Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường

I.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG

I.1.1 Khái niệm về môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất quan hệ mật thiết với nhau, có

ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (theo

điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường). Môi trường sống của con người được chia thành:

- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học,

tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con

người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,

nước. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng

cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản

xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp

để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

- Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ,

thể chế, cam kết, quy định, ước định. ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc,

Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm,

các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,. Môi trường xã hội định hướng hoạt động

của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho

sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

- Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các

nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô,

máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo.

Chức năng cơ bản của môi trường:

- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.

- Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất

của con người.

- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống

và hoạt động sản xuất của mình.

- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh

vật trên trái đất.

- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

I.1.2 Các yếu tố môi trường và yếu tố sinh thái

Các yếu tố môi trường bao gồm: (1) yếu tố vô sinh như nhiệt độ, lượng mưa, nước, muối

dinh dưỡng; (2) các yếu tố hữu sinh như: vật ký sinh, vật ăn thịt, con mồi, mầm bệnh và con

người. Khi các yếu tố môi trường tác động lên đời sống sinh vật mà sinh vật phản ứng thích

nghi thì chúng được gọi là các yếu tố sinh thái. Có các yếu tố sinh thái sau:12

- Yếu tố không phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó

không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động. Các yếu tố vô sinh thường là

những yếu tố không phụ thuộc mật độ.

- Yếu tố phụ thuộc mật độ là yếu tố khi tác động lên sinh vật, ảnh hưởng của nó phụ

thuộc vào mật độ của quần thể chịu tác động, chẳng hạn dịch bệnh đối với nơi thưa

dân ảnh hưởng kém hơn so với nơi đông dân. Các yếu tố hữu sinh thường là những

yếu tố phụ thuộc mật độ

pdf 187 trang yennguyen 4980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường

Giáo trình Cơ sở khoa học môi trường
 1
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA MÔI TRƯỜNG & TNTN 
GIÁO TRÌNH 
CƠ SỞ KHOA HỌC 
MÔI TRƯỜNG 
Biên soạn: Ts. Bùi Thị Nga 
2008 
 2
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 
CỦA GIÁO TRÌNH 
 (CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG) 
1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ 
Họ và tên: BÙI THỊ NGA 
Sinh năm: 1963 
Cơ quan công tác: 
Bộ môn: Khoa học Môi Trường 
Khoa: Môi Trường & TNTN 
Trường: Đại học Cần Thơ 
Địa chỉ Email liên hệ: btnga@ctu.edu.vn 
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 
Giáo trình có thể dùng tham khảo cho những ngành: Ngành Môi Trường, Ngành 
Nông Nghiệp, Ngành Thủy Sản, Ngành Quản Lý Đất Đai. 
Có thể dùng cho các trường Đại học, Trung tâm và Viện nghiên cứu Môi Trường, Chi 
cục Bảo vệ Môi Trường. 
Các từ khóa: Khoa học môi trường, Công cụ quản lý môi trường, Kinh tế môi trường, 
Luật môi trường, Tầm nhìn chiến lược và Bảo vệ môi trường 
Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: 
- Sinh thái học cơ bản 
- Hóa Môi Trường 
Đã xuất bản in chưa: chưa. 
 3
MỤC LỤC 
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ................................................................................................................. 2 
1. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ......................................................................................................... 2 
2. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG .................................................................................... 2 
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 3 
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................................... 10 
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG.......................................... 11 
I.1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG......................................................................................... 11 
I.1.1 Khái niệm về môi trường ................................................................................................... 11 
I.1.2 Các yếu tố môi trường và yếu tố sinh thái ......................................................................... 11 
I.1.3. Hệ sinh thái ....................................................................................................................... 12 
I.1.4 Các vấn đề môi trường....................................................................................................... 12 
I.1.4.1 Khủng hoảng môi trường............................................................................................ 12 
I.1.4.2 Suy thoái môi trường .................................................................................................. 13 
I.1.4.3 Gia tăng dân số............................................................................................................ 13 
I.2. TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (KHMT) ................................................... 14 
I.2.1 Định nghĩa khoa học môi trường ....................................................................................... 14 
I.2.2 Vai trò của khoa học môi trường ....................................................................................... 15 
I.3. GIỚI THIỆU VỀ NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI ................................................ 15 
I.3.1 Xây dựng xã hội phát triển bền vững................................................................................. 15 
I.3.1.1.Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế ..................................................................... 15 
I.3.1.2. Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội ..................................................................... 16 
I.3.1.3. Mục tiêu Phát triển bền vững trong lĩnh vực tài nguyên - môi trường ...................... 16 
I.3.1.4. Các nội dung thực hiện xã hôi phát tiển bền vững đến năm 2020............................. 16 
I.3.2 Thay đổi tư duy về môi trường và xã hội phát triển bền vững .......................................... 17 
CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI VÀ CÁC HỆ SINH THÁI CHÍNH.................................................. 19 
II.1. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ HỆ SINH THÁI ......................................................................... 19 
II.1.1 Định nghĩa hệ sinh thái ..................................................................................................... 19 
II.1.2 Cấu trúc hệ sinh thái ......................................................................................................... 19 
II.1.2.1. Môi trường (environment) ........................................................................................ 19 
II.1.2.2. Sinh vật sản xuất (producer) ..................................................................................... 20 
II.1.2.3. Sinh vật tiêu thụ (consumer)..................................................................................... 20 
II.1.2.4. Sinh vật phân hủy (saprophy)................................................................................... 20 
II.1.3 Chức năng của hệ sinh thái............................................................................................... 21 
II.2 CÁC MỐI QUAN HỆ VỀ NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI ................................. 21 
II.2.1 Chuỗi thức ăn (Food chain) ............................................................................................ 22 
II.2.2 Mạng lưới thức ăn (Food web) ....................................................................................... 22 
II.2.3 Tháp sinh thái học............................................................................................................ 23 
II.2.3.1. Tháp số lượng: .......................................................................................................... 23 
II.2.3.2. Tháp sinh khối: ......................................................................................................... 23 
II.2.3.3.Tháp năng lượng:....................................................................................................... 23 
II.3. TỔNG QUAN VỀ CÂN BẰNG SINH THÁI........................................................................ 23 
II.4. SỰ MẤT CÂN BẰNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI ............................................................. 25 
II.5. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ SINH THÁI (Ecosystem Stability)............................................. 25 
II.5.1. Nhóm gây tăng qui mô thường gồm có: .......................................................................... 26 
II.5.2. Nhóm làm giảm quy mô thường có................................................................................. 26 
II.6. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÊN CÁC HỆ SINH THÁI ............................................. 26 
II.6.1. Thay đổi các nhân tố sinh vật .......................................................................................... 26 
 4
II.6.2. Thay đổi nhân tố lý, hóa .................................................................................................. 27 
II.6.3. Giản hóa các hệ sinh thái ................................................................................................. 27 
II.7. CÁC HỆ SINH THÁI CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI ................................................................. 27 
II.7.1 Các hệ sinh thái tự nhiên ................................................................................................. 27 
II.7.1.1. Các hệ sinh thái trên cạn........................................................................................... 27 
II.7.1.2. Các hệ sinh thái nước mặn........................................................................................ 28 
II.7.1.3 Các hệ sinh thái nước ngọt ....................................................................................... 29 
II.7.2 Hệ sinh thái nhân tạo ....................................................................................................... 29 
II.8. VÒNG TUẦN HOÀN VẬT CHẤT....................................................................................... 29 
II.8.1 Chu trình cacbonic............................................................................................................ 29 
II.8.2 Chu trình nitơ.................................................................................................................... 30 
II.9. NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI ............ 31 
II.9.1 Sự tác động của các yếu tố vô sinh đến sự đa dạng hệ sinh thái ..................................... 31 
II.9.1.1 Nhiệt độ .................................................................................................................... 31 
II.9.1.2 Nước và độ ẩm.......................................................................................................... 31 
II.9.1.3 Ánh sáng ................................................................................................................... 32 
II.9.1.4 Muối khoáng............................................................................................................. 32 
II.9.1.5 Các chất khí .............................................................................................................. 32 
II.9.2 Những yếu tố sinh học và những mối quan hệ sinh học.................................................. 33 
CHƯƠNG III: TĂNG TRƯỞNG VÀ KIỂM SOÁT DÂN SỐ ......................................................... 35 
III.1. KHÁI NIỆM VỀ DÂN SỐ.................................................................................................... 35 
III.1.1. Dân số (Population):....................................................................................................... 35 
III.1.2. Tỷ suất gia tăng dân số (Population growth rate): ......................................................... 35 
III.1.3. Tỷ suất sinh thô (Crude Birth Rate - CBR ):.................................................................. 35 
III.1.4. Tỷ suất chết thô (Crude Death Rate - CDR): ................................................................. 36 
III.1.5. Tỷ suất gia tăng tự nhiên (Rate of Natural Increase - RNI ): ......................................... 36 
III.1.6. Tổng tỷ suất sinh (Total fertility Rate - TFR): ............................................................... 36 
III.1.7 Bùng nổ dân số (Population Bomb): ............................................................................... 37 
III.1.8 Phân bố dân số (Population Distribution ): ..................................................................... 37 
III.1.9 Mật độ dân số (Density of Population): .......................................................................... 37 
III.1.10 Chất lượng cuộc sống (Quality of Life): ....................................................................... 37 
III.1.11 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP): ........................................ 37 
III.1.12 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP): ......................................... 37 
III.2. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............. 37 
III.2.1 Lịch sử phát triển dân số của các khu vực trên thế giới .................................................. 37 
III.2.2 Tình hình gia tăng dân số trên thế giới............................................................................ 38 
III.2.3 Sự phát triển và gia tăng dân số của Việt Nam ............................................................... 39 
III.3 QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ - MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN...................................... 40 
III.3.1 Gia tăng dân số và lương thực thực phẩm....................................................................... 40 
III.3.2 Gia tăng dân số và tài nguyên - môi trường .................................................................... 40 
III.3.3 Gia tăng dân số và giáo dục ............................................................................................ 42 
III.3.4 Gia tăng dân số và sức khoẻ cộng đồng .......................................................................... 42 
III.3.5. Đô thị hóa và gia tăng dân số ......................................................................................... 43 
III.3.6 Dân số và chất lượng cuộc sống...................................................................................... 43 
III.4. CHÍNH SÁCH DÂN SỐ Ở VIỆT NAM .............................................................................. 44 
III.5. CHIẾN LƯỢC VỀ DÂN SỐ ................................................................................................ 45 
III.5.1 Những định hướng lớn của chiến lược dân số 2001- 2010 ............................................. 46 
III.5.2 Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt được vào năm 2010............................................................. 46 
III.5.3 Các giải pháp thực hiện................................................................................................... 47 
 5
III.5.3.1 Lãnh đạo, tổ chức và quản lý ................................................................................... 47 
III.5.3.2 Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi ................................................................ 48 
III.5.3.3 Chăm sóc SKSS/KHHGĐ ........................................................................................ 49 
III.6. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG........................................................................................... 50 
CHƯƠNG IV: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG............................................... 51 
IV.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN............................................................. 51 
IV.2. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN CHÍNH................................................................................... 53 
IV.2.1 Năng lượng...................................................................................................................... 53 
IV.2.1.1 Các dạng năng lượng ............................................................................................... 53 
IV.2.1.2 Sử dụng năng lượng và các vấn đề môi trường ....................................................... 57 
IV.2.1.3 Sản xuất và tiêu thụ năng lượng............................................................................... 57 
IV.2.2 Tài nguyên rừng .............................................................................................................. 59 
IV.2.2.1 Tài nguyên rừng trên thế giới................................................................................... 60 
IV.2.2.2 Tài nguyên rừng Việt Nam ...................................................................................... 60 
IV.2.2.3 Vai trò và lợi ích của rừng trong cuộc sống............................................................. 62 
IV.2.2.4 Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ....................................................................... 63 
IV.2.3 Tài nguyên sinh vật ......................................................................................................... 65 
IV.2.4 Tài nguyên đất......................................................................... ... .2003 của Chính phủ 
về việc thu phí BVMT đối với nước thải. Do vậy sản xuất sạch hơn trong chính sách bảo vệ 
môi trường của Việt Nam được thực hiện theo các lộ trình dưới đây: 
VII.7.4.1 Lộ trình SXSH ở Việt Nam 
Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến 2020, được Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trong việc định hướng công tác 
BVMT nước ta trong hơn một thập kỷ tới. Liên quan đến SXSH, Chiến lược đã nêu rõ các 
thách thức đối với môi trường Việt Nam trong thời gian tới là "trang thiết bị xử lý ô nhiễm 
môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ còn rất lạc hậu và 
thấp kém”, “khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn 
hẹp, đặt ra thách thức rất lớn đối với môi trường nước ta". Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng 
định: "Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, nhiều thị trường tiềm năng trên 
thế giới, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao 
dịch thương mại. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở 
rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế". Chiến lược cũng đã đề ra 4 quan điểm chỉ đạo, 
trong đó "coi Khoa học và Công nghệ là công cụ hữu hiệu trong BVMT", cụ thể hơn là áp 
dụng SXSH để phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: "Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sạch, 
dây chuyền SXSH, sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu ít gây ô nhiễm và thân thiện với môi 
trường". Chiến lược đã đề ra các mục tiêu cụ thể cho công tác BVMT đến năm 2010 và 
2020, trong đó có các mục tiêu về áp dụng SXSH. Có thể coi đây là lộ trình áp dụng SXSH 
ở nước ta trong thời gian tới. 
 182
VII.7.4.2 Mục tiêu đến 2010 
- 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu 
ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. 
- 50% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường 
hoặc Chứng chỉ ISO 14001. 
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo 
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ. 
- Nâng tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm. 
- 100% doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý môi trường. 
VII.7.4.3 Mục tiêu đến 2020 
- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường 
hoặc Chứng chỉ ISO 14001. 
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng, phấn đấu 30% 
chất thải thu gom được tái chế. 
- 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng trong nội địa được ghi 
nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14021. 
Tiến tới việc thực hiện lộ trình, Chiến lược đã xây dựng 36 chương trình đồng bộ về BVMT 
trong đó có hai chương trình ưu tiên về SXSH được thực hiện từ nay đến 2010 là: "Chương 
trình áp dụng công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường" và "Xây dựng và thực 
hiện lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường". Chương trình thứ 
hai có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm xây dựng và thực hiện lộ trình áp dụng SXSH, 
trong đó Bộ Khoa học và Công nghệ giữ vai trò chủ đạo. 
VII.7.4.4 Một số khó khăn trong việc áp dụng SXSH 
Mặc dù đã có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về áp dụng SXSH như là 
một công cụ trong BVMT, song trên thực tế việc áp dụng SXSH còn gặp rất nhiều khó khăn: 
- Nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của SXSH còn hạn chế. Việc tuyên truyền phổ 
biến SXSH cũng như thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật hiện nay còn đang rất 
khiêm tốn. Cả nước ta hiện mới chỉ có 100 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn 
áp dụng SXSH, trong khi phần lớn trong tổng số 600.000 doanh nghiệp là vừa và nhỏ đã 
và đang có các hoạt động gây tác động xấu đến môi trường. 
- Nhiều doanh nghiệp không có đủ vốn để đầu tư cho SXSH, trong khi việc tiếp cận các 
nguồn tài chính còn gặp quá nhiều thủ tục phiền hà, rắc rối. 
- Thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Nhiều doanh nghiệp, 
đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, mặc dù có đủ vốn để đầu tư, song không mấy mặn 
mà với SXSH bởi họ không được trích lợi nhuận để tái đầu tư, thu nhập của người lao 
động không được cải thiện. Cá biệt có doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho 
SXSH trong khi các doanh nghiệp khác tự do xả các chất ô nhiễm ra môi trường cũng chỉ 
bị xử phạt hành chính với số tiền phạt quá nhỏ, không đủ mức ngăn chặn. 
 183
- Nguồn nhân lực về SXSH còn rất hạn chế. Hiện nay mới chỉ có 150 người được đào tạo 
chuyên sâu, trong số đó chỉ khoảng 20% thực sự trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. 
- 
VII.7.5 Công cụ hổ trợ cho sản xuất sạch hơn 
Hạch toán quản lý Môi trường là một bộ công cụ hữu ích để nhận dạng và giảm thiểu các chi 
phí ẩn trong quá trình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà hoạch định 
chính sách trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế có xem xét đến yếu tố môi trường, thẩm 
định các dự án đầu tư môi trường. 
Đa số các doanh nghiệp đều chỉ có thể nhận thấy các chi phí cho môi trường là các chi phí 
xử lý cuối đường ống (như chôn lấp chất thải rắn, xử lý nước thải...) trong khi thực tế có 
nhiều chi phí môi trường đã không được nhìn thấy rõ ràng để đưa vào hạch toán. Và Hạch 
toán Quản lý Môi trường (Environmental Management Accouting, viết tắt EMA) chính là 
công cụ giúp nhận dạng, phân tích tất cả các chi phí môi trường trong quá trình quản lý và 
sản xuất của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tính ra được giá thực của một sản phẩm 
doanh nghiệp bán ra trên thị trường để xác định được doanh thu cũng như lỗ lãi thực trong 
kinh doanh, từ đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định. Vậy thì Hạch toán 
Quản lý Môi trường (EMA) là gì? 
“Hạch toán Quản lý Môi trường là việc nhận dạng, thu thập, phân tích và sử dụng 2 loại 
thông tin cho việc ra quyết định nội bộ: 
- Thông tin vật chất về sử dụng, luân chuyển và thải bỏ năng lượng, nước và nguyên vật 
liệu (bao gồm chất thải). 
- Thông tin tiền tệ về các chi phí, lợi nhuận và tiết kiệm liên quan đến môi trường.” 
(Nguồn: UNDSD, 2001). 
Ngoài ra, EMA còn là cơ sở cho việc cung cấp thông tin ra bên ngoài phạm vi doanh nghiệp 
đến các bên liên quan như: các ngân hàng – tổ chức tài chính, các cơ quan quản lý môi 
trường, cộng đồng dân cư (như báo cáo tài chính, báo cáo môi trường của doanh nghiệp). 
Các lợi ích của Hạch toán Quản lý Môi trường: 
- Các doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích từ việc áp dụng EMA theo nhiều cách khác nhau. 
Bằng việc nhận dạng và giảm thiểu các chi phí liên quan đến môi trường, EMA sẽ làm 
gia tăng lợi nhuận, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả hoạt động môi 
trường, hỗ trợ quá trình ra quyết định và tăng cường mối quan hệ đối với cộng đồng. 
- Tăng lợi nhuận thông qua giảm thiểu chi phí: ảnh hưởng của các vấn đề môi trường trong 
các chi phí sản xuất thường không được tính đến hoặc chưa được tính toán đầy đủ. Các 
chi phí môi trường có thể nhìn thấy được (hữu hình) là các chi phí xử lý cuối đường ống 
(xử lý nước thải, chôn lấp chất thải rắn...) chỉ là phần nổi của tảng băng, chúng chỉ chiếm 
một tỷ lệ rất nhỏ so với các chi phí môi trường không nhìn thấy được (ẩn) là các chi phí 
không-tạo-ra sản phẩm (nguyên vật liệu, năng lượng, máy móc, nhân công... đóng góp 
vào việc tạo ra chất thải). EMA sẽ cho phép nhận dạng, phân tích và tính toán các chi phí 
ẩn này để từ đó đề xuất các cơ hội giảm thiểu. Chẳng hạn, việc giảm thiểu chất thải rắn 
không chỉ giảm chi phí tiêu hủy nó mà còn giảm được chi phí mua nguyên vật liệu đầu 
 184
vào, chi phí vận hành (sử dụng ít nguyên liệu hơn), giảm được chi phí nhân công, chi phí 
hành chính trong việc tồn trữ nguyên vật liệu và chất thải... 
- Hỗ trợ quá trình ra quyết định: các quyết định mang đến lợi nhuận thường dựa trên các 
thông tin đầy đủ và chính xác. EMA cung cấp cho những người ra quyết định các thông 
tin đầy đủ và chính xác về các chi phí liên quan đến môi trường. EMA nhận diện các chi 
phí liên quan đến môi trường trong từng sản phẩm và từng quy trình sản xuất mà thông 
thường được phân bổ hoặc ẩn chứa trong các chi phí chung. 
- Cải thiện hiệu quả hoạt động kinh tế và môi trường: có rất nhiều cơ hội để cải thiện hiệu 
quả hoạt động môi trường của doanh nghiệp, như đầu tư vào các công nghệ sạch hơn, 
thực hiện các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải, lắp đặt các hệ thống 
xử lý ô nhiễm... Vấn đề là những cơ hội nào, giải pháp nào có thể tạo ra lợi nhuận, thu 
được những khoản tiết kiệm? Bằng cách đánh giá hiệu quả của những cơ hội này, lựa 
chọn những giải pháp làm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp và giảm thiểu các tác động 
môi trường của các sản phẩm và các quy trình sản xuất, EMA đã tạo ra những tình huống 
đôi bên cùng có lợi (win-win situations). Qua đó doanh nghiệp sẽ không chỉ được cải 
thiện về hiệu quả hoạt động kinh tế và mà còn cải thiện về hiệu quả hoạt động môi 
trường. 
- Thỏa mãn các yêu cầu về trách nhiệm xã hội và thông tin cho các bên liên quan: việc áp 
dụng EMA trong doanh nghiệp chứng tỏ rằng doanh nghiệp đồng thời quan tâm đến hiệu 
quả hoạt động kinh tế và môi trường. Điều này có thể thuyết phục các cơ quan quản lý 
địa phương và trung ương, cộng đồng dân cư xung quanh các khách hàng, ngân hàng và 
các tổ chức tài chính rằng doanh nghiệp đang được quản lý tốt, phù hợp với các yêu cầu 
về mặt pháp lý cũng như làm gia tăng những đóng góp về kinh tế cho xã hội. 
VII.8. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG 
1. Các văn bản dưới luật được triển khai ở Việt Nam trong vòng 5 năm? 
2. Định gia môi trường có phải là phân việc của KTMT? 
3. Sản xuất sạch hơn có được áp dụng ở Việt nam? Nêu lý do? 
4. Hạch tóam quản lý môi trường đã được áp dụng ở Việt Nam? Cho ví dụ minh 
chứng? 
 185
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Khoa Học, Công Nghệ và Môi Trường, Cục Môi Trường, 1998. Quản Lý hành chính về 
Bảo vệ môi trường. Nhà Xuất Bản Lao Động. 
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường-Cục Bảo Vệ Môi Trường, 2002. Chất thải trong quá trình sản 
xuất và vấn đề bảo vệ môi trường. Nhà Xuất Bản Lao Động. 
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường-Cục Bảo Vệ Môi Trường, 2005. Nghiên cứu các quy định pháp 
luật về Môi trường trong tiến trình hội nhập với tổ chức quốc tế. Nhà xuất bản Lao Động. 
4. Bùi Thị Nga, 2000. Bài giảng Cơ sở Môi Trường Đất Nước và Không Khí. Trường Đại Học 
Cần Thơ, Lưu hành nội bộ. 
5. Bùi Thị Nga, 2002. Bài giảng Ô Nhiễm Nguồn Nước. Trường Đại Học Cần Thơ, Lưu hành nội bộ. 
6. Bùi Thị Nga, 2004. Bài giảng Cơ sở Khoa Học Môi Trường. Trường Đại Học Cần Thơ, Lưu 
hành nội bộ. 
7. Bùi Thị Nga, 2006. Giáo trình Quản Lý Môi Trường Đô Thị & KCN. Trường Đại Học Cần Thơ. 
8. Bùi Thị Nga & ctv, 2007a. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Bộ “Hàm lượng kim loại nặng trong 
đất và nước huyện Ngọc Hiển, Tỉnh Cà Mau. 
9. Bùi Thị Nga & ctv, 2007b. Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp Trường “Chất lượng nước mặt khu 
Công Nghiệp Trà Nóc, TP. Cần Thơ”. 
10. Bùi Thị Nga & ctv, 2008. Báo cáo tình huống môn học “Cơ sở Khoa Học Môi Trường” 
11. Dương Hữu Thời. 1998. Cơ sở sinh thái học. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 
12. Đặng Hoàng Dũng, 1995. Định chế quốc tế và Việt Nam về bảo vệ môi trường, Nhà Xuất Bản 
Khoa Học & Kỹ Thuật. 
13. Lâm Quốc Việt, 2008. Đánh giá hiện trạng sản xuất, sự lưu tồn thuốc trừ sâu trong đất, nước và 
trên rau xà lách xoong (Nasturtium officinale), tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, Tỉnh Vĩnh 
Long. Luận văn Thac Sĩ Khoa Học Môi Trường, Đại Học Cần Thơ 
14. Lê Huy Bá, 2002. Độc chất học môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục. 
15. Lê Huy Bá, Vũ Chí Hiếu, Võ Đình Long, 2002. Tài Nguyên Môi Trường và Phát Triển Bền 
Vững. Nhà Xuất Bản Khoa Học & Kỹ Thuật. 
16. Lê Văn Khoa, 1995. Môi Trường và Ô Nhiễm. Nhà Xuất Bản Giáo Dục 
17. Lê Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Sinh, Nguyễn Tiến Dũng, 2001. Chiến Lược và Chính Sách Môi 
Trường. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 
18. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lương, Nguyễn Thế Truyền, 1999. Nông Nghiệp và Môi Trường. 
Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 
19. Lê Văn Khoa, 2005. Suy thoái và bảo vệ đất, Bài giảng -Đại Học Cần Thơ. 
20. Niên giám thống kê, 2005. Nhà Xuất Bản Thống Kê. 
21. Niên giám thống kê, 2007. Nhà Xuất Bản Thống Kê. 
22. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1997. Con người và môi trường. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp. 
 186
23. Nguyễn Khắc Cường, 2002. Môi trường và bảo vệ môi trường. Nhà Xuất Bản Đại Học Kỹ 
Thuật TP.HCM. 
24. Nguyễn Khắc Cường, 2003. Môi Trường Trong Xây Dựng. Nhà Xuất Bản ĐH Quốc Gia TP HCM. 
25. Nguyễn Đình Hòe, 2001. Dân số dịnh cư môi trường. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội 
26. Nguyễn Ngọc Sinh và các tác giả, 1984. Môi trường và tài nguyên Việt nam. Nhà Xuất Bản 
Khoa Học & Kỹ Thuật 
27. Nguyễn Thị Kim Thaí & Lê Hiền Thảo, 1999. Sinh Thaí Học và Bảo Vệ Môi Trường. Nhà 
xuất bản Xây Dựng. 
28. Nguyễn Thiện Tống, 1991. Bảo vệ môi trường cho hôm nay và mai sau. Trung Tâm Bồi Dưỡng 
Bách Khoa. 
29. Nguyễn Tứ (dịch), 2004. Môi Trường và Sự Bảo Tồn. Nhà Xuất Bản Trẻ. 
30. Nguyễn Văn Tuyên, 2000. Sinh thái và môi trường. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 
31. Nguyễn Văn Ngừng, 2004. Một Số Vấn Đề Về Bảo Vệ Môi Trường Với Phát Triển Kinh Tế Ở 
Nước Ta Hiện Nay. Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia. 
32. Nguyễn Xuân Phách, 1995. Môi Trường và sức khoẻ. Nhà Xuất Bản Phụ Nữ Hà Nội. 
33. Phạm Thị Ngọc Trầm, 1997. Môi trường sinh thái: vấn đề và giải pháp. Nhà Xuất Bản Chính 
Trị Quốc Gia 
34. Tăng Văn Đoàn, Trần Đức Hạ, 2004. Kĩ Thuật Môi Trường. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 
35. Tôn Thất Pháp, 2006. Giáo trình Sinh thái học cơ bản. Đại Học Huế. 
36. Trần Hiếu Nhuệ, Ứng Quốc Dũng & Nguyễn Thị Kim Thái, 2001. Quản Lý Chất thải rắn:Chất 
thải rắn đô thị. Nhà Xuất Bản Xây Dựng. 
37. Trần Hữu Uyển, Trần Việt Nga, 2000. Bảo Vệ và Sử Dụng Nguồn Nước. Nhà Xuất Bản 
Nông Nghiệp. 
38. Trần Thanh Xuân, 2004. Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức trong tương lai, 
Viện Khí tượng Thuỷ văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
39. Vũ Trung Tạng. 2001. Cơ sở sinh thái học. Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 
40. Cartledge B, 1994. Health and Environment. 
41. Cunningham W.P., 1995. Environmental sciences. 
42. David D. K., 1996. Global Environmental Issues. 
43. Heijman W.J.M., 1996. Applied Environmental Economics. Lecture notes. Wageningen 
Agricultural University 
44. Hordijk, L., 2001. Environmental systems analysis. Lecture notes, Wageningen University, The 
Netherlands. 
45. Hodgson E. and Levis E. P. E., 1987. A Texbook of modern toxicology. 
46. John, S., & Cartledge, B. (Eds), 1994. Health and the environment. Oxford University Press. 
47. Jorgensen S.I., 1989. Principles of environment sciences and technology. Elsevier. 
48. Mc Loughlin J. & Bellinger E.G., 1995. Environmental pollution control. 
 187
49. Murdoch W. W., 1989. Environment (Resources, Pollution, Society), University of California 
50. Simmons I.G., 1996. Changing the face of the Earth. Second Edition. Blackwell Publishers. 
51. World Health organisation (WHO), 1997. Assessment of sources of Air, Water and land 
pollution. 
52. World Health organisation (WHO), 1995. Principles of toxicology. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_khoa_hoc_moi_truong.pdf