Giáo trình Công chứng và chứng thực (Phần 2)

Trong thực tiễn hoạt động công chứng giai đoạn hiện nay, người yêu

cầu công chứng đã trở thành đối tượng phục vụ của hoạt động công chứng.

Theo quy định tại Điều 8 – Luật công chứng thì: Người yêu cầu công chứng

là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài. Người yêu

cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông

qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ

chức đó.

Để thực hiện việc công chứng. Luật công chứng không chỉ quy định về

quyền hạn, nhiệm vụ của người thực hiện công chứng mà còn quy định về

quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng. Những quy định về nhiệm

vụ của người thực hiện công chứng, đồng thời quy định về quyền của người

yêu cầu công chứng cho thấy rõ hơn mục tiêu của hoạt động công chứng là

hướng tới phục vụ nhân dân và tổ chức. Đương nhiên, bên cạnh những

quyền của mình, người yêu cầu công chứng cũng phải có những nghĩa vụ để

đảm bảo việc yêu cầu công chứng của mình là chính xác, đúng pháp luật, tạo

điều kiện cho việc công chứng được thực hiện thuận lợi, không trái pháp

luật, đạo đức xã hội.

Quyền của người yêu cầu công chứng luôn đi cùng nhiệm vụ, trách

nhiệm của công chứng viên và nghĩa vụ cảu người yêu cầu công chứng lại

luôn đi cùng quyền hạn của công chứng viên. Khi nói đến quyền, nghĩa vụ

của người yêu cầu công chứng, chúng ta thấy rõ hơn công chứng viên cần

làm gì và được làm gì để phục vụ tốt nhất yêu cầu công chứng của cá nhân,

tổ chức và đồng thời cũng phải đảm bảo việc thực hiện công chứng đó là

chặt chẽ, đúng pháp luật.

Có thể thấy quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng là luôn

đan xen nhau trong quá trình yêu cầu và làm thủ tục công chứng. Để đạt

được yêu cầu của mình, thực hiện các quyền của mình một cách đầy đủ, toàn

diện, thuận tiện, chính xác nhất thì người yêu cầu công chứng phải đảm bảo

thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ. Do đó, để

thực hiện nghề công chứng một cách tốt nhất đòi hỏi người công chứng viên

phải nắm và hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công

chứng.

pdf 39 trang yennguyen 10100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công chứng và chứng thực (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công chứng và chứng thực (Phần 2)

Giáo trình Công chứng và chứng thực (Phần 2)
 37
CHƯƠNG 5 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG 
Trong thực tiễn hoạt động công chứng giai đoạn hiện nay, người yêu 
cầu công chứng đã trở thành đối tượng phục vụ của hoạt động công chứng. 
Theo quy định tại Điều 8 – Luật công chứng thì: Người yêu cầu công chứng 
là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài. Người yêu 
cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông 
qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ 
chức đó. 
Để thực hiện việc công chứng. Luật công chứng không chỉ quy định về 
quyền hạn, nhiệm vụ của người thực hiện công chứng mà còn quy định về 
quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng. Những quy định về nhiệm 
vụ của người thực hiện công chứng, đồng thời quy định về quyền của người 
yêu cầu công chứng cho thấy rõ hơn mục tiêu của hoạt động công chứng là 
hướng tới phục vụ nhân dân và tổ chức. Đương nhiên, bên cạnh những 
quyền của mình, người yêu cầu công chứng cũng phải có những nghĩa vụ để 
đảm bảo việc yêu cầu công chứng của mình là chính xác, đúng pháp luật, tạo 
điều kiện cho việc công chứng được thực hiện thuận lợi, không trái pháp 
luật, đạo đức xã hội. 
Quyền của người yêu cầu công chứng luôn đi cùng nhiệm vụ, trách 
nhiệm của công chứng viên và nghĩa vụ cảu người yêu cầu công chứng lại 
luôn đi cùng quyền hạn của công chứng viên. Khi nói đến quyền, nghĩa vụ 
của người yêu cầu công chứng, chúng ta thấy rõ hơn công chứng viên cần 
làm gì và được làm gì để phục vụ tốt nhất yêu cầu công chứng của cá nhân, 
tổ chức và đồng thời cũng phải đảm bảo việc thực hiện công chứng đó là 
chặt chẽ, đúng pháp luật. 
Có thể thấy quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng là luôn 
đan xen nhau trong quá trình yêu cầu và làm thủ tục công chứng. Để đạt 
được yêu cầu của mình, thực hiện các quyền của mình một cách đầy đủ, toàn 
diện, thuận tiện, chính xác nhất thì người yêu cầu công chứng phải đảm bảo 
thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ. Do đó, để 
thực hiện nghề công chứng một cách tốt nhất đòi hỏi người công chứng viên 
phải nắm và hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công 
chứng. 
1. QUYỀN CỦA NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG CHỨNG 
1.1. Lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng 
Về nguyên tắc chung thì người yêu cầu công chứng có quyền yêu cầu 
công chứng hợp đồng, giao dịch tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng 
nào không phụ thuộc vào hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề công 
 38
chứng, có thể đó là văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Tuy 
nhiên việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng của người yêu cầu công 
chứng phải tuân thủ quy định về thẩm quyền công chứng được Luật công 
chứng và theo đó thì nó phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng giao dịch để 
xác định thẩm quyền công chứng cũng như xác định giới hạn của quyền yêu 
cầu công chứng của người yêu cầu công chứng: 
- Đối tượng của hợp đồng giao dịch là bất động sản: 
+ Khi xác định quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng của 
người yêu cầu công chứng đối với trường hợp đối tượng của hợp đồng giao 
dịch là bất động sản thì phải áp dụng nguyên tắc xác định địa hạt. Theo quy 
định tại Điều 37. Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động 
sản: Đối với trường hợp là các giao dịch liên quan đến bất động sản thì 
người yêu cầu công chứng có quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng 
trong phạm vi Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành 
nghề công chứng đặt trụ sở. Với quy định này của Luật, người yêu cầu công 
chứng khi có giao dịch, hợp đồng liên quan đến bất động sản thì chỉ được 
lựa chọn một tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại Tỉnh nơi có bất 
động sản, mà không được phép yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng có 
trụ sở đặt ở Tỉnh không có bất động sản, trong trường hợp người yêu cầu 
công chứng yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng đặt ở Tỉnh khác thì tổ 
chức hành nghề công chứng đó có quyền từ chối yêu cầu công chứng. Trong 
trường hợp người yêu cầu công chứng yêu cầu công chứng đúng địa hạt thì 
tổ chức hành nghề công chứng không có quyền từ chối yêu cầu công chứng. 
+ Không phải mọi trường hợp đối tượng giao dịch là bất động sản thì 
chúng ta cũng áp dụng nguyên tắc xác định địa hạt của tài sản để xác định 
giới hạn của quyền yêu cầu của người yêu cầu công chứng mà có một số 
trường hợp đặc biệt tuy đối tượng của giao dịch, hợp đồng là bất động sản 
nhưng chúng ta không áp dụng theo nguyên tắc địa hạt. Tại Điều 37 của 
Luật công chứng thì có hai trường hợp là công chứng di chúc và văn bản từ 
chối nhận di sản là bất động sản thì người yêu cầu công chứng có thể yêu 
cầu công chứng tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào. 
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A có căn nhà tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện 
tại bà A đang sống tại Hà Nội. Nay do tuổi cao, bà A quyết định lập di chúc 
để lại căn nhà tại thành phố Hồ Chí Minh cho con gái. Trong trường hợp này 
bà A có quyền lựa chọn bất cứ một tổ chức hành nghề công chứng nào của 
Việt Nam để lập di chúc. 
- Đối tượng của hợp đồng giao dịch là động sản. 
Quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng của người yêu cầu công 
chứng khi hợp đồng giao dịch mà họ tham gia có đối tượng là động sản thì 
 39
quyền này không bị giới hạn bởi nguyên tắc địa hạn. Điều này có nghĩa là 
người yêu cầu công chứng trong trường hợp này được lựa chọn bất cứ một 
tổ chức hành nghề công chứng nào có đăng ký hoạt động hợp pháp. 
Ví dụ: Vợ chồng ông Quỳnh và bà Hiếu là chủ sở hữu một chiếc xe mô 
tô 2 bánh mang nhãn hiệu YAMAHA, được đăng ký tại thành phố Hà Nội. 
Nay ông Quỳnh và bà Hiếu bán chiếc xe này cho anh Nguyễn Văn Lưu có 
hộ khẩu thường trú tại Hà Nam. Hai bên lập hợp đồng mua bán tại phòng 
công chứng số 1 thành phố Việt Trì. Việc lựa chọn phòng công chứng số 1 
thành phố Việt Trì làm nơi lập hợp đồng của các bên mua bán trong trên đây 
là hoàn toàn hợp pháp. 
1.2. Được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; được tôn trọng và bảo vệ 
quyền, lợi ích hợp pháp 
Các thủ tục quy định về quá trình công chứng hợp đồng, giao dịch đều 
xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước hết là của người 
yêu cầu công chứng, của cộng đồng và nhà nước. Người yêu cầu công chứng 
khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng phải 
đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên. Công chứng viên, tổ chức 
hành nghề công chứng không được làm phương hại đến quyền và lợi ích của 
bất cứ bên nào. Nếu gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người 
yêu cầu công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên gây 
thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường. Việc các bên phải cung cấp đầy đủ 
các giấy tờ cần thiết cung cấp thông tin chính là nhằm đảm bảo giao dịch sẽ 
được thực hiện trung thực, tránh hiện tượng lừa dối giữa các bên. Việc công 
chứng viên giải thích rõ quyền, nghĩa vụ của các bên và các hướng dẫn cần 
thiết là nhằm để các bên hiểu rõ hơn quyền lợi cũng như trách nhiệm của 
mình, những vấn đề phát sinh từ việc ký kết hợp đồng và cả những hậu quả 
khi vi phạm hợp đồng. 
1.3. Người yêu cầu công chứng được giữ bí mật về nội dung công chứng 
Luật công chứng có quy định nghiêm cấm công chứng viên thực hiện 
các hành vi tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà mình biết được khi 
hành nghề, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn 
bản, hoặc pháp luật có quy định khác; nghiêm cấm công chứng viên sử dụng 
thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 12). 
1.4. Được lựa chọn phương thức soạn thảo hợp đồng giao dịch 
Người yêu cầu công chứng được yêu cầu công chứng hợp đồng, giao 
dịch mà mình soạn thảo sẵn hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng 
soạn thảo hợp đồng. Đối với trường hợp sẽ có những yêu cầu riêng về thủ 
tục để việc công chứng được thực hiện thuận lợi và chính xác. 
 40
1.5. Được yêu cầu cấp bản sao công chứng 
Việc cấp bản sao văn bản công chứng được thực hiện theo yêu cầu của 
cơ quan có thẩm quyền (trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 
Điều 54 của Luật công chứng); Theo yêu cầu của các bên tham gia hợp 
đồng, giao dịch và người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao 
dịch đã được công chứng. Việc cấp bản sao văn bản công chứng do tổ chức 
hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản công chứng đó thực 
hiện (Điều 55. Cấp bản sao văn bản công chứng). 
1.6. Người yêu cầu công chứng được bồi thường nếu có thiệt hại do công 
chứng viên gây ra 
Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà 
công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu 
cầu công chứng (Điều 32. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng). 
1.7. Quyền khiếu nại khi bị từ chối công chứng 
Quyền khiếu nại của người yêu cầu công chứng được Luật công chứng 
quy định tại Điều 63. Theo quy định của điều luật này thì căn cứ để người 
yêu cầu công chứng có quyền khiếu nại là khi có căn cứ cho rằng việc từ 
chối yêu cầu công chứng của công chứng viên là trái pháp luật xâm phạm 
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có căn cứ để khiếu nại, người yêu 
cầu công chứng khiếu nại trực tiếp đến trưởng phòng công chứng, Trưởng 
văn phòng công chứng nơi có công chứng viên bị khiếu nại. Như vậy, 
Trưởng phòng công chứng, trưởng văn phòng công chứng là người có thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại của người yêu cầu công 
chứng. Thời gian để người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối 
với việc từ chối công chứng là trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, 
kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp không đồng ý với quyết định 
giải quyết khiếu nại của trưởng phòng công chứng, trưởng văn phòng công 
chứng, người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp lần hai. Người có thẩm 
quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Giám đốc Sở tư pháp nơi tổ chức hành 
nghề công chứng có công chứng viên bị khiếu nại có trụ sở. Thời hạn giải 
quyết khiếu nại của Giám đốc Sở tư pháp là không quá năm ngày làm việc, 
kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. 
1.8. Quyền khởi kiện khi phát sinh tranh chấp với công chứng viên, tổ 
chức hành nghề công chứng 
Điều 64 - Luật công chứng quy định trong trường hợp giữa người yêu 
cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng có tranh 
chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng thì các bên có quyền 
khởi kiện vụ việc ra Tòa án để giải quyết tranh chấp đó. Theo quy định này 
của pháp luật, người yêu cầu công chứng có quyền khởi kiện ra tòa dân sự 
 41
có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa công chứng viên, tổ 
chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng trong quá trình 
thực hiện việc công chứng. 
1.9. Được mời người làm chứng 
Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người 
làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng 
phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được 
hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có 
người làm chứng. 
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời 
được thì công chứng viên chỉ định. Tuy nhiên người làm chứng phải từ đủ 
18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích 
hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng. 
1.10. Được yêu cầu công chứng đúng thời hạn 
Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày tổ chức hành nghề công 
chứng nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. 
Thời gian xác minh, giám định không tính vào thời hạn công chứng. Theo 
quy định tại Điều 38 - Luật công chứng, thời hạn công chứng không quá hai 
ngày làm việc; Đối với hợp đồng, giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì 
thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười ngày làm 
việc. Do vậy, người yêu cầu công chứng có quyền yêu cầu công chứng viên 
thụ lý hồ sơ thực hiện đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. 
1.11. Được yêu cầu công chứng ngoài trụ sở trong những trường hợp 
đặc biệt 
Thông thường việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ 
chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, việc công chứng có thể được thực 
hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Theo quy định tại Điều 
39 - Luật công chứng thì việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành 
nghề công chứng được thực hiện trong những trường hợp sau: Trường hợp 
thứ nhất: người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được; 
 Trường hợp thứ hai: Người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án 
phạt tù; 
 Trường hợp thứ ba: người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác 
không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. 
1.12. Được yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng 
Theo quy định tại Điều 44 - Luật công chứng, việc sửa đổi, bổ sung, 
hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có 
sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp 
đồng, giao dịch đó và phải được công chứng. 
 42
Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, 
giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã 
thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã 
thực hiện việc công chứng chấm dứt hợp đồng hoặc giải thể thì công chứng 
viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng 
thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch. Công chứng 
viên sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng giao dịch được thực hiện theo thủ 
tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương IV của Luật công 
chứng. 
1.13. Được thông báo về việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng 
Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn trong 
văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và 
nghĩa vụ của người tham gia hợp đồng, giao dịch. Người thực hiện việc sửa 
lỗi kỹ thuật văn bản công chứng phải là công chứng viên của tổ chức hành 
nghề đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công 
chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì 
công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ 
công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật. Công chứng viên có trách nhiệm 
thông báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch 
(Điều 43). 
1.14. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng 
nhận lưu giữ di chúc của mình 
Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di 
chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người 
lập di chúc. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu 
giữ nhưng sau đó giải thể hoặc chấm dứt hợp đồng thì trước khi giải thể 
hoặc chấm dứt hoạt động, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận 
với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng 
khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không thỏa thuận được thì phải trả lại di 
chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc. Việc công bố di chúc lưu 
giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của 
pháp luật về dân sự (Điều 52. Nhận lưu giữ di chúc). 
1.15. Đề nghị Tòa án tuyên  ... h đối với các bên giao kết; 
- Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của 
mình, thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp 
luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận 
khác. 
Đó là ưu thế vượt trội của văn bản công chứng (cái mà người đi công 
chứng cần), quán triệt phương châm phòng ngừa “không phải xét xử thì tốt 
hơn”. Đây là một vấn đề mới trong cơ chế thực thi pháp luật của nước ta. 
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì 
bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ 
trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. 
4. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VĂN BẢN CÔNG CHỨNG 
- Yêu cầu về chữ viết trong văn bản công chứng: 
Theo Điều 10 Luật Công chứng quy định thì chữ viết dùng trong công 
chứng là tiếng Việt. Và theo khoản 1, Điều 40 Luật công chứng thì chữ viết 
trong văn bản công chứng phải dễ đọc, được thể hiện bằng loại mực bền trên 
giấy có chất lượng, bảo đảm lưu trữ lâu dài. Chữ viết trong văn bản công 
chứng có thể là chữ viết tay, đánh máy hoặc đánh bằng vi tính, viết liền một 
mạch, không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, không được viết xen 
 70
dòng, viết đè hoặc viết thêm, không được để trống trừ xuống dòng, trong 
trường hợp có sửa chữa hoặc viết thêm, thì được thực hiện bằng cách công 
chứng viên ghi bên lề, ký và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng. Theo 
khoản 3, Điều 43 Luật công chứng quy định “Khi sửa lỗi kỹ thuật văn bản 
công chứng, công chứng viên có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với 
các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, 
dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng 
dấu của tổ chức hành nghề công chứng”. Mặc dầu, Nghị định 75/NĐ-CP 
trước đây về công chứng và Luật công chứng quy định không được viết tắt 
trong văn bản công chứng, nhưng thực tế trong văn bản công chứng vẫn còn 
viết tắt như: CMND, UBND, QSDĐ, TPHCM, CHXHCNVN, HĐ 
- Yêu cầu về ghi trang tờ trong văn bản công chứng: 
Điều 12 Luật công chứng “Văn bản công chứng có từ hai trang trở lên 
thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Văn bản công chứng có từ hai tờ trở 
lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ”. 
- Yêu cầu về hình thức của văn bản công chứng: 
Công chứng viên căn cứ vào yêu cầu công chứng và đối tượng giao 
dịch của người yêu cầu công chứng mà quyết định hình thức văn bản công 
chứng. Nếu pháp luật có quy định hình thức văn bản công chứng cho việc 
công chứng cho một đối tượng (là tài sản nào đó) thì phải thực hiện theo, 
nếu không văn bản công chứng sẽ bị vô hiệu khi có tranh chấp. Ví dụ: Luật 
đất đai quy định chuyển nhượng quyền sử dụng đất (kể cả tài sản gắn liền 
với đất) phải bằng hợp đồng và được công chứng, chứng thực theo quy định. 
Luật nhà ở cũng quy định tương tự, việc mua bán nhà phải được lập thành 
hợp đồng và phải được công chứng chứng nhận mới có giá trị pháp lý (trừ 
những trường hợp mua nhà của Nhà nước). Nghị định 75/2000/NĐ-CP, Điều 
48 – khoản 1 quy định: Việc ủy quyền có thù lao, có nghĩa vụ bồi thường 
của bên được ủy quyền hoặc để chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất 
động sản phải được lập thành hợp đồng. 
- Yêu cầu về đối tượng của văn bản công chứng: 
Đối tượng của hợp đồng, giao dịch quyết định đến hình thức nội dung 
của văn bản công chứng. Đối tượng là tài sản như nhà, quyền sử dụng đất, 
xe, tàu thuyền (những loại pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, 
quyền sử dụng) thì phải lập hợp đồng và phải được công chứng, chứng thực. 
Còn đối tượng là một hành vi, một công việc phải thực hiện mà pháp luật 
không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực thì công chứng viên chỉ 
chứng nhận khi được người yêu cầu công chứng yêu cầu, lúc này văn bản đó 
mới trở thành văn bản công chứng. 
- Yêu cầu về chủ thể của văn bản công chứng: 
 71
Chủ thể tham gia giao dịch và yêu cầu công chứng cũng góp phần 
quyết định hình thức và nội dung văn bản công chứng. Công chứng viên khi 
tiếp nhận yêu cầu công chứng trước tiên phải kiểm tra chủ thể tham gia trong 
văn bản công chứng, nếu xác định không đúng chủ thể thì văn bản công 
chứng sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. 
5. HẬU QUẢ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÔ HIỆU 
Điều 58, 59, 62 Luật công chứng quy định: Nếu công chứng viên, tổ 
chức hành nghề công chứng, người yêu cầu công chứng vi phạm quy định 
pháp luật thì tùy mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, xử lý hình sự và 
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. 
Ngoài ra, văn bản công chứng còn phụ thuộc vào những quy định riêng 
được ghi nhận trong các luật chuyên ngành. Công chứng viên khi có yêu cầu 
chứng nhận các hợp đồng, giao dịch mà các đương sự đã soạn sẵn hợp đồng, 
giao dịch thì phải kiểm tra, xem xét về hình thức, chủ thể, nội dung, thẩm 
quyền và qui trình thủ tục để chứng nhận hoặc nếu thấy chưa đúng quy định 
thì giải thích, tư vấn, hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung hợp 
đồng, giao dịch cho đủ, đúng dựa trên nguyên tắc khách quan, bảo vệ quyền 
và lợi ích của các bên tham gia, đúng quy định pháp luật, không trái đạo đức 
xã hội. 
Câu hỏi ôn tập: 
1. Văn bản công chứng? Đặc điểm của văn bản công chứng? 
2. Yêu cầu của văn bản công chứng? 
3. Hiệu lực pháp lí của văn bản công chứng? 
 72
CHƯƠNG 8 
GIẢI QUYÊT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CÔNG 
CHỨNG 
1. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CÔNG CHỨNG 
Luật công chứng đã dành cả Chương VII quy định về xử lý vi phạm, 
khiếu nại và giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực công chứng. Các quy định 
này thể hiện được sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp 
luật. Nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu công chứng của nhân dân. Cụ thể, tại 
chương VII Luật công chứng có 7 điều quy định về xử lý vi phạm, khiếu nại 
và giải quyết tranh chấp (từ điều 58 đến điều 64). 
1.1. Xử lí vi phạm đối với công chứng viên 
Việc xử lý vi phạm đối với công chứng viên được xem là vấn đề chủ 
chốt cần đặt lên hàng đầu trong Chương VII.Điều 58 Luật công chứng quy 
định: “ Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính 
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy 
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định 
của pháp luật” 
 Bởi vì, nhiệm vụ của công chứng viên được đưa vào nội dung quan 
trọng nhất trong quy định của Luật công chứng, tiếp theo là các hình thức tổ 
chức hành nghề công chứng. Luật công chứng đã có quy định nghiêm cấm 
một số hành vi đối với công chứng viên như: không được tiết lộ thông tin về 
nội dung công chứng mà mình biết được khi hành nghề, không được sử 
dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi íc hợp pháp của người khác; không 
được thực hiện công chứng khi mục đích và nội dung hợp đồng, giao dịch 
trái với đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật Công chứng viên là người có 
nhiệm vụ bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao 
dịch. Xuất phát từ những nhiệm vụ quan trọng của công chứng viên, cần 
phải có quy định để ngăn chặn những việc làm tắc trách, thiếu đạo đức, 
thiếu tinh thần trách nhiệm của công chứng viên, Luật công chứng đã quy 
định: "Công chứng viên vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính 
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy 
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định 
của pháp luật" (điều 58). Quy định này đã có tác dụng lớn đến công chứng 
viên khi làm nhiệm vụ phải thận trọng, phải khách quan, trung thực và nêu 
cao tinh thần trách nhiệm trong công việc mình đang thực hiện. Đồng thời 
quy định này cũng để cho người dân, tổ chức yên tâm hơn và thấy được sự 
đảm bảo an toàn pháp lý trong việc giao kết hợp đồng khi đến yêu cầu công 
chứng. 
1.2. Xử lí vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng 
 Điều 59 Luật công chứng quy định: “ tổ chức hành nghề công chứng 
vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây 
thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”. Hình thức kỷ luật và 
mức độ kỷ luật của tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải chịu xử lý tuỳ 
theo mức độ và tính chất của sự việc, nếu nhẹ thì bị xử lý hành chính, nếu 
gây thiệt hại sẽ phải bồi thường. Bên cạnh quy định xử phạm nghiêm minh 
thì quyền, lợi ích của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng cũng 
 73
cần được bảo vệ khi có người khác xâm phạm. Đây cũng là quy định hoàn 
toàn mới của Luật công chứng nhằm để ngăn chặn những người có chức vụ, 
quyền hạn lợi dụng bắt buộc công chứng viên, tổ chức hành nghề công 
chứng làm theo mệnh lệnh của mình, làm trái quy định của pháp luật. 
Tại điều 60 Luật công chứng quy định như sau: " Người có chức vụ, quyền 
hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, 
tổ chức hành nghề công chứng thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tuỳ theo tính 
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình 
sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". 
1.3. Xử lý vi phạm đối với các nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất 
hợp pháp 
 Để ngăn chặn một số người tự do thành lập ra các tổ chức hành nghề 
công chứng nhằm mục đích thu lợi mà không được sự cho phép của các cơ 
quan có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức không đủ tiêu chuẩn, điều kiện 
mà hành nghề công chứng bất hợp pháp cũng được Luật đưa vào chế tài xử 
phạt. Mặc dù trong Luật công chứng có quy định hai hình thức hành nghề 
công chứng là Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Văn phòng 
công chứng do một công chứng viên thành lập được tổ chức và hoạt động 
theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng do hai công chứng viên trở 
lên thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. 
Nhằm ngăn ngừa một số người cho rằng " doanh nghiệp tư nhân" hay "công 
ty hợp danh" có thể tự thành lập khi có khả năng về tài chính, do đó tại điều 
61 có quy định: "Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà 
hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi 
vi phạm, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu 
gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Tổ chức không 
đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ 
hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt hành chính, nếu 
gây thiệt hại thì phải bồi thường." 
1.4. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng 
 Đối với những người có hành vi lừa dối, không trung thực để mưu cầu đạt 
lợi ích không chính đáng khi yêu cầu công chứng như: sửa chữa giấy tờ, sử 
dụng giấy tờ giả mạo hoặc có hành vi gian dối khác khi yêu cầu công chứng 
thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý phạt hành chính hoặc truy 
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường ( điều 62 quy 
định). Những vấn đề trên đây là quy định mới phù hợp với thực tiễn trong 
giai đoạn hiện nay. 
2. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TRANH CHẤP VỀ CÔNG CHỨNG 
2.1. Giải quyết khiếu nại về công chứng 
 Trong Luật công chứng, vấn đề khiếu nại được quy định giải quyết 
ngắn gọn hơn để không kéo dài việc giải quyết khiếu nại đến nhiều cơ quan 
và các cấp chính quyền như quy định trước đây tại Nghị định số 75 về công 
chứng, chứng thực. Mục đích không để tình trạng chuyển đơn thư vòng vèo, 
cơ quan cấp dưới đùn đẩy lên cơ quan cấp trên giải quyết. Do vậy, Luật công 
chứng quy định cho người yêu cầu công chứng có quyền khiếu nại khi công 
chứng viên từ chối công chứng mà có căn cứ cho rằng việc từ chối đó là trái 
pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải 
 74
quyết khiếu nại được giao cho Trưởng phòng công chứng hoặc Trưởng văn 
phòng công chứng nơi có đơn khiếu nại giải quyết, thời gian giải quyết 
khiếu nại không quá 3 ngày làm việc. Nếu người yêu cầu công chứng khiếu 
nại mà không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của Trưởng phòng công 
chứng, Trưởng văn phòng công chứng thì có quyền khiếu nại đến Giám đốc 
Sở Tư pháp. Thời gian quy định việc giải quyết khiếu nại là không quá 5 
ngày làm việc, Giám đốc Sở Tư pháp phải có trách nhiệm giải quyết. Vấn đề 
này được quy định tại điều 63 Luật công chứng. 
2.2. Giải quyết tranh chấp về công chứng 
Ngoài việc giải quyết xử lý các vi phạm và khiếu nại, Luật công 
chứng còn quy định về giải quyết tranh chấp giữa người yêu cầu công chứng 
và công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng khi xảy ra tranh chấp 
các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra Toà án để giải quyết tranh chấp đó 
(điều 64 quy định). 
 Tóm lại: Về xử lý vi phạm, khiếu nại và giải quyết tranh chấp về 
công chứng nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi vi phạm dồng 
thời giáo dục ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ những quan hệ, những giá 
trị được pháp luật ghi nhận. Đó cũng là vấn đề có tính quyết định để duy trì 
trật tự kỷ cương và nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý công chứng 
ở nước ta hiện nay. 
Câu hỏi ôn tập: 
1. xử lý vi phạm đối với công chứng viên, tổ chức hành nghề công 
chứng? 
2. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng? 
3. Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trong hoạt động công chứng? 
 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật công chứng số 82/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc Hội 
2. TS Phan Hữu Thư, Giáo trình Nghiệp vụ công chứng, NXB Thống Kê,2003 
4. Tập bài giảng công chứng, chứng thực, Học viện Tư pháp 
5. Nghị định 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ về việc quy 
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Công chứng 
6. Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, 
chứng thực 
7. Thông tư số 03/2001/TT-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp về việc 
hướng dẫn thi hành Nghị định số 75 của chính phủ về công chứng, chứng 
thực 
8. Nghị định số 79/2007/ NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản 
sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí. 
9. Thông tư liên tịch số 91/2008/ ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính và Bộ tư 
pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí công 
chứng 
10. Thông tư liên tịch số 93 của Bộ tài chính và Bộ tư pháp hướng dẫn về mức 
thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí, lệ phí chứng thực 
11. Công văn 3830 ngày 10/9/2007-Bộ Tư pháp về việc đăng ký hoạt động VP 
công chứng 
12. Công văn 3834 ngày 10/9/2007 của Bộ Tư pháp về việc nghiệp vụ công 
chứng 
13. Hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực ở Việt Nam hiện nay, lí 
luận và thực tiễn, Luận án thạc sĩ Luật học, Tuấn Đạo Thanh,Trường Đại 
học Luật Hà nội, 2001 
14. Công chứng, chứng thực ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển / 
TS. Phạm Văn Lợi,tạp chí Dân chủ và Pháp luật,số 7/2004 
15. Bàn về chức năng của hoạt động công chứng, chứng thực / Tuấn Đạo 
Thanh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước Pháp luật, số 2/2006 
16. Thông tư liên tịch số 04/2006 TTLT/BTP-BTNMT hướng dẫn việc công 
chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng 
đất. các quy định khác có liên quan. Nxb Chính trị quốc gia, 2008 
17. Xử lý vi phạm, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp trong công chứng, 
chứng thực / Phan Thuỷ, Tạp chí Dân chủ pháp luật. số 2/2008 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cong_chung_va_chung_thuc_phan_2.pdf