El Nino 2015/2016 và tác động đối với Việt Nam

Tóm tắt: Bài báo phân • ch quá trình hình thành El Nino 2015-2016 trên khu vực trung tâm xích

đạo Thái Bình Dương, sự biến động của hoàn lưu khí quyển và dị thường thời ' ết, chủ yếu trên khu

vực Châu Á - Thái Bình Dương và ở Việt Nam qua các đặc trưng khí quyển và biển. Kết quả cho thấy,

El Nino 2015-2016 có cường độ rất mạnh, khi chỉ số ONI lớn nhất đạt +2,3oC, chỉ kém sự kiện El Nino

1997-1998 là 0,2oC, nhưng có thời gian kéo dài kỷ lục. Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở tất cả các vùng

của Việt Nam đều cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), phổ biến từ 1,0-1,5oC. Tuy nhiên, vào thời

gian cực đại của El Nino, tháng 01/2016, áp cao lục địa Châu Á phát triển mạnh nhất với trị số khí áp

mặt đất ở vùng trung tâm đạt 1079 mb, cao hơn trung bình nhiều năm 44 mb, không khí lạnh bạo

phát từ áp cao làm nhiệt độ hạ thấp kỷ lục ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ở Việt

Nam, những trị số nhiệt độ thấp nhất trong chu trình El Nino cũng xảy ra vào tháng này do ảnh hưởng

của không khí lạnh, phổ biến dưới 5oC ở Bắc Bộ, trong đó một số nơi dưới 0oC như Mẫu Sơn (-5oC), Sa

Pa (-4,2oC), Năm 2015, nước ta chỉ bị ảnh hưởng trực ' ếp của 2 cơn bão, ít hơn TBNN 5 cơn. Lượng

mưa năm ở hầu hết các vùng đều thấp hơn TBNN, gây ra hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng, nhất

là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, làm tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, đặc biệt là

Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống ở nhiều vùng của nước ta.

pdf 7 trang yennguyen 9140
Bạn đang xem tài liệu "El Nino 2015/2016 và tác động đối với Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: El Nino 2015/2016 và tác động đối với Việt Nam

El Nino 2015/2016 và tác động đối với Việt Nam
29
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
EL NINO 2015/2016 VÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Nguyễn Đức Ngữ
Trung tâm Khoa học, Công nghệ Khí tượng, Thủy văn và Môi trường
Tóm tắt: Bài báo phân  ch quá trình hình thành El Nino 2015-2016 trên khu vực trung tâm xích 
đạo Thái Bình Dương, sự biến động của hoàn lưu khí quyển và dị thường thời ' ết, chủ yếu trên khu 
vực Châu Á - Thái Bình Dương và ở Việt Nam qua các đặc trưng khí quyển và biển. Kết quả cho thấy, 
El Nino 2015-2016 có cường độ rất mạnh, khi chỉ số ONI lớn nhất đạt +2,3oC, chỉ kém sự kiện El Nino 
1997-1998 là 0,2oC, nhưng có thời gian kéo dài kỷ lục. Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở tất cả các vùng 
của Việt Nam đều cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), phổ biến từ 1,0-1,5oC. Tuy nhiên, vào thời 
gian cực đại của El Nino, tháng 01/2016, áp cao lục địa Châu Á phát triển mạnh nhất với trị số khí áp 
mặt đất ở vùng trung tâm đạt 1079 mb, cao hơn trung bình nhiều năm 44 mb, không khí lạnh bạo 
phát từ áp cao làm nhiệt độ hạ thấp kỷ lục ở khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ở Việt 
Nam, những trị số nhiệt độ thấp nhất trong chu trình El Nino cũng xảy ra vào tháng này do ảnh hưởng 
của không khí lạnh, phổ biến dưới 5oC ở Bắc Bộ, trong đó một số nơi dưới 0oC như Mẫu Sơn (-5oC), Sa 
Pa (-4,2oC), Năm 2015, nước ta chỉ bị ảnh hưởng trực ' ếp của 2 cơn bão, ít hơn TBNN 5 cơn. Lượng 
mưa năm ở hầu hết các vùng đều thấp hơn TBNN, gây ra hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng, nhất 
là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, làm tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, đặc biệt là 
Đồng bằng sông Cửu Long, gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống ở nhiều vùng của nước ta. 
Từ khóa: El Nino, La Nina, tác động của El Nino và La Nina
1. Diễn biến của hiện tượng El Nino 2015/2016
Từ tháng 9/2014, nhiệt độ bề mặt nước 
biển (SST) ở vùng trung tâm xích đạo Thái Bình 
Dương bắt đầu tăng lên, đến tháng 11/2014, 
độ lệch chuẩn của nhiệt độ bề mặt nước biển 
(SSTA) trung bình trượt 3 tháng (chỉ số Nino 
đại dương - Oceanic Nino Index, ONI) vùng 
NINO 3.4 đạt 0,5oC. Chỉ số này liên J ếp tăng lên 
trong các tháng J ếp theo, kéo dài trên 6 tháng 
cho thấy hiện tượng El Nino đã hình thành. Chỉ 
số ONI dương liên tục tăng lên và đạt cực đại 
vào tháng 12/2015 với trị số 2,3oC, thấp hơn 
trị số ONI cực đại trong đợt El Nino 1997-1998 
0,2oC, và trở thành hiện tượng El Nino mạnh 
thứ hai kể từ khi có số liệu quan trắc. El Nino 
2015-2016 kết thúc vào tháng 5/2016, kéo dài 
tổng cộng 19 tháng. Như vậy, El Nino 2015-
2016 là El Nino kéo dài nhất kể từ khi có số liệu 
quan trắc về ENSO (Bảng 1, Hình 1, 2).
 2. Biến động của hoàn lưu khí quyển
Từ đầu tháng 5 đến giữa tháng 6/2015, 
trên vùng biển xích đạo Đông Thái Bình Dương 
(TBD), khoảng 120oW, xuất hiện một vùng độ 
lệch chuẩn âm của lượng bức xạ phát xạ sóng 
dài (OLRA) với trị số ở tâm -80 W/m2, trong 
Bảng 1. Chỉ số ONI tại khu vực NINO 3.4 trong đợt El Nino 2015/2016
Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2014 -0,5 -0,5 -0,4 -0,2 -0,1 0,0 -0,1 0,0 0,1 0,4 0,5 0,5
2015 0,6 0,5 0,6 0,7 0,8 1,0 1,2 1,4 1,7 2,0 2,2 2,3
2016 2,2 2,0 1,6 1,1 0,6 0,1 -0,3 -0,6 -0,8 -0,8 -0,8
1997 -0,4 -0,3 0,0 0,4 0,8 1,3 1,7 2,0 2,2 2,4 2,5 2,5
1998 2,3 1,9 1,5 1,0 0,5 0,0 -0,5 -0,8 -1,0 -1,1 -1,3 -1,4
(Nguồn: NOAA-ERSST.V.4 ONI, 2017)
30 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
khi đó, trên vùng biển Inđônêxia là một vùng 
độ lệch chuẩn dương với trị số khoảng +30 W/
m2, cho thấy hoạt động đối lưu (mây, mưa) 
tăng lên ở vùng Đông TBD xích đạo, đối lưu 
(mây, mưa) bị hạn chế ở vùng xích đạo Đông 
Nam Á (ĐNA) so với bình thường. Điều này 
phù hợp với sự dịch chuyển của vùng biển 
nóng từ Tây TBD về phía Đông TBD sau khi El 
Nino hình thành. Từ giữa tháng 6 đến tháng 
10/2015, các vùng có trị số âm và dương của 
OLRA đều dịch chuyển về phía Tây lần lượt đến 
trung tâm xích đạo TBD (180oE) và vùng xích 
đạo ĐNA (khoảng 120N) với các trị số tuyệt đối 
của độ lệch chuẩn đều tăng lên, cho thấy El 
Nino M ếp tục phát triển và mở rộng. Từ tháng 
2 đến hết tháng 4/2016, trên cao không vùng 
biển trung tâm TBD xích đạo vẫn duy trì vùng 
có độ lệch chuẩn âm của lượng bức xạ phát 
xạ sóng dài (-10 đến -80 W/m2), trong khi trên 
vùng biển Tây TBD xích đạo và Inđônêxia có độ 
lệch chuẩn dương (+20 đến +80 W/m2), cho 
thấy El Nino chưa kết thúc (Hình 3).
Tương ứng với Y nh hình trên, ở trên cao, 
mực 200 hPa của vùng biển trung tâm xích đạo 
TBD tồn tại một vùng khuếch tán của tốc độ 
thế vị, trong khi đó ở trên cao của vùng biển 
Tây TBD và Inđônêxia là vùng hội tụ của tốc 
độ thế vị. Hoạt động của dao động trong mùa 
Madden-Jullian (MJO) trong thời gian khoảng 
từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2015 đã 
đóng góp vào việc dịch chuyển về phía Đông 
vùng khuếch tán và hội tụ của tốc độ thế vị 
nêu trên. Từ đầu tháng 5/2016, trên vùng biển 
Inđônêxia xuất hiện vùng độ lệch chuẩn âm 
của OLR với trị số -10 đến -40 W/m2, cho thấy 
đối lưu phát triển ở đây, trong khi đó trên vùng 
Hình 1. SSTA trên vùng NINO 3.4 
tháng 11/2014- 10/2015
Hình 2. SSTA trên khu vực trung tâm
TBD tháng 10/2015
Hình 3. Phân bố OLRA trên khu vực TBD 
trong thời gian 5/2015-10/2015
Hình 4. Phân bố OLRA trên khu vực TBD 
trong thời gian 5/2016
31
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
biển trung tâm TBD xích đạo là vùng có độ lệch 
chuẩn dương, đối lưu bị hạn chế, là dấu hiệu 
cho thấy hiện tượng El Nino kết thúc (Hình 4).
Những tháng 6 ếp theo, vùng trung tâm 
xích đạo TBD trở lại trạng thái trung 8 nh và có 
xu thế nghiêng về La Nina với SSTA âm (Hình 
5). Cũng ngay từ đầu tháng 5/2015, gió Tây 
bạo phát ở tầng thấp (850 hPa) trên vùng biển 
Tây TBD xích đạo trong khoảng 140-160oE, đến 
tháng 7 mở rộng về phía Đông đến vùng trung 
tâm TBD, khoảng 120oE-120oW trong nhánh 
thấp của hoàn lưu Walker. Dị thường gió Tây 
mạnh (+10 m/s) quan trắc được trên khu vực 
160oE-160oW. Sự suy yếu của gió Đông tầng 
thấp ở vùng này bắt đầu liên quan đến chuyển 
động của sóng Kenvil đại dương về phía Đông. 
Những dao động ngắn hạn (trong mùa) của gió 
vĩ hướng thường do ảnh hưởng của MJO. Trên 
cao (mực 200 hPa) thuộc nhánh trên của hoàn 
lưu Walker, gió Đông khống chế. Dị thường gió 
Đông mạnh quan trắc được trên khu vực xích 
đạo TBD và vùng cận nhiệt đới hai bán cầu.
Hình 5: SSTA trên vùng NINO 3.4&3 thời kỳ El Nino suy thoái và kết thúc
3. Ảnh hưởng của El Nino 2015/2016 đến dị 
thường thời * ết, khí hậu
3.1. Trên thế giới
 Do nhiệt độ nước biển ở vùng cực tăng 
nhanh trong 10 tháng qua nên băng tan và 
mực nước biển dâng nhanh hơn. Mùa đông 
2014-2015 băng biển ở Bắc Cực ít ở mức kỷ 
lục, trong khi băng ở Nam Cực tan nhanh hơn. 
 Tháng 01/2016, trị số khí áp mặt đất ở 
trung tâm áp cao lục địa Châu Á (Siberia, Liên 
Bang Nga) đạt 1079 mb, cao hơn trung bình 
nhiều năm 44 mb, làm nhiệt độ hạ thấp kỷ lục 
ở khu vực Đông Bắc Châu Á như Nhật Bản, Hàn 
Quốc, tạo ra đợt lạnh nhất trong 30 năm qua 
ở Trung Quốc, khi nhiệt độ ở Hắc Long Giang 
xuống -57oC, và ở Bắc Kinh -27oC. Ở các bang 
miền Đông Hoa Kỳ, bão tuyết mạnh hoành 
hành với lớp phủ tuyết dày 50-60 cm, thiệt hại 
lên tới 2,5 tỷ USD 8 nh đến ngày 25/01/2016. 
Trái lại, mùa đông 2015-2016, vùng phía Tây 
và nửa phía Nam lục địa Hoa Kỳ, vùng Alaska và 
phần lớn Ha Oai nóng hơn bình thường, trong 
khi đó ở phần lớn đồng bằng phía Nam và 
Đông Nam Hoa Kỳ, lạnh hơn bình thường. Hạn 
hán xảy ra ở vùng trung tâm và Nam California 
từ cuối tháng 01/2016. Ở miền Bắc Pê Ru, mưa 
cực lớn xảy ra vào đầu tháng 12/2015, phá hủy 
hàng nghìn ngôi nhà. Ngay từ tháng 7/2015, Pê 
Ru đã ban bố … nh hình khẩn cấp ở 14/25 bang, 
Chính quyền địa phương đã cho nạo vét lòng 
sông, gia cố đê, củng cố đập của các hồ chứa. 
Ở Ấn Độ, gió mùa mùa hạ năm 2015 yếu hơn 
bình thường làm giảm 14% lượng mưa mùa hạ 
so với trung bình, trái lại lượng mưa mùa thu 
ở Đông Nam Ấn Độ tăng lên do nhiệt độ nước 
biển cao kỷ lục trong tháng 11 và 12, gây ra 
những trận mưa dữ dội liên 6 ếp trong 5 tuần, 
làm ngập chìm các vùng ở miền Nam Ấn Độ 
Nguyen duc ngu 4.6 f
32 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
và Sri Lanca. Năm 2015, thiên tai đã làm 2500 
người chết ở Ấn Độ. Đến cuối tháng 4/2016, 
hạn hán và nắng nóng trên 45oC ở miền Nam 
Ấn Độ làm gần 300 người chết. 
Ảnh hưởng của hiện tượng El Nino 
2015/2016 được cho là góp phần làm cho năm 
2016 trở thành năm nóng nhất trong chuỗi số 
liệu quan trắc kể từ năm 1880. 
3.2. Ở Việt Nam 
3.2.1. Nhiệt độ
Năm 2015 nằm gọn trong chu trình El Nino 
thuộc giai đoạn El Nino phát triển, các trạm 
khí tượng trên 7 vùng khí hậu đều có nhiệt độ 
không khí trung bình năm cao hơn trung bình 
nhiều năm thời kỳ 1961-2010 (Bảng 2). 
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong năm 2015 
có trị số từ 40oC trở lên xảy ra ở cả 7 vùng khí 
hậu trong cả nước (trừ một số trạm vùng cao, 
ven biển và hải đảo), trong đó nổi bật nhất là 
vùng khí hậu Bắc Trung Bộ với trị số cao nhất 
trên 42oC. Các trạm có nhiệt độ cao nhất trên 
42oC là Quỳ Hợp (42,7oC), Con Cuông (42,5oC), 
Tây Hiếu (42,0oC), Hương Khê (42,1oC), Đông 
Hà (42,0oC). Tại Hà Nội cũng ghi được nhiệt độ 
cao nhất 40,8oC. Các trị số nhiệt độ cao nhất 
trong chu trình El Nino ghi được trong các 
đợt nắng nóng, trong đó hầu hết vào tháng 5, 
tháng 7/2015 và tháng 4/2016. 
Trạm Lai Châu Phù Liễn Hà Nội Vinh Đà Nẵng Buôn Ma Thuột Cần Thơ
Nhiệt độ trung bình 23,9 24,3 25,5 25,6 26,7 24,6 27,8
Độ lệch chuẩn +0,9 +1,2 +1,7 +1,5 +0,9 +1,0 +1,1
Bảng 2. Nhiệt độ không khí trung bình năm 2015 và độ lệch chuẩn (oC)
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối ở hầu hết 
các trạm trong chu trình El Nino đều ghi được 
trong tháng 01/2016 (trừ khu vực Tây Nguyên 
xảy ra trong tháng 01/2015), thời kỳ phát triển 
cực đại của El Nino. Trị số thấp nhất phổ biến 
dưới 5oC ở Bắc Bộ, trong đó một số nơi dưới 
0oC như Mẫu Sơn (-5,0oC), Pha Đin (-4,3oC), Sa 
Pa (-4,2oC), Sìn Hồ (-2,6oC), Mộc Châu (-0,9oC), 
dưới 7oC ở Bắc Trung Bộ, dưới 15oC ở Nam 
Trung Bộ và Nam Bộ. Một số nơi ở vùng núi 
cao phía Bắc đã xảy ra băng tuyết.
Như vậy, trong một chu trình El Nino đã xảy 
ra những giá trị cực đoan thuộc loại kỷ lục của 
cả nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất.
3.2.2. Hạn hán và xâm nhập mặn
Trong điều kiện El Nino kéo dài, ảnh hưởng 
nặng nhất đối với Việt Nam là thiếu hụt lượng 
mưa và hạn hán nghiêm trọng ở nhiều vùng, 
trong đó nặng nề nhất là Đồng bằng sông Cửu 
Long và Tây Nguyên. Nhiều hồ chứa ở Tây 
Nguyên chỉ còn khoảng 30-40% dung  ch thiết 
kế, thấp hơn nhiều so với năm 2015, riêng ở 
Gia Lai các hồ chứa chỉ đạt 10-50%. Kiên Giang 
là tỉnh bị hạn và xâm nhập mặn nặng nhất. 
Riêng huyện Tịnh Biên có 2115 ha bị hạn nặng 
(ANTV ngày 27/3/2016). Tại tỉnh Ninh Thuận, 
hàng trăm nghìn người đã rời làng xuống 
đặt chòi canh tác nông nghiệp trong lòng hồ 
sông Sắt, một hồ lớn nhất tỉnh với dung  ch 
thiết kế 70 triệu m3. Hạn hán kéo dài khiến 
mực nước hồ xuống thấp chỉ còn 1/4, trơ ra 
những khoảng đất trống ẩm ướt có thể trồng 
tỉa cây ngắn ngày. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh 
Ninh Thuận, thiếu nước sinh hoạt ở nhiều địa 
phương do nguồn nước cung cấp bị ô nhiễm 
nặng hoặc hết. Lượng nước  ch trên 20 hồ 
chứa trong tỉnh chỉ còn 50 triệu m3 (khoảng 
26% dung  ch thiết kế). 
3.2.3. Bão và áp thấp nhiệt đới
 Năm 2015, do ảnh hưởng của El Nino, 
nước ta chỉ chịu ảnh hưởng trực ‡ ếp của 2 cơn 
bão là bão số 1 vào tháng 6/2015 và bão số 3 
vào tháng 9/2015, ít hơn TBNN 5 cơn, trong 
đó bão số 1 đã gây ra gió mạnh 45 m/s (cấp 
14) ở Bạch Long Vĩ. Nửa đầu năm 2016, khi 
El Nino còn ‡ ếp diễn, nước ta không chịu ảnh 
hưởng trực ‡ ếp của bão và áp thấp nhiệt đới. 
Tuy nhiên, nửa cuối năm 2016, ngay sau khi El 
33
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
Nino tan rã, 4 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới 
trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 đã ảnh 
hưởng trực . ếp đến nước ta.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ 
1951-1997, số bão và ATNĐ ảnh hưởng đến 
Việt Nam trung bình trong các năm El Nino là 
5,3 cơn/năm, ít hơn bình thường 2 cơn. Cùng 
thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 
63 XTNĐ ảnh hưởng trực . ếp đến Việt Nam, 
trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít 
hơn TBNN khoảng 28%. 
Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa 
bão có 4,6 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,66 
cơn, ít hơn trung bình nhiều năm 34%. Ngoài 
ra, trong điều kiện El Nino, XTNĐ thường tập 
trung vào các tháng giữa mùa bão (tháng 
7- 8-9), khác với trường hợp La Nina, XTNĐ 
thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão 
(tháng 9-10-11). 
Nguyên nhân chủ yếu làm giảm số lượng 
bão nêu trên là sự xê dịch về vị trí và biến đổi 
về cường độ của trung tâm đối lưu trên khu 
vực xích đạo Tây TBD trong các điều kiện El 
Nino (Nguyễn Đức Ngữ, 2002, 2004).
4. Tác động của El Nino 2015/2016 đến kinh 
tế - xã hội
4.1. Trên thế giới
Theo Madeline Rae (Mỹ), giá thực phẩm 
hàng ngày tăng vào cuối năm 2015 do thiếu 
nguồn cung cấp vì điều kiện El Nino. Các đợt El 
Nino làm gián đoạn hàng loạt sản xuất lương 
thực do các vùng nông nghiệp bị mưa quá 
nhiều hoặc thiếu mưa gây khô hạn diện rộng. 
Trong 3 tuần từ đầu tháng 9, giá thực phẩm 
tăng 36%, giá đường tăng 31%, dầu cọ tăng 
13,1%, lúa mì tăng 6,1%. Theo Tổ chức Lương 
thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), giá đường 
và lương thực toàn cầu tăng trong tháng 9 là 
lần đầu . ên trong một năm rưỡi qua. Mặc dù, 
các vùng trồng lúa mì chủ yếu bị ảnh hưởng 
. êu cực do mưa lớn hoặc hạn hán, những vùng 
khác lại có thể được hưởng lợi. Thu hoạch vụ 
lúa mì năm 2015 của Úc tăng hơn trung bình 
mặc dù bị khô hạn do ảnh hưởng của El Nino 
trong tháng 7 và tháng 9. Ngày 12/01/2016, Bộ 
Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết, sản lượng lúa mì 
toàn cầu và cung ứng toàn cầu đều cao kỷ lục. 
Mưa lớn và ngập lụt ở miền Nam Ấn Độ 
và Srilanca cuối năm 2015 làm 386 người 
chết, thiệt hại ít nhất 4,6 tỷ USD (Jeff Master, 
2016). Quý đầu năm 2016, hạn hán và nắng 
nóng làm nhiệt độ ở miền Nam Ấn Độ lên trên 
45oC, làm hơn 100 người chết, mỗi người dân 
chỉ được cấp 3 lít nước/ngày. Dự báo lượng 
mưa mùa mưa năm nay sẽ hụt khoảng 12%. Ở 
Inđônêxia, hạn hán nặng nề và hậu quả cháy 
rừng và khói bụi mùa đông năm 2015 làm ảnh 
hưởng đến sức khỏe hàng nghìn người dân; 
Tổn thất lên tới 16,1 tỷ USD (bằng 1,8 GDP của 
cả nước), vượt quá con số kỷ lục 9,3 tỷ USD do 
cháy rừng trong đợt El Nino 1997-1998 trong 
lịch sử thiên tai ở nước này (Jeff Master, 2016). 
4.2. Ở Việt Nam 
Theo thống kê của tỉnh Gia Lai,  nh đến 
tháng 3/2016, ‘ nh trạng thiếu hụt nguồn nước 
diễn ra trên diện rộng khiến hơn 25 nghìn ha 
cây công nghiệp và hoa màu bị ảnh hưởng ng-
hiêm trọng (tăng hơn 810 ha so với cùng kỳ 
năm trước), hàng nghìn ha lúa ở phía Tây tỉnh 
Gia Lai cháy khô, giờ làm nguồn thức ăn cho 
trâu bò; hàng trăm nghìn ha cà phê queo quắt, 
thiệt hại ước  nh 151 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 
gần 15 nghìn hộ với 64 nghìn nhân khẩu thiếu 
đói, thiệt hại ước  nh 151 tỷ đồng. Ở Đồng 
bằng sông Cửu Long, vụ mùa và thu - đông 
năm 2015 có 90.000 ha lúa bị ảnh hưởng đến 
năng suất do xâm nhập mặn, trong đó thiệt 
hại nặng khoảng 50.000 ha (Kiên Giang 34.000 
ha, Sóc Trăng 6.300 ha, Bạc Liêu 5.800 ha). Vụ 
đông xuân 2015-2016 có 104.000 ha lúa bị ảnh 
hưởng đến năng suất, chiếm 11% diện  ch 
gieo trồng của 8 tỉnh ven biển (Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn). 
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
Nông thôn (tháng 4/2016) cho biết, năm 2015 
ước  nh thiệt hại làm 154 người chết, hơn 445 
nghìn ha diện  ch lúa, hoa màu bị ảnh hưởng, 
34 TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ đồng. Hậu quả 
của hạn hán, xâm nhập mặn đã khiến hơn 2 
triệu người thiếu nước sinh hoạt, 1,75 triệu 
người mất sinh kế, hàng trăm nghìn người có 
nguy cơ mắc dịch bệnh là những con số mà 
Việt Nam công bố trong buổi họp kêu gọi quốc 
tế tài trợ khắc phục hậu quả hạn hán (VTV1, 
19 giờ ngày 26/4/2016). Riêng vùng Đồng 
bằng sông Cửu Long, đợt hạn - mặn này đã làm 
khoảng 290.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, 
trên 250.000 ha cây trồng bị thiệt hại, tổng 
thiệt hại ước Q nh trên 15.000 tỷ đồng (Phó 
Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Trung 
Hiếu - VnExpress.net).
5. Một số bài học kinh nghiệm
1/ Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng 
đến nước ta là rõ ràng, nổi bật và nói chung, 
có quy luật, thường làm xuất hiện những dị 
thường về thời \ ết và khí hậu, gây ra những 
thiên tai nặng nề. Có thể tóm tắt những ảnh 
hưởng chủ yếu khi có hiện tượng El Nino là: 
+ Số lượng bão ảnh hưởng đến nước ta 
thường ít hơn trung bình nhiều năm, song 
có thể xuất hiện những cơn bão mạnh và rất 
mạnh. 
+ Nhiệt độ cao hơn bình thường, nắng 
nóng xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi làm nhiệt 
độ cao nhất có thể đạt mức kỷ lục. Tuy nhiên, 
trong các tháng mùa đông, có thể có những 
đợt không khí lạnh mạnh và rất mạnh, gây ra 
rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc. 
+ Lượng mưa ít hơn trung bình nhiều năm, 
mức thâm hụt lượng mưa trung bình từ 25-
40%, hoặc hơn tùy vùng, trong đó thâm hụt 
nhiều nhất là khu vực Tây Nguyên, Đồng bằng 
sông Cửu Long, các tỉnh ven biển Nam Trung 
Bộ, chủ yếu trong mùa đông và đầu mùa hạ, có 
thể gây ra hạn hán nặng nề, kể cả trong thời kỳ 
El Nino đang suy yếu, làm tăng xâm nhập mặn 
ở các vùng ven biển. 
2/ Hiện tượng El Nino thường hình thành 
vào mùa xuân, nhưng trước đó vài tháng đã có 
thể có những dấu hiệu báo trước về xu hướng 
phát triển. Sau khi hình thành, El Nino sẽ phát 
triển và thường đạt đỉnh vào giữa mùa đông 
(tháng 12, 1), sau đó suy yếu dần và kết thúc 
vào mùa xuân năm sau, tuy nhiên không loại 
trừ có những đợt kéo dài hơn hoặc ngắn hơn, 
nhưng ít nhất là 5 - 6 tháng. 
Cho đến nay, việc theo dõi và cảnh báo 
sự hình thành và diễn biến của hiện tượng El 
Nino đã được các tổ chức nghiên cứu và dự 
báo thời \ ết, khí hậu quốc tế và trong nước 
thực hiện thường xuyên, đưa ra những cảnh 
báo sớm và dự báo (mùa và năm) với mức 
chính xác khá cao. Vì vậy, các cơ quản lý và 
chính quyền các cấp, nhất là các cơ quan quản 
lý nông nghiệp và phòng chống thiên tai, cần 
theo dõi chặt chẽ, thường xuyên. Khi có thông 
\ n cảnh báo và dự báo El Nino hay La Nina, cần 
chủ động chỉ đạo sớm và linh hoạt các phương 
án và kế hoạch ứng phó phù hợp với những 
tác động chung của El Nino nêu trên, có những 
giải pháp chi \ ết, cụ thể đối với ngành và địa 
phương mình. Đối với kế hoạch sản xuất năm 
hoặc mùa, giải pháp chủ yếu là điều chỉnh kế 
hoạch để thích ứng nhằm hạn chế thiệt hại.
3/ Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận 
thức cho toàn xã hội về hiện tượng El Nino, La 
Nina và những tác động của chúng đến kinh 
tế - xã hội và đời sống người dân cần phải 
được tăng cường và thực hiện thường xuyên. 
Kinh nghiệm cho thấy những thông \ n cảnh 
báo, dự báo sớm về El Nino, La Nina thường 
ít được quan tâm, không chỉ người dân mà cả 
các cơ quan có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo 
sản xuất, phòng chống thiên tai. Các cơ quan 
truyền thông cần phải kịp thời, thường xuyên 
truyền đạt các thông \ n dự báo, cảnh báo về El 
Nino và La Nina cũng như những ảnh hưởng có 
thể của chúng ngay sau khi có các bản \ n của 
các cơ quan dự báo thời \ ết, chứ không chỉ 
vào cuộc mạnh mẽ khi những thiệt hại nghiêm 
trọng do tác động của hiện tượng El Nino, La 
Nina đã xảy ra. 
4/ Cần thiết phải tăng cường nguồn nhân 
lực và tổ chức trong việc đánh giá tác động liên 
35
TẠP CHÍ KHOA HỌC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Số 1 - Tháng 3/2017
quan đến biến đổi khí hậu và quy hoạch quản 
lý thiên tai.
5/ Cần nâng cao không chỉ năng lực dự báo 
El Nino, La Nina mà cả dự + nh những tác động 
có thể của chúng đối với KT-XH và môi trường.
6/ Việc khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn 
nước của các lưu vực sông là vấn đề lâu dài, 
cần phải được quản lý thống nhất, trên cơ sở 
quy hoạch tổng thể, khoa học, bảo đảm lợi ích 
chung và hài hòa giữa các địa phương trong 
lưu vực. Sử dụng nước I ết kiệm, hiệu quả 
cần trở thành thói quen trong mọi hoạt động 
hàng ngày của mỗi người. Tương tự như vậy 
đối với các sông chảy qua nhiều nước, sự hợp 
tác, chia sẻ quyền và lợi ích của các bên là rất 
cần thiết nhằm bảo vệ và phát triển bền vững 
nguồn nước vì lợi ích của tất cả các quốc gia 
trong lưu vực. 
Tài liệu tham khảo
1. Jeff Masters (2016), Earth’s 29 Billion Dollar Weather Disasters of 2015. 
2. Nguyễn Đức Ngữ (2002), Tác động của ENSO thời % ết, khí hậu, môi trường và kinh tế - xã hội 
ở Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học công nghệ độc lập cấp Nhà nước.
3. Nguyễn Đức Ngữ (2004), Dao động Madden-Julian(MJO) và hoạt động của xoáy thuận nhiệt 
đới ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông Việt Nam, Tuyển tập Hội thảo lần thứ X Viện 
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
4. Nguyễn Đức Ngữ (2005), Ảnh hưởng của ENSO đến các cực trị nhiệt độ và lượng mưa ở Việt 
Nam và khả năng dự báo khí hậu. 
5. Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia: Đặc điểm KTTV năm 2014, 2015, 2016.
6. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước 
biển dâng cho Việt Nam, Báo cáo Tổng kết dự án cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. hw p://www.cpc.ncep.noaa.gov/products/analysis_monitoring/ensostuff /ensoyears.shtml. 
2015/2016 EL NINO EVENT AND ITS IMPACT ON VIETNAM
Nguyen Duc Ngu
Centre for Hydro-Meteorological, Environmental Sciences and Technologies
Abstract: This ar% cle analyzes the development of 2015/2016 El Nino event, the variability of 
atmospheric circula% on and anomaly of weather event across the Asia - Pacifi c and Viet Nam through 
oceanic and atmospheric indicators. The very strong 2015/2016 El Nino event with highest ONI index 
was +2.3oC which was 0.2oC below 1997/1998 El Nino, but longest remain recorded. The 2015 annual 
temperature was mostly warmer than normal by 1.0oC to 1.5oC. However, during the peak El Nino 
event in Jan 2016, the ac% vity of the Asian high-pressure (AHP) was strongest development with the 
highest pressure of the central recorded as 1079 mb which was 44 mb higher than normal. The cold 
air mass from AHP brought lowest temperature recored over Northeast Asia such as Japan and Korea, 
etc. In Viet Nam, the lowest temperature values in the El Nino event cycle also occurred in Jan. with 
most of lowest temperature was below 5oC over the North. Especially, tempareture was lower than 
0oC at Mau Son (-5oC) and Sa Pa (-4.2oC) etc. During 2015, there were only 2 tropical cyslones which 
directly aff ected Vietnam which is lower than normal by 5 events. The total annual rainfall was below 
normal over most areas, caused severe drought in many regions. Especially serious drought occurred 
over the Mekong Delta and Central Highlands which supported saltwater intrusion in coastal areas. 
Drought and saltwater intrusion caused major damages and losses in many regions of Viet Nam.
Keywords: El Nino, La Nina, Impact of El Nino and La Nina.

File đính kèm:

  • pdfel_nino_20152016_va_tac_dong_doi_voi_viet_nam.pdf