Đổi mới học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Sư phạm kĩ thuật theo năng lực thực hiện: Thực trạng và giải pháp

TÓM TẮT

Giáo viên công nghệ là một nghề đặc biệt trong các nghề của xã hội, trong đó đòi hỏi

người giáo viên phải có năng lực chuyên môn về kĩ thuật, đồng thời phải có năng lực sư

phạm. Năng lực sư phạm phải được rèn luyện qua quá trình dạy và học nghiệp vụ sư phạm

tại nhà trường, vì vậy cần thiết phải đổi mới nội dung và hình thức việc dạy rèn nghiệp vụ

sư phạm để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo viên công nghệ.

pdf 9 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Sư phạm kĩ thuật theo năng lực thực hiện: Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Sư phạm kĩ thuật theo năng lực thực hiện: Thực trạng và giải pháp

Đổi mới học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành Sư phạm kĩ thuật theo năng lực thực hiện: Thực trạng và giải pháp
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 
ĐỔI MỚI HỌC PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 
NGÀNH SƯ PHẠM KĨ THUẬT THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN – 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
TRỊNH XUÂN THU (*) 
TÓM TẮT 
Giáo viên công nghệ là một nghề đặc biệt trong các nghề của xã hội, trong đó đòi hỏi 
người giáo viên phải có năng lực chuyên môn về kĩ thuật, đồng thời phải có năng lực sư 
phạm. Năng lực sư phạm phải được rèn luyện qua quá trình dạy và học nghiệp vụ sư phạm 
tại nhà trường, vì vậy cần thiết phải đổi mới nội dung và hình thức việc dạy rèn nghiệp vụ 
sư phạm để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo viên công nghệ. 
ABSTRACT 
Technological teacher is a special job in the society, which requires teachers to have 
qualifications in engineering as well as pedagogical abilities. Pedagogical ability must to 
be trained through the process of teaching and learning pedagogical skills at university. 
Therefore, it is necessary to innovate contents and forms of teaching pedagogical skills to 
improve the quality and effectiveness of technological teacher training. 
1. MỞ ĐẦU (*) 
Trước năm 2004 do chưa chính thức có 
học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm(NVSP), nên việc dạy thực hành 
nghiệp vụ được các trường cao đẳng sư 
phạm (CĐSP) lồng ghép trong các môn 
NVSP như: Tâm lí học, Giáo dục học, Lí 
luận dạy học, Phương pháp dạy học 
(PPDH) và chủ yếu qua các đợt thực tập 
sư phạm (TTSP) tại các trường trung học 
cơ sở (THCS), việc rèn luyện NVSP và 
đánh giá được giao khoán cho giáo viên 
phổ thông. Thực trạng chung này khiến 
sinh viên (SV) khó vận dụng được các kĩ 
năng và PPDH mới, bất cập trong việc 
đánh giá kết quả TTSP, theo kết quả thống 
kê TTSP từ năm 2000 – 2004 của SV 
ngành Sư phạm Kĩ thuật, Trường Cao đẳng 
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (nay là 
(*)
 ThS, GVC, Trường Đại học Sài Gòn 
Đại học Sài Gòn): đa số SV đạt loại khá, 
giỏi, xuất sắc, không có loại trung bình và 
yếu (bảng 1.) 
Bảng 1: Thống kê TTSP ngành SPKT 
tại trường ĐHSG 
Năm 
Xuất 
sắc Giỏi Khá TB 
2000 14.3 77.1 8.6 
2001 20 74.3 5.7 
2002 12.8 76.9 9.8 
2003 3.3 78.7 18 
2004 19.5 63.4 17.1 
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nâng cao 
chất lượng đào tạo NVSP, năm 2004 Bộ 
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) bổ sung 
học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 
vào chương trình khung của các ngành 
ĐỔI MỚI HỌC PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH SƯ PHẠM KĨ THUẬT... 
SPKT với tên gọi Rèn luyện nghiệp vụ 
thường xuyên (RLNVTX) [1]. Tuy nhiên 
qua thực tiễn cho thấy hiệu quả của môn 
học này chưa cao, chưa đáp ứng được các 
yêu cầu đề ra về rèn luyện NVSP và còn 
nhiều bất cập như: chưa có sự thống nhất 
giữa các trường về chương trình đào tạo và 
nội dung chi tiết học phần RLNVTX, còn 
thiên về lí thuyết thiếu việc rèn các kĩ năng 
cụ thể của dạy học và giáo dục; thời lượng 
(3đvht) 45 tiết chưa cụ thể không đủ để 
thực hành, khó phân chia theo tín chỉ... khó 
dàn trải, từ đó SV thiếu và yếu các kĩ năng 
cụ thể của nghề giáo viên. Như vậy muốn 
nâng cao chất lượng dạy Rèn luyện NVSP 
cho SV ngành công nghệ cần phải tiến hành 
khảo sát thực trạng về dạy Rèn luyện NVSP 
tại các trường CĐSP để có thể tìm ra các 
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Cơ sở đổi mới học phần RLNVTX 
theo năng lực thực hiện 
Hiện nay các công trình nghiên cứu về 
rèn luyện NVSP rất được quan tâm và phát 
triển; các nghiên cứu này có xu hướng tiếp 
cận theo năng lực thực hiện (NLTH), thuật 
ngữ tiếng Anh “Competency-Based 
Training” (CBT) đã có từ khoảng nửa thế 
kỷ trước đây, được sử dụng để mô tả một 
phương thức đào tạo mới khác với phương 
thức đào tạo truyền thống. Phương thức 
đào tạo này dựa chủ yếu vào những tiêu 
chuẩn quy định cho một nghề và đào tạo 
theo các tiêu chuẩn đó chứ không dựa vào 
thời gian. “Đào tạo theo năng lực thực 
hiện” được phát triển mạnh từ những năm 
1980, được đánh giá có nhiều ưu điểm như 
chú trọng đến kĩ năng, đào tạo phù hợp với 
thực tiễn và đáp ứng yêu cầu xã hội Ở 
nhiều nước phát triển đã áp dụng đào tạo 
theo NLTH như: Úc, Canada, Anh, USA... 
Tại nước ta từ những năm 1994 đã có 
nhiều khóa đào tạo kĩ năng giảng dạy theo 
NLTH do dự án Tăng cường các Trung 
tâm dạy nghề SVTC (Thụy Sĩ) triển khai. 
Ưu thế của đào tạo theo NLTH là: Chú 
trọng vào kết quả đầu ra, vào sự thực hiện 
(làm); đây là đặc điểm cơ bản nhất có ý 
nghĩa trung tâm của đào tạo theo NLTH là 
định hướng và chú trọng vào kết quả, vào 
đầu ra (Outcomes) của quá trình đào tạo. 
Để hiểu khái niệm NLTH có thể dùng 
mô hình “tảng băng năng lực” (Ice-berg 
model) diễn đạt qua ý tưởng sau, là một lí 
thuyết xoay quanh khái niệm Năng lực và 
Sự thực hiện [8]. Hãy hình dung “năng lực 
như là một tảng băng trôi và sự thực hiện 
chính là phần nổi của tảng băng đó. “Tảng 
băng NL” bao gồm NL chung và NL 
chuyên môn nghiệp vụ. Phần nổi quan sát 
được chính là NLTH, là sự thể hiện các 
kiến thức, kĩ năng và thái độ của NL 
chuyên môn nghiệp vụ, thông qua việc 
thực hiện các hoạt động nghiệp vụ có thể 
quan sát được (gọi là kĩ năng) hoặc thông 
qua kết quả hoàn thành của sự thực hiện 
(làm) là công việc. Theo cách tiếp cận này 
có thể được hiểu: NLTH là sự thể hiện kiến 
thức, kĩ năng và thái độ qua sự thực hiện 
(làm) hoàn thành được các hoạt động nghề 
nghiệp hay công việc của một nghề theo 
tiêu chuẩn đặt ra đối với từng hoạt động 
hay công việc đó. 
Cơ sở của việc phát triển chương trình 
đào tạo (CTĐT) theo NLTH là dựa trên sự 
thực hiện (làm) hoàn thành một công việc, 
như vậy việc xây dựng CTĐT theo NLTH 
được bắt đầu từ kết quả là các công việc 
của người hành nghề để phát triển, đây 
chính là xu hướng của các nước trên thế 
giới chú trọng đến chuẩn đầu ra (learning 
outcomes) [4]. Tuy nhiên việc xác định 
được các công việc là điều rất khó và rất 
quan trọng, trong đó dùng phương pháp 
TRỊNH XUÂN THU 
phân tích nghề DACUM được xem là 
nhanh chóng và hiệu quả nhất [3]. Đây 
chính là cơ sở để đề xuất đổi mới nội dung 
môn Rèn luyện NVSP theo NLTH, như 
vậy môn học này phải được phát triển trên 
cơ sở chương trình đào tạo (CTĐT) theo 
NLTH [3]. 
Triết lí của Đào tạo theo năng lực thực 
hiện (NLTH) dựa trên các nguyên tắc cơ 
bản, coi yếu tố “con người” làm nền tảng 
trong đào tạo, chính là “Học để thành thạo” 
(Mastery Learning); triết lí này dựa trên tư 
tưởng của các nhà tiên phong trong phong 
trào “Học để thành thạo” như John 
B.Carroll, James H.Block và Benjamin 
S.Bloom; đó là nguyên tắc số 1: “Mỗi 
người học đều có thể làm thành thạo hầu 
như bất kì công việc nào với trình độ cao, 
nếu được dạy với chất lượng cao và được 
bố trí đủ thời gian” [6]. 
Triết lí này là cơ sở để cấu trúc CTĐT 
theo học chế tín chỉ: Khi thiết kế các 
CTĐT có 3 vấn đề cần quan tâm: Nội dung 
– Thời gian – Hiệu quả (Sự thành thạo). 
Nếu nhà tuyển dụng quan tâm đến nội 
dung (làm được gì?) và sự thành thạo (làm 
tốt thế nào?) thì chỉ có mô hình 3 đào tạo 
theo NLTH đáp ứng được (bảng 2 – David 
Pucel và William Knack). [7]. 
Bảng 2 : Ba yếu tố của chương trình đào tạo 
Mô hình Nội dung Thời gian Thành thạo Hình thức giảng dạy 
1 Cố định Cố định Cố định Không thể có 
2 Cố định 
(Chương trình) 
Cố định 
(Học kì) 
Biến đổi 
(Thứ hạng) 
Đào tạo theo niên chế 
(Truyền thống) 
3 Cố định Biến đổi 
(Theo tín chỉ) 
Cố định Đào tạo theo NLTH 
4 Cố định Biến đổi Biến đổi Các khoá học hàm thụ 
Mô hình 3, là sự hình thành trên triết lí 
cơ bản của đào tạo theo NLTH: nếu nội 
dung học và sự thành thạo được cố định, 
thì phải có yếu tố nào đó biến đổi đó là thời 
gian (học theo tín chỉ) cho phép mỗi cá 
nhân có sự khác biệt trong học tập, để kết 
đạt được mong đợi. Các nghiên cứu chỉ ra 
rằng mỗi người học đều có những tiếp thu 
với tỉ lệ khác nhau: có nguời học qua nhìn, 
có người học qua nghe, học qua người 
khác thông qua thực hiện. Như vậy những 
nhà nghiên cứu giáo dục cần nâng cao sự 
chú ý vào nội dung và sự thành thạo để 
đáp ứng nhu cầu của xã hội. 
Có thể thấy cấu trúc CTĐT theo học 
chế tín chỉ xuất phát trên quan điểm triết lí 
Học để thành thạo, cho phép thời gian đào 
tạo được linh hoạt, người học sẽ làm được 
cái gì đó sau một thời gian học dài hay 
ngắn là tùy thuộc vào khả năng (tài chánh, 
thời gian, trình độ, hoàn cảnh). Người 
học thực sự được coi là trung tâm, họ có cơ 
hội để phát huy tính tích cực chủ động của 
mình. Cho phép người học tích luỹ tín chỉ 
về nhiều cái mà họ đã học trước đó mà 
không phải học lại một khi họ đã được 
công nhận đạt tín chỉ đã tích luỹ. 
ĐỔI MỚI HỌC PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH SƯ PHẠM KĨ THUẬT... 
2.2. Khảo sát thực trạng Rèn luyện 
NVSP 
* Về môn học Rèn luyện NVSP ngành 
SPKT: Khảo sát được tiến hành cuối năm 
2009 với các trường CĐSP Bà Rịa – Vũng 
Tàu, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – 
Huế, ĐH SPKT Nam Định, ĐH Quy Nhơn, 
ĐH Sài Gòn về thực trạng môn RLNVTX 
qua đề cương chi tiết của các trường được kết 
quả như sau (bảng 3): 
Bảng 3: Bảng so sánh học phần RLNVTX của các trường CĐSP, ĐH 
Chương trình Ngành đào tạo Tên học phần 
Số 
đvht 
Số 
Tín 
chỉ 
Tiết 
LT/ TH/ 
BT 
Chương trình khung 
giáo dục đại học của 
BGDĐT 
Đào tạo chuyên ngành 
SP KTCN 
SP KTGĐ 
SP KTNN 
Rèn luyện nghiệp vụ 
thường xuyên (RLNVTX) 
3 Không 
xác định 
CĐSP Bà Rịa – Vũng 
Tàu 
Đào tạo ghép 3 ngành 
SP KTCN –
KTNN –KTGĐ 
Rèn luyện nghiệp vụ 
sư phạm thường xuyên 
(RLNVSPTX) 
 2 9LT 
18BT 
3Xê 
CĐSP Quảng Ngãi, ĐH 
Phạm Văn Đồng 
Đào tạo ghép 3 ngành 
SP KTCN – 
KTNN – KTGĐ 
Rèn luyện nghiệp vụ sư 
phạm (RLNVSP) 
3 30LT 
60TH 
CĐSP Thừa Thiên Huế 
Đào tạo ghép 3 ngành 
SP KTCN – 
KTNN – KTGĐ 
RLNVSP 3 90TH 
CĐSP Đồng Nai 
Sư phạm công 
nghệ 
RLNVTX 2 15LT 
15BT 
CĐSP TP. HCM, ĐH 
Sài Gòn 
Đào tạo chuyên ngành 
SP KTCN 
SP KTGĐ 
SP KTNN 
Thực hành sư phạm 
(THSP) 
 4 120TH 
Đại học SPKT Nam 
Định (hệ cao đẳng) 
Đào tạo chuyên ngành 
SP KTĐ 
SP KTCNTĐ 
SP KTĐ-ĐT 
Kĩ năng sư phạm 2 30LT 
Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy 
chưa có sự thống nhất giữa các trường về 
tên gọi học phần, thời lượng học, môn lí 
thuyết hay thực hành, phân bố thời gian và 
dẫn đến nội dung chi tiết học phần chưa 
thống nhất, từ đó SV yếu về các kĩ năng 
NVSP; cần phải có các khảo sát tiếp theo 
về thực trạng cần rèn kĩ năng NVSP cho 
SV ngành SPKT trên quan điểm tiếp cận 
“năng lực thực hiện”, để có cơ sở xây dựng 
nội dung chi tiết học phần. 
* Về các kĩ năng sư phạm cần thiết bồi 
dưỡng cho SV: khảo sát được tiến hành 
thông qua đánh giá của các giáo viên công 
nghệ (lớp Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên 
THCS chu kì III môn Công nghệ - tháng 10 
TRỊNH XUÂN THU 
năm 2007 tại Trường ĐH Sài Gòn): 
Về các kĩ năng sư phạm: loại giỏi 
không có, loại khá từ 10 – 20%, loại trung 
bình và yếu từ 70 – 90% bao gồm các kĩ 
năng cần cải thiện như: thiết kế bài học, 
mở bài, sử dụng ngôn ngữ, tổ chức các 
hoạt động dạy học, sử dụng phương pháp 
dạy học (PPDH), trình bày bảng, sử dụng 
phương tiện dạy học (PTDH), thiết kế bài 
dạy trên máy tính, kiểm tra đánh giá HS, 
xử lí tình huống sư phạm.[5] 
* Về mức độ cần thiết phải tăng cường 
sử dụng các PPDH: 
Về mức độ cần thiết phải tăng cường 
sử dụng các PPDH: Kết quả mức độ cần 
và rất cần tăng cường từ 52% – 90% với 
các PP thuyết trình, vấn đáp, trực quan, 
dạy thực hành, nêu vấn đề, dạy học tích 
cực khác. [5] 
Như vậy qua khảo sát thực trạng cho 
thấy việc rèn luyện các kĩ năng NVSP theo 
NLTH cho SV là rất cần thiết và cách thực 
hiện tốt nhất là thông qua quá trình dạy học 
phần RLNVTX, đây là cơ sở để thiết kế 
nội dung học phần theo hướng tiếp cận 
NLTH. 
* Khảo sát về đề xuất các giải pháp 
nâng cao chất lượng dạy RL NVSP: 
Kết quả khảo sát giảng viên dạy 
RLNVTX và PPDH tại một số trường đại 
học, cao đẳng như CĐSP Đồng Nai, Bà 
Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Thừa Thiên 
- Huế (số liệu 2009) kết quả cho thấy 
83,3% giảng viên đề xuất học phần là môn 
thực hành, 75% đề xuất thời lượng nên là 4 
tín chỉ (TC), đa số cũng đề xuất đổi mới 
RLNVTX từ mục tiêu môn, nội dung, 
phương pháp, thời lượng Đây là cơ sở để 
chúng tôi đề xuất đổi mới nâng cao chất 
lượng dạy RL NVSP. [5] 
 2.3. Đề xuất giải pháp nâng cao chất 
lượng đào tạo giáo viên công nghệ [5] 
Trên cơ sở các nghiên cứu về đào tạo 
NVSP tiếp cận theo NLTH, chúng tôi đề 
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng 
dạy RLNVTX và đã được thực nghiệm tại 
trường Đại học Sài Gòn như sau: 
1) Đổi mới nội dung chi tiết học phần 
rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên (HP 
RLNVTX) 
Nội dung chi tiết học phần rèn luyện 
NVSP là cốt lõi, việc đổi mới RL NVSP 
phải dựa trên đổi mới mục tiêu môn học 
theo chuẩn đầu ra, căn cứ vào kết quả phân 
tích nghề là các công việc. Nên sử dụng 
phương pháp phân tích nghề DACUM (*) 
để xác định các kĩ năng NVSP tương ứng 
với nội dung chi tiết học phần theo chuẩn 
đầu ra. Kết quả chúng tôi đã thiết kế nội 
dung học phần RL NVSP được ban hành 
và áp dụng từ năm 2009 tại Trường ĐH Sài 
Gòn, trong đó chia thành các học phần 
Thực hành sư phạm 1, 2, 3 và 4. Mỗi học 
phần 1 tín chỉ, phân bố trải đều 4 học kì 
2,3,4,5. 
2) Đổi mới các hoạt động dạy học và 
PPDH 
Dạy học theo NLTH trên quan điểm 
“lấy người học làm trung tâm” do đó các 
hoạt động dạy học và sử dụng PPDH phải 
trên cơ sở người học được chủ động tham 
gia như các hoạt động: sắm vai, thảo luận 
nhóm, cặp đôi, bài tập nhóm, trình diễn 
Sử dụng các PPDH có tương tác với người 
học như: vấn đáp, trực quan, thực hành, nêu 
vấn đề, công não tất cả các kĩ năng hoạt 
động này phải được thiết kế đưa vào nội 
dung chi tiết các học phần tương ứng, phải 
được giảng viên làm mẫu cho SV trong các 
hoạt động hướng dẫn kĩ năng sư phạm. 
3) Đổi mới cách kiểm tra và đánh giá 
Kiểm tra đánh giá phải dựa trên các 
tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng cụ thể của từng 
kĩ năng công việc có thể quan sát được 
ĐỔI MỚI HỌC PHẦN RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM NGÀNH SƯ PHẠM KĨ THUẬT... 
theo NLTH. Chúng phải được xây dựng 
trên kết quả đạt được chuẩn đầu ra; Các 
phiếu đánh giá phải được thiết kế trình bày 
đơn giản và khoa học, phải đánh giá được 
mức độ hoàn thành và mức độ năng lực của 
mỗi người sau khi học xong. Các tiêu 
chuẩn, tiêu chí đánh giá phải được công bố 
trước khi thực hiện để người học định 
hướng cùng với mục tiêu bài học. 
4) Tăng cường cơ sở vật chất, PTDH 
cho việc dạy RLNVTX 
Việc dạy và học RLNVSP cần phải 
được trang bị tối thiểu phục vụ cho một lớp 
học tiêu chuẩn: có phòng học bộ môn khá 
đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho SV được 
dạy thử như: bảng viết, bàn ghế tiêu chuẩn, 
máy chiếu, âm thanh, các phương tiện trợ 
giảng, máy chụp hình tạo điều kiện 
thuận lợi nhất để người học được thực tập 
ứng dụng những kĩ năng đã học. 
 2.4. Đánh giá các giải pháp đề xuất 
Để có cơ sở khoa học kết luận về các 
giải pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành 
kiểm nghiệm và đánh giá kết quả thông 
qua phương pháp chuyên gia và phương 
pháp thực nghiệm sư phạm. Kết quả đánh 
giá định tính theo ý kiến của các chuyên 
gia như sau: Việc dạy học phần RLNVTX 
theo NLTH cho SV ngành SP KTCN là rất 
cần thiết trong các môn NVSP 86%; cần 
thiết 14%. 
- Xác định học phần RLNVTX là môn 
thực hành 69%; cần bổ sung cho thích hợp 
28%; chưa thích hợp 3%. 
- Mục tiêu của mỗi học phần và nội 
dung chi tiết rõ ràng đầy đủ 75%. 
- Mục tiêu học phần đáp ứng 89% so 
với mục tiêu của chương trình khung. 
- Tên gọi chủ đề chính của 4 học phần 
sau khi được góp ý, thích hợp 89% 
- Cấu trúc mỗi học phần có thời lượng 
1 tín chỉ (30 tiết hoặc 45 tiết), được bố trí 
từ học kì 2 đến học kì 5 trong 3 năm học là 
khả thi 92%. 
- Việc dạy học thực hành học phần 
RLNVTX theo hướng tiếp cận NLTH là 
chú trọng đến các kĩ năng (làm) theo chuẩn 
đầu ra là khả thi 94%. 
- Việc thiết kế dạy học nội dung 
RLNVTX theo các hoạt động tích cực 
hướng đến người học như: trò chơi, thảo 
luận nhóm, sắm vai, phát ý tưởng 
(Brainstorm), nghiên cứu tình huống 
trong mỗi chuyên đề là cần thiết 58%; rất 
cần thiết 39%. 
- Kĩ năng đưa và nhận thông tin phản 
hồi được thiết kế riêng biệt, chú trọng các 
hình thức quan sát sự kiện khách quan, kết 
hợp sử dụng quay video các đoạn trình 
diễn (microteaching) là cần thiết 39%; rất 
cần thiết 44%. 
- Việc dự giờ và đánh giá kết quả được 
thiết kế cẩn thận theo các tiêu chuẩn tiêu 
chí của công việc bằng các mẫu phiếu dự 
giờ; chú trọng đến việc đưa và nhận thông 
tin phản hồi giúp người học cải thiện, đánh 
giá là kết quả sau cùng: cần thiết 56%; rất 
cần thiết 39%. 
- Nội dung của từng học phần có đáp 
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng rèn luyện 
các kĩ năng giảng dạy và hiệu quả công 
việc của người giáo viên công nghệ: đáp 
ứng 89%; không đáp ứng 3%; ý kiến khác 
11%. 
- Có thể áp dụng các học phần này cho 
các khóa bồi dưỡng, đào tạo theo nhu cầu 
của người học là khả thi 92%. 
- Việc triển khai dạy một số kĩ năng 
của học phần như kĩ năng dẫn giảng, kĩ 
năng thiết kế tài liệu giảng dạy theo đặt 
hàng của các doanh nghiệp và dự án là hiệu 
quả 86%; rất hiệu quả 11%. 
- Để dạy được học phần Rèn luyện 
nghiệp vụ thường xuyên theo năng lực 
TRỊNH XUÂN THU 
hiện, các giảng viên dạy môn này cần phải 
tập huấn hay bồi dưỡng 86%; không cần 
3%; ý kiến khác 11%. 
- Dạy học phần RLNVTX có thể triển 
khai cho các trường cao đẳng, đại học cùng 
chuyên ngành trên toàn quốc là khả thi 
94%; không khả thi 3%; để tham khảo 3%. 
Kết quả đánh giá định lượng bằng 
kiểm nghiệm thống kê toán học được trích 
ra từ nghiên cứu như sau: 
Kết quả phân tích số liệu thống kê cho 
thấy, giá trị trung bình của nhóm thực 
nghiệm cao hơn nhóm đối chứng (TN =8.3; 
ĐC = 7.9); sai số chuẩn của nhóm thực 
nghiệm thấp hơn. Điều này cũng thể hiện 
kết quả điểm số của nhóm thực nghiệm cao 
hơn đối chứng và tỉ số độ lệch chuẩn mẫu 
thấp. Số liệu về độ lệch chuẩn và phương 
sai mẫu cho biết độ phân tán của kết quả 
dạy RLNVTX quanh giá trị trung bình của 
2 nhóm gần tương đương. Biểu diễn các 
đường tần suất và tần suất hội tụ tiến của 
hai lớp ĐC và TN như sau: 
Biểu đô tần suất Dugio
0.0
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
6.9 7.3 7.7 8.1 8.5 8.9
Điểm
(%
) ĐC
TN
Hình 1: Biểu đồ đường tần suất 
Biểu đồ tần suất hội tụ tiến
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
120.0
6.9 7.3 7.7 8.1 8.5 8.9
Điểm
fa
 (
%
)
ĐC
TN
Hình 2: Biểu đồ đường tần suất hội tụ tiến 
Nhận xét: Qua đường tần suất của lớp TN, cho 
thấy phần tương ứng với điểm khá, giỏi 
đều nằm phía trên, bên phải đường tần suất 
lớp ĐC điều này có nghĩa là tỉ lệ SV đạt 
điểm khá, giỏi cao hơn lớp ĐC, hình 1. 
Đường tần suất hội tụ tiến của lớp TN 
cũng luôn nằm bên trên và phía bên phải 
đường tần suất hội tụ tiến của lớp ĐC, cho 
thấy điểm khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp 
ĐC. Điều này có thể kết luận dạy học phần 
RLNVTX theo NLTH có hiệu quả giúp 
nâng cao được chất lượng dạy và học học 
phần RLNVTX theo NLTH, hình 2. 
3. KẾT LUẬN 
Với kết quả trên có thể thấy muốn đổi 
mới nâng cao chất lượng dạy Rèn luyện 
NVSP cho SV ngành công nghệ, có thể 
dựa trên quan điểm tiếp cận NLTH. Cụ thể 
qua các giải pháp đổi mới quá trình dạy 
học từ nội dung học phần RLNVTX, các 
hoạt động dạy học tích cực kết hợp với 
PPDH linh hoạt, giúp người học phát 
huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng tự 
học, tự nghiên cứu; góp phần nâng cao chất 
lượng và hiệu quả đào tạo giáo viên Công 
nghệ THCS cho các trường cao đẳng 
sư phạm 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2004), Chương trình khung giáo dục đại học, trình độ Cao 
đẳng, ngành Sư phạm kĩ thuật công nghiệp, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy 
theo hệ thống tín chỉ, theo QĐ 43/2007/QĐ-BGDĐT, Hà Nội. 
3. Trịnh Xuân Thu (2010), “Phân tích nghề theo phương pháp DACUM cơ sở để phát 
triển chương trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo năng lực thực hiện”, Tạp chí Đại 
học Sài Gòn, (3), tr.49-55. 
4. Trịnh Xuân Thu (2011), “Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên công nghệ theo năng 
lực thực hiện”, Tạp chí Giáo dục, (254), tr.19-21. 
5. Trịnh Xuân Thu (2011), “Thực trạng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ngành SPKT và giải 
pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên công nghệ”, Tạp chí Giáo dục, (số đặc 
biệt cuối năm 2011), tr.94-97. 
6. Blank W.E. (1982), Handbook for Developing Competency-Based Training Programs. 
Prentice-Hall, Inc. Englewood Cliffs, New Jersey 07632. 
7. Collum John (2002), Overview of Competency Based Training, Concept card, (18.5.94 
v2 030 & 20.5.94 v3 032 & 18.5.94 v1 031), Swisscontact. 
8. Mô hình năng lực (Iceberg-competency- model): (19/9/2011) 

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_hoc_phan_ren_luyen_nghiep_vu_su_pham_nganh_su_pham_k.pdf