Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

I. Vị trí, tính chất của môn học:

 - Vị trí: dành cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội và Quản trị văn phòng – Lưu trữ, được bố trí ở học kỳ 2, năm thứ nhất

 - Tính chất: bắc buộc

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Nhận diện được khái niệm, các phương pháp nghiên cứu và cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong học tập và hoạt động khoa học.

- Về kỹ năng: Thực hiện được các bước một đề tài nghiên cứu khoa học như: xác định tên đề tài, lập được kế hoạch nghiên cứu, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tích cực hợp tác, trách nhiệm trong học tập và áp dụng vào nghiên cứu cải thiện quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của ngành nghề.

+ SV có ý thức tự giác trong học tập và nghiên cứu; có phương pháp học tập tích cực và trau dồi kiến thức mới.

+ Sinh viên thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức trong việc hoàn thiện bản thân để trở thành một viên chức thực hiện về công tác xã hội và văn thư lưu trữ trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

 

doc 8 trang yennguyen 9780
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề cương môn Phương pháp nghiên cứu khoa học
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên môn học: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã môn học: 61009218
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 30 giờ; Kiểm tra 2 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:	
	- Vị trí: dành cho sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội và Quản trị văn phòng – Lưu trữ, được bố trí ở học kỳ 2, năm thứ nhất
	- Tính chất: bắc buộc
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức: Nhận diện được khái niệm, các phương pháp nghiên cứu và cách thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học trong học tập và hoạt động khoa học.
- Về kỹ năng: Thực hiện được các bước một đề tài nghiên cứu khoa học như: xác định tên đề tài, lập được kế hoạch nghiên cứu, sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+ Tích cực hợp tác, trách nhiệm trong học tập và áp dụng vào nghiên cứu cải thiện quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của ngành nghề.
+ SV có ý thức tự giác trong học tập và nghiên cứu; có phương pháp học tập tích cực và trau dồi kiến thức mới. 
+ Sinh viên thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức trong việc hoàn thiện bản thân để trở thành một viên chức thực hiện về công tác xã hội và văn thư lưu trữ trong tương lai, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
III. Nội dung môn học:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Số TT
Tên chương, mục
Thời gian (giờ)
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập
Kiểm tra
1
2
3
Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu khoa học
1. Khái niệm nghiên cứu khoa học và đề tài nghiên cứu khoa học
2. Chức năng của nghiên cứu khoa học
3. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học
4. Các loại hình nghiên cứu khoa học
Chương 2: Khung lôgic tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học
1. Xác định đề tài nghiên cứu
2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Kiểm tra giữa kỳ
3. Đo lường - Thu thập dữ liệu
4. Phân tích dữ liệu
5. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
6. Lập kế hoạch nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
1. Mục đích và tiêu chí đánh giá
2. Cách tổ chức đánh giá 
3. Công cụ đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
- Kiểm tra thường xuyên (Báo cáo sản phẩm)
3
39
3
2
10
1
1
28
1
1
1
Cộng
45
13
30
2
2. Nội dung chi tiết:
1
Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu khoa học
Thời gian: 3
1. Mục tiêu: 
- Sinh viên hiểu được tại sao cần nghiên cứu khoa học. 
- Sinh viên trình bày được khái niệm nghiên cứu khoa học và đề tài nghiên cứu khoa học; các đặc điểm, chức năng và các loại hình nghiên cứu khoa học. 
- Sinh viên thảo luận; thực hành vận dụng kiến thức vào tìm hiểu các vấn đề cụ thể của ngành công tác xã hội và văn thư lưu trữ. 
2. Nội dung:
1.1. Khái niệm nghiên cứu khoa học và đề tài nghiên cứu khoa học
1.2. Chức năng của nghiên cứu khoa học
1.3. Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học
1.4. Các loại hình nghiên cứu khoa học
1.5. Thảo luận. 
2
Chương 2: Khung lôgic tiến hành một đề tài NCKH
Thời gian: 39
1. Mục tiêu:
- Sinh viên trình bày được cơ sở lí luận các bước tiến hành một đề tài nghiên cứu.
- Sinh viên thảo luận; thực hành vận dụng kiến thức vào các bước của một đề tài cụ thể thuộc lĩnh vực công tác xã hội và văn thư lưu trữ.
- Sinh viên tiến hành báo cáo tên đề tài và Báo cáo kế hoạch nghiên cứu một đề tài cụ thể.
2. Nội dung:
2.1 Xác định đề tài nghiên cứu
2.1.1. Tìm hiểu hiện trạng
2.1.2. Xác định tên đề tài nghiên cứu
2.1.3. Xác định đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.5. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.6. Thảo luận, thực hành . 
Thời gian: 6
3
2.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu.
Báo cáo tên đề tài nghiên cứu
Thảo luận, thực hành. 
Thời gian: 6
4
2.3. Đo lường - Thu thập dữ liệu
2.3.1. Các PP thu thập dữ liệu
2.3.1.1. PP chọn mẫu
2.3.1.2. Các PPNC lý thuyết
2.3.1.3. Các PPNC thực nghiệm
- Thực nghiệm phát hiện hiện trạng
- Thực nghiệm tác động hình thành
2.3.1.4. Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn – trò chuyện
- Phương pháp điều tra viết (Anket)
- Phương pháp trắc nghiệm (Test)
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
3.2. Kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị
3.2.1. Kiểm chứng độ tin cậy
3.2.2. Kiểm chứng độ giá trị
2.3.2. Thảo luận, thực hành. 
Thời gian: 12
5
2.4. Phân tích dữ liệu
2.4.1. Mô tả dữ liệu
2.4.2. So sánh dữ liệu
2.4.3. Liên hệ dữ liệu (tương quan dữ liệu)
Thời gian: 5
6
2.5. Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
2.5.1. Mục đích của báo cáo nghiên cứu khoa học
2.5.2. Cấu trúc báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học
2.5.3. Thảo luận, thực hành. 
Thời gian: 6
7
2.6. Lập kế hoạch nghiên cứu.
Báo cáo kế hoạch nghiên cứu một đề tài cụ thể.
Thời gian: 4
8
Chương 3: Đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
Thời gian: 3
1. Mục tiêu:
Sinh viên trình bày được: Mục đích ; tiêu chí ; cách tổ chức ; công cụ đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học.
Sinh viên thảo luận đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học và tự đánh giá đề tài đã tham gia thực hiện từ đó chỉnh sửa đề đề tài nghiên cứu khoa học được hoàn thiện hơn.
2. Nội dung:
3.1. Mục đích và tiêu chí đánh giá
3.2. Cách tổ chức đánh giá 
3.3. Công cụ đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học
Cộng
45
IV. Điều kiện thực hiện môn học:
1. Phòng học đảm bảo rộng rãi, thoáng mát
2. Trang thiết bị máy móc: đèn chiếu, màn hình
3. Học liệu: Tập bài giảng Phương pháp NCKH, GV cung cấp.
 4. Các điều kiện khác: Phòng máy
V. Nội dung và phương pháp, đánh giá: 
1. Nội dung:
	- Kiến thức: Đánh giá những nội dung cơ bản của học phần thông qua các bài báo cáo, thảo luận nhóm...
- Kỹ năng: Đánh giá các kỹ năng trình bày, phân tích, so sánh, chứng minh, liên hệ thực tiễn của người học.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá quá trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:
	+ Có tài liệu bắt buộc, vở ghi chép và thực hành các nội dung học tập.
	+ Sinh viên phải dự lớp tối thiểu 80% tổng số tiết của học phần.
	+ Sinh viên có đầy đủ các cột điểm thường xuyên và điểm kiểm tra giữa học phần.
2. Phương pháp:
2.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Trọng số 30%, trong đó 
- 1 điểm bài báo cáo hệ số 1. Hình thức: xây dựng tên một đề tài nghiên cứu, nộp vào tuần thứ 5
- 1 điểm báo cáo hệ số 2. Hình thức: xây dựng kế hoạch nghiên cứu một đề tài cụ thể, nộp vào tuần thứ 14
2.2. Đánh giá ý thức và thái độ học tập: Trọng số 10% trong đó
- Học tập trên lớp, chuyên cần  
- Phần tự học: mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giảng viên giao
2.3. Thi kết thúc học phần: Trọng số 60% 
Hình thức: chấm điểm báo cáo một đề tài cụ thể, sinh viên làm theo nhóm từ 2-4 người, nộp vào tuần thứ 17
4. Lịch trình kiểm tra định kỳ, thi cuối kỳ: Không
VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:
1. Phạm vi áp dụng môn học: Chương trình môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng để giảng dạy cho sinh viên trình độ cao đẳng ngành Công tác xã hội.
2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:
- Đối với giảng viên:
Đây là môn học có tính chất lý luận kết hợp thực hành giúp cho sinh viên có được phương pháp nghiên cứu khoa học, rất cần thiết cho sinh viên khi ra trường công tác, nên giảng viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vào trong giảng dạy nhằm gây được hứng thú cho sinh viên, làm cho sinh viên chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức nhằm đạt được mục tiêu của môn học.
- Đối với người học:
+ Sinh viên phải chuẩn bị bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giảng viên giao về nhà trước khi đến lớp. 
+ Tích cực tham gia các hoạt động được giảng viên tổ chức trong lớp học để rèn luyện các kỹ năng và nâng cao năng lực của mình.
3. Những trọng tâm cần chú ý:
Học phần nhấn mạnh đến các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Do vậy cần quan tâm đến các hoạt động thực hành để phát triển kỹ năng trình bày trao đổi, thảo luận cho sinh viên.
4. Tài liệu tham khảo:
4.1. Tài liệu bắt buộc:
- Bài giảng: Phương pháp nghiên cứu khoa học, Đặng Ngọc Lợi – Khoa Cơ bản (Tài liệu lưu hành nội bộ), GV cung cấp.
4.2. Tài liệu tham khảo:
- Bộ GD&ĐT (Dự án Việt – Bỉ), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2000, có tại Thư viện trường CĐCĐ KonTum.
- Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, có tại Thư viện trường CĐCĐ KonTum.
- Website:  
5. Ghi chú và giải thích (nếu có):
 Kon Tum, ngày 24 tháng 12 năm 2018 
Phòng NCKH&HTQT	 Người lập
 (Ký ghi rõ họ tên)	 	(Ký ghi rõ họ tên)
 Đặng Ngọc Lợi
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mã số môn học: 61009218
 (Ban hành theo Quyết định số /QĐ- CĐCĐ ngày / /2018 của
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng cộng đồng Kon Tum )

File đính kèm:

  • docde_cuong_mon_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc.doc