Ðề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Trong khoảng một thập niên gần đây, Thư viện đại học Việt Nam đang
từng bước đổi mới, nhờ được quan tâm đầu tư và nhất là trước đòi hỏi của chính
quá trình đổi mới giáo dục đại học. Tuy sự đổi mới diễn ra còn chậm chạp, phân
tán và chưa đồng bộ, song đó là những tín hiệu rất đáng mừng, là tiền đề quan
trọng để đổi mới trở thành một phong trào sâu rộng, một hướng đi tất yếu để Thư
viện đại học Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin, tư liệu ngày càng
cao của xã hội, trước hết là của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chúng ta cùng nhau nhìn lại những gì một số thư viện đại học đã làm được trong
thời gian qua để đánh giá kết quả bước đầu, và quan trọng hơn, để trao đổi, đề
xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quá trình đổi mới này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ðề xuất đổi mới thư viện đại học Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 1 ÐỀ XUẤT ĐỔI MỚI THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM ÐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ TS. NGUYỄN HUY CHƯƠNG GĐ. Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQG Hà Nội Trong khoảng một thập niên gần đây, Thư viện đại học Việt Nam đang từng bước đổi mới, nhờ được quan tâm đầu tư và nhất là trước đòi hỏi của chính quá trình đổi mới giáo dục đại học. Tuy sự đổi mới diễn ra còn chậm chạp, phân tán và chưa đồng bộ, song đó là những tín hiệu rất đáng mừng, là tiền đề quan trọng để đổi mới trở thành một phong trào sâu rộng, một hướng đi tất yếu để Thư viện đại học Việt Nam phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin, tư liệu ngày càng cao của xã hội, trước hết là của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học. Chúng ta cùng nhau nhìn lại những gì một số thư viện đại học đã làm được trong thời gian qua để đánh giá kết quả bước đầu, và quan trọng hơn, để trao đổi, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quá trình đổi mới này. 1. Tổ chức lại các thư viện đại học Thư viện đại học Việt Nam, được quản lý bằng mô hình tập trung thống nhất. Mô hình quản lý này nhằm tạo ra hoạt động thống nhất của thư viện. Nó có những tác dụng tích cực và rất phù hợp với trạng thái đơn giản, nhỏ bé của thư viện, kể cả về quy mô tài liệu, nhân sự, đối tượng phục vụ và cả trình độ kỹ thuật nghiệp vụ. (Xem sơ đồ mô phỏng cấu trúc của một thư viện theo cách quản lý tập trung tại Hình 2). Mô hình tập trung thống nhất chủ yếu nhấn mạnh ý nghĩa tập trung. Toàn bộ hoạt động của thư viện phục tùng những quy chế tập trung do ban lãnh đạo đề xuất, được khách quan hóa, mọi người nhất loại chấp hành mà không được phép châm chước tới các tình huống cụ thể và năng lực cá nhân. Mô hình này đảm bảo cho thư viện tính ổn định và phục vụ được những nhu cầu vốn đã được hoạch định một cách chủ quan của cơ sở đào tạo. Trong điều kiện thư viện còn chưa phát triển đến trình độ như các nước trong khu vực, chúng ta vẫn phải áp dụng chế độ quản lý tập trung thống nhất này. Nó chưa có nhu cầu cần phải thay đổi. Tuy nhiên việc thí điểm các phương pháp quản lý mới cũng cần phải được nghiên cứu và thực hiện dần dần. Trước hết là mô hình nhóm đội, khái niệm thường được dùng trong hoạt động thư viện đại học Mỹ hiện đại. Mô hình này không phải là mô hình hoàn toàn đối lập với mô hình tập trung thống nhất, mà đúng hơn, nó bổ sung và phát triển mô hình trên theo ý nghĩa tận dụng những năng lực cá nhân và phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể. Có thể hiểu mô hình này là vừa tập trung, vừa phân quyền. Nó có tính chất tập trung ở chỗ, vẫn phải nhằm vào việc thực hiện ý đồ chiến lược của lãnh đạo, đó là phải hoàn thành những nhiệm vụ phục vụ học tập và nghiên cứu của nhà trường. Nhưng nó đồng thời có tính chất phân quyền ở chỗ, các bộ phận chỉ nhận những nhiệm vụ như kiểu cả gói. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, nhóm, đội, bộ phận phải tự mình tìm ra cách thức tốt Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 2 nhất để thực hiện nhiệm vụ. Với các cung cách do họ tự tìm ra, công việc sẽ được hoàn thành tốt hơn, và quan trọng là phù hợp hơn, chứ không phải bị gò bó ở các chuẩn mực mà cấp trên ra lệnh, không tính tới các điều kiện cụ thể của từng bộ phận. Ưu điểm của phương pháp quản lý theo mô hình nhóm đội là ở chỗ nó luôn luôn là môt hệ thống mở, phù hợp một cách uyển chuyển với những thay đổi của nhiệm vụ và đối tượng phục vụ mà tới đây sự thay đổi của nền giáo dục Ðại học Việt Nam sẽ đem lại. Hình 2: mô hình thư viện quản lý tập trung Một vấn đề quan trọng khác thuộc lĩnh vực quản lý là vai trò của thư viện trong trường đại học. Có lẽ phải coi đây là bước mở đường đột phá. Cần phải chấm dứt tình trạng coi thư viện chỉ là một bộ phận ghép của một đơn vị trực thuộc Ban giám hiệu. Tình trạng này làm cho công tác thư viện trong trường bị coi là một công tác phụ, thậm chí là không đáng kể. Thư viện cần phải trở thành một bộ phận trực thuộc Ban BGD Bộ phận xử lý nghiệp vụ Hệ thống phục vụ bạn đoc P. Bổ sung P. Phân loại Biên mục P. Thông tin Thư mục P. Máy tính & Mạng P. Mượn P. Ðọc Tổng hợp P. Ðọc Báo Tạp chí P. Ðọc Báo Tạp chí P. Ðọc Chuyên đề P. Ða phương tiện P. Internet Mượn Tham khảo Mượn Giáo trình Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 3 giám hiệu, với nhiệm vụ được nhấn mạnh là một trong những nhân tố hợp thành quá trình đào tạo và nghiên cứu, tức là có tư cách một đơn vị khoa học. Cần phải nhấn mạnh rằng, chừng nào mà hoạt động đào tạo vẫn chưa coi công việc nắm chắc các nguồn thông tin, khai thác nó và sử dụng nó như những khâu tất yếu trong quá trình hình thành tri thức cho sinh viên, thì đào tạo đại học vẫn không khác gì đào tạo phổ thông. Thư viện cần phải được tách ra thành một bộ phận riêng với nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu rõ ràng. Nó đảm nhiệm việc dạy cho sinh viên cách nhận biết những nguồn thông tin hữu ích, cách khai thác và sử dụng chúng để tạo nên tri thức cho bản thân mình, cách sử dụng chúng như những thành tố đóng góp vào sự thành công của một đề tài nghiên cứu khoa học 2. Thành lập Liên hiệp Thư viện Đại học Việt Nam, thực hiện liên thông thư viện và chia sẻ nguồn lực thông tin Nói đến vấn đề quản lý thư viện đại học, tất nhiên sẽ phải nói tới việc liên thông đại học, vì đó là sự phát triển tự nhiên của thư viện trong thời đại bùng nổ thông tin. Ngay cả ở lĩnh vực này, chúng ta cũng là những người chậm chân. Mãi đến năm 1986, với sự tích cực cao độ của một số nhà khoa học đầu ngành cùng sự quan tâm của Bộ Giáo dục và Ðào tạo (lúc đó là Bộ Ðại học và Trung học chuyên nghiệp) các Liên hiệp Thư viện Ðại học Khu vực mới được hình thành. Ðến cuối những năm 90, hoạt động liên thông mới được củng cố và phát triển trở lại sau hơn một thập kỷ các Liên hiệp Thư viện Ðại học Khu vực hoạt động cầm chừng và có xu hướng rã đám. Chắc chắn rằng việc liên thông các thư viện đại học với nhau sẽ là một quá trình không thể lùi lại. Các kinh nghiệm được rút ra từ việc nghiên cứu lịch sử thư viện đại học của nước phát triển cũng chứng tỏ rằng liên thông là một tất yếu, khi mà nền giáo dục đại học có đầy đủ các tính chất hiện đại của nó. Nhưng cũng cần phải nhấn mạnh tới vai trò của các tổ chức liên hiệp thư viện trong quá trình phát triển thư viện đại học hiện đại. Tổ chức Hiệp hội thư viện đại học là những chủ thể tích cực, không chỉ tạo ra cơ sở xã hội mà còn góp phần quan trọng tác động tới Nhà nước, để Nhà nước phải tập trung nhiều công của hơn cho sự nghiệp phát triển thư viện. Những tổ chức có tính chất toàn quốc như vậy của ngành thư viện chưa có ở Việt Nam. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, thực hiện liên thông và chia sẻ nguồn lực thông tin như sau: - Một mặt, củng cố, hoàn thiện các hệ thống thư viện ngành. Trước mắt, tập trung củng cố hệ thống thư viện công cộng, đứng đầu là thư viện Quốc gia Việt Nam. Trong phạm vi hẹp hơn: các khu vực như cụm các tỉnh miền núi phía Bắc, cụm các tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ, cụm các tỉnh Bắc Trung bộ... cần được liên kết chặt chẽ hơn làm cơ sở cho sự phối hợp chung. Tương tự như vậy, từ các Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc và Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Nam - là đầu mối cho 2 khu vực lớn, cần thực hiện việc sáp nhập thành một Liên hiệp thư viện đại học thống nhất toàn quốc và làm cho nó trở thành một tổ chức có thực lực và có thực quyền. Mặt khác, cần hình thành các tổ hợp theo khu vực địa lý, không phân biệt thư viện đó thuộc hệ thống nào. Như vậy sẽ rất thuận lợi cho việc tổ chức triển khai, quản lý mạng (vật lý). Trên cơ sở các hệ thống thư viện Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 4 ngành, các cụm tổ hợp thư viện theo địa dư đã hoàn chỉnh, từng bước xúc tiến tiến thành lập Hội thư viện Việt Nam. - Hoàn thiện việc thiết lập mạng cục bộ tại từng cơ sở thư viện và trung tâm thông tin. Kết nối mạng giữa các thư viện trong cùng một hệ thống và giữa các hệ thống trong phạm vi từng tỉnh thành, từng khu vực (bắc, trung, nam) và toàn quốc - Xây dựng một số CSDL dùng chung không chỉ cho các thư viện và trung tâm thông tin mà có thể phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức khác. - Ðào tạo, huấn luyện cán bộ về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến tổ chức, xử lý, phân phối, chia sẻ nguồn lực thông tin cũng như các nguyên tắc, quy trình, thủ tục tiến hành hoạt động phối hợp này. 3. Tăng cường đầu tư của Nhà nước và thực hiện xã hội hóa Thư viện Đại học Vào những năm cuối của thế kỷ trước, một số trường đại học đã quan tâm đầu tư cho phát triển thư viện từ nguồn vốn ngân sách và một số dự án hợp tác với nước ngoài song còn lẻ tẻ và quy mô nhỏ bé. Sang đầu thế kỷ mới, nguồn vốn vay từ ngân hàng thế giới cho dự án giáo dục đại học đã thực sự đem lại sự khởi sắc mạnh mẽ cho hệ thống thư viện đại học. Hơn 20 thư viện đại học từ Bắc chí Nam đã được đầu tư lớn với số kinh phí tăng dần từ 500.000 đô la Mỹ (QIC A), 750.000 (QIC B) và hơn 3 triệu đô la Mỹ (QIC C). Ngoài ra, một số trường được sử dụng nguồn vốn ngân sách rất lớn (Ðại học Bách khoa Hà Nội 200 tỷ đồng Việt Nam) hoặc các dự án tài trợ nước ngoài (Ðại học Thủy Lợi, Ðại học Hàng Hải). Ðặc biệt, từ quỹ của tổ chức Atlantic Philanthrophie (Mỹ) 4 trung tâm học liệu lớn được xây dựng tại Ðại học Ðà Nẵng, Ðại học Huế, Ðại học Cần Thơ và Ðại học Thái Nguyên với tổng chi phí từ 5 đến 10 triệu đô la Mỹ cho mỗi trường. Có thể nói bộ mặt của thư viện đại học Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng trong vòng 10 năm qua. Nhiều toà nhà dành riêng cho thư viện được xây mới theo đúng thiết kế đặc thù và tiêu chuẩn quốc tế. Kho tài liệu (kể cả tài liệu in ấn và tài liệu số hoá) phát triển rất nhanh với chất lượng khá cao. Trang thiết bị thư viện chuyên dụng và hệ thống mạng máy tính hiện đại được lắp đặt. Trình độ năng lực của cán bộ thư viện được nâng cao. Ðiều quan trọng hơn là công tác tổ chức, quản lý và phục vụ thông tin thư viện đã đổi mới theo các quy chuẩn tiên tiến trên cơ sở một phần mềm quản trị thư viện tích hợp. Ðây thực sự là một mốc lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của thư viện đại học Việt Nam. Ðiều này đã thể hiện sự thay đổi to lớn trong cách nhìn nhận về vai trò của thư viện đại học và quan tâm đầu tư cho thư viện đại học của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên nếu tính số thư viện đại học được hưởng đầu tư (khoảng 30 trên tổng số 230 thư viện đại học và cao đẳng trong cả nước) thì tỷ lệ này là quá nhỏ. Hơn nữa những khoản kinh phí lớn này cũng chỉ thực hiện được nhiệm vụ là xây dựng, hình thành được một số thư viện tiên tiến, hiện đại. Vấn đề quan trọng là cần duy trì hoạt động thường xuyên và tiếp tục nâng cấp trong tương lai. Bài toán khó này thực sự chưa có lời giải. Chỉ một việc nhỏ như cần chi trả tiền điện cho hai trung tâm học liệu tại Ðại học Ðà Nẵng (khoảng 1 tỷ đồng/năm) sau khi dự án kết thúc đã là một gánh nặng quá sức nếu phải sử dụng nguồn ngân sách nhà nước. Hoặc khi hết dự án ai sẽ trả tiền hàng năm để tiếp tục mua sách, báo, tạp chí nước ngoài (khoảng 4 tỷ/năm)? Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 5 Nguồn kinh phí nào để thay thế hàng trăm máy tính và các máy chủ mạnh của thư viện sau 5 đến 6 năm sử dụng? Chắc chắn nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư để duy trì và phát triển hệ thống thư viện đại học vì không thể quay lại thời kỳ thủ công, lạc hậu và kém hiệu quả trong việc tìm kiếm và sử dụng thông tin thư viện như trước đây. Tất nhiên, nhà nước không thể (và cũng không nên) bao cấp hoàn toàn cho hoạt động thư viện đại học. Nhiệm vụ này phải được các tổ chức kinh tế - xã hội và toàn dân, trước tiên là những người đi học và làm việc trong trường cùng gánh vác. Không có một cách giải quyết nào khác. Đây cũng là yêu cầu của việc xã hội hoá giáo dục. Nhà trường và thư viện phải tìm biện pháp để tạo nguồn thu từ những hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ của mình. Thực ra, nếu tổ chức tốt, thư viện không khó thu tiền từ các sản phẩm và dịch vụ thông tin nâng cao của mình. Ðiều quan trọng là cần xác định đối tượng nào, loại dịch vụ gì thì phải trả tiền hay không phải trả tiền. Ví dụ: Các dịch vụ và sản phẩm thông tin thông thường thì sử dụng tự do, còn các dịch vụ thông tin nâng cao (phục vụ thông tin chọn lọc, phục vụ thông tin theo yêu cầu riêng, phục vụ thông tin bậc 2, bậc 3) thì phải trả phí. Thực tế, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động học thuật khác đều có phần kinh phí được cấp dành cho việc tìm kiếm, thu thập thông tin, tư liệu. Song ở Việt Nam, các nhà khoa học chưa có thói quen trả tiền cho việc cung cấp thông tin. Họ coi đó như của Trời tự nhiên mà có. Tạo nên nhận thức sai trong đó cũng có phần trách nhiệm của các thư viện, bởi vì chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ thông tin cho đến nay cũng rất thấp nên thông tin chưa trở thành hữu hiệu. Trong tương lai gần, với các thế mạnh về nguồn lực thông tin phong phú, đội ngũ cán bộ tinh thông nghề nghiệp và máy móc thiết bị hiện đại, thư viện đại học hoàn toàn có thể bán các sản phẩm thông tin của mình cho các tổ chức nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và các đối tượng có nhu cầu ngoài xã hội. Giải pháp này cần phải trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các thư viện đại học ở Việt Nam. 4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện đại học ở Việt Nam hiện còn chưa được đồng đều trong toàn quốc do những khó khăn về tài chính, nhân sự, cũng như sự tồn tại song hành của những mảng công tác truyền thống không thể tin học hóa được. Do sự phát triển rất nhanh chóng của công nghệ thông tin, thư viện đại học Việt Nam không bắt buộc phải trải qua những lộ trình mà một số nước tiên tiến đã đi, mà có thể bắt nhập ngay vào những thành tựu mới nhất, đó là lợi thế. Song thư viên đại học Việt Nam có những điểm yếu. Ðó là: về tài chính, thư viện đại học Việt Nam rất khó tìm được những nguồn kinh phí to lớn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đủ trình độ hòa vào những dòng thác thông tin vốn đã đồ sộ lại ngày càng phát triển mạnh trên thế giới. Tiếp đó, cứ giả sử là có được một cơ sở kỹ thuật như thế chăng nữa, thì khó có đủ số lượng chuyên gia có trình độ cao để điều hành cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Cuối cùng, khi cả hai nhân tố ở trên giả sử là đã có đủ, thì động lực nào để cho giáo viên, sinh viên, học viên cao học và các nghiên cứu sinh đến thư Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 6 viện sử dụng cho khỏi lãng phí tất cả những gì mà hệ thống thư viện đại học sẵn có, khi mà nền giáo dục đại học của ta vẫn còn chưa cách tân một cách triệt để. Với tình trạng này, nếu có dựng lên một kế hoạch phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện thì việc triển khai thực tế cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy ... n chuyển sang tin học hoá. Nhiều Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 7 hoạt động được thực hiện thủ công, bằng tay, xen lẫn các công việc được máy tính hỗ trợ. Tài liệu in ấn trong kho lần lượt được số hoá kết hợp với tổ chức xây dựng và mua tài liệu dạng điện tử. Dù sao việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện ngày càng sâu rộng đang là xu thế tất yếu. Trong rất nhiều khó khăn, chính tính ưu việt của công nghệ thông tin, một loại hình công nghệ có khả năng phát triển nhanh và giành ưu thế chủ yếu cho hoạt động chất xám sẽ tạo nhiều điều kiện để tránh được lối đầu tư dàn trải và tích lũy nội lực để tạo ra các bước phát triển đột biến trong một thời gian dài. 5. Chuẩn hóa nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện, thực hiện chuẩn hoá (trước tiên và quan trọng nhất là chuẩn hoá nghiệp vụ) và hội nhập, toàn hệ thống thư viện đại học đã có nhiều hoạt động tích cực. Từ khá sớm, Thư viện Cao học tại Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã mở được nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ. Tiếp đó, Liên hiệp Thư viện Đại học Khu vực Phía Nam cũng đã tổ chức nhiều hội thảo về Liên thông thư viện, Chuẩn hóa nghiệp vụ, Thư viện điện tử, Vai trò thư viện đại học, Những cuộc hội thảo này đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ, tạo dựng được mối gắn kết giữa các thư viện đại học ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, góp phần thay đổi nhận thức, trình độ, năng lực của cán bộ thư viện đại học cũng như cách nhìn nhận của xã hội về vai trò của thư viện đối với sự nghiệp giáo dục. Hướng tới chuẩn hoá và hội nhập, Liên hiệp thư viện đại học Khu vực Phía Bắc đã chú trọng bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ các thư viện thành viên; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề Liên hiệp cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nghiệp vụ như tham quan, học tập kinh nghiệm, khảo sát một số thư viện đại học trong và ngoài nước Có thể nói, sau một thời gian hoạt động, nâng cấp, phát triển mang yếu tố cục bộ, tự phát, gần đây, các hệ thống thông tin - thư viện Việt Nam đã ý thức đầy đủ hơn về việc nghiên cứu, xây dựng chuẩn chung để áp dụng trong toàn bộ chu trình công tác, đặc biệt trong nghiệp vụ xử lý tài liệu. Yếu tố chuẩn này đòi hỏi cao hơn phạm vi quốc gia. Nhu cầu được mở rộng khai thác thông tin, tư liệu bên ngoài của bạn đọc khiến các thư viện phải tìm đến các chuẩn quốc tế. Chính sách mở cửa, hợp tác trao đổi thông tin tạo điều kiện cho nhiều cán bộ thông tin, thư viện trong nước được tiếp cận với các quy chuẩn thư viện hiện đại nước ngoài, cũng như nhiều giáo sư, chuyên gia nước ngoài tới giảng dạy, tập huấn về chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện Việt Nam. Thậm chí, một số dự án hiện đại hoá thư viện do nước ngoài tài trợ, đầu tư hoặc cho vay còn được tư vấn về chuẩn nghiệp vụ từ các hội thảo quốc tế hoặc đi học tập trung dài hạn ở các nước tiên tiến. Trên cơ sở đó, một số thư viện lớn, đầu ngành của Việt Nam đã có dịp trao đổi, thảo luận cùng các chuyên gia nước ngoài và đã xây dựng được chuẩn cơ bản cho thư viện Việt Nam về biên mục, bảng phân loại, cấu trúc cơ sở dữ liệu và những tiêu chuẩn chính cho lựa chọn phần mềm quản trị thư viện. Có thể nói, cho đến nay, chuẩn thư viện Việt Nam đã được định hướng, đảm bảo tính tương thích, phù hợp cao với quốc tế. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 8 Mặc dù đã có nhiều cố gắng tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm xây dựng, thống nhất một số chuẩn nghiệp vụ chính và nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ thư viện đại học, song có thể nói kết quả đạt được cho đến nay còn rất nhỏ bé. Ðặc biệt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ - được coi là chìa khoá, là giải pháp số 1- vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn. Ðây là nhiệm vụ chiến lược song lại mang tính đột phá, cần sự nỗ lực rất cao và thực hiện một cách bền bỉ, lâu dài. Hiện tại, đội ngũ này thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu cho các bước phát triển tới. Qua số liệu thống kê tại các thư viện đại học, tỷ lệ cán bộ được đào tạo chính quy thư viện không quá 30%. Ngay cả đối với số cán bộ thư viện được đào tạo đúng ngành nghề, vấn đề cũng không đơn giản. Do đặc điểm gắn chặt với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, nghiệp vụ thư viện đổi mới rất nhanh chóng. Một số phương pháp tổ chức, quản trị và xử lý thông tin thư viện có thể trở thành lạc hậu chỉ sau khi ra đời chưa đầy một thập niên. Trong điều kiện khả năng cập nhật, đổi mới kiến thức chuyên môn và tay nghề khá chậm chạp tại Việt Nam, thậm chí ngay tại các cơ sở đào tạo cán bộ thư viện, khó khăn này càng trở nên trầm trọng. Vai trò của cán bộ thư viện trong toàn bộ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học chưa được đề cao, không chỉ vì trình độ hạn chế của họ, mà chủ yếu vì phương pháp đào tạo còn nhiều bất cập. Vấn đề đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cũng như tin học và ngoại ngữ cho cán bộ thư viện là vấn đề cấp thiết của các cơ quan thông tin thư viện, bởi lẽ, ngoài các yêu cầu mang tính truyền thống đối với cán bộ thông tin - thư viện là phải có tri thức khoa học, có chuyên môn cao, có khả năng nắm bắt các nguồn thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, trong thời đại ngày nay, người cán bộ thư viện còn cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau: - Có kiến thức về công nghệ thông tin và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật hiện đại của thư viện. - Biết định hướng đúng các nguồn thông tin trên thế giới đồng thời phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin nhằm hướng dẫn, tư vấn thông tin cho người đọc, người dùng tin. - Thông thạo ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, vì hiện nay các sản phẩm thông tin khai thác trên mạng phần lớn đều sử dụng bằng tiếng Anh. - Biết tổ chức, quản lý thư viện và giải quyết những vấn đề về kinh tế và công nghệ của hoạt động thư viện. 6 Xây dựng thư viện hạt nhân Tình trạng thư viện đại học Việt Nam đang ở trong một vòng xoáy của những khó khăn, khó khăn này liên đới với khó khăn kia, níu kéo lẫn nhau, triệt tiêu những khả năng thoát khỏi khó khăn của nhau, đến mức gần như chúng ta không biết bắt đầu tự khâu nào để có thể phát triển ngành thư viện ở Việt Nam trước những đòi hỏi rất cấp bách của thời đại. Tuy nhiên, dù muốn hay không, trong quá trình hội nhập không thể đảo ngược được của Việt Nam vào đời sống quốc tế, nền giáo dục đại học Việt Nam nói chung và thư viện đại học Việt Nam nhất định phải đạt tới trình độ hiện đại hóa. Như vậy Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 9 cũng có nghĩa là thư viện đại học Việt Nam nhất định phải tìm ra cho được một lộ trình hay một phương thức khả thi, chuẩn bị và từng bước tiến vào sự hòa nhập nói trên. Những trăn trở này đã đưa chúng tôi tới một kiến nghị về xây dựng thư viện hạt nhân, đầu mối mà theo chúng tôi có lẽ là phương án khả thi và hợp lý, khi mà giải pháp phát triển tổng thể cho toàn bộ hệ thống thư viện đại học Việt Nam không có đủ khả năng về điều kiện vật chất, lực lượng nhân sự và động lực xã hội để có thể thực hiện được cùng một lúc. Ý tưởng của chúng tôi là tập trung đào tạo cán bộ và xây dựng một vài Trung tâm thông tin - thư viện đại học năng động, luôn luôn biến đổi, mang đầy đủ những phẩm chất, thành tố, năng lực hiện đại, và quan trọng hơn cả là luôn luôn bắt nhịp với trình độ thư viện đại học tiên tiến ít nhất là trong khu vực. Trung tâm này có vai trò như một mô gốc (hay tế bào gốc) trong công nghệ sinh học. Và nó chỉ có ý nghĩa thực tiễn nếu mang những đặc tính sau đây: Thứ nhất, đó là một cơ sở công nghệ hiện đại, theo cả ý nghĩa kỹ thuật, trang thiết bị và theo cả ý nghĩa nghiệp vụ chuyên môn. Hơn nữa, lúc nào nó cũng phải duy trì được vị thế đó, có nghĩa là công nghệ và nghiệp vụ của nó luôn luôn phải đổi mới và chuẩn để lúc nào cũng có tư cách hàng đầu ở Việt Nam và tiên tiến trong khu vực Thứ hai, cán bộ của Trung tâm này là những người được đào tạo cơ bản, có năng lực và nhiệt tình. Nhưng khâu mấu chốt lại là ở chỗ, giống như công nghệ luôn luôn được thay đổi để giữ vai trò hiện đại nhất, các nhân viên này cũng luôn luôn phải được đào tạo lại ở những cơ sở đào tạo tiên tiến nhất trên thế giới. Ðây thực ra cũng là việc làm không thể thiếu để duy trì tư cách dẫn đầu của trung tâm. Nếu ý đồ này được thực hiện, thì những lợi ích mà nó mang lại sẽ có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với tương lai phát triển và hòa nhập của thư viện đại học Việt Nam. Trước hết, nó là chiếc cầu nối hiện thực của thư viện đại học Việt Nam với thế giới thư viện đại học toàn cầu. Trong quá trình hoạt động của một trung tâm như vậy, chúng ta luôn luôn tồn tại thực sự trong những dòng thác thông tin ngày càng khổng lồ trên thế giới, và những thành công hay thất bại của những nơi khác luôn được nhận thức để áp dụng hay né tránh, và không bao giờ bị bỡ ngỡ trong những bước hòa nhập vào đời sống thế giới. Với vị thế của mình, Trung tâm sẽ là kiểu mẫu cho tất cả các thư viện đại học trong nước phấn đấu để đạt tới mỗi khi có đủ điều kiện. Các cán bộ của Trung tâm, do thường xuyên được cập nhật kiến thức mới sẽ là những giáo viên tốt cho tất cả các thư viện đại học khác. Với trình độ công nghệ hiện nay, họ có thể mở các lớp giáo dục từ xa cho cán bộ thư viện đại học ở khắp nơi. Thực tiễn hoạt động của Trung tâm sẽ đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các bước phát triển của hệ thống thư viện đại học Việt Nam, có thể tránh được những công đoạn đã lạc hậu, tiết kiệm đầu tư. Khi đến một bước phát triển xác định, các hoạt động của trung tâm sẽ được nhân rộng ra dần, tùy theo năng lực phát triển của từng thư viện đại học cụ thể. Cái gì cần, cái gì không, khâu nào cần ưu tiên, khâu nào cần đổi mới khi hiện đại hóa một thư viện sẽ có những câu trả lời có sức thuyết phục hơn, chính xác hơn, và do đó mà cũng đỡ lãng phí hơn. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 10 KẾT LUẬN Rõ ràng là trong tương lai không xa, thư viện đại học Việt Nam sẽ hiện đại. Nhưng nó cũng chỉ có thể được hiện đại hóa khi vấn đề này không còn chỉ là yêu cầu chủ quan, mà là một đòi hỏi khách quan. Việc nhận thức vai trò của công tác thư viện trong toàn bộ công nghệ giáo dục đại học là rất cần thiết để chuẩn bị cho sự phát triển thư viện đại học trong thời gian tới. Vai trò đó thậm chí còn vượt qua cả những mức độ mà ngày nay thư viện còn chưa dám mơ ước. Ðó là vai trò người quản lý tri thức. Xưa nay, theo một lối hiểu đơn giản, nghề thư viện chỉ là nghề giữ sách, bổ sung sách, giới thiệu sách, cho mượn sách và đòi lại sách. Nhưng qua kinh nghiệm của thư viện đại học Mỹ, chúng ta có thể đoan chắc rằng, khi thư viện phát triển và đạt tới trình độ cao, với các điều kiện xã hội và giáo dục hiện đại làm cơ sở, vai trò của người cán bộ thư viện không những không giảm đi, trái lại càng khó khăn và cần thiết hơn hơn. Một quy luật có vẻ mâu thuẫn, nhưng lại có thật đang diễn ra ở nhiều thư viện đại học hiện đại, đó là khi khối lượng thông tin tăng lên hàng ngày và với quy mô khổng lồ, tài nguyên thông tin ngày càng phong phú, thì việc chọn lựa, xử lý và sử dụng thông tin lại càng trở nên khó khăn. Giữa vô vàn những thông tin thuộc cùng một chủng loại, người dùng tin khó mà lựa chọn thông tin nào là hữu ích nhất, cần thiết nhất cho mình. Xã hội giáo dục khi đó rất cần một cơ quan không chỉ lưu giữ mà chủ yếu là sắp xếp, phân tích, và đánh giá. Không chỉ nắm bắt một thông tin nào đó thuộc vào hình loại nào, mà cơ bản là nắm bắt được giá trị của thông tin đó, nó cần cho sự phát triển của khoa học đến đâu, và những chuyên gia thuộc các lĩnh vực nào cần đến nó. Một người hiểu được bấy nhiêu điều, làm chủ được thông tin đến một trình độ như thế chắc chắn phải có một trình độ hiểu biết về khoa học (Sciencopologic) rất cao. Nói rộng hơn, nhiệm vụ trọng tâm của khoa học quản lý hiện đại ngày càng là công việc quản lý tri thức, và trong một tương lai không xa, quản lý tri thức chắc chắn sẽ phát triển thành một khoa học hàng đầu của toàn bộ các ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội. Chúng ta không đòi hỏi ngày một ngày hai phải có những cán bộ thư viện đủ trình độ như vậy. Tuy nhiên, sự chuẩn bị không bao giờ thừa. Trước mắt, nếu thực hiện được những mục tiêu đã được đề ra thì chúng ta cũng đã đạt được những cơ sở rất căn bản cho việc hiện đại hóa thư viện đại học Việt Nam trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Khoa học và Công nghệ. Khoa học và công nghệ Việt Nam 2004, Hà Nội, 2005 2. Nguyễn Huy Chương. "Thư viện đại học Việt Nam: Hiện trạng và xu hướng phát triển", Tạp chí Ðại học và Giáo dục Chuyên nghiệp (11), 1998, tr. 42 - 44. Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 11 3. Nguyễn Huy Chương. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thông tin - thư viện đại học Mỹ và định hướng vận dụng một số kinh nghiệm vào thư viện đại học Việt Nam, Luận ỏn Tiến sĩ Sử học, Trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005 4. Nguyễn Huy Chương. "Thư viện Ðại học Mỹ - một số cải cách chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo", Tạp chí Khoa học- Khoa học Xã hội t.XV (4), 1999, tr. 1-6. 5. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh. Quản lý thư viện và trung tâm thông tin, Trường Ðại học Văn hoá Hà Nội, Hà Nội, 2002 6. Nguyễn Minh Hiệp. Sổ tay quản lý thông tin thư viện, Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, 2002 7. Nguyễn Hữu Hùng. Thông tin: từ lý luận đến thực tiễn, Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2005 8. Liên hiệp Thư viện Ðại học Khu vực Phía Bắc Phương hướng hoạt động của Liên hiệp nhiệm kỳ 2006-2008 9. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia. Khoa học và công nghệ thế giới: Thách thức và vận hội mới, Hà Nội, 2005 10. Trần Mạnh Tuấn . "Một số vấn đề đổi mới hoạt động thông tin-thư viện đại học", Thông tin Khoa học xã hội (6), 2004, tr. 5-10. Tài liệu Tiếng Anh 11. Budd John. The Academic Library, Libraries Unlimited, Inc., Colorado, 1998 12. Dougherty Richard M. "Planning for new library future" libraries 13. Forest James, Kinser Kevin. Higher Education in the United State: an Encyclopedia, ABC-CLIO, New York, 2002 14. Information Literacy and Academic Libraries 15. Nguyen Huy Chuong. Possibilities and Solutions for Information Resource Sharing in Vietnam, Proceding of Harvard - Yenching Programs Workshop The Role of Library Resources and Services in Higher Education in Vietnam during the Next Ten Years, Hanoi, 2004 16. Nguyen Huy Chuong. The Status of Library Quality Assurance in the Library and Information Center (LIC), Vietnam National University (VNU). Paper at the 2nd AUNILO Meeting, Penang, Malaixia, 2005 17. Peter Brophy. The Library in the 21st Century, LA., London, 2005 18. Standards & Guidelines for Academic Libraries
File đính kèm:
- e_xuat_doi_moi_thu_vien_dai_hoc_viet_nam_dap_ung_yeu_cau_hoi.pdf