Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ

Tóm tắt: Trình bày khái niệm và vai trò của Định hướng quốc gia về phát triển nguồn

tin KH&CN; Làm rõ quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn tin KH&CN quốc gia; Đề

xuất các nhiệm vụ cơ bản của Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN,

bao gồm: xây dựng và phát triển nguồn tin KH&CN nội sinh; Bổ sung, phát triển các

nguồn tin KH&CN quốc tế

pdf 10 trang yennguyen 5740
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ

Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin khoa học và công nghệ
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 3
Mở đầu
Để phát triển kinh tế-xã hội của một 
đất nước nói chung cũng như mỗi ngành 
nghề, lĩnh vực cụ thể nói riêng đều cần 
xác định định hướng chiến lược cho từng 
giai đoạn cụ thể và tầm nhìn dài hạn. Đây 
là cơ sở pháp lý để chính phủ và các bộ, 
ngành xác định phương hướng và nhiệm 
vụ nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, 
văn hóa, giáo dục, KH&CN, v.v Đặc 
biệt, đối với các lĩnh vực cần có sự đầu tư 
lớn và tham gia triển khai mạnh mẽ của 
các cơ quan nhà nước thì việc xây dựng 
định hướng phát triển ngành là hết sức 
cần thiết nhằm điều phối và quản lý các 
nguồn lực đầu tư của chính phủ, điển hình 
là việc xây dựng định hướng quốc gia cho 
phát triển nguồn tin KH&CN.
1. Khái niệm và vai trò của Định 
hướng quốc gia về phát triển nguồn tin 
KH&CN
Khái niệm “Định hướng quốc gia về 
phát triển nguồn tin KH&CN” lần đầu 
tiên được đề cập tới tại điều 18 của Nghị 
định 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2016 về 
hoạt động thông tin, thống kê KH&CN:
“1. Định hướng quốc gia về phát triển các 
nguồn tin KH&CN được xây dựng phù hợp 
với chiến lược phát triển KH&CN quốc gia 
và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và 
phát triển công nghệ của đất nước. Bộ Khoa 
Tóm tắt: Trình bày khái niệm và vai trò của Định hướng quốc gia về phát triển nguồn 
tin KH&CN; Làm rõ quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn tin KH&CN quốc gia; Đề 
xuất các nhiệm vụ cơ bản của Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN, 
bao gồm: xây dựng và phát triển nguồn tin KH&CN nội sinh; Bổ sung, phát triển các 
nguồn tin KH&CN quốc tế. 
 Từ khóa: Nguồn tin KH&CN; phát triển nguồn tin; thông tin KH&CN; định 
hướng quốc gia; nguồn tin nội sinh; nguồn tin quốc tế.
 National S&T e-resources development plan
Abstract: Th e article introduces the defi nition and role of the national S&T e-resources 
development guidelines: Stating the viewpoints and objectives of developing the national 
S&T e-resources; Introducing fundamental priorities of the National S&T e-resources 
development plan, including the establishment and development of in-house S&T 
e-resources; Supplementation and development of international S&T e-resources.
Keywords: S&T e-resources; e-resource development; S&T information; national 
guidelines; in-house e-resources; international e-resources.
ĐỊNH HƯỚNG QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN 
NGUỒN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Th S Đào Mạnh Th ắng, Th S Trần Th ị Hải Yến
 Cục Th ông tin KH&CN quốc gia
4 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
học và Công nghệ xây dựng định hướng 
quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN. 
2. Việc phát triển các nguồn tin KH&CN 
sử dụng ngân sách nhà nước của các bộ, 
ngành và địa phương phải phù hợp với định 
hướng quốc gia về phát triển nguồn tin 
KH&CN và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu 
khoa học và phát triển công nghệ của bộ, 
ngành và địa phương. 
3. Hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, 
cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân 
dân cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước 
để phát triển nguồn tin KH&CN có trách 
nhiệm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ 
về danh mục, kinh phí mua, tình hình sử 
dụng và hiệu quả khai thác các nguồn tin 
KH&CN” [1].
Từ những nội dung được đề cập tại 
Nghị định 11/2014/NĐ-CP, có thể hiểu: 
Định hướng quốc gia về phát triển nguồn 
tin KH&CN là văn bản do cơ quan có thẩm 
quyền ban hành, bao gồm những nguyên 
tắc và mục tiêu chiến lược nhằm đảm bảo 
cộng đồng khoa học nói riêng và người 
dân nói chung có cơ hội được tiếp cận và 
sử dụng các tri thức KH&CN của quốc gia 
và quốc tế nhằm phát triển kinh tế, xã hội 
và nâng cao chất lượng cuộc sống. Định 
hướng xác định vai trò của chính phủ và 
các cơ quan quản lý trong quá trình tạo lập 
và phát triển các nguồn tin KH&CN trong 
nước và quốc tế, đồng thời cũng đưa ra các 
giải pháp để đạt được các mục tiêu chiến 
lược của định hướng.
Lĩnh vực thông tin KH&CN của Việt 
Nam hiện nay đã hình thành mạng lưới 
các cơ quan thông tin KH&CN trên cả 
nước, bao gồm các trung tâm TT-TV 
thuộc các bộ, ngành, địa phương. Về mặt 
chuyên môn, Cục Th ông tin KH&CN 
quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về 
lĩnh vực TT-TV KH&CN. Do đó, Cục có 
chức năng quản lý, điều phối và tổ chức 
các hoạt động TT-TV KH&CN tại Việt 
Nam, trong đó có hoạt động phát triển 
nguồn tin KH&CN. Đây là hoạt động cơ 
bản và cốt lõi nhất nhằm tạo nên hạ tầng 
thông tin KH&CN, một thành tố chính 
của tiềm lực KH&CN quốc gia.
Qua nghiên cứu, khảo sát hiện trạng 
hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN 
trên cả nước cho thấy:
- Nguồn lực đầu tư cho công tác phát 
triển nguồn tin KH&CN tại các cơ quan, 
tổ chức chủ yếu từ ngân sách nhà nước.
- Công tác phát triển nguồn tin KH&CN 
tại các cơ quan, tổ chức còn thiếu sự định 
hướng và phối hợp giữa các đơn vị với 
nhau, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn 
lực của nhà nước và chưa đáp ứng được 
nhu cầu của cộng đồng khoa học [4].
Do vậy, việc xây dựng định hướng quốc 
gia về phát triển nguồn tin KH&CN là rất 
cần thiết. Điều này đã được nêu ra trong 
Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động 
thông tin KH&CN, trong đó xác định sự 
cần thiết và trách nhiệm của Bộ Khoa học 
và Công nghệ trong việc xây dựng định 
hướng này.
Định hướng quốc gia về phát triển 
nguồn tin KH&CN có những vai trò cụ 
thể sau:
- Là cơ sở pháp lý để các cơ quan quản 
lý nhà nước và các tổ chức thông tin, thư 
viện KH&CN xác định được mục tiêu của 
hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN 
trên quy mô cả nước và tại từng đơn vị và 
đề ra các chiến lược và biện pháp cụ thể 
nhằm đạt được các mục tiêu đó. Đối với 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 5
Bộ Khoa học và Công nghệ, định hướng 
quốc gia sẽ giúp Bộ xây dựng kế hoạch 
phát triển các nguồn tin KH&CN cho hoạt 
động nghiên cứu và phát triển, điều phối 
công tác bổ sung nguồn tin KH&CN và 
phân bổ các nguồn đầu tư một cách hợp 
lý cho các cơ quan, đơn vị tiến hành bổ 
sung nguồn tin KH&CN. Đối với các tổ 
chức TT-TV KH&CN, thì định hướng 
quốc gia sẽ giúp họ xác định được những 
nguồn tài nguyên thông tin cần thiết đáp 
ứng mục tiêu nhiệm vụ của đơn vị mình, 
đồng thời sử dụng hợp lý ngân sách cho 
công tác phát triển nguồn tin, tránh lãng 
phí, trùng lặp.
- Là công cụ quản lý hoạt động phát 
triển nguồn tin KH&CN trên cả nước: 
Định hướng đặt ra những phương hướng, 
mục tiêu của công tác phát triển nguồn 
tin, đồng thời xác định những nguồn tin 
cần được ưu tiên tạo lập, phát triển. Th ông 
qua định hướng này, các cơ quan quản lý 
nhà nước có thể phân bổ ngân sách hợp 
lý dành cho phát triển nguồn tin tại các 
bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, đối 
chiếu với tình hình phát triển nguồn tin 
trong thực tế tại các cơ quan, tổ chức để so 
sánh, đánh giá hiệu quả của công tác này. 
Hằng năm, các cơ quan, tổ chức sử dụng 
ngân sách nhà nước để phát triển nguồn 
tin KH&CN đều phải báo cáo về hiệu quả 
của công tác này cho cơ quan quản lý nhà 
nước là Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Là cơ sở để xác định mức độ hội nhập 
quốc tế về thông tin KH&CN. Th ông qua 
các mục tiêu định tính và định lượng cụ 
thể trong định hướng chiến lược của các 
giai đoạn, có thể giúp xác định mức độ cập 
nhật và tiếp cận các nguồn tin KH&CN 
của cộng đồng khoa học trong nước so với 
các nước trên thế giới. Đây là một trong 
những thước đo quan trọng đánh giá trình 
độ nghiên cứu khoa học và phát triển công 
nghệ của một quốc gia.
Định hướng quốc gia về phát triển 
nguồn tin KH&CN được xây dựng dựa 
trên sự đánh giá tác động của nhiều yếu tố 
khác nhau, bao gồm: khuôn khổ pháp lý, 
môi trường KH&CN, các xu hướng phát 
triển của công nghệ, của lĩnh vực xuất bản 
khoa học, v.v.
2. Nội dung chính của Định hướng 
quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN
2.1. Quan điểm và mục tiêu
2.1.1. Quan điểm
Công tác phát triển nguồn tin KH&CN 
trên cả nước cần được triển khai dựa trên 
các quan điểm sau đây:
- Phát triển nguồn tin KH&CN là công 
tác quan trọng, cần có sự quan tâm và đầu 
tư thích đáng của nhà nước: Nhận thức về 
vai trò của thông tin KH&CN trong các cơ 
quan, tổ chức KH&CN còn chưa cao, dẫn 
đến đầu tư kinh phí cho hoạt động này còn 
thấp. Do đó, cần có sự chỉ đạo và đầu tư 
tới ngưỡng của nhà nước nhằm đẩy mạnh 
công tác thông tin KH&CN, góp phần 
phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu 
khoa học, giáo dục, đào tạo và sản xuất 
kinh doanh.
- Đầu tư cho phát triển nguồn tin là đầu 
tư phát triển tiềm lực KH&CN: Th ông tin 
KH&CN là một bộ phận cấu thành quan 
trọng của tiềm lực KH&CN, do đó đầu 
tư phát triển nguồn tin KH&CN quốc gia 
góp phần nâng cao tiềm lực KH&CN, đảm 
bảo nền tảng bền vững và lâu dài cho các 
hoạt động KH&CN.
- Phát triển nguồn tin KH&CN là công 
6 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
tác dài hạn, liên tục: Bản chất của thông 
tin KH&CN có tính kế thừa và tích lũy 
qua thời gian, do đó để tạo ra được một 
hệ thống thông tin KH&CN với các nguồn 
tài nguyên thông tin phong phú, bao quát 
đầy đủ các tri thức khoa học trong nước và 
quốc tế, thì công tác bổ sung và phát triển 
nguồn tin cần được đầu tư lâu dài và tiến 
hành liên tục, nhất quán, tránh sự ngắt 
quãng và đầu tư dàn trải sang các hạng 
mục công việc khác.
- Đảm bảo được ngưỡng an toàn thông 
tin cho hoạt động nghiên cứu và phát 
triển: Để tạo ra được những tri thức khoa 
học mới, các sản phẩm và công nghệ tiên 
tiến thì các cán bộ nghiên cứu cần được 
tiếp cận và sử dụng một lượng tối thiểu 
nhất định (ngưỡng an toàn) các tài liệu 
KH&CN trong nước và quốc tế. Việc tiếp 
cận tới các công trình khoa học chủ yếu 
và quan trọng của thế giới sẽ giúp các 
nhà khoa học Việt Nam xác định được xu 
hướng nghiên cứu, kế thừa các thành tựu 
đã đạt được để tiếp tục nghiên cứu và phát 
triển các tri thức và công nghệ mới, bắt kịp 
trình độ nghiên cứu của các nước hàng 
đầu khu vực Đông Nam Á và trình độ 
quốc tế. Do vậy, công tác phát triển nguồn 
tin KH&CN phải đảm bảo ngưỡng an toàn 
về thông tin đầu vào cho hoạt động nghiên 
cứu khoa học trong nước.
- Kết hợp huy động các nguồn kinh 
phí khác nhau cho hoạt động phát triển 
nguồn tin: Trong đó, kinh phí đầu tư cho 
sự nghiệp KH&CN giữ vai trò chủ đạo, 
tích cực khai thác và huy động các nguồn 
kinh phí từ ngân sách cho sự nghiệp giáo 
dục, tài nguyên - môi trường, y tế, nông 
nghiệp, v.v Đồng thời, khuyến khích các 
đơn vị, doanh nghiệp sử dụng kinh phí tự 
có để phát triển nguồn tin KH&CN.
- Đối với hoạt động phát triển nguồn 
tin sử dụng ngân sách nhà nước cần có sự 
điều phối của trung ương và sự phối hợp 
của cả mạng lưới. Bộ Khoa học và Công 
nghệ giữ vai trò quản lý và phân bổ nguồn 
ngân sách sự nghiệp KH&CN cho phát 
triển nguồn tin KH&CN tại các đơn vị. 
Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm 
sử dụng kinh phí này đúng mục đích và 
phù hợp với yêu cầu của bộ, ngành, địa 
phương mình.
2.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Góp phần phát triển 
và nâng cao năng lực của hệ thống thông 
tin KH&CN hiện đại, cung cấp nền tảng 
tri thức KH&CN trong nước và quốc tế 
phong phú, đầy đủ và cập nhật, đáp ứng 
yêu cầu công tác nghiên cứu khoa học và 
phát triển công nghệ của đất nước.
Mục tiêu cụ thể:
Từ nay đến 2020:
-Xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử 
dụng hệ thống CSDL quốc gia về KH&CN, 
cung cấp dữ liệu và thông tin đầy đủ, chính 
xác và kịp thời về KH&CN, phục vụ hoạch 
định chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên 
cứu khoa học và phát triển công nghệ, 
giáo dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh.
- Th u thập, xử lý, cập nhật và phát triển 
CSDL về các công bố KH&CN của Việt 
Nam trên các tạp chí khoa học và kỷ yếu 
hội nghị, hội thảo khoa học trong nước. 
Mục tiêu đến năm 2020, thu thập và cập 
nhật CSDL toàn bộ các tạp chí khoa học 
Việt Nam được tính điểm.
- Th u thập, số hóa và xây dựng CSDL 
tài liệu khoa học tại các bộ, ngành, địa 
phương. Phấn đấu đến năm 2020, về cơ 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 7
bản tất cả các tổ chức thông tin KH&CN 
bộ, ngành, địa phương đều xây dựng được 
bộ sưu tập số hóa các tài liệu KH&CN 
thuộc bộ, ngành, địa phương quản lý.
- Xây dựng và phát triển CSDL trích 
dẫn khoa học Việt Nam nhằm cung cấp 
công cụ phân tích phục vụ đánh giá sản 
lượng và chất lượng nghiên cứu khoa học 
trong nước.
- Bổ sung, phát triển các nguồn tin 
KH&CN quốc tế, đảm bảo ngưỡng an 
toàn thông tin (theo cấp độ 4 của Hướng 
dẫn bổ sung nguồn tin của IFLA [2]) phục 
vụ cho cộng đồng khoa học Việt Nam.
Đến 2030: 
Bổ sung, phát triển các nguồn tin 
KH&CN quốc tế, đảm bảo ngưỡng an 
toàn thông tin (theo cấp độ 5 của Hướng 
dẫn bổ sung nguồn tin của IFLA [2]) phục 
vụ cho cộng đồng khoa học Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ chính
2.2.1. Xây dựng và phát triển nguồn tin 
nội sinh
Các nguồn tin nội sinh bao gồm các 
tài liệu và thông tin KH&CN được tạo ra 
trong nước và bởi các tổ chức và nhà khoa 
học của Việt Nam. Các nguồn tin nội sinh 
phản ánh hoạt động và thành tựu KH&CN 
của đất nước. Đây là nguồn thông tin, tri 
thức cốt lõi của nền KH&CN Việt Nam.
Việc xây dựng và phát triển các nguồn 
tin nội sinh bao gồm: 
2.2.1.1.Cơ sở dữ liệu công bố khoa học 
Việt Nam
a. Bối cảnh
Ngày nay, sự trao đổi, truyền tải và phổ 
biến thông tin, tri thức trong giới học thuật 
được thực hiện dưới nhiều hình thức khác 
nhau trong đó phổ biến nhất là thông qua 
các kênh công bố công khai và được xã hội 
đánh giá, đó là xuất bản tạp chí khoa học 
(hoặc sách chuyên khảo) và công bố tại 
các hội thảo khoa học.
Ở các nước phát triển trên thế giới, 
các tạp chí khoa học do các nhà xuất bản 
(thương mại hoặc phi lợi nhuận) hoặc các 
hiệp hội nghề nghiệp xuất bản một cách 
tập trung. Ngược lại, các tạp chí khoa học 
của Việt Nam phần lớn là do các viện 
nghiên cứu, trường đại học hoặc các hội 
nghề nghiệp xuất bản theo hình thức đơn 
lẻ, với số lượng đầu tên tạp chí ít ỏi. Hình 
thức xuất bản phổ biến vẫn là tạp chí in 
với số lượng hạn chế không mang tính 
kinh doanh, một số tạp chí có thể truy cập 
trực tuyến, tuy nhiên số bài còn hạn chế và 
có độ trễ nhất định so với bản in. Bên cạnh 
đó, hằng năm tại Việt Nam diễn ra hàng 
nghìn hội thảo khoa học chuyên ngành. 
Đây cũng là nguồn cung cấp các tri thức 
khoa học mới nhất trong các lĩnh vực dưới 
dạng các kỷ yếu hội thảo. Tuy nhiên, tại 
Việt Nam, chưa có một nhà xuất bản hay 
tổ chức nào đứng ra thu thập và xuất bản 
loại tài liệu khoa học có giá trị này.
Hiện nay, tại Cục Th ông tin KH&CN 
quốc gia đã xây dựng CSDL tài liệu 
KH&CN Việt Nam (STD) là CSDL đa 
ngành toàn văn lớn nhất trong nước về 
tài liệu KH&CN Việt Nam công bố trên 
các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo/
hội nghị, tuyển tập báo cáo, các xuất bản 
phẩm KH&CN của các địa phương. Khối 
lượng hiện có khoảng 200.000 biểu ghi về 
các bài trích trong các tạp chí, kỷ yếu Hội 
nghị KH&CN Việt Nam từ năm 1987 đến 
nay. Tuy vậy, nếu xét về quy mô thu thập 
tài liệu thì CSDL nêu trên mới chỉ thu thập 
8 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khoảng 186 tạp chí trên tổng số 253 tạp 
chí khoa học được tính điểm (không kể 
các tạp chí khoa học trong lĩnh vực quốc 
phòng, an ninh), và mới chỉ có chưa tới 
1.000 kỷ yếu hội thảo khoa học. 
b. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ đặt ra là phải tiến hành thu 
thập, xử lý và đưa các tạp chí khoa học và 
kỷ yếu hội thảo khoa học vào CSDL nhằm 
giúp phổ biến nguồn tri thức quý báu này 
tới cộng đồng khoa học trên cả nước. Quy 
mô thu thập là toàn bộ các tạp chí khoa 
học Việt Nam được tính điểm và tất cả các 
kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành ở 
quy mô quốc gia. Từ nay đến năm 2020, 
cần tiến hành thu thập, xử lý, số hóa và 
đưa vào CSDL STD toàn bộ 253 tạp chí 
tính điểm cũng như tất cả các kỷ yếu hội 
thảo khoa học quốc gia.
c. Phương án thực hiện
Nhiệm vụ này sẽ do Cục Th ông tin 
KH&CN quốc gia tiến hành trên nền tảng 
CSDL STD sẵn có và với chức năng phát 
triển các nguồn tin KH&CN quốc gia.
2.2.1.2. Cơ sở dữ liệu khoa học của các 
bộ, ngành, địa phương
a. Bối cảnh
Bên cạnh các công bố khoa học trên các 
tạp chí, kỷ yếu hội thảo thì các bộ, ngành 
và địa phương hiện đang lưu trữ nhiều 
tài liệu khoa học có giá trị thuộc phạm vi 
quản lý của mình. Những tài liệu xám này 
cần được xử lý và tạo thành các bộ sưu tập 
đặc biệt dưới dạng CSDL, tạo thuận tiện 
cho việc tra cứu và sử dụng tài liệu.
b. Nhiệm vụ
Xây dựng các bộ sưu tập tài liệu KH&CN 
đặc thù của các bộ, ngành và địa phương.
c. Phương án thực hiện 
Nhiệm vụ này sẽ do các tổ chức đầu 
mối thông tin KH&CN tại các bộ, ngành, 
địa phương triển khai trên cơ sở phối hợp 
với Cục Th ông tin KH&CN quốc gia để 
thống nhất về mặt nghiệp vụ xử lý thông 
tin và thống nhất các chuẩn dữ liệu.
2.2.1.3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa 
học và công nghệ
a. Bối cảnh
Việc xây dựng CSDL quốc gia về 
KH&CN đã được đặt ra từ vài năm nay, 
xuất phát từ yêu cầu cần phải cung cấp 
dữ liệu và thông tin đầy đủ, chính xác và 
kịp thời về KH&CN, phục vụ hoạch định 
chính sách, lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu 
khoa học và phát triển công nghệ, giáo 
dục và đào tạo, sản xuất, kinh doanh, góp 
phần nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh vai 
trò đóng góp quan trọng của KH&CN đối 
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. 
b. Nhiệm vụ
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về 
KH&CN, bao gồm các thông tin theo quy 
định tại Nghị định 11/2014/NĐ-CP.
c. Phương án thực hiện
Nhiệm vụ này do Cục Th ông tin 
KH&CN quốc gia phối hợp với các tổ 
chức đầu mối thông tin KH&CN tại các 
bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có 
liên quan triển khai.
2.2.1.4. Cơ sở dữ liệu trích dẫn khoa 
học Việt Nam
a. Bối cảnh
Để ghi nhận và đánh giá một công 
trình nghiên cứu khoa học chất lượng hay 
không, một tiêu chí quan trọng là công 
trình đó được công bố trên tạp chí nào. 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 9
Chất lượng và độ tin cậy của tạp chí đó 
được đánh giá như thế nào? Hiện nay, hai 
chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá 
năng suất khoa học là số lượng bài báo 
khoa học được công bố trên các tạp chí 
khoa học có hệ thống bình duyệt (peer 
reviewed journals), và số lần trích dẫn 
(citations) của những bài báo khoa học. Số 
lượng bài báo phản ảnh năng suất nghiên 
cứu khoa học và mức độ đóng góp vào 
kho tàng tri thức. Hai chỉ số thường 
được sử dụng để xác định chất lượng 
của một công trình nghiên cứu khoa 
học là hệ số tác động (impact factor), 
và chỉ số trích dẫn (citation index). Một 
công trình nghiên cứu có chất lượng có 
khả năng gây ảnh hưởng trong chuyên 
ngành, và được nhiều đồng nghiệp trích 
dẫn. Do đó, chỉ số trích dẫn phản ảnh 
khá chính xác chất lượng một công trình 
nghiên cứu khoa học. 
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng 
hai CSDL trích dẫn khoa học phổ biến 
là CSDL Web of Science của Th omson 
Reuters và CSDL Scopus của Nhà xuất bản 
Elsevier. Tuy nhiên, các CSDL này thường 
chỉ quét tài liệu tiếng Anh, hầu như không 
quét tài liệu của các nước đang phát triển, 
vì vậy sẽ ảnh hưởng lớn tới so sánh quốc 
tế. Do đó, một số nước như Hàn Quốc, 
Trung Quốc, Th ái Lan, đã tự xây dựng 
CSDL trích dẫn khoa học của riêng mình, 
phục vụ cho nhu cầu quản lý và đánh giá 
KH&CN.
Bên cạnh việc thiết kế phần mềm CSDL 
trích dẫn khoa học, cần phải xây dựng và 
cập nhật nội dung CSDL, đó là các bài tạp 
chí khoa học kèm theo các trích dẫn của 
những bài tạp chí đó. Hiện tại, Cục Th ông 
tin KH&CN quốc gia là đơn vị duy nhất 
trong cả nước đã thu thập một số lượng 
lớn và đầy đủ nhất các tạp chí khoa học và 
công nghệ Việt Nam trong nhiều năm qua. 
Đây là điều kiện tiên quyết để hình thành 
nên CSDL trích dẫn khoa học.
Do đó, việc nghiên cứu xây dựng CSDL 
trích dẫn khoa học Việt Nam là việc làm 
có tính cấp thiết, không chỉ đáp ứng nhu 
cầu về quản lý, hoạch định chính sách 
khoa học và công nghệ mà còn đáp ứng 
nhu cầu đánh giá định lượng, phân tích 
và so sánh hoạt động nghiên cứu và phát 
triển của toàn xã hội.
b. Nhiệm vụ
Nghiên cứu xây dựng CSDL trích dẫn 
các tạp chí KH&CN của Việt Nam nhằm 
đánh giá và phân tích định lượng hoạt 
động nghiên cứu khoa học và phát triển 
công nghệ trong nước, phục vụ công tác 
quản lý, điều hành và hoạch định chính 
sách KH&CN.
Các công việc cụ thể gồm:
- Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí lựa 
chọn tạp chí khoa học đưa vào CSDL;
- Nghiên cứu thiết kế phần mềm CSDL 
trích dẫn khoa học Việt Nam;
- Xây dựng, cập nhật nội dung CSDL 
trích dẫn khoa học Việt Nam.
c. Phương án thực hiện
Nhiệm vụ này do Cục Th ông tin 
KH&CN quốc gia phối hợp với các đơn vị 
có liên quan triển khai
2.2.2. Bổ sung, phát triển các nguồn tin 
KH&CN quốc tế
2.2.2.1. Bối cảnh
Các nguồn tin KH&CN nội sinh tuy 
rằng có giá trị cao song đây chỉ là một 
10 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phần nhỏ của cả kho tàng tri thức của 
nhân loại. Do đó, việc bổ sung và phát 
triển các nguồn tin KH&CN quốc tế là vô 
cùng quan trọng, đồng thời cũng chiếm 
phần lớn ngân sách dành cho phát triển 
nguồn tin của mỗi cơ quan, đơn vị.
Các nguồn tin KH&CN của thế giới 
được xuất bản và công bố bởi hệ thống 
xuất bản khoa học. Hiện nay, có khoảng 
10 nghìn nhà xuất bản tạp chí khoa học 
trên toàn thế giới, trong số này có khoảng 
650 nhà xuất bản và các hiệp hội xuất bản 
chuyên nghiệp, với khoảng 11.550 tạp 
chí, chiếm trên 40% tổng số tạp chí khoa 
học [3].
Hiện nay, hầu hết các tạp chí KH&CN 
đều được cung cấp trực tuyến, và trong 
nhiều trường hợp các nhà xuất bản đã 
số hóa các số tạp chí in trước đây để tạo 
thành bộ sưu tập hồi cố cho tới số xuất 
bản đầu tiên. Tỷ lệ mua quyền truy cập vào 
địa chỉ các tạp chí điện tử cũng ngày càng 
tăng, một phần do sự giảm giá của các gói 
tạp chí trực tuyến. Do đó, hầu hết các tạp 
chí đều chuyển sang xuất bản dưới dạng 
điện tử, nhất là các tạp chí nghiên cứu, bên 
cạnh bản tạp chí in được xuất bản song 
song. Tuy nhiên, số lượng các tạp chí từ bỏ 
hẳn định dạng bản in đã ngày càng tăng 
trong những năm gần đây.
Về thị phần xuất bản khoa học quốc tế, 
95% số nhà xuất bản chỉ xuất bản từ 1 đến 
2 tạp chí, trong khi đó chỉ riêng 100 nhà 
xuất bản lớn nhất đã xuất bản 67% tổng 
số tạp chí khoa học. Tốp 5 nhà xuất bản 
hàng đầu chiếm 35% tổng số tạp chí, trong 
đó chỉ riêng bốn nhà xuất bản (Elsevier, 
Springer,Wiley-Blackwell, và Taylor & 
Francis), mỗi nhà xuất bản đã có trên 
2.000 tạp chí [3].
2.2.2.2. Nhiệm vụ
Qua phân tích bối cảnh của thị trường 
xuất bản khoa học quốc tế nêu trên, kết 
hợp với mục tiêu của công tác phát triển 
nguồn tin nhằm đảm bảo ngưỡng an 
toàn thông tin cho hoạt động nghiên cứu 
khoa học, thì trong thời gian tới cần tập 
trung bổ sung các nguồn tin KH&CN 
quốc tế sau:
Bổ sung, phát triển được những nguồn 
tin KH&CN phong phú đa dạng, bao gồm 
các nguồn tin cơ bản và cốt lõi (bao gồm 
một số CSDL KH&CN chủ yếu và những 
tạp chí KH&CN hàng đầu) từ một số nhà 
cung cấp quốc tế hàng đầu để đảm bảo 
thông tin đầy đủ, kịp thời, cập nhật cho 
các tổ chức KH&CN, các nhà NC&PT 
trong những lĩnh vực KH&CN trọng điểm 
và ưu tiên.
Các nguồn tin KH&CN quốc tế chủ 
yếu được bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu 
phát triển KH&CN trong các lĩnh vực ưu 
tiên của Việt Nam, gồm: Công nghệ thông 
tin và truyền thông; Công nghệ sinh học; 
Công nghệ vật liệu mới; Công nghệ chế tạo 
máy-tự động hóa; Công nghệ môi trường; 
những nghiên cứu ứng dụng KH&CN 
trong các lĩnh vực KH&CN nông nghiệp, 
KH&CN y-dược, KH&CN năng lượng, 
KH&CN giao thông vận tải, KH&CN xây 
dự ng, KH&CN biển, KH&CN quản lý và 
sử dụng tài nguyên thiên nhiên, KH&CN 
vũ trụ.
Các nguồn tin phong phú và cơ bản cần 
bổ sung bao gồm: CSDL ScienceDirect, 
CSDL SpringerLink, CSDL Wiley, CSDL 
Taylor & Francis.
Bên cạnh các nguồn tin mang tính 
phổ quát và cơ bản nêu trên, để đáp ứng 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016 | 11
yêu cầu phát triển trong các lĩnh vực ưu 
tiên của Việt Nam, cần bổ sung thêm các 
nguồn tin chuyên ngành: CSDL Web of 
Science (ISI), CSDL IEEE Xplore, CSDL 
ACS), CSDL Tạp chí điện tử IOP.
2.2.2.3. Phương án thực hiện
Do chi phí để mua các nguồn tin 
KH&CN quốc tế là rất lớn trong khi ngân 
sách của các đơn vị tại Việt Nam còn 
nhiều hạn chế. Đồng thời để tránh trùng 
lặp trong bổ sung nguồn tin, chúng tôi xin 
đề xuất phương án bổ sung các nguồn tin 
KH&CN quốc tế cho cộng đồng khoa học 
trong nước như sau:
Th ứ nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ 
chủ trì mua các nguồn tin KH&CN 
thuộc nhóm cơ bản (gồm ScienceDirect, 
SpringerLink, Wiley, Taylor & Francis) 
cho toàn quốc, bao gồm cả các chương 
trình KH&CN cấp quốc gia, và mua các 
nguồn tin KH&CN thuộc nhóm chuyên 
sâu (ISI, IEEE, ACS, APS, IOP) cho các 
đơn vị thuộc các chuyên ngành liên quan.
Th ứ hai, các cơ quan, tổ chức nghiên 
cứu tùy vào nhu cầu thực tế của mình 
tiến hành bổ sung các nguồn tin KH&CN 
quốc tế khác trên cơ sở cân nhắc quy mô 
và hình thức truy cập, cũng như lựa chọn 
các bộ sưu tập theo chủ đề phù hợp với 
cơ quan, tổ chức, nhằm tránh lãng phí 
ngân sách.
Th ứ ba, đẩy mạnh cơ chế liên hợp thư 
viện với sự chủ trì của Bộ Khoa học và 
Công nghệ để cùng nhau phối hợp bổ 
sung nguồn tin điện tử. Liên hợp thư viện 
là một mô hình hiệu quả trong việc bổ 
sung tài liệu thông qua việc hợp tác, liên 
kết nhằm tăng cường sức mạnh trong đàm 
phán với các nhà xuất bản, cũng như tận 
dụng được lợi ích của các gói tài liệu điện 
tử đa ngành. Số lượng liên hợp thư viện 
trên thế giới ngày càng tăng, trang web 
Ringgold Consortia Directory Online đã 
liệt kê có tới trên 400 tại hơn 100 quốc gia, 
đại diện cho hơn 26.500 thư viện thành 
viên, trong số này có khoảng 350 liên hợp 
có nhiệm vụ đàm phán mua tài liệu cho 
các thành viên, và vai trò của liên hợp thư 
viện là quan trọng trong việc đàm phán. 
Th eo hai báo cáo của Cox & Cox, 2008 và 
Inger & Gardner, 2013, khoảng 90% các 
nhà xuất bản lớn thực hiện việc cung cấp 
dịch vụ cho các liên hợp thư viện.
Khoảng 60% số liên hợp ký kết hợp 
đồng 3 năm với nhà xuất bản, 30% ký hợp 
đồng 1 năm và 10% ký hợp đồng 2 năm 
với nhà xuất bản.
Hiện nay, Liên hợp thư viện về nguồn 
tin điện tử Việt Nam đã hình thành và 
phát triển hơn 10 năm với sự tham gia của 
trên 100 tổ chức. Liên hợp đã cùng nhau 
bổ sung CSDL Proquest Central và CSDL 
Credo Reference. Trong thời gian tới, cần 
tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Liên hợp, 
cùng phối hợp bổ sung các nguồn tin quốc 
tế quan trọng khác.
Kết luận 
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế dựa 
trên nền tảng kinh tế tri thức hiện nay, 
thông tin KH&CN đã và đang đóng một 
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và 
hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và 
phát triển nói riêng và cho nền kinh tế nói 
chung. Những nước có nền kinh tế phát 
triển nhất trên thế giới đều là những nước 
tạo lập và sở hữu các nguồn thông tin 
KH&CN phong phú và đa dạng nhất, đồng 
thời cũng là những nước khai thác và sử 
dụng các nguồn thông tin này nhiều nhất 
12 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2016
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
để tạo ra các tri thức và giá trị mới cho xã 
hội. Để tăng cường tiềm lực KH&CN cho 
đất nước, cần sớm hoàn thiện và ban hành 
Định hướng quốc gia về phát triển nguồn 
tin KH&CN, tạo cơ sở pháp lý để các bộ, 
ngành và địa phương triển khai thực hiện 
và phối hợp hành động trong lĩnh vực này 
nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa 
học và phát triển công nghệ, thực hiện các 
mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước. 
---------------------------------- 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 
18/02/2016 về hoạt động thông tin, thống 
kê KH&CN. 
2. IFLA. Guidelines for a collection 
development policy using the conspectus 
model. 2000.  a.org/
publications/guidelines-for-a-collection-
d e v e l o p m e n t - p o l i c y - u s i n g - t h e -
conspectus-model.
3. International Association of Scientific, 
Technical and Medical Publishers. STM 
Report 2015. http:// www.stm-assoc.
org/2015_02_20_STM_Report_2015.pdf
4. Trần Th ị Hải Yến. Nghiên cứu đề xuất 
Định hướng quốc gia về phát triển nguồn 
tin KH&CN. Báo cáo Đề tài nghiên cứu 
cấp Bộ. Cục Th ông tin KH&CN quốc gia. 
Hà Nội. 2016. 200 tr.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12-8-
2016; Ngày phản biện đánh giá: 15-8-2016; 
Ngày chấp nhận đăng: 04-9-2016).
Mời các tổ chức, đơn vị và cá nhân giới thiệu sản phẩm, 
dịch vụ khoa học và công nghệ trên Tạp chí Th ông tin và Tư liệu
Th ông tin và Tư liệu là tạp chí hàng đầu của ngành thông tin, tư liệu, thư viện 
và thống kê KH&CN Việt Nam, do Cục Th ông tin khoa học và công nghệ quốc gia 
xuất bản. Là một cơ quan ngôn luận có uy tín trong ngành, Tạp chí Th ông tin và Tư 
liệu đã được xếp vào danh mục các tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm 
công trình khoa học quy đổi khi xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 
phó giáo sư. Với nội dung phong phú, thiết thực và chất lượng học thuật cao, Tạp chí 
luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc là các nhà quản lý, nhà nghiên 
cứu, cán bộ chuyên môn và sinh viên trong ngành.
Tạp chí được phát hành trên toàn quốc với định kỳ 6 số/1 năm và luôn có mặt 
trong các cơ quan thuộc mạng lưới thông tin- thư viện các tỉnh, thành phố, các cơ 
quan nghiên cứu và nhà trường.
Các sản phẩm và dịch vụ khoa học và công nghệ thông qua Tạp chí sẽ được giới 
thiệu tới đông đảo người dùng cả nước với hiệu quả cao.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Tạp chí Th ông tin và Tư liệu. Địa chỉ: 24 Lý Th ường Kiệt - Hà Nội;
Điện thoại: 04.39349105; Email: tapchitttl@vista.gov.vn.

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_quoc_gia_ve_phat_trien_nguon_tin_khoa_hoc_va_cong.pdf