Động vật thân mềm rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm

TÓM TẮT: Kết quả 2 đợt khảo sát năm 2004 và 2008 ở 15 điểm rạn ở Cù Lao Chàm đã ghi nhận được

102 loài thân mềm, trong đó 73 loài chân bụng và 29 loài hai mảnh vỏ. Trạm có số lượng loài nhiều nhất là

trạm 8 (43 loài), kế đến là các trạm 3, 4 và 6 (39 loài). Trạm có số lượng loài thân mềm ít nhất là 11 (19 loài). Các loài Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Pinctada margaritifera, Haliotis ovina là những loài quí hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Một số loài như Turbo chrysostomus, Trochus maculates, Chicoreus bruneus, Chicoreus torrefastus, hiện đang được khai thác thương phẩm. Mật độ thân mềm trung bình trong năm đạt 153,76 cá thể/ 250m2, cao gấp 3 lần so với năm 2004. Chỉ số đa dạng (H’), chỉ số cân bằng (J’) và chỉ số giống nhau về thành phần loài giữa các trạm phụ thuộc vào mật độ của hai đối tượng hàu Chama sp. và một loài hai mảnh vỏ chưa xác định được

pdf 10 trang yennguyen 7420
Bạn đang xem tài liệu "Động vật thân mềm rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Động vật thân mềm rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm

Động vật thân mềm rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm
 116
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 2; 2013:116-124 
ISSN: 1859-3097 
ĐỘNG VẬT THÂN MỀM RẠN SAN HÔ 
Ở VÙNG BIỂN CÙ LAO CHÀM 
Hứa Thái Tuyến 
Viện Hải dương học-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 
Số 1 Cầu Đá, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. 
E-mail: huathaituyen@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 8-10-2012 
TÓM TẮT: Kết quả 2 đợt khảo sát năm 2004 và 2008 ở 15 điểm rạn ở Cù Lao Chàm đã ghi nhận được 
102 loài thân mềm, trong đó 73 loài chân bụng và 29 loài hai mảnh vỏ. Trạm có số lượng loài nhiều nhất là 
trạm 8 (43 loài), kế đến là các trạm 3, 4 và 6 (39 loài). Trạm có số lượng loài thân mềm ít nhất là 11 (19 loài). 
Các loài Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Pinctada margaritifera, Haliotis ovina là những loài quí hiếm 
nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Một số loài như Turbo chrysostomus, Trochus maculates, Chicoreus bruneus, 
Chicoreus torrefastus, hiện đang được khai thác thương phẩm. Mật độ thân mềm trung bình trong năm đạt 
153,76 cá thể/ 250m2, cao gấp 3 lần so với năm 2004. Chỉ số đa dạng (H’), chỉ số cân bằng (J’) và chỉ số 
giống nhau về thành phần loài giữa các trạm phụ thuộc vào mật độ của hai đối tượng hàu Chama sp. và một 
loài hai mảnh vỏ chưa xác định được 
Từ khoá: Động vật thân mềm, rạn san hô, Cù Lao Chàm 
MỞ ĐẦU 
 Khu bảo tồn biển (KBTB) Cù Lao Chàm bao 
gồm 8 đảo, nằm về phía Đông cách phố cổ Hội An 
khoảng 18km. KBTB Cù Lao Chàm từ lâu được 
xem là một trong những khu vực quan trọng trong 
việc cung cấp chính các nguồn lợi thủy hải sản cho 
khu vực. Sự hiện diện của các hệ sinh thái quan 
trọng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển, bờ đá và vùng 
đáy mềm góp phần làm cho KBTB Cù Lao Chàm có 
tính đa dạng sinh học cao và là ngư trường quan 
trọng đối với hoạt động nghề cá của cộng đồng. Bài 
báo này là kết quả khảo sát sau 4 năm đánh giá hiện 
trạng động vật thân mềm và sau 3 năm thành lập 
Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. 
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đánh giá đa dạng sinh học và cấu trúc quần xã 
sinh vật rạn san hô được tiến hành vào tháng 6 năm 
2008 tại 27 mặt cắt của 15 điểm rạn gồm Hòn Khô 
(1), Vũng Ráng (2), Vũng Đá Bao (3), Sẹo Mô (4), 
Vũng Cây Chanh (5), Sũng Bền (6), Vũng Bến Lăng 
(7), Bãi Đâu Tai (8), Bãi Bắc (9), Bãi Bìm (10), Bãi 
Hương (11), Vũng Đá Đen (12), Vũng Thùng (13), 
Vũng Đá Bàn (14) và Vũng Nhàn (15), với sự hỗ trợ 
của thiết bị lặn sâu SCUBA. Các điểm rạn chọn lựa 
khảo sát này phân bố rộng khắp ở các đảo và tiêu 
biểu cho các quần xã sinh vật rạn san hô cũng như 
sự thay đổi về các yếu tố môi trường đặc trưng cho 
từng phân vùng của KBTB Cù Lao Chàm. Vị trí các 
điểm khảo sát được trình bày trong hình 1. 
Tại mỗi trạm, hai mặt cắt dài 50m được đặt ở 
các độ sâu khác nhau (mặt cắt sâu: khoảng 8-5m bên 
dưới mức triều và mặt cắt cạn: từ 4-2m sâu). Mỗi 
thợ lặn quan sát một khu vực xấp xỉ 250m2 (5m 
rộng và 50m theo chiều dài dọc theo mặt bằng và 
sườn rạn). Đếm số lượng và xác định thành phần 
loài thân mềm hiện diện trong khu vực điều tra. 
Toàn bộ số liệu được lưu trữ và tính toán trong bảng 
tính EXCEL. Các chỉ số quần xã được tính trong 
phần mềm Primer 5.0. 
Thành phần loài thân mềm được xác định dựa 
theo các tài liệu của [1, 2, 5, 4, 6, 7] và Morris (1972). 
Động vật than mềm rạn san hô  
 117 
Hình 1. Vị trí các điểm khảo sát đa dạng sinh học 
động vật thân mềm KBTB Cù Lao Chàm, 
tháng 6/2008. 
Toàn bộ số liệu được nhập và tính toán trong 
bảng tính EXCEL. 
Chỉ số đa dạng loài Shannon (H’) được tính 
theo công thức: H’ = - pi*log2 pi và chỉ số cân bằng 
Pielou J’ = H’/ log2s 
Trong đó: pi = ni/N (số lượng của loài thứ i trên 
tổng số lượng) 
 s: số loài 
Chỉ số giống nhau về thành phần loài được tính 
theo công thức của Bray-Curtis [3] trong phần mềm 
PRIMER 5. 
KẾT QUẢ 
Thành phần loài 
Kết quả đã xác định được 104 taxa động vật 
thân mềm, trong đó năm 2004 xác định được 66 
taxa thuộc 32 họ và năm 2008 xác định được 79 
taxa thuộc 39 họ. Lớp chân bụng Gastropoda có 28 
họ, 73 loài và lớp hai mảnh vỏ Bivalvia có 15 họ, 29 
loài (bảng 1 và danh mục trong phụ lục). 
Bảng 1. Thống kê số lượng thành phần loài thân mềm ở 2 đợt khảo sát 
 Tông số Năm 2004 Năm 2008 
Lớp Họ Loài Họ Loài Họ Loài 
Gastropoda 28 73 20 45 24 55 
Bivalvia 15 29 12 21 15 24 
Tổng số 43 102 32 66 39 79 
Hình 2. Số lượng loài thân mềm ở các trạm khảo sát 
Xét theo điểm khảo sát, thành phần loài thân 
mềm dao động từ 19 đến 43 loài. Trạm có số lượng 
loài thân mềm thấp nhất là bãi Hương (trạm 11, 19 
loài) và trạm có số lượng loài nhiều nhất là bãi Đâu 
Tai (trạm 8, 43 loài). 
Trong tổng số 79 loài ghi nhận năm 2008 có 9 
loài thường gặp bao gồm Chicoreus torrefactus, 
Morula sp., Phyllidiella pustulosa, Tectus pyramis, 
Barbatia foliata, Chama sp., Pedum spondyloideum, 
Atrina vexillum và Pinctada margaritifera (xuất 
hiện ở 10/15 điểm khảo sát) và 27 loài hiếm gặp 
(1/15 điểm khảo sát). 
Trong tổng số các loài trên, các loài trai tai 
tượng Tridacna maxima, T. squamosa, T. crocea là 
những loài động vật quí hiếm nằm trong Danh mục 
Sách đỏ Việt Nam. Trai ngọc môi đen Pinctada 
margaritifera, ốc đụn đực Tectus pyramis, ốc bàn 
tay Lambis lambis, Lambis chiragra là những loài 
có giá trị kinh tế ở Việt Nam. Một số loài khác như 
ốc mặt trăng Turbo chrysostomus, ốc đụn Trochus 
maculatus, Tectus pyramis, ốc gai Chicoreus 
bruneus và Chicoreus torrefastus hiện cũng đang 
được khai thác để bán cho khách du lịch với sản 
lượng tương đối lớn. 
Hứa Thái Tuyến 
 118
Mật độ 
Về mật độ, kết quả khảo sát năm 2008 cho thấy 
mật độ trung bình của động vật thân mềm đạt 
153,76 cá thể/ 250m2, cao gấp 3 lần so với năm 
2004. Mật độ thân mềm tăng cao nhất ở các trạm 6, 
7 , 8 và 12 là các trạm thuộc về vùng lõi khu bảo tồn 
và có thể cho rằng việc cấm khai thác làm gia tăng 
mật độ sinh vật. 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
S
âu
C
ạn
C
ạn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
2004 2008
cá thể/250m2
Hình 3. Mật độ thân mềm ở các trạm khảo sát trong 2 năm 2004 và 2008 
Các chỉ số quần xã 
Chỉ số đa dạng đạt cao nhất ở trạm số 1 (Hòn 
Khô lớn) và thấp nhất ở trạm số 13 trong khi chỉ 
số cân bằng Peilou cao nhất ở trạm 11 và thấp 
nhất ở trạm 2 (hình 4). Có thể cho rằng mật độ 
cao của một số loài hai mảnh vỏ chưa xác định 
được và Chama sp. đã ảnh hưởng đến chỉ số đa 
dạng và cân bằng như đã nêu trên. 
0
5
10
15
20
25
30
35
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
0.000
0.500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
S
J'
H'(log2)
Hình 4. Các chỉ số đa dạng (H’) và cân bằng (J’) của động vật thân mềm ở các trạm khảo sát 
Động vật than mềm rạn san hô  
 119 
Ở mức giống nhau 60%, bốn nhóm A, B, C và 
D được hình thành (hình 5). Nhóm A bao gồm thành 
phần loài ở trạm 11 tương đối khác biệt với 2 nhóm 
còn lại. Có thể do số lượng loài ít và mật độ sinh vật 
thấp là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt 
giữa thành phần loài ở trạnm này với các trạm còn 
lại. Ba nhóm còn lại được hình thành từ thành phần 
loài ở những trạm phân bố xen kẽ nhau và sự khác 
biệt có ý nghĩa (Bảng 2) ở mức tin cậy P = 0,05 (R = 
0,98). Từ kết quả trên, phép thử SIMPER cho thấy 
việc hình thành và tách các nhóm trạm trên là do sự 
ưu thế gần như tuyệt đối của hai đối tượng thân 
mềm hai mảnh vỏ (Chama sp. và 1 loài hai mảnh vỏ 
đục lỗ chưa xác định được) ở các trạm điều tra. 
Hình 5. Mức độ giống nhau của động vật thân mềm ở các trạm khảo sát 
Bảng 2. Phân tích mức độ giống nhau bằng phép 
thử ANOSIM một biến (P = 0,05) 
P test A B C D 
A 
B 0,200 
C 0,143 0,005 
D 0,200 0,029 0,005 
KẾT LUẬN 
Đã xác định được 102 loài thân mềm với 73 loài 
chân bụng và 29 loài hai mảnh vỏ. 
Mật độ thân mềm trung bình trong năm đạt 
153,76 cá thể/250m2, cao gấp 3 lần so với năm 2004. 
Chỉ số đa dạng (H’), chỉ số cân bằng (J’) và chỉ 
số giống nhau về thành phần loài giữa các trạm phụ 
thuộc vào mật độ của hai đối tượng hầu Chama sp. 
và một loài hai mảnh võ chưa xác định được. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abbott R. T., 1991. Seashells of the South East 
Asia. Tyron Press, Scotland, 145pp. 
2. Abbott R.T. and Dance S.P., 1986. 
Compendium of Seashells. A color Guide to 
More than 4200 of the World's Mrine Shells. E. 
P. Dutton, Inc. New York. 410pp. 
3. Bray, R.J. and J.T. Curtis, 1957. An ordination 
of the upland forest communities of southern 
Wisconsin. In Identification of the Bray-Curtis 
similarity index: Comment on Yoshioka (2008) 
Paul J. Somerfield, Marine Ecology Progress 
Series, Vol. 372: 303-306, 2008, doi: 
10.3354/meps07841 
4. Cernohorsky W. O., 1972. Marine shells of the 
Pacific. Volume II. Pacific Publications. 
Sydney. 411pp. 
5. Dance S. P., 1977. Das grobe Bush der 
Meeresmuscheln: Schnecken u. Muscheln d. 
Weltmeere. Verlag Eugen Ulmer Stuttgart. 304pp. 
6. Turners R. D. and Boss K. J., 1962. The genus 
Lithophaga in the western Atlantic. In: 
Johnsonia. No 41. Vol4: Mytilidae. The 
A B C D 
Hứa Thái Tuyến 
 120
Department of Mollusks. Museum of 
Comparative Zoology, Harvard University. 
Cambridge, Massachusetts. 81-115 
7. Wye K. R., 1991. The Encyclopedia of Shells. 
Facts on File. New York. Oxford. 288pp. 
MOLLUSCA FAUNA ON CORAL REEFS IN THE WATERS OF 
CU LAO CHAM ISLANDS (CENTRAL VIETNAM) 
Hua Thai Tuyen 
Institute of Oceanography-VAST 
ABSTRACT: One hundred and two species, in which 73 species of Gastropod and 29 species of Bivalve, 
belonging to 43 families, 2 classes had been identified through the survey conducted at 15 sites in the waters of 
Cu Lao Cham islands in 2004 and 2008. Site 8 had the highest composition of species (43 species) following by 
Sites 3, 4 and 6 (39 species). Site 11 had the least number of species (19 species). Four rare species recorded 
in Vietnam Red Book included Tridacna squamosa, Tridacna maxima, Pinctada margaritifera, Haliotis ovina. 
Some commercial species were Turbo chrysostomus, Trochus maculatus, Chicoreus bruneus, Chicoreus 
torrefastus. The average density of Molluscs in 2008 was 153.76 inds. per 250m2 which was three times higher 
than that in 2004. Diversity index (H '), Peilou’s evenness (J') and similarity index of the species composition 
among the survey sites depended on the density of both Chama sp. and the unidentified bivalve species. 
Keywords: Molluscs, coral reef, Cu Lao Cham islands 
Động vật than mềm rạn san hô  
 121 
Phụ lục: Danh sách thành phần loài Thân mềm vùng biển Cù Lao Chàm 
Lớp/Họ Thành phần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 
Lớp Bivalvia 
Arcidae Barbatia foliata (Forsskal, 1775) + + + + + + + + + + + + + 
Carditidae Cardita variegata Bruguiere, 1792 + 
Chamidae Chama lazarus Linne, 1758 + + + + + + + + 
 Chama sp. + + + + + + + + + + + + + 
Chưa xác định được Chưa xác định được + + + + + + + + + + + + 
Isognomonidae Isognomon isognomum (Linne, 1758) + + + + + + 
Mactridae Lutraria sieboldii Reeve, 1854 + 
Malleidae Malleus malleus (Linne, 1758) + 
 Malleus albus Lamarck, 1819 + + 
Mytilidae Septifer bilocularis Linne, 1758 + + + + + + + + + 
Ostreidae Hyotissa hyotis (Linne, 1758) + + + + 
 Hyotissa sp. + + 
 Ostrea sp. + 
Pectinidae Pedum spondyloideum (Gmelin, 1791) + + + + + + + + + + + + + + 
Pinnidae Pinna bicolor Gmelin, 1791 + + + + + + + + + + 
 Atrina vexillum (Born, 1778) + + + + + + + + + + + + + + + 
 Streptopinna cf. saccata (Linne, 1758) + + 
Pteriidae Avicula sp. + 
 Pinctada margaritifera (Linne, 1758) + + + + + + + + + + + + + + + 
 Pinctada martensii (Dunker, 1872) + + + 
 Pteria spp. + + + + + + + + + + 
 Pinctada cf. radiata (Leach, 1814) + 
 Pteria penguin (Röding, 1798) + 
Spondylidae Spondylus spp. + + + + 
Hứa Thái Tuyến 
 122
 Spondylus cf. ducalis Roding, 1798 + + + + + 
Tridacnidae Tridacna crocea Lamarck, 1819 + + 
 Tridacna maxima (Roding, 1798) + + 
 Tridacna squamosa Lamarck, 1819 + + + + + + + + + + + + + + 
Veneridae Periglypta reticulata (Linne, 1758) + 
Lớp Gastropoda 
Angariidae Angaria delphinus (Linne, 1758) + + + 
Aplysiidae Aplysia cf. dactylomela Rang, 1828 + 
Bornellidae Bornella stellifer (Adams et Reeve,1848) + + 
Buccinidae Cantharus undosus (Linne, 1758) + 
Bursidae Bursa granularis (Roding, 1798) + 
 Bursa sp. + + 
Cerithiidae Cerithium spp. + + + 
Chromodorididae Cadlinella ornatissima (Risbec, 1928) + 
 Hypselodoris bullocki (Collingwood, 1881) + + + + 
 Hypselodoris maculosa (Pease, 1871) + 
 Hypselodoris maridadilus Rudman, 1977 + 
 Risbecia tryoni (Garrett, 1873) + 
 Glossodoris cincta (Bergh, 1880) + 
Columbellidae Euplica turturina (Lamarck, 1822) + 
Conidae Conus capitaneus Linne, 1758 + + 
 Conus lividus Hwass in Bruguiere, 1792 + + + 
 Conus musicus Hwass in Bruguiere, 1792 + + + + + + + 
 Conus spp. + + 
Coralliophilidae Quoyula madreporarum (Sowerby, 1832) + + + + + + + + + + + + 
Cymatidae Cymatium pileare (Linne, 1758) + + 
Cypraeidae Cypraea arabica Linne, 1758 + + + + + + + 
 Cypraea capuserpentis Linne, 1758 + + 
Động vật than mềm rạn san hô  
 123 
 Cypraea hevola Linne, 1758 + + 
 Cypraea talpa Linne, 1758 + 
 Cypraea erosa Linne, 1758 + 
Discodorididae Halgerda willeyi Eliot, 1904 + 
Facelinidae Phyllodesmium sp. + 
 Pteraeolidia ianthina (Angas, 1864) + 
Fasciolariidae Latirus nodatus (Gmelin, 1791) + 
 Latirus polygonus Gmelin, 1791 + + + + + 
 Latirus turritus (Gmelin, 1791) + + + + + + + 
Haliotidae Haliotis varia Linne, 1758 + + + 
Mitridae Mitra aurantia (Gmelin, 1791) + + + + 
 Mitra sp. + 
Modulidae Modulus tectum (Gmelin, 1791) + + 
Muricidae Chicoreus brunneus (Link, 1807) + + + + + + + + + + + + + 
 Chicoreus torrefactus (Sowerby, 1841) + + + + + + + + + + + + 
 Drupella cornus Roding, 1798 + + + + + + + 
 Drupa grossularia Roding, 1798 + + 
 Drupa ricina Linne, 1758 + 
 Drupa rubusidaeus Roding, 1798 + 
 Drupa sp. + + + + + + + + + + + + + + 
 Habromorula biconica (Blainville, 1832) + 
 Homalocantha anatomica (Perry, 1811) + + 
 Mancinella mancinella (Linne, 1758) + + + + + + + + + + 
 Morula sp. + + + + + + + + + + + + 
 Thais hippocastanum (Linne, 1758) + 
Ovulidae Ovula ovum (Linne, 1758) + + + + + + + 
 Calpurnus verrucosus (Linne, 1758) + + + + + + + + + 
Patellidae Cellana spp. + 
Hứa Thái Tuyến 
 124
Phyllidiidae Fryeria picta (Pruvot-Fol, 1957) + + 
 Phyllidia coelestis Bergh, 1905 + + + + + 
 Phyllidia elegans Bergh, 1869 + + + + + + 
 Phyllidia ocelata Cuvier, 1804 + + + + 
 Phyllidia sp. + 
 Phyllidia varicose Lamarck, 1801 + + + + + + 
 Phyllidiella lizae Brunckhorst, 1993 + + + + + + + + + 
 Phyllidiella pustulosa (Cuvier, 1804) + + + + + + + + + + + 
 Phyllidiella sp. + + + 
 Phyllidiopsis striata Bergh, 1888 + + + + 
 Phyllidia exquisita Brunckhorst, 1993 + 
Plakobranchidae Thuridilla cf. bayeri (Marcus, 1965) + 
Ranellidae Cymatium cf. grandimaculatum + 
Strombidae Lambis lambis Linne, 1758 + + + + + + 
 Lambis scorpius (Linne, 1758) + + + + 
Trochidae Tectus pyramis (Born, 1778) + + + + + + + + + + + + + 
 Trochus maculatus Linne, 1758 + + + + + + + + + + 
 Trochus spp. + 
Turbinidae Astralium sp. + 
 Turbo bruneus Roding, 1798 + + + + + 
 Turbo chrysostomus Linne, 1758 + + + + + + + + 
Vasidae Vasum turbinellus (Linne, 1758) + + + + + + + + + + + 
Nudibranch Chưa xác định được + 
 39 27 39 39 35 39 24 43 27 21 19 31 27 37 23 
Động vật than mềm rạn san hô  
 125 

File đính kèm:

  • pdfdong_vat_than_mem_ran_san_ho_o_vung_bien_cu_lao_cham.pdf