Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Phương Hảo (Mới)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

KINH TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế

1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tế

Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,

yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích

thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản

xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều,

đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như

một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị và là

cơ sở cho việc ra quyết định

“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng

trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1

“Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu

để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó

đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp” .2

Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện về hệ thống lý

luận và vận dụng trong thực tế, nó hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế

và yêu cầu quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào phục vụ nội

bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong các phương pháp phân

tích.Số liệu của phân tích đôi khi là những bí mật riêng của doanh nghiệp nên không

có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán

pdf 90 trang yennguyen 4620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Phương Hảo (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Phương Hảo (Mới)

Bài giảng Phân tích hoạt động kinh tế - Nguyễn Thị Phương Hảo (Mới)
 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG 
KHOA KINH TẾ 
BÀI GIẢNG 
MÔN:PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG 
KINH TẾ 
(Dùng cho đào tạo tín chỉ) 
Lưu hành nội bộ - Năm 2015 
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Phương Hảo 
 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG 
KINH TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế 
1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tế 
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, 
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích 
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản 
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, 
đa dạng và phức tạp. Phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển như 
một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị và là 
cơ sở cho việc ra quyết định 
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng 
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”.1 
“Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình nghiên cứu 
để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; trên cơ sở đó 
đề ra các giải pháp, phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của 
doanh nghiệp” .2 
Phân tích hoạt động kinh doanh ngày càng được hoàn thiện về hệ thống lý 
luận và vận dụng trong thực tế, nó hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế 
và yêu cầu quản lý kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh hướng vào phục vụ nội 
bộ quản trị doanh nghiệp, rất linh hoạt và đa dạng trong các phương pháp phân 
tích.Số liệu của phân tích đôi khi là những bí mật riêng của doanh nghiệp nên không 
có trách nhiệm pháp lý cung cấp rộng rãi như các báo cáo kế toán 
1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế 
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế chính là kết quả của quá trình 
hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình kinh 
doanh của doanh nghiệp”3[3]. 
1.PGS. TS. Phạm Thí Gái.2004, Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê, Hà Nội.Trang 5 
2.TS.Ngô Hà Tấn.2001, Phân tích hoạt động kinh doanh ( phần 1). NXB Giáo dục. Trang 10 
3.TS.Ngô Hà Tấn.2001,Phân tích hoạt động kinh doanh (phần 1).NXB Giáo dục. Trang 16 
 2
a. Kết quả của quá trình kinh doanh 
Kết quả của quá trình kinh doanh theo nghĩa rộng không chỉ là kết quả tài 
chính cuối cùng của doanh nghiệp mà còn là kết quả thể hiện qua từng giai đoạn 
trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp 
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. 
Chỉ tiêu kinh tế gắn liền với trị số của chỉ tiêu. Chỉ tiêu kinh tế có nội dung tương 
đối ổn định còn trị số của chỉ tiêu kinh tế thì thay đổi theo thời gian và không gian. 
Trị số của chỉ tiêu kinh tế có thể được đo lường bằng các thước đo khác nhau. 
Chỉ tiêu kinh tế bao gồm chỉ tiêu phản ánh số lượng và chỉ tiêu phản ánh chất 
lượng hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu số lượng là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoặc điều 
kiện của quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: các chỉ tiêu về doanh thu, về vốn 
kinh doanh, về giá trị sản xuấtChỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của 
quá trình sản xuất kinh doanh, chẳng hạn: năng suất lao động, giá thành, tỷ suất lợi 
nhuậnTuy nhiên, cách phân chia trên chỉ mang tính tương đối và tùy thuộc vào 
mục tiêu của phân tích 
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh tế 
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh 
mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến chỉ tiêu phân tích. 
Nhân tố là những yếu tố bên trongcủa mỗi hiện tượng, mỗi quá trình kinh tế...và 
mỗi biến động của nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến độ lớn, tính chất, xu 
hướng và mức độ của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình 
sản xuất kinh doanh có rất nhiều, tùy theo mục đích phân tích có thể phân loại nhân 
tố theo nhiều tiêu thức khác nhau 
- Theo nội dung kinh tế của nhân tố, nhân tố bao gồm: 
+ Những nhân tố thuộc về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: 
số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốnnhững nhân tố này ảnh hưởng trực 
tiếp đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 
+ Những nhân tố thuộc về kết quả sản xuất, những nhân tố này thường ảnh 
hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng, sản xuất đến tiêu thụ như: số lượng, chất 
lượng sản phẩm sản xuất 
- Theo tính tất yếu của nhân tố, có thể phân thành 2 loại 
+ Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh như một tất yếu trong quá trình 
 3
kinh doanh, ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp. Thông thường, nhân tố khách 
quan chịu ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và đó là nhân tố bên ngoài. 
+ Nhân tố chủ quan: là nhân tố phát sinh tùy thuộc vào sự nổ lực của bản 
thân doanh nghiệp, đó thường là nhân tố bên trong 
- Theo xu hướng tác động của nhân tố,bao gồm: 
+ Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của 
hiệu quả kinh doanh. 
+ Nhân tố tiêu cực là nhân tố tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết quả 
kinh doanh. 
- Theo tính chất của nhân tố, nhân tố bao gồm: 
+ Nhân tố số lượng: là nhân tố phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh 
doanh như: số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... 
+ Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu quả kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng 
các yếu tố kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động... 
Theo phạm vi phát sinh của nhân tố, bao gồm: 
+ Nhân tố bên trong: là những nhân tố phát sinh bên trong đơn vị. 
+ Nhân tố bên ngoài: phát sinh bên ngoài doanh nghiệp. Các nhân tố này 
thường là những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (môi trường kinh tế, chính trị, xã 
hội) và môi trường vi mô (khách hàng, thị hiếu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...) 
Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích và định lượng 
chúng là công việc hết sức cần thiết vì nếu chỉ dừng lại trị số của chỉ tiêu phân tích 
thì nhà quản lý sẽ không thể phát hiện ra các tiềm năng cũng như các tồn tại trong 
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế 
 Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình 
thực hiện kỳ trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu bình quân 
nội ngành và các thông số thị trường; 
 Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình hình 
thực hiện kế hoạch 
 4
 Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư 
dài hạn 
 Xây dựng kế hoạch dự án trên kết quả phân tích 
 Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt 
động của doanh nghiệp 
 Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. 
Các báo cáo được thể hiện bằng lời văn, bảng biểu và các loại đồ thị hình tượng, 
thuyết phục. 
1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế 
1.2.1 Nguyên tắc phân tích hoạt động kinh tế 
- Phải lấy số kế hoạch (hoặc số thực hiện kỳ trước) làm căn cứ tiêu chuẩn, 
phải dựa vào các chỉ tiêu bình quân nội ngành (nếu có) hoặc là các tài liệu, số liệu 
hạch toán thống nhất theo chế độ Nhà nước đã ban hành. 
- Khi phân tích phải bắt đầu từ việc bao quát đánh giá chung sau đó mới đi sâu 
cụ thể vào phân tích từng mặt, từng nhân tố theo từng thời gian và địa điểm cụ thể. 
- Khi phân tích phải phân loại các nhân tố một cách có khoa học để tìm ra 
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, thứ yếu, nhân tố mang tính tích cực hoặc tiêu cực. 
- Khi phân tích phải xem xét mối quan hệ ràng buộc giữa chúng với nhau, 
nhất là mối quan hệ ba mặt: tổ chức – kinh tế - kỹ thuật. 
 1.2.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu 
1.2.2.1 Phương pháp so sánh 
Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích kinh 
doanh để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu 
phân tích. Vận dụng phương pháp này cần phải nắm các vấn đề sau: 
a) Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn 
cứ để so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh cho thích 
hợp. Các gốc so sánh có thể là: 
- Số gốc của năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của 
các chỉ tiêu qua hai hay nhiều kỳ 
- Số gốc là số kế hoạch (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình 
 5
hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức. 
- Số gốc là số trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc 
đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp so với 
trung bình tiến triển của ngành và khả năng đáp ứng nhu cầu. 
Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc trung bình ngành gọi chung là 
trị số kỳ gốc. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu 
kỳ phân tích 
b) Ðiều kiện so sánh được: Ðể phương pháp này có ý nghĩa thì các chỉ tiêu phải 
đồng nhất cả về thời gian và không gian 
* Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch 
toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: 
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. 
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. 
- Phải cùng một đơn vị đo lường. 
* Về không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều 
kiện kinh doanh tương tự như nhau. 
c) Kỹ thuật so sánh: 
* So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ 
gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, 
quy mô của chỉ tiêu phân tích 
Mức biến động tuyệt đối = Trị số kỳ phân tích - Trị số kỳ gốc 
* So sánh bằng số tương đối: 
Số tương đối: 
- Là tỷ lệ phần trăm (%) giữa trị số kỳ phân tích so với trị số kỳ gốc của chỉ 
tiêu kinh tế để thể hiện mức độ hoàn thành 
- Là tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ 
tăng trưởng 
- Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho 
phù hợp 
- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung: (áp 
 6
dụng khi so sánh các yếu tố đầu vào): là kết quả so sánh giữa trị số kỳ phân tích với 
trị số của kỳ gốc, nhưng đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên 
quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. 
 Mức biến động tuyệt đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh) 
Hay ∆C = C1 – C0x H 
Mức biến động tương đối: (%)100
0
1 x
xH
t
C
C 
Trong đó: C0 : Chi phí sản xuất kỳ gốc 
 C1 : Chi phí sản xuất kỳ thực hiện 
H: Hệ số điều chỉnh(Hệ số điều chỉnh thường là tỷ lệ hoàn thành doanh thu, 
tỷ lệ tăng trưởng sản lượng) 
Nếu: t 100% và ∆C 0: doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào 
t >100% và ∆C > 0: doanh nghiệp lãng phí các yếu tố đầu vào 
* So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, 
biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm 
chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. 
1.2.2.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp phân tích theo nhân tố ảnh hưởng) 
Phương pháp loại trừ được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ 
ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi loại trừ ảnh hưởng của các 
nhân tố còn lại. Phương pháp này thể hiện qua phương pháp thay thế liên hoàn và 
phương pháp số chênh lệch 
a) Phương pháp thay thế liên hoàn 
Là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến 
chỉ tiêu phân tích khi giả định các nhân tố còn lại không thay đổi bằng cách lần lượt 
thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Trên cơ sở đó, tổng hợp lại mức 
độ ảnh hưởng của tất cả các nhân tố đối với đối tượng phân tích 
Các bước tiến hành: 
* Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích: 
Xác định phương trình kinh tế biểu thị mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng 
đến chỉ tiêu phân tích. 
 7
Gọi : Q là chỉ tiêu cần phân tích; 
 a, b, c trình tự là các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích 
Giả sử có phương trình kinh tế: Q = a . b . c 
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 
 Q0: Chỉ tiêu kỳ gốc, Q0 = a0 . b0 . c0 
* Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: 
Xác định chênh lệch giữa giá trị chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị chỉ tiêu kỳ 
gốc, chênh lệch có được đó chính là đốitượng phân tích. 
Đối tượng phân tích: Q =Q1 – Q0 = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0 
* Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 
Trình tự thay thế các nhân tố ảnh hưởng theo nguyên tắc sau: 
- Nhân tố số lượng thay đổi trước, nhân tố chất lượng thay đổi sau 
 - Trong trường hợp có ảnh hưởng của nhân tố kết cấu thì nhân tố số lượng 
thay đổi trước tiên, đến nhân tố kết cấu và cuối cùng là nhân tố chất lượng 
- Truờng hợp có ảnh hưởng của nhiều nhân tố số lượng và nhân tố chất 
lượng thì nhân tố chủ yếu thay thế trứơc, nhân tố thứ yếu thay thế sau. Nhân tố chủ 
yếu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn đến chỉ tiêu phân tích 
Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bướctrước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế 
- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: Q(a) = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 
- Thay thế bước 2 (cho nhân tốb): a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: Q(b) = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 
- Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c):a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: Q(c) = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0 
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: Q = Q(a) + Q(b)+ Q(c) 
* Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố: 
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp 
đểkhắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. 
 8
* Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnhhưởng 
không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời xây dựngphương hướng cho kỳ sau. 
Ví dụ: Một doanh nghiệp thương mại kinh doanh một loại sản phẩm có số 
liệu về sản lượng, đơn giá bán và doanh thu qua 2 năm như sau: 
CHỈ TIÊU Năm N Năm N+1 
Sản lượng tiêu thụ 100 200 
Đơn giá bán(1.000 đồng/sản phẩm) 80 70 
Doanh thu (1.000 đồng) 8.000 14.000 
Yêu cầu: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng qua 2 năm 
Chỉ tiêu phân tích: Doanh thu = Sản lượng tiêu thụ x Đơn giá bán 
 S = Q x P 
Doanh thu năm N: S0 = Q0 x P0 = 100 x 80 = 8.000 (đồng) 
Doanh thu năm N+1 : S1 = Q1 x P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng) 
Đối tượng phân tích: S = S1 - S0= 14.000 – 8.000 = + 6.000 (đồng) 
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 
Khi sản lượng tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử giá bán 
không thay đổi ở kỳ phân tích thì doanh thu: 
S(Q) = Q1P0 = 200 x 80 = 16.000 (đồng) 
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng 
∆S(Q) = S(Q) – S0 = Q1P0 - Q0P0 = 16.000 – 8.000 = + 8.000 (đồng) 
Khi giá bán thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, sản lượng không thay đổi 
ở kỳ phân tích thì doanh thu: 
S(P) = Q1P1 = 200 x 70 = 14.000 (đồng) 
 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán 
∆S(P) = S(P) – S(Q) = Q1P1 - Q1P0 = 14.000 – 16.000 = - 2.000 (đồng) 
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng cuả các nhân tố 
∆S = ∆S(Q) + ∆S(P) = 8.000 + (-2.000) = +6.000 (đồng) 
 9
Nhận xét: bộ phận bán hà ... ng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng VLĐ 
được xem xét qua các chỉ tiêu sau: 
Doanh thu thuần Số vòng quay bình quân của VLĐ 
(vòng) = VLĐ bình quân 
Chỉ tiêu này cho thấy, một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng 
doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ quay càng nhanh. 
Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh 
toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng VLĐ thay đổi 
không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm 
từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. 
VLĐ bình quân Số ngày b/q của một 
vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần x 360 (ngày/vòng) 
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Hệ số này 
càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển VLĐ càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng VLĐ 
càng cao. 
 83
Phương pháp phân tích:So sánh số vòng quay VLĐ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc 
Ví dụ: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty ABC (ĐVT: triệu đồng) 
Chỉ tiêu N N+1 N+2 
1. Doanh thu thuần SXKD 61.550 92.248 106.940 
2. Doanh thu và TN của các hoạt động khác 61.730 92.518 107.744 
3. Nguyên giá bình quân TSCĐ 21.300 34.015 
4. Vốn lưu động bình quân 58.398 75.908 
5.Vòng quay TSCĐ 4,331 3,144 
6. Số vòng quay vốn lưu động 1,58 1,409 
7. Số ngày một vòng quay vốn lưu động 228 256 
8. Hiệu suất sử dụng tài sản 1,233 1,048 
Trong bảng trên, các số liệu bình quân là số liệu trung bình của số đầu năm 
và cuối năm trên BCĐKT. Qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của 
công ty ABC ta thấy: 
 Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm N+2 thấp hơn so với năm trước. Nếu như năm 
N+1, một đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 4,33 đồng doanh thu thì năm N+2 chỉ tạo ra 
3,14 đồng doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn số liệu, ta nhận thấy trong 3 năm qua, 
công ty đã có nhiều đầu tư mới về thiết bị và nhà xưởng, góp phần làm tăng năng 
lực sản xuất, tạo tiền đề gia tăng doanh thu nhưng phần tăng doanh thu thuần vẫn 
nhỏ hơn phần tăng về đầu tư TSCĐ nên hiệu suất sử dụng TSCĐ có giảm sút. Tuy 
nhiên, những đầu tư tại đơn vị hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng 
nhu cầu thị trường đang gia tăng. 
 Về tốc độ lưu chuyển VLĐ, VLĐ năm N+2 lưu chuyển chậm hơn so với 
năm N+1, làm số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng từ 228 ngày/vòng năm 
N+1 lên đến 256 ngày/vòng năm N+2. 
 Do hiệu suất sử dụng cả TSCĐ và VLĐ kém hơn năm trước nên hiệu suất sử 
dụng toàn bộ tài sản của công ty ABC cũng kém hơn. Với năng lực đầu tư mới, 
công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở 
rộng thị trường góp phần đẩy mạnh doanh số, đồng thời có chính sách dự trữ hàng 
tồn kho hợp lý ... để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn doanh nghiệp 
6.5 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh 
Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các 
chỉ tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Trong 
phần này, chúng ta đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến: 
 84
a) Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) 
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời 
tài sản = Tổng tài sản bình quân x 100 
Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra 
bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng 
sinh lời tài sản càng lớn. Lợi nhuận xem xét ở đây cũng gồm cả lợi nhuận từ ba họat 
động, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài sản tổng cộng 
trên bảng CĐKT. 
b) Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất 
sinh lợi VCSH = Nguồn vốn CSH bình quân x 100 
Chỉ tiêu này thể hiện 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu 
đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực 
tài chính suy cho cùng thể hiện qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn CSH. Trong điều 
kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài 
chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn 
mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì 
khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 
Những nhận định sau đây là đúng hay sai? 
Câu 1:Nếu một công ty duy trì khả năng thanh toán hiện hành quá cao so với 
trung bình ngành thì có tốt không 
Câu 2: Một doanh nghiệp đạt được tổng mức lợi nhuận cao cho thấy rằng 
doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán công nợ tốt 
Câu 3: Khi tỷ lệ tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thì 
có thể nói vốn lưu động được sử dụng hiệu qủa 
Câu 4: Nếu tốc độ tăng doanh thu bán chịu nhỏ hơn tốc độ tăng khoản phải 
thu thì có thể hiểu rằng doanh nghiệp quản lý tốt công nợ 
Câu 5:Để quản lý tốt chi phí, doanh nghiệp cần phải nổ lực thực hiện tổng 
chi phí ở kỳ sau thấp hơn kỳ trước 
 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]TS. Nguyễn Ngọc Quang, Phân tích hoạt động kinh tế, NXB Giáo dục-2009 
[2]TS. Trương Bá Thanh, ThS Trần Đình Khôi Nguyên, Phân tích hoạt đông kinh 
doanh, NXB Giáo dục_2001 
[3] TS. Phạm Văn Dược, Ðặng Kim Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB 
Tổng hợp TP Hồ Chí Minh- 2005 
[4] TS. Trịnh Văn Sơn. 2005,Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế. 
\ 
 86
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH 
TẾ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ............................................................................. 1 
1.1 Đối tượng, nhiệm vụ phân tích hoạt động kinh tế ...............................................1 
1.1.1 Sự cần thiết của phân tích hoạt động kinh tế..................................................... 1 
1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế........................................................ 1 
1.1.3 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế ........................................................ 3 
1.2. Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế ...........................................................4 
1.2.1 Nguyên tắc phân tích hoạt động kinh tế............................................................. 4 
1.2.2 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế chủ yếu .................................. 4 
1.2.2.1 Phương pháp so sánh ...................................................................................4 
1.2.2.2. Phương pháp loại trừ (phương pháp phân tích theo nhân tố ảnh hưởng) ....6 
1.2.2.3 Phương pháp cân đối ...................................................................................9 
1.3. Tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế .....................................................9 
1.3.1 Trình tự tổ chức phân tích hoạt động kinh tế.................................................... 9 
1.3.3 Trách nhiệm tổ chức phân tích hoạt động kinh tế.......................................... 10 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ............................................................................... 11 
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ........................................... 12 
2.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tình hình sản xuất..........................................12 
2.1.1 Ý nghĩa ................................................................................................................12 
2.1.2 Nhiệm vụ .............................................................................................................12 
2.2 Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu khối lượng sản xuất ......................12 
2.2.1 Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp............. 12 
2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất mặt hàng chủ yếu........... 15 
2.3 Phân tích tình hình về chất lượng sản phẩm sản xuất .....................................18 
2.3.1 Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm được chia thành thứ hạng phẩm cấp18 
2.3.2 Đối với doanh nghiệp mà sản phẩm không chia thành thứ hạng phẩm cấp22 
2.3.2.1. Chỉ tiêu phân tích......................................................................................22 
2.3.2.2. Phương pháp phân tích .............................................................................23 
 87
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ............................................................................... 25 
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT...... 26 
3.1 Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích các yếu tố sản xuất..............................................26 
3.2 Phân tích tình hình lao động ...............................................................................26 
3.2.1 Phân tích cấu thành và sự biến động của lực lượng lao động .......................26 
3.2.1.1 Phân tích cấu thành lực lượng lao động ........................................................26 
3.2.1.2 Phân tích tình hình tăng , giảm công nhân sản xuất ...................................27 
3.2.2 Phân tích tình hình năng suất lao động ...........................................................29 
3.2.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng quản lý và sử dụng thời gian làm 
việc của công nhân sản xuất.................................................................................................. 34 
3.2.3.1. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng thời gian làm việc của công nhân 
sản xuất...........................................................................................................................34 
3.2.3.2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng giờ công của công nhân sản xuất.35 
3.3 Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) ....................35 
3.3.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định.................................................... 35 
3.3.1.2 Phân tích sự biến động của tài sản cố định................................................35 
3.3.1.3 Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định .......................................36 
3.3.2 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.................................................... 36 
3.3.2.1 Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ tài sản cố định ..................................36 
3.3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị sản xuất .............................37 
3.4. Phân tích tình hình đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất ..............................39 
3.4.1. Phân tích tình hình cung cấp tổng khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuất39 
3.4.2. Phân tích tình hình cung cấp các loại nguyên vật liệu chủ yếu.................... 40 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ............................................................................... 41 
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM......................................... 42 
4.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích giá thành sản phẩm .............................................42 
4.2. Phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm.........................................................42 
4.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm .....................44 
4.4. Phân tích tình hình thực hiện các khoản mục giá thành ..................................50 
4.4.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.......................... 50 
 88
4.4.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp......................................... 52 
4.4.2.1 Phân tích quỹ lương công nhân sản xuất...................................................52 
4.4.2.2 Phân tích tiền lương bình quân của công nhân sản xuất............................53 
4.4.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung................................................ 53 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ............................................................................... 54 
CHƯƠNG 5 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN............. 55 
5.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận...........................55 
5.2. Phân tích chung tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp ......................................55 
5.2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt hiện vật.................................................. 55 
5.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ về mặt giá trị ...................................................... 56 
5.2.3 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu ........ 57 
5.3 Phân tích điểm hoà vốn ........................................................................................58 
5.3.1 Phương pháp xác định điểm hoà vốn ............................................................... 58 
5.3.2 Phân tích điểm hoà vốn để quyết định phương án sản xuất kinh doanh ... 60 
5.4. Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp ...............................................................61 
5.4.1 Phân tích khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp ........................................... 61 
5.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh................ 61 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................................... 67 
CHƯƠNG 6 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH.......................................... 68 
6.1. Ý nghĩa, nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính ...............................................68 
6.2 Phân tích chung tình hình tài chính....................................................................69 
6.2.1 Phân tích chung sự biến động về tài sản, nguồn vốn...................................... 70 
6.6.2 Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn........................................... 71 
6.2.3 Phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn................................................................ 73 
6.3 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán .................................77 
6.3.1 Phân tích tình hình thanh toán......................................................................... 77 
6.3.1.1 Phân tích tình hình nợ phải thu ................................................................77 
6.3.1.2 Phân tích tình hình nợ phải trả ...................................................................78 
6.3.2 Phân tích khả năng thanh toán......................................................................... 79 
6.3.2.1 Phân tích hệ số khả năng thanh toán hiện hành.........................................79 
 89
6.3.2.2 Phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) ..................................79 
6.3.2.3. Phân tích hệ số khả năng thanh toán tức thời (Ktt) ....................................80 
6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh......................................................80 
6.4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn.......................................................... 81 
6.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định.......................................................... 82 
6.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................................... 82 
6.5 Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh ...................83 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ............................................................................... 84 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 85 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_phan_tich_hoat_dong_kinh_te_nguyen_thi_phuong_hao.pdf