Tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

MỞ ĐẦU

Khi chúng ta đang tổ chức Hội thảo này, tình hình thế giới đang diễn ra sôi động và phức tạp.

Hơn lúc nào hết, chúng ta cảm nhận rõ vai trò quan trọng của hội nhập quốc tế trong việc

bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Hội nhập quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Trong

buổi nói chuyện với với ĐHQG-HCM sáng 10/5/2014, tác giả của quyển sách Thế giới phẳng

- ông Thomas Friedman đã nhấn mạnh: “Thế giới càng ngày càng phẳng và tôi cho rằng có

3 nhân tố để mang đến thành công cho một quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Thứ nhất là xây

dựng một Nhà nước pháp quyền, khuyến khích sáng tạo. Thứ hai là phải xây dựng tốt cơ sở

hạ tầng và sau cùng là phải cải cách giáo dục, trang bị kỹ năng, tạo sự tương tác với thế

giới.”

Vấn đề cần đặt ra ở đây là chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để “tương tác hiệu quả”

với thế giới trong thời đại toàn cầu hóa?

THẾ GIỚI PHẲNG- KỶ NGUYÊN GIÁO DỤC TOÀN CẦU HÓA

Toàn cầu hóa được biết với nhiều định nghĩa khác nhau trên cơ sở các cách tiếp cận khác

nhau [1].Toàn cầu hoá liên quan đến sự chuyển động của nền kinh tế, công nghệ, con người

và những ý tưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong giáo dục, toàn cầu hoá thường

được đề cập đến là sự tương tác chặt chẽ giữa chương trình giáo dục với sự phát triển kinh

tế. Tuyên ngôn đại học của UNESCO năm 2009 cũng đã nêu rõ “toàn cầu hóa là thời kỳ mà

tri thức ngày càng giữ vai trò quyết định trong tiến trình phát triển xã hội. ”[2]

Thế giới phẳng ngày nay cũng làm “phẳng hoá” giáo dục, tạo ra một sân chơi giáo dục bằng

phẳng, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Lịch sử toàn cầu hóa về giáo dục đã cho thấy Giai

đoạn đầu tiên là hợp tác quốc tế về giáo dục đã diễn ra trong thập niên cuối của thế kỷ XX.

Sang đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn phát triển

mới, cao hơn và phức tạp hơn. Đó là quốc tế hóa về giáo dục.

Từ một thế giới toàn cầu hóa, khái niệm quốc tế hoá giáo dục giúp chúng ta hiểu được khả

năng hội nhập giáo dục của mỗi quốc gia vào tiến trình toàn cầu. Quốc tế hóa giáo dục đại

học của mỗi quốc gia thường được đo lường bằng khả năng hội nhập, khả năng thay đổi,

khả năng thích ứng và khả năng được quốc tế chấp nhận các giá trị.

Với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, quốc tế hóa giáo dục thường được các nhà

phân tích quốc tế nhận định rằng: đó là tiến trình của những cải cách, của những đổi mới

giáo dục dựa trên kết quả của nhận thức tư tưởng mới xuất phát từ sự tích hợp ý kiến giữa

việc cải tổ nền GDĐH trên toàn cầu cùng với tính lịch sử, yếu tố văn hoá của nền GDĐH Việt

Nam.6

Trong quá trình quốc tế hóa giáo dục, ngay cả với nước Mỹ- một nền đại học xếp hạng hàng

đầu mang tính hình mẫu của thế giới cũng phải thay đổi. Họ đã xác định “Sức mạnh mềm

của Mỹ là củ cà rốt mang tên “Giáo dục đại học”. Quyền lực mềm trong thời kỳ toàn cầu hóa

cũng đã được thay đổi bởi chính cha đẻ của khái niệm đó là Joseph Nye “Quyền lực mềm

được định nghĩa đầy đủ là khả năng ảnh hưởng tới người khác thông qua thông qua các

công cụ hợp tác, thuyết phục và gợi ra sức hút tích cực để có được những kết quả mong

đợi”[3]. Và giáo dục đại học Mỹ là một thí dụ đã được ông phân tích (với số sinh viên nước

ngoài đến Mỹ học hàng năm tăng cao [4], với vị trí của các trường đại học Mỹ luôn được xếp

hạng cao trên thế giới, với số tiền lên đến hàng chục tỷ đô la/năm mà GDĐH Mỹ thu được từ

các sinh viên nước ngoài [5]).

pdf 282 trang yennguyen 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam

Tài liệu Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
HỘI THẢO 2014
Hội nhập quốc tế trong quá trình
đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
International Integration in
the Process of Higher Education Reform in Viet Nam
Tp. Hồ Chí Minh, 08 - 6 - 2014
HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 ĐẠI HỌC QUỐC GIA 
TP. HỒ CHÍ MINH 
HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC 
VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC 
TÀI LIỆU HỘI THẢO 
Hội nhập quốc tế trong quá trình 
đổi mới giáo dục đại học Việt Nam 
International Integration in 
the Process of Higher Education Reform in Viet Nam 
Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày 08 tháng 6 năm 2014 
1 
BÀI BÁO TOÀN VĂN 
Phiên toàn thể – Sáng 08/6/2014 
Phát biểu khai mạc và đề dẫn của Giám đốc ĐHQG-HCM 
Hội nhập quốc tế - con đường tất yếu của 
giáo dục đại học thời toàn cầu hóa ...................................................................... 5 
Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG-HCM 
BC-01 
Đại học Quốc gia Tp. HCM: Hội nhập quốc tế để phát triển – 
kinh nghiệm và đề xuất ...................................................................................... 10 
Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM 
BC-02 
Globalization Strategies of NUS ......................................................................... 18 
TAN Eng Chye, Provost, National University of Singapore 
BC-03 
International Integration of Higher Education in a Runaway World: 
Challenges to the Universities in ASEAN ............................................................ 28 
Choltis Dhirathiti, ASEAN University Network (AUN) 
BC-04 
Hai ý tưởng quan trọng nên học tập từ Hoa Kỳ: 
Phân tầng hệ thống giáo dục đại học và quản lý đầu tư nghiên cứu ................. 32 
Lâm Quang Thiệp, Trường ĐH Thăng Long 
BC-05 
Hội nhập quốc tế để thúc đẩy đổi mới 
và đổi mới thành công sẽ hội nhập có hiệu quả .................................................. 43 
Trần Chí Đáo, Nguyên Giám đốc ĐHQG-HCM 
BC-06 
Sự chuyển dịch tư duy trong lĩnh vực hợp tác - hội nhập 
của giáo dục đại học Việt Nam với quốc tế (Thành tựu, hạn chế) ...................... 46 
Nguyễn Tấn Phát, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Nguyên GĐ ĐHQG-HCM 
BC-07 
Trả lời cho ba câu hỏi về tài chính giáo dục đại học ........................................... 48 
Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM 
BC-08 
Mấy suy nghĩ về giáo dục đại học Việt Nam 
trong quá trình hội nhập quốc tế ......................................................................... 53 
Nguyễn Ngọc Giao, Nguyên Phó Giám đốc ĐHQG-HCM 
2 
Phân ban 1 – Chiều 08/6/2014 
TL-01 
Toàn cầu hóa và giáo dục đại học ..................................................................... 55 
Hồ Thanh Phong, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM 
Globalization and Higher Education ................................................................... 67 
Ho Thanh Phong, International University, VNU-HCM 
TL-02 
Experiential Learning Approach for International Joint Programs: 
Two Case Studies at the University of Science, VNU-HCM ................................ 79 
Paul McAfee, Keuka College, New York, United States of America 
Tran Minh Tuan, Vu Hai Quan, University of Science, VNU-HCM 
TL-03 
Chất lượng đào tạo đại học và hội nhập quốc tế ............................................... 91 
Nguyễn Hồng Minh, Lê Thế Vinh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 
TL-04 
The Advantages of International Connections 
for Innovative Approaches within Higher Education ............................................ 98 
Michelle Vickers, Trường ĐH RMIT 
TL-05 
Trung tâm xuất sắc – mô hình đào tạo gắn liền với nghiên cứu 
nhằm tăng cường năng lực trong đại học nghiên cứu ..................................... 102 
Ban Khoa học Công nghệ, ĐHQG-HCM 
Phân ban 2 – Chiều 08/6/2014 
TL-06 
Một góc nhìn về thành tựu và hạn chế của hội nhập quốc tế 
trong giáo dục đại học ở Việt nam ................................................................... 111 
Võ Văn Sen, Nguyễn Ngọc Thơ, 
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
A Perspective on Achievements and Limitations of 
International Integration in Higher Education in Vietnam.................................. 126 
Vo Van Sen, Nguyen Ngoc Tho 
University of Social Sciences and Humanities, VNU-HCM 
TL-07 
Hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt nam: 
Kinh nghiệm của ĐHQG Hà Nội ....................................................................... 141 
Nguyễn Quý Thanh, Vũ Thị Mai Anh, Viện Đảm bảo Chất lượng, ĐHQG-HN 
TL-08 
Xây dựng giao diện mới đối với giáo dục đại học Việt Nam 
để thích nghi với hội nhập quốc tế chủ động, tích cực và sâu rộng .................. 150 
Nguyễn Thường Lạng, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 
3 
TL-09 
Giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế: 
Thuận lợi và khó khăn ...................................................................................... 161 
Nguyễn Cảnh Huệ, Trường ĐH Sư phạm Tp. HCM 
TL-10 
Đề xuất mô hình phát triển nguồn nhân lực 
cho Việt Nam giai đoạn (2015-2035) ................................................................ 169 
Trần Đức Cảnh, Nguyên Giám đốc ĐT&PTNNL và An sinh Xã hội 
cho chính quyền Bang Massachusetts 
Các tham luận khác 
TL-11 
Đổi mới nền giáo dục đại học Việt Nam 
hướng đến sự phát triển của kinh tế tri thức ..................................................... 178 
Hàn Viết Thuận, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội 
TL-12 
Hội nhập trong đào tạo và nghiên cứu các ngành KHXH&NV: 
một số vấn đề đặt ra ........................................................................................ 185 
Ngô Văn Lệ, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TL-13 
Phối hợp đào tạo giữa Việt Nam và quốc tế ................................................... 190 
Dương Minh Đức, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM 
TL-14 
Hội nhập quốc tế với đổi mới hệ thống đào tạo 
trong giáo dục đại học kĩ thuật Việt Nam.......................................................... 197 
Nguyễn Hữu Phúc, Phạm Đình Trực, 
Khoa Điện - Điện tử, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM 
TL-15 
Đội ngũ điều dễ hiểu nhưng khó thực hiện ...................................................... 208 
Nguyễn Thế Hữu, Nguyên Giám đốc ĐH Huế 
TL-16 
Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học Việt Nam .............. 211 
Đặng Mậu Chiến, Phòng Thí nghiệm Công nghệ Nano (LNT), ĐHQG-HCM 
TL-17 
Mô hình giáo dục đại học của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam ........... 216 
Phan Thế Công, Trường Đại học Thương mại
Nguyễn Thị Nhị, Trường Đại học Vinh
TL-18 
Những thách thức hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam ............... 225 
Nguyễn Thế Thắng, Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Giáo dục, 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
4 
TL-19 
Hợp tác giáo dục đại học giữa Việt Nam với các nước ASEAN ........................ 232 
Nguyễn Thị Chinh, Khoa Lí luận Chính trị, HV Ngân hàng 
TL-20 
Hội nhập quốc tế trong quá trình đổi mới giáo dục đại học 
theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khoá XI) 
tại học viện Ngân hàng..................................................................................... 237 
Trần Mạnh Dũng, Học viện Ngân hàng 
TL-21 
Kinh nghiệm thu hút sinh viên quốc tế trong 
giáo dục đại học ở Cộng hòa liên bang Đức ..................................................... 240 
Hoàng Thị Nga, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
TL-22 
Quốc tế hóa giáo dục tại Viện Đào tạo Quốc tế ĐHQG-HCM .......................... 246 
Trương Quang Được, Viện Đào tạo Quốc tế, ĐHQG-HCM 
TL-23 
Higher Education in Social Sciences and Humanities – 
the Case of USSH, Pathway Vision for 2050 .................................................... 248 
Võ Văn Sen, Trần Cao Bội Ngọc, 
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
TL-24 
An American Professor’s Observations 
about Higher Education in Vietnam ................................................................... 259 
Heather Marie Stur , Fulbright Scholar in Vietnam, 2013-14 
University of Southern Mississippi, USA 
TL-25 
Implementing an Internal Quality Assurance System 
to Reach International Standards ..................................................................... 263 
Nguyễn Thanh Thủy, Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG-HCM 
TL-26 
Hoạt động quan hệ quốc tế trong đảm bảo 
chất lượng giáo dục tại Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh .............................. 269 
Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Nhật, Nguyễn Tiến Công 
Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQG-HCM 
TL-27 
Thách thức đối với công tác đảm bảo chất lượng 
giáo dục đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập 
và một số gợi mở cho việc đổi mới công tác này ............................................. 274 
Nguyễn Duy Mộng Hà, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 
5 
HỘI NHẬP QUỐC TẾ - CON ĐƯỜNG TẤT YẾU CỦA 
 GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THỜI TOÀN CẦU HÓA 
PGS.TS. Phan Thanh Bình 
Đại học Quốc gia – Tp. Hồ Chí Minh 
MỞ ĐẦU 
Khi chúng ta đang tổ chức Hội thảo này, tình hình thế giới đang diễn ra sôi động và phức tạp. 
Hơn lúc nào hết, chúng ta cảm nhận rõ vai trò quan trọng của hội nhập quốc tế trong việc 
bảo vệ chủ quyền quốc gia. 
Hội nhập quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Trong 
buổi nói chuyện với với ĐHQG-HCM sáng 10/5/2014, tác giả của quyển sách Thế giới phẳng 
- ông Thomas Friedman đã nhấn mạnh: “Thế giới càng ngày càng phẳng và tôi cho rằng có 
3 nhân tố để mang đến thành công cho một quốc gia, cụ thể là Việt Nam. Thứ nhất là xây 
dựng một Nhà nước pháp quyền, khuyến khích sáng tạo. Thứ hai là phải xây dựng tốt cơ sở 
hạ tầng và sau cùng là phải cải cách giáo dục, trang bị kỹ năng, tạo sự tương tác với thế 
giới.” 
Vấn đề cần đặt ra ở đây là chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để “tương tác hiệu quả” 
với thế giới trong thời đại toàn cầu hóa? 
THẾ GIỚI PHẲNG- KỶ NGUYÊN GIÁO DỤC TOÀN CẦU HÓA 
Toàn cầu hóa được biết với nhiều định nghĩa khác nhau trên cơ sở các cách tiếp cận khác 
nhau [1].Toàn cầu hoá liên quan đến sự chuyển động của nền kinh tế, công nghệ, con người 
và những ý tưởng vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Trong giáo dục, toàn cầu hoá thường 
được đề cập đến là sự tương tác chặt chẽ giữa chương trình giáo dục với sự phát triển kinh 
tế. Tuyên ngôn đại học của UNESCO năm 2009 cũng đã nêu rõ “toàn cầu hóa là thời kỳ mà 
tri thức ngày càng giữ vai trò quyết định trong tiến trình phát triển xã hội. ”[2] 
Thế giới phẳng ngày nay cũng làm “phẳng hoá” giáo dục, tạo ra một sân chơi giáo dục bằng 
phẳng, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Lịch sử toàn cầu hóa về giáo dục đã cho thấy Giai 
đoạn đầu tiên là hợp tác quốc tế về giáo dục đã diễn ra trong thập niên cuối của thế kỷ XX. 
Sang đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, giáo dục đã chuyển sang một giai đoạn phát triển 
mới, cao hơn và phức tạp hơn. Đó là quốc tế hóa về giáo dục. 
Từ một thế giới toàn cầu hóa, khái niệm quốc tế hoá giáo dục giúp chúng ta hiểu được khả 
năng hội nhập giáo dục của mỗi quốc gia vào tiến trình toàn cầu. Quốc tế hóa giáo dục đại 
học của mỗi quốc gia thường được đo lường bằng khả năng hội nhập, khả năng thay đổi, 
khả năng thích ứng và khả năng được quốc tế chấp nhận các giá trị. 
 Với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, quốc tế hóa giáo dục thường được các nhà 
phân tích quốc tế nhận định rằng: đó là tiến trình của những cải cách, của những đổi mới 
giáo dục dựa trên kết quả của nhận thức tư tưởng mới xuất phát từ sự tích hợp ý kiến giữa 
việc cải tổ nền GDĐH trên toàn cầu cùng với tính lịch sử, yếu tố văn hoá của nền GDĐH Việt 
Nam. 
6 
Trong quá trình quốc tế hóa giáo dục, ngay cả với nước Mỹ- một nền đại học xếp hạng hàng 
đầu mang tính hình mẫu của thế giới cũng phải thay đổi. Họ đã xác định “Sức mạnh mềm 
của Mỹ là củ cà rốt mang tên “Giáo dục đại học”. Quyền lực mềm trong thời kỳ toàn cầu hóa 
cũng đã được thay đổi bởi chính cha đẻ của khái niệm đó là Joseph Nye “Quyền lực mềm 
được định nghĩa đầy đủ là khả năng ảnh hưởng tới người khác thông qua thông qua các 
công cụ hợp tác, thuyết phục và gợi ra sức hút tích cực để có được những kết quả mong 
đợi”[3]. Và giáo dục đại học Mỹ là một thí dụ đã được ông phân tích (với số sinh viên nước 
ngoài đến Mỹ học hàng năm tăng cao [4], với vị trí của các trường đại học Mỹ luôn được xếp 
hạng cao trên thế giới, với số tiền lên đến hàng chục tỷ đô la/năm mà GDĐH Mỹ thu được từ 
các sinh viên nước ngoài [5]). 
Như vậy thế giới của thời kỳ toàn cầu hóa đã tác động mạnh mẽ lên “tháp ngà đại học”. Tất 
cả các quốc gia đều bị cuốn vào sự vận động chung hướng đến thịnh vượng của toàn cầu. 
Trong bối cảnh đấy, GDĐH chính là chìa khóa, là con đường tất yếu cho sự phát triển mang 
tính bền vững của mỗi quốc gia. 
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM- NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG CƠ BẢN CỦA HỘI 
NHẬP QUỐC TẾ 
Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa 
Việt Nam (2/9/1945), giáo dục Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách vào các năm 1950, 
1956, 1979 và đặc biệt năm 1986. Sau gần ba mươi năm Đổi mới, chúng ta lại tiếp tục làm 
một cuộc cách mạng giáo dục mới với tiêu chí hội nhập quốc tế một cách chủ động. Trong 
quá trình Đổi mới vì Hội nhập đấy, chúng ta nhận thấy: Đổi mới và Hội nhập là hai quá trình 
song song trong một thế giới toàn cầu hóa. Hai quá trình này có tính liên kết lôgic và chặt 
chẽ với nhau. Hai quá trình này là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các quốc gia. 
Nền GDĐH Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ các nước khác trong đó có Trung Quốc, Pháp 
và Liên Xô (cũ). Tuy nhiên, khi chủ động tham gia vào toàn cầu hóa, những tác động bên 
ngoài đều được Việt Nam hóa khi ứng dụng vào bối cảnh của quốc gia. Công cuộc Đổi mới 
của kinh tế đã làm thay đổi tư duy “bao cấp giáo dục đại học”. GDĐH VN ở thời kỳ này có 
đặc tính linh hoạt bởi chúng ta, vừa tự Đổi mới để Hợp tác quốc tế , rồi lại cải tiến, rồi đổi 
mới và tiếp tục hợp tác quốc tế. Ba thành tựu đổi mới GDĐH VN được các nhà tư vấn của 
Ngân hàng thế giới[6] nhận thấy rõ nhất là : 
Tổ chức lại hệ thống GDĐH : Cho đến thập niên cuối của thế kỷ XX, GDĐH VN vẫn là nền 
giáo dục bao cấp. Nhưng khi chuyển nền kinh tế theo hướng thị trường, GDĐH VN đã mở 
cửa cho nhiều thành phần khác nhau tham gia vào hệ thống giáo dục. Điều đó đã thúc đẩy 
nền giáo dục Việt Nam tổ chức lại hệ thống giáo dục theo hướng mở, thực tế hơn và đáp 
ứng được nhu cầu của số đông. Việc tổ chức lại hệ thống GDĐH được xem là phương tiện 
rất quan trọng để đạt được sự hội nhập quốc tế. 
Sự đa dạng hoá : Thế giới càng phẳng, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng đa dạng hơn. Đầu 
tiên là sự đa dạng hóa chủ thể đại học , đa dạng hóa nguồn tài chính, cung cấp đa dạng sự 
lựa chọn cho sinh viên, đa dạng tính cạnh tranh tìm kiếm sinh viên. Sự đa dạng hóa được 
thể hiện trong việc tăng theo cấp số nhân các ngành đào tạo đại học. Sự đa dạng hóa dễ 
dàng nhận thấy trong các loại hình đào tạo. Sự đa dạng hoá đã kéo theo những hệ lụy mà 
GDĐH VN phải đối mặt như khả năng quản lý, khả năng kiểm soát chất lượng, khả năng 
bảo đảm đầu ra 
Sự phân quyền : Kinh nghiệm cho thấy ở các quốc gia châu Á, mặc dù đa số đã từng duy 
trì hệ thống giáo dục mang tính tậ ... c khác có nền văn hóa và bối cảnh xã hội - chính trị khác nhau 
mà còn ở những lãnh vực khác nhau. Chẳng hạn có những thuật ngữ/khái niệm được bắt 
nguồn từ doanh nghiệp như TQM (total quality management hay quản lý chất lượng tổng 
thể), KPIs, văn hóa tổ chức, Hoặc đôi khi lại có những trường hợp thuật ngữ mới nhưng 
được hiểu theo ngữ cảnh cũ, dẫn đến sự hiểu lầm lớn. 
Tóm lại, điều kiện để sử dụng hiệu quả các thuật ngữ về đảm bảo và đánh giá chất lượng 
phải bao gồm không những việc biết đến, nghe nhắc đến thuật ngữ mà còn phải hiểu rõ định 
nghĩa, biết được ngữ cảnh sử dụng và có một nền tảng tốt về lãnh vực sử dụng của chúng. 
Đây là một trong những thách thức đầu tiên của việc đổi mới và nâng cao chất lượng GDĐH 
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 
Văn hóa chất lượng chưa hình thành 
Trong nhiều định nghĩa về VHCL, định nghĩa của EUA (2006) là khá toàn diện và dễ hiểu. 
VHCL là một loại văn hóa tổ chức trong đó việc nâng cao chất lượng được xem là một việc 
làm thường xuyên. VHCL bao gồm 2 yếu tố riêng biệt: (1) Yếu tố văn hóa/tâm lý gồm các giá 
trị, niềm tin, sự mong đợi và cam kết đối với chất lượng; và (2) Yếu tố quản lý gồm các quy 
trình được xác định rõ nhằm nâng cao chất lượng và điều phối nỗ lực cá nhân. VHCL thể 
276 
hiện ở nhiều cấp độ: ý thức/mong muốn, hiểu biết và thực hiện các hoạt động nhằm nâng 
cao chất lượng đào tạo làm hài lòng người học, người sử dụng lao động và đáp ứng nhu 
cầu xã hội. 
Ở cấp độ đầu tiên, VHCL thể hiện ở việc mọi người cùng có ý thức, mong muốn, niềm tin 
vào việc cải tiến, điều chỉnh liên tục nhằm đạt yêu cầu tối thiểu và đạt mức ngày càng cao 
hơn, nhận thức đúng tầm quan trọng của việc đóng góp vào mục tiêu phát triển chung và lợi 
ích lâu dài cho bản thân và tập thể. Ở cấp độ hiểu biết, mọi người hiểu rõ nhiệm vụ và yêu 
cầu đối với công việc trong trách nhiệm của mình: hiểu biết mục tiêu và yêu cầu tối thiểu 
nhằm đạt hiệu quả công việc và các mức yêu cầu cao hơn, hiểu rõ trách nhiệm đối với xã 
hội, trách nhiệm làm hài lòng những đối tượng mình phục vụ, hiểu biết mục tiêu phấn đấu 
của cả đơn vị. Cấp độ thực hiện thể hiện ở việc mọi người biết lên kế hoạch, thực sự tham 
gia và hành động cải tiến định kỳ trong từng công việc, từng nhiệm vụ hằng ngày một cách 
tự nguyện (với quy trình/sáng kiến/kỹ năng thực hiện cải tiến). Cụ thể hơn, phải có khả năng 
tự đánh giá và tiếp thu ý kiến đánh giá từ bên ngoài/các đối tượng có liên quan về công việc 
hiện tại của mình để xác định được thực trạng, mức độ đáp ứng công việc của mình, rút kinh 
nghiệm, khắc phục, sửa chữa sai sót. Ở cấp độ cao hơn, mọi người biết chia sẻ kết quả và 
lợi ích của việc cải tiến, học hỏi kinh nghiệm cải tiến của nhau, đóng góp ý kiến, sáng kiến để 
các đồng nghiệp, đơn vị khác để cùng cải tiến hoặc đề xuất hỗ trợ. 
Tại Việt Nam, các phong trào chất lượng trong thời gian qua đã phần nào đóng góp vào việc 
nâng cao ý thức về VHCL, tuy nhiên cấp độ hiểu biết và cấp độ thực hiện của VHCL vẫn còn 
nhiều hạn chế. Việc xây dựng và hình thành VHCL vẫn còn trên “lý thuyết” do chưa hội đủ 
được các điều kiện cơ bản trong việc hình thành VHCL như về cơ sở vật chất, nguồn nhân 
lực, hệ thống ĐBCL, sự quan tâm cũng như quan điểm của các bên liên quan về chất lượng, 
ĐBCL còn hạn chế, chưa hoàn chỉnh. Ngoài ra, tư duy cũ theo kiểu đối phó, thành tích, mô 
hình quản lý cũ tập trung hóa vẫn còn tồn tại ở nhiều cơ sở đào tạo từ nhiều năm qua ở mọi 
cấp cần được khắc phục dần. 
Hiện nay, các tiêu chuẩn kiểm định cấp lượng cấp cơ sở đào tạo vẫn chưa tạo được động 
lực cao cho các đơn vị đào tạo tham gia kiểm định và nâng cao chất lượng đào tạo, một 
phần vì chưa hoàn thiện hệ thống ĐBCL bên trong, chưa hiểu rõ các bộ tiêu chuẩn trong 
nước cũng như quốc tế, cơ chế để thực hiện cũng chưa đảm bảo. Ở bối cảnh trong nước, 
còn những tiêu chuẩn, tiêu chí chưa đi vào thực chất của việc nâng cao chất lượng. Nếu so 
sánh với Bộ tiêu chuẩn hướng dẫn tự đánh giá cấp cơ sở giáo dục đào tạo của AUN, hay 
mô hình ĐBCL EFQM của châu Âu, Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của chúng ta còn 
thiếu những tiêu chuẩn làm nền tảng cho việc nâng cao chất lượng như tầm nhìn (vision), sứ 
mạng (mission), lãnh đạo (leadership), chính sách chiến lược (policy and strategy hay 
strategic policy) thay vì chỉ đơn thuần là quản lý hành chánh, thiếu tiêu chuẩn cụ thể về IQA 
(hệ thống ĐBCL bên trong) với quy trình Plan-Do-Check-Act, các chuẩn mực về đầu vào, 
quá trình và đầu ra rõ ràng cũng như thiếu sự đối sánh hợp lý. Việc bổ sung, cải tiến nội 
dung Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cần được quan tâm cùng với việc xây 
dựng các bộ tiêu chuẩn phù hợp với từng loại hình, cấp bậc đào tạo khác nhau. Ngoài ra, ở 
Việt Nam cũng còn thiếu một khung trình độ quốc gia (national qualification framework) góp 
phần làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng chuẩn đầu ra của trường và các chương trình đào 
tạo. 
Như vậy, còn nhiều vấn đề cần quan tâm để xây dựng và phát triển VHCL theo cách tiếp cận 
từ dưới lên (bottom-up) kết hợp với từ trên xuống (top-down) trong bối cảnh GDĐH Việt Nam, 
hình thành thói quen xây dựng kế hoạch chiến lược phù hợp bối cảnh và thói quen cải tiến 
liên tục một cách đồng bộ ở tất cả các đơn vị trong nhà trường đại học Việt Nam. 
277 
Lãnh đạo các đơn vị chuyên môn chưa được đào tạo về các kỹ năng quản lý chất 
lượng 
Ở Việt Nam không những thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm về ĐBCL mà lãnh đạo nhiều 
đơn vị dù có thể rất giỏi về chuyên môn học thuật nhưng lại hạn chế về năng lực lãnh đạo, 
quản lý, nhất là quản lý chất lượng đào tạo và quản lý chương trình đào tạo và xây dựng 
chiến lược đào tạo. Việc gắn kết với bên ngoài, với các doanh nghiệp và hợp tác quốc tế 
nhằm phát triển tiềm năng của đơn vị đào tạo không phải lúc nào cũng được thực hiện tốt ở 
các khoa/bộ môn. Chưa kể đến thói quen cũ dạy những gì chúng ta có hơn là những gì xã 
hội cần và tư duy cũ cho rằng hoạt động hợp tác quốc tế và công việc ĐBCL là của riêng các 
phòng ban/trung tâm hay các cán bộ phụ trách công việc này. 
Việc lãnh đạo, quản lý còn đòi hỏi nền tảng khoa học xã hội và nhân văn, tư duy logic, tư 
duy phản biện/độc lập, kỹ năng giao tiếp tốt nhất là trong lãnh vực quản lý nhân sự ở bối 
cảnh GDĐH có nhiều khó khăn so với quản lý doanh nghiệp do đội ngũ giảng viên thường 
đòi hỏi sự tự do học thuật cao. Việc xây dựng thói quen làm việc nhóm cũng thường khó 
khăn hơn trong lĩnh vực GDĐH. Thói quen lấy và sử dụng hiệu quả ý kiến phản hồi của các 
bên liên quan để cải tiến chất lượng đào tạo theo yêu cầu xã hội là một thách thức lớn với 
nhiều lãnh đạo cấp khoa/bộ môn cũng như phụ trách các chương trình đào tạo trong tiến 
trình hội nhập. Ít người ý thức đây là bằng chứng quan trọng cho việc đánh giá chất lượng 
đào tạo vốn rất phức tạp và khó đo lường. 
Năng lực lãnh đạo đòi hỏi biết xây dựng mục tiêu (cùng sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi), có 
khả năng cảm nhận bản thân và môi trường, khả năng truyền cảm hứng và lãnh đạo sự thay 
đổi hiệu quả. Lãnh đạo đơn vị cần xây dựng lộ trình phát triển bản thân, bổ sung những 
thiếu sót, những tố chất còn thiếu và khắc phục các hạn chế đối với những điều còn có thể 
cải thiện được. Trong lãnh vực ĐBCL thời đại hội nhập, tính tự chịu trách nhiệm với xã hội 
và người học vế chất lượng đào tạo cần đặt lên hàng đầu. 
MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆC CẢI TIẾN 
Thống nhất cách hiểu thuật ngữ về ĐBCL, xây dựng bảng chú giải thuật ngữ, phối 
hợp hiệu quả trong việc chọn lọc mô hình ĐBCL phù hợp 
Qua các phân tích trên, chúng ta có thể hình dung được một số gợi mở cho việc khắc phục 
các trở ngại trong quá trình hội nhập khi tiếp cận các khái niệm/thuật ngữ từ bên ngoài. 
Trước tiên, việc tập huấn cho các đơn vị cá nhân làm công tác ĐBCL cần đầy đủ và toàn 
diện, đi từ việc thống nhất cách hiểu đúng các thuật ngữ trong đúng ngữ cảnh ra đời của nó 
và khả năng vận dụng vào ngữ cảnh mới. Khi không tìm được thuật ngữ tương đương trong 
tiếng Việt, cần có sự phối hợp giữa nhóm chuyên gia về thuật ngữ và nhóm các chuyên gia 
về ngôn ngữ học nhằm vừa xây dựng thuật ngữ mới tương đương trong tiếng Việt, vừa xây 
dựng danh mục chú giải thuật ngữ (glossaries), có thể cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, tránh việc 
tự phát dịch sang tiếng Việt mà thiếu chú giải. 
Các thuật ngữ khái niệm được du nhập từ các lãnh vực khác sang, nhất là từ lãnh vực 
doanh nghiệp, công nghiệp cần có thời gian để thích ứng trong lãnh vực GDĐH, cần có đúc 
kết và chia sẻ kinh nghiệm từ các thử nghiệm, và có lộ trình bổ sung, chuyển đổi cho phù 
hợp. Phải có một nhóm cùng phối hợp làm việc tìm ra được những đặc thù của mỗi lãnh vực 
và khả năng vận dụng mô hình, khái niệm hiệu quả. 
Để có một nền tảng vững chắc cho việc hiểu các khái niệm, thuật ngữ trong giáo dục nói 
chung và ĐBCL GDĐH nói riêng, đội ngũ lãnh đạo giảng viên, chuyên viên làm việc trong 
lãnh vực GDĐH cần được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục học, đánh giá chất lượng 
giáo dục, Cần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của các lớp lý luận dạy học đại 
học, nghiệp vụ sư phạm đại học, mở các trung tâm tư vấn hoặc đào tạo về GDĐH, sư phạm, 
278 
quản lý giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy đại học mở 
các khóa đào tạo, các buổi hướng dẫn dưới các hình thức khóa học bồi dưỡng thêm 
(continuing education), tập huấn, chuyên đề, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, 
Xây dựng và phát triển văn hóa chất lượng 
Để hình thành và phát triển VHCL đi vào thực chất, ngoài việc cần tăng cường trách nhiệm 
giải trình và quyền được thông tin của người học và xã hội, tăng cường tự chủ và tạo áp lực 
cạnh tranh, gắn việc cấp phát kinh phí nhà nước với các yêu cầu chất lượng, về mặt chính 
sách, còn cần lưu ý một số điểm cơ bản sau: (1) có thể bắt đầu xây dựng và phát triển 
VHCL ở từng đơn vị nhỏ trên quy mô nhỏ, trong từng phạm vị/lãnh vực nhỏ nhưng cần phát 
hiện và nhân rộng những thành công điển hình. Từ việc chia sẻ những phương pháp giảng 
dạy tích cực mới ở bộ môn cho đến kinh nghiệm, quy trình phối hợp hiệu quả giữa các 
phòng ban, các ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả,(2) Cần xây dựng các quy trình 
làm việc hữu hiệu, khoa học, hiện đại mà đơn giản, tránh những chồng chéo hay kiểu quan 
liêu giấy tờ hành chánh kém hiệu quả. Việc xây dựng hệ thống dữ liệu minh chứng về ĐBCL 
có nhiều khó khăn nhưng cần đầy đủ và thực chất giúp cho quá trình ra quyết định đúng đắn, 
nếu xây dựng được hệ thống dữ liệu cập nhật thường xuyên một cách khoa học với các 
công cụ, biểu mẫu hoàn chỉnh (checklists, templates/forms, porfolio, ), việc này sẽ trở 
thành thông lệ nhẹ nhàng, (3) vai trò tư vấn quan trọng hơn việc thanh tra giám sát trong 
hoạt động ĐBCL nhằm phát huy nội lực tự giác, vai trò của lãnh đạo cực kỳ quan trọng trong 
việc thể hiện cam kết xây dựng, truyền đạt các giá trị văn hóa cốt lõi, (4) cơ chế nhận phản 
hồi từ các bên liên quan cũng như các chỉ số đánh giá có thể được tham khảo học hỏi từ 
nhiều nước tiên tiến trong quá trình hội nhập và (5) hệ thống khen thưởng, hỗ trợ phù hợp 
với điều kiện từng đơn vị cho các sáng kiến cải tiến cần được quan tâm và phát triển, về mặt 
vật chất cũng như tinh thần. 
Sự đồng tâm hiệp lực của tập thể và cơ chế chính sách hỗ trợ, khen thưởng, cùng sự khéo 
léo trong việc đầu tư nguồn lực theo đúng kế hoạch chiến lược ưu tiên sẽ góp phần nâng 
cao VHCL ở các đơn vị. 
Đào tạo quản lý chất lượng cho các lãnh đạo cấp khoa/bộ môn 
Nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực lãnh đạo và năng lực quản lý chất 
lượng của các khoa bộ môn gợi mở cho chúng ta thấy cần quan tâm đến lãnh vực bồi 
dưỡng và cơ chế chính sách dành cho các đối tượng này. Có thể khởi xướng việc lập các 
trung tâm tư vấn và đào tạo, viện đào tạo quản trị đại học cho các lãnh đạo cấp trung ở các 
cơ sở GDĐH, mở các khóa đào tạo về lãnh đạo trong giáo dục, xây dựng chiến lược GDĐH, 
quản lý dự án GDĐH, xây dựng và phát triển chương trình học, đo lường và đánh giá trong 
GDĐH có thể mời các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước tham gia đào 
tạo. 
Các đối tượng tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng này cần được có những ưu tiên về thời 
gian, chính sách hỗ trợ, đặc biệt là cần có các đề tài ứng dụng cụ thể trong công tác quản lý 
thực tế của từng thành viên, có sự tư vấn theo dõi hỗ trợ trong quá trình thực hành nhằm 
đem lại hiệu quả đích thực. Ngoài ra các nhóm, lớp học này sẽ tạo một mạng lưới liên kết 
hữu ích trong việc chia sẻ kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo, có khi cùng phối hợp xây dựng 
được các chương trình dự án lớn, đóng góp vào sự phát triển chất lượng của nền GDĐH 
Việt Nam. 
Việc tham quan học hỏi các trường đại học ở nước ngoài về lãnh đạo quản lý, thực tập hay 
tham dự các hội thảo, hội nghị về lãnh đạo quản lý GDĐH cũng rất cần thiết. Muốn vậy cần 
có sự mở rộng hợp tác quốc tế, ít nhất là với các nước tiên tiến trong khu vực như khối 
ASEAN. Việc liên kết đào tạo và kiểm định chất lượng cũng góp phần nâng cao năng lức 
quản lý chương trình và đào tạo cho các cán bộ Việt Nam. 
279 
KẾT LUẬN 
Ba thách thức mà bài viết nêu lên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhận 
thức được thực trạng và hiểu được nguyên nhân của những trở ngại thách thức góp phần 
đưa đến những gợi mở cho việc cải tiến hiệu quả của các hoạt động ĐBCL ở các cấp, các 
đơn vị, các cơ sở đào tạo. Trong giai đoạn mới chuyển đổi không thể tránh khỏi những khó 
khăn trở ngại do vạn sự khởi đầu nan. Tuy nhiên hội nhập và phát triển là khuynh hướng 
đúng tất yếu diễn ra, đòi hỏi sự đầu tư, cam kết mạnh mẽ, cùng quyết tâm vượt qua các thử 
thách, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ góp phần vào việc nâng cao chất 
lượng đào tạo của nhà trường đại học Việt Nam nói chung thời đại toàn cầu hóa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] EUA., “Quality Culture in European Universities: A Bottom-up Approach”, Report on the three 
rounds of Quality Culture Project, European University Association, Belgium, 2006. 
[2] AUN-QA, Guidelines to Assessment at program level, Bangkok, 2011. 
[3] Lê Đức Ngọc, “Xây dựng văn hóa chất lượng tạo nội lực cho cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu 
của thời đại chất lượng”, Tài liệu tập huấn ĐBCL, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 2010. 
[4] Lê Văn Hảo, “Xây dựng Hệ thống đảm bảo chất lượng chất lượng bên trong và văn hóa chất 
lượng tại Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM: Một số quan sát về đề xuất”, Hội thảo ĐBCL 
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, tháng 6/2012. 
[5] Nguyễn Duy Mộng Hà, “Việc xây dựng và vận hành hệ thống ĐBCL bên trong tại Trường ĐH 
KHXH&NV, ĐHQG-HCM”, Hội nghị ĐBCL Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, tháng 6/2011. 
[6] Nguyễn Duy Mộng Hà, “Xây dựng văn hóa chất lượng theo mô hình quản lý chất lượng tổng 
thể trong giáo dục đại học”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 20, tr. 17-21, 2011. 
Thông tin về tác giả 
ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà 
Trưởng Phòng KT&ĐBCL 
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, 
10-12 Đinh Tiên Hoàng, Q1, Tp.HCM 
ĐT: 0919694811 
Email: ndmongha@yahoo.de 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY - HOCHIMINH CITY
Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Website: 
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
20 NĂM XÂY DỰNG - PHÁT TRIỂN - HỘI NHẬP

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_hoi_nhap_quoc_te_trong_qua_trinh_doi_moi_giao_duc_d.pdf