Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt. Trong vài năm trở lại đây tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã

làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong

đó có giáo dục. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến giáo dục, làm thay đổi mục

tiêu giáo dục, đặt ra cho giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp

ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Trong đó có một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các

cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng

phải đổi mới mô hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên 4.0 đáp ứng yêu cầu cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Bài báo đề cập đến vấn đề chung nhất của nền

giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0;

sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu

cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong

các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào

tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo,

cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực.

pdf 9 trang yennguyen 5620
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0
146 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0032 
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 146-154 
This paper is available online at  
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Hà Thị Lan Hương 
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt. Trong vài năm trở lại đây tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã 
làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, trong 
đó có giáo dục. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến giáo dục, làm thay đổi mục 
tiêu giáo dục, đặt ra cho giáo dục phải làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp 
ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Trong đó có một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các 
cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường đại học sư phạm (ĐHSP) nói riêng 
phải đổi mới mô hình đào tạo để tạo ra thế hệ giáo viên 4.0 đáp ứng yêu cầu cuộc 
cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Bài báo đề cập đến vấn đề chung nhất của nền 
giáo dục 4.0 tác động đến các xu hướng học tập của sinh viên trong nền giáo dục 4.0; 
sự thay đổi của môi trường giáo dục và yêu cầu của cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu 
cách mạng công nghiệp 4.0. Qua đó, đề xuất đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong 
các trường ĐHSP đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 từ việc chuyển đổi mô hình đào 
tạo; xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra sinh viên tốt nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo, 
cũng như công tác đầu tư nguồn lực và vật lực. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo giáo viên, mô hình đào tạo, chuẩn đầu 
vào, chuẩn đầu ra. 
1. Mở đầu 
Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá, cùng 
với đó cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và đã tác động đến các 
quốc gia, đến các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo [1, 4]. Một trong 
những yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cải thiện nguồn lực con người để 
đáp ứng các yêu cầu liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới với những tố chất và 
năng lực khác hoàn toàn so với cuộc cách mạng công nghiệp các lần trước. Điều này đã 
đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực để đáp ứng 
yêu cầu phát triển của đất nước, giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, 
đáp ứng yêu cầu của công dân thế kỉ XXI [1]. 
Giáo dục 4.0 là một hệ quả từ nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nơi con 
người và công nghệ được liên kết để giúp tạo ra các khả năng mới [4]. Mục tiêu giáo dục 
Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. 
Tác giả liên hệ: Hà Thị Lan Hương. Địa chỉ e-mail: huonghtl@hnue.edu.vn 
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng 
147 
4.0 là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế, công nghiệp 4.0 với 
các ưu tiên về các năng lực và phẩm chất như năng lực sáng tạo, sáng nghiệp, công dân 
kĩ thuật số, các năng lực sử dụng các thiết bị công nghệ thực ảo, làm việc trong môi 
trường thực ảo, công dân toàn cầu, năng lực tự học, hợp tác và xúc cảm xã hội. 
Giáo dục 4.0 đòi hỏi có các chương trình mở, thích ứng nhanh chóng với các nhu cầu 
mới của thị trường lao động và việc làm, chương trình học cho phép người học học trên 
các thiết bị di động, lưu trữ và truy cập từ mọi nơi trên các phần mềm điện toán đám mây, 
học bằng các trò chơi để hấp dẫn người học. Các nhà giáo dục và lãnh đạo giáo dục nhấn 
mạnh một trong những thay đổi quan trọng của giáo dục 4.0 là dạy học tích hợp liên môn 
- kết hợp các chuyên ngành, môn học để giúp học sinh phát triển năng lực kết nối các lĩnh 
vực; cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực ngành nghề mới; đào tạo và nuôi dưỡng 
tài năng [5, 7, 9, 10]. Chính những vấn đề này đặt ra cho các trường ĐHSP những thách 
thức về đổi mới công tác đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, giáo viên có 
thể đảm đương được trách nhiệm giáo dục và dạy học học sinh để có thể học lên hoặc đi 
vào cuộc sống lao động với những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu 
nguồn nhân lực 4.0. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Các giai đoạn phát triển khác nhau của giáo dục dưới sự ảnh hưởng của các 
cuộc cách mạng 
- Giáo dục 1.0: Muốn học phải đến trường. 
Ở giai đoạn này, việc học của người học và việc dạy của giáo viên theo lối truyền thu 
một chiều. Giáo viên đọc/giảng và người học chủ yếu là ghi chép; tài liệu học tập của 
người học chủ yếu từ bài chép và sách giáo khoa mà rất ít có các nguồn tư liệu khác. 
- Giáo dục 2.0: Được đánh dấu bởi việc dùng mạng 
Ở giai đoạn này, mạng internet mở rộng không gian đào tạo qua trực tuyến giúp cho 
việc dạy và học có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên tăng cường việc sử dụng 
các công nghệ cũng như tài liệu giảng dạy có trên mạng. Việc sử dụng thông tin trên 
mạng đã giúp bổ sung tài liệu học tập từ giáo viên và sách giáo khoa trở nên bình 
thường. Việc học được mở rộng qua sự tương tác giữa người học với nhau chứ không chỉ 
từ giáo viên. 
- Giáo dục 3.0: (hiện tại) Phục vụ cho nền kinh tế tri thức 
Giáo dục 3.0 được đánh dấu bởi sự hình thành các hệ thống MOOC (Massive Open 
Online Courses) như Coursera, Udacy, edX, Udemy, Khan Academy, nên giáo dục 
được xã hội hóa toàn cầu, không giới hạn đối tượng. Triết lí về phương pháp dạy và học 
cũng có sự thay đổi lớn từ truyền thống qua phương pháp học tập hỗn hợp và lớp học đảo 
ngược. Phương pháp học tập hỗn hợp kết hợp hài hòa giữa trực diện và trực tuyến để việc 
dạy và học được hiệu quả tối đa về thời gian cũng như không gian. Lớp học đảo ngược 
thay đổi toàn diện quy trình đào tạo truyền thống. Người học học kiến thức căn bản ngoài 
lớp học từ các tài liệu trên hệ thống trực tuyến của trường, các hệ thống kết nối mở 
MOOC, Wikipedia, Youtube,... Trong lớp thì người học học cách ứng dụng kiến thức để 
phản biện, giải quyết vấn đề qua trao đổi với giáo viên và với nhóm. Vai trò của giáo viên 
Hà Thị Lan Hương 
148 
cũng thay đổi đáng kể; giáo viên đứng ở vai trò hướng dẫn và hỗ trợ quá trình học để qua 
đó tự chiếm lĩnh kiến thức. 
- Giáo dục 4.0: Phục vụ cho nền kinh tế sáng tạo 
Giáo dục 4.0 sẽ được đánh dấu bởi thay đổi lớn trong mục tiêu đào tạo, chuyển từ 
truyền thụ kiến thức cho số đông qua khai lực (khai phóng tiềm lực, năng lực và động lực) 
đồng thời trao quyền sáng tạo (empowering innovation) cho từng cá nhân. Trong khi việc 
cá nhân hóa đào tạo ngày càng nâng cao thì sứ mệnh của đào tạo vượt khỏi ranh giới quốc 
gia để phục vụ cho nhân loại [4]. 
2.2. Các xu hướng học tập của sinh viên đại học trong nền giáo dục 4.0 
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động và ảnh hưởng đến giáo dục làm cho giáo dục 
thay đổi để phục vụ cho sự phát triển của cuộc cách mạng này [3]. Trong nền giáo dục 4.0, 
có thể kể đến một số xu hướng học tập của sinh viên đại học như sau: 
- Học tập có thể được thực hiện bất cứ lúc nào bất cứ nơi nào. Các công cụ học trực 
tuyến mang lại cơ hội tuyệt vời cho việc học tập từ xa, và tự học của sinh viên. 
- Việc học sẽ được cá nhân hóa cho từng sinh viên và sinh viên sẽ được giao các 
nhiệm vụ khó hơn chỉ sau khi đạt được một mức độ thành thạo nhất định. 
- Sinh viên có một sự lựa chọn trong việc xác định cách họ muốn học. Mặc dù kết 
quả học tập của khóa học được thiết lập bởi các tổ chức/cơ quan chịu trách nhiệm về tài 
liệu giáo khoa nhưng học sinh vẫn được tự do lựa chọn các công cụ hoặc kĩ thuật học tập 
mà họ thích. 
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều bài học dựa trên dự án. Họ được yêu cầu phải 
áp dụng kiến thức và kĩ năng của mình trong việc hoàn thành một vài dự án ngắn hạn. 
Bằng cách tham gia vào các dự án, họ thực hành các kĩ năng tổ chức, cộng tác và quản lí 
thời gian hữu ích trong sự nghiệp học tập suốt đời trong tương lai của mình. 
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với thực hành nhiều hơn nữa thông qua kinh nghiệm 
thực địa như thực tập, các dự án cố vấn và các dự án hợp tác. 
- Sinh viên sẽ được tiếp xúc với dữ liệu lớn, trong đó họ được yêu cầu áp dụng kiến 
thức lí thuyết của mình để đưa ra những suy luận logic liên quan đến dữ liệu đó; và máy 
tính sẽ thực hiện phân tích thống kê, dự đoán các xu hướng trong tương lai được phân tích 
rút ra từ tập dữ liệu. 
- Sinh viên sẽ được đánh giá theo những tiêu chuẩn khác nhau và việc đánh giá sẽ 
vận dụng những tiêu chuẩn mới so với các tiêu chuẩn cũ đang áp dụng. Kiến thức thực tế 
của sinh viên có thể được đánh giá trong quá trình học tập, nhưng việc đánh giá năng lực 
vận dụng kiến thức của sinh viên có thể được kiểm tra khi họ thực hiện các dự án học tập 
trong thực tiễn. 
- Ý kiến của sinh viên sẽ được xem xét trong việc thiết kế và cập nhật giáo trình hàng 
năm. Việc thiết kế và cập nhật giáo trình còn phụ thuộc đầu vào của sinh viên vì căn cứ 
vào chất lượng đầu vào của sinh viên có thể thiết kế nội dung mới, phù hợp với trình độ 
của họ hơn cho từng năm học. 
- Sinh viên sẽ trở nên độc lập hơn trong việc học tập của chính mình, do đó buộc 
giảng viên phải đảm nhận một vai trò mới với tư cách là người hướng dẫn. 
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng 
149 
Các xu hướng của giáo dục 4.0 cho thấy sự thay đổi vai trò của cả sinh viên và giảng 
viên, trong đó giảng viên đóng vai trò người hướng dẫn để hỗ trợ quá trình chuyển đổi và 
vấn đề này đã được nhiều nghiên cứu cho rằng đây không phải là mối đe dọa đối với việc 
giảng dạy ở đại học mà nó mở ra một trang mới cho giáo dục đại học hướng tới đào tạo 
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 [6, 8]. 
2.3. Sự thay đổi môi trường giáo dục và yêu cầu đối với các cơ sở giáo dục đại học 
đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 
Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 
đã làm thay đổi căn bản môi trường giáo dục trong các trường đại học. 
Quá trình thay đổi môi trường giáo dục từ giáo dục 1.0 đến giáo dục 4.0 đã được 
Johnson Ong Chee Bin, cố vấn của tổ chức mạng lưới các trường đại học khu vực Đông 
Nam Á phân tích đưa ra trong bảng dưới đây: 
Bảng 1. Sự thay đổi môi trường giáo dục [2] 
Đặc điểm Giáo dục 1.0 
Giáo dục 2.0 
Giáo dục 3.0 Giáo dục 4.0 
Mục tiêu Giáo dục Khả năng có 
việc làm 
Kiến thức, sức 
sáng tạo 
Đột phá và tạo ra 
giá trị 
Chương 
trình học 
Đơn ngành Đa ngành Liên ngành Kết hợp nhiều 
ngành cùng giải 
quyết vấn đề 
Công nghệ Giấy và bút 
chì 
Điện tử viễn 
thông và máy 
tính xách tay 
Internet và điện 
thoại di động 
Internet vạn vật 
Mức độ am 
hiểu kĩ 
thuật 
Giống như 
người tị nạn 
Giống như 
người nhập cư 
Giống như 
người bản xứ 
Công dân kĩ thuật 
số 
Dạy học Một chiều Hai chiều Đa chiều Ở khắp mọi nơi 
Đảm bảo 
chất lượng 
Chất lượng 
học vấn 
Chất lượng 
đào tạo 
Hỏi đáp dựa trên 
những quy tắc 
sẵn có 
Hỏi đáp dựa trên 
những nguyên lí 
sẵn có 
Trường học Xây dựng 
bằng gạch và 
vữa (môi 
trường vật lí) 
Không gian 
vật lí và 
không gian ảo 
Xây dựng bằng 
mạng kết nối 
(internet) 
Xây dựng như 
một hệ sinh thái 
(bao gồm rất 
nhiều thứ) 
Đầu ra Người lao 
động có kĩ 
năng 
Người lao 
động có kiến 
thức 
Người sản 
xuất/sáng tạo 
kiến thức 
Người đột phá, 
khởi nghiệp, tự 
lập 
Nhìn vào Bảng 1 chúng ta thấy rằng trong thời đại cách mạng 4.0 tất cả các đặc trưng 
của môi trường giáo dục đã thay đổi. Trong đó công nghệ và yêu cầu của sản phẩm đầu ra 
có thể coi là các yếu tố khách quan mà tất cả các trường đại học bắt buộc phải chấp nhận. 
Hà Thị Lan Hương 
150 
Các đặc điểm còn lại là mục tiêu, chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, cơ sở vật 
chất, đội ngũ giảng viên là những yếu tố nội lực mà các trường cần phải thay đổi để 
hướng tới việc hoàn thiện và thích ứng. 
Vậy nên, các cơ sở giáo dục đại học phải chuyển đổi mô hình đào tạo, xây dựng 
chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp, phát triển chương trình và tổ 
chức quá trình đào tạo hướng tới việc đào tạo ra con người đáp ứng yêu cầu nguồn nhân 
lực 4.0, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và hoàn thiện cơ sở vật chất đảm bảo môi 
trường dạy học hiệu quả. 
2.4. Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên 4.0 trong các trường đại học sư phạm 
Như trên đã phân tích, các trường ĐHSP muốn đào tạo ra đội ngũ giáo viên để có thể 
dạy học trong môi trường giáo dục 4.0 phải nhanh chóng thích ứng và chuyển đổi công 
tác đào tạo, cụ thể như sau: 
2.4.1. Chuyển đổi mô hình đào tạo giáo viên 
Đứng trước xu thế giáo dục 4.0, các trường ĐHSP phải chuyển đổi sang mô hình phát 
triển năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, linh hoạt và đa dạng; chuyển từ 
phát triển đào tạo chủ yếu theo số lượng sang việc chú trọng cả chất lượng và hiệu quả; 
chuyển từ chú trọng giáo dục nhân cách sang kết hợp giáo dục nhân cách với phát huy 
tiềm năng tối đa của mỗi cá nhân. Có thể áp dụng mô hình kĩ thuật sư phạm kiểu mới đảm 
bảo 4 yếu tố: Hoạt động học tập (chương trình và kế hoạch môn học); Hình thức học tập 
(lí thuyết, thực hành, thực nghiệm, thực tập thực ảo,); Công cụ hỗ trợ (phòng học, 
phòng máy tính, phần mềm, bảng tương tác,); Tư thế học tập (đứng, ngồi, đối diện, bàn 
tròn,). 
2.4.2. Xây dựng chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm 
a) Xây dựng chuẩn đầu vào sinh viên sư phạm 
Yếu tố chuẩn đầu vào các trường ĐHSP trước đến giờ chưa được quan tâm đúng mức. 
Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học trên thế giới khi tuyển sinh viên đầu vào ngoài việc 
kiểm tra kiến thức, kĩ năng còn quan tâm đến đánh giá phẩm chất năng lực người dự 
tuyển. Trong bối cảnh cách mạng 4.0, các trường ĐHSP muốn đào tạo đội ngũ giáo viên 
4.0 càng cần phải quan tâm đến yếu tố đầu vào. Nghĩa là muốn trở thành sinh viên sư phạm 
ngoài việc kiểm tra kiến thức, kĩ năng bắt buộc còn phải có các phẩm chất năng lực như: 
- Có khả năng chủ động sáng tạo; 
- Có kiến thức về công nghệ thông tin và kĩ thuật số; 
- Có khả năng giao tiếp; 
- Có khả năng làm việc cộng tác; 
- Có khả năng thích nghi; 
- Có tư duy phân tích phản biện; 
- Có khả năng kết nối và tương tác cao; 
- Có khả năng làm nhiều việc một lúc; 
- Có khả năng học tập suốt đời; 
- Công dân toàn cầu; 
- Yêu nghề, yêu trẻ, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục 
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng 
151 
b) Xây dựng chuẩn đầu ra sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm 
Chuẩn đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp ĐHSP từ trước đến nay đã được nhiều cơ sở 
đào tạo giáo viên trong và ngoài nước xác định gồm 2 cấu phần chính: giá trị nghề nghiệp 
và năng lực nghề nghiệp. Trong nhóm giá trị nghề nghiệp thường được xác định gồm 3 
nhóm: giá trị hướng vào học sinh; giá trị mang bản sắc người giáo viên; giá trị phục vụ 
nghề nghiệp. Nhóm năng lực nghề nghiệp gồm có 3 nhóm: nhóm năng lực nền tảng; 
nhóm năng lực chuyên ngành và nhóm năng lực nghiệp vụ sư phạm. 
Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài những nhóm về giá trị 
và năng lực nghề đã xác định ở trên, theo chúng tôi cần bổ sung thêm những năng lực 4.0 
cho sinh viên sư phạm như: năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sáng 
tạo, năng lực thích ứng với sự thay đổi, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực lãnh đạo, 
năng lực phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo, năng lực dạy học tích hợp 
và phân hoá, năng lực phát triển nghề nghiệp. Các năng lực này trong quá trình đào tạo 
được bổ sung và hoàn thiện cũng như làm rõ hơn trong các nhóm năng lực nghiệp vụ sư 
phạm và giá trị nghề nghiệp của sinh viên sư phạm. 
2.4.3. Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo giáo viên 
a) Phát triển chương trình đào tạo 
Đây là nội dung quan trọng nhất trong các trường ĐHSP bởi vì chương trình đào tạo 
là công cụ để thực hiện mục tiêu và chuyển tải chuẩn đầu ra đến người học. Chương trình 
đào tạo phải được xây dựng phù hợp với trình độ đại học sư phạm và yêu cầu của nguồn 
nhân lực 4.0; lấy người học làm trung tâm, chọn lọc những vấn đề cốt lõi, dạy học phân 
hoá tiến tới cá thể hoá. Nội dung chương trình cần được tổ chức, xây dựng và triển khai 
theo hướng tích hợp ứng dụng, tăng cường học ngoại ngữ, thực hành, thực tập, khuyến 
khích sự sáng tạo và đổi mới. Mặt khác chương trình đào tạo cần được xây dựng thưo 
hướng mở (cho phép thường xuyên cập nhật kiến thức mới, sử dụng giáo trình, khai thác 
học liệu một cách linh hoạt), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu 
thực tiễn ngành sư phạm. 
Việc phát triển chương trình đào tạo có thể theo các bước như sau: 
Bước 1: Phân tích bối cảnh giáo dục trước ảnh hưởng của toàn cầu hoá, hội nhập 
quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động ảnh hưởng của chúng đến các cơ sở đào 
tạo giáo viên. 
Bước 2. Xác định mục tiêu chung (phẩm chất và năng lực sinh viên sư phạm) và mục 
tiêu cụ thể (kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm nào cần giáo dục cho người học) 
của chương trình đào tạo để hướng tới nội dung chương trình đào tạo phù hợp. 
Bước 3. Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo theo Khung trình độ quốc gia 
(kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) để đảm bảo nội dung chương trình đạt tối 
thiểu bằng trình độ bậc học khu vực và quốc tế. 
Bước 4. Xác định mục tiêu chung (tham gia chuyển tải những thành phần phẩm chất 
năng lực nào của chuẩn đầu ra chương trình) và mục tiêu cụ thể (giáo dục và rèn luyện 
cho sinh viên kiến thức, kĩ năng, mức tự chủ và trách nhiệm) thuộc môn học. 
Bước 5. Xây dựng chuẩn đầu ra môn học để xác định những kiến thức, kĩ năng, mức 
tự chủ và trách nhiệm của người học tối thiểu phải đạt khi tích luỹ được tín chỉ môn học. 
Hà Thị Lan Hương 
152 
Bước 6. Xây dựng chương trình đào tạo bằng cách chọn các môn học tham gia 
chuyển tải chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. 
Bước 7. Biên soạn ngân hàng câu hỏi và bài tập môn học dùng để dạy và học, đồng 
thời để đánh giá người học đạt chuẩn đầu ra môn học. Như vậy có thể cho rằng đạt chuẩn 
đầu ra tất cả các môn học trong chương trình tức là đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. 
Khi đó có thể biểu diễn ý tưởng này qua bảng ma trận mô phỏng sự tương quan giữa các 
môn học với chuẩn đầu ra. 
b) Tổ chức quá trình đào tạo 
Việc tổ chức quá trình đào tạo ngoài việc triển khai theo mô hình cũ như lớp học 
truyền thống, lớp học chủ động cần mở rộng thêm các mô hình lớp học online, lớp học ảo 
và lớp học kết hợp tất cả các mô hình trên. 
Ngoài ra các nội dung thực hành, thực tập sư phạm nên chú trọng vào môi trường 
thực địa tại phổ thông và đặc biệt chú trọng mô hình thực tập ảo giúp sinh viên có được 
những kinh nghiệm thực tế tốt nhất để sau khi tốt nghiệp ra trường họ có thể trở thành 
giáo viên thực thụ đáp ứng yêu cầu giáo viên thời đại 4.0 
2.4.4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên 
Trong đào tạo giáo viên, cùng với các điều kiện đảm bảo chất lượng khác thì đội ngũ 
giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và là điều kiện để triển khai các mô 
hình dạy học tiên tiến. Bước sang thế kỉ XXI, người học có nhiều thay đổi mạnh mẽ, do 
đó giảng viên sẽ phải thay đổi để thích ứng. Vai trò, chức năng và các yêu cầu đối với 
giảng viên phải thay đổi nhất là trong bối cảnh bùng nổ của cách mạng 4.0. Vai trò của 
giảng viên thay đổi từ địa vị người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra 
môi trường học tập. Giảng viên phải là cố vấn giúp học viên điều chỉnh chất lượng và độ 
giá trị nguồn thông tin, kiến thức mới, phải là nhà chuyên môn có đầu óc mở, biết phê 
phán độc lập, hợp tác, cộng tác tích cực và điều giải giữa người học với những gì họ cần 
biết. Phải định hướng vào công nghệ và chịu trách nhiệm không chỉ với việc dạy của 
mình mà còn với việc học của trò nữa. Họ phải quan tâm đến nhu cầu của từng sinh viên 
trong lớp học không đồng nhất, tạo môi trường học tập lấy sinh viên làm trung tâm để nỗ 
lực học xuất sắc và có cơ hội học tập theo lối truy vấn, năng động. Giảng viên cần đáp 
ứng các chuẩn chương trình đào tạo để tăng cường sức sáng tạo, tính tò mò ham hiểu biết 
và động cơ học tập của trò. Giảng viên cần được trang bị các kiến thức và kĩ năng cũng 
như thái độ để thực hiện việc dạy học và giáo dục 4.0: các kiến thức liên môn, dạy học 
tích hợp, các kiến thức khoa học công nghệ mới, các kĩ năng sử dụng các công cụ dạy học 
tích hợp, hiện đại như sử dụng các công cụ ICT để đổi mới phương pháp dạy học và đánh 
giá người học; đặc biệt có các kiến thức và kĩ năng về sáng tạo, sáng nghiệp để đào tạo 
các năng lực này ở người học. Giảng viên còn cần đảm bảo môi trường xung quanh an 
toàn trên lớp học và duy trì mối quan hệ với sinh viên và đồng nghiệp đảm bảo cùng nhau 
phát triển chuyên môn nghề nghiệp. 
2.4.5. Đầu tư cơ sở vật chất 
Để triển khai mô hình đào tạo mới, các trường ĐHSP cần đầu tư nâng cấp cơ sở vật 
chất thiết yếu như diện tích đất đai, diện tích xây dựng các không gian học tập và làm việc 
theo quy mô đào tạo. Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, 
cung cấp trang thiết bị công nghệ, kĩ thuật hiện đại và đồng bộ, các phương tiện nghe nhìn, 
Đổi mới đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm đáp ứng yêu cầu cách mạng 
153 
máy tính, các phần mềm phục vụ việc dạy và học, kiểm tra đánh giá. Trong đó đặc biệt 
chú ý tới việc xây dựng và chuyển đổi, hoàn thiện các không gian học tập cho sinh viên 
nhất là không gian về công tác thực hành và thực tập sư phạm. Tiến tới đảm bảo mỗi 
phương thức học tập có một không gian tương thích, phù hợp với nhiều hoạt động và tạo 
điều kiện hỗ trợ tối đa sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu. Không gian học tập 
mới là sự kết hợp giữa không gian vật lí và không gian ảo trong đó không gian vật lí cần 
linh hoạt cho phép bổ sung công nghệ mới để sinh viên được trải nghiệm và tương tác. 
3. Kết luận 
Mỗi cuộc cách mạng đều làm giáo dục thay đổi để thích ứng với sự phát triển và nhu 
cầu của nguồn nhân lực và cách mạng 4.0 không ngoài lề và được dự đoán là đặt ra cho 
giáo dục nhiều vấn đề để các cơ sở giáo dục đại học nhanh chóng cập nhật và cải tiến đổi 
mới để đáp ứng yêu cầu của nó. Các cơ sở giáo dục đại học nói chung và các trường 
ĐHSP nói riêng cần phải dựa trên những yêu cầu của xã hội, của nguồn nhân lực phục vụ 
cách mạng công nghiệp 4.0 để tiến hành cải cách đổi mới công tác đào tạo trong nhà 
trường. Đặc biệt là các trường ĐHSP – cái nôi đào tạo giáo viên – phải tiến hành cải cách 
đào tạo giáo viên để sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có năng lực thực hiện nhiệm vụ 
giáo dục để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Việc cải cách đào 
tạo giáo viên phải căn cứ vào các đặc điểm của môi trường giáo dục 4.0 đặt ra những yêu 
cầu về công nghệ, phương pháp dạy học. Từ đó tiến hành đổi mới chuyển đổi mô hình 
đào tạo giáo viên, phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo, nâng cao năng lực 
quản lí và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất nhất 
là không gian thực tập sư phạm. Thực hiện thành công công cuộc đổi mới đào tạo giáo 
viên trong các trường ĐHSP trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là yếu tố then 
chốt giúp cho công cuộc đổi mới giáo dục hoàn thành sứ mênh của mình và thu hẹp 
khoảng cách với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. 
Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp 
Bộ năm 2018, mã số B2018-SPH-01HT. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Tuấn Anh, Đào Trung Thành, 2018. Hướng nghiệp 4.0. Nxb Thanh niên. 
[2] Ngô Thị Kim Dung, 2018. Phương thức tổ chức dạy và học đại học trong kỉ nguyên 
kĩ thuật số. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào 
tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb Đà Nẵng. 
[3] Lê Đức Ngọc, 2018. Phát triển chương trình đào tạo và hoạt động dạy học đại học 
đáp ứng thời đại và cách mạng công nghiệp 4.0. Kỉ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới 
căn bản và toàn diện hoạt động đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Nxb Đà 
Nẵng. 
[4] Nghiêm Đình Vỳ, Mai Văn Tỉnh, 2016. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xác định 
vai trò giáo viên trong thế kỉ XXI. Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển đội 
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. 
Hà Thị Lan Hương 
154 
[5] NIE (National Institute of Education), 2009. A teacher education model for 21st 
century. A report by the National institute of education, Singapore. 
[6] Partnership for 21 st century learning .  
[7] Shah, 2014. The Future of classroom: the role of teachers needs a relook in digital 
era. Retrieved from 
the-role-of-teachers-needs-a-relook-in-digital-era/99/print/ 
[8] UNESCO, 2018. Guidelines on Developing and Strengthening Qualifications 
Frameworks in Asia and the Pacific. 
[9] 
vai-tro-cua-nguoi-thay-post172145.gd. 
[10] 
cuaaac-caach-maaang-caang-nghiaaap-4-0-vaa-nhaaang-vaaan-aaa-aaat-ra-aaai-
vaaai-haaa-thaaang-giaao-daaac-nghaaa-nghiaaap-viaaat-nam 
ABSTRACT 
Innovating teacher education in the education university 
meets the industrial revolution 4.0 
Ha Thi Lan Huong 
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education 
In recent years, the impact of the industrial revolution 4.0 has changed rapidly and 
deeply in the fields of economy, politics, society, and education. Industrial revolution 4.0 
affects education, changing the education objectives; on the contrary, education must also 
find ways to innovate in training human resources to meet the requirements of this 
revolution. In these issues, there is a pressing issue for universities in general and teacher 
educational universities in particular, in which it needs to quickly change the training 
models to create human resources 4.0, Teacher 4.0 meets this fourth industry revolution 
requirement. The article addresses the most common issue of Education 4.0 that 
influences the trends of student learning in education 4.0; the change of the educational 
environment and the requirements of the educational institutions meeting the 
requirements of the industrial revolution 4.0. Thereby, the article focuses on teacher 
training models in the education universities to meet the requirement of the 4.0 revolution; 
from the transformation of the training model, the development of the income and 
outcome standards for graduates, the organization of training and resource investment. 
Keywords: industrial revolution 4.0, teacher training, training models, income and 
outcome standards. 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_dao_tao_giao_vien_trong_cac_truong_dai_hoc_su_pham_d.pdf