Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay

Tóm tắt. Nợ công đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất xét ở khía cạnh tác động qua lại đến bội chi Ngân sách nhà

nước và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Bài viết đã chỉ ra nợ công là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua. Sau đó, đã đi sâu phân tích chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quản lý

nợ công và các nguyên nhân sâu xa làm cho nợ công nước ta không ngừng gia tăng tính đến 31/12/2016. Trên cơ sở đó, bài viết đã

đưa ra một số giải pháp đổi mới quản lý nợ công, góp phần làm cho nợ công thực sự là lực đẩy cần thiết để hình thành hệ thống cơ

sở hạ tầng nước ta hoàn chỉnh đồng thời có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa NSNN qua đó, tạo bệ phóng cho nền kinh tế

nước ta cất cánh vững chắc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay

pdf 5 trang yennguyen 4280
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay

Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay
89 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt 
Journal of Science of Lac Hong University
Special issue (11/2017), pp. 89-93
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số đặc biệt (11/2017), tr.89-93
GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ CÔNG VIỆT NAM HIỆN NAY
Solutions process public debt in Vietnam nowadays
Trần Ngọc Hoàng1, Nguyễn Nam Hải2
1Khoa Sau Đại họcTrường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam
2Ban Kiểm soát Hội Kế toán tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Đến tòa soạn: 27/07/2017; Chấp nhận đăng: 07/08/2017
Tóm tắt. Nợ công đang là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất xét ở khía cạnh tác động qua lại đến bội chi Ngân sách nhà 
nước và tăng trưởng kinh tế ở nước ta hiện nay. Bài viết đã chỉ ra nợ công là một trong những nguồn lực quan trọng góp phần 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua. Sau đó, đã đi sâu phân tích chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quản lý 
nợ công và các nguyên nhân sâu xa làm cho nợ công nước ta không ngừng gia tăng tính đến 31/12/2016. Trên cơ sở đó, bài viết đã 
đưa ra một số giải pháp đổi mới quản lý nợ công, góp phần làm cho nợ công thực sự là lực đẩy cần thiết để hình thành hệ thống cơ 
sở hạ tầng nước ta hoàn chỉnh đồng thời có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa NSNN qua đó, tạo bệ phóng cho nền kinh tế
nước ta cất cánh vững chắc trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay
Từ khoá: Kinh tế vĩ mô;Tài chính công
Abstract. The public debt, one of the hottest issues in term of the mutual effect on the state budget deficit and the economic growth 
of Vietnam nowadays,is interested of people. Firstly, this paper confirmed that public debt has been one of the important resources 
contributed to the economic growth of our country in the past few years.Then,it alsoshown out the shortcomings, limitations in the 
management of public debt and the deepy causes that have made the public debt incessantly increasedas of December 31, 2016. 
From these findings, the article has introduced a number of innovative solutions to public debt management, to make the public 
debt become a necessary driving-force to establish a comprehensive infrastructure system, and positively influence on the health 
of national budget so that a firm platform is set up for the sustainable development of our national economy in the current context 
of international integration.
Keywords: Macroeconomics; Public finance
1. GIỚI THIỆU VỀ NỢ CÔNG
Thuật ngữ nợ công mặc dù đã được sử dụng khá phổ biến 
trên thế giới ở những thập kỷ cuối của thế kỷ XX. Tuy nhiên,
đối với Việt Nam, chỉ từ năm 2000 đến nay, nhất là sau khi 
Việt Nam có Luật quản lý nợ công năm 2009, nợ côngmới 
đượcquan tâm, nghiên cứu, trao đổi khá phổ biến. 
Như đã biết: trong thời đại ngày nay, bội chi Ngân sách 
nhà nước (NSNN) là một hiện tượng phát sinh khá phổ biến 
ở hầu hết các nước. Thực tế cũng cho thấy: để quản lý nền 
kinh tế xã hội (KTXH) một cách hiệu quả, Nhà nước cần sử 
dụng tổng hợp các công cụ kinh tế tài chính vĩ mô, trong đó,
chi tiêu công là một công cụ quan trọng. Khi đó, chi tiêu công 
không chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng thu NSNN trong cân 
đối, mà Nhà nước có thể chủ động mở rộng bội chi NSNN 
trong giới hạn kiểm soát được nhằmtạo ra động lực kích thích 
nền kinh tế tăng trưởng.Để có nguồn đảm bảo đáp ứng bội 
chi NSNN trong điều kiện nguồn thu từ nền KTXH cònhạn
hẹp, Chính phủ các nước thường sử dụng nhiều nguồn, 
nhưng nguồn mang tính chủ lực và có tác động lan tỏa tích 
cực đó chính là nguồn vay nợ trong và ngoàinước hay còn 
gọi là nợ công.
Theo Luật quản lý nợ công năm 2009 của Việt Nam thì Nợ
công bao gồm: Nợ chính phủ, Nợ được Chính phủ bảo lãnh 
và Nợ chính quyền địa phương.
Để đánh giá đúng đắn bản chất, vai trò của nợ công như là 
một nguồn lực chính yếu cho sự phát triển KTXH của một 
nước, cần đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng, tác động qua 
lại đến nợ công qua đẳng thức cơ bản sau:
1PGS.TS Sử Đình Thành và cộng sự , Tài chính công và Phân tích chính 
sách thuế, tr. 272, NXB Lao Động, 2010.
d = B/(gy-i)1trong đó, d là tỷ lệ nợ công so với GDP; B là 
tỷ lệ bội chi NSNN/GDP (không bao gồm nợ vay); gy là tốc 
độ tăng trưởng GDP, i là lãi suất thực.
Đẳng thức trên nhấn mạnh: tùy theo tốc độ tăng trưởng 
kinh tế và lãi suất vay nợ trên thị trường, Nhà nước có thể 
quyết định mức bội chi ngân sách để ổn định tỷ lệ nợ 
vay/GDP. Qua đó, cũng cho thấy: nợ công chịu ảnh hưởng 
bởi các nhân tố chủ yếu sau:
- Bội chi ngân sách nhà nước (B);
- Tăng trưởng kinh tế, thông qua chỉ tiêu GDP (gy) 
- Lãi suất thực (i); bao gồm hai loại: (a) lãi suất thực tế 
đồng nội tệ trừ đi nhân tố lạm phát (π). (b) lãi suất đồng ngoại 
tệ, trong đó bao hàm cả rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Thực tế cũngcho thấy:nợ công đã và đang trở thành nguồn
lực quan trọngthúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nhiều nướcnhư: 
Mỹ, Singapore, Trung Quốc...với điểm chung là Chính phủ 
đã sử dụng nợ công với tỷ trọng khá cao. Điểm nhấn ở đây 
là: việc huy động, phân bổ, sử dụng nợ công luôn gắn liền 
với các chương trình, dự án KTXH thiết thực, có khả năng 
thu hồi vốn cao đồng thời luôn gắn với tỷ lệ bội chi NSNN 
trong giới hạn kiểm soátđược (khoảng 5%/năm) và ngược 
lại. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âucác năm 2009-
2012 càng làm sáng tỏ nhận định trên. Đây là bài học kinh 
nghiệm quý báu cho Việt Nam.
2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
Ở Việt Nam, những năm qua, nợ công cũng đã đóng góp 
nhất định vào sự phát triển KTXH nước ta. Thể hiện trên các 
mặt sau:
(i) Về quy mô nợ công:Trong giai đoạn 2011- 2015, quy 
mô huy động từ vay nợ đạt bình quân 14% GDP, chiếm 
90 
Trần Ngọc Hoàng, Nguyễn Nam Hải
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt 
khoảng 44% vốn đầu tư toàn xã hội, với tốc độ tăng bình 
quân 19%/năm, tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 
trưởng GDP bình quân cùng kỳ là 5,9%/năm. Về tỷ lệ nợ 
công trên GDP, nếu năm 2001 là 36,5% thì đến năm 2015 là 
61,3% GDP và năm 2016 đã là 64,73% GDP.
(ii) Về cơ cấu nợ công:Trong giai đoạn 2011- 2015, vay 
nợ Chính phủ chiếm bình quân 76% gấp 3,1 lần so với 5 năm 
trước, bảo lãnh Chính phủ chiếm 19%, gấp 2,2 lần và vay 
của chính quyền địa phương chiếm 4,2%. Riêng năm 
2015,vay nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng 80,8%, năm 2016, 
vay nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng80,5%. Có thể nói, vay nợ 
Chính phủ ngày càng mang tính chi phối trong nợ công.
Còn về cơ cấu nguồn vay nợ, trong giai đoạn 2011-2015, 
xu hướng chung là tỷ trọng vay trong nước ngày càng được 
nâng lên còn tỷ trọng vay nước ngoài ngày càng được giảm 
xuống. Đến cuối năm 2016, trong danh mục nợ vay của 
Chính phủ,cơ cấu vay trong nước và vay ngoài nước khoảng 
59% và 41%, tức là đã được cải thiện khá nhiều so với các 
năm trước (thời điểm cuối năm 2011 là 38,9% và 61,1%; 
năm 2015 khoảng 57% và 43%). Ngân hàng Thế giới và Quỹ 
tiền tệ Quốc tế cũng có nhận định rằng: cơ cấu nợ công của 
Việt Nam đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền 
vững hơn.
Riêng cơ cấu đồng tiền trong danh mục nợ của Chính phủ 
tập trung vào một số đồng tiền chính bao gồm: đồng Việt 
Nam chiếm tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; JPY 
chiếm tỷ trọng 13% và EUR chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn 
lại là các đồng tiền khác. Điều này góp phần giảm thiểu rủi 
ro về tỷ giá.
(iii) Về tình hình sử dụng nợ công:nợ công của Việt Nam 
đã góp phần quan trọng vào việc hình thành mới, nâng cấp, 
mở rộng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; nhiều công trình 
quan trọng, thiết yếu được đưa vào sử dụng, tạo diện mạo 
mới cho đất nước,tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong đầu tư 
phát triển của các thành phần kinh tế.
Trên tổng thể, nợ công đã trở thành nguồn tài trợ chính 
cho đầu tư phát triển KTXH nước ta thông qua chi NSNN, 
đã góp phần giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế nước ta ở 
mức khá cao trong giai đoạn 2011-2015, đạt bình quân 5,9%, 
riêng năm 2016 đạt 6,21 %. Trong vòng 10 năm trở lại đây, 
GDP của Việt Nam đã có bước tăng trưởng tới hơn 3 lần, nếu 
năm 2006, GDP/đầu người đạt 715 USD thì năm 2015 là 
2.019 USD,năm 2016 là 2.215 USD. Quy mô và tiềm lực của 
nền kinh tế tiếp tục tăng lên.
Bên cạnh những kết quả trên đây, nợ công của Việt Nam 
cũng đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế thể hiện trên các mặt 
sau:
Bảng 1. Tổng hợp các nhân tố có tác động qua lại với nợ công Việt Nam
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
1. Tăng trưởng GDP 5,03 % 5,42 % 5,98 % 6,68% 6,21 %
2. Tỷ giá (ở 31/12 mỗi năm) 20.828 21.036 21.400 22.475 22.159
3. Biến động tỷ giá 0% 1% 1,01% 1,05% -1,4%
4. Chỉ số giá 6,81% 6,04% 4,09 % 0,6% 2,66%
5. Lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng tại 
01/06 hàng năm
10,4- 11% 7-10,5% 6,2-7,5% 5,7-7,4% 6,0-7,3%
6. Bội chi NS (tỷ đồng) 173.815 236.769 249.362 210.847 254.000
7. Tỷ lệ bội chi NS/GDP 5,36% 6,6% 6,33% 6,28% 5,64%
8. Nợ công (1.000 tỷ đồng) 1.279 1.528 1.826 2.608 2.914
9. Tỷ lệ Nợ công/GDP 50,8% 54,5% 58% 61,3% 64,73%
Nguồn: - Tổng cục thống kê các năm 2012 – 2016
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các năm 2012 – 2016
- Bộ Tài chính, báo cáo quyết toán NSNN các năm 2012 – 2015, báo cáo tình hình thực hiện NSNN năm 2016
(i)Về quy mô nợ công:Qua bảng 1, cho thấy: nợ công trong 
5 năm 2012-2016 đã tăng lên bình quân là 22%/năm và 
nhanh gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDPbình quân 
cùng kỳ là 5,9%/năm. Đáng lo ngại ở đây là tốc độ tăng của 
nợ công quá lớn, chưa có dấu hiệu dừng lại, dẫn đến năm 
2016, tỷ lệ nợ công/GDP đã đạt 64,73%!!!, sát với ngưỡng 
cho phép 65% của Quốc hội. Theo thông lệ quốc tế, ngưỡng 
nợ công tối ưu được xác định cho các nước đang phát triển 
có nền tảng tốt là 60% và có nền tảng kém là 30 - 40%. 
ViệcQuốc hội nước ta đề ra ngưỡng nợ công/GDP là 65% 
trong giai đoạn 2016-2020 là phù hợp.
(ii)Về sử dụng nợ công:hiệu quả thấp, lãng phí,bất 
cậptrongthời gian qua, cụ thể:
-Về phân bổ và sử dụng vốn vay của Chính phủ: ở giai 
đoạn 2012 – 2016, khoản vốn vay này được dùng để bù đắp 
bội chi NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu 53%.Khoản được sử 
dụng cho đầu tư các dự án trọng điểm về giao thông,nông 
nghiệp, y tế, giáo dục và bố trí vốn đối ứng ODA chiếm tỷ 
trọng khiêm tốn 17%.Khoản còn lại 30%, phần lớnđược 
dùng cho vay lại tập trung các ngành, các lĩnh vực cơ sở hạ 
tầng có khả năng thu hồi vốn như: điện, dầu khí, hàng không, 
đường cao tốc, cấp nước...sốcòn lại được dùng để đảo nợ 
vay. Qua đó, cho thấy: hiệu quả sử dụng nợ công là khá thấp 
và khả năng trả nợ là khóvì chủ yếu nợ công tập trung cho 
việc bù đắp bội chi NSNN (với những công trình không thể 
thu hồi vốn) và đảo nợ là các hoạt động không tạo ra giá trị 
mới.
- Hiệu quả đầu tư thấp, còn thể hiện qua chỉ số ICOR nước 
ta những năm qua. Cụ thể: giai đoạn 2011-2015, ICOR đạt 
6,91, đã tiến bộ hơn so với giai đoạn 2006-2010 là 6,96. Tuy 
nhiên,chỉ số nàyvẫn còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp so với 
nhiều nền kinh tế trong khu vực [4].
-Giải ngân vốn vay còn chậm trễ: đây là hạn chế phổ biến 
nhưng vẫn chưa có giải pháp khắc phục kịp thời. So với nhu 
cầu đầu tư, việc huy động vốn vay đã thấp nhưng lại không 
đưa vốn vay vào sử dụng ngay được. Điển hình:Phát biểu 
trước Quốc hội XIV, kỳ họp thứ 3 ngày 15/06/2017, Phó Thủ 
tướng Vương Đình Huệ cho biết: giải ngân, phân bổ vốn đầu 
tư công cả năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 tuy cao hơn 
cùng kỳ năm trước nhưng còn chậm, không phân bổ hết dự 
toán, có tiền không tiêu hết được. Chính sự chậm trễ này là 
nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm 
tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch 06 tháng đầu năm 
2017, làm ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thu NSNN...
(iii) Về trả nợ công:Ở đây, chỉ đề cập về trả nợ của Chính 
phủ vì khoản nợ này mang tính quyết định. Tỷ lệ trả nợ trực 
tiếp bình quân giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 14,3% tổng thu 
NSNN. Nếu tính cả nghĩa vụ trả nợ phải đảo nợ thì tỷ lệ nghĩa 
vụ trả nợ đã lên 21% tổng thu NSNN. Trong năm 2015, con 
số này đã lên đến 27%, năm 2016 là 26,3%,đã vượt quá so
với mức quy định Quốc hội đề ra tối đa là 25%. Đáng chú ý, 
91 
Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt 
số vay đảo nợ để trả nợ gốc hàng năm ngày càng tăng lên. 
Cụ thể: nếu số vay đảo nợ năm 2012 chỉ có 20.000 tỷ đồng
thì năm 2015 đã tăng125.000 tỷ đồng, năm 2016 là 95.000 tỷ 
đồng. Đây là điều đáng lo ngại, vì số nợ đến hạn phải trả ngày 
càng lớn!!!.
Tóm lại, mặc dù cơ cấu nợ công nước ta thời gian qua đã 
được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn và giảm thiểu rủi 
rosong quy mô tăng nợ công quá nhanh, chưa có dấu hiệu 
dừng lại, kéo theo việc sử dụng và trả nợ chưa hiệu quả, còn 
bất cập. 
Nguyên nhân nợ công Việt Nam không ngừng gia tăng 
thời gian qua
Như đã trình bày ở mục 1, nợ công chịu tác động qua lại 
bởi nhiều nhân tố. Riêng ở Việt Nam thời gian qua, trên cơ 
sở số liệu ở bảng 1, cho thấy: nợ công Việt Nam không 
ngừng gia tăng thời gian qualà do những nguyên nhân chủ 
yếu sau:
(i)Bội chi NSNN diễn ra liên tụcnhiều năm, với mức cao 
vượt trần quy định an toàn, để có nguồn bù đắp, tất yếuphải 
đi vay, dẫn đến nợ công ngày càng phình ra. Đây là nguyên
nhân trực tiếp và chủ yếu nhất
Như đã biết, chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của 
nước ta giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 đã quy 
định: tỷ lệ bội chi NSNN/GDP cần duy trì ở mức 5%. Nhưng 
thực tế, trong một thời gian dài, điển hình là giai đoạn 2012 
– 2016, tỷ lệ bội chi NSNN/GDP nước ta đều vượt quá 5%, 
bình quân thời kỳ này là 6%. Bù đắp cho số thiếu hụt này 
chính là nợ công. Chính vì thế, đã góp phần làmcho nợ công 
thêm chồng chất, dồn tích lại đến năm 2016 đạt mức 64,73% 
GDP, một con số sắp đến ngưỡng báo động!!!
Nguyên nhân chính dẫn đến bội chi NSNN trong giai đoạn 
2012 – 2016 là do nguồn thu thường xuyên huy động từ nền 
kinh tế chưa đầy đủ, còn để sót doanh thu, thu nhập.Nguồn 
thu từ dầu thô sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, dẫn 
đến thu NSNN không đạt so với yêu cầu thực tế. Trong khi 
đó, để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở 
mức 6 % trở lênvà bảo đảm an sinh xã hội... chi tiêu 
NSNNđòi hỏi rất lớn, vượt xa nguồn thu từ nội tại nền kinh 
tế. Hơn nữa, việc điều hành chi tiêu NSNN chưa hiệu quả do 
bộ máy chính quyền các cấp còn quá cồng kềnh, chưa được 
tinh giản hợp lý, mua sắm xe công còn khá tràn lan, tình trạng 
giải ngân vốn vay thường chậm trễ...Ngoài ra, việc xuất hiện 
các thiên tai, dịch bệnh ngoài dự kiến cũng đòi hỏi NSNN
phải chi trợ cấp. Tất cả làm cho chi tiêu ngân sách bắt buộc
gia tăng nhưng hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, vấn đề kỷ luật tài 
khóa chưa được tuân thủ nghiêm. Cụ thể:Luật NSNN quy 
định nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi nhưng thực 
tế những năm qua, chính quyền các cấp không làm được điều 
đó.
(ii)Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại,chưa đạt chỉ 
tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng một số mặt còn thấp cũng 
là nguồn gốc sâu xa làm gia tăng nợ công
Thật vậy, như đã biết, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng 
GDP bình quân đạt 5,9%/năm, thấp hơn giai đoạn 2006-
2010 là 6,3%/năm, riêng năm 2016 cũng chỉ có 6,21%, chưa 
đạt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng tăng trưởng một số mặt còn 
thấp, năng suất nhiều ngành, lĩnh vực còn kém; hệ số sử dụng 
vốn (ICOR) còn cao...Chính sự tăng trưởng chậm lại, tức 
SXKD gặp nhiều khó khănhơn đã làm cho nguồn thu NSNN 
bị giảm ... ông tiếp tục 
gia tăng. 
(iii) Lãi suất, tỷ giá và lạm phát trong thời gian qua cũng 
có ảnh hưởng đến việc gia tăng nợ công Việt Nam nhưng 
không đáng kể.
- Qua Bảng 1, cho thấy: Giai đoạn 2012 – 2016, lãi suất 
tiết kiệm đồng nội tệ đều có khuynh hướng giảm nhẹ, kéo 
theo lãi suất cho vay cũng giảm tương ứng. Trong cơ cấu nợ 
công, vay trong nước cũng chiếm hơn 55% trong giai đoạn 
này. Riêng lãi suất các đồng ngoại tệ mạnh như: USD, EUR, 
JPY...cũng đều có xu hướng giảm nhẹ nhằm khuyến khích 
đầu tư...Do vậy, có thể nói lãi suất cả đồng nội tệ và ngoại tệ 
không có tác độngtiêu cực nhất định đến việc gia tăng nợ 
công Việt Nam trong thời gian qua.
- Qua Bảng 1, cũng cho thấy: Trong giai đoạn 2012 –
2016, tỷ giá giữa VND với USD (là đồng ngoại tệ chủ lực 
trong giao dịch vay nợ công nước ta) được duy trì khá ổn 
định, biên độ giao động chỉ khoảng 1%/năm là chấp nhận 
được, chỉ có ảnh hưởng chút ít đến gia tăng nợ công Việt 
Nam trong thời gian qua. Riêng tỷ lệ lạm phát, trong giai 
đoạn 2012 – 2016, nước ta đã kiềm chế được lạm phát và chỉ 
số này có xu hướng giảm dần vào cuối giai đoạn. Do vậy, chỉ 
số này cũng chỉ gây ra áp lực rất nhỏ làm gia tăng nợ công 
Việt Nam trong thời gian qua.
(iv)Bản thân việc tổ chức quản lý nợ công còn hạn chế, cả 
về hành lang pháp lý, tổ chức quản lý và con người thực hiện. 
Biểu hiện: 
- Các khuôn khổ pháp lý về vay nợ, trả nợ, quản lý và sử 
dụng các khoản vay nợ đã có nhưng hiệu lực pháp lý chưa 
cao. Mặt khác, công tác quản lý nợ công hiện nay ở nước ta 
chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp lý đã đề ra. Điển 
hình: thiếu chế tài kiểm soát chỉ số nợ công, thiếu các biện 
pháp cần thiết và có hiệu quả để quản lý nợ công của Chính 
phủ và chính quyền địa phương. Hơn nữa, quy định quản lý 
nợ công còn bất cập ở chỗ:chưa tập trung vào một đầu mối 
quản lý nợ công,không gắn liền trách nhiệm đi vay, sử dụng 
và trả nợ chặt chẽ với nhau, cụ thể:khâu đi vay được phân 
công cho 3 cơ quan: Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm về các 
khoản vay ODA, vay ưu đãi. NHNN thì vay các tổ chức tài 
chính quốc tế.Còn Bộ Tài chính thì các hình thức vay 
khác.Nhưng khâu trả nợ lạichưa quy định dứt khoát cơ quan 
nào là đầu mối đứng ra chịu trách nhiệm đến cùng việc trả 
nợ vay. Do vậy, 3 cơ quan này tập trung hơn vào việc đi vay 
vốn, sử dụng vốn chứ chưa chú trọng đúng mức đến phương 
án trả nợ một cách cụ thể. Chính việc chưa chú trọng đề 
caotrách nhiệm trả nợ là bất cập lớn, dẫn đến tình trạng nợ 
công hiện nay đã gần chạm trầnbáo động 65% GDP. Tại kỳ 
họp Quốc hội thứ 3, khóa XIV, ngày 30/05/2017, Chủ tịch 
Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải nhìn nhận việc quản 
lý nợ công nước ta như sau: “Tồn tại lớn nhất về quản lý nợ 
công là gì? Đó là ba cơ quan cùng quan lý nợ công”.
-Chưa có biện pháp hoặc chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao 
tinh thần trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong kiểm 
tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ hoặc tìm nguồn thu 
trả nợ đúng hạn, dẫn đến việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán 
tình hình thực hiện, chất lượng, hiệu quả các dự án sử dụng 
nợ công thời gian qua chưa được thường xuyên, thiếu chặt 
chẽ.Mặt khác, còn làm cho một số Bộ ngành, nhất là các địa 
phương chưa thấy hết trách nhiệm vay và trả nợ, nhận thức 
về nợ công còn lệch lạc, thậm chí coi nợ vay ODA như vốn 
cho không, nặng tư tưởng của cơ chế xin - cho, hệ quả là phát 
92 
Trần Ngọc Hoàng, Nguyễn Nam Hải
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt 
sinh nhiều tiêu cực, tham nhũng, nợ công sử dụng kém hiệu 
quả.
-Năng lực quản lý nợ công nước ta còn hạn chế, đội ngũ 
chuyên môn còn yếu, nhất là trong quản trị rủi ro tín dụng, 
thanh toán... tinh thần đạo đức trách nhiệm chưa cao. 
3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 
2016-2020đạt 6,5- 7%/năm, đến năm 2020, GDP bình quân 
đầu người khoảng 3.200 - 3.500 USD (theo Nghị quyết Đại 
hội Đảng lần thứXII), cần khẳng định nợ công vẫn là một 
trong những nguồn lực quan trọng cần thiết để hiện thực hóa 
mục tiêu nói trên. Do vậy, vấn đề cốt lõi nhất của nợ công 
nước ta hiện nay là phải mạnh dạn đổi mới quản lý nợ công
thật an toàn và hiệu quả,hướng đến các mục tiêu sau:đảm bảo
chỉ số nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép, không 
vượt quá 65% GDP, nợ Chính phủ không vượt quá 50% 
GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không vượt 
quá 25% tổng thu NSNN hàng năm, từng bước giảm dần quy 
mô nợ công khoảng 60% GDP vào năm 2030 (theo Nghị 
quyết của Quốc hội khóa XIV).
Nhằm hoàn thành các mục tiêunợ công trêntrong thời gian 
tới, cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp chủ yếu 
sau:
(i)Đổi mới nợ công trước tiên phải gắn liền vớitái cơ cấu 
NSNN theo hướng lành mạnh hóa vàổn định, đây là giải pháp 
mang tính quyết định nhất. Để NSNN nước ta thực sự lành 
mạnh hóa, mục tiêu xuyên suốt là phải kiên quyết cắt giảm 
bội chi NSNN theo Nghị quyết Đại hội Đảng XII về kế hoạch 
phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 đó là: giảm dần bội chi 
NSNN đến năm 2020 về dưới 4% GDP. Muốn thế, cần thực 
hiện trên cả 2 mặt:
- Cơ cấu lại thu NSNN theo hướng thu NSNN ổn định, 
bền vững.Theo đó, chính sách thuế cần mở rộng đến mọi 
nguồn thu, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp 
thuế,chú trọng thu nội địa, tăng tỷ trọng thuế trực thu trên cơ 
sở phát triển SXKD, đây cũng là cách bồi dưỡng và phát triển 
nguồn thu một cách vững chắc. Tăng cường chống thất thu, 
nợ đọng thuế, xử lý cương quyết tình trạng trốn thuế qua hình 
thức “chuyển giá” tại các doanh nghiệp FDI. Kiên trì cải cách 
thủ tục hành chính thuế gắn với đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền về thuế nhằm góp phần chống tiêu cực, nâng cao ý 
thức trách nhiệm của người nộp thuế, qua đó,huy động thuế 
đầy đủ và kịp thời hơn vào NSNN. Đảm bảoquy mô nguồn 
thuluôn ổn định và tăng dần cùng với tốc độ tăng GDP, đáp 
ứng được cơ bản nhu cầu chi NSNN. 
- Cơ cấu lại chi NSNN theo hướng: giảm và tiết kiệm chi 
thường xuyên,bằng cách cương quyết tinh giản biên chế 
trong bộ máy nhà nước, mạnh dạn chuyển đổi từ chế độ biên 
chế sang hợp đồng đối với các đơn vị sự nghiệp công, đẩy
mạnh dịch vụ sự nghiệp công, qua đó, thu hẹp phạm vi và 
giảm bớt gánh nặng chi thường xuyên cho NSNNThực 
hiện chi đầu tư phát triển theo hướng ưu tiên chiến lược và 
có sức lan tỏa tích cực. Cương quyết không đầu tư dàn trải, 
không xây dựng các khu hành chính với quy mô quá lớn tại 
địa phương.Kiểm soát chặt việc mua sắm xe ô tô trong khối 
nhà nước. Đặc biệt, luôn ưu tiên bố trí một khoản chi trả nợ 
trong dự toán chi NSNN hàng năm. Bên cạnh đó, chính 
quyền các cấp phải tuân thủ nghiêm kỷ luật tài khóa theo
Luật NSNN (năm 2015) đã quy định: nếu thu không đạt dự 
toán thì phải giảm chi tương ứng. Làm được việc này, chắc 
chắn sẽ giảm được chi bội chi NSNN.
Các giải pháp đồng bộ về tái cơ cấu NSNN trên sẽ góp 
phần kiểm soát, giảm dần được bội chi NSNN, qua đó, sẽ
kiểm soát và duy trì được tỷ lệ nợ công ở ngưỡng cho phép.
(ii) Tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và vững
chắc,vì đây chính là nguồn gốc, cơ sở tạo ra nguồn thu 
NSNN vững bền để trả nợ công,theo đó, cần tiến hành các 
giải pháp: Chính phủ cần ban hành các cơ chế, chính sách tạo 
môi trường kinh doanh thuận lợi thông thoáng, khuyến khích 
các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân mạnh dạn đầu 
tư phát triển.Đảm bảo quy mô đầu tư xã hội đạt 32 - 34% 
GDP ở giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh 
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, 
hiệu quả và sức cạnh tranh, trong đó, vấn đề then chốt là phải 
chuyển nền kinh tế từ làm hàng gia công, khai thác nguyên 
liệu thô là chủ yếu sang tập trung chế biến sâu gắn với công 
nghệ hiện đại và công nghiệp 4.0 nhằm làm gia tăng giá trị 
sản phẩm.Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu với cơ cấu mặt hàng, 
dịch vụ đa dạng trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của Việt 
Nam. Vì đây là nguồn duy nhất tạo ra lượng ngoại tệ để trả 
nợ nước ngoài của Chính phủ.
Phối hợp đồng bộ và hiệu quả chính sách tiền tệ, chính 
sách tài khóa và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh 
tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó, tạo cơ sở 
tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định (như mục tiêu đã 
đề ra).
(iii) Điều hành lãi suất, tỷ giá và lạm phát một cách linh 
hoạt, qua đó giảm thiểu rủi rovề lãi suất, tỷ giá và rủi ro tín 
dụng của nợ công trong thời gian tới, theo đó, cần tiến hành 
các giải pháp:
- Điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường, đảm bảo sàn 
và trần lãi suất hợp lý để khuyến khích tiết kiệm, đầu tư. Lưu 
ý: khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình 
thấp vào năm 2009, điều kiện vay vốn nước ngoài cũng đã 
có sự thay đổi theo hướng thị trường. Các nhà tài trợ đã đang 
và sẽ từng bước chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các 
khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn cho Việt Nam, dẫn 
đến lãi suất của một số khoản vay sẽ cao hơn so với giai đoạn 
trước đây.Do vậy, đây cũng là vấn đề Chính phủ phải chủ 
động cơ cấu lại nguồn vay nợ để hạn chế rủi rolãi suất và chủ 
động trong trả nợ.
- Luôn đảm bảo quỹ dự trữ ngoại tệ đủ mạnh (đạt khoảng 
3 tháng kim ngạch nhập khẩu) để sẵn sàng ứng phó với 
những biến động bất lợi về tỷ giá. Đây cũng là một trong 
những giái pháp góp phần đảm bảo lãi suất đồng nội tệ ổn 
định.
- Duy trì và kiểm soát mức độ lạm phát ở mức độ hợp lý 
(khoảng 5%/năm) nhằm kích cầu, hạn chế rủi ro về tỷ giá do 
vay nợ nước ngoài.
(iv) Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nợ công cả về hành 
lang pháp lý, cơ chế quản lý và con người thực hiện, Tập 
trung vào các giải pháp sau:
- Cần hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý về nợ công. Trước 
mắt, phải sửa đổi kịp thời Luật quản lý nợ công năm 2009, 
theo đó, quy định rõ những vấn đề trọng yếu sau:
+ Quy định tập trung một đầu mối quản lý nợ công, gắn 
liền trách nhiệm đi vay, sử dụng và trả nợ chặt chẽ với nhau, 
tuân thủ nguyên tắc: trước khi đi vay, phải xác định được 
phương án trả nợ vay có tính khả thi cao. Trên cơ sở rút kinh 
nghiệm công tác quản lý nợ công ở các nước, kiến nghị Bộ 
Tài chính sẽ là đầu mối thống nhất quản lý nợ công. Khi đó, 
sẽ nâng cao được vai trò, trách nhiệm và có cơ sở truy cứu 
đến cùng việc quản lý nợ công.
+ Có biện pháp chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao tinh thần 
trách nhiệm các cơ quan có liên quan trong kiểm tra phân bổ 
93 
Giải pháp xử lý nợ công Việt Nam hiện nay
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt 
sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ hoặc tìm nguồn thu trả 
nợ đúng hạn, khi đó,sẽthúc đẩy giải ngân vốn vay kịp thời, 
hạn chế được tiêu cực tham nhũng trong quá trình xét duyệt, 
phân bổ vốn vay, đảm bảo chất lượng, hiệu quả các công 
trình đầu tư công. Mặt khác, sẽ làm cho một số Bộ ngành, 
nhất là các địa phương nhận thức rõ trách nhiệm vay và trả 
nợ đúng đắn, kể cả vay ODA, từ đó, sử dụng vốn vay một 
cách chắt chiu, tiết kiệm, có khả năng thu hồi để trả nợ.
- Ban hành quy định, cơ chế kiểm soát chặt chẽ nợ công 
trong giới hạn trần cho phép, đảm bảo tốc độ gia tăng dư nợ 
công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá, 
chỉ sử dụng nợ vay để bù đắp bội chi NSNN và chi cho đầu 
tư phát triển. Bên cạnh đó, cần đề cao tính tuân thủ kỷ luật 
tài chính trong quản lý nợ công, trong đó, chú trọng đến trách 
nhiệm cá nhân người điều hành, có thưởng, phạt phân minh 
rõ ràng nhằm đảm bảo an toàn nợ công.
-Mạnh dạn chuyển đổi phương thức quản lý đầu tư theo 
NSNN hàng năm sang kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm
được qui định trong Luật NSNN năm 2015, nhằm phân bổ 
nguồn lực nợ vay theo các ưu tiên chiến lược.Từ đó, nâng 
cao hiệu quả đầu tư công.
-Từng bước nâng cao trình độ, năng lực quản lý nợ công 
cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nước ta hiện nay, chú trọng 
bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, phân tích đánh giá các chương 
trình, dự án đầu tư công không chỉ về mặt hiệu quả kinh tế 
đơn thuần mà còn trên các mặt xã hội, bảo vệ môi trường...để 
đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, có khả năng dự báo, 
nhận diệnđánh giávà biết cách giảm thiểu, phân tán, xử lý 
các loại rủi ro liên quan đến nợ công.Bên cạnh đó, cần chú 
trọng nâng cao tinh thần đạođức, trách nhiệm trong thực hiện 
nhiệm vụ cho đội ngũ này bằng nhiều giải pháp thích hợp. 
(v) Một số kiến nghị khác
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phát triển thị trường chứng 
khoán Việt Nam để các công cụ nợ Chính phủ được giao dịch 
mua bán thuận lợi, tạo kênh vay vốn chủ yếu với chi phí 
thấp,nhất là vốn vay trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.
- Có cơ chế đẩy mạnh việc xã hội hóa các công trình mà 
các thành phần kinh tế khác có thể tham gia (giáo dục, y tế, 
đường giao thông...) nhằm giảm tải chi đầu tư từ nguồn 
NSNN, giảm áp lực tăng nợ công.
- Cùng với việc sửa đổi kịp thời Luật quản lý nợ công năm 
2009, cần xem xét sửa đổi bổ sung các luật có liên quan mật 
thiết khác đến quản lý nợ công như: Luật đầu tư công năm 
2014, Luật NSNN năm 2015... nhằm đảm bảo tính đồng bộ 
và phát huy hiệu lực cao nhất.
Tóm lại, quản lý nợ công đang là một trong những vấn đề 
nóng bỏng nhất, quan trọng nhất xét ở khía cạnh tác động 
qua lại đến bội chi NSNN và tăng trưởng kinh tế ở nước ta 
hiện nay. Nếu Nhà nướckhông khắc phục kịp thời những tồn 
tại, yếu kém về nợ công nói trên thì nó sẽ trở thành lực cản, 
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Ngược lại, nếu Nhà 
nước ta mạnh dạn đổi mới cách thức quản lý nợ công với 
những giải pháp hữu hiệu sát sườn trên đâythì nợ công sẽtrở 
thành lực đẩy cần thiết mang tính nền tảng để hình thành hệ 
thống cơ sở hạ tầng nước ta đồng bộ, hoàn chỉnh đồng thời 
sẽ có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa NSNN và 
đảm bảo cấu trúc an ninh tài chính quốc gia, qua đó, tạo bệ 
phóng cho nền kinh tế nước ta cất cánh vữngchắc trong điều
kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12
[2] Bản tin nợ công số 4, Bộ Tài chính, 2016.
[3] PGS.TS Sử Đình Thành và cộng sự, Tài chính công & Phân tích 
chính sách thuế, NXB Lao Động, 2010.
[4] ThS. Lê Thị Khương “Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay”, Tạp 
chí Ngân hàng, (21), 2016.
[5] PGS.TS Đặng Văn Thanh, “Đổi mới và nâng cao chất lượng 
Quản lý sử dụng nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Kế toán và Kiểm 
toán, (12), 2016.
[6] Văn kiện Đại hội Đảng Khóa XII.
[7] IMF (2001, 2014), Hướng dẫn quản lý nợ công
Tham khảo:
https://gso.gov.vn/;https://www.sbv.gov.vn/; 
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Trần Ngọc Hoàng
Năm sinh 1962, Nam Định, tốt nghiệp Đại học tại Trường Đại học Tài chính Kế toán
TP.HCM năm 1985, Thạc sĩ tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM năm 1996, Tiến sĩ tại
Học viện Tài chính Hà Nội năm 2004. Hiện làGiàng viên Khoa Sau Đại học Trường Đại
học Lạc Hồng và là Chủ tịch Hội Kế toán tỉnh Đồng Nai. Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính -
ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán. Ông là tác giả của 09 bài báo khoa học đăng trên các Tạp
chí khoa học chuyên ngành có ISSN.
Nguyễn Nam Hải
Năm sinh 1987, Đồng Nai, tốt nghiệp Đại học tại Trường Nộng lâm TP.HCM năm 2009,
Thạc sĩ tại Trường Đại học SHUTE Đài Loan năm 1996, hiện đang Giảng viên Khoa
QTKD Trường Đại học Lao động Xã hội CS II, là Phó Ban Kiểm soát Hội Kế toán tỉnh
Đồng Nai. Lĩnh vực nghiên cứu: Tài chính- ngân hàng.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_xu_ly_no_cong_viet_nam_hien_nay.pdf