Giáo án Giáo dục Quốc phòng & An ninh

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích: Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN), góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Yêu cầu: Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.

II NỘI DUNG:

1. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh

Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia ; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân, trong đó có đội ngũ trí thức trẻ đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.

2. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết

Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng . hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh ; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có

thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của Pháp luật.

 

doc 93 trang yennguyen 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Quốc phòng & An ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục Quốc phòng & An ninh

Giáo án Giáo dục Quốc phòng & An ninh
Trường CĐ Cộng Đồng KonTum
 Khoa Cơ Bản GIÁO ÁN
Bộ Môn: Quốc phòng – An ninh
BÀI 1. NHẬP MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích: Nắm vững đối tượng, phương pháp, nội dung nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQP-AN), góp phần bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Yêu cầu: Sinh viên xác định trách nhiệm, thái độ đúng trong học tập môn học GDQP-AN, tích cực tham gia xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngay khi đang học tập, rèn luyện trong nhà trường và ở mỗi vị trí công tác tiếp theo.
II NỘI DUNG:
1. Nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nhiệm vụ, nội dung công tác quốc phòng, an ninh của Đảng hiện nay, bao gồm: xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, kĩ thuật quốc phòng, phòng chống chiến tranh công nghệ cao, đánh bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam ; một số vấn đề về dân tộc, tôn giáo và đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo, an ninh quốc gia ; đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 	Nhà nước quy định nhiệm vụ về quốc phòng, quân sự, an ninh cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và đơn vị cơ sở. Do vậy, nghiên cứu về công tác quốc phòng, an ninh thực chất là nghiên cứu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị. Mọi công dân, trong đó có đội ngũ trí thức trẻ đều có trách nhiệm tham gia công tác quốc phòng, luyện tập quân sự, giữ gìn bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân phòng, chống có hiệu quả chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam, kể cả việc phòng, chống chiến tranh công nghệ cao trong tương lai. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quốc phòng, an ninh để xây dựng lòng tin chiến thắng trước mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam.
2. Nghiên cứu về quân sự và kĩ năng quân sự cần thiết
Kiến thức về quân sự trong môn học là những kiến thức phổ thông, sinh viên cần quan tâm nghiên cứu đặc điểm, nguyên lí, tác dụng ... hiểu rõ bản chất các nội dung kĩ thuật, chiến thuật bộ binh ; về khả năng sát thương, với các phương pháp phòng tránh đơn giản, hiệu quả. Trên cơ sở đó nghiên cứu thực hành các bài tập sát với thực tế, thành thạo các thao tác kĩ thuật, chiến thuật trong chiến đấu. Đồng thời có
thể ứng dụng các kĩ thuật này khi tham gia dân quân, tự vệ theo quy định của Pháp luật.
3. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu môn học: 
Việc nghiên cứu môn học GDQP-AN đòi hỏi phải nắm vững cơ sở phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đối tượng, phạm vi và tính chất đa dạng của nội dung môn học này.
3.1 Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu GDQP-AN là học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó những quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lê nin và của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội, về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân... là nền tảng thế giới quan, nhận thức luận của sự nghiên cứu, vận dụng đường lối quân sự của Đảng và những vấn đề cơ bản khác của GDQP-AN.
Việc xác định học thuyết Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở phương pháp luận, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, phát triển GDQP-AN phải nắm vững và vận dụng đúng đắn các quan điểm tiếp cận khoa học sau đây:
- Quan điểm hệ thống : đặt ra yêu cầu nghiên cứu, phát triển các nội dung của GDQP-AN một cách toàn diện, tổng thể, trong mối quan hệ phát triển giữa các bộ phận, các vấn đề của môn học.
- Quan điểm lịch sử, logic : trong nghiên cứu GDQP-AN đòi hỏi phải nhìn thấy sự phát triển của đối tượng, vấn đề nghiên cứu theo thời gian, không gian với những điều kiện lịch sử, cụ thể để từ đó giúp ta phát hiện, khái quát, nhận thức đúng những quy luật, nguyên tắc của hoạt động quốc phòng, an ninh.
- Quan điểm thực tiễn : chỉ ra phương hướng cho việc nghiên cứu GDQP-AN là phải bám sát thực tiễn xây dựng quân đội và công an nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
3.2 Các phương pháp nghiên cứu
Với tư cách là bộ môn khoa học nằm trong hệ thống khoa học quân sự, phạm vi nghiên cứu của GDQP-AN rất rộng, nội dung nghiên cứu đa dạng, được cấu trúc theo hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp luôn có sự kế thừa và phát triển. Vì vậy GDQP-AN được tiếp cận nghiên cứu với nhiều cách thức, phù hợp với tính chất của từng nội dung và vấn đề nghiên cứụ cụ thể.
Trong nghiên cứu xây dựng, phát triển nội dung GDQP-AN với tư cách là một bộ môn khoa học cần chú . sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học.
Trước hết cần chú . sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết như phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, mô hình hóa, giả thuyết... nhằm thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu về quốc phòng, an ninh để rút ra các kết luận khoa học cần thiết, không ngừng bổ sung, phát triển làm phong phú nội dung GDQP-AN. Cùng với các phương pháp nghiên cứu lí thuyết, cần nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như quan sát, điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu các sản phẩm quốc phòng, an ninh, tổng kết kinh nghiệm, thí nghiệm, thực nghiệm... nhằm tác động trực tiếp vào đối tượng trong thực tiễn, từ đó khái quát bản chất, quy luật của các hoạt động quốc phòng, an ninh ; bổ sung làm phong phú nội dung cũng như kiểm định tính xác thực, tính đúng đắn của các kiến thức GDQP-AN.
Trong nghiên cứu lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng quốc phòng, an ninh cần sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học lí thuyết và thực hành nhằm bảo đảm cho người học vừa có nhận thức sâu sắc về đường lối, nghệ thuật quân sự, nắm chắc lí thuyết kĩ thuật và chiến thuật, vừa rèn luyện phát triển được các kĩ năng công tác quốc phòng, thuần thục các thao tác, hành động quân sự.
Đổi mới phương pháp dạy học GDQP-AN theo hướng tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học tiên tiến kết hợp với sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại. Trong quá trình học tập, nghiên cứu các vấn đề, các nội dung GDQP-AN cần chú ý sử dụng các phương pháp tạo tình huống, nêu vấn đề, đối thoại, tranh luận sáng tạo; tăng cường thực hành, thực tập sát với thực tế chiến đấu, công tác quốc phòng; tăng cường tham quan thực tế, viết thu hoạch, tiểu luận; tăng cường sử dụng các phương tiện kĩ thuật, thiết bị quân sự hiện đại phục vụ các nội dung học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu môn học GDQP-AN.
4. Giới thiệu về môn học Giáo dục Quốc phòng An ninh 
4.1. Đặc điểm môn học
Là môn học được Luật định, thể hiện rõ đường lối giáo dục của Đảng được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhằm giúp sinh viên thực hiện mục tiêu “hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảovệ Tổ quốc”. 
Kế tục và phát huy những kết quả thực hiện Chương trình Huấn luyện quân sự phổ thông (1961), Giáo dục quốc phòng (1991), trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới và phù hợp với quy chế giáo dục - đào tạo trình độ đại học, năm 2000 chương trình tiếp tục được sửa đổi, bổ sung ; đến năm 2007 triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về GDQP-AN, môn học Giáo dục quốc phòng được lồng ghép nội dung an ninh thành môn học GDQP-AN. Như vậy, trong từng giai đoạn cách mạng, chương trình môn học GDQP-AN đều có những đổi mới phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước và công tác quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, gắn kết chặt chẽ các mục tiêu của giáo dục - đào tạo với quốc phòng - an ninh. 
Giáo dục quốc phòng - an ninh là môn học bao gồm kiến thức khoa học xã hội, nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật quân sự và thuộc nhóm các môn học chung, có tỉ lệ lí thuyết chiếm trên 70% chương trình môn học. Nội dung bao gồm kiến thức cơ bản về đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, công tác quản lí Nhà nước về quốc phòng, an ninh ; về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, về nghệ thuật quân sự Việt Nam ; về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam và kĩ năng quân sự, an ninh cần thiết đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần xây dựng, rèn luyện . thức tổ chức kỉ luật, tác phong khoa học ngay khi sinh viên đang học tập trong nhà trường và khi ra công tác. Giảng dạy và học tập có chất lượng môn học GDQP-AN là góp phần đào tạo cho đất nước một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật, cán bộ quản lí, chuyên môn nghiệp vụ có . thức, năng lực sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trên mọi cương vị công tác.
4.2. Chương trình
Môn học GDQP-AN trình độ Trung cấp nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Chương trình được xây dựng trên cơ sở phát triển trình độ các cấp học dưới, bảo đảm liên thông, logic ; mỗi nội dung là những khối kiến thức tương đối độc lập, tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Kết cấu chương trình gồm:
- Tổng số bài: 13 bài.
- Tổng số thời gian: 75 tiết(LT: 36; TH- TL-BT: 35; Kiểm tra:4 tiết)
4.3. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất thiết bị dạy học
Đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trường đại học, cao đẳng, các Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên được tổ chức trên cơ sở Nghị định của Chính phủ về GDQP-AN và Nghị định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Giảng viên sĩ quan từ các Quân khu, các học viện, nhà trường Quân đội được luân phiên làm công tác quản l. và giảng dạy. Các trường chưa có giảng viên sĩ quan biệt phái được biên chế giảng viên cơ hữu hoặc hợp đồng, thỉnh giảng giảng viên các học viện, nhà trường Quân đội. Hệ thống Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên do Chính phủ quy định, được phát triển trên phạm vi cả nước đang thu hút phần lớn sinh viên vào học tập rèn luyện trong môi trường văn hóa - quân sự.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, rèn luyện của sinh viên Nhà nước đã và đang đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trung tâm giáo dục quốc phòng. Tổ chức dạy, học môn học GDQP-AN phải bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được quy định trong danh mục và tiêu chuẩn bộ mẫu thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi học thực hành các kĩ năng quân sự phải có sân tập, bãi tập, thao trường. Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của giảng viên, sinh viên. Ngoài ra, sinh viên tìm đọc thêm tại liệu tham khảo đã được giới thiệu trong giáo trình để nâng cao kiến thức và sự hiểu biết về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4.4. Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập
Tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học GDQP-AN được quy định trong Thông tư liên tịch số 10/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Hình thức tổ chức dạy học tập trung chủ yếu thực hiện ở các Trung tâm Giáo dục quốc phòng sinh viên ; ở các trường có thể đan xen nhiều hình thức khác theo quy định của hiệu trưởng. Khi học GDQP-AN sinh viên phải mang mặc gọn gàng, thống nhất theo hướng dẫn của giảng viên. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy tắc đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang thiết bị. Sinh viên có đủ số lần kiểm tra cho mỗi học phần ; mỗi lần kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên và có đủ 80% thời gian có mặt trên lớp sẽ được dự thi kết thúc môn học. Mỗi sinh viên phải dự thi đủ các học phần quy định trong chương trình.
Trường CĐ Cộng Đồng KonTum
 Khoa Cơ Bản GIÁO ÁN
Bộ Môn: Quốc phòng – An ninh
BÀI 2
PHÒNG CHỐNG CHIẾN LƯỢC “ DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”,
 BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI 
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích: Nhằm giới thiệu cho sinh viên nắm vững được âm mưu, thủ đoạn “ Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá các nước XHCN và cách mạng nước ta hiện nay. 
Yêu cầu: Hiểu và nắm chắc âm mưu thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ. Trên cơ sở đó để mỗi người đề cao cảnh giác cách mạng, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và lực lượng vũ trang làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ.
Cần ra sức học tập trau dồi phẩm chất, năng lực của người sinh viên kế tiếp các thế hệ cha anh góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.
II. NỘI DUNG
1- Chiến lược “Diễn biến hoà bình“ , bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa xã hội.
a)- Khái niệm
- “ Diễn biến hoà bình“ là chiến lược cơ bản nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN từ bên trong bằng biện pháp phi quân sự do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành.
- Nội dung chính của chiến lược “ Diễn biến hoà bình“ là kẻ thù sử dụng mọi thủ đoạn về kinh tế, chính trị tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, quốc phòng an ninh... dể phá hoại, làm suy yếu từ bên trong các nước XHCN.
Cụ thể là
+ Kích động các mâu thuẫn trong xã hội tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao động. Đặc biệt chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản từng bước làm phai nhạt mục tiêu lý tưởng XHCN ở một bộ phận sinh viên.
+ Triệt để khai thác và lợi dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và làm thay đổi đường lối chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
b)- Sự hình thành và phát triển của chiến lược " Diễn biến hoà bình"
Chiến lược “Diễn biến hòa bình” được hình thành phát triển theo một trình tự từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Lúc đầu nó được sử dụng như một phương tiện, một thủ đoạn nhưng dần phát triển để trở thành một chiến lược hoàn chỉnh trong chiến lược phản cách mạng toàn cầu của các thế lực thù địch. Quá trình đó được thể hiện khái quát qua ba giai đoạn sau.
Giai đoạn một:
Trước sự phát triển của hệ thống XHCN và phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi căn bản tình hình so sánh lực lượng trên thế giới. Vì vậy tháng 3 năm 1947 tổng thống Mỹ Truman trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Kennan đã đưa ra một chiến lược toàn cầu nhằm ngăn chặn sự “bành trướng” của Liên Xô và các nước XHCN, nội dung chính của chiến lược này là: Đe dọa bằng quân sự, bao vây can thiệp vũ trang và trực tiếp tiến hành ... quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, có chính sách đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học quân sự, khoa học xã hội nhân văn quân sự, khoa học kỹ thuật quân sự.
- Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế, cả quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng cho các đối tượng, đặc biệt là trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc gia.
 Trong lĩnh vực y tế
- Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực, trong khám chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội và cho người nước ngoài.
- Xây dựng mô hình quân dân y kết hợp trên các địa bàn, đặc biệt là ở miền núi, biên giới, hải đảo.
- Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
- Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến.
2.4 Kết hợp trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc
Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong bảo vệ Tổ quốc là xuất phát từ mục tiêu, lực lượng và phương thức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia trong tình hình mới. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: “Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Phương thức bảo vệ Tổ quốc là sự kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và đấu tranh; kết hợp giữa phương thức đấu tranh phi quân sự, phi vũ trang với phương thức quân sự, vũ trang; kết hợp giữa ngăn ngừa, đẩy lùi đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi với các tình huống phức tạp xảy ra.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc của chúng ta là sức mạnh tổng hợp của toàn dân, cả nước; của lực lượng, tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân với lực lượng, tiềm lực và thế trận an ninh nhân dân; kết hợp kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của toàn dân, của mọi tổ chức chính trị xã hội, trong đó lực lượng vũ trang là nòng cốt. Vì vậy, phải kết hợp phát triển kinh tế với cũng cố quốc phòng và an ninh và đối ngoại ngay trong hoạt động của lực lượng vũ trang.
Nội dung kết hợp cần chú ý:
- Tổ chức biên chế và bố trí lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật trong huấn luyện, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của quân đội, công an cho phát triển kinh tế. Xây dựng, phát triển các khu kinh tế quốc phòng, các khu quốc phòng kinh tế trên các địa bàn miền núi biên giới, giúp đỡ nhân dân địa phương ổn định sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Tận dụng khả năng của công nghiệp quốc phòng trong thời bình để sản xuất hàng hoá dân sự phục vụ dân sinh và xuất khẩu. Thành lập các tổ, đội công tác trên từng lĩnh vực đưa về giúp đỡ các xã vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh
- Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan quân sự, công an các cấp trong việc thẩm định, đánh giá các dự án đầu tư, nhất là các dự án đầu tư có vốn nước ngoài.
2.5 Kết hợp trong hoạt động đối ngoại
Mục tiêu chung của mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế là giữ vững môi trường hoà bình, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tận dụng ngoại lực, phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường.
Sự phối hợp giữa hoạt động đối ngoại với kinh tế, quốc phòng và an ninh là một trong những nội dung cơ bản của chủ trương đối ngoại trong thời kỳ mới. Đó là sự cụ thể hoá quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Việc mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, quốc phòng, quân sự của nước ta với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực phải hướng vào việc phục vụ cho phát triển kinh tế trong nước; đồng thời phải giữ vững nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong mở rộng quan hệ đối ngoại.
Nội dung kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng và an ninh trong lĩnh vực đối ngoại cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Mở rộng hoạt động đối ngoại phải quán triệt và thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình. 
- Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, phải kết hợp từ khâu lựa chọn đối tác làm ăn. Phải lựa chọn được đối tác có ưu thế chế ngự cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm hạn chế sự chống phá của các thế lực thù địch.
- Kết hợp trong việc phân bổ đầu tư vào ngành nào, địa bàn nào có lợi cho phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng và an ninh của quốc gia. Khắc phục tình trạng chỉ thấy lợi ích kinh tế trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Kết hợp trong xây dựng và quản lý các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, Chú trọng xây dựng các đoàn hội, lực lượng tự vệ trên cơ sở Nhà nước có luật pháp quy định rõ ràng. Đồng thời phải chú trọng bồi dưỡng ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần cảnh giác đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, an ninh quốc gia cho cán bộ, nhân viên là người Việt Nam làm việc trong các cơ sở đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
- Phát huy vai trò của cán bộ, nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán của nước ta ở nước ngoài trong việc quảng bá sản phẩm hàng hoá, truyền thống Việt Nam; đồng thời nắm vững đường lối đối ngoại, đường lối quân sự của nước ngoài cung cấp tình hình giúp Đảng, Nhà nước hoạch định chính sách đối ngoại đúng đắn.
3. Một số giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay 
3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh 
	Vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong việc kết hợp được thể hiện ở chỗ:
	- Thường xuyên nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, kịp thời đề ra những quyết định lãnh đạo ngành, địa phương mình, thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh một cách đúng đắn, thường xuyên. 
	- Gắn chủ trương lãnh đạo với tăng cường kiểm tra việc thực hiện của chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế thực hiện chủ trương đường lối về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.
	- Tổ chức tốt việc sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời để bổ sung chủ trương và chỉ đạo thực tiễn thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở ngành, địa phương thuộc phạm vi lãnh đạo của các cấp uỷ đảng.
	Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trong kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh phải:
	- Từng cấp phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành ngày 11/5/2004.
	- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở ngành, bộ, địa phương cơ sở của mình dài hạn và hàng năm.
	- Đổi mới nâng cao quy trình, phương pháp quản lý, điều hành của chính quyền các cấp từ khâu lập quy hoạch, kế hoạch, nắm tình hình, thu thập xử lý thông tin, định hướng hoạt động, tổ chức hướng dẫn chỉ đạo cấp dưới và kiểm tra ở mọi khâu, mọi bước của quá trình thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở ngành, địa phương mình.
	3.2 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh cho các đối tượng
	Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu và đang là đòi hỏi cấp thiết đối với cán bộ và nhân dân cả nước ta hiện nay.
- Đối tượng bồi dưỡng: phải phổ cập kiến thức quốc phòng cho toàn dân nhưng trước hết phải tập trung vào đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp, các bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, cơ sở.
- Nội dung bồi dưỡng: phải căn cứ vào đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để chọn lựa nội dung, chương trình bồi dưỡng cho phù hợp và thiết thực nhằm nâng cao cả kiến thức, kinh nghiệm và năng lực thực tiễn sát với cương vị đảm nhiệm với từng loại đối tượng và quần chúng nhân dân.
- Hình thức bồi dưỡng: phải kết hợp bồi dưỡng tại trường với tại chức, kết hợp lý thuyết với thực hành. Thông qua sinh hoạt chính trị, qua các cuộc diễn tập thực nghiệm, thực tế ở các bộ, ngành, địa phương cơ sở để nâng cao hoàn thiện sự hiểu biết và năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ và của toàn dân, toàn quân về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong tình hình mới.
3.3 Xây dựng chiến lược tổng thể kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh trong thời kỳ mới
Hiện nay, nước ta đã và đang xây dựng chiến lược phát triển kinh tế gắn với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh đến năm 2020. Thực tiễn cho thấy, sự vận dụng tính quy luật kinh tế, quốc phòng và an ninh và quán triệt quan điểm kết hợp của Đảng đã đề ra còn nhiều mâu thuẫn và bất cập do thiếu định hướng chiến lược cơ bản cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì vậy, muốn kết hợp ngay từ đầu và trong suốt quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước một cách cơ bản và thống nhất trên phạm vi cả nước và từng địa phương, phải tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch và kế hoạch chiến lược tổng thể quốc gia về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Coi đó là một trong những mắt khâu quan trọng hàng đầu để chỉ đạo, quản lý nhà nước, về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh một cách có hiệu lực, hiệu quả.
Trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược tổng thể về kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh và đối ngoại trong thời kỳ mới, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương từ khâu khảo sát, đánh giá các nguồn lực (cả bên trong và bên ngoài) cho phát triển kinh tế và củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và đề ra các chính sách đúng đắn, như: chính sách khai thác các nguồn lực; chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư; chính sách điều động nhân lực, bố trí dân cư; chính sách ưu đãi khoa học và công nghệ lưỡng dụng. 
3.4 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh trong tình hình mới
Mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta có liên quan đến kết hợp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh đều phải được thể chế hoá thành luật pháp, pháp lệnh, nghị định, văn bản dưới luật một cách đồng bộ, thống nhất để quản lý và tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu lực và hiệu quả trong cả nước.
Đảng và Nhà nước phải có chính sách khai thác các nguồn lực và vốn đầu tư cả trong và ngoài nước để thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; nhất là đối với các công trình trọng điểm, ở những địa bàn chiến lược trọng yếu như miền núi biên giới và hải đảo.
Việc xác lập cơ chế chính sách, bảo đảm ngân sách cho kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh cần được xây dựng theo quan điểm quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các đoàn thể xã hội đều phải có nghĩa vụ chăm lo cho sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Việc phân bổ ngân sách đầu tư cho kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh phải theo hướng tập trung cho những mục tiêu chủ yếu, những công trình có tính lưỡng dụng cao đáp ứng cả cho phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng cả trước mắt và lâu dài.
Phải có chính sách khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với các tổ chức, cá nhân, các nhà đầu tư (cả trong và ngoài nước) có các đề tài khoa học, các dự án công nghệ sản xuất, xây dựng có ý nghĩa lưỡng dụng hoá cao phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. 
3.5 Củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách quốc phòng và an ninh các cấp
Căn cứ vào Nghị định 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về Công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ và các địa phương. Cần nghiên cứu bổ sung mở rộng thêm chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên trách quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh nói chung và về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh nói riêng trong thời kỳ mới.
Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức với chăm lo bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham mưu cho Đảng, Nhà nước về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh là một tất yếu khách quan, một nội dung quan trọng trong đường lối phát triển đất nước của Đảng ta, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Việc kết hợp được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế và có sự phối hợp của các ngành, các cấp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh.
Để thực hiện tốt việc kết hợp, cần quán triệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó phải quán triệt sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam cho toàn dân, nhất là cho học sinh, sinh viên - những người quyết định tương lai của đất nước. Quá trình kết hợp phải được triển khai có kế hoạch, có cơ chế chính sách cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích tính tất yếu phải kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay?
2. Nội dung, phương thức kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay?
3. Phân tích các giải pháp chủ yếu thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh ở Việt Nam hiện nay?

File đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_quoc_phong_an_ninh.doc