Dược tính ca quát - Cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta

Tóm tắt: Dược tính ca quát là một trong những văn bản thuộc chủ để Dược tính theo sự phân loại của

Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản này từ lâu đã được mọi người đón nhận và đánh giá cao. Đối tượng sử

dụng cuốn sách này là người học hoặc yêu thích y học cổ truyền, người học Hán Nôm muốn tìm hiểu về y

học truyền thống và các nhà sư muốn có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc phòng chữa bệnh. Vì vậy,

khi tiến hành nghiên cứu thư tịch này, bên cạnh những giá trị hiện hữu của một văn bản học, văn tự học Hán Nôm, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu, đánh giá Dược tính ca quát dưới góc độ một cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và cung cấp những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta

pdf 8 trang yennguyen 5500
Bạn đang xem tài liệu "Dược tính ca quát - Cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dược tính ca quát - Cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta

Dược tính ca quát - Cuốn sách quý trong giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta
1. Giới thiệu về tác giả - văn bản của Dược 
tính ca quát1
1.1. Tác giả của Dược tính ca quát
Từ lâu, Trung Hoa đã là cái nôi, mảnh đất có 
lịch sử Y học ra đời và phát triển từ rất sớm. Từ 
khi ra đời đến nay, nền Y học Trung Hoa ngày 
càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to 
lớn. Việt Nam và nhiều nước trong và ngoài khu 
vực đã học hỏi, tiếp thu nhiều kiến thức về y 
học của nền y học Trung Hoa bao gồm cả về 
nguyên lý và các phương pháp chữa bệnh, bào 
chế thuốc... Tuy nhiên sự tiếp thu kiến thức khoa 
học ấy là sự tiếp thu có chọn lọc và nghiên cứu 
kĩ càng. Một trong những biểu hiện đó là việc 
ghi chép, chú thích tên thuốc, sự gia giảm trong 
liều lượng của mỗi đơn thuốc và sử dụng 
ngôn ngữ chữ viết của dân tộc cho phù hợp với 
* ĐT.: 84-985570883 
Email: thanhthanhmaivkh@gmail.com
thời đại và xã hội Việt Nam. Từ những văn bản 
sách thuốc ấy, các thầy thuốc Việt Nam cả Đông 
và Tây y đã vận dụng và nghiên cứu ra phác đồ 
điều trị, chữa bệnh phù hợp với người Việt. Số 
lượng sách được ghi bằng loại hình văn tự Hán 
và Nôm hiện lưu giữ tại các thư viện chiếm một 
số lượng khá lớn ở tất cả các lĩnh vực. Sự học 
hỏi, tiếp thu những tinh hoa từ nền y học cổ 
truyền Trung Quốc một cách sáng tạo của ông 
cha ta được thể hiện rõ qua thư tịch y thư Dược 
tính ca quát, hiện đang được lưu giữ tại Viện 
nghiên cứu Hán Nôm.
Vài nét về con người và sự nghiệp Cung 
Đình Hiền, tác giả văn bản Dược tính ca quát 
Theo Trung y từ điển, Cung Đình Hiền 
(龔廷賢), người đời Minh - thời đại nền kinh 
tế, văn hóa xã hội đặc biệt là y học phát triển 
mạnh. Ông tự là Tử Tài 子才, hiệu là Vân 
Lâm Sơn Nhân 雲林山人, biệt hiệu là Ngộ 
Chân Tử 悟真子, người làng 下澌 Hạ Tư, 
 DƯỢC TÍNH CA QUÁT - CUỐN SÁCH QUÝ TRONG 
GIẢNG DẠY CHỮ HÁN, CHỮ NÔM VÀ NHỮNG 
TRI THỨC GIÁ TRỊ VỀ Y HỌC TRUYỀN THỐNG Ở 
NƯỚC TA
Đinh Thị Thanh Mai*
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam
Nhận bài ngày 05 tháng 01 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 30 tháng 05 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 05 năm 2018 
Tóm tắt: Dược tính ca quát là một trong những văn bản thuộc chủ để Dược tính theo sự phân loại của 
Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Văn bản này từ lâu đã được mọi người đón nhận và đánh giá cao. Đối tượng sử 
dụng cuốn sách này là người học hoặc yêu thích y học cổ truyền, người học Hán Nôm muốn tìm hiểu về y 
học truyền thống và các nhà sư muốn có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc phòng chữa bệnh. Vì vậy, 
khi tiến hành nghiên cứu thư tịch này, bên cạnh những giá trị hiện hữu của một văn bản học, văn tự học Hán 
Nôm, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu, đánh giá Dược tính ca quát dưới góc độ một cuốn sách quý trong 
giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm và cung cấp những tri thức giá trị về y học truyền thống ở nước ta. 
Từ khóa: dược tính, ca, dược liệu, phú, văn tự
165Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
huyện 金溪 Kim Khê thuộc 江西 Giang 
Tây (Trung Quốc). Ông là con trong một gia 
đình có truyền thống y học, sống trong thời 
đại “danh y bối xuất, y phái lâm lập” như nhà 
nghiên cứu Lý Kinh Vỹ đã nhận xét. Cha là 
Cung Tín, làm quan trong Thái Y viện. Một 
mặt, tiếp nối truyền thống gia đình, Cung 
Đình Hiền chuyên tâm vào y thuật, tìm hiểu 
kỹ lưỡng y thư đời trước. Mặt khác, ông không 
ngừng học hỏi các danh y cùng thời để tự nâng 
cao hiểu biết, tri thức về y học của bản thân. 
Do có công trong việc chữa khỏi bệnh nan y 
cho Vương Phi, ông được tiến cử làm Thái y 
viện lại mục, được ban biển ngạch Y lâm trạng 
nguyên. Khi ông mất (thọ 93 tuổi, theo các từ 
điển Trung y) được vẽ chân dung để thờ.
Cung Đình Hiền trong điều trị nặng về 
sùng cổ nhưng không câu nệ. Ông chữa bệnh 
cho nhiều người, trở thành một danh y nổi 
tiếng được nhiều người biết đến. Cùng với quá 
trình khảo cứu thư tịch y thư cổ, từ thực tiễn 
khám chữa bệnh cho người dân Trung Quốc, 
ông đã biên soạn khá nhiều công trình y học 
hay. Tên tuổi và các tác phẩm do ông biên 
soạn đã vượt qua giới hạn lãnh thổ Trung Hoa, 
có sự ảnh hưởng nhất định tới sự hình thành 
và phát triển của nền y học cổ truyền của Việt 
Nam. Các tác phẩm của ông không chỉ được 
giới y học cổ truyền Trung Hoa thừa nhận, học 
hỏi mà còn được những lương y nước ngoài 
trong đó có Việt Nam đón nhận.
Trước tác của ông gồm:
- Dược tính ca quát tứ bách vị
- Dược tính ca
- Chủng hạnh tiên phương
- Vạn bệnh hồi xuân
- Vân Lâm thần cốc
- Phúc minh nhãn phương ngoại khoa 
thần nghiệm toàn thư
- Lỗ phủ cấm phương
- Tiểu nhi thôi nã bí chỉ
- Thọ thế bảo nguyên
- Tân san Vân lâm trạng nguyên tế thế 
toàn thư
- Y học nhập môn vạn bệnh hành yếu
- Cổ kim y giám (1589, biên soạn tiếp văn 
bản sách của cha ông)
Ngoài những tác phẩm nêu trên, Cung 
Đình Hiền còn có một số tác phẩm khác nữa 
nhưng đến nay đã bị thất lạc. 
Sự ảnh hưởng về mặt y học của Cung Đình 
Hiền đến nền Y học cổ truyền Trung Hoa và Việt 
Nam
Thông qua những tác phẩm còn lại của 
Cung Đình Hiền và nội dung y học được phản 
ánh trong tác phẩm, chúng ta có thể khẳng 
định trước tác của tác giả Dược tính ca quát tứ 
bách vị đã có sự ảnh hưởng không nhỏ về mặt 
lí luận và thực tiễn đến nền y học cổ truyền 
Trung Hoa và của nước ta từ xưa tới nay.
Từ thời nhà Minh, các học thuyết của 
Cung Đình Hiền đã được nền y học Trung 
Quốc tiếp thu, học hỏi. Tác phẩm Dược tính 
ca quát tứ bách vị của ông là một trong những 
văn bản sách cơ bản, cần thiết cho người nhập 
môn ngành y học cổ truyền. Sử dụng thể thơ tứ 
ngôn, Dược tính ca quát tứ bách vị đơn giản, 
rõ ràng, căn bản dễ hiểu. Vượt ra khỏi biên 
giới quốc gia, Dược tính ca quát tứ bách vị đã 
truyền sang nước ta. Người Việt tiếp nhận văn 
bản này, sao chép lại dùng làm tài liệu học tập 
những tri thức về y học cổ truyền.
1.2. Văn bản Dược tính ca quát
Dược tính ca quát là một trong những văn 
bản thuộc chủ đề Dược tính theo phân loại 
của Viện nghiên cứu Hán Nôm. Tiền thân của 
Dược tính ca quát kí hiệu VHv.536 và các văn 
bản cùng tên còn lại của ta chính là văn bản 
Dược tính ca quát tứ bách vị của tác giả Cung 
Đình Hiền đời Minh, người Trung Quốc. Đây 
là nhóm văn bản do người Việt chép lại từ cuốn 
166 Đ.T.T. Mai/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
Dược tính ca quát tứ bách vị của Cung Đình 
Hiền. Ngoài việc chép lại Dược tính ca quát 
tứ bách vị, các văn bản Dược tính ca quát của 
ta còn ghi chép thêm những nội dung khác nói 
về tính chất, công dụng, phương pháp chữa 
bệnh. Phần Dược tính ca quát là phần đầu tiên 
sau những phần/ mục kế tiếp khác nên được 
lấy làm tên gọi cho toàn văn bản. Theo khảo 
sát của chúng tôi, trong kho sách Hán Nôm 
của Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện đang lưu 
trữ có 6 văn bản với 6 kí hiệu khác nhau:
a. Dược tính ca quát kí hiệu Vhv.536
b. Dược tính ca quát kí hiệu VHv.518
c. Dược tính ca quát kí hiệu VHb.209
d. Dược tính ca quát kí hiệu VHv.519
g. Dược tính ca quát kí hiệu VHv.1027
h. Dược tính ca quát kí hiệu VNv.274
Trong 6 văn bản Dược tính ca quát vừa 
nêu, có 4 văn bản được viết bằng hai loại văn 
tự chữ Hán, chữ Nôm hoặc vừa Hán vừa Nôm. 
Văn bản kí hiệu VHv.536 viết bằng chữ Hán 
và văn bản kí hiệu VNv.274 viết bằng chữ 
Nôm. Để tiện cho việc phân loại và đánh giá 
các văn bản trên, chúng tôi tạm thời đưa ra các 
tiêu chí về nội dung và hình thức của văn bản:
Về nội dung: cả 6 văn bản đều là sách 
ghi chép, giới thiệu tên gọi, dược tính, công 
dụng, các phương pháp chẩn mạch trị bệnh 
của lương y xưa. Tuy nhiên, mỗi văn bản lại 
có kết cấu các mục không giống nhau. 
Về hình thức: năm văn bản (VHv.536, 
VHv.518, VHv.519, VHv.1027, VHb.209) 
đều được ghi bằng loại hình văn tự Hán, văn tự 
Nôm hoặc vừa Hán vừa Nôm. Chữ viết trong 
năm văn bản này cũng khác nhau: có bản chữ 
viết hơi thảo, tục tự nhiều, khó đọc; có bản 
chữ viết chân, rõ, dễ đọc. Có chỗ mờ, mất chữ, 
mất nét Cả 5 văn bản đều là sách chép tay, 
không đánh số trang, số lượng trang giữa các 
văn bản cũng không đồng nhất, không có tên 
tác giả, năm xuất bản. Việc sử dụng chữ Hán, 
chữ Nôm để ghi chép chứng tỏ vai trò, vị thế 
của từng loại văn bản này trong một giai đoạn 
nhất định của lịch sử văn tự dân tộc. 
Về cấu trúc: các văn bản Dược tính ca 
quát viết bằng văn tự Hán và Nôm đều là bản 
chép tay gồm nhiều mục khác nhau. Điểm 
giống nhau của các văn bản này là đều lấy tên 
phần đầu tiên Dược tính ca quát làm tên gọi 
cho toàn văn bản. Các phần còn lại, có phần 
giống nhau nhưng cũng có phần khác nhau, 
thứ tự sắp xếp cũng không giống nhau giữa 
các văn bản. Cụ thể:
 Văn bản Dược tính ca quát kí hiệu 
VHv.536 là văn bản được ghi bằng chữ Hán. 
Đây là văn bản được chép lại nguyên văn từ 
văn bản Dược tính ca quát tứ bách vị của 
Cung Đình Hiền. Đây cũng là văn bản sách 
duy nhất chỉ ghi chép một nội dung: giới thiệu 
tên gọi, dược tính công năng của gần 400 vị 
thuốc, gồm 56 trang. Về mặt dung lượng, văn 
bản này có số trang ít nhất. Chữ viết chân, rõ. 
Do vậy, Dược tính ca quát kí hiệu Vhv.536 
được coi là nguyên tác của Cung Đình Hiền, 
là bản gốc làm nền tảng để chúng tôi đối sánh 
với các văn bản cùng tên còn lại.
Văn bản Dược tính ca quát kí hiệu 
VHv.518 có 146 trang (theo quy ước của 
chúng tôi) gồm 18 phần. Trong khi đó, văn 
bản Dược tính ca quát kí hiệu VHv.519 lại có 
17 phần với 148 trang. Dưới đây là các phần 
(mục) theo thứ tự bố cục của sách Dược tính 
ca quát VHv.518 và VHv.519.
Như vậy, nhìn vào bảng thống kê trên, 
chúng ta thấy rõ phần (mục) giống và khác 
nhau của hai văn bản VHv.518 và VHv.519. 
Hai văn bản chỉ có duy nhất mục (phần) Dược 
tính ca quát là giống nhau. Phần này được đặt 
đầu tiên ở cả hai văn bản, đều là chép lại từ 
sách Dược tính ca quát tứ bách vị của Cung 
Đình Hiền. Số mục còn lại đều khác nhau 
trong cách đặt tên, phần có trong văn bản này 
lại không có trong văn bản kia và ngược lại. 
Ví dụ, mục (phần) 2 của Dược tính ca quát 
167Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
STT các 
mục trong 
văn bản
Dược tính ca quát
(kí hiệu VHv 518)
Trang
Dược tính ca quát
(kí hiệu VHv. 519)
Trang
1 Dược tính ca quát 1-50 Dược tính ca quát 1-57
2 Dược tính phú 51-54 Tăng bổ phụ chỉ nam nhị thập ngũ vị 57-61
VHv. 518 là Dược tính phú thì VHv.519 lại là 
Tăng bổ thập chỉ nam nhị thập ngũ vị,  
Văn bản Dược tính ca quát kí hiệu 
VHb.209 có tới 262 trang, gồm 20 phần:
1. Dược tính ca (từ trang 1 đến trang 54)
2. Dược tính ca quát dược phẩm phú (từ 
trang 54 đến trang 67)
3. Nghịch pháp ( từ trang 67 đến trang 72)
4. Trung hàn môn luận (từ trang 72 đến 
trang 80)
5. Luận thương hàn cập toán chứng (từ 
trang 80 đến trang 81)
6. Luận thương hàn truyền kinh chi pháp 
bất khả kinh chi  (từ trang 81 đến trang 82)
7. Luận tràng hàn hữu phủ pháp (từ trang 
82 đến trang 89)
8. Biện khả hạ bất khả hạ chứng (từ trang 
90 đến trang 104)
9. Luận mạch đại (từ trang 105đến trang 106)
10. Chư bệnh chủ dược (từ trang 106 đến 
trang 114)
11. Kiến hình sát thẩm thanh hướng chứng 
(từ trang 114 đến trang126)
12. Bệnh mạch ca (từ trang 127đến trang 129)
13. Ngũ tạng mạch bệnh chủ (từ trang 130 
đến trang 137)
14. Thương hàn môn tam tiên ca (từ trang 
138 đến trang 168)
15. Châu ngọc các ngôn hạ  (từ trang169 
đến trang 190)
16. Chư hỏa ban long giao pháp (từ trang 
190 đến trang 207)
17. Châu ngọc thiết ngôn hạ chung (từ 
trang 208 đến trang 215)
18. Châu ngọc các ngôn xuân phi (từ trang 
215 đến trang 241)
19. Tăng tổn dụng (trang 241)
20. Y nhất quan  (từ trang 248 đến 
trang 267).
3 Lôi Công bào chế pháp 55-60 Nhân thân phú 61-63
4 Thất an phú 61-71 Hàn tính phú 63-72
5 Tâm tạng phú 72 -77 Nhiệt tính phú 72-76
6 Gan tạng phú 78-80 Ôn tính phú 76-80
7 Tỳ tạng phú 81-83 Bình tính phú 80-84
8 Phế tạng phú 83-87 Lôi Công bào y quốc ngữ ca 85-92
9 Thận tạng phú 97-91 Thân thể bệnh cơ phú 92-100
10 Tiểu trường phủ luận 91-92 Luận cơ mạch quốc ngữ ca 101-104
11 Đảm phủ luận 92 Nhân thân cương lĩnh phú 105-111
12 Vị phủ luận 93 Kinh trị quốc ngữ ca 112-114
13 Đại trường phủ luận 94 Hoạt nhân chỉ chưởng phú 115-117
14 Bàng quang phủ luận 94-95 Nhân thân phú 128-129
15 Tam tiêu phủ luận 95-97 Gia truyền mạch y quốc ngữ ca 129-146
16 Định lão thiếu mạch quyết ca 98 Mạch bệnh thuận nghịch bệnh 147
17 Thần mạch thích ca 99-144 Ngũ hành tri khắc nhi 148
18
Cửu đạo mạch đồ đoạn bệnh 
pháp 144-146
168 Đ.T.T. Mai/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
So với hai văn bản trên, văn bản VHb.209 
có tới 20 mục. Bắt đầu bằng Dược tính ca 
quát giống với sự bố trí các phần mục của hai 
văn bản VHv.518 và VHv.519. Số mục còn 
lại cũng có tên mục khác với hai văn bản vừa 
nêu. Điều này có thể lí giải là cả ba văn bản 
VHv.518, 519 và VHb. 209 đều là sách ghi 
chép từ cuốn sách Dược tính ca quát tứ bách 
vị của Cung Đình Hiền, danh y đời nhà Minh 
Trung Quốc. Sau phần Dược tính ca quát, tác 
giả của văn bản Dược tính ca quát ở nước ta 
đã chép nhặt các phần khác viết về y học cổ 
truyền như tính dược, cách chẩn mạch, các 
phương pháp trị bệnh của Đông y Từ đây, 
chúng ta có cơ sở để khẳng định, Dược tính ca 
quát là cuốn cẩm nang của người thầy thuốc 
xưa, tên gọi của cuốn sách cũng lấy phần đầu 
tiên này làm đại diện cho toàn bộ văn bản. Như 
vậy, trong nhóm văn bản Dược tính ca quát 
(VHv.536, Vhv.518, VHv.519 và VHb.209) 
hiện lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, 
chúng tôi lấy văn bản Dược tính ca quát kí 
hiệu Vhv.536 làm bản gốc. Các văn bản khác 
một mặt sao chép lại Dược tính ca quát mặt 
khác lại bổ sung, ghi chép thêm nhiều các nội 
dung y học cổ truyền liên quan đến việc khám 
chữa, phòng bệnh. 
Tóm lại, thông qua giới thuyết sơ lược 
về tác giả, văn bản Dược tính ca quát, người 
đọc bước đầu có cái nhìn khái quát, đối sánh 
về nhóm văn bản này. Từ đó, có mong muốn 
khám phá văn bản để thấy được giá trị của nó 
trong việc giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm cũng 
như những tri thức y học cổ truyền ở nước ta.
2. Dược tính ca quát - tư liệu về giảng dạy 
chữ Hán, chữ Nôm và tri thức y học truyền 
thống ở nước ta
2.1. Dược tính ca quát - tư liệu về giảng dạy 
chữ Hán, chữ Nôm 
Đối với người Việt xưa, Dược tính ca quát 
là công cụ để dạy học chữ Hán. Người dạy lấy 
thư tịch này làm tư liệu để giảng dạy và người 
học coi đây là sách để học tập. Với sự đa dạng 
về mặt cấu trúc, loại hình văn tự (chữ Hán, chữ 
Nôm), phong phú về mặt nội dung, loại hình 
diễn đạt, khiến cho văn bản có sức thu hút sự 
quan tâm, tìm hiểu của người đương thời. 
Để người học có thể lĩnh hội được vốn từ 
Hán, Nôm trong lĩnh vực y học truyền thống, 
người biên soạn đã khéo léo đưa chúng vào 
các thể văn vần: ca, phú. 
Chỉ riêng với phần Dược tính ca quát, 
người học, người đọc đã học được số lượng 
chữ Hán tương đối. Sử dụng thể loại thơ chữ 
Hán trường thiên, giới thiệu gần 400 vị dược 
liệu. Mỗi vị dược liệu được thể hiện bằng bốn 
câu, mỗi câu bốn chữ. Từ vị thuốc đầu tiên là 
Nhân sâm cho tới vị thuốc cuối cùng đều dùng 
thể thơ 4 chữ để diễn tả:
Nhân sâm vị cam
 Đại bổ nguyên khí
 Chỉ khát sanh tân
 Điều vinh dưỡng vệ
Hay: Hoàng kỳ tính ôn
 Thu hãn cố biểu
 Thác thương sanh cơ
 Khí hư mạc thiểu
Như vậy, với tổng số 392 vị dược liệu sẽ 
có khoảng trên 1500 câu tương đương với 
khoảng 6000 chữ Hán. Là loại văn tự tượng 
hình, biểu ý, đơn tiết tính, mỗi chữ Hán đều có 
mặt hình thể, âm đọc và ý nghĩa riêng. Người 
học Hán tự, bao giờ cũng phải nắm bắt được 
214 bộ thủ - một bộ phận cơ bản để nhận biết, 
tra cứu chữ Hán. Ví như, khi học từ vựng trong 
văn bản Dược tính ca quát, người học cần 
phân loại dược liệu theo nguồn gốc bào chế, 
như: Loại dược liệu có nguồn gốc thảo dược 
thường có bộ mộc 木 hoặc bộ thảo 艹 trong 
cấu tạo chữ: 白术Bạch truật, 黄芪Hoàng kỳ, 
茯苓Phục linh,Quỳ hoa葵花,海藻 Hải tảo 
169Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
(rong biển) ; loại dược liệu bào chế từ động 
dược luôn gắn với những bộ thủ biểu vật như 
bộ Dương羊, bộ Trùng虫,bộ Khuyển 犬, bộ 
Ngưu牛, bộ Ngư鱼, bộ Mã马: Linh dương
羚羊, Tri thù (con nhện) 蜘蛛, Cáp lợi nhục 
(thịt con hến) 蛤蜊肉, Khuyển nhục犬肉, 
Mã nhục 马肉, Ngưu hoàng牛黄, ; loại 
dược liệu bào chế từ khoáng dược thường gắn 
với những bộ biểu về khoáng vật như Thạch, 
Kim: 硫磺Lưu huỳnh,石膏Thạch cao, 水
銀Thủy ngân, 砒霜, 黑鉛Hắc diên (duyên). 
Theo hướng đó, người học có thể lĩnh hội, 
nhận biết, học từ vựng một cách có hệ thống, 
quy luật. Đó là một trong những lợi thế cho 
người học khi tiếp cận văn bản này.
Bên cạnh việc dạy chữ Hán, Dược tính ca 
quát do người Việt biên soạn cũng là sách dạy 
chữ Nôm. Dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong 
toàn thư tịch Dược tính ca quát nhưng cũng 
là những nội dung quan trọng. Những kinh 
nghiệm khám chữa bệnh được người xưa đúc 
rút lại thành các phương pháp được trình bày 
trong các bài ca như Lôi Công bào y quốc ngữ 
ca, Luận kinh mạch quốc ngữ ca Đây là 
những phương pháp chữa bệnh có từ lâu đời và 
được phổ biến rộng rãi trong xã hội. 
Trước bày Thần Nông Hoàng đế
Nếm bách thảo làm thuốc trợ dân
Thu ca tá sử quân thần
Linh huyền nặng nhẹ, bính cân phận đồng
Mới nói phép ông Lôi Công
Thông tri thượng hạ dược trung hòa luận
 (Trích trong Lôi Công bào y quốc ngữ ca)
Hay: 
Ngồi nhàn luận ca chẩn mạch
Âm dương trần thực cho biết mới hay
Thốn khai xích tức bình này
Âm thời thuộc xích, thốn rày thuộc dương
Ai đau thời xem mạch tay
Quan bộ xích thốn cho hay người làm
Và: 
Mạch nào thuốc ấy cho thông mà dùng
Ta xem mạch tạng phủ trung.
(Trích trong Luận kinh mạch quốc ngữ ca)
Rõ ràng, việc chẩn trị bệnh của Đông y 
đều có cơ sở, nguyên tắc nhất định. Tùy thuộc 
vào triệu chứng, thể trạng của người bệnh thầy 
thuốc kê đơn thuốc phù hợp.
Từ giá trị của Dược tính ca quát, chúng tôi 
đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc 
giảng dạy chữ Hán, chữ Nôm như sau:
- Chọn lựa tài liệu học tập phù hợp với 
trình độ, mục đích nghiên cứu, học tập;
- Đưa chữ Hán, chữ Nôm vào trong các 
thể loại cụ thể (thơ, phú, lục bát) để cho việc 
lĩnh hội trở nên dễ dàng hơn;
- Lồng ghép hình ảnh bên cạnh từ vựng 
Hán, Nôm; 
- Học từ những chữ đơn giản, ít nét đến 
chữ phức tạp, nhiều nét;
- Kết hợp giữa đọc văn bản với giải mã 
văn bản từ mức độ dễ đến khó.
Nói tóm lại, có thể khẳng định việc sao 
chép, nghiên cứu, giải mã văn bản Dược tính 
ca quát là một việc làm cần thiết, bởi lẽ, văn 
bản này thật sự là tư liệu hữu ích để học tập 
Hán tự, Nôm tự vừa bổ sung tri thức khoa học 
y học cổ truyền bổ ích, lý thú.
2.2. Dược tính ca quát - tư liệu tri thức y học 
truyền thống ở nước ta.
Dược tính ca quát - thư tịch do người Việt 
ghi chép, biên soạn được coi như văn bản 
cẩm nang, văn bản sách gối đầu giường của 
người thầy thuốc, là văn bản sách nhập môn 
cho người bắt đầu học y học cổ truyền. Trong 
quá trình sử dụng, các thầy thuốc ở nước ta 
không chỉ sử dụng chữ Hán mà còn dịch ra 
tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm (văn tự 
dân tộc do ông cha sáng tạo ra) và chữ quốc 
ngữ. Từ việc nghiên cứu về giá trị của các bài 
thuốc, ông cha ta đã soạn ra các bài thuốc tính 
170 Đ.T.T. Mai/ Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
nhiệt, tính ôn, tính hàn, tính bình - 4 đặc tính 
chủ yếu của dược liệu. Qua đó, giới thiệu đến 
mọi người các phương pháp chữa bệnh để sử 
dụng các bài thuốc nói trên. Có hai phương 
pháp chủ yếu y học cổ truyền sử dụng đó là:
- Phương pháp chữa bệnh dùng thuốc dưới 
dạng: uống (sao vàng, hạ thổ sắc uống), bôi, 
ngâm, tán thành viên, dạng cao, xông
- Phương pháp chữa bệnh không dùng 
thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu.
Dược tính ca quát là văn bản sách giới 
thiệu “tính vị, công năng, chủ trị” của 400 loại 
dược liệu. Ví dụ như: nhận thức thế giới dược 
liệu đa dạng phong phú với tính dược căn bản: 
ôn, nhiệt, hàn, bình với các loại thảo dược như: 
Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo, 
Đương quy, Bạch thược, Xích thược, Mạch 
môn, Thiên môn, Hoàng liên, Hoàng Cầm, 
Hoàng bách, Ngụy tử, Liên Kiều, Tử Hồ, Tiền 
Hồ, Mộc miết (Hạt gấc), Sinh Khương
Đó là các loại động vật dùng làm dược liệu: 
Thiền thuế (Thiền thoái – xác ve), Cương tàm 
(Bạch Cương tàm), Ngô công (con rết), Bạch 
hoa xà, Tê giác, Linh dương giác, Hải cáp xác, 
Tri thù (con nhện), 
Đó còn là các loại hóa chất dùng làm dược 
liệu: Thạch cao, Long cốt (xương động vật hóa 
thạch), Lưu huỳnh, Thủy ngân, Thạch chung 
nhũ (tên gọi của loại canxi cacbon thiên nhiên 
ở dạng nhũ thạch), Dương khởi thạch.
- Các phương pháp chẩn mạch, bào chế 
thuốc: Trong Đông y, người thầy thuốc thường 
dùng phương pháp bắt mạch đoán bệnh hoặc 
thông qua những biểu hiện của cơ thể để 
nhận biết bệnh. Mỗi bệnh sẽ có một phương 
thuốc chữa trị phù hợp. Ví dụ, chứng nôn ọe, 
buồn phiền, ngủ nhiều dùng Toan táo sống, trị 
chứng mất ngủ thì sao Toan táo lên dùng, khi 
gặp chứng hư hàn dùng Gừng khô trị. 
- Sử dụng làm tài liệu học tập và giảng dạy 
về y học cổ truyền: Đối với người học y hay 
thích tìm hiểu về y học truyền thống, Dược tính 
ca quát giống như cuốn sách căn bản giới thiệu 
về tên gọi, tính dược, phương pháp sử dụng dược 
liệu. Cách dẫn giải của sách đơn giản, dùng thể 
thơ trường thiên, mỗi vị bốn câu, mỗi câu bốn 
chữ giúp cho việc lĩnh hội văn bản dễ dàng hơn.
Qua thực tiễn sử dụng rộng rãi trong nhiều 
thế kỉ, Dược tính ca quát được người đương 
thời cũng như hậu thế sử dụng là tài liệu học 
tập và giảng dạy cho người nhập môn y học 
cổ truyền. Văn bản sách này cung cấp những 
tri thức y học căn bản nhất, đơn giản dễ hiểu, 
dễ học. Ví dụ: cách nhận biết dược liệu, phân 
loại dược liệu theo nguồn gốc (thảo dược, 
động dược, khoáng dược), cách bào chế các 
loại dược liệu đơn giản trong chữa, và phòng 
bệnh: gừng (giã ra pha nước ấm uống ) có tác 
dụng tiêu hóa, trừ ho, làm ấm cơ thể, tía tô 
(dùng làm gia vị trong cháo) có tác dụng giải 
cảm, Dấp cá giã ra vắt lấy nước uống giúp hạ 
nhiệt, hay có thể nấu cháo trừ ho. 
Kết luận
Người Việt đã sao chép, lưu giữ, phổ biến 
văn bản Dược tính ca quát tứ bách vị lấy nó làm 
tài liệu để giảng dạy những kiến thức Đông y 
cơ bản cho các lương y, những người yêu thích 
Y học cổ truyền. Ngoài việc tôn trọng nguyên 
tác, giữ nguyên hình thức văn tự, thể loại diễn 
đạt khi tiếp nhận, lĩnh hội, ông cha ta đã có thay 
đổi đôi chút về thứ tự các vị dược liệu đồng 
thời bổ sung thêm phần văn bản viết bằng loại 
hình văn tự dân tộc chữ Nôm. 
Tài liệu tham khảo
Nguồn dữ liệu Hán Nôm 
Bản thảo phân loại, kí hiệu A.1203, Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm.
Bản thảo thực vật, kí hiệu A.2014, Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm.
Dược phẩm, kí hiệu VHv.1120/10, Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm.
Dược phẩm Nam danh khí vị chính trị ca quát [Nam 
dược thần hiệu], kí hiệu VNv.42, Viện Nghiên cứu 
Hán Nôm.
Dược tính ca phú tạp lục, kí hiệu VHv. 
171Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 34, Số 3 (2018) 164-171
Dược tính ca [Dược tính ca quát] 薬性歌 [薬性歌括], 
kí hiệu VHv.518. VHv.536, VHv. 209, VHb.1027.
Gia truyền mạch pháp quốc ngữ ca 家傳脉国语歌, kí 
hiệu VHv.515, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Lĩnh Nam bản thảo, kí hiệu VHv.1628, VHv.525, Viện 
Nghiên cứu Hán Nôm.
Nam dược quốc âm ca 南薬國音歌, kí hiệu VNv.293, 
VNv.195, VNb.54, VNv.97, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Nam thiên đức bảo toàn thư 南千德宝全书, kí hiệu 
A.1283/1-3, VNv.205/1-2, A.1969/1-5, Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm.
Quốc ngữ ca (Y dược) 國語歌, kí hiệu VNv.95, Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm.
Quốc ngữ mạch 国語脉, kí hiệu VNv. 228, Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm.
PHARMACOPOEIA OF TRADITIONAL CHINESE 
MEDICINE - A VALUABLE MATERIAL FOR 
TEACHING CHINESE & NOM SCRIPTS, AND 
KNOWLEDGE OF TRADITIONAL MEDICINE IN 
VIETNAM 
Dinh Thi Thanh Mai
Faculty of Linguistics, Hue University of Sciences, 77 Nguyen Hue, Hue, Vietnam
Abstract: Pharmacopoeia of traditional Chinese medicine is one of the documents in the 
pharmaceutical field classified by the Institute of Han-Nom Studies. This document has been widely 
accepted and appreciated. The readers are identified as traditional medicine practitioners, lovers 
for traditional medicine, Sino-Nom learners who want to understand traditional medicine, and 
monks who want to obtain more knowledge and experiences in disease prevention and treatment. 
Hence, while conducting a study of this book, apart from apparent values of Pharmacopoeia of 
traditional Chinese medicine, i.e. Sino-Nom scripts, we also focus on studying and evaluating this 
piece of literature, a valuable book for teaching Chinese and Nom scripts, and providing essential 
knowledge of traditional medicine in our country. 
Keywords: pharmaceutical, textbook, medicine, rich, literature

File đính kèm:

  • pdfduoc_tinh_ca_quat_cuon_sach_quy_trong_giang_day_chu_han_chu.pdf