Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường đại học

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là nhằm mục đích

hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học,

từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Bài viết đề cập tới các nội

dung: khái niệm năng lực, dạy học theo hướng phát triển năng lực, đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và giải pháp đổi mới

 phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực ở các trường đại học

pdf 7 trang yennguyen 5140
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường đại học

Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ở các trường đại học
No.15_Mar 2020|Số 15 – Tháng 3 năm 2020|p.42-48 
42 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO 
ISSN: 2354 - 1431 
Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người 
học ở các trường đại học 
Trần Minh Hằnga* 
a Trường Đại học Tân Trào 
*Email: tranminhhangcdtq@gmail.com 
Thông tin bài viết Tóm tắt 
Ngày nhận bài: 
19/12/2019 
Ngày duyệt đăng: 
10/3/2020 
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực là nhằm mục đích 
hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, 
từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Bài viết đề cập tới các nội 
dung: khái niệm năng lực, dạy học theo hướng phát triển năng lực, đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và giải pháp đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực ở các trường đại học. 
Từ khóa: 
Đổi mới phương pháp dạy 
học; phát triển năng lực; 
phương pháp dạy học hiện 
đại. 
1. Đặt vấn đề 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: 
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học 
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người 
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi 
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, 
khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập 
nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. 
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức 
học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại 
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công 
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để 
thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện 
GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, các Trường 
Đại học cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi 
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển 
năng lực người học và một số biện pháp đổi mới 
phương pháp dạy học theo hướng này. Bài viết đề cập 
tới năng lực và đổi mới phương pháp dạy học theo 
hướng phát triển năng lực người học hướng phát triển 
năng lực người học ở các trường Đại học. 
2. Nội dung 
2.1. Khái niệm năng lực 
Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, Denyse 
Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, 
thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử 
dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với 
các tình huống trong cuộc sống.” [10, tr.5]. F. E. 
Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ 
năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của 
HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành 
động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi 
đến giải pháp.” [11, tr.25]. 
Howard Gardner của Đại học Harvard (Mỹ) đã 
phân tích 8 lĩnh vực trí năng của con người, bao 
gồm: ngôn ngữ, logic-toán học, âm nhạc, không 
gian, vận động cơ thể, giao tiếp, tự nhận thức, hướng 
tới thiên nhiên. Ông cho rằng, con người đều phải 
kết hợp nhiều lĩnh vực trí năng có liên quan với nhau 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
43 
để cùng giải quyết một vấn đề (problem) - có thực 
trong cuộc sống chứ không thể chỉ huy động duy 
nhất một mặt trí năng nào đó để giải quyết. Năng lực 
cá nhân của mỗi người được tạo thành chính từ sự 
kết hợp các lĩnh vực trí năng đó. Quan điểm của 
Gardner [8] và Nusche [9] về năng lực thống nhất 
với các tác giả trên rằng: năng lực phải được thể 
hiện thông qua hoạt động, bằng hoạt động có kết 
quả (performance) và qua đó có thể đánh giá hoặc 
đo đạc được. 
Đặng Thành Hưng cho rằng: “Năng lực là thuộc 
tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công 
hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong 
những điều kiện cụ thể.” [2]. Theo cách hiểu này 
Đặng Thành Hưng coi năng lực là đặc điểm, phẩm 
chất hoặc thuộc tính của con người hơn coi nó là một 
hoạt động. Nhưng đặc điểm là một từ quá chung 
chung. Giữa hai thuật ngữ còn lại là thuộc tính và 
phẩm chất thì thuật ngữ thuộc tính không nói lên 
được bản chất xã hội của năng lực, vì thuộc tính 
trong tiếng Việt được hiểu là “đặc tính vốn có của 
một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại, và qua đó, con 
người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật 
này với sự vật khác”, ví dụ: Màu sắc là thuộc tính 
của mọi vật thể. Trong khi đó, năng lực là cái “có thể 
phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lí của 
con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), 
song không phải là bẩm sinh, mà là kết quả phát triển 
của xã hội và của con người (đời sống xã hội, sự giáo 
dục và rèn luyện, hoạt động của cá nhân)” [1]. 
Trong chương trình Giáo dục Phổ thông tổng thể, 
năng lực được quan niệm: “Năng lực là thuộc tính cá 
nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có 
và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người 
huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các 
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý 
chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất 
định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện 
cụ thể. Theo đó năng lực là sự kết hợp giữa tố chất 
sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện của người học; 
Năng lực là sự tích hợp của kiến thức, kĩ năng và các 
thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí 
(mà người học có được nhờ quá trình học tập, rèn 
luyện), [Dẫn theo 4], [5], [7]; Năng lực được hình 
thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở 
sự thành công trong hoạt động thực tiễn (là cái có thể 
quan sát, đo lường). Từ những quan niệm trên chúng 
ta thấy rằng năng lực dù là tố chất có sẵn hay là sự 
kết hợp của nhiều yếu tố thì điều quan trọng là nó chỉ 
được biểu hiện, được công nhận khi con người vận 
dụng nó để giải quyết hay thực hiện một vấn đề, 
nhiệm vụ nào đó trong công việc, cuộc sống, tức 
phải gắn liền với thực tiễn [6]. 
Trong nghiên cứu này từ việc nghiên cứu quan 
niệm năng lực của các nhà khoa học đi trước chúng 
tôi quan niệm: Năng lực là kết quả của quá trình 
giáo dục, rèn luyện của cá nhân, thể hiện ở những 
kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp để cá nhân có 
thể tham gia hiệu quả vào một lĩnh vực hoạt động 
nhất định. 
Như vậy, ở góc độ này, người có năng lực ở lĩnh 
vực nào thì nhất định phải có tri thức kĩ năng kĩ xảo 
trong lĩnh vực ấy, có thái độ tích cực để vận dụng tri 
thức kĩ năng hiệu quả vào các hoạt động. Tuy nhiên 
có tri thức, kĩ năng chưa thể khẳng định cá nhân có 
năng lực hay không, bởi tri thức kĩ năng ấy chưa 
chắc đã được hiện thực hóa trong hoạt động. Vậy 
năng lực dưới góc độ giáo dục học được thể hiện ở 
kết quả hoạt động của cá nhân, khả năng vận dụng tri 
thức, kĩ năng để tham gia có hiệu quả trong một lĩnh 
vực hoạt động nhất định. 
2.2. Dạy học theo hướng phát triển năng lực 
Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển 
năng lực là đo được “năng lực” của người học, người 
học thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng 
lực của mình, điều đó có nghĩa là người học phải 
chứng minh mức độ làm chủ/nắm vững kiến thức và 
kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học 
cụ thể, cho dù mất bao lâu. Mặc dù các mô hình học 
truyền thống vẫn có thể đo lường được năng lực, 
nhưng chúng phải dựa vào thời gian, các môn học 
được sắp xếp theo từng kì học, năm học. Vì vậy, 
trong khi hầu hết các trường học truyền thống đều cố 
định thời gian học tập (theo năm học) thì dạy học 
phát triển năng lực lại cho phép chúng ta giữ nguyên 
việc học và để thời gian thay đổi học [3]. Dạy học 
dựa trên phát triển năng lực tốt hơn cho phép mọi 
người học học tập, nghiên cứu theo tốc độ của riêng 
mình, điều này cũng giúp sinh viên thích ứng với 
những thay đổi của cuộc sống trong tương lai. Đối 
với một số sinh viên, dạy học phát triển năng lực cho 
phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, 
tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập [5]. 
 Như vậy theo chúng tôi dạy học theo hướng 
phát triển năng lực là phát triển năng lực hành động 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
44 
cho người học, tức là việc thực hiện có trách nhiệm 
và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, 
các vấn đề trong những tình huống khác nhau trên 
cơ sở hiểu biết, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự 
sẵn sàng hành động. Giảng viên phải có phương 
pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, phải khơi 
gợi được niềm đam mê của người học và đặc biệt 
phải tạo điều kiện “học đi đôi với hành” để người 
học vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mình 
lĩnh hội được vào giải quyết các tình huống thực 
tiễn. Từ đó năng lực người học cần đạt là cơ sở để 
xác định các mục tiêu, nội dung, hoạt động, phương 
pháp ..dạy học mà người dạy cần phải căn cứ vào 
đó để tiến hành các hoạt động giảng dạy và giáo dục 
( lấy người học làm trung tâm), chương trình dạy học 
theo hướng phát triển năng là dạy học định hướng 
kết quả đầu ra, chú trọng năng lực vận dụng tri thức 
vào thực tiễn. Và để thực hiện điều này, mỗi cơ sở 
đào tạo cần nhanh chóng thoát khỏi mô hình giáo 
dục truyền thống, chuyển từ việc trang bị kiến thức 
sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực 
người học. Nghĩa là phải thay đổi quan điểm, mục 
tiêu dạy học: từ chỗ chỉ quan tâm tới việc người học 
học được gì đến chỗ quan tâm tới việc người học làm 
được cái gì qua việc học. 
2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
phát triển năng lực người học 
Qua tổng hợp các nghiên cứu theo chúng tôi đổi 
mới phương pháp dạy học theo định hướng phát 
triển năng lực người học là thực hiện dạy học phù 
hợp với tiến trình nhận thức của người học (đi từ cụ 
thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó); Quán triệt tinh 
thần “lấy người học làm trung tâm”, chú ý nhu cầu, 
năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau 
của từng cá nhân người học; Tổ chức quá trình dạy 
học theo hướng kiến tạo, trong đó người học được 
tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn 
đề; Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, 
kĩ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhuần nhuyễn, 
sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ 
thuật dạy học truyền thống; Kết hợp các hoạt động 
dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải 
nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn . 
Qua nghiên cứu thực tiễn trong dạy học truyền 
thống giảng viên là người truyền thụ tri thức, người 
học tiếp thu những tri thức được quy định sẵn. Người 
học có phần “thụ động”, ít phản biện, giáo án thường 
được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho 
cả lớp, người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến 
thức đã được có sẵn trong sách, giảng viên sử dụng 
nhiều phương pháp dạy học truyền thống (thuyết 
trình, hướng dẫn thực hành, trực quan). Trong dạy 
học theo hướng phát triển năng lực người học, giảng 
viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh 
tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn 
đề của trò. Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ 
động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn 
trò tự tìm tòi, giáo án được thiết kế phân nhánh, có 
sự phân hóa theo trình độ và năng lực, người học có 
nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện, 
giáo viên sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích 
cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm) 
kết hợp phương pháp dạy học truyền thống [6]. 
Qua phần so sánh về phương pháp dạy học 
truyền thống và dạy học phát triển năng lực người 
học cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển 
năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các 
phương pháp dạy học tích cực kết hợp truyền thống, 
giảng viên chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò 
chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết 
vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của sinh viên. 
Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung 
tâm, sử dụng nhiều phương pháp dạy học truyền 
thống. Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách 
truyền thống là chỉ soạn từng bước theo trình tự kiến 
thức (theo đường thẳng, chỉ soạn cho một dạng đối 
tượng không phù hợp với dạy học theo năng lực là 
cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng 
sinh viên khác nhau. 
Tuy nhiên ưu điểm của dạy học theo hướng phát 
triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng 
theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực 
vận dụng của sinh viên. Nhưng nếu vận dụng một 
cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung 
học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và 
tính hệ thống của tri thức. Ngoài ra đáng lưu ý, chất 
lượng giáo dục không chỉ thực hiện ở kết quả đầu ra 
mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện. 
2.4. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng tiếp cận năng lực người học ở các 
trường đại học 
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề đổi 
mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
45 
lực người học từ nhiều nghiên cứu của các nhà khoa 
học, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau: 
2.4.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống 
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là 
loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như 
thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng 
việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược 
điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các 
phương pháp dạy học này người giảng viên trước hết 
cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo 
các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như 
tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý 
các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu 
trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học 
truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh 
các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử 
dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng 
cường tính tích cực nhận thức của người học trong 
thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải 
quyết vấn đề. 
2.4.2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học 
Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình 
thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là 
phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và 
nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học toàn lớp, dạy 
học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể là những hình 
thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi 
một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng 
độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương 
pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông 
qua làm việc nhóm. Trong thực tiễn dạy học ở đại học 
hiện nay, giảng viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng 
kết hợp thuyết trình của giảng viên với hình thức làm 
việc nhóm, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức 
của sinh viên. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất 
đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các 
nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, 
mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết 
những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc 
nhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên 
biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường 
hợp, dự án. Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp 
bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ 
cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của người 
học. Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần 
chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, 
vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương 
pháp dạy học tích cực khác. 
2.4.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề 
Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, 
dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm 
dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng 
nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong 
một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng 
mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn 
đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương 
pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con 
đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của 
người học, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy 
học với những mức độ tự lực khác nhau của sinh viên. 
Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa 
học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắn 
với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy 
học giải quyết vấn đề thường chú ý đến những vấn đề 
khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đề 
gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc 
giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học 
chuyên môn thì sinh viên vẫn chưa được chuẩn bị tốt 
cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy 
bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học 
còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống. 
2.4.4. Vận dụng dạy học theo tình huống 
Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy 
học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ 
đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc 
sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức 
trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho người 
học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trong mối 
tương tác xã hội của việc học tập. Các chủ đề dạy học 
phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến 
nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn 
với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được 
phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc 
sống thì luôn diễn ra trong những mối quan hệ phức 
hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp 
phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các 
môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên 
năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn. 
Phương pháp nghiên cứu trường hợp là một phương 
pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, 
trong đó người học tự lực giải quyết một tình huống 
điển hình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm. 
Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
46 
tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong 
nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục 
tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay. 
Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vào dạy học 
là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tình 
huống thực. Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng 
học lý thuyết thì sinh viên cũng chưa có hoạt động 
thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và 
thực hành. 
2.4.5. Vận dụng dạy học định hướng hành động 
Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy 
học nhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân 
tay kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình học tập, 
sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn 
thành các sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt 
giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay chân. Đây là 
một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn 
thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý 
nghĩa quan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo 
dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành 
động, nhà trường và xã hội. Dạy học theo dự án là một 
hình thức điển hình của dạy học định hướng hành 
động, trong đó sinh viên tự lực thực hiện trong nhóm 
một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề 
thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các 
sản phẩm có thể công bố. Trong dạy học theo dự án có 
thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học 
hiện đại như lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng, 
dạy học hợp tác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, 
sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học định 
hướng hành động. 
2.4.6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và 
công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học 
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong 
việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát 
triển năng lực người học, nhằm tăng cường tính trực 
quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện 
nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho 
các trường đại học đã được chú trọng, tuy nhiên các 
phương tiện dạy học tự làm của giảng viên luôn có ý 
nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện 
và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là 
phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh 
việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện 
trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy 
học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng 
điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối, 
Trường học lớn(BigSchool)Đồng thời, nhà trường 
cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng học, máy 
chiếu, phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị để giúp 
công tác giảng dạy theo các phương pháp tích cực đạt 
hiệu quả cao. Đồng thời cần đầu tư cơ sở dữ liệu phục 
vụ công tác nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh 
viên bởi với phương pháp giảng dạy theo hướng phát 
triển năng lực người học đòi hỏi sinh viên phải chủ 
động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu. Vì vậy, nhà trường 
cần xây dựng tài liệu học tập mở, cập nhật giáo trình, 
tài liệu mới và đa dạng các nguồn tìm kiếm. 
2.4.7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính 
tích cực và sáng tạo 
Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động 
của của giảng viên và sinh viên trong các tình huống 
hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình 
dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ 
nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy 
học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng 
phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong 
đàm thoại. Ngày nay giảng viên cần chú trọng phát 
triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính 
tích cực, sáng tạo của người học như “động não”, “tia 
chớp”, “bể cá”, bản đồ tư duy, kỹ thuật khăn trải bàn... 
2.4.8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù 
bộ môn 
Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng 
với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp 
dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ 
môn. Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được 
xây dựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn. Ví dụ: 
Thí nghiệm là một phương pháp dạy học đặc thù quan 
trọng của các môn khoa học tự nhiên; các phương 
pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm 
mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ 
thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là những phương 
pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp 
“Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy 
học các môn khoa học... 
2.4.9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực 
cho sinh viên 
Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò 
quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng 
tạo của sinh viên. Có những phương pháp nhận thức 
chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá 
thông tin, phương pháp tổ chức làm việc, phương 
pháp làm việc nhóm, có những phương pháp học tập 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
47 
chuyên biệt của từng bộ môn. Bằng nhiều hình thức 
khác nhau, cần luyện tập cho sinh viên các phương 
pháp học tập chung và các phương pháp học tập trong 
bộ môn. Để phát huy hiệu quả phương pháp dạy học 
theo hướng phát triển năng lực người học đòi hỏi cần 
có sự “cộng tác” của người học với người dạy. Cần 
giúp sinh viên xác định được mục tiêu tiêu, nhiệm vụ 
học tập; cần bỏ thói quen chây ỳ trong học tập, thói 
quen tiếp nhận tri thức một chiều và thay vào đó phải 
chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự giác trong 
học tập, nghiên cứu các vấn đề. 
Các giải pháp trên đây chỉ mang tính chất định 
hướng, tùy vào điều kiện thực tiễn nhà trường, trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên, ý thức, năng lực 
của sinh viên mà vận dụng các giải pháp cho phù hợp 
nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao, đóng góp vào 
chất lượng giáo dục đào tạo của các trường Đại học. 
3. Kết luận 
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng 
phát triển năng lực người học được xem là chìa khóa 
để đổi mới giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy 
học theo hướng phát triển năng lực người học cần có 
sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường- giảng viên - 
sinh viên. Nhà trường cần phải đổi mới nội dung 
chương trình đào tạo, xây dựng nội dung học phần 
đảm bảo bám sát yêu cầu của thị trường lao động, phù 
hợp với năng lực của người học. Mỗi người giảng viên 
cần có ý thức trách nhiệm trong việc nghiên cứu đổi 
mới phương pháp dạy học, vận dụng vào thiết kế bài 
học, tạo môi trường học tập thuận lợi để nâng cao chất 
lượng dạy và học, cần sáng tạo, linh hoạt trong việc áp 
dụng và lồng ghép các phương pháp giảng dạy nhằm 
thay đổi không khí học tập, tạo hứng thú cho sinh viên 
trong tiếp nhận kiến thức. Đồng thời, theo mục tiêu, 
nội dung của môn học hay từng chương, từng phần cụ 
thể mà giáo viên có thể thiết kế buổi đi thực tế: đưa 
sinh viên tới các cơ quan, doanh nghiệp hay khảo sát 
thực địa để nâng cao hiệu quả học tập từ việc lĩnh 
hội tri thức thông qua quá trình nghe - nhìn và thực 
hành các kỹ năng trong từng môn học. Sinh viên cần 
xác định được muc tiêu, nhiệm vụ học tập, chủ động, 
tích cực trong lĩnh hội tri thức, tự giác trong học tập, 
nghiên cứu các vấn đề. Đây là các yếu tố quan trọng, 
hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu 
đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và đánh giá 
theo năng lực, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 6 
(71). 
2. Đặng Thành Hưng (2012), Năng lực và giáo dục 
theo tiếp cận năng lực, Tạp chí Quản lí Giáo dục, 
(43), tháng 12-2012. 
3. Nguyễn Thị Nga (2019), Dạy học theo phương 
pháp tiếp cận năng lực người học tại trường đại học - 
vai trò và giải pháp, Tạp chí Khoa học Trường Đại 
học Khánh Hòa, số 6, 2019. 
4. Phạm Đức Quang, Lê Anh Vinh (2018) (Đồng 
chủ biên), Đặng Thị Thu Huệ (Đồng tác giả - nhiều 
tác giả), Dạy học môn Toán cấp Trung học cơ sở theo 
hướng phát triển năng lực học sinh, Nxb Đại học 
Quốc gia Hà Nội. 
 5. Đặng Bá Lãm (2015), Chương trình giáo dục 
hướng tới phát triển năng lực người học, Tạp chí 
Quản lý giáo dục, 4, 47–49. 
 6. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2015), Dạy học phát triển 
năng lực, Tạp chí Quản lý giáo dục. 4, 27–28. 
 7. Đỗ Ngọc Thống, Xây dựng chương trình giáo 
dục phổ thông theo hướng tiếp cận NL, 
 ngày 9/6/2011. 
 8. Howard Gardner (1997), Cơ cấu trí khôn, Dịch 
giả Phạm Toàn, Nxb Giáo dục 
9. Nusche, D. (2008), Assessement of learning 
outcome in higher education: A comparative review of 
selected practices, OECD Education Working Papers, 
No.15, OECD Puplishing. 
10. Tremblay Denyse (2002), The Competency-
Based Approach: Helping learners become 
autonomous. In Adult Education - A Lifelong Journey 
11.aWeinert F. E. (2001), Vergleichende 
Leistungsmessung in Schulen – eineumstrittene 
Selbstverstondlichkeit, In F. E. Weinert (eds), 
Leistungsmessung in Schulen, Weinheim und Basejl: 
Beltz Verlag. 
T.M.Hang/ No.15_Mar 2020|p.42-48 
48 
Solutions for innovating teaching methods towards developing capacity of learners 
at universities 
Tran Minh Hang 
Article info Abstract 
Recieved: 
19/12/2019 
Accepted: 
10/3/2020 
Innovation of teaching methods towards development of capacity is to aim of 
forming capacity of action, raise the sense of initiative and creativity of learners, 
thereby improving quality of teaching in schools. The article mentions the contents, 
such as definition of capacity, teaching towards development of capacity, 
innovation of teaching methods towards development of capacity and solutions for 
revonation of teaching methods towards development of capacity at the universities. 
Keywords: 
Revonation of teaching 
methods; capacity 
development; modern 
teaching methods. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_theo_huong_phat_trien.pdf