu	đãi	của	WB),	các	tổ
chức	song	phương	không	ưu	đãi	và	của	tư	nhân.	Đây	là	một	hình	thức	mới	của	hoạt
động	xóa	giảm	nợ,	thay	khoản	nợ	với	lãi	suất	thấp	và	thời	hạn	dài	hoặc	có	một	phần
tài	trợ	bằng	các	khoản	nợ	không	ưu	đãi.	Tuy	nhiên,	giá	trị	hiện	tại	ròng	của	các
khoản	nợ	cho	đến	những	năm	gần	đây	vẫn	không	thay	đổi.	IDA	và	các	tổ	chức	song
phương	đang	áp	đảo	các	nguồn	không	ưu	đãi,	cho	dù	những	nguồn	này	vẫn	đang	cố
gắng	cho	vay,	do	đó	các	khoản	nợ	lại	càng	tăng	lên,	kìm	chân	gánh	nặng	nợ	nần.
Điểm	mấu	chốt	của	việc	các	nước	nghèo	mắc	nhiều	nợ	là	vì	họ	vay	của	IMF,	của
WB	và	các	tổ	chức	song	phương	khác,	trong	khi	các	nguồn	cho	vay	tư	nhân	hoặc
không	ưu	đãi	lại	rút	ra.	Tại	sao	lại	có	chuyện	như	vậy?
Các	tổ	chức	cho	vay	như	IMF,	WB	và	các	tổ	chức	song	phương	khác	khuyến
khích	viện	trợ	cho	các	nhà	nước	vô	trách	nhiệm,	đây	là	chính	sách	lấp	chỗ	trống
trong	cung	cấp	vốn.	Trong	Chương	2,	chỗ	trống	trong	cung	cấp	vốn	cũng	xuất	hiện
dưới	góc	độ	không	có	lợi,	giữa	khoản	đầu	tư	bắt	buộc	và	tiết	kiệm	trong	nước.	Ở	đây,
chỗ	trống	cung	cấp	vốn	là	chỗ	trống	giữa	nhu	cầu	cấp	vốn	của	cán	cân	thanh	toán
của	các	tổ	chức	và	các	nguồn	vốn	tư	nhân.	Yêu	cầu	cấp	vốn	có	tính	đến	tổng	thâm
hụt	thương	mại,	lãi	suất	từ	những	khoản	nợ	cũ,	và	việc	hoàn	trả	những	khoản	nợ	cũ
đến	kỳ	hạn.	“Lấp	chỗ	trống	trong	cung	cấp	vốn”	cũng	đồng	nghĩa	với	việc	viện	trợ
ưu	đãi	nhiều	hơn	cho	những	nước	có	thâm	hụt	thương	mại	cao,	nợ	hiện	tại	cao,	và
nợ	tư	nhân	thấp.	Đây	lại	là	một	hành	động	khác	hoan	nghênh	những	nhà	nước	vô
trách	nhiệm.	Chính	những	chính	sách	của	các	nước	này	đã	xua	đuổi	các	tổ	chức	cho
vay	tư	nhân,	dẫn	đến	thâm	hụt	thương	mại	cao	hơn	và	nợ	hiện	tại	cũng	cao	hơn.
Việc	lấp	chỗ	trống	trong	cung	cấp	vốn	đổ	tiền	vào	sau	những	khoản	nợ	xấu,	tạo	ra
đường	xoắn	ốc	cho	các	khoản	nợ:	những	nước	không	có	khả	năng	chi	trả	nợ	lại	được
nhận	tiếp	những	khoản	vay	chính	thức	mới.
Rồi	trong	tình	thế	vô	cùng	nực	cười,	phía	cho	vay	tính	số	nợ	“cần	thiết”	phải
giảm	để	“lấp	chỗ	trống	trong	cung	cấp	vốn”.	Như	vậy	phần	thưởng	của	việc	nợ
chồng	chất	là	những	nước	này	được	xóa	luôn	nợ,	xóa	luôn	cả	vết	tích	của	những
hành	vi	vô	trách	nhiệm	của	cả	bên	vay	lẫn	bên	cho	vay.
Cho	tới	năm	1997,	theo	chương	trình	xóa	giảm	nợ	đa	phương,	các	nước	HIPC
nhận	63%	lưu	lượng	tiềm	năng	dành	cho	các	nước	nghèo,	mặc	dù	dân	số	của	tất	cả
các	nước	HIPC	chỉ	chiếm	32%	dân	số	của	tất	cả	các	nước	nghèo.
Trường	hợp	kỳ	lạ	của	Bờ	Biển	Ngà
Tính	cả	viện	trợ	dưới	dạng	giảm	nợ,	năm	1997,	số	viện	trợ	Bờ	Biển	Ngà	nhận
được	tính	trên	đầu	người	cao	hơn	Ấn	Độ	gấp	1.276	lần.	Sẽ	rất	khó	giải	thích	cho
người	nghèo	ở	Ấn	Độ	tại	sao	Bờ	Biển	Ngà,	một	quốc	gia	đã	2	lần	xây	thủ	đô	mới
tráng	lệ	ở	quê	hương	của	các	nguyên	thủ	quốc	gia	tại	nhiệm,	lại	được	nhận	viện	trợ
trên	đầu	người	cao	hơn	họ	gấp	1000	lần.
Càng	khó	giải	thích	hơn	khi	chúng	ta	tìm	hiểu	tại	sao	Bờ	Biển	Ngà	lại	rơi	vào
tình	trạng	khó	khăn.	Từ	năm	1979	đến	1997,	cán	cân	thanh	toán	tài	khoản	của	đất
nước	này	bị	thâm	hụt	hơn	8%	GDP.	Nếu	tính	bình	quân,	số	tiền	đầu	tư	để	nhập
khẩu	và	trả	lãi	suất	nợ	của	đất	nước	này	còn	lớn	hơn	số	tiền	thu	được	từ	nhập	khẩu.
Nhân	vật	bị	tình	nghi	nhiều	nhất	cho	mức	thâm	hụt	trầm	trọng	này	chính	là	chính
phủ	với	mức	thâm	hụt	ngân	sách	hơn	10%	GDP	lúc	bấy	giờ.
Tại	sao	ngân	sách	chính	phủ	lại	thâm	hụt	đến	vậy?	Chính	phủ	thu	lợi	khi	giá	cà
phê	và	cacao	trên	thị	trường	quốc	tế	tăng	những	năm	1970,	bởi	vì	chính	phủ	yêu
cầu	tất	cả	các	nhà	sản	xuất	cà	phê	và	cacao	bán	ra	“thị	trường”	với	giá	cố	định.	Mức
giá	“thị	trường”	này	không	tăng	khi	giá	quốc	tế	tăng,	thành	ra	chính	phủ	được	một
khoản	lời	lớn,	bởi	vì	mua	vào	rẻ	mà	bán	ra	thì	đắt.	(Giữa	năm	1976	và	1980,	những
nhà	trồng	cacao	chỉ	được	hưởng	60%,	còn	trồng	cà	phê	được	50%	giá	bán	ra	trên
thế	giới).	Chính	phủ	dùng	những	thu	nhập	này	để	chi	tiêu	mạnh	tay,	kể	cả	sau	khi
khoản	lời	lớn	này	biến	mất	do	đợt	giảm	giá	cacao	và	cà	phê	trên	thị	trường	quốc	tế
năm	1979.	Do	mức	chi	tiêu	không	thay	đổi	trong	khi	thu	nhập	giảm	nhanh	chóng,
chính	phủ	Bờ	Biển	Ngà	bắt	đầu	bị	thâm	hụt	ngân	sách	lớn.
Việc	nhà	nước	chi	quá	mức	để	xây	thủ	đô	mới	khiến	lạm	phát	trong	nước	xảy	ra
nhanh	hơn	lạm	phát	nước	ngoài,	khiến	giá	trị	tiền	tệ	tăng	cao	so	với	giá	trị	thực,	vì
tỷ	giá	hối	đoái	giữ	nguyên,	không	đổi.	Tỷ	lệ	tăng	giá	trị	tiền	tệ	trung	bình	trong	thời
kỳ	này	là	75%,	khiến	người	tiêu	dùng	được	lợi	vì	giá	các	mặt	hàng	nhập	khẩu	rẻ	đi,
nhưng	không	khích	lệ	người	xuất	khẩu,	và	đặc	biệt	là	không	giúp	gì	cho	thâm	hụt
thương	mại	vốn	đã	rất	lớn.	Do	chi	tiêu	hoang	phí,	nên	nợ	nước	ngoài	đã	tăng	gấp
đôi	trong	giai	đoạn	này,	từ	60%	GDP	năm	1979	đến	127%	GDP	năm	1994,	khi
chương	trình	xóa	giảm	nợ	bắt	đầu	đi	vào	thực	hiện.
Chúng	ta	có	thể	khẳng	định	ngay	rằng	những	khoản	vay	không	hỗ	trợ	được	gì,
bởi	thu	nhập	bình	quân	của	người	dân	Bờ	Biển	Ngà	đã	giảm	xuống	một	nửa	trong
giai	đoạn	1979-1994.	Những	khoản	vay	dành	cho	người	dân	Bờ	Biển	Ngà	trong	tình
trạng	nghèo	đói,	và	cả	những	khoản	vay	được	xóa	đều	là	dành	cho	họ.	Thế	nhưng,
số	lượng	người	dân	nghèo	của	đất	nước	này	chỉ	tăng	chứ	không	giảm.	Năm	1985,
người	nghèo	chiếm	11%	dân	số	(là	năm	đầu	tiên	chúng	tôi	có	số	liệu).	Sau	10	năm,
con	số	này	đã	tăng	lên	37%.	Sau	khi	đồng	tiền	mất	giá	năm	1994,	sản	lượng	có	hồi
phục	đôi	chút,	nhưng	đó	là	cả	một	chặng	đường	dài	sau	khi	kinh	tế	suy	sụp.
Vậy	trong	thời	kỳ	đầy	rẫy	những	chính	sách	vô	trách	nhiệm,	khiến	gánh	nặng	nợ
nần	tăng	gấp	đôi	như	thế	này,	ai	là	người	đã	tiếp	tay,	cho	Bờ	Biển	Ngà	vay	tiền?	Một
bản	báo	cáo	của	WB	ghi	rằng,	“Với	giả	định	rất	đáng	ngờ	là	có	thể	bảo	đảm	đủ	vốn
nước	ngoài,	năm	1995,	tỷ	lệ	nợ	nước	ngoài	trên	GDP	sẽ	tăng	lên	khoảng	130%.”
Điều	tiên	đoán	này	rất	đúng	với	sự	thật,	nên	việc	cấp	vốn	một	cách	“đáng	ngờ”	là	có
thật.	Tính	bình	quân,	các	khoản	viện	trợ	của	WB	và	IMF	chiếm	khoảng	58%	tổng	số
các	khoản	viện	trợ	cho	Bờ	Biển	Ngà	trong	giai	đoạn	1979-1997.	Trong	thời	gian
này,	IMF	cho	Bờ	Biển	Ngà	vay	8	khoản	vay	theo	chương	trình,	còn	WB	cho	vay	12
khoản.	Các	khoản	vay	từ	IMF	và	WB	tăng	từ	10%	năm	1976	đến	76%	năm	1997.
Chỉ	tính	riêng	những	khoản	WB	cho	Bờ	Biển	Ngà	vay,	đã	có	một	sự	thay	đổi	từ
cho	vay	không	ưu	đãi	(IBRD)	sang	vay	ưu	đãi	(IDA).	Một	trong	những	động	cơ	xấu
của	các	khoản	viện	trợ	nước	ngoài	là	chính	phủ	càng	vô	trách	nhiệm	bao	nhiêu	lại
càng	dễ	nhận	được	viện	trợ	bấy	nhiêu.
Phần	còn	lại,	Bờ	Biển	Ngà	vay	từ	các	nước	giàu,	chủ	yếu	là	Pháp.	Trong	khi	đó,
các	khoản	cho	vay	tư	nhân	tụt	từ	75%	vay	mới	năm	1979	tới	mức	gần	bằng	0	từ	năm
1989	trở	đi.	Tất	nhiên,	những	tổ	chức	cho	vay	tư	nhân	đã	để	ý	trong	bản	báo	cáo
năm	1988	của	WB	có	nói	đến	mức	đáng	ngờ	khi	cho	Bờ	Biển	Ngà	vay.	Có	lẽ,	những
nhà	viện	trợ	chính	thức	đã	không	tinh	ý	được	như	vậy.
Thành	ra	vào	tháng	3	năm	1998,	WB	và	IMF	công	bố	chương	trình	xóa	một	số
món	nợ	cũ	cho	Bờ	Biển	Ngà	là	phù	hợp.	Việc	xóa	nợ	cho	Bờ	Biển	Ngà	dựa	trên	điều
kiện	nhà	nước	này	phải	kiềm	chế	thâm	hụt	ngân	sách,	chỉnh	đốn	giá	cacao	và	cà
phê.	Tháng	3	năm	1998,	IMF	đưa	ra	những	điều	kiện	trên	khi	cam	kết	một	gói	viện
trợ	mới	trong	vòng	3	năm	cho	Bờ	Biển	Ngà.	WB	cũng	tiếp	tục	cho	vay,	với	cam	kết
mới	trị	giá	khoảng	600	triệu	đô-la	năm	1999.
Trong	một	thời	gian	ngắn,	nhà	nước	Bờ	Biển	Ngà	đáp	ứng	được	một	số	điều	kiện
chủ	yếu.	Nhưng	sau	đó	mọi	thứ	trục	trặc.	Tháng	7	năm	1999,	IMF	viết:	“Chất	lượng
hoạt	động	của	chương	trình	năm	1998	không	rõ	ràng,	và	có	một	số	khó	khăn	trong
khi	thực	hiện.”	Đồng	tiền	vẫn	tăng	giá	quá	cao	so	với	giá	trị	thực,	hơn	35%	năm
1998.	Bờ	Biển	Ngà	trong	năm	này	được	xếp	vào	nhóm	những	nước	thuộc	thế	giới
thứ	ba	tham	nhũng	nhất.	Năm	1999,	Hội	đồng	châu	Âu	ngừng	cấp	viện	trợ	cho	Bờ
Biển	Ngà,	sau	khi	lần	viện	trợ	trước	bị	tham	ô.	Vụ	tham	ô	này	cực	kỳ	sáng	tạo,	trong
đó	các	dụng	cụ	y	tế	cơ	bản	được	“khai	khống	lên	rất	nhiều,	ví	dụ	một	ống	nghe	giá
15	đô-la	được	ghi	giá	315	đô-la,	một	cân	trẻ	em	giá	40	đô-la	được	ghi	giá	2.445	đô-
la.”	Cùng	năm	đó,	IMF	cũng	ngừng	chi	cho	chương	trình	này.	Quân	đội	Bờ	Biển
Ngà	cuối	cùng	đã	lật	đổ	chính	quyền	tham	ô	ngay	trước	Giáng	sinh	năm	1999.
Kết	luận
Chúng	ta	phải	cố	gắng	hết	sức	để	cải	thiện	cuộc	sống	của	người	dân	nghèo	ở	các
nước	nợ	nhiều	và	nợ	ít.	Nợ	nhiều	sẽ	đẩy	các	nguồn	lực	chệch	ra	ngoài	các	hoạt	động
y	tế	và	giáo	dục	hỗ	trợ	người	nghèo.	Những	người	kêu	gọi	xóa	nợ	là	những	thiên
thần	với	tấm	lòng	cao	cả.	Trái	tim	chúng	ta	cũng	kêu	gọi	xóa	nợ	để	giúp	người
nghèo.
Than	ôi,	lý	trí	lại	đi	ngược	lại	với	trái	tim.	Việc	xóa	nợ	lại	chỉ	viện	trợ	cho	những
nước	đã	chứng	tỏ	rằng	họ	không	biết	sử	dụng	viện	trợ	có	hiệu	quả.	Việc	giảm	nợ	là
vô	ích	đối	với	những	nước	không	hề	thay	đổi	phương	thức	hoạt	động.	Do	quản	lý
quỹ	kém,	nên	dẫn	đến	nợ	nhiều;	nếu	nhà	nước	vẫn	tiếp	tục	quản	lý	theo	cách	đó,
viện	trợ	thông	qua	hình	thức	cắt	giảm	nợ	sẽ	không	thể	đến	được	tay	người	nghèo.
Một	chương	trình	xóa	giảm	nợ	chỉ	có	ý	nghĩa	khi	nó	đáp	ứng	được	2	điều	kiện
sau:	(1)	chương	trình	này	sẽ	được	thực	hiện	khi	có	sự	thay	đổi	rõ	rệt	từ	một	nhà
nước	vô	trách	nhiệm	thành	một	nhà	nước	có	chính	sách	tốt;	(2)	đây	là	một	phương
pháp	dứt	khoát	và	sẽ	không	được	lặp	lại.	Hãy	xem	xét	kỹ	hai	điều	kiện	này.
Ví	dụ	một	chính	phủ	tốt,	với	các	chính	sách	tốt,	nhưng	phải	gánh	chịu	những
món	nợ	để	lại	từ	chính	phủ	tồi	trước	đó.	Chúng	ta	có	thể	xóa	nợ	trong	trường	hợp
này.	Điều	này	có	nghĩa	một	nhà	nước	có	bước	thay	đổi	cơ	bản	về	mặt	hoạt	động	mới
đủ	tư	cách	được	giảm	nợ.	Để	đánh	giá	xem	những	nước	này	có	thay	đổi	cơ	bản	hay
không,	cộng	đồng	quốc	tế	phải	thấy	được	những	thành	tích	trong	thời	gian	dài	và	có
sức	thuyết	phục	trước	khi	xóa	giảm	nợ.	Trong	chương	trình	HIPC	năm	1996	đã	có
một	số	bước	quan	trọng	theo	hướng	này,	nhưng	không	may	lại	bị	suy	yếu	bởi	những
đề	xuất	của	WB	và	IMF	trong	năm	2000,	tăng	tốc	độ	xóa	giảm	nợ	và	mở	rộng	đối
tượng	tiếp	nhận	viện	trợ.
Khi	không	có	thay	đổi	về	mặt	chính	phủ,	các	nhà	viện	trợ	chính	thức	không	nên
tiếp	tục	lấp	chỗ	trống	trong	cung	cấp	vốn.	Khái	niệm	“khoảng	trống	trong	cung	cấp
vốn”	cần	được	xóa	bỏ	ngay	lập	tức	và	mãi	mãi	bởi	nó	tạo	ra	những	động	cơ	sai	trái.
Mặc	dù	các	khoản	vay	hay	cắt	giảm	nợ	đều	lấy	danh	nghĩa	vì	người	nghèo,	nhưng
người	nghèo	sẽ	không	được	giúp	đỡ	gì	nếu	cộng	đồng	quốc	tế	lại	tạo	ra	động	cơ	để
các	chính	phủ	tiếp	tục	vay.
Để	tránh	động	cơ	này,	chương	trình	xóa	giảm	nợ	cần	xây	dựng	một	chính	sách
đáng	tin	cậy,	rằng	sẽ	không	bao	giờ	chương	trình	này	được	thực	hiện	nữa.	Nếu
không	làm	được	việc	này	thì	toàn	bộ	khái	niệm	xóa	giảm	nợ	cũng	không	làm	được.
Nhà	nước	sẽ	vẫn	có	động	cơ	vay	tiếp,	bởi	vì	họ	tính	trước	rằng	món	nợ	của	họ	về	sau
sẽ	được	xoá.
Một	chương	trình	xóa	giảm	nợ	không	đáp	ứng	được	2	điều	kiện	trên	sẽ	dẫn	đến
việc	tiềm	năng	được	rót	vào	những	nước	có	chính	sách	tồi,	hơn	là	những	nước
nghèo	với	chính	sách	tốt.	Tại	sao	năm	1997	những	nước	trong	nhóm	HIPC	được
nhận	viện	trợ	trên	đầu	người	cao	gấp	4	lần	so	với	những	nước	nghèo	không	nợ
nhiều	như	thế?	Nếu	đã	biết	trước	rằng	những	nhà	viện	trợ	sẽ	tiếp	tục	giúp	đỡ	các
nhà	nước	vô	trách	nhiệm	trong	tương	lai,	thì	chương	trình	xóa	giảm	nợ	sẽ	phá	hỏng
những	hoạt	động	vì	lợi	ích	của	dân.	Như	vậy,	xóa	giảm	nợ	sẽ	trở	thành	thứ	thần
dược	đáng	thất	vọng	khi	tìm	kiếm	liều	thuốc	cho	tăng	trưởng.
Chuyển	đoạn:	Ngôi	nhà	bằng	bìa
Julia	sinh	năm	1925	ở	Guadalajara,	Mexico.	Bố	mẹ	cô	sống	không	giá	thú.
Cha	cô	trồng	ngô,	lạc,	và	bột	mì.
Lên	10	tuổi,	Julia	được	đi	học.	Mọi	chuyện	không	suôn	sẻ	lắm,	vì	Julia	phải	học
lại	lớp	một	đến	ba	lần.	Toàn	bộ	sự	nghiệp	học	hành	của	Julia	dừng	lại	ở	đó,	nên	cô
gần	như	không	biết	đọc	viết.	Thực	ra,	Julia	đã	đi	làm	trước	khi	đi	học.	Năm	8	tuổi,
cô	đi	giúp	việc	nhà.	Những	vụ	thu	hoạch	chẳng	đủ	nuôi	sống	gia	đình	Julia,	vì	vậy
tất	cả	các	thành	viên	trong	gia	đình	đều	phải	lao	vào	kiếm	sống.
Mẹ	Julia	bỏ	cha	cô	và	đi	lấy	một	người	đàn	ông	khác,	nhưng	rồi	bà	đã	chết	khi
Julia	11	tuổi.	Gia	đình	gửi	Julia	tới	sống	với	gia	đình	cô	chú	ở	Guadalajara.	Tại
đây,	cô	tiếp	tục	đi	giúp	việc,	và	giúp	cô	chú	những	việc	vặt	trong	nhà.
Julia	lấy	Juan	khi	cô	18	tuổi.	Lương	thợ	lắp	ráp	của	Juan	đủ	để	nuôi	sống	cả
hai,	nên	Julia	không	làm	việc	nữa.	Năm	1947,	Juan	bị	thương	trong	một	tai	nạn
lao	động.	Sau	khi	bình	phục,	anh	bị	thất	nghiệp,	vì	vậy	Julia	lại	bắt	đầu	nhận	giúp
việc	và	làm	bánh	ngô.	Năm	1949,	Juan	kiếm	được	một	chân	lắp	ráp	tại	một	công
trình	xây	dựng.	Nhưng	bây	giờ,	lương	của	Juan	rất	thất	thường,	bởi	vì	anh	nghiện
rượu	nặng	và	thỉnh	thoảng	còn	uống	say	đến	độ	không	đủ	tỉnh	táo	để	đi	làm.	Năm
1958,	Juan	lại	bị	tai	nạn,	ngã	từ	độ	cao	17m.	Từ	đó,	Julia	trở	thành	lao	động	chính
cho	gia	đình.	Juan	vẫn	tiếp	tục	uống	rượu	và	thỉnh	thoảng	mới	đi	làm.	Thời	kỳ
anh	nghiện	rượu	nặng	nhất	là	năm	1965,	như	Julia	nói	“anh	ấy	say	cả	năm”.
Năm	1965,	Julia	sinh	đứa	con	thứ	10.	Tất	cả	các	con	của	cô,	trừ	3	đứa	đầu	tiên,
đều	chết	khi	còn	nhỏ.	Con	gái	lớn	nhất,	tên	là	Rosa,	cũng	đi	làm	giúp	việc	từ	khi	8
tuổi	giống	như	mẹ.	Thu	nhập	của	hai	mẹ	con	giúp	họ	mua	được	một	mảnh	đất	để
làm	nhà.	Tuy	nhiên,	chẳng	bao	lâu	sau,	Julia	bị	bệnh	lao,	và	Juan	phải	bán
miếng	đất	để	lo	tiền	thuốc	thang	cho	vợ.
Năm	1973,	họ	chuyển	tới	Rancho	Nuevo,	và	sống	ở	đó	tới	bây	giờ.	Rancho
Nuevo	là	khu	ổ	chuột	ở	Guadalajara,	không	có	nước	máy,	cống,	không	có	đèn
đường.	Nó	nằm	ngay	cạnh	một	bãi	rác	to	và	hôi	thối,	nơi	các	xưởng	sản	xuất	chui
thường	đổ	rác	thải.	Cư	dân	của	Rancho	Nuevo	cũng	sử	dụng	chỗ	này	làm	bãi	rác,
bởi	vì	ở	đây	không	có	hệ	thống	thu	dọn	vệ	sinh.
Gia	đình	Julia	và	Juan	sống	nhờ	trong	ngôi	nhà	của	cháu	gái	Juan.	Nhưng	cô
cháu	cuối	cùng	cũng	chán	kiểu	nhờ	vả	đó,	nên	đã	đuổi	cả	gia	đình	đi	năm	1982.
Sau	đó,	gia	đình	Julia	cũng	chiếm	được	một	mảnh	đất	và	dựng	một	ngôi	nhà	bằng
bìa	cứng.	Không	ai	biết	chủ	đất	là	ai,	nên	30	hộ	nữa	cũng	tới	dựng	nhà.	Do	không
biết	có	được	sở	hữu	mảnh	đất	hay	không,	Julia	và	Juan	không	muốn	làm	nhà	chắc
chắn.	Ngôi	nhà	bằng	bìa	mùa	xuân	rất	nóng,	mùa	hè	mưa	thì	bị	ngập,	và	mùa
đông,	khi	nhiệt	độ	xuống	đến	4oC	thì	rất	lạnh.	__Cảnh	sát	thỉnh	thoảng	lại	đến
hoạch	họe	họ	đòi	hối	lộ	để	không	đuổi	khỏi	mảnh	đất	chiếm	cứ	bất	hợp	pháp	đó.

File đính kèm:

  • pdftruy_tim_can_nguyen_tang_truong_phan_1.pdf