Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học cần một triết lí về đào tạo
TÓM TẮT
Sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thông qua Nghị quyết Đổi mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà
hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Dưới góc độ đổi mới quá trình đào tạo thì cần
phải có một triết lý về đào tạo ph hợp trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này chúng tôi
giới thiệu một triết lý đào tạo hiện đang được nhiều nước tiên tiến áp dụng, đó là Triết lý
đào tạo theo năng lực thực hiện (Competency-Based Training: CBT).
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học cần một triết lí về đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học cần một triết lí về đào tạo
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 19 – Thaùng 2/2014 54 ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CẦN MỘT TRIẾT LÍ VỀ ĐÀO TẠO TRỊNH XUÂN THU(*) TÓM TẮT Sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thông qua Nghị quyết Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Dưới góc độ đổi mới quá trình đào tạo thì cần phải có một triết lý về đào tạo ph hợp trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này chúng tôi giới thiệu một triết lý đào tạo hiện đang được nhiều nước tiên tiến áp dụng, đó là Triết lý đào tạo theo năng lực thực hiện (Competency-Based Training: CBT). Từ khoá: Triết lí đào tạo, năng lực thực hiện, phương pháp dạy học, chương trình đào tạo. ABSTRACT The fact that the Central Conference 8 has approved the Resolution- to radically and comprehensively innovate the education and training - is very important, which enables the education to reach the international integration in order to meet the requirements of the innovation. From the innovation perspectives, the training process should have the training philosophy which is appropriate in the current period. In this article, we would like to introduce the training philosophy which has been applied in many developed countries. It is the Competency-Based Training: CBT". Key words: education philosophy, performing ability, teaching method, training program 1. Sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 thông qua Nghị quyết Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng, đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới: “Phải tạo cho được chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục – đào tạo” [1]. Từ tinh thần Nghị quyết 8, dưới góc độ đổi mới quá trình đào tạo, cần có một triết lí về đào tạo phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Bài viết này giới thiệu một triết lí đào tạo hiện đang được nhiều nước tiên tiến áp dụng, đó là “Triết lí đào tạo theo năng lực thực hiện” (Competency-Based Training: CBT). Đây là phương thức đào tạo mới được đánh giá có nhiều ưu điểm như chú trọng đến kĩ năng, đào tạo phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu xã hội Ưu thế của đào tạo theo năng lực thực hiện (NLTH): Chú trọng vào kết quả đầu ra/ chuẩn đầu ra (Outcomes), vào sự thực hiện trong quá trình đào tạo. Nhiều nước phát triển đã áp dụng phương thức này như: Úc, Canada, Anh, New Zealand, Scotland, USA ...Tại nước ta từ những năm 1994 đã có nhiều khóa đào tạo kĩ năng giảng dạy theo NLTH do dự án Tăng cường các Trung tâm dạy nghề SVTC (Thụy Sỹ) triển khai [2]. 2. TRIẾT LÍ VỀ ĐÀO TẠO THEO NĂNG LỰC THỰC HI N “Đào tạo theo NLTH” đã xuất hiện từ khoảng nửa thế kỷ trước, mô tả một phương thức đào tạo mới khác với phương thức đào tạo truyền thống, dựa vào những tiêu chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo theo các tiêu chuẩn đó không dựa vào thời gian. Nó được đánh giá có nhiều ưu điểm, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu xã hội. Trong đào tạo theo NLTH, các tiêu chuẩn dựa trên kết quả hay đầu ra (chính là các kĩ năng / công việc của một ngành đào tạo), (*) TS.GVC, Trường Đại học Sài Gòn 55 được sử dụng làm cơ sở để thiết kế xây dựng chương trình đào tạo, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình cũng như kết quả học tập [3], [4]. 2.1. Triết lí này dựa trên các nguyên tắc cơ bản của John B.Carroll, James H.Block và Benjamin S.Bloom đặt yếu tố “con người” làm nền tảng trong đào tạo, đó là “Học thông thạo”(Mastery Learning). Nó tạo nên sự khác biệt giữa đào tạo theo NLTH và đào tạo theo truyền thống: “Đa số những người học có trí tuệ phát triển bình thường đều có thể học được cái gì đó đến mức độ nắm vững hay thông thạo với hai điều kiện có tính chất quyết định là: * Người học có đủ thời gian (thời gian học khác nhau đối với từng người và phải được tạo điều kiện học tùy theo khả năng của mỗi người). * Người dạy có sự hướng dẫn tốt và có phương pháp thích hợp với người học [4], [5,tr.11-16]. Cơ sở này định hướng cho người dạy và người học phải năng động cải tiến cách dạy, cách học sao cho phù hợp để giúp người học thành công trong việc học thông thạo các nội dung học tập. Có thể xem đây là cơ sở định hướng cho việc đổi mới quá trình đào tạo: đổi mới thiết kế nội dung chương trình đào tạo (CTĐT), cấu trúc nội dung và thời lượng để người học có thể học tùy theo khả năng của mình; đổi mới phương pháp dạy học (PPDH); đổi mới kiểm tra đánh giá theo NLTH. Trong các nguyên tắc của triết lí đào tạo theo NLTH thì nguyên tắc số 1 được xem là nền tảng triết lí “Học thông thạo” và nguyên tắc số 7 được xem là cốt lõi. - Nguyên tắc 1: Mỗi người học đều có thể làm thành thạo hầu như bất kỳ công việc nào với trình độ cao, nếu được dạy với chất lượng cao và được bố trí đủ thời gian. Nguyên tắc này là nền tảng của triết lí “học thông thạo”. Như vậy để đổi mới giáo dục đại học cần phải thiết kế CTĐT hiện đại, mang tính trọn vẹn và liên thông để người học có thể học bất kỳ thời gian nào thích hợp. - Nguyên tắc 7: Nội dung và chất lượng giảng dạy là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy và học. Có thể xem đây là nguyên tắc cốt lõi của dạy và học theo quan điểm học thông thạo, như vậy yêu cầu nội dung chương trình phải được thiết kế năng động, thường xuyên biến đổi phù hợp với người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Việc thiết kế giảng dạy, tài liệu giảng dạy, các phương pháp dạy học và các hoạt động dạy học phải được xây dựng trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm”. Các nguyên tắc còn lại được xem là cơ sở để thiết kế quá trình dạy và học trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm”: - Nguyên tắc 2: Không thể dựa vào năng lực học tập của người học để tiên đoán kết quả của họ. Có thể hiểu năng lực của người học chỉ là cơ sở để dự đoán cần học bao lâu chứ không phải học được bao nhiêu và học ra sao. Thời gian cho người học cần phải đủ và họ phải được chủ động. - Nguyên tắc 3: Sự khác biệt trình độ thành thạo giữa người học, trước hết là do sai sót trong môi trường đào tạo chứ không phải do đặc điểm của người học. Như vậy, nếu có sự tiếp thu khác biệt nhau giữa người học, thì cần phải xem lại các yếu tố khác như PPDH, phương tiện dạy học - Nguyên tắc 4: Dù là người học nhanh hay chậm, học khá hay kém thì đa số người học đều có khả năng học tập rất giống nhau khi họ được tạo điều kiện học tập thuận lợi. Như vậy cần tập trung nỗ lực vào việc phát triển, điều chỉnh nội dung chương trình và cách thức đào tạo nhằm tạo thuận lợi phù hợp với người học và đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Nguyên tắc 5: Cần tập trung vào sự khác nhau trong học tập hơn là chú ý đến sự khác biệt giữa người học. Như vậy chúng ta cần phải xem lại quá trình giảng 56 dạy là nguồn gốc vấn đề chứ không dựa vào sự khác biệt giữa người học để lí giải vấn đề. - Nguyên tắc 6: Nội dung nào cần học thì cần phải dạy tốt. Có thể hiểu nội dung CTĐT cần phải được thiết kế dựa trên nhu cầu thực tiễn của người học và yêu cầu của xã hội, cần phải phân tích nghề theo NLTH để xác định nội dung học tập không thừa, không thiếu. Tóm lại, theo triết lí “học thông thạo”, sự chênh lệch khả năng học tập của mỗi người chủ yếu được giải thích do thiếu thời gian, chứ không phải là do thiếu khả năng của họ. Như vậy, cần cấu trúc nội dung chương trình học theo các mô đun/ học phần, thời lượng theo học chế tín chỉ để người học chọn lựa. Việc dạy và học cần chú ý đến nội dung chương trình cần học, phải được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề để tìm ra các nội dung này. Thời gian là nguồn lực cần thiết cho việc học tập, sự thành thạo là kết quả nỗ lực của mỗi cá nhân [6]. 2.2. Mô hình đổi mới quá trình dạy học theo tiếp cận NLTH Muốn đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo theo NLTH, cần phải xem xét tổng thể quá trình dạy học với sáu thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá. Các thành tố này tương tác với nhau, tạo thành một chỉnh thể nhằm đảm bảo chất lượng của quá trình dạy học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp là cơ bản nhất, tạo nên “Tam giác sư phạm . Phương pháp dạy học (PPDH) một mặt phải phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học, mặt khác PPDH lại có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện nội dung và mục tiêu dạy học [7], [8]. Như vậy để đổi mới giáo dục đại học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo theo tiếp cận NLTH, cần thiết phải đổi mới đồng thời cả 6 thành tố nói trên. Có thể đưa ra mô hình đổi mới quá trình dạy học theo NLTH như sau: Hình 1 Hình 1. ô hình đổi mới quá trình dạy học theo NLTH NỘI DUNG MÔN HỌC theo NLTH MỤC TIÊU MÔN HỌC theo tiêu chuẩn đầu ra KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ theo tiêu chuẩn của NLTH PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC (giảng dạy tương tác) TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐÀO TẠO THEO NLTH 1 2 3 57 Từ mô hình, chúng ta có thể tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng có tác động đến toàn bộ quá trình dạy học theo NLTH: 1. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo (CTĐT), xuất phát từ mục tiêu dạy học theo NLTH. 2. Đổi mới PPDH theo NLTH, trong đó PPDH tác động trực tiếp vào hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và phương tiện dạy học. 3. Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá theo NLTH Xây dựng chương trình đào tạo theo NLTH a) Xây dựng chương trình đào tạo theo NLTH Quá trình dạy học được khởi đầu từ việc xây dựng CTĐT trong đó xuất phát từ mục tiêu dạy học. Môn học/ học phần được cấu trúc từ chương trình khung (CTK) vì vậy CTK phải xuất phát từ việc phân tích nghề theo NLTH. b) Cấu trúc chương trình thành các học phần theo hệ thống tín chỉ Cấu trúc của CTĐT theo NLTH được chia thành các khoá học (môđun), hay học phần như qui chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ, để người học có thể lựa chọn theo yêu cầu, tạo điều kiện cho người học lựa chọn các khoá học phù hợp với khả năng của bản thân, điều này phù hợp với đào tạo theo hệ thống tín chỉ [6]. Tuy nhiên cần ưu tiên thiết kế các học phần theo hướng giúp người học dễ dàng lựa chọn không bị ràng buộc như: - Thiết kế đa số các học phần có cấu trúc phân nhánh để người học có thể lựa chọn tùy hoàn cảnh cụ thể, có thể rút ngắn thời gian đào tạo. - Thiết kế kiểu hỗn hợp, vừa nối tiếp vừa phân nhánh. Đổi mới phương pháp dạy học theo NLTH PPDH là một trong 6 thành tố cơ bản của quá trình dạy học (mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, cần thiết phải đổi mới đồng thời cả 6 thành tố nói trên. Trong đó, đổi mới PPDH giữ vị trí quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng dạy học. PPDH có tác động tương quan mật thiết đến hình thức tổ chức các hoạt động dạy học và phương tiện dạy học [7], [8]. Dạy học theo NLTH phải trên quan điểm “lấy người học làm trung tâm” do đó các hoạt động dạy học và sử dụng PPDH phải trên cơ sở người học được chủ động tham gia như các hoạt động: sắm vai, thảo luận nhóm, cặp đôi, bài tập nhóm, trình diễn Sử dụng các PPDH có tương tác với người học như: vấn đáp, trực quan, thực hành, nêu vấn đề. Kiểm tra – đánh giá theo NLTH Việc kiểm tra đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng cụ thể của từng kĩ năng, công việc có thể quan sát được. Chúng phải được xây dựng trên kết quả đạt được, chuẩn đầu ra; dựa trên phân tích nghề và các yêu cầu trong công nghiệp. Các phiếu đánh giá phải được thiết kế trình bày đơn giản và khoa học, phải đánh giá được mức độ hoàn thành và mức độ năng lực của mỗi người sau khi học. Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố trước khi thực hiện để người học định hướng cùng với mục tiêu bài học. Đây chính là điểm khác biệt có ý nghĩa so với đào tạo theo truyền thống. 3. KẾT LUẬN Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8, Khóa XI cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ, đổi mới giáo dục & đào tạo là cấp thiết; đặt các nhà nghiên cứu giáo dục trước những câu hỏi: đổi mới giáo dục đại học như thế nào để phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của xã hội? phải xuất phát từ đâu?... Triết lí về đào tạo theo NLTH là một định hướng cụ thể, tích cực và hiệu quả được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và là xu hướng phát 58 triển hiện nay. Trên cơ sở triết lí này sẽ giúp các nhà nghiên cứu giáo dục chỉ ra các phương cách để thực hiện đổi mới quá trình đào tạo như: xây dựng mục tiêu đào tạo như thế nào cho phù hợp với người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội (nên dùng phương pháp phân tích nghề). Từ mục tiêu đào tạo thì phát triển chương trình đào tạo như thế nào (nên dùng phương pháp DACUM: Develop A Curriculum). Cấu trúc CTĐT như thế nào? từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn cho tiến trình đổi mới giáo dục đại học tại nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo, Nghị quyết số 29-NQ/TW,Hà Nội. 2. Phan Chính Thức (2004), Sổ tay về thiết kế và tổ chức khóa tập huấn kĩ năng giảng dạy, Tổng cục dạy nghề & SVTC, Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-38-24 (1996),Viện nghiên cứu Phát triển giáo dục, Hà Nội. 4. Collum John (2002), Overview of Competency Based Training, Concept card, (18.5.94 v2 030 & 20.5.94 v3 032 & 18.5.94 v1 031), Swisscontact. 5. Blank W.E. (1982), Handbook for Developing Competency-Based Training Programs. Prentice-Hall, Inc. Englewood Cliffs, New Jersey 07632. 6. Trịnh Xuân Thu (2012), “Đào tạo theo NLTH – Cơ sở cấu trúc học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo học chế tín chỉ”, Tạp chí Giáo dục, (278), trang 28 – 30 . 7. Nguyễn Văn Tuấn chủ biên (2007), Giáo trình phương pháp giảng dạy, trường ĐH SPKT Tp.HCM. 8. Viện Nghiên cứu PTGDCN (2005), Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tài liệu bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên hạt nhân VTEP, Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTB&XH. * Ngày nhận bài: 11/1 2014. Biên tập xong: 20/2/2014. Duyệt đăng: 24/2/2014.
File đính kèm:
- doi_moi_can_ban_toan_dien_giao_duc_dai_hoc_can_mot_triet_li.pdf