Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật - kinh tế - văn hóa - xã

hội, vai trò của thư viện trong đời sống ngày càng được khẳng định. Ở Việt Nam, các

nguồn lực thông tin – tư liệu và các dịch vụ mà thư viện cung cấp, trong đó có các thư

viện đại học, ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thư viện đại học

đóng góp một phần rất quan trọng trong việc mở cánh cửa thông tin để giúp sinh viên

và giảng viên tự chủ trong việc tìm được thông tin phù hợp, hỗ trợ nhu cầu giảng dạy,

học tập và nghiên cứu của họ. Thư viện đảm bảo rằng những nguồn lực thông tin và

dịch vụ của thư viện sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn đọc. Tuy nhiên, sự phát triển

của các nguồn lực thông tin cũng làm cho người sử dụng phải đối diện với những

thách thức trong việc tìm và sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả. Vì vậy, các

chương trình huấn luyện hoặc giáo dục người sử dụng thư viện là hết sức cần thiết.

pdf 6 trang yennguyen 6900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học

Giáo dục người sử dụng trong thư viện đại học
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 112 
GIÁO DỤC NGƯỜI SỬ DỤNG TRONG 
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC 
ThS. NINH THỊ KIM THOA 
Khoa Thư viện – Thông tin học 
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn 
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật - kinh tế - văn hóa - xã 
hội, vai trò của thư viện trong đời sống ngày càng được khẳng định. Ở Việt Nam, các 
nguồn lực thông tin – tư liệu và các dịch vụ mà thư viện cung cấp, trong đó có các thư 
viện đại học, ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thư viện đại học 
đóng góp một phần rất quan trọng trong việc mở cánh cửa thông tin để giúp sinh viên 
và giảng viên tự chủ trong việc tìm được thông tin phù hợp, hỗ trợ nhu cầu giảng dạy, 
học tập và nghiên cứu của họ. Thư viện đảm bảo rằng những nguồn lực thông tin và 
dịch vụ của thư viện sẽ đem lại lợi ích tốt nhất cho bạn đọc. Tuy nhiên, sự phát triển 
của các nguồn lực thông tin cũng làm cho người sử dụng phải đối diện với những 
thách thức trong việc tìm và sử dụng các nguồn lực đó một cách hiệu quả. Vì vậy, các 
chương trình huấn luyện hoặc giáo dục người sử dụng thư viện là hết sức cần thiết. 
Giáo dục người sử dụng: 
Fleming (1990) định nghĩa giáo dục người sử dụng là những chương trình 
hướng dẫn và giảng dạy đa dạng được thư viện cung cấp cho người sử dụng nhằm 
giúp họ sử dụng các nguồn tin và dịch vụ của thư viện một cách hiệu quả và độc lập. 
Như vậy, giáo dục người sử dụng bao hàm việc nâng cao tri thức của họ về các dịch 
vụ thư viện, giúp họ sử dụng các trang thiết bị và tiện nghi của thư viện. 
Có rất nhiều lý do để một thư viện đại học phải tiến hành các hình thức huấn 
luyện người sử dụng. 
 Một là, các nguồn thông tin tư liệu của thư viện ngày càng đa dạng, từ các 
nguồn tin truyền thống đến các loại hình tài liệu hiện đại như các cơ sở dữ liệu trực 
tuyến, các CD-ROMs và Internet. Việc tra cứu các nguồn thông tin này ngày càng 
phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có những hiểu biết căn bản về thư viện cũng như 
có các kỹ năng nhất định. 
 Hai là, sự ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thư viện đòi hỏi 
người đọc cần có các kiến thức và kỹ năng để có thể sử dụng các trang thiết bị và tiện 
nghi thư viện một cách phù hợp. 
 Trong khi đó, nhu cầu và nền tảng tri thức của người sử dụng, cụ thể là sinh 
viên, có sự khác nhau. Không phải sinh viên nào cũng có những hiểu biết về thư viện 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 113 
hiện đại và có các kỹ năng thông tin giống nhau. Ví dụ như sinh viên xuất thân từ các 
vùng nông thôn và vùng núi xa xôi hẻo lánh thì hiểu biết về thư viện và thông tin 
thường kém hơn các sinh viên đến từ vùng đô thị; hoặc sự khác nhau giữa sinh viên 
năm thứ nhất với các sinh viên đang học năm thứ hai, thứ ba... hay học sau đại học. 
 Tất cả những yếu tố trên diễn ra trong bối cảnh ngành giáo dục Việt Nam, 
trong đó có giáo dục đại học, đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học để có 
thể bước cùng nhịp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Những yêu cầu của đổi 
mới giáo dục, với những tiêu chí như lấy người học làm trung tâm, phát triển tính độc 
lập – sáng tạo của sinh viên... đòi hỏi phải có sự tham gia ngày càng tích cực và sâu 
sắc của thư viện đại học. 
 Một số hình thức căn bản của giáo dục người sử dụng: 
 Giáo dục người sử dụng được tổ chức thành nhiều hình thức từ đơn giản đến 
nâng cao. Định hướng sử dụng thư viện là giai đọan đầu tiên trong giáo dục người sử 
dụng, thường được diễn ra vào đầu khóa học. Nội dung của định hướng thư viện là 
nhằm giúp người sử dụng biết được thư viện hiện có những nguồn lực nào, sử dụng 
các nguồn lực đó cũng như các trang thiết bị trong thư viện ra sao... Đối với những 
bạn đọc – người sử dụng mới của thư viện (ví dụ như sinh viên năm thứ nhất), việc tổ 
chức các khóa học định hướng thư viện là rất quan trọng. Lý do là các sinh viên này 
bước chân vào cổng trường đại học với những nền tảng tri thức cũng như môi trường 
khác nhau. Những sinh viên đến từ các đô thị, các khu vực trung tâm có thể có kiến 
thức về thư viện và thông tin tốt hơn các sinh viên đến từ những những vùng nông 
thôn, miền núi. Với những khóa học này, nhân viên thư viện có thể cung cấp các 
thông tin về vị trí thư viện, tổ chức của thư viện, hệ thống mục lục thư viện, bảng 
phân lọai áp dụng trong thư viện, dịch vụ lưu hành tài liệu, dịch vụ tham khảo – tra 
cứu, các bộ sưu tập về tài liệu nghiên cứu, tài liệu đặc biệt, tài liệu lưu trữ, tài liệu 
thính thị hay các ấn phẩm định kỳ trong thư viện. Cán bộ thư viện còn có thể giới 
thiệu về OPAC, CD-ROMs, các nguồn tin điện tử cũng như tìm tin trên Internet. Như 
vậy, kỹ năng truyền thống cũng như hiện đại cần được chú trọng nhằm đáp ứng nhu 
cầu ngày càng cao của người sử dụng. 
 Giai đoạn cao hơn là hướng dẫn thư mục. Họat động này nhằm mục đích giúp 
người sử dụng truy cập và sử dụng các nguồn lực thông tin trong thư viên theo những 
chủ đề nhất định. Việc hướng dẫn này có thể bao gồm các họat động như: hướng dẫn 
cách sử dụng các loại sách tham khảo, dịch vụ tóm tắt và chỉ mục, phát triển các chiến 
lược tìm tin... 
 Ngòai ra, nếu có đủ các điều kiện về thời gian, nhân sự và chương trình, thư 
viện còn có thể phối hợp với nhà trường để tổ chức các khóa học chính thức mang 
tính chất bắt buộc đối với sinh viên. Các khóa học này sẽ được tính điểm và là một 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 114 
trong những điều kiện bắt buộc mỗi sinh viên phải hoàn tất trước khi kết thúc chương 
trình học tập của mình. 
Mối quan hệ giữa giáo dục người sử dụng và phổ cập các kỹ năng thông tin: 
 Trong hơn một thập kỷ qua, thư viện đã phát triển không ngừng cùng với sự 
phát triển chung của thế giới. Nhiều họat động của thư viện trong đó có hướng dẫn – 
giáo dục người sử dụng được điều chỉnh và bổ sung thêm những yếu tố mới. Hướng 
dẫn sử dụng thư viện ngày nay cần được đặt trong một bối cảnh rộng hơn là dạy cho 
sinh viên về các kỹ năng thông tin, kỹ năng học tập, kỹ năng truyền thông cũng như 
các kỹ năng thư viện. Thực tế cho thấy, kỹ năng thông tin của sinh viên chưa cao, nếu 
không nói là còn yếu; vì vậy mà giáo dục kỹ năng thông tin là rất quan trọng. Điều 
này cũng đòi hỏi sự phối hợp mật thiết giữa cán bộ thư viện và giảng viên trong suốt 
các khóa học. 
Như vậy, giáo dục người sử dụng cần có sự tổ chức, thực hiện và gắn kết mật 
thiết với việc phổ cập kiến thức thông tin. Phổ cập các kỹ năng thông tin được hiểu là 
giúp người sử dụng có các khả năng định vị, tìm tin, quản lý, đánh giá một cách độc 
lập và sử dụng thông tin từ các nguồn tin đa dạng để giải quyết vấn đề, nghiên cứu, ra 
quyết định và phát triển năng lực chuyên môn tiếp tục (Orr, Appleton, & Wallin, 
2001, p. 457). Hiệp hội Thư viện Mỹ - ALA (1989) cũng chỉ rõ kỹ năng thông tin là 
khả năng nhận biết khi nào cần thông tin, khả năng định vị, đánh giá và sử dụng hiệu 
quả thông tin đã tìm được. Hiệp hội này cũng đã nêu lên chín tiêu chuẩn của một sinh 
viên có kiến thức thông tin, được nhóm lại trong ba nhóm chính là có các kỹ năng 
thông tin, có khả năng học tập độc lập và có trách nhiệm xã hội. 
Nhu cầu có kiến thức thông tin ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi việc ứng 
dụng công nghệ thông tin làm cho quá trình thông tin ngày càng trở nên dễ dàng. Với 
sự phát triển của nguồn lực thông tin toàn cầu, việc phổ biến các kỹ năng thông tin 
cho người sử dụng thư viện nói chung, đặc biệt là sinh viên, giảng viên và nhân viên 
của các trường đại học là rất cần thiết, nhằm cung cấp các cơ hội để học, không chỉ 
cách truy cập –tiếp cận đến các nguồn tin cần thiết, mà còn là cách đánh giá, quản lý 
và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Kỹ năng thông tin là cơ sở căn bản để giúp 
người sử dụng có khả năng học tập suốt đời, giúp họ làm chủ được bối cảnh, và tự 
định hướng được bản thân. Kết quả cuối cùng của chương trình phổ cập kiến thức 
thông tin sẽ giúp các cá nhân đã được trang bị kỹ năng thông tin có khả năng: 
- Xác định được phạm vi – quy mô của thông tin mình cần 
- Tiếp cận đến thông tin cần tìm một cách hiệu quả 
- Đánh giá được thông tin và nguồn tin một cách độc lập có phê phán 
- Kết hợp chặt chẽ thông tin đã tìm được với nền tảng tri thức sẵn có 
- Sử dụng thông tin một cách hiệu quả cho một mục đích nào đó. 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 115 
Một số nhận xét và ý kiến: 
 Trong những năm gần đây, các thư viện đại học Việt Nam đã có những phát 
triển vượt bậc về mọi phương diện như vốn tài liệu, dịch vụ thư viện, ứng dụng công 
nghệ thông tin và truyển thông trong thư viện...Vai trò của giáo dục người sử dụng 
thư viện cũng ngày càng được các thư viện chú ý và tổ chức thành những họat động 
cụ thể và hữu ích. Bằng chứng là nhiều thư viện đại học đã thường xuyên tổ chức các 
chương trình huấn luyện – giáo dục người sử dụng thư viện. Tuy nhiên, việc lồng 
ghép chương trình này với việc phổ cập kiến thức thông tin vẫn còn đang trong giai 
đọan khởi đầu. Trong bối cảnh ngành giáo dục nước ta đang đổi mới tích cực, đặc biệt 
là đổi mới đào tạo đại học, làm thế nào để các thư viện đại học thực sự đi đầu trong 
việc phổ cập kiến thức thông tin cho người sử dụng là vấn đề cần được các thư viện 
quan tâm hơn nữa. Chương trình sẽ góp phần giúp sinh viên không chỉ hòan thành 
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình trong nhà trường mà còn có khả năng tự học 
suốt đời. 
 Để giáo dục người sử dụng trong thư viện mang lại những hiệu quả thiết thực, 
một số vấn đề sau cần được quan tâm hơn nữa: 
 - Nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục ngừời sử dụng trong mối quan hệ với 
việc trang bị các kỹ năng thông tin, trong bối cảnh phát triển mới của thư viện Việt 
Nam và hội nhập với thế giới. 
 - Từ nhận thức trên, triển khai thành các họat động thực tiễn như tổ chức các khóa 
huấn luyện đa dạng và phù hợp với nhu cầu và trình độ của người sử dụng. Các khóa 
học này cần được thiết kế theo một quy trình bao gồm những yếu tố căn bản như: 
ƒ Xác định mục tiêu của chương trình: Đây sẽ là cơ sở cho việc xác định nội 
dung và phương pháp hướng dẫn cũng như là tiêu điểm cho việc đánh giá. 
Cần lưu ý rằng mục tiêu của chương trình nên thống nhất với mục tiêu của 
trường đại học cũng như của thư viện trên cơ sở các nguồn lực sẵn có. 
Đồng thời, phải xem xét đến nhu cầu thông tin của những nhóm người sử 
dụng cụ thể mà thư viện hướng đến. 
ƒ Lựa chọn phương pháp hướng dẫn: điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố 
như: yêu cầu của việc hướng dẫn, số lượng sinh viên, nguồn lực tài chính, 
quỹ thời gian và nội dung của khóa học... Khi đã quyết định lựa chọn một 
phương pháp, cán bộ thư viện nên xem xét những nhân tố sẽ ảnh hưởng đến 
quá trình học tập cũng như sự tác động của phương pháp đã chọn đến 
những nhân tố này ra sao...Phương pháp phổ biến là giảng hoặc hướng dẫn, 
có thể kèm theo các tài liệu thính thị, tham quan thư viện, tài liệu hướng 
dẫn dưới dạng in. 
ƒ Đánh giá: Có hai khía cạnh liên quan đến việc đánh giá: Một là đánh giá để 
biết được mục tiêu của chương trình đã đạt được chưa? Hai là đánh giá để 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 116 
biết xem chương trình giáo dục người đọc mà thư viện tiến hành có phải là 
một chương trình tốt không hay cần phải có những điều chỉnh về mục tiêu 
cho phù hợp. Việc đánh giá có thể được tiến hành bằng nhiều cách khác 
nhau. Một trong những cách phổ biến nhất là phương pháp điều tra thông 
qua các bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn. Việc điều tra sẽ giúp kiểm tra xem 
sinh viên có hài lòng với chương trình huấn luyện không, có tự tin khi sử 
dụng thư viện hay không...Một cách khác không kém phần quan trọng là 
các bài kiểm tra về kiến thức thư viện được diễn ra trước và sau khi sinh 
viên nhận sự huấn luyện. 
 - Sử dụng trang web thư viện để phục vụ cho việc trang bị kiến thức thông tin cho 
người sử dụng như: 
ƒ Các bài giảng trực tuyến hướng dẫn cách thức sử dụng các cơ sở sữ liệu và 
cách tìm tìm trên Internet một cách hiệu quả 
ƒ Hướng dẫn cách trích dẫn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào Tạo hoặc 
theo các tiêu chuẩn quốc tế 
ƒ Cung cấp các tài liệu về bản quyền hoặc kết nối đến những tài liệu này 
cũng như những lưu ý về bản quyền liên quan trực tiếp đến việc sử dụng tài 
liệu của bạn đọc 
 - Phối hợp với giảng viên, với các khoa, bộ môn, các đoàn thể, trung tâm trong 
trường tổ chức các chương trình đa dạng để phổ cập kiến thức thông tin cho người sử 
dụng. Phổ cập kiến thức thông tin là một vấn đề rộng lớn và không thể hòan tất trong 
một thời gian ngắn, trong một phạm vi hay quy mô hẹp hay giới hạn trong một họat 
động đơn lẻ của một tổ chức. Vì vậy, thư viện đại học nếu chỉ làm đơn độc thì hiệu 
quả là sẽ rất hạn chế. 
 - Huấn luyện cán bộ thư viện để họ có các kỹ năng đảm bảo đáp ứng và hỗ trợ 
được các nhu cầu thông tin của người sử dụng. Cán bộ thư viện cần được trang bị một 
số kỹ năng nghề nghiệp căn bản như: 
ƒ Giúp người sử dụng tương tác với các nguồn lực tri thức 
ƒ Có khả năng thay đổi và thích nghi với những hoàn cảnh mới 
ƒ Có khả năng đổi mới và sáng tạo 
ƒ Có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng 
ƒ Có kỹ năng giao tiếp tốt 
ƒ Có khả năng cập nhật những sự phát triển mới 
ƒ Giúp người đọc có khả năng nhận thức về các nguồn lực 
ƒ Hỗ trợ người sử dụng bằng cách tổ chức các khóa học phù hợp. 
Kết luận: 
Hội nghị quốc tế về thư viện – TP. HCM 28-30/8/2006 
Thư viện Việt Nam hội nhập và phát triển 117 
 Trong kỷ nguyên thông tin, kỹ năng thiết yếu của người sử dụng không phải 
chỉ là tích lũy nhiều thông tin nhất mà chính là khả năng truy cập và sử dụng thông tin 
tìm được một cách hiệu quả. Không phải người sử dụng thư viện nào cũng có trình độ 
như nhau về kiến thức thông tin. Vì vậy, huấn luyện sử dụng thông tin phải là một 
phần của giáo dục sinh viên và ngừơi sử dụng trong thư viện đại học.Việc huấn luyện 
nên được tổ chức với các cấp độ khác nhau để đảm bảo rằng nhu cầu thông tin của 
người sử dụng được đáp ứng thông qua việc phát triển kỹ năng tìm tin của mỗi người. 
Với việc được trang bị những phương pháp thiết yếu cho việc truy cập, đánh giá và 
tổng hợp thông tin, thư viện sẽ góp phần thiết thực, giúp người sử dụng hòan thành 
các nhiệm vụ trước mắt của mình cũng như đảm bảo khả năng học tập suốt đời. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Association of College and Research Libraries (2000). Information Literacy 
Standards for Higher Education. American Library Association, Chicago. 
2. Fleming, Hugh (ed) (1990). User Education in academic libraries. London: 
Library Association Publishing Limited. 
3. Julien, H. (2000), Information literacy instruction in Canadian academic 
libraries: longitudinal trends and international comparisons, College and 
Research Libraries, Vol. 61 No.6, pp.510-23. 
4. Orr, D., Appleton, M., & Wallin, M. (2001). Information literacy and flexible 
delivery: Creating a conceptual framework and model. Journal of Academic 
Librarianship, 27 (6), 457-463. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_nguoi_su_dung_trong_thu_vien_dai_hoc.pdf