Ghi nhận ban đầu về mọt đục thân gây hại cây sưa ở Việt Nam

Abstract Dalbergia tonkinensis is a rare and highly valuable rosewood and planted quite popularly in Viet Nam in the past few years, but the D. tonkinensis trees were infected by a number of pathogens such as root rot disease, and leaf spot disease, canker disease and wilt disease. This is the first report of stem borer beetle - Euwallacea sp. which associated with D. tonkinensis in Vietnam. The adult is very dark-brown to black, their body size is 2.35 - 2.61 mm in length and 0.98 - 1.05 mm in width with club antennae. They often attack the diseased or weak trees, mainly on the 5 - 10 year-old trees, and greatly affect the tree growth and wood quality. This species is a new record for Vietnamese fauna and a potential insect pest for D. tonkinensis. In order to manage effectively of this species, further research is needed to determine the exact species name, their biology, ecology and control measures

pdf 5 trang yennguyen 7360
Bạn đang xem tài liệu "Ghi nhận ban đầu về mọt đục thân gây hại cây sưa ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ghi nhận ban đầu về mọt đục thân gây hại cây sưa ở Việt Nam

Ghi nhận ban đầu về mọt đục thân gây hại cây sưa ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV - Số 4/2019 
 15 
GHI NHẬN BAN ĐẦU VỀ MỌT ĐỤC THÂN GÂY HẠI CÂY SƢA Ở VIỆT NAM 
First Report of Stem Borer Beetle Associated with Dalbergia tonkinensis 
in Viet Nam 
Nguyễn Minh Chí
1
, Nông Phƣơng Nhung
2
, Trần Xuân Hƣng
1
,
Đào Ngọc Quang
1
, 
Trần Xuân Hinh
1
,
Nguyễn Văn Nam
1
, Phạm Thị Thu Thủy
1
 và Phạm Quang Thu
1 
Ngày nhận bài: 26.7.2019 Ngày chấp nhận: 08.8.2019 
Abstract 
Dalbergia tonkinensis is a rare and highly valuable rosewood and planted quite popularly in Viet Nam in the 
past few years, but the D. tonkinensis trees were infected by a number of pathogens such as root rot disease, and 
leaf spot disease, canker disease and wilt disease. This is the first report of stem borer beetle - Euwallacea sp. 
which associated with D. tonkinensis in Vietnam. The adult is very dark-brown to black, their body size is 2.35 - 
2.61 mm in length and 0.98 - 1.05 mm in width with club antennae. They often attack the diseased or weak trees, 
mainly on the 5 - 10 year-old trees, and greatly affect the tree growth and wood quality. This species is a new 
record for Vietnamese fauna and a potential insect pest for D. tonkinensis. In order to manage effectively of this 
species, further research is needed to determine the exact species name, their biology, ecology and control 
measures. 
Keywords: ambrosia beetle, Dalbergia tonkinensis, Euwallacea sp. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
*
Cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) là 
một trong những loài cây gỗ quý, hiếm, có giá 
trị kinh tế cao ở Việt Nam và đã được xếp vào 
nhóm IA, nhóm thực vật rừng nghiêm cấm khai 
thác, sử dụng vì mục đích thương mại (Chính 
phủ, 2006). Tuy nhiên, do giá trị kinh tế rất cao, 
có thể tới 18 tỷ đồng/m
3
 (Vĩnh Phúc, 2013), 
cây Sưa đã được trồng khá phổ biến ở nhiều 
nơi trên cả nước, tập trung nhiều nhất ở tỉnh 
Vĩnh Phúc và đang hình thành thị trường các 
sản phẩm giá trị cao từ cây Sưa (Nông 
Phương Nhung et al., 2019). 
Đến nay, đã ghi nhận một số bệnh hại cây 
Sưa ở giai đoạn vườn ươm như bệnh thối cổ rễ 
do hai loài nấm Fusarium solani, Pythium vexans 
và bệnh đốm lá do nấm Colletotrichum sp.; bệnh 
loét thân, cành do nấm Fusarium lateritium và F. 
decemcellulare gây hại cây Sưa cả ở giai đoạn 
vườn ươm và rừng trồng (Nhung et al., 2018); 
bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans 
(Chi et al., 2019) và mới đây đã ghi nhận mọt đục 
thân gây hại cây Sưa ở Việt Nam. 
Các loài mọt thuộc giống Euwallacea đục thân 
cây sống có tên tiếng Anh là ambrosia beetle và 
còn được gọi là mọt nuôi nấm, mọt ăn nấm, mọt 
1. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học 
Lâm nghiệp Việt Nam 
2. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 
hại gỗ gián tiếp hay mọt ăn nấm và là vector 
truyền nấm gây bệnh cho cây chủ (Parthiban and 
Muraleedharan, 1996). Mọt Euwallacea 
fornicatus đã được ghi nhận là loài mọt đục thân 
cây sống, gây hại rừng trồng Keo trên diện rộng 
ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b). Các 
nghiên cứu trên thế giới cho thấy các loài mọt 
thuộc giống Euwallacea gây hại trên nhiều loài 
cây trồng khác nhau như Phong bạc, Thầu dầu, 
Chè, các loài Dẻ, các loài Cây có múi, Cao su, 
Xoài, Tếch, Ca cao... (Parthiban and 
Muranleedharan, 2012), gây hại cây Chè ở Ấn 
Độ (Kumar et al., 2011) và gây hại nghiêm trọng 
đối với cây Bơ ở Mỹ (Kasson, 2013). 
Các loài mọt thuộc giống Euwallacea được 
xác định có mang và nuôi nấm Fusarium 
euwallacea làm thức ăn, trưởng thành cái mang 
theo bào tử nấm ở gốc râu đầu và miệng 
(Parthiban and Muraleedharan, 1996; Phạm 
Quang Thu, 2016b). Trong quá trình mọt trưởng 
thành cái đào hang trong thân cây, nấm được 
nhiễm vào đường hang, từ đó nấm phát tán ra 
xung quanh và làm nguồn thức ăn cho sâu non 
và trưởng thành sau khi vũ hóa (Parthiban and 
Muraleedharan, 1996). 
Năm 2018 - 2019 đã ghi nhận mọt đục thân 
trên cây Sưa ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, 
Hà Nội, Hòa Bình và Nghệ An. Đây là sinh vật 
gây hại mới và tiềm ẩn những mối nguy hại đối 
với cây Sưa ở Việt Nam. Bài báo này trình bày 
kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, giám định 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV - Số 4/2019 
 16 
loài và đặc điểm gây hại của loài mọt đục thân 
cây Sưa ở Việt Nam. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Vật liệu nghiên cứu 
- Các mẫu cây Sưa bị mọt đục thân thu thập 
tại các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa 
Bình và Nghệ An. 
- Các mẫu mọt đục thân gây hại cây Sưa. 
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm gây 
hại của mọt 
Theo dõi, quan sát đặc điểm gây hại của mọt 
trên cây Sưa và trên các mẫu thân cây bị mọt 
đục thân. Các chỉ tiêu quan sát gồm vị trí gây hại, 
hang đục của mọt, màu sắc và phân bố mọt trên 
thân cây. 
Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình 
thái của mọt 
Thu các mẫu thân cây Sưa bị hại, chẻ nhỏ để 
thu mẫu mọt trưởng thành, trứng, sâu non, 
nhộng trong các mẫu cây bị mọt đục thân. 
Mẫu mọt trưởng thành, trứng, sâu non và 
nhộng được quan sát trên kính soi nổi Leica 
M165C để chụp ảnh, đo kích thước và mô tả chi 
tiết các bộ phận của cơ thể mọt. 
Phương pháp giám định tên khoa học 
Đặc điểm hình thái của các mẫu mọt được đối 
chiếu với khóa phân loại và đặc điểm của giống 
Euwallacea đã được mô tả bởi Eichhoff (1868). 
Kết hợp với việc so sánh và đối chiếu mẫu mọt 
của trường Đại học Florida do Tiến sỹ Johnson 
Andrew thực hiện tháng 6 năm 2019. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1 Đặc điểm gây hại của mọt đục thân 
cây Sƣa 
Cây Sưa ở giai đoạn 5 - 10 tuổi thường bị mọt 
đục thân gây hại, thân cây bị mọt đục có lỗ nhỏ 
có đường kính từ 1,1 - 1,3 mm. Khi thân cây mới 
bị mọt đục thân, mọt đùn mùn gỗ ra có màu 
trắng, mùn gỗ chuyển dần sang màu thâm đen 
theo thời gian, sau đó để lại các lỗ nhỏ trên thân 
(hình 1a), cây bị mọt hại có đường hang chạy 
thẳng vào trong thân, sau đó rẽ nhiều nhánh ở 
phần gỗ giác (hình 1b,c). 
Chúng thường tấn công các cây bị bệnh hoặc 
cây sinh trưởng kém, có sức sống yếu, tập trung 
gây hại cây Sưa ở giai đoạn trên 5 năm tuổi, đặc 
biệt là 5 - 10 năm tuổi. Đặc điểm gây hại này 
tương đồng với nghiên cứu của Phạm Quang 
Thu (2016a,b) đã ghi nhận mọt E. fornicatus tập 
trung gây hại rừng trồng các loài Keo ở giai đoạn 
trên cây 3 năm tuổi. 
Hình 1. Cây Sƣa bị mọt đục thân: a. thân cây bị mọt; b. mặt cắt dọc thân cây bị mọt 
Hiện nay, đã ghi nhận mọt đục thân cây Sưa 
trên một số rừng trồng và một số vườn hộ với tỷ 
lệ cây bị hại khoảng 10 - 12%, tập trung ở những 
cây Sưa bị bệnh. Đồng thời, chúng đang có xu 
hướng phát tán rộng và gây hại ngày càng nặng 
hơn. Cây Sưa là một loài cây gỗ bản địa có giá trị 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV - Số 4/2019 
 17 
kinh tế rất cao, giá gỗ có thể tới 18 tỷ đồng/m
3
(Vĩnh Phúc, 2013). Cây Sưa đã và đang được 
trồng khá phổ biến ở nhiều vùng trên cả nước, 
tập trung nhiều ở các tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ 
(Nông Phương Nhung et al., 2019). Gỗ Sưa rất 
được ưa chuộng để sản xuất đồ mỹ nghệ và đồ 
mộc cao cấp. Tuy nhiên, khi cây bị mọt đục thân 
đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng gỗ với các 
lỗ mọt và đường hang, làm mất tính thẩm mỹ và 
giá trị của sản phẩm sau này. 
3.2 Đặc điểm hình thái của mọt đục thân 
cây Sƣa 
Trưởng thành: Cơ thể mới vũ hóa có màu 
vàng, sau đó chuyển màu vàng đậm, nâu sẫm 
đến đen. Chiều dài cơ thể từ 2,35 đến 2,61 mm, 
rộng từ 0,98 đến 1,05 mm. Râu đầu có dạng hình 
chuỳ với đốt thứ tư phình to, đốt chân râu đầu 
nằm ở giữa phần mắt kép với phần hàm dưới 
của miệng (hình 2a). 
Trứng: Hình oval, dài từ 0,31 đến 0,42 mm 
(hình 2b), màu trắng kem hoặc vàng, trứng 
nằm ở cuối đường hang trong thân cây bị 
chúng gây hại, số trứng trong mỗi ổ dao động 
từ 12 đến 15 quả. 
Sâu non: Có 3 tuổi : 
Tuổi 1: Màu trắng sữa, chiều dài cơ thể 0,92 - 
1,11 mm, rộng 0,38 - 0,50 mm. 
Tuổi 2: Màu vàng nhạt, chiều dài cơ thể 1,41 - 
1,60 mm, rộng 0,45 - 0,61 mm. 
Tuổi 3: Màu vàng, chiều dài cơ thể 1,79 - 2,22 
mm, rộng 0,61 - 0,75 mm, phần đầu bắt đầu xuất 
hiện nhiều tấm chắn bảo vệ (hình 2c). 
Nhộng: Kích thước dài 2,15 - 2,65 mm, rộng 0,98 
- 1,32 mm, mới hoá nhộng có màu trắng sữa sau 
chuyển màu vàng hoặc vàng nâu (hình 2d). 
Hình 2. Mọt đục thân Sƣa: 
 a. trưởng thành; b. trứng; c. sâu non; d. nhộng. Thước: a, c, d = 1 mm; b = 0,5 mm 
3.3 Giám định tên khoa học 
Các kết quả mô tả đặc điểm hình thái cho loài 
mọt đục thân cây Sưa trong nghiên cứu này 
được so sánh với đặc điểm hình thái của 2 loài 
mọt Euwallacea fornicatus và E. timidus thuộc 
giống Euwallacea (bảng 1). 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV - Số 4/2019 
 18 
Bảng 1. Đặc điểm hình thái của mọt đục thân cây Sƣa, mọt E. fornicatus và E. timidus 
Đặc điểm Mọt đục thân cây Sưa
E. fornicatus
* 
E. timidus
**
Trưởng thành 
Màu sắc Nâu sẫm hoặc đen Nâu hoặc đen Vàng hoặc nâu 
Kích thước Dài: 2,35 - 2,61 mm 
Rộng: 0,98 - 1,05 mm 
Dài: 1,83 - 1,90 mm 
Rộng: 0,96 - 1,02 mm 
Dài: 2,10 - 2,60 mm 
Rộng: 0,94 - 1,06 mm 
Râu đầu Dạng hình chuỳ với đốt 
thứ tư phình to 
Dạng hình chuỳ với đốt 
thứ tư phình to 
Dạng hình chuỳ với đốt 
thứ tư phình to 
Trứng 
Hình dạng Hình oval Hình oval Hình oval 
Màu sắc Màu trắng kem hoặc 
vàng 
Màu trắng kem Màu trắng kem hoặc 
vàng 
Kích thước Dài 0,31 - 0,42 mm Dài 0,23 - 0,40 mm Dài 0,29 - 0,37 mm 
Sâu non 
Tuổi 1 Dài: 0,92 - 1,11 mm 
Rộng: 0,38 - 0,50 mm 
Dài: 0,90 - 0,97 mm 
Rộng: 0,37 - 0,42 mm 
Dài: 0,88 - 0,99 mm 
Rộng: 0,33 - 0,47 mm 
Tuổi 2 Dài: 1,41 - 1,60 mm 
Rộng: 0,45 - 0,61 mm 
Dài: 1,30 - 1,36 mm 
Rộng: 0,44 - 0,50 mm 
Dài: 1,34 - 1,56 mm 
Rộng: 0,48 - 0,60 mm 
Tuổi 3 Dài: 1,79 - 2,22 mm 
Rộng: 0,61 - 0,75 mm 
Dài: 1,80 - 1,85 mm 
Rộng: 0,60 - 0,67 mm 
Dài: 1,85 - 2,05 mm 
Rộng: 0,55 - 0,69 mm 
Nhộng 
Màu sắc Màu vàng hoặc vàng 
nâu 
Màu vàng nhạt Màu vàng đậm hoặc 
nâu 
Kích thước Dài: 2,15 - 2,65 mm 
Rộng: 0,98 - 1,32 mm 
Dài: 1,97 - 2,07 mm 
Rộng: 0,97 - 1,07 mm 
- 
* Nguồn: (Phạm Quang Thu, 2016b); ** Nguồn: (Hulcr and Cognato, 2013). 
Các mẫu mọt đục thân cây Sưa có nhiều đặc 
điểm tương đồng với loài E. fornicatus gây hại 
cây Keo ở Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b), 
gây hại cây Chè ở Ấn Độ (Kumar et al., 2011) 
nhưng kích thước của chúng lớn hơn đáng kể so 
với mọt E. fornicatus đã được mô tả. Kích thước 
của mọt trưởng thành tương đồng với loài E. 
timidus (Hulcr and Cognato, 2013). 
Từ kết quả mô tả đặc điểm hình thái nêu trên, 
đối chiếu với khóa phân loại và đặc điểm của 
giống Euwallacea, kết hợp việc so sánh với khóa 
phân loại của Eichhoff (1868) và đối chiếu mẫu 
của bộ môn côn trùng, loài mọt hại cây Sưa 
được giám định là một loài thuộc giống 
Euwallacea, thuộc tộc Xyleborini, phân họ 
Scolytinae, họ Curculionidae, bộ Coleoptera. 
Chúng có nhiều đặc điểm tương đồng với loài 
E. fornicatus gây hại cây Keo ở Việt Nam nhưng 
chưa xác định được đến loài. 
Trong nghiên cứu này, đã ghi nhận loài mọt 
đục thân Euwallacea sp., một sinh vật gây hại 
mới đối với cây Sưa. Loài mọt này có nhiều đặc 
điểm tương đồng với loài E. fornicatus gây hại 
cây Keo ở Việt Nam đã được Phạm Quang Thu 
(2016b) mô tả và cũng có nhiều đặc điểm hình 
thái và kích thước tương đồng với loài E. timidus 
(Hulcr and Cognato, 2013). Các nghiên cứu trên 
thế giới cho thấy các loài mọt thuộc giống 
Euwallacea gây hại trên nhiều loài cây trồng khác 
nhau như Phong bạc, Thầu dầu, Chè, các loài 
Dẻ, các loài Cây có múi, Cao su, Xoài, Tếch, Ca 
cao... (Kumar et al., 2011; Parthiban and 
Muranleedharan, 2012). Trong đó, mọt E. 
fornicatus là loài gây hại nghiêm trọng đối với cây 
Bơ ở Mỹ (Kasson, 2013; Coleman et al., 2019), 
chúng đã được ghi nhận là sinh vật gây hại chính 
Kết quả nghiên cứu Khoa học BVTV - Số 4/2019 
 19 
đối với rừng trồng các loài Keo trên diện rộng ở 
Việt Nam (Phạm Quang Thu, 2016b; Coleman et 
al., 2019). 
Mọt Euwallacea spp. là các loài mọt đục thân 
cây sống, chúng lây nhiễm nấm Fusarium 
euwallacea vào hang đục để làm thức ăn 
(Parthiban and Muraleedharan, 1996). Ngoài ra, 
mọt E. fornicatus cũng đã được xác định có 
mang theo bào tử nấm gây bệnh chết héo trong 
rừng trồng Keo với 70% mẫu mọt có mang nấm 
C. manginecans trên tổng số 50 mẫu mọt thu từ 
rừng trồng Keo tai tượng đang bị bệnh chết héo 
(Trần Thị Thanh Tâm, 2018). Đối với cây Sưa, 
bệnh chết héo đã xuất hiện và gây hại tại một số 
địa phương (Chi et al., 2019), việc đồng thời xuất 
hiện thêm mọt đục thân có thể sẽ làm tăng nguy 
cơ lây lan bệnh hại. Do đó, rất cần tiếp tục 
nghiên cứu xác định đến loài, nghiên cứu đặc 
điểm sinh học, sinh thái, xác định thành phần các 
loài nấm gây bệnh do mọt mang theo và các biện 
pháp phòng trừ để có giải pháp quản lý hiệu quả. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Kết luận: Loài mọt đục thân cây Sưa được 
xác định là Euwallacea sp. thuộc phân họ 
Scolytinae, họ Curculionidae, bộ Coleoptera. 
Chúng gây hại chủ yếu trên rừng trồng ở giai 
đoạn 5 - 10 tuổi và có xu hướng lan rộng. 
Kiến nghị: Cần tiếp tục nghiên cứu xác định 
đến loài, nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, 
xác định thành phần các loài nấm gây bệnh do 
mọt mang theo và các biện pháp phòng trừ để có 
giải pháp quản lý hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. N. M. Chi, N. P. Nhung, T. T. Trang, P. Q. Thu, 
T. X. Hinh, N. V. Nam, D. N. Quang, B. Dell, 2019. 
“First report of wilt disease in Dalbergia tonkinensis 
caused by Ceratocystis manginecans”. Australasian 
Plant Pathology, 48(5). 
2. Chính phủ, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP 
ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật 
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. 
3. Coleman, T. W., Poloni, A. L., Chen, Y., Thu, P. 
Q., Li, Q., Sun, J., ... & Seybold, S. J. (2019). 
Hardwood injury and mortality associated with two shot 
hole borers, Euwallacea spp., in the invaded region of 
southern California, USA, and the native region of 
Southeast Asia. Annals of Forest Science, 76(3), 61. 
4. Eichhoff, W. J., 1878. Neue oder noch 
unbeschriebene Tomicinen. Entomologische Zeitung, 
Stettin, 39(7-9), 383-392. 
5. Hulcr, J., & Cognato, A. I., 2013. Xyleborini of 
New Guinea, a taxonomic monograph (coleoptera: 
curculionidae: scolytinae). Entomological Society of 
America. 
6. Kasson, M. T., O’Donnell, K., Rooney, A. P., 
Sink, S., Ploetz, R. C., Ploetz, J. N., ... & Smith, J. A., 
2013. An inordinate fondness for Fusarium: 
phylogenetic diversity of fusaria cultivated by 
ambrosia beetles in the genus Euwallacea on 
avocado and other plant hosts. Fungal Genetics and 
Biology, (56), 147-157. 
7. Kumar, R., Rajkhowa, G., Sankar, M., Rajan, 
R.K., 2011. A new host plant for the shoot-hole borer, 
Euwallacea fornicatus (Eichoff) (Coleoptera: 
Scolytidae) from India. Acta Entomol. Sinicia, (54), 
734-738. 
8. Nhung, N.P., Thu, P.Q., Dell, B. and Chi, N.M., 
2018. “First report of canker disease in Dalbergia 
tonkinensis caused by Fusarium lateritium and 
Fusarium decemcellulare”. Australasian Plant 
Pathology, 47(3): 317-323. 
9. Nông Phương Nhung, Phạm Quang Thu, 
Bernard Dell, Nguyễn Minh Chí, 2019. Nghiên cứu 
hiện trạng gây trồng cây Sưa tại phía Bắc Việt Nam. 
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2. 
10. Parthiban, M. and Muranleedharan, N., 1996. 
Biology of the shot hole borer Euwallacea fornicatus 
(Eich.) of tea. J. Plantn.Crops, (24), 319-329. 
11. Trần Thị Thanh Tâm, 2019. “Nghiên cứu đặc 
điểm sinh học, sinh thái học và biện pháp phòng 
chống bệnh chết héo do nấm Ceratocystis sp. gây 
hại Keo tai tượng tại tỉnh Thái Nguyên”, Luận án tiến 
sỹ Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 
131 trang. 
12. Phạm Quang Thu, 2016a. Kết quả nghiên cứu 
thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng 
chính tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, (1), 
4257-4264. 
13. Phạm Quang Thu, 2016b. Mọt Euwallacea 
fornicatus đục thân keo ở Việt Nam. Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, (7), 110-113. 
14. Vĩnh Phúc, 2013. Thông báo của tỉnh Vĩnh 
Phúc số 132/TB-TTDVBĐGTS ngày 17/6/2013 về việc 
bán đấu giá tài sản nhà nước. 
Phản biện: TS. NCVCC. Nguyễn Văn Liêm

File đính kèm:

  • pdfghi_nhan_ban_dau_ve_mot_duc_than_gay_hai_cay_sua_o_viet_nam.pdf