Giải pháp nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán nhà nước
Trong những năm qua, hoạt động kiểm toán đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, Kiểm toán nhà nước đã có nhiều kiến nghị có giá trị giúp cho các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật để hoàn thiện cơ chế quản lý tiền, tài sản nhà nước. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, công tác kiểm toán chỉ mới chú trọng khâu phát hiện, kiến nghị, xử lý sai phạm. Trong khi đó, hiệu lực hiệu quả của công tác kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào việc nhận thức và triển khai đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau kiểm toán được xử lý như thế nào. Bài viết nhằm mục đích phân tích các nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán nhà nước
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 144 - tháng 10/2019 giaûi pHaùp naâng cao keát quaû tHöïc Hieän keát luaän, kieán ngHò kieåm toaùn cuûa kieåm toaùn nHaø nöôùc *Kiểm toán nhà nước Khu vực VII CN. NINH TRầN NAM* CN. Đỗ HồNG THúY* ThS. BùI ĐĂNG NGHĩA* Trong những năm qua, hoạt động kiểm toán đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Ngoài việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm, Kiểm toán nhà nước đã có nhiều kiến nghị có giá trị giúp cho các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật để hoàn thiện cơ chế quản lý tiền, tài sản nhà nước. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, công tác kiểm toán chỉ mới chú trọng khâu phát hiện, kiến nghị, xử lý sai phạm. Trong khi đó, hiệu lực hiệu quả của công tác kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào việc nhận thức và triển khai đầy đủ các kết luận, kiến nghị sau kiểm toán được xử lý như thế nào. Bài viết nhằm mục đích phân tích các nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Từ khóa: Kết luận; kiến nghị kiểm toán; Kiểm toán nhà nước. Solutions to improve results of implementation of audit conclusions and recommendations of the State Audit Office of Vietnam Over the years, the audit activity has brought about drastic evolution. In addition to detecting and handling wrongdoings, the State Audit Office of Vietnam has issued many valuable recommendations to help auditees amend and supplement mechanisms, policies and laws to complete the mechanism ofpublic finance and asset management. However, during the past time, the audit work has only focused on detecting, proposing and handling wrongdoings. Meanwhile, the effectiveness of the audit depends largely on the awareness and how the conclusions, recommendations after the audit are implemented. The article aims to analyze the causes and propose some solutions to improve the results of the implementation of audit conclusions and recommendations of the State Audit Office of Vietnam. Key words: Audit conclusions and recommendations; State Audit Office of Vietnam. 1. Tổng quan về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước 1.1. Một số vấn đề lý luận về kết luận, kiến nghị kiểm toán Kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trên giác độ chung là một phần chức năng quan trọng của Kiểm toán nhà nước. Kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là một nội dung cơ bản trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, là sản phẩm của quá trình kiểm toán trong đó đưa ra các ý kiến kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán đồng thời đề xuất các kiến nghị liên quan đến tài chính, vấn đề quản lý, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật... liên quan. Các kết luận, kiến nghị này nhằm góp phần ngăn chặn các sai phạm, các hiện tượng tham nhũng, lãng phí và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực tài chính công, tài sản công trong các đơn vị thuộc phạm vi TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 144 - tháng 10/2019 kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tùy theo chức năng, loại hình kiểm toán... kết luận kiến nghị kiểm toán được phân chia thành nhiều loại khác nhau song đều phục vụ cho một mục đích chung là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm toán. Căn cứ theo chức năng của Kiểm toán nhà nước, có thể phân loại thành: Kết luận, kiến nghị về xử lý các sai phạm phát hiện trong quá trình kiểm toán; Kết luận, kiến nghị về chấn chỉnh chế độ kế toán, tài chính, tổ chức nhân sự, cơ chế hoạt động, hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán; Kết luận, kiến nghị có tính chất tư vấn; Kết luận, kiến nghị yêu cầu các cá nhân, tổ chức đang điều hành, quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công phải tôn trọng thực hiện các quy định, quy phạm pháp luật; Kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đối với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương liên quan đến việc nâng cao địa vị pháp lý, chức năng, quyền hạn của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Theo loại kết luận, kiến nghị xử lý trên báo cáo kiểm toán có thể chia thành: Kiến nghị điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán; Kiến nghị về xử lý tài chính; Kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; Kiến nghị xem xét xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; Ý kiến tư vấn cho Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương về các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Căn cứ theo loại hình kiểm toán ta có: Kết luận, kiến nghị trong kết quả kiểm toán báo cáo tài chính; Kết luận, kiến nghị trong kết quả kiểm toán hoạt động; Kết luận, kiến nghị trong kết quả kiểm toán tuân thủ. 1.2. Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thời gian qua 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán Để nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần xem xét đến các nhân tố tác động bao gồm một hệ thống đồng bộ, có quan hệ hữu cơ, tác động và chi phối lẫn nhau, cụ thể: Trước hết, các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước phải có giá trị pháp lý, bắt buộc thực hiện với các đối tượng liên quan. Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi) được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 24/6/2015 tại Kỳ họp NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 144 - tháng 10/2019 thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 thì “Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.” Bên cạnh đó, việc địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước và Tổng Kiểm toán nhà nước được hiến định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần tăng cường giá trị, ý nghĩa của kết luận, kiến nghị kiểm toán. Thứ hai, chất lượng của kết luận, kiến nghị kiểm toán, đặt trong tương quan với chất lượng báo cáo kiểm toán nói riêng và chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các kết luận kiến nghị này. Bởi khi chất lượng được nâng cao, các kết luận, các kiến nghị chuẩn xác, trên cơ sở các bằng chứng kiểm toán cụ thể buộc đơn vị được kiểm toán và các bên liên quan phải “tâm phục khẩu phục” và nghiêm túc thực hiện. Thứ ba, việc theo dõi và đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Việc thành lập các đoàn kiểm tra thực hiện cần quy tụ các kiểm toán viên dày dạn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để có thể giải đáp các khúc mắc của đơn vị, bảo vệ vững các luận điểm mà Kiểm toán nhà nước đưa ra đồng thời cũng là để hướng dẫn, tư vấn cho đơn vị khi cần. Thứ tư, có hệ thống quy định rõ ràng, đồng bộ không chỉ liên quan đến kết luận, kiến nghị kiểm toán mà còn về thẩm quyền, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan. Đồng thời, quy chế phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các bộ, ngành, địa phương cũng là yếu tố góp phần gia tăng kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. 1.2.2. Tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thời gian qua Thực trạng kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Tổng hợp kết quả kiểm toán 25 năm qua, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý tài chính 413.145 tỷ đồng, trong đó tăng thu ngân sách nhà nước 92.716 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 93.730 tỷ đồng. Tính riêng 05 năm gần đây (2014-2018), Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 265.565 tỷ đồng, chiếm 64,2% tổng số kiến nghị xử lý tài chính trong 25 năm, trong đó các khoản tăng thu ngân sách nhà nước 63.568 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 71.365 tỷ đồng, tăng giá trị doanh nghiệp, phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần 14.773 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác 115.857 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ hàng nghìn văn bản quy phạm pháp luật sai quy định hoặc không phù hợp với thực tế. Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 899 văn bản (06 Luật, 38 nghị định, 141 thông tư, 01 chỉ thị, 250 quyết định, 54 nghị quyết, 409 văn bản khác). Ngoài ra, Kiểm toán nhà nước còn đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật đóng góp thiết thực vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trung bình mỗi năm, Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và có trên 200 kiến nghị xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm phát hiện qua kiểm toán; cung cấp hàng trăm báo cáo, hồ sơ cho các cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Phòng, chống tham nhũng. Chỉ tính năm 2108, Kiểm toán nhà nước đã cung cấp 146 báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ điều tra, kiểm tra, giám sát và thực hiện tố tụng; chuyển 05 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị điều tra, làm rõ để xử lý về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, trong đó 02 vụ đã bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Từ năm 2016 đến nay, sau khi Luật Kiểm toán nhà nước được sửa đổi và Kiểm toán nhà nước ban hành hệ thống Chuẩn mực kiểm toán, Quyết định số 07/2016/QĐ-KTNN về việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 144 - tháng 10/2019 Kiểm toán nhà nước tạo căn cứ pháp lý quan trọng trong việc thực hiện theo dõi, kiểm tra các đơn vị được kiểm toán và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tháng 7 hàng năm, các đơn vị Kiểm toán nhà nước chuyên ngành và khu vực báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm của đơn vị gửi Vụ Tổng hợp để tổng hợp theo dõi kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm của toàn ngành. Có thể minh chứng qua các con số tổng hợp cho giai đoạn này như sau: Năm 2016 tổng số kiến nghị theo báo cáo kiểm toán: 20.842.477 triệu đồng; tổng số kiến nghị điều chỉnh giảm: 141.684 triệu đồng; tổng số kiến nghị điều chỉnh tăng: 193.858 triệu đồng; tổng số kiến nghị đủ bằng chứng thực hiện: 20.894.651 triệu đồng; số đã thực hiện 15.794.253 triệu đồng, đạt 75,6% số kiến nghị đủ bằng chứng; số chưa thực hiện 5.100.398 triệu đồng, chiếm 24,4% số kiến nghị đủ bằng chứng. Các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước từ năm 2013 trở về trước đã được các đơn vị tiếp tục thực hiện tăng thêm 6.822.866 triệu đồng (trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 1.763.701 triệu đồng); số chưa thực hiện đến 31/12/2016 là 11.046.488 triệu đồng (trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 3.238.977 triệu đồng). Năm 2017 tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2016 (niên độ ngân sách nhà nước năm 2015): Tổng số kiến nghị theo báo cáo kiểm toán là 38.784.103 triệu đồng trong đó: Tổng số kiến nghị điều chỉnh giảm 396.656 triệu đồng; tổng số kiến nghị điều chỉnh tăng 62.963 triệu đồng; tổng số kiến nghị đủ bằng chứng thực hiện 38.450.409 triệu đồng; số đã thực hiện 30.082.187 triệu đồng, đạt 78,2% số kiến nghị đủ bằng chứng; số chưa thực hiện 8.368.223 triệu đồng, chiếm 21,8% số kiến nghị đủ bằng chứng. Các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước từ năm 2014 trở về trước đã được các đơn vị tiếp tục thực hiện tăng thêm 4.717.505,8 triệu đồng (trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 1.871.421triệu đồng); số chưa thực hiện đến 31/12/2017 là 10.867.403 triệu đồng (trong đó tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước 4.708.432 triệu đồng). Năm 2018 tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán về mặt tài chính năm 2017 (niên độ ngân sách nhà nước năm 2016): Tổng số kiến nghị theo báo cáo kiểm toán là 91.322.711 triệu đồng; tổng số kiến nghị điều chỉnh giảm 547.701 triệu đồng; tổng số kiến nghị điều chỉnh tăng 52.766 triệu đồng; tổng số kiến nghị đủ bằng chứng thực hiện 90.827.775 triệu đồng; số đã thực hiện 66.451.732 triệu đồng, đạt 73,2% số kiến nghị đủ bằng chứng; số chưa thực hiện 24.376.043 triệu đồng, chiếm 26,8% số kiến nghị đủ bằng chứng. Các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước từ năm 2015 trở về trước đã được các đơn vị tiếp tục thực hiện với: Tổng số thực hiện 2.146.690 triệu đồng, đạt 13,4% (trong đó tăng thu, giảm chi 1.380.500 triệu đồng, đạt 64,3%). Tổng số chưa thực hiện 13.924.570 triệu đồng, chiếm 86,6% số kiến nghị tiếp tục thực hiện (trong đó tăng thu, giảm chi 9.154.894 triệu đồng). Một số hạn chế trong thực hiện kết luận và kiến nghị kiểm toán Trải qua 25 năm, chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã được nâng cao, cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng và đơn vị được kiểm toán nhiều kiến nghị có giá trị thực tiễn; đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước còn một số hạn chế cơ bản như: Một số kết luận, kiến nghị còn mang tính chung chung, thiếu tính khả thi, thiếu bằng chứng thuyết phục và chưa rõ chế tài xử lý; một số kết luận, kiến nghị còn né tránh việc quy trách nhiệm cụ thể với các cá nhân, tổ chức có sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán; vẫn còn một số kết luận, kiến nghị kiểm toán còn mang tính vi mô, tính vĩ mô chưa nhiều nên chưa đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước. Chính những hạn chế về chất lượng các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi, tính hiệu lực của kết luận, kiến nghị và làm ảnh hưởng đến uy tín của Kiểm toán nhà nước. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 144 - tháng 10/2019 Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về chủ quan, Một số kiến nghị của Kiểm toán nhà nước vẫn còn chưa rõ, không thuyết minh rõ nội dung sai sót; Một số đơn vị chưa theo dõi chi tiết từng năm theo niên độ kiểm toán và số còn phải thực hiện theo từng năm; Việc tổng hợp và theo dõi số chưa thực hiện các năm trước không được liên tục, chưa rà soát các kiến nghị đối với các đơn vị đã giải thể hoặc không có khả năng tiếp tục thực hiện; Tại các Báo cáo kiểm toán, chưa có quy định cụ thể và thống nhất trong toàn ngành về thời gian đơn vị phải báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Một số báo cáo kiểm toán, việc tổng hợp số liệu từ các biên bản kiểm toán còn sai sót; Một số Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành và Khu vực còn chưa coi trọng và chỉ đạo quyết liệt đối với công tác kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; Báo cáo tổng hợp của Kiểm toán nhà nước còn chưa phân định rõ ràng về tổng số kiến nghị, tổng số thực hiện, tổng số chưa thực hiện; Phối hợp chưa tốt với các Bộ, ngành, địa phương, ... ểm toán của Kiểm toán nhà nước. Về khách quan, chưa có quy định về trách nhiệm công khai tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Ý thức của một số đơn vị trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước còn chưa đầy đủ, đồng thời chưa có chế tài để xử lý đối với những trường hợp đơn vị chây ì không thực hiện nghiêm túc kiến nghị kiểm toán; Pháp luật còn thiếu những quy định cụ thể về chế tài để xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; Đơn vị gặp khó khăn về tài chính nên chưa có nguồn thực hiện; Một số dự án đang trong quá trình thực hiện, chưa phê duyệt quyết toán nên đơn vị đề nghị sẽ thực hiện kiến nghị kiểm toán khi quyết toán công trình; Một số đơn vị đang đề nghị xem xét lại các kiến nghị kiểm toán hoặc không chấp hành do chưa thống nhất với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, đã có văn bản đề nghị Kiểm toán nhà nước xem xét giải quyết nhưng Kiểm toán nhà nước chưa có văn bản trả lời; Đơn vị đã nộp ngân sách nhà nước nhưng việc ghi chép chứng từ chưa đúng theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, chưa cung cấp đầy đủ các bằng chứng để chứng minh việc thực hiện kiến nghị nên Kiểm toán nhà nước chưa chấp nhận kết quả thực hiện... 2. Một số giải pháp nâng cao kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản liên quan cũng như các chế tài xử lý đối với các sai phạm được phát hiện trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Theo quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, báo cáo kiểm toán sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Trên cơ sở đó, đơn vị được kiểm toán có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ kịp thời kết luận kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Tuy nhiên, hiện nay khi các đơn vị được kiểm toán chây ì, hoặc không thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nhưng chưa có chế tài xử lý nên Kiểm toán nhà nước chỉ đưa ra kiến nghị, và đôn đốc các đơn vị được kiểm toán thực hiện chứ chưa có giải pháp mạnh để bắt buộc phải thực hiện. Vì vậy, để tăng cường kết quả thực hiện kết luận kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và các văn bản liên quan để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước phát hiện. Nâng cao chất lượng đối với công tác kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Để nâng cao chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cần thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ kiểm toán viên có đạo đức nghề nghiệp và giỏi về chuyên môn: Nhiệm vụ của kiểm toán viên không dừng lại ở việc xác nhận tính đúng đắn, chính xác của số liệu, mà quan trọng hơn, còn đánh giá tính kinh tế, TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 144 - tháng 10/2019 hiệu quả và hiệu lực của việc sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản công từ đó chỉ ra các lý do dẫn đến tình trạng của đơn vị được kiểm toán và đưa ra các khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động. Yêu cầu đó đặt ra cho kiểm toán viên ngoài có kiến thức về kế toán, kiểm toán, cần nắm vững kiến thức kinh tế - tài chính tổng hợp, vĩ mô, và có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và dự báo. Đẩy mạnh việc thu thập thông tin về tình hình quản lý, sử dụng tài chính công, tình hình biến động tài sản tại tất cả các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi, đối tượng của Kiểm toán nhà nước một cách liên tục để hình thành một trung tâm tư liệu để lưu giữ. Từ đó, phân loại tính chất trọng yếu và không trọng yếu về hoạt động tài chính công đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi kiểm toán để áp dụng các phương pháp kiểm toán và bố trí lực lượng kiểm toán thích hợp. Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu vực cần tăng cường công tác chỉ đạo để nâng cao chất lượng trong quá trình khảo sát thu thập thông tin lập Kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán của Đoàn kiểm toán. Phát huy vai trò bộ phận kiểm soát chất lượng của đơn vị, chủ động xây dựng kết hoạch tự kiểm tra, kiểm soát đối với các đoàn kiểm toán của đơn vị. Đặc biệt, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán. Bên cạnh áp dụng các phương pháp kiểm toán mới, tiên tiến của thế giới, cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán lĩnh vực ngân sách nhà nước để phù hợp với sự thay đổi của môi trường công việc tại các đơn vị được kiểm toán. Nên sớm hoàn thiện hệ thống thông tin điện tử lưu trữ các thông tin cơ bản về đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, tình hình thực hiện kiểm toán các năm trước, các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất và kết quả thực hiện kiến nghị, đề xuất của Kiểm toán nhà nước. Từng bước xây dựng các Cẩm nang hoặc Sổ tay hướng dẫn kiểm toán: Cẩm nang hoặc Sổ tay kiểm toán được xây dựng trở thành tài liệu tốt hướng dẫn thực hành kiểm toán cho kiểm toán viên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và chuẩn mực trong xử lý nghiệp vụ cũng như đưa ra các kết luận, kiến nghị chính xác, đầy đủ, có tính khả thi, phù hợp đối với đơn vị được kiểm toán. Chất lượng kiểm toán vì thế dần được nâng cao. Tăng cường sự phối hợp giải quyết công việc giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan nhà nước hữu quan: Như trên đã đề cập, nguồn thông tin hiện Kiểm toán nhà nước có được từ sự phối hợp của các cơ quan hữu quan về lĩnh vực ngân sách nhà nước còn thiếu tính bao quát, chưa đảm bảo tính thời sự, kịp thời, mang tính nhỏ lẻ, không thường xuyên, liên tục. Để có được thông tin một cách kịp thời, có tính hệ thống và đầy đủ phục vụ cho hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán ngân sách nhà nước nói riêng, cần tăng cường hơn nữa cơ chế trao đổi thông tin giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan nhà nước khác. Đẩy mạnh công khai thông tin trong hoạt động kiểm toán: Kiểm toán nhà nước nên tiếp tục nghiên cứu mở rộng kênh thông tin thích hợp, trong đó chú trọng thông tin cho báo chí, nhằm công khai kết quả kiểm toán ngân sách nhà nước cho nhiều đối tượng biết, từ đó tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà nước. Sự quan tâm của công chúng làm gia tăng sức mạnh của Kiểm toán nhà nước, tạo sức ép buộc đơn vị được kiểm toán thực hiện các kiến nghị kiểm toán. Hơn nữa, việc công khai báo cáo kiểm toán cũng đặt ra yêu cầu Kiểm toán nhà nước tăng cường và duy trì các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Nâng cao chất lượng lập báo cáo kiểm toán và chất lượng của các kiến nghị kiểm toán Để nâng cao chất lượng lập báo cáo và kiến nghị kiểm toán cần thực hiện một số giải pháp sau: - Tăng cường vai trò và chức năng kiểm tra, rà soát, thẩm định dự thảo Báo cáo kiểm toán của các cơ quan tham mưu cho Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước nhất là vai trò của Vụ Tổng hợp và Vụ Pháp chế tránh nhầm lẫn về số học, tính đúng đắn khả thi của các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Tăng NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 144 - tháng 10/2019 cường sự chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu vực trong quá trình xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán. Nâng cao chất lượng và năng lực đối với hội đồng thẩm định cấp Vụ, tổ thư ký giúp việc, cán bộ được giao công tác thẩm định dự thảo Báo cáo kiểm toán. - Báo cáo kiểm toán cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, hạn chế tối đa việc đi vào các tiểu tiết, các vấn đề vụn vặt không đại diện cho tổng thể hoặc không là những vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến đối tượng kiểm toán. Bổ sung mẫu biểu đối với Báo cáo kiểm toán về yêu cầu đơn vị cung cấp bằng chứng đối với từng loại kiến nghị cụ thể về số tiền đến từng đơn vị đã kiến nghị trên báo cáo kiểm toán. - Kết luận, kiến nghị kiểm toán phải đưa ra nhận xét đánh giá liệu các cá nhân, bộ phận hay chính cơ quan tổ chức Nhà nước có tuân thủ đầy đủ các quy định của các văn bản pháp luật như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng nhà nước... hay không. Kiểm toán nhà nước phải chỉ ra những lý do không tuân thủ, xác định hậu quả gây ra, xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có liên quan để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo pháp luật. - Tăng cường các kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội sửa đổi hoặc loại bỏ những văn bản pháp luật không phù hợp, cản trở quá trình cải cách nền hành chính và phát triển nền kinh tế quốc gia. Nâng cao chất lượng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước Bên cạnh việc Kiểm toán nhà nước không ngừng nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán, đảm bảo kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng pháp luật, khả thi thì cần nâng cao chất lượng theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước bằng các giải pháp sau: - Bố trí, sắp xếp cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra kiến nghị phải có năng lực, kinh nghiệm công tác và nắm bắt được các kết luận, kiến nghị đơn vị cần phải thực hiện để hướng dẫn đơn vị cung cấp bằng chứng phù hợp. Đồng thời phân công Trưởng Đoàn kiểm toán là Trưởng Đoàn kiểm tra kiến nghị để đảm bảo việc đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi các đơn vị thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán. Cần bố trí cán bộ có năng lực giúp việc lãnh đạo Vụ giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được phụ trách. Phân công cán bộ phòng Tổng hợp chuyên trách theo dõi kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của từng đơn vị. - Các Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành và Khu vực cần kịp thời báo cáo Kiểm toán nhà nước những nội dung đề nghị điều chỉnh giảm kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị; tích cực phối hợp với đơn vị cung cấp bổ sung bằng chứng, báo cáo thuyết minh nguyên nhân để báo cáo Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Từ đó, giảm bớt những kiến nghị không khả thi, tăng tỷ lệ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Bảo đảm tiến độ thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch được duyệt. Phối hợp chặt chẽ với các Vụ tham mưu trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước xem xét quyết định đối với những nội dung đề nghị điều chỉnh giảm kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán. - Cần tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương cũng như với từng đơn vị được kiểm toán khi triển khai kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đồng thời kiến nghị các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục kiểm tra, giám sát, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, tập thể, cá nhân cố tình chây ỳ, không chấp hành kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Đối với đơn vị được kiểm toán - Các Bộ, ban ngành, địa phương cần nghiêm túc chỉ đạo thực hiện các quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước về thực hiện kết luận, kiến nghị của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, chỉ đạo các đơn vị cấp dưới tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, rà soát lại các tồn tại trong quản lý tài chính kế toán, điều TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 144 - tháng 10/2019 hành, thanh toán và quyết toán kinh phí; quan tâm xem xét, bố trí nguồn vốn để giúp các đơn vị tháo gỡ khó khăn về vốn. Cần tích cực phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo các đơn vị cấp dưới thực hiện kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho đơn vị trong quá trình thực hiện. Đồi với đơn vị được kiểm toán, cần tự tổ chức kiểm tra, rà soát lại kết quả kiểm toán, nghiêm túc thực hiện kiến nghị kiểm toán đúng thời gian quy định và phải gửi báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán về Kiểm toán nhà nước và Bộ Tài chính, Quốc hội, Chính phủ. Với các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước còn chưa phù hợp, không còn tính khả thi, khó khăn trong thực hiện, đơn vị được kiểm toán cần chủ động báo cáo giải trình kịp thời với cơ quan cấp trên và Kiểm toán nhà nước để được xem xét, giải quyết. Kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước là một trong những nhân tố góp phần đảm bảo duy trì tính kinh tế, hiệu quả trong hoạt động kinh tế. Thông qua hoạt động của mình, Kiểm toán nhà nước chỉ rõ việc sử dụng ngân sách nhà nước cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp và các yếu tố cản trở tính hiệu quả của các hoạt động trong nền kinh tế. Kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước về việc thực hiện kết quả kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong các hoạt động kinh tế - tài chính góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - tài chính trong nền kinh tế. Các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các sai phạm trong quản lý tài chính công, tài sản công và cung cấp các thông tin đáng tin cậy cho Quốc hội về các hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện giám sát và thu hút vốn đầu tư cho toàn xã hội. Có thể nói rằng những kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc giúp Quốc hội, Chính phủ thực hiện việc quản lý kinh tế - xã hội, xây dựng và điều hành có hiệu quả ngân sách nhà nước, đồng thời cung cấp các thông tin cho Quốc hội, Chính phủ nhằm thực hiện cơ chế chính sách tài chính hiện hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi); 2. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; 3. Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2015; 4. Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19/4/2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Ban hành chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020; 5. Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994; 6. Quyết định 61/TTg ngày 24/01/1995; 7. Cẩm nang Kiểm toán Nhà nước – NXB Chính trị Quốc gia, 2000; 8. Hướng dẫn số 165/HD-KTNN ngày 06/3/2008 của Kiểm toán nhà nước Hướng dẫn kết luận về trách nhiệm và kiến nghị xử lý vi phạm theo kết quả kiểm toán; 9. Quyết định số 318/QĐ-KTNN ngày 14/3/2011 của Kiểm toán nhà nước Quy định về tổ chức hội nghị công bố quyết định kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán; 10. Quyết định số 1001/QĐ-KTNN ngày 22/6/2012 của Kiểm toán nhà nước ban hành Danh mục cơ quan, đơn vị được Kiểm toán nhà nước gửi Báo cáo kiểm toán; 11. Quyết định số 06/2016/QĐ-KTNN ngày 02/11/2016 của Kiểm toán nhà nước ban hành Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán; 12. Quyết định số 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016 của Kiểm toán nhà nước ban hành Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; 13. Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 23/12/2016 của Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán; 14. Quyết định số 03/2018/QĐ-KTNN ngày 28/12/2018 của Kiểm toán nhà nước ban hành Hướng dẫn về bằng chứng kiểm toán; 15. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán từ năm 2016 đến 2018 (Báo cáo Quốc hội); 16. Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán từ năm 2016 đến 2018.
File đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_ket_qua_thuc_hien_ket_luan_kien_nghi_kiem.pdf