Giáo trình Cấu trúc máy tính (Phần 2) - Nguyễn Thanh Đăng

$ 3.1. Các đặc trưng của bộ nhớ.

Memory: Memory đơn giản là một thiết bị nhở nó có thể ghi và chứa thông tin. ROM, RAM, Cache, Hard disk, Floppy disk, CD,. đều có thể gọi là memory cả (vì nó vẫn lưu thông tin). Dù là loại memory nào ta cũng có các thông số sau đây:

3.1.1. TÊN GỌI | Khái niệm RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, mất dữ liệu trong RAM khi mất điện. DRAM hay SDRAM là khái niệm mở rộng hơn (Synchronous Dynamic Random Access Memory - RAM đồng bộ). SDRAM là tên gọi chung của một dòng bộ nhớ máy tính, nó được phân ra SDR (Single Data Rate) và DDR (Double Data Rate). Do đó nêu gọi một cách chính xác, chúng ta sẽ có hai loại RAM chính là SDR SDRAM và DDR SDRAM, Cấu trúc của hai loại RAM này tương đối giống nhau, nhưng DDR có khả năng truyền dữ liệu ở cả hai điểm lên và xuống của tín hiệu nên tốc độ nhanh gấp đôi.

3.1.2. TỐC ĐỘ (SPEED) | Đây có lẽ là khái niệm được người dùng quan tâm nhất, tuy nhiên có người thắc mắc về cách gọi tên, đối với DDR thì có hai cách gọi theo tốc độ MHz hoặc theo bằng thông. Ví dụ, khi nói DDR333 tức là thanh RAM đó mặc định hoạt động ở tốc độ 333MHz nhưng cách gọi PC2700 thì lại nói về băng thông RAM, tức là khi chạy ở tốc độ 333MHz thì nó sẽ đạt băng thông là 2700MB/s (trên lý thuyết).

3.1.3. ĐỘ TRẺ (LATENCY)

Là khoảng thời gian từ khi ra lệnh đến khi nhận được sự phản hồi. CAS là viết tắt của Column Address Strobe (địa chỉ cột). RAS (Row Adress Strobe) là địa chỉ hàng. khi chipset sẽ truy cập vào hàng ngang (ROW) của ma trận bộ nhớ thông qua việc đưa địa chỉ vào chân nhớ (chân RAM) rồi kích hoạt tín hiệu RAS. Chúng ta sẽ phải chờ khoảng vài xung nhịp hệ thống (RAS to CAS Delay) trước khi địa chỉ cột được đặt vào chân nhớ và tín hiệu CAS phát ra. Sau khi tín hiệu CAS phát đi, chúng ta tiếp tục phải chờ một khoảng thời gian nữa (đây chính là CAS Latency) thì dữ liệu sẽ được tìm thấy.

3.1.4. TẢN SỞ LÀM TƯƠI

Module DRAM được tạo nên bởi nhiều tế bào điện tử, mỗi tế bào này phải được nạp lại diện hàng nghìn lần mỗi giây vì nếu không dữ liệu chứa trong chúng sẽ bị mất. Một số loại DRAM có khả năng tự làm tươi dữ liệu độc lập với bộ xử lý thường được sử dụng trong những thiết bị di động để tiết kiệm điện năng.

 

pdf 53 trang yennguyen 3380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cấu trúc máy tính (Phần 2) - Nguyễn Thanh Đăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cau_truc_may_tinh_phan_2_nguyen_thanh_dang.pdf