Gian lận trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Một bài học

TÓM TẮT: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương

phát triển nhanh chóng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là một trong

những công cụ giao dịch thanh toán chắc chắn và đáng tin cậy cho các bên tham gia xuất

và nhập khẩu. Thông qua việc đánh giá lại các vụ kiện quốc tế nổi bật, nghiên cứu cho

thấy rất nhiều hình thức gian lận khác nhau đã gây thiệt hại rất lớn về chi phí và thời gian

cho doanh nghiệp, ngân hàng.

pdf 7 trang yennguyen 8720
Bạn đang xem tài liệu "Gian lận trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Một bài học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gian lận trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Một bài học

Gian lận trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Một bài học
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Tôn Nguyễn Trọng Hiền 
124 
GIAN LẬN TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ: MỘT BÀI HỌC 
FRAUD IN DOCUMENTARY CREDIT: A LESSON 
TÔN NGUYỄN TRỌNG HIỀN 
 CN. Trường Đại học Cardiff Metropolitan, Anh, tonnguyentronghien@gmail.com, 
Mã số: TCKH09-20-2018 
TÓM TẮT: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương 
phát triển nhanh chóng. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được xem là một trong 
những công cụ giao dịch thanh toán chắc chắn và đáng tin cậy cho các bên tham gia xuất 
và nhập khẩu. Thông qua việc đánh giá lại các vụ kiện quốc tế nổi bật, nghiên cứu cho 
thấy rất nhiều hình thức gian lận khác nhau đã gây thiệt hại rất lớn về chi phí và thời gian 
cho doanh nghiệp, ngân hàng. 
Từ khóa: tín dụng chứng từ, gian lận, xuất nhập khẩu. 
ABSTRACT: In a market economy, economic relations as well as foreign trade develop 
rapidly. Documentary credit is considered one of the steady and reliable payment 
transaction tools for both exporters and importers. Through the review of outstanding 
international litigations, research shows that many forms of fraud have provoked huge 
losses in costs and time for businesses and banks. 
Key words: documentary credit, fraud, import and export. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh 
toán trong thương mại quốc tế như: nhờ 
thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, Tuy 
nhiên, trong số đó tín dụng chứng từ là 
phương thức thanh toán được sử dụng phổ 
biến nhất [1, tr.6]. Tín dụng chứng từ có 
nhiều loại, nhưng phần lớn là tín dụng 
chứng từ không thể hủy ngang (Irrevocable 
Letter Of Credit). Ấn bản đầu tiên của Quy 
tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng 
từ (UCP-Uniform Custom and Practice for 
Documentary Credits) được xuất bản là 
UCP 1933, qua nhiều năm, phiên bản UCP 
mới nhất đến nay là UCP 600 được Ủy ban 
Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp 
ở Paris vào ngày 25-10-2006. 
Có thể nói rằng, các cá nhân tham gia 
trong hợp đồng mua bán theo hình thức tín 
dụng chứng từ phải tuân thủ nghiêm ngặt 
các điều khoản của tín dụng chứng từ như 
đã giao ước thì giao dịch thanh toán mới 
thành công. Thế nhưng, vô tình hay cố ý, 
rất nhiều trường hợp đã phải kiện nhau ra 
tòa gây tổn thất lớn về thời gian và tiền bạc, 
không những cho doanh nghiệp mà ngay cả 
ngân hàng phải nhận trách nhiệm trong hợp 
đồng giao dịch theo hình thức tín dụng 
chứng từ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 
125 
Bài viết sẽ tiến hành phương pháp 
nghiên cứu tham khảo các vụ kiện nổi bật 
trên cơ sở dữ liệu WESTLAW của 
Thomson Reuters. Từ kết quả cuối cùng 
của thẩm phán, bài báo sẽ đúc kết làm bài 
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp và 
ngân hàng. 
2. GIAN LẬN VÀ SỰ ĐỀ PHÒNG 
2.1. Gian lận 
Một điều chắc chắn rằng, khi tín dụng 
chứng từ được ký kết, cá nhân tham gia 
trong hợp đồng mua bán theo hình thức tín 
dụng chứng từ phải tuân thủ nghiêm ngặt 
các điều khoản của tín dụng chứng từ như 
đã giao ước. Ngân hàng sẽ xem xét thanh 
toán cho bên xuất khẩu mà không dựa trên 
những vi phạm đối với hàng hóa. Điều 5, 
UCP 600 quy định: 
“Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở 
các chứng từ chứ không phải hàng hóa, 
dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng 
từ có liên quan”. 
Điều khoản này một lần nữa được củng 
cố tại Điều 14(a), UCP 600: 
“Ngân hàng được chỉ định thực hiện 
theo chỉ định ngân hàng xác nhận, nếu có 
và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc 
xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ để 
quyết định có phù hợp hay không”. 
Nguyên tắc làm việc của ngân hàng là 
chỉ xem xét đánh giá các tài liệu, và chứng 
từ hợp lệ sẽ được thanh toán; các ngân 
hàng sẽ không kiểm tra chất lượng hàng 
hóa hoặc hàng hóa đã được vận chuyển hay 
chưa được đề cập trên vận đơn vì bản thân 
ngân hàng không muốn thanh toán cho 
những trường hợp dấu hiệu sai phạm về 
chứng từ mà có thể tạo sự không chắc chắn 
trong việc bồi hoàn. Thế nhưng có một 
ngoại lệ, đó là gian lận hàng hóa. 
Trường hợp phổ biến được biết đến như 
là hành vi cố tình dựa trên kẽ hở quy định 
UCP nhằm gian lận hàng hóa xuất khẩu là 
trường hợp của Sztejn và Transea [2]. 
Trường hợp liên quan giữa Sztejn và 
Transea. Sztejn đã chỉ định ngân hàng 
Schroder mở một thư tín dụng không hủy 
ngang đối với Transea. Những gì mà Sztejn 
nhận ra là “Transea đã lấp đầy năm mươi 
thùng hàng lông vũ cùng những vật liệu vô 
giá trị và „rác rưởi‟ với ý định mô phỏng y 
hệt hàng hóa chính hãng và lừa gạt nguyên 
đơn” sau khi nhận đầy đủ các khoản thanh 
toán. Mặc dù nguyên tắc độc lập của tín 
dụng chứng từ nói rằng, ngân hàng không 
thể từ chối thanh toán cho các chứng từ hợp 
lệ. Tuy nhiên, thẩm phán Sientag cho rằng, 
vì người bán có mục đích không vận chuyển 
hàng hóa theo yêu cầu của người mua, do đó 
quy định UCP có thể được mở rộng để bảo 
vệ nguyên đơn. 
 Qua trường hợp gian lận Sztejn và 
Transea, chúng ta thấy được sự nguy hiểm 
hành vi vi phạm đánh tráo hàng hóa. Thế 
nhưng, nguy hiểm hơn cả là hành vi vi 
phạm chứng từ thanh toán. 
Thật vậy, hành vi vi phạm hồ sơ chứng 
từ thanh toán hết sức nguy hiểm và có thể 
phá vỡ bản chất tự trị của tín dụng chứng 
từ. Những trường hợp gian lận thường hết 
sức tinh vi và do đó vô tình hay cố ý, 
trường hợp Bulgrains & Co Ltd v Shinhan 
[2013] EWHC 2498 [3] là một trong những 
trường hợp vi phạm nguyên tắc này. Đối 
với trường hợp này, tên của người thừa 
hưởng trong thư tín dụng chứng từ là 
“Bulgrains Co Limited” không có hiệu lực 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Tôn Nguyễn Trọng Hiền 
126 
đối với tên đăng ký và tên được in trong 
hóa đơn: “Bulgrains & Co Limited”. 
Những tưởng rằng quy định UCP sẽ được 
mở rộng để bảo vệ hành vi có vẻ vô ý vi 
phạm, tuy vậy ngân hàng xác nhận đã từ 
chối hồ sơ đệ trình và quyết định của tòa án 
phúc thẩm là ngân hàng có quyền từ chối 
các thanh toán chính vì lý do sau: “Sự sai 
lệch từ „&‟ (và) trong „Bulgrains‟ và „Co 
Limited‟ là một sự chênh lệch „xác đáng‟, 
do đó hậu quả là ngân hàng được quyền từ 
chối các tài liệu đệ trình”. 
Chúng ta thấy, quyết định tòa án phúc 
thẩm đó là quyết định đúng đắn. Quy định 
mới được mô tả trong UCP 600 tuy có sự 
linh hoạt hơn UCP 500 bằng sự việc mở 
rộng quy định lên miêu tả hàng hóa. Điều 
37, UCP 500 quy định: “Các mô tả về 
hàng hoá trong hoá đơn thương mại phải 
phù hợp với mô tả trong thư tín dụng”, 
trong khi Điều 14(d) UCP 600 quy định: 
“Dữ liệu trong một chứng từ không nhất 
thiết phải giống hệt dữ liệu tín dụng, 
nhưng không được mâu thuẫn, dữ liệu 
trong tài liệu đó, bất kỳ tài liệu hoặc tín 
dụng nào khác”. 
Tuy vậy, trường hợp của Bulgrains & 
Co Ltd v Shinhan đã không được áp dụng 
các điều khoản bổ sung cũng như việc phá 
vỡ nguyên tắc để bảo đảm thanh toán cho 
bên xuất khẩu khi có sai lệch trong hồ sơ 
tín dụng chứng từ. 
Tương tự là trường hợp gian lận 
Glencore International A.G. và Ngân hàng 
Trung Quốc [1996] 1 Lloyd's Rep. 135 [4], 
thẩm phán cho rằng, tài liệu của Glencore 
là bản sao có chữ ký mà không được đánh 
dấu là “gốc” để tòa án chấp thuận cho phép 
ngân hàng thanh toán mặc dù nó có vẻ như 
thể bản gốc đã được ký kết bằng mực xanh. 
Vụ kiện khi ấy được áp dụng theo quy 
định UCP 500. Điều 20 (b)-UCP 500 định 
nghĩa: “Trừ khi quy định khác trong thư tín 
dụng, các ngân hàng cũng chấp nhận một 
(các) tài liệu gốc, một (các) tài liệu được 
tạo lập (Produced) hoặc thể hiện là đã 
được tạo lập: (i) Bằng hệ thống sao chụp, 
tự động hoặc bằng vi tính hóa; (ii) Là các 
bản sao bằng giấy than (giấy carbon). Điều 
kiện là nó được đánh dấu là bản gốc 
(original),...”. 
Rất may, UCP 600 quy định lại rằng, 
nếu tài liệu không được đánh dấu là “bản 
gốc” nó nên thỏa mãn điều khoản quy định 
trong Điều 17(b): “Ngân hàng sẽ xem lại 
chứng từ gốc bất kỳ chứng từ nào có chữ ký 
hoặc có nhãn gốc thực của người phát 
hành, trừ khi chúng chỉ ra không phải 
chứng từ gốc”. 
Như vậy, nếu như vụ kiện Glencore 
International A.G. và Ngân hàng Trung 
Quốc nếu như được xét xử sau khi UCP 
600 ban hành vào năm 2006 thì Glencore 
có thể được thanh toán theo quy định nếu 
như chứng minh giấy tờ hợp lệ. 
2.2. Sự đề phòng 
Một vụ kiện có thể kéo dài vài năm, 
và gây tổn thất lớn về chi phí cũng như 
khó khăn về điều kiện địa lý bởi lẽ khi các 
bên tham gia vụ kiện sẽ không hài lòng 
với việc sẽ xét xử ở quốc gia của đối 
phương (theo họ sẽ có lợi cho đối phương) 
mà đó phải là tòa án quốc tế. Lẽ dĩ nhiên, 
một khi vụ kiện xảy ra thì nghĩa vụ và 
trách nhiệm liên đới của ngân hàng tham 
gia tố tụng là không tránh khỏi. Tuy nhiên, 
dường như tiêu chí của các ngân hàng khi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 
127 
tham gia bảo lãnh cho các bên mua bán là 
một sự đề phòng: “hầu tòa hơn là chấp 
nhận thanh toán”. Họ chấp nhận tham gia 
vụ tố tụng hơn là thanh toán cho những 
dấu hiệu mà họ cho là gian lận. Thật vậy, 
điều này hoàn toàn đúng, bởi lẽ nếu như 
ngân hàng chỉ định thanh toán, thanh toán 
cho những trường hợp gian lận trong đệ 
trình thì chính ngân hàng này phải chịu 
trách nhiệm, hoặc chính họ đã gây nguy 
hại cho bên nhập khẩu. Các ngân hàng đã 
thận trọng vì họ đã chứng kiến những 
trường hợp đáng tiếc xảy ra do hành vi 
gian lận. Dann [5, tr.1221-1223] dẫn 
chứng một trường hợp của công ty GYP 
(một tập đoàn ở Carlifornia-Hoa Kỳ). 
GYP đã trình các giấy tờ cho ngân hàng 
quốc gia Harley để thanh toán cho bộ hồ 
sơ tín dụng. Ngân hàng Harley đã từ chối 
thanh toán vì chứng nhận xuất xứ không 
được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán ở New 
York. Một giờ sau, GYP đã trả lại hồ sơ 
đầy đủ có giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ. 
Mặc dù biết rằng GYP không thể thực hiện 
được một khoảng thời gian ngắn như vậy, 
ngân hàng quốc gia Harley vẫn chấp nhận 
thanh toán. Số tiền thanh toán đã được 
hoàn ngay sau đó lại theo cam kết của 
công ty nhập khẩu PRS, kết quả dẫn đến 
việc hàng hoá không được vận chuyển và 
PRS mất $700.000 USD. 
Sự thật là, các ngân hàng gặp không ít 
khó khăn khi phải nhận diện đâu mới thật 
là hành vi gian lận. Và đôi khi quá thận 
trọng lại gây khó khăn cho các bên. 
Glass Fibres & Equipment Ltd (GFE) 
ký hợp đồng với Vitrorefuerzos SA (Vistro) 
[6]. Vistro đã chỉ thị cho Banco Continental 
SA ở Peru mở một thư tín dụng không hủy 
ngang đối với GFE và được Ngân hàng 
Hoàng gia Canada (RBC) xác nhận. Các lô 
hàng được gửi đến ngày 15-12-1976. Tuy 
nhiên, hàng hóa cuối cùng được vận 
chuyển vào ngày 16-12 bởi nhà vận chuyển 
hàng. Khi tài liệu được đệ trình, ngân hàng 
đã từ chối vì họ khẳng định có gian lận 
trong các hồ sơ bởi vì thầu vận chuyển 
không được vận chuyển vào ngày 15-12. 
Vụ kiện kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp 
tòa án, và bản thân quyết định tòa án thay 
đổi liên tục đảo chiều qua các cấp xét xử. 
Quyết định tòa án phúc thẩm cho rằng ngân 
hàng chỉ định thanh toán có quyền từ chối 
đệ trình, bởi theo điều 18(c)-UCP 600 miêu 
tả: “Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực 
hiện trong hóa đơn thương mại phải phù 
hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng”. 
Thế nhưng, ngân hàng được chỉ định 
thanh toán cuối cùng không thể từ chối 
thực hiện yêu cầu thanh toán của người 
thụ hưởng. Quyết định cuối cùng của 
Thượng Nghị viện Liên hiệp Vương quốc 
Anh và Bắc Ireland (House of Lords) kết 
luận: “Đối với tuyên bố chung về các 
nghĩa vụ hợp đồng của ngân hàng xác 
nhận với người bán, có một trường hợp 
ngoại lệ được xác định: đó là nơi người 
bán (nhà xuất khẩu) có mục đích rõ ràng 
hoặc có dấu hiệu gian lận, dựa trên bằng 
chứng cho thấy ông ấy (nhà xuất khẩu) 
không có hiểu biết về gian lận (không cố ý 
gian lận)”. 
Rõ ràng, các ngân hàng có thể từ chối 
thanh toán. Tuy nhiên, cần phải nhận thức 
được thực tế là ngân hàng phải có bằng 
chứng gian lận nhất định trước khi đưa ra 
quyết định từ chối. Trong trường hợp này, 
tòa cho rằng gian lận không rõ ràng bởi nó 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Tôn Nguyễn Trọng Hiền 
128 
không nằm trong dự kiến hay chủ đích của 
bên xuất khẩu. 
Cũng bởi vì cẩn trọng đối với hành vi 
gian lận trong giao dịch bằng hình thức tín 
dụng chứng từ, không ít trường hợp bất 
đồng giữa các ngân hàng trong quyết định 
thanh toán cho vận đơn. Sự bất đồng vô 
tình dẫn đến sự thay đổi quyền và nghĩa vụ 
đối với các bên có nguy cơ gian lận. Được 
biết đến như một trong những vụ kiện đầu 
tiên sau khi UCP 600 ra đời, Fortis Bank 
SA/NV và Stemcor UK Limited v Indian 
Overseas Bank [2011] EWCA Civ 58 [7] 
liên quan đến quyền thanh toán giữa ngân 
hàng phát hành và ngân hàng xác nhận. 
Trường hợp này là khoảng 5 hợp đồng bán 
hàng độc lập vào năm 2008 theo hình thức 
thư tín dụng kết hợp với điều khoản thương 
mại Incoterm 2000. Stemcor đến từ Anh 
hợp đồng xuất khẩu container phế liệu đến 
công ty SESA của Ấn Độ. Năm thư tín 
dụng ghi rõ người thụ hưởng là Stemcor 
được phát hành bởi Ngân hàng 
Overseabank Ấn Độ (IOB) và được quy 
định phải tuân theo UCP 600. 
Tháng 8-2008, Stemcor đề nghị thanh 
toán thư tín dụng 1-3 tại ngân hàng Fortis 
(ngân hàng xác nhận theo suy nghĩ của 
Fortis) và tín dụng 1-3 sau đó được Fortis 
xác nhận hợp lệ và thanh toán cho Stemcor. 
Thư tín dụng 4-5 sau đó được đệ trình cho 
Fortis, tuy nhiên chúng không được xác 
nhận và chuyển tiếp tới IOB cùng tới tín 
dụng 1-3. Vào một ngày của tháng 11-
2008, IOB đã bác bỏ các tài liệu tín dụng 1-
4 do Fortis đưa ra, theo Fortis do sự không 
nhất quán trong nội dung tín dụng và 
không đồng ý chi trả cho khoản thanh toán 
cho thư tín dụng 1-3 mà Fortis đã thanh 
toán cho Stemcor trước đó. Ngày 13-01-
2009, Fortis đã bổ sung hướng dẫn cho IOB 
nhưng IOB cũng đã từ chối các tài liệu 
nhưng tài liệu không được trả lại cho đến 
ngày 16-02-2009. 
Fortis và IOB đều bày tỏ quan điểm 
của mình. Theo quan điểm của Fortis, họ 
nghĩ rằng họ phải là một ngân hàng xác 
nhận hoặc ngân hàng chỉ định, do đó họ 
rõ ràng có quyền nhận bồi hoàn từ IOB. 
Ngược lại, IOB lập luận rằng Fortis đã 
chỉ là ngân hàng đứng ra thương lượng 
(negotiating bank) và Fortis sẽ không 
được hoàn trả theo UCP 600 - Điều 7(c) 
như sau: “Ngân hàng phát hành cam kết 
hoàn trả cho ngân hàng được chỉ định mà 
ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã 
thương lượng cho một xuất trình phù 
hợp,... Ngân hàng phát hành cam kết 
hoàn lại ngân hàng được chỉ định là độc 
lập với cam kết của ngân hàng phát hành 
cho người thụ hưởng”. 
Đối với quan điểm của IOB, bởi vì 
Fortis không phải là ngân hàng được chỉ 
định theo Điều 7(c), do đó Fortis không 
được hưởng cam kết chi trả khoản thanh 
toán của ngân hàng phát hành. Hơn nữa, do 
sự chậm trễ trong các đàm phán, IOB cho 
rằng Fortis đã thất bại theo quy định Điều 
14(b) của UCP 600 miêu tả: “Một ngân 
hàng được chỉ định hoạt động theo chỉ 
định, ngân hàng xác nhận, nếu có và ngân 
hàng phát hành sẽ có tối đa năm ngày làm 
việc sau ngày trình bày để xác định xem 
việc xuất trình có phù hợp hay không”. 
Sự việc được tòa án quốc tế tuyên bố 
như sau: bởi vì Fortis “xác nhận theo yêu 
cầu và thanh toán chi phí” vì vậy Fortis là 
một ngân hàng xác nhận theo UCP 600. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 10, Tháng 7 - 2018 
129 
Tòa án cũng cho rằng, một khi IOB quyết 
định trả lại tài liệu theo Điều 16, nó sẽ 
phải tuân thủ với các thời hạn quy định tại 
khoản 16(d) và 14(b). Do đó, theo Điều 
16(f) UCP 600 quy định: “Nếu một ngân 
hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận 
không hành động theo các quy định của 
điều khoản thì sẽ mất quyền khiếu nại về 
xuất trình không phù hợp”, một khi IOB 
đã quyết định từ chối các tài liệu thì phải 
có nghĩa vụ trả lại tài liệu đúng thời hạn. 
Tòa án phúc thẩm kết luận rằng, vấn đề 
không phải là thời gian, đó là việc liệu 
Fortis có tuân thủ theo Điều 7 (c)-UCP 
600 hay không. Bằng chứng cho thấy, 
Fortis đã không tuân thủ theo UCP 600. 
Tuy nhiên, vẫn còn có giá trị để hoàn trả 
từ IOB; IOB bị loại khỏi yêu cầu bồi 
thường do không tuân thủ Điều 16(d ) và 
14(b). Trong trường hợp của Fortis Bank 
SA/NV và Stemcor UK Limited, bằng 
chứng cho thấy bản thân IOB rất cẩn thận 
trong việc xem xét tính chính xác của các 
tài liệu để tránh gian lận là cần thiết. Tuy 
nhiên, có thể thấy nếu tòa án cho rằng IOB 
đã chính xác và không có nghĩa vụ phải trả 
lại tài liệu, nó sẽ làm suy yếu sự chắc chắn 
của UCP. Điểm mấu chốt là các ngân hàng 
phải đảm bảo một khi tài liệu được xác 
định là không phù hợp, họ phải được 
thông báo và xử lý kịp thời. 
3. KẾT LUẬN 
Những quy định UCP đã cố gắng bảo 
vệ lợi ích của các bên, nhưng rõ ràng hành 
vi gian lận trong tín dụng chứng từ là “vô 
thời & phổ quát”. Từ những hình thức gian 
lận cơ bản là đánh tráo hàng hóa giao dịch 
(Sztejn và Transea), tiến bộ trong công 
nghệ in đã tiếp tay cho hành vi phi đạo đức 
để tạo ra các tài liệu dường như có vẻ là 
chứng từ gốc (Glencore International A.G. 
và Ngân hàng Trung Quốc), cho đến lỗi sai 
khá tinh vi sai sót tên đăng ký công ty 
(Bulgrains & Co Ltd v Shinhan), tất cả đều 
tạo ra những rủi ro, những phiền toái và tổn 
thất cho doanh nghiệp, cũng như gián tiếp 
tạo ra sự thay đổi quyền và nghĩa vụ của 
ngân hàng (Fortis và Stemcor). 
Qua kết quả nghiên cứu các vụ kiện, 
tác giả đúc kết bài học dành cho các bên 
như sau: 
Đề xuất dành cho doanh nghiệp (nhà 
xuất nhập khẩu): UCP là một bộ những quy 
tắc hướng dẫn, và do đó trước khi ấn định 
nội dung thư tín dụng trong hợp đồng mua 
bán những nhà xuất khẩu nên cân nhắc đàm 
phán các điều khoản để tránh trình hợp gây 
bất lợi sau này. Điều khoản bao gồm: ngày 
phát hành, ngày đáo hạn, ngân hàng phát 
hành, ngân hàng xác nhận, loại tín dụng 
chứng từ, đặc biệt là các từ ngữ quy định 
trong thư tín dụng (tên doanh nghiệp, ngày 
đáo hạn thanh toán,). Hơn nữa, để giao 
dịch được thuận lợi không bị gián đoạn, 
nhà xuất khẩu nên đặc biệt quan tâm đến 
chứng minh tính hợp lệ, bao gồm: chữ ký, 
chứng minh giấy tờ gốc, 
Những quy định UCP 600 đã cố gắng 
bảo vệ lợi ích của các bên, vấn đề là một 
khi tài liệu đệ trình được cho là hợp lệ, bắt 
buộc khoản thanh toán giao ước phải được 
chi trả mà ngân hàng không xem xét đến 
chất lượng hàng hóa mà nhà nhập khẩu có 
đúng như hợp đồng hay không. Ở khía 
cạnh nhà nhập khẩu, ngoài việc cẩn trọng 
đàm phán các điều khoản thương mại, để 
tránh gian lận họ nên cân nhắc xem xét đối 
tác thương mại (kể cả ngân hàng bảo lãnh) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Tôn Nguyễn Trọng Hiền 
130 
một cách cẩn thận (ví dụ: dựa trên uy tín, 
danh tiếng). 
Đề xuất dành cho ngân hàng: Ngân 
hàng phải kỹ lưỡng và sáng suốt xem xét 
tính hợp lệ của bộ hồ sơ tín dụng chứng từ 
trước khi có quyết định thanh toán cho 
người thụ hưởng để tránh rủi ro gian lận. 
Ngân hàng hoàn toàn có quyền từ chối đệ 
trình đối với bộ tài liệu không hợp lệ. Tuy 
nhiên, điều quan trọng ở đây là một khi 
ngân hàng xác nhận bộ hồ sơ không hợp lệ, 
ngân hàng phải có bằng chứng rõ ràng của 
hành vi gian lận hoặc dấu hiệu gian lận rõ 
ràng từ người thụ hưởng. Và một điều lưu 
ý, khi có quyết định từ chối hồ sơ đệ trình, 
ngân hàng phải thông báo và tuân thủ 
nghiêm ngặt quy định thời gian thông báo, 
đối tượng thông báo, cũng như thời hạn trả 
hồ sơ theo quy định UCP 600. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Friederike Niepmann, F. and Schmidt-Eisenlohr, T. (2014), International Trade, Risk, 
and the Role of Banks. Federal Reserve Bank of New York. 
[2] Sztejn v J. Henry Schroder Banking Corporation (1941), 177 Misc. 719, 31 NYS 2d 631 
[3] Bulgrains & Co Ltd v Shinhan [2013] EWHC 2498. 
[4] Glencore International A.G. And Another V. Bank Of China [1996] 1 Lloyd's Rep. 
[5] Dann, D. (1983). Confirming Bank Liability in Letter of Credit Transactions: Whose 
Bank Is It Anyway?. Fordham Law Review, 51(6). 
[6] United City Merchants v Royal Bank of Canada: Hl [1983] AC 168. 
[7] Fortis Bank S.A /N.V & Anor v Indian Overseas Bank [2011] EWCA Civ 58. 
Ngày nhận bài: 09-4-2018. Ngày biên tập xong: 12-4-2018. Duyệt đăng: 23-7-2018 

File đính kèm:

  • pdfgian_lan_trong_phuong_thuc_thanh_toan_tin_dung_chung_tu_mot.pdf