Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội

TÓM TẮT

Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, khối các học

viện, nhà trường quân đội đã và đang thực hiện bước chuyển mình từ chương trình đào tạo ngoại

ngữ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Bài viết này đề cập đến những nét cơ bản

nhất về hiện trạng giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội. Trên sơ sở đó, bài viết đề

xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tại các nhà trường quân

đội theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với đặc thù hoạt động

quân sự hiện nay.

pdf 10 trang yennguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội

Đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ theo định hướng phát triển năng lực trong các nhà trường quân đội
52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trước những yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất 
lượng giáo dục trong điều kiện toàn cầu hóa, mở rộng 
giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế, an ninh và quốc 
phòng, công tác giáo dục-đào tạo không thể coi nhẹ 
việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng 
Anh nói riêng trong các cơ sở đào tạo. Ngoại ngữ là 
một phương tiện đặc biệt quan trọng, không thể thiếu 
trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho 
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và 
sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, 
tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Nhận thức rõ vấn đề này, ngày 30 tháng 9 năm 
NGUYỄN THU HẠNH*
*Học viện Khoa học Quân sự, ✉ nguyenthuhanh09@gmail.com
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
NGOẠI NGỮ THEO ĐỊNH HƯỚNG
 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
TRONG CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
TÓM TẮT 
Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, khối các học 
viện, nhà trường quân đội đã và đang thực hiện bước chuyển mình từ chương trình đào tạo ngoại 
ngữ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học. Bài viết này đề cập đến những nét cơ bản 
nhất về hiện trạng giảng dạy ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội. Trên sơ sở đó, bài viết đề 
xuất một số biện pháp nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy ngoại ngữ tại các nhà trường quân 
đội theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra và phù hợp với đặc thù hoạt động 
quân sự hiện nay.
Từ khóa: năng lực, ngoại ngữ, phương pháp dạy học, trường quân đội. 
2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1400/
QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ 
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-
2020” với mục tiêu chung là “Đổi mới toàn diện việc 
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc 
dân,... nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ 
rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn 
nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến 
năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung 
cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử 
dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc 
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; 
biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt 
Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại 
hoá đất nước”.
53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục 
theo định hướng phát triển năng lực, đáp ứng nhu 
cầu xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW 
của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương 
khóa XI và yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và 
an ninh quốc phòng, và Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 
09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về một 
số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và 
học ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội, khối 
các học viện, nhà trường quân đội đã và đang thực 
hiện bước chuyển mình từ chương trình đào tạo 
ngoại ngữ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực 
người học, nghĩa là từ việc quan tâm đến người học 
được học cái gì đến việc quan tâm người học vận 
dụng được gì qua việc học tập này. Có thể khẳng 
định, việc đào tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc 
biệt là tiếng Anh cho học viên tại các học viện, nhà 
trường quân đội đang được coi là một trong những 
ưu tiên hàng đầu.
Để đảm bảo được sự chuyển đổi này, đòi hỏi các 
học viện, nhà trường quân đội phải thực hiện thành 
công việc chuyển từ phương pháp dạy học ngoại ngữ 
theo lối “truyền thụ một chiều” vốn vẫn chiếm ưu thế 
hiện nay sang dạy học viên cách học, cách vận dụng 
kiến thức, và rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ ứng với bối 
cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, trước bối cảnh đổi mới giáo dục, điều 
kiện thực tế và thực tiễn hoạt động đổi mới đào tạo 
theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ cho 
học viên còn nhiều bất cập cần khắc phục, thể hiện 
trong tất cả các yếu tố của quá trình đào tạo ngoại 
ngữ (mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, 
phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh 
giá). Chính vì vậy, đổi mới đồng bộ phương pháp 
dạy và học ngoại ngữ theo hướng phát năng lực, phù 
hợp với đặc thù hoạt động quân sự là một chủ trương 
đúng đắn và là yêu cầu cần thiết đối với các học viện, 
nhà trường quân đội trong quá trình chuyển đổi sang 
mô hình đào tạo theo năng lực hiện nay.
2. THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ 
TẠI CÁC HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG QUÂN 
ĐỘI HIỆN NAY
Trong cuốn sách “Các trường phái và phương 
pháp dạy học ngôn ngữ”, tác giả Jack C. Richards và 
Theodore S. Rodgers (1968) cho rằng, bản chất của 
một phương pháp dạy học ngoại ngữ được thể hiện 
qua các thủ thuật dạy học ngữ liệu (ngữ pháp, ngữ âm, 
từ vựng) và các kỹ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, 
viết) của ngôn ngữ đó.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù có thể 
có những khác nhau về phương pháp dạy học của 
từng giảng viên trong từng ngôn ngữ đặc thù với đối 
tượng học viên cụ thể, nhưng nhìn chung, phương 
pháp giảng dạy ngoại ngữ của giảng viên đều bao gồm 
những đặc điểm sau:
– Phương pháp dạy học ngoại ngữ được sử dụng 
phổ biến là phương pháp thuyết trình, thông báo – tiếp 
nhận. Với phương pháp này, giảng viên là trung tâm 
của quá trình dạy học và là người cung cấp kiến thức 
ngôn ngữ mang tính áp đặt dẫn đến tình trạng hạn chế 
hoạt động tích cực của học viên. 
– Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống 
thực tiễn chưa được chú trọng. Cụ thể, từ vựng thường 
được dạy đơn lẻ, ít đặt trong bối cảnh sử dụng. Ngữ 
pháp được dạy bằng tiếng Việt theo cách giảng viên 
cung cấp quy tắc, kết cấu của nó bằng tiếng Việt rồi 
đưa ra ví dụ minh họa bằng tiếng nước ngoài. Giảng 
viên quan tâm nhiều tới việc học viên có dùng đúng 
ngữ pháp trong câu và học thuộc được nhiều từ mới 
trong bài hay không hơn là quan tâm các kỹ năng sử 
dụng ngôn ngữ của học viên.
– Kiến thức văn hóa và ý nghĩa giao tiếp trong 
bài học chưa được quan tâm giảng dạy. Thông thường 
giảng viên cố gắng giúp học viên hiểu nội dung của bài 
học thay vì giúp họ sử dụng thành thạo các ngữ liệu, 
thông tin, kỹ năng ngôn ngữ thu được từ bài học đó.
– Việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học 
ngoại ngữ cũng như sử dụng các phương pháp dạy 
học ngoại ngữ phát huy tính tích cực, tự lực và sáng 
tạo của học viên còn ở mức khiêm tốn. 
– Việc sử dụng phương tiện dạy học mới, ứng 
dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ 
chỉ bước đầu thực hiện ở một số học viện, nhà trường.
(Đặng Trí Dũng, 2016; Bùi Sơn Hà, 2016; Nguyễn 
Thị Biên 2016)
54 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Nhìn lại việc giảng dạy ngoại ngữ tại các học 
viện, nhà trường quân đội trong thời gian qua, chúng 
ta có thể thấy ngay rằng, phương pháp dạy học ngoại 
ngữ hiện nay mới chỉ cung cấp cho học viên hệ thống 
các quy tắc ngữ pháp, số lượng từ cơ bản, các kỹ năng 
đọc hiểu, dịch, viết đơn giản dựa trên các cấu trúc 
đã được học và trong các tình huống giới thiệu trong 
giáo trình. Phương pháp dạy học ngoại ngữ như bắt 
học viên học thuộc từ vựng tách rời ngữ cảnh, đặt câu 
theo cấu trúc ngữ pháp trở nên nhàm chán, kém 
hiệu quả và dần triệt tiêu hứng thú học tập ngoại ngữ 
của học viên. Chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa 
đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong tình 
hình mới; chương trình, tài liệu dạy và học chưa gắn 
với chuyên môn, chuyên ngành; người học chưa nhận 
thức đúng vai trò quan trọng của ngoại ngữ.... Thực tế, 
việc học ngoại ngữ đã trở thành áp lực với nhiều học 
viên hay sau các khóa học ngoại ngữ nhiều học viên 
vẫn chưa tự tin trong giao tiếp và làm việc bằng tiếng 
nước ngoài.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn 
trên, việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ 
là một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng 
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân 
đội; nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội 
ngũ giảng viên, học viên ở các cơ sở đào tạo; tạo nền 
tảng để cán bộ, sĩ quan sau khi ra trường có thể khai 
thác, làm chủ vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật; thực hiện 
tốt công tác quân sự quốc phòng và có khả năng tự 
nghiên cứu học tập, phát triển trong môi trường hội 
nhập quốc tế.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG 
PHÁP GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
Căn cứ vào chiến lược quốc gia và chỉ thị của Bộ 
trưởng Bộ quốc phòng về phát triển năng lực ngoại 
ngữ, việc đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy 
học ngoại ngữ sẽ chuyển từ việc truyền đạt kiến thức 
ngôn ngữ thụ động sang hướng dẫn học viên chủ động 
tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho học 
viên phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một 
cách có hệ thống, tăng cường tính chủ động, tính tự 
chủ của học viên trong quá trình học tập và sinh hoạt.
Như vậy đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ 
không nên hiểu như quá trình thay đổi một phương 
pháp dạy học ngoại ngữ cụ thể bằng một phương pháp 
cụ thể khác, mà là sự thay đổi mang tính định hướng, 
thay đổi trong quan điểm về dạy học ngoại ngữ và 
hướng tiếp cận quan điểm này. Việc đổi mới phương 
pháp dạy học ngoại ngữ theo định hướng phát triển 
năng lực phải được thực hiện thông qua các biện pháp 
cụ thể như sau:
3.1. Đổi mới việc thiết kế chương trình và tổ 
chức dạy học
Một trong những quyết định quan trọng trong việc 
tổ chức giảng dạy ngoại ngữ là lựa chọn chương trình 
phù hợp với nhu cầu đào tạo và đặc điểm của học viên 
(Lê Thị Tuyết Hạnh, 2012). Một chương trình ngoại 
ngữ tại môi trường học tập được cho là thành công 
khi đáp ứng nhu cầu đào tạo về phát triển các kỹ năng 
ngôn ngữ cần thiết cho mục đích học tập cũng như 
phục vụ cho nghề nghiệp tương lai của học viên.
Bất kỳ một chương trình đào tạo nào cũng phải 
được xuất phát từ việc xác định mục tiêu. Việc xác 
định mục tiêu giúp người thiết kế chương trình:
– Mô tả được mục đích của các hoạt động dạy và học
– Thiết đặt các kết quả mà học viên cần đạt được
– Xác định các phương pháp giảng dạy
– Xác định các phương pháp đo lường kết quả
Đối với một chương trình dạy ngoại ngữ trong 
quân đội thì mục tiêu đào tạo được xác định xuất phát 
từ mục tiêu đào tạo tổng thể của đơn vị, đó là phải 
cung cấp cho học viên kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ 
để có thể giao tiếp trong môi trường học thuật và môi 
trường nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, tạo cở sở để 
học viên sau khi ra trường có thể khai thác, làm chủ 
vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật; thực hiện tốt công tác 
quân sự quốc phòng.
Một điều mà người thiết kế chương trình cũng rất 
quan tâm là chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ cho 
học viên, trong đó năng lực tiếng Anh được “đo” bằng 
khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt 
Nam. Quy trình đổi mới thiết kế chương trình đào tạo 
ngoại ngữ có thể được tóm tắt như ở Hình 1.
55KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
Ngoài ra, thời lượng cho chương trình cũng là yếu 
tố hết sức quan trọng. Mặc dù quá trình tiếp thu ngôn 
ngữ là một quá trình lâu dài và đòi hỏi ở học viên sự 
nỗ lực, chiến thuật học và đặc biệt khả năng tự học, 
nhưng thời gian giảng dạy trên lớp với các hoạt động 
tương tác giữa giảng viên và học viên và giữa học 
viên với nhau vẫn là yếu tố quan trọng giúp việc dạy 
học ngoại ngữ thành công. Với mục tiêu tổng thể như 
trên thì việc phân bổ thời gian dạy và học phải được 
xem xét lại. Việc học ngoại ngữ phải được tập trung 
cho giai đoạn đại cương mới có thể đáp ứng được yêu 
cầu và nhu cầu đọc tài liệu cũng như các kỹ năng ngôn 
ngữ khác của học viên trong các giai đoạn sau. 
Có được mục tiêu đào tạo thì việc lựa chọn nội 
dung và loại hình chương trình đào tạo sẽ hết sức 
thuận lợi. Tuy nhiên khi lựa chọn loại hình chương 
trình ngoại ngữ cũng cần tính đến các yếu tố sau đây:
– Trình độ đầu vào của người học
– Nguồn ngữ liệu cho giảng dạy và học tập
– Khả năng và vai trò của người dạy
– Các yếu tố về cơ sở vật chất
Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ theo 
định hướng phát triển năng lực cần bắt đầu từ việc 
đổi mới việc thiết kế chương trình và tổ chức dạy học. 
Trong việc thiết kế chương trình, giảng viên cần xác 
định các mục tiêu dạy học về kiến thức ngôn ngữ, kỹ 
năng ngôn ngữ một cách rõ ràng, có thể đạt được và có 
thể kiểm tra, đánh giá được. Trong việc xác định nội 
dung để tổ chức dạy học, không chỉ chú ý đến các kiến 
thức ngôn ngữ chuyên sâu mà cần lưu tâm tới những 
nội dung có thể phát triển các năng lực ngôn ngữ 
khác như năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn 
đề, năng lực học tập cá nhân hay học tập theo nhóm.
3.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 
ngoại ngữ
Không có một phương pháp dạy học ngoại ngữ 
toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy 
học ngoại ngữ. Mỗi phương pháp dạy học có những 
ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy 
việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức 
dạy học ngoại ngữ trong toàn bộ quá trình dạy học là 
phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và 
nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.
Theo phương pháp dạy học truyền thống, dạy học 
ngoại ngữ thường được coi như một quá trình truyền 
thụ kiến thức từ thầy sang trò thì với việc sử dụng 
phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học 
ngoại ngữ giờ đây được nhìn nhận như một quá trình 
khám phá, trong đó, học viên dần sử dụng ngôn ngữ 
phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể (Davies 
và Pearse, 2000). Đây là mô hình dạy học lấy học viên 
làm trung tâm, trong đó cả giảng viên và học viên đều 
cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và học. Song song với 
việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao 
tiếp ở học viên, việc lựa chọn các hoạt động học tập 
sao cho có ích, phù hợp với nhu cầu của học viên và 
Hình 1. Quy trình đổi mới thiết kế chương trình đào tạo ngoại ngữ (NN)
56 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phải đặt vào trong những bối cảnh thật mà học viên có 
nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.
Học ngoại ngữ là quá trình nhận biết các kiến thức 
và rèn luyện các kỹ năng, vì vậy khi giảng dạy ngoại 
ngữ, giảng viên cần thiết kế, phân bố thời gian hợp lý 
giữa các khâu giảng, giữa thời lượng truyền đạt kiến 
thức mới và thời lượng cho học viên thực hành. Tăng 
cường thực hành theo nhóm, theo cặp nhằm tạo điều 
kiện cho học viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, 
giảm được tâm lý ngại ngùng, tăng tính chủ động, tính 
hợp tác giữa học viên; học lẫn nhau và luyện được 
cách học tập, làm việc đồng đội, tập thể. Giảng viên 
cần thiết kế các dạng bài tập theo hướng tạo tính chủ 
động sáng tạo cho học viên và tuỳ theo trình độ của 
học viên. Cụ thể, đối với học viên có trình độ thấp thì 
tăng cường đưa bài tập thực hành theo hướng “nhận 
biết – bắt chước – tư duy sáng tạo”. Đối với người 
học có trình độ cao thì áp dụng thực hành theo hướng 
“nhận biết – liên hệ – tư duy sáng tạo”.
Giảng viên nên đa dạng hoá các hoạt động dạy 
học bằng cách xen kẽ các trò chơi ngôn ngữ (đóng 
vai, đoán từ, giải ô chữ ) nhằm tạo hứng thú học tập 
cho học viên; nên kết hợp uyển chuyển trong vai trò là 
người truyền tải kiến thức mới, là người giúp đỡ giảm 
độ khó cho học viên, là người hướng dẫn và củng cố 
kiến thức toàn bài, góp phần tích cực  ... công các nhóm để giải quyết 
tình huống 
Học viên sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa ra các chỉ dẫn 
bằng tiếng Anh dưới sự giám sát của giảng viên.
Bước 4: Báo cáo tình huống
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các 
nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
Bước 5: Giảng viên tổng kết, nhận xét và đánh giá 
các nhóm
Với phương pháp giảng dạy ngoại ngữ bằng tình 
huống, học viên sẽ có khả năng làm việc tập thể, làm 
việc nhóm, tự nghiên cứu, suy luận, tích cực chủ động 
hơn trong học tập. Nó còn nhằm trang bị cho học viên 
những kỹ năng hết sức cần thiết cho quá trình làm việc 
sau khi tốt nghiệp ra trường.
3.5. Tăng cường sử dụng đa phương tiện dạy 
học và công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ, nhằm 
tăng cường tính trực quan và thực hành trong dạy học. 
Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội 
dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy 
học ngoại ngữ hiện đại. 
Để phát triển các năng lực sáng tạo, hợp tác, sử 
dụng ngôn ngữ của học viên thì giảng viên phải 
giảm bớt thời gian thuyết trình và chú ý nhiều hơn đến 
việc tổ chức các hoạt động cho học viên để huy động 
sự tham gia của học viên vào nội dung của bài. Giảng 
viên có thể làm phong phú bài giảng thông qua việc 
khai thác tiện ích của công nghệ thông tin, sử dụng các 
đoạn video, giáo cụ trực quan, tranh ảnh có nội dung 
liên quan đến chủ đề đang học. Việc làm này cũng 
khơi dạy niềm say mê hứng thú học tập của học viên.
Ví dụ: 
Khi dạy về từ vựng tiếng Anh liên quan đến Điều 
lệnh đội ngũ, giảng viên có thể kết hợp cho học viên 
xem băng hình mô phỏng các động tác hoặc chuẩn bị 
hình ảnh minh họa kèm từ vựng tiếng Anh liên quan 
như ở ví dụ dưới đây. Với hình ảnh minh họa, từ vựng 
tiếng Anh sẽ trở nên dễ hiểu, đồng thời học viên sẽ nhớ 
từ lâu hơn và có thể tái tạo từ nhanh hơn khi cần đến.
Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một 
phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các 
58 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
phần mềm hỗ trợ học trực tuyến (online) hoặc ngoại 
tuyến (offline) cũng như các phương pháp dạy học sử 
dụng mạng điện tử (E-Learning). Phương tiện dạy học 
mới cũng hỗ trợ việc tìm ra và sử dụng các phương 
pháp dạy học ngoại ngữ mới. 
3.6. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy 
tính tích cực và sáng tạo của học viên
Kỹ thuật dạy học ngoại ngữ tích cực là những 
cách thức hành động của giảng viên và học viên trong 
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều 
khiển quá trình dạy học ngoại ngữ (Scrivener, 2011).
Các kỹ thuật dạy học ngoại ngữ tích cực có ý 
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích 
cực của học viên vào quá trình dạy học, kích thích tư 
duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học viên. 
Ngày nay, chúng ta chú trọng phát triển và sử dụng 
các kỹ thuật dạy học ngoại ngữ phát huy tính tích cực, 
sáng tạo của người học như “tư duy” (brainstorming), 
“tranh luận” (debating), “sơ đồ tư duy” (mindmap), 
“chia sẻ nhóm đôi” (think-pair-share). Thực chất đó 
là sự kết hợp hài hoà giữa thuyết giảng và đối thoại 
với mục tiêu phát huy cao độ tính tích cực, năng động, 
độc lập, sáng tạo của học viên. Với các kỹ thuật dạy 
học ngoại ngữ tích cực này, giảng viên không chỉ nắm 
vững những vấn đề cần trình bày mà còn phải rất năng 
động nhạy bén và sáng tạo ngay trong giờ giảng, trên 
cơ sở đó giảng viên có thể giúp phát triển năng lực 
ngôn ngữ của học viên một cách hiệu quả nhất.
3.7. Bồi dưỡng phương pháp học tập ngoại ngữ 
tích cực cho học viên
Phương pháp học tập ngoại ngữ một cách tự lực 
đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát 
huy tính sáng tạo của học viên (Nguyễn Thị Biên, 
2016). Quá trình học viên tiếp thu những kiến thức, kĩ 
năng ngôn ngữ chính là quá trình học và tự học bằng 
chính sức lực, khả năng của riêng mình. Vì thế, khi có 
phương pháp học tập ngoại ngữ tích cực, học viên sẽ 
có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp và 
chủ động tái tạo những kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ 
được học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát 
triển năng lực ngoại ngữ của học viên không chỉ chú ý 
tích cực hoá học viên về hoạt động trí tuệ mà còn chú 
ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những 
tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời 
59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành.
Giảng viên cần cho học viên thấy rõ mục tiêu cụ 
thể và yêu cầu thiết thực của ngoại ngữ; từng bước 
nâng cao hứng thú, khơi dậy động cơ học tập tích cực 
của học viên. Giảng viên nên chủ động tìm hiểu nhu 
cầu học tập của học viên, khơi dậy tính ham hiểu biết 
và từ đó khích lệ thái độ học tập tích cực của học viên 
đối với môn ngoại ngữ. 
Để làm tốt công tác khuyến khích học viên tự chủ 
động tiếp cận và học ngoại ngữ, giảng viên cần luôn 
luôn gần gũi cởi mở với học viên để tạo tình cảm thầy 
trò thông qua hoạt động dạy và học, từ đó lôi cuốn 
học trò yêu thích môn học hơn. Ngoài ra, giảng viên 
có thể nâng cao nhận thức của học viên về tầm quan 
trọng của ngoại ngữ thông qua việc động viên, khuyến 
khích học viên tự tìm những tài liệu có liên quan và 
phân nhóm theo chủ đề để tự họ hiểu được nội dung 
của tài liệu và thực hành ngôn ngữ.
Ngoài việc động viên khuyến khích học viên chủ 
động học tập, giảng viên ngoại ngữ có thể bắt buộc 
học viên phải có ý thức học hơn bằng cách dành thời 
gian kiểm tra hoặc ôn lại từ mới vào đầu hoặc cuối 
buổi học. Giảng viên nên định hướng cho học viên ở 
trên lớp và giao các nhiệm vụ cho học viên phát triển 
năng lực ngoại ngữ như: tìm hiểu về chủ đề quân sự 
nhất định, đóng vai các tình huống ở doanh trại, tham 
gia hợp tác quốc phòng an ninh
Giảng viên cần cho học viên thấy rõ mục tiêu cụ 
thể và yêu cầu thiết thực của ngoại ngữ; từng bước 
nâng cao hứng thú, khơi dậy động cơ học tập tích cực 
của học viên. Giảng viên nên chủ động tìm hiểu nhu 
cầu học tập của học viên, khơi dậy tính ham hiểu biết 
và từ đó khích lệ thái độ học tập tích cực của học viên 
đối với môn ngoại ngữ. 
Để làm tốt công tác khuyến khích học viên tự chủ 
động tiếp cận và học ngoại ngữ, giảng viên cần luôn 
luôn gần gũi cởi mở với học viên để tạo tình cảm thầy 
trò thông qua hoạt động dạy và học, từ đó lôi cuốn 
học trò yêu thích môn học hơn. Ngoài ra, giảng viên 
có thể nâng cao nhận thức của học viên về tầm quan 
trọng của ngoại ngữ thông qua việc động viên, khuyến 
khích học viên tự tìm những tài liệu có liên quan và 
phân nhóm theo chủ đề để tự họ hiểu được nội dung 
của tài liệu và thực hành ngôn ngữ.
Ngoài việc động viên khuyến khích học viên chủ 
động học tập, giảng viên ngoại ngữ có thể bắt buộc 
học viên phải có ý thức học hơn bằng cách dành thời 
gian kiểm tra hoặc ôn lại từ mới vào đầu hoặc cuối 
buổi học. Giảng viên nên định hướng cho học viên ở 
trên lớp và giao các nhiệm vụ cho học viên phát triển 
năng lực ngoại ngữ như tìm hiểu về chủ đề quân sự 
nhất định, đóng vai các tình huống ở doanh trại, tham 
gia hợp tác quốc phòng an ninh
3.8. Xây dựng, tổ chức và phát triển môi trường 
ngoại ngữ tốt 
Môi trường ngoại ngữ hay còn gọi là môi trường 
tiếng đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và 
học ngoại ngữ. Khi học tập và sinh hoạt trong môi 
trường mà ngoại ngữ được sử dụng thường xuyên, 
học viên có nhiều cơ hội được sử dụng và tiếp xúc với 
ngoại ngữ, từ đó hình thành nên phản xạ ngôn ngữ tự 
nhiên hơn. Học viên cũng có cơ hội sử dụng kiến thức 
được trang bị, kiểm tra và đánh giá khả năng và sự 
tiến bộ của chính mình. 
Môi trường tiếng trên lớp luôn bị hạn chế về thời 
gian và không gian nên giảng viên chủ động xây dựng 
môi trường tiếng trong và ngoài giờ học để học viên 
có hứng thú, vui vẻ thực tập sử dụng ngoại ngữ. Việc 
này giúp cho học viên có cơ hội bộc lộ bản thân trong 
môi trường tiếng và phải tích cực tham gia để tiếp 
thu được những kiến thức cần thiết. Tổ chức tốt hoạt 
động câu lạc bộ ngoại ngữ ở đơn vị bằng các hình 
thức phong phú, có chất lượng, theo mô hình cấp đại 
đội, nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm học ngoại 
ngữ giữa học viên với giảng viên và giữa các học viên 
với nhau. 
Giảng viên cần chủ động giao tiếp sử dụng ngoại 
ngữ bằng cách tăng cường các hoạt động giao tiếp 
trong lớp học. Giao tiếp bằng ngoại ngữ tạo điều kiện 
cho học viên thực sự được đặt mình vào trong môi 
trường tiếng, giảm bớt áp lực đối phó với học tập, vận 
dụng những kiến thức ngôn ngữ và những từ vựng đã 
nắm được để thực hành thành công giao tiếp. Từ đó, 
học viên càng củng cố được niềm tin, mạnh dạn hơn 
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
để thể hiện mình và tạo được nhiều hứng thú trong 
học tập.
Giảng viên tăng cường tổ chức hoạt động ngoại 
khóa, chương trình giao lưu và tọa đàm bằng tiếng 
nước ngoài với học viên quân sự nước ngoài hay với 
sinh viên từ các học viện nhà trường ngoài quân đội, 
tạo môi trường cho học viên giao tiếp tích cực sử dụng 
ngoại ngữ trong mọi hoạt động, cả trong giờ học, 
trong sinh hoạt và công tác tại đơn vị. Xây dựng môi 
trường học tập và làm việc có sử dụng ngoại ngữ, gắn 
yêu cầu sử dụng ngoại ngữ đối với các yêu cầu chuyên 
môn cụ thể, đưa kết quả sử dụng ngoại ngữ vào các 
đánh giá chung, nhằm tạo điều kiện động viên, thúc 
đẩy học viên học và sử dụng ngoại ngữ. 
Tóm lại, có rất nhiều biện pháp đổi mới phương 
pháp dạy học ngoại ngữ với những cách tiếp cận 
khác nhau, trên đây chỉ là một số biện pháp cơ bản. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ đòi hỏi 
những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật 
chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản 
lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính 
chủ quan. Mỗi giảng viên với kinh nghiệm riêng của 
mình cần xác định những biện pháp riêng để cải tiến 
phương pháp dạy học ngoại ngữ theo quan điểm phát 
triển năng lực ngoại ngữ của học viên. 
4. KẾT LUẬN 
Đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học ngoại ngữ 
theo hướng phát triển năng lực là yêu cầu cần thiết 
trong đổi mới đào tạo hiện nay tại các học viện, nhà 
trường quân đội. Dạy học ngoại ngữ cần hướng tới 
phát triển cả những năng lực ngoại ngữ chung, năng 
lực ngoại ngữ chuyên biệt thông qua sử dụng hợp lý 
các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại 
được trình bày ở trên. 
Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ theo 
hướng phát triển năng lực, phù hợp với đặc thù hoạt 
động quân sự chỉ đạt được kết quả cao khi các chủ thể 
tham gia vào các quá trình này có sự đổi mới, hoàn 
thiện nhận thức về quan niệm năng lực người học, 
triết lý dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng 
hình thành và phát triển năng lực, áp dụng hợp lý các 
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học 
tập ngoại ngữ của học viên.
Đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ đáp ứng 
chuẩn đầu ra hiện nay đòi hỏi phải sử dụng đa dạng 
nhiều phương pháp, kỹ thuật dạy học thuộc cả hai 
nhóm truyền thống và hiện đại để học viên thể hiện 
được năng lực ngôn ngữ của mình, cung cấp những 
minh chứng xác thực, đầy đủ, khách quan và kịp thời 
nhất về khả năng của mình trên cơ sở mục đích và 
mục tiêu dạy học đã xác định. Mỗi phương pháp, 
kỹ thuật dạy học đều có ưu, nhược điểm, không có 
phương pháp nào là hoàn hảo, tối ưu. Vì vậy, việc 
hiểu, lựa chọn, sử dụng kết hợp giữa các phương pháp 
dạy học để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của 
mỗi phương pháp là cần thiết.
Dẫu chặng đường vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng 
với quyết tâm dạy tốt, học tốt, đáp ứng mục tiêu đào 
tạo ngoại ngữ hiện nay, tất cả chúng ta cần không 
ngừng học hỏi, tiếp tục quán triệt, xây dựng kế hoạch 
và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 89/CT-BQP để 
thành công trong dạy học ngoại ngữ theo hướng phát 
triển năng lực, đáp ứng chuẩn đầu ra theo khung năng 
lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và phù hợp 
với đặc thù hoạt động quân sự hiện nay./.
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 
XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị 
Trungương8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện 
giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Biên (2016), Giải pháp nâng cao 
hứng thú của người học đối với môn Văn hóa Anh-Mỹ 
tại Học viện Khoa học Quân sự, Nghiên cứu Khoa 
học, Học viện Khoa học Quân sự
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 ban hành 
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, 
Hà Nội.
4. Bộ Quốc phòng (2016), Chỉ thị số 89/CT-BQP 
ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về 
một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và 
học ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội, Hà Nội.
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI v
INNOVATIONS IN FOREIGN LANGUAGE TEACHING APPROACHES FOR 
COMPETENCE DEVELOPMENT AT MILITARY UNIVERSITIES
NGUYEN THU HANH
Abstract: In order to meet the requirements of education reform in the direction of competence 
development, military universities have been making the transition in foreign language teaching 
programs from content-based approach to competence-based one. This article describes the 
most basic aspects of the current trends in teaching and learning foreign languages at military 
universities. Then, the paper proposes a number of measures to renovate foreign language 
teaching approaches with a desire to contribute ideas and scientific insights to promote learners’ 
language competence at military universities.
Keywords: competence, foreign language, teaching approaches, military universities.
Received: 14/7/2017; Revised: 18/8/2017; Accepted for publication: 30/8/2017
5. Đặng Trí Dũng (2016), “Đổi mới, nâng cao chất 
lượng đào tạo ngoại ngữ tại Học viện Khoa học Quân 
sự góp phần thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại 
quốc phòng trong tình hình mới”, Tạp chí Khoa học 
Ngoại ngữ Quân sự, Số 01/05-2016. 
6. Bùi Sơn Hà (2016), “Mấy vấn đề rút ra qua 
thí điểm giảng dạy bằng tiếng Anh ở Trường Sĩ quan 
Thông tin”, truy cập 2/12/2016, <
vi/nghien-cuu-trao-doi/may-van-de-rut-ra-qua-thi-
diem-giang-day-bang-tieng-anh-o-truong-si-quan-
thong-tin/9519.html>.
7. Lê Thị Tuyết Hạnh,(2012), “Đổi mới căn bản 
và toàn diện giáo dục – đào tạo Việt Nam – Đề xuất 
một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục”, 
Tạp chí Giáo dục, Kì 1, Số 281, tr. 9-11.
8. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định 1400/
QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại 
ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 
2008-2020”, Hà Nội
9. Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục 
học – Viện KHGD Việt Nam (2014), “Giáo dục theo 
hướng tiếp cận phát triển năng lực người học”, Kỷ 
yếu hội thảo, tháng 11/2014.
Tiếng Anh
 10. Davies, P., and Pearse, E. (2000), Success in 
English teaching, Oxford University Press: Oxford.
11. Richards J. C. and Rodgers, T. S. (1968), 
Approaches and methods in language teaching, 
Cambridge University Press: London.
12. Scrivener, J. (2011), Learning Teaching, 
Macmillan: Oxford.
13. Simon, M. C. and De Altamirano, Y. B. 
(2004), Campaign English for the Military (3 levels), 
Macmillan, London.

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_phuong_phap_giang_day_ngoai_ngu_theo_dinh_huong_phat.pdf