Giáo trình Công tác xã hội và cá nhân

Bài 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CTXH CÁ NHÂN

1. Khái niệm và đặc điểm công tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội cá nhân (trong tiếng Anh là Case Work hay Working with individuals). Công tác xã hội cá nhân (CTXHCN) được xem như phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa NVXH với cá nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi (kinh tế- xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường. (Charle Zastrow, 2003). Fardey O.W.et la (2000) cũng coi CTXH cá nhân là phương pháp trợ giúp mà ở đó NVXH sử dụng hệ thống giá trị, kiến thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên môn về công tác xã hội để giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, xử lý các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh thông qua mối quan hệ tương tác 1-1.

Như vậy có thể thấy CTXH cá nhân có những đặc điểm như sau:

CTXH cá nhân là một phương pháp trợ giúp trong CTXH thông qua mối quan hệ tương tác trực tiếp 1-1.

Mục đích của CTXH cá nhân là giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay đổi của môi trường xung quanh. Ví dụ như cá nhân gặp khó khăn về tâm lý, kinh tế, việc làm

Đối tượng trợ giúp là cá nhân nhưng có khi cần can thiệp với cả gia đình của họ nhằm tạo sự thay đổi của cá nhân và những người liên quan trong gia đình, là những người đang có vấn đề về tâm lý, xã hội.

Người trợ giúp là NVXH, họ là nhà chuyên môn có kiến thức nền tảng như hành vi con người, xã hội và kỹ năng chuyên môn về CTXH.

Nội dung hoạt động của CTXH cá nhân bao gồm: như tham vấn (cho trẻ bỏ nhà đi lanh thang, cho người đang trong tình trạng hoảng loạn, trẻ bị xâm hại ), giúp người thất nghiệp tìm kiếm việc làm hay được đào tạo nghề, giúp trẻ mồ côi được chăm sóc thay thế hay vào trung tâm, cung cấp dịch vụ cho người lớn và trẻ em bị bạo lực, trợ giúp những người nghiện có kiến thức hiểu về sự nghiện hút và ý chí để cai nghiện, kết nối giúp đỡ các cá nhân tiếp cận với các dịch vụ xã hội

 

doc 113 trang yennguyen 33540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Công tác xã hội và cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Công tác xã hội và cá nhân

Giáo trình Công tác xã hội và cá nhân
MỤC LỤC
PHẦN I: LÀM VIỆC VỚI CÁ NHÂN
Bài 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CTXH CÁ NHÂN
Khái niệm và đặc điểm công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân (trong tiếng Anh là Case Work hay Working with individuals). Công tác xã hội cá nhân (CTXHCN) được xem như phương pháp của CTXH thông qua mối quan hệ tương tác 1-1 giữa NVXH với cá nhân thân chủ nhằm trợ giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh từ sự thay đổi (kinh tế- xã hội) của môi trường, giúp họ điều chỉnh bản thân và cách thức tương tác với môi trường. (Charle Zastrow, 2003). Fardey O.W.et la (2000) cũng coi CTXH cá nhân là phương pháp trợ giúp mà ở đó NVXH sử dụng hệ thống giá trị, kiến thức hành vi con người và các kỹ năng chuyên môn về công tác xã hội để giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội, xử lý các mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh thông qua mối quan hệ tương tác 1-1. 
Như vậy có thể thấy CTXH cá nhân có những đặc điểm như sau:
CTXH cá nhân là một phương pháp trợ giúp trong CTXH thông qua mối quan hệ tương tác trực tiếp 1-1. 
Mục đích của CTXH cá nhân là giúp cho cá nhân giải quyết vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ, từ những thay đổi của môi trường xung quanh. Ví dụ như cá nhân gặp khó khăn về tâm lý, kinh tế, việc làm
Đối tượng trợ giúp là cá nhân nhưng có khi cần can thiệp với cả gia đình của họ nhằm tạo sự thay đổi của cá nhân và những người liên quan trong gia đình, là những người đang có vấn đề về tâm lý, xã hội. 
Người trợ giúp là NVXH, họ là nhà chuyên môn có kiến thức nền tảng như hành vi con người, xã hội và kỹ năng chuyên môn về CTXH. 
Nội dung hoạt động của CTXH cá nhân bao gồm: như tham vấn (cho trẻ bỏ nhà đi lanh thang, cho người đang trong tình trạng hoảng loạn, trẻ bị xâm hại), giúp người thất nghiệp tìm kiếm việc làm hay được đào tạo nghề, giúp trẻ mồ côi được chăm sóc thay thế hay vào trung tâm, cung cấp dịch vụ cho người lớn và trẻ em bị bạo lực, trợ giúp những người nghiện có kiến thức hiểu về sự nghiện hút và ý chí để cai nghiện, kết nối giúp đỡ các cá nhân tiếp cận với các dịch vụ xã hội
2. Sơ lược lịch sử công tác xã hội với cá nhân
2.1 Công tác xã hội cá nhân trên thế giới.
Sơ lược về lịch sử của thực hành công tác xã hội với các cá nhân và gia đình cho thấy rằng không chỉ có dạng thực hành công tác xã hội mà còn cả nghề công tác xã hội nói chung cũng bắt nguồn từ công tác xã hội cá nhân. (Eufemio, Kay, De Guzman, 1981)
Về mặt lịch sử, người Mỹ khởi đầu phương pháp công tác xã hội, trước tiên là các nhân viên công tác từ thiện, sau đó là những người đến thăm thân thiện, và cuối cùng là các nhân viên xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển của công tác xã hội có thể được bắt nguồn từ trước đó với một số các nhà cải cách đầu tiên của Tổ chức từ thiện Kitô giáo, một trong số đó là một triết gia người Tây Ban Nha, và một là mục sư Tin Lành khác người Scotland. 
Cá nhân hóa
Ý tưởng giúp đỡ người nghèo trên cơ sở cá nhân lần đầu tiên được phát triển bởi nhà triết học Tây Ban Nha, Juan Luis de Vives. Ông sống ở Belguim vào khoảng thế kỷ 16. Ông nhận thấy sự phân bố không khoa học khi họ đơn thuần chuyển vật chất từ người giàu, từ các dòng tu đưa cho cá nhân người nghèo. Ông đề xuất việc cần chú ý đến cả những gì xảy ra sau khi họ được trợ giúp. Trong thời gian này, trên khắp châu Âu, họ được gọi là “những người cùng khổ”, một thuật ngữ ám chỉ cách sống phụ thuộc vào sự cứu trợ. Ông chủ trương rằng cần tiến hành cuộc điều tra về điều kiện xã hội của mỗi gia đình những người nghèo, xác định nhu cầu/vấn đề cụ thể của họ. Ông đề nghị, bên cạnh sự phân phát của bố thí, việc dạy nghề, tạo việc làm và các dịch vụ phục hồi chức năng khác cũng cần phải được cung cấp. Tuy nhiên, khi này đề nghị của ông đã bị bỏ qua. 
Trợ giúp cộng đồng cá nhân 
Mãi cho đến thế kỷ 19 ý tưởng mới lại xuất hiện, lần này là ở Scotland. Triết lý về sự cứu trợ cá nhân, tôn giáo, đã được giới thiệu bởi Thomas Chalmers (1780-1847), một mục sư thuộc giáo xứ người Scotland. Ông đã bắt đầu bằng cách khởi tạo trong giáo xứ của mình một chương trình từ thiện tư nhân dựa vào viện trợ cộng đồng. Ông chủ trương rằng những người có hoàn cảnh khó khăn, thay vì chỉ phân phát cứu trợ hoặc bố thí, họ nên được can thiệp ở cả góc độ cá nhân, như điều tra, xác định nguyên nhân của hoàn cảnh khó khăn trên cơ sở đó đưa ra giải pháp cho vấn đề của họ. Ông nhấn mạnh rằng cần duy trì lợi ích cá nhân trong cuộc sống của họ để phục hồi chức năng và nâng cao đời sống cho cá nhân cần sự trợ giúp.
Hiệp hội các tổ chức từ thiện ở Anh (COS) 
50 năm sau bước đi tiên phong của Chalmer, ý tưởng của ông đã được hiện thực bởi những nhân viên công tác từ thiện ở Anh. Họ kết hợp hai ý tưởng, cá nhân hóa và viện trợ cộng đồng cá nhân theo cách tiếp cận trong xử lý các vấn đề đối với những người nghèo. 
Hiệp hội các tổ chức từ thiện London (COS) được thành lập vào năm 1869 để vận hành một chương trình cứu trợ dựa trên ý tưởng của Chalmer, đặt nền móng cho sự phát triển của CTXH cá nhân như là một phương pháp cho việc giúp đỡ người nghèo. Họ xây dựng một chính sách trợ giúp được mở rộng trên cơ sở từng đối tượng tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cá nhân. Ngay sau đó, một số COS đã xuất hiện tại Anh. Các tình nguyện viên có kỹ năng được tuyển dụng để trợ giúp cho các gia đình nghèo.
Quan niệm về nghèo đói và sự trợ giúp
Các nhân viên tổ chức từ thiện của thế kỷ 19 tin rằng cá nhân chịu trách nhiệm cho tình trạng của bản thân, nghèo đói, và đó là do yếu kém cá nhân hoặc thiếu niềm tin vững chắc. Tuy nhiên, các nhân viên tổ chức từ thiện cũng băn khoăn khi có quan điểm cho rằng việc chấp nhận cứu trợ cộng đồng có thể làm suy giảm lòng tự trọng của những người cần sự trợ giúp và làm cho họ trở nên phụ thuộc vào sự trợ giúp. Vì vậy, các tình nguyện viên thấy rằng những người nghèo khó cần nỗ lực để tự giải quyết vấn đề của mình. 
Hơn nữa, các tình nguyện viên đã được trang bị những quy tắc đạo đức trong trợ giúp nên đã có những tác dụng trong tham vấn can thiệp để thay đổi thái độ và hành vi cho đối tượng. Các COS đã khá phổ biến ở Anh và hoạt động hiệu quả khi đó đặc biệt thông qua sử dụng những người đến thăm thân thiện, để điều tra hoàn cảnh, xác định nhu cầu. Điều này đặt nền móng cho công tác xã hội với cá nhân (làm việc với trường hợp cá nhân). 
Hiệp hội Tổ chức từ thiện của Hoa Kỳ: Sự xuất hiện của CTXH cá nhân (Ines V. Danao, 2000)
Trước năm 1920 
“Người đến thăm thân thiện,” tiền thân của nhân viên xã hội, đã giúp những người định cư đầu tiên, những người đã không thể thích nghi với nền văn hóa mới hay đang sống trong nghèo đói. Mary Richmond, tác giả của tác phẩm Chẩn đoán Xã Hội (19) đưa ra mô hình lý thuyết công tác xã hội. Lý thuyết này cho rằng việc thu thập thông tin để hiểu biết nguyên nhân vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục. Vào thời điểm đó, kiến thức xã hội học đã có ảnh hưởng lớn đối với các kiến ​​thức công tác xã hội. Những giải thích của tâm lý học đã không còn chiếm ưu thế như trước đây. 
1921-1930 
Thân chủ là những người có hành vi không thích hợp và họ được nghiên cứu theo quan điểm phân tâm học của Freud. Việc phát triển mối quan hệ tốt đẹp và giúp thân chủ để có cái nhìn sâu sắc về hành vi thân chủ đã được nhấn mạnh. Trong báo cáo của Hội nghị Milfored có hai quan điểm phản đối can thiệp điều trị mang màu sắc y tế. 
Các tính năng thực hành CTXH cá nhân trong giai đoạn này bao gồm: 1) trị liệu nhằm giúp đỡ thân chủ “điều chỉnh” 2) các quy trình cơ bản được sử dụng là: sử dụng nguồn tài nguyên; hỗ trợ thân chủ tự hiểu biết và phát triển khả năng “để giải quyết các vấn đề xã hội của mình; 3) tập trung vào việc nghiên cứu hành vi cá nhân, mối quan hệ dựa trên thái độ nhấn mạnh vào những kinh nghiệm thời thơ ấu; 4) tập trung vào cá nhân để tìm kiếm thông tin tìm hiểu ý nghĩa của kinh nghiệm đối với họ; 5) quan tâm đến việc giáo dục và phát triển lý thuyết. 
1930-1945 
Do tác động của suy thoái kinh tế, nghèo đói và sự lệch lạc xã hội đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề không chỉ là tác động của sự thiếu thốn của cá nhân mà còn do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội mà họ sống trong đó. 
Cách tiếp cận theo chức năng được phát triển trong những năm 1930 bởi các giảng viên của Trường đào tạo Công tác Xã hội ở Pennsylvania. Khái niệm này đã được giới thiệu bởi Jessie Taft, trong khi đó Virginia Robinson xác định các kỹ năng cần thiết cho các phương pháp tiếp cận như xác định nhu cầu / vấn đề của thân chủ và chương trình và dịch vụ cho giải quyết vấn đề. Can thiệp chức năng xã hội của cá nhân được xem như một phần không thể tách rời của can thiệp công tác xã hội. 
Năm 1937, Gordon Hamilton đã công bố một báo cáo về cách tiếp cận chẩn đoán và chủ yếu dựa vào lý thuyết của Freud trong tìm hiểu các vấn đề cá nhân. Báo cáo chẩn đoán này thường mang tính diễn giải và dự kiến. Nó bao gồm phương hướng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn lực xã hội, sửa đổi chương trình, điều chỉnh nguồn lực cũng như tư vấn hoặc điều trị. 
Những nhân vật hàng đầu đã đóng góp vào sự phát triển của trường phái tư tưởng tâm lý xã hội bao gồm Richmond, Charlotte Towle, Annette Garrett và một số người khác. Cách tiếp cận tâm lý xã hội tập trung vào cá nhân trong hoàn cảnh tức là, cá nhân trong sự tương tác với những người khác trong môi trường gia đình, cộng đồng, nhà thờ, trường học và các hoàn cảnh xã hội khác. Phương pháp này cố gắng huy động nguồn lực bên trong thân chủ cũng như nguồn lực bên ngoài để trợ giúp cho cá nhân thực hiện chức năng hiệu quả hơn.
1945-1960 
Trong thời gian này, thân chủ của công tác xã hội không còn giới hạn trong những người nghèo, mà cả những người thuộc tầng lớp trung lưu gặp các vấn đề gia đình và họ cần có sự trợ giúp để điều chỉnh. Trong giai đoạn này, việc thực hiện chức năng xã hội nổi lên như là trọng tâm của công tác xã hội. 
Năm 1957, Felix Bestek đã viết cuốn sách, Mối quan hệ CTXH cá nhân trong đó ông định nghĩa mối quan hệ CTXH cá nhân là “sự tương tác năng động giữa thái độ và cảm xúc giữa các nhân viên xã hội (người quản ca) và thân chủ để tạo sự điều chỉnh tương tác của cá nhân với môi trường. Ông cũng xác định bảy nguyên tắc trong mối quan hệ nói trên. Gần cuối thời gian này, Helen Harris Perlman đã đưa ra cuốn sách CTXH cá nhân xã hội: Quy trình giải quyết vấn đề. Điều này đánh dấu sự kết thúc những tranh luận về chức năng chẩn đoán, bởi vì các khái niệm quan trọng của cả hai cách tiếp cận đã hợp nhất vào quá trình giải quyết vấn đề. Trong phương pháp tiếp cận này, các yếu tố chính của CTXH cá nhân là: cá nhân, người có vấn đề, cơ sở chuyên môn, quá trình trợ giúp. Perlman đã sử dụng thuật ngữ chẩn đoán đồng nghĩa với đánh giá. Mối quan hệ chuyên môn được xem là một thành phần thiết yếu của quá trình giải quyết trợ giúp.
1961-1975 
Trong giai đoạn này, lý thuyết tập trung vào việc tiếp tục phát triển các phương pháp truyền thống, phát triển các cách tiếp cận tổng quát hoặc tích hợp trong thực hành và phát triển các cách tiếp cận mới trong thực hành để sử dụng trong dịch vụ cho các nhóm thân chủ cụ thể như phân tích tương tác, thay đổi hành vi, liệu pháp thực tế, can thiệp khủng hoảng và CTXH cá nhân lấy nhiệm vụ làm trung tâm. Trong những năm 1960, cách tiếp cận chẩn đoán (giờ đây được gọi là cách tiếp cận tâm lý xã hội bởi Florence Hollis) và cách tiếp cận chức năng tiếp tục được mở rộng và cập nhật. Các hệ thống xã hội và lý thuyết giao tiếp đã được áp dụng trong thực hành công tác xã hội. 
Trong những năm 1970, các phương pháp tích hợp hoặc thực hành tổng quát được phát triển cho nghề nghiệp công tác xã hội hợp nhất và để đáp ứng các vấn đề / nhu cầu phức tạp của thân chủ. Các tác giả sau đây đã đóng góp vào sự phát triển của thực hành tổng quát: 1) Thực hành Công tác Xã hội, Sự phản ứng trước khủng hoảng đô thị của Carol Meyer. Bà đã coi quá trình chẩn đoán là một công cụ đánh giá và can thiệp, có nhiều khả năng được gọi là hành động can thiệp. 2) Cơ sở chung của thực hành công tác xã hội của Harriet Bartlett, cùng với những nỗ lực của Hamilton trong việc đưa ra khuôn khổ khái niệm thống nhất (bao gồm mục đích, các giá trị, sự ủng hộ, kiến ​​thức và kỹ năng thông thường), bà phát triển những quan điểm tổng quát về công tác xã hội.3) Thực hành công tác xã hội: Mô hình và phương pháp của Allen Pincus và Anne Minahan coi công tác xã hội là sự thay đổi theo kế hoạch với kế hoạch can thiệp dựa trên việc đánh giá vấn đề. 
1976-1990 
Thân chủ có thể là bất kỳ cá nhân hoặc gia đình nào cần được giúp đỡ thực hiện chức năng xã hội tốt hơn. Thân chủ tham gia trong các bước giải quyết vấn đề: từ xác định tới đánh giá và lựa chọn giải pháp can thiệp. Thời gian này, CTXH đã đề cập tới các vấn đề xã hội: như vô gia cư, AIDS, lạm dụng chất gây nghiện, hòa bình và công lý cũng như các vấn đề phân biệt đối xử trong xã hội, phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số. 
Sau đây là một số các khái niệm chính được sử dụng trong quá trình giúp đỡ công tác xã hội: 1) Đánh giá, được coi như là một quá trình phát triển sự hiểu biết về cá nhân làm cơ sở cho kế hoạch trợ giúp; 2) Cá nhân sử dụng mạng lưới hỗ trợ xã hội như là một phần của quá trình giúp đỡ và tiếp cận hệ thống xã hội. 3) Mối quan hệ thông qua các mối quan hệ không những với các hệ thống xã hội quan trọng mà còn với những người có ảnh hưởng trong hệ thống đó. 4) Quá trình đề cập đến các bước theo chu kỳ tạo sự thay đổi trong thời gian nhất định. 5) Can thiệp cần linh hoạt và phù hợp với mỗi tình huống. 
Một phát triển quan trọng trong xây dựng lý thuyết đó là mô hình sinh thái, cải thiện mô hình giao tiếp cá nhân mô hình này được xây dựng bởi James K. Wittaker, Steven P. Schinke, và Lewayne Gilchrist. Mô hình này có hai tính năng chính: cải thiện hỗ trợ xã hội thông qua các hình thức khác nhau: giúp đỡ môi trường và nâng cao năng lực cá nhân. 
2.2 CTXH cá nhân tại Philippines 
Viloria (1971), trích dẫn một luận án chưa công bố báo cáo về một cơ quan dịch vụ xã hội đầu tiên được tổ chức vào năm 1915 tại Bệnh viện đa khoa Philippine. CTXH cá nhân đã được giới thiệu với các cơ quan tổ chức tại Philippines thông qua các nỗ lực tiên phong của Josefa Jara Martinez. Năm 1921, bà nhận Văn bằng về công tác xã hội của Trường đào tạo Công tác Xã hội New York. Trong năm 1926, công tác xã hội tâm thần đã được tiến hành tại Bệnh viện Tâm thần Quốc gia (nay là Trung tâm Quốc gia về Sức Khỏe Tâm Thần). 
Năm 1940, chính quyền thành phố của Thành phố Manila thành lập Sở Y tế và Phúc lợi xã hội. Nhân viên công tác xã hội cũng được Sở tuyển dụng cùng với các nhân viên khác. Trong năm 1949, dịch vụ y tế xã hội được thành lập tại bệnh viện San Lazaro nơi những lo lắng về mặt xã hội và tình cảm của bệnh nhân đã được các cán bộ y tế xã hội quan tâm. Thông tư số 146 của Sở Y tế ban hành năm 1954, quy định phải có ít nhất một nhân viên y tế xã hội tại các bệnh viện cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố và bệnh viện cấp cứu. Đạo luật 747 yêu cầu việc xác định đủ điều kiện trợ giúp y tế phải căn cứ vào việc đánh giá tiêu chuẩn sinh hoạt. 
Ban đầu, những người tiên phong  ...  mang lại thông tin vừa có tính trị liệu. Bằng cách thể hiện sự đồng cảm, hỗ trợ và thấu hiểu, nhân viên xã hội sẽ giúp đỡ các thành viên gia đình ứng xử một cách sáng suốt. Việc giao bài tập về nhà và các nhiệm vụ cho mỗi thành viên gia đình sẽ rất hiệu quả. Nhiều thay đổi hơn nữa chắc chắn có thể xảy ra bên ngoài phạm vi văn phòng tham vấn. 
Phần III: CHĂM SÓC BẢN THÂN ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN CTXH
1. Ý nghĩa của chăm sóc bản thân đối với nhân viên xã hội* Một số nội dung trong phần này được trích dẫn từ tài liệu của WWO- ULSA2 về Xử lý căng thẳng của NVXH
Hoạt động nghề nghiệp của NVXH là một nghề giúp đỡ người khác, họ thực hiện các dịch vụ nhân đạo để trợ giúp cho những người khác vượt qua khó khăn của họ. Đây là một nghề rất phức tạp, khó khăn và áp lực gây nên những căng thẳng cho chính những người làm công việc này.
Chính vì vậy việc NVXH tự ý thức để chăm sóc chính mình, biết cách giải toả căng thẳng từ nghề nghiệp của mình là rất quan trọng và cần thiết bởi NVXH chỉ có thể giúp được người khác khi biết tự giúp chính mình.
Để nhân viên công tác xã hội chăm sóc được bản thân thì trước hết NVCTXH cần tự nhận thức bản thân.
Tự nhận thức là yếu tố rất quan trọng đối với NVXH. Nó càng có ý nghĩa khi giá trị của nhân viên xã hội xung đột với các giá trị của thân chủ trong tình huống trợ giúp. Đa số các giá trị này, đặc biệt là các giá trị cá nhân, tôn giáo và văn hóa của nhân viên xã hội thường mang tính bản ngã mà bản thân họ không ý thức được rằng mình đang đánh giá hành vi của người khác theo những giá trị cá nhân. 
Tất cả các mối quan hệ chuyên môn của nhân viên đều liên quan đến tính tự kỷ luật và tự nhận thức. Việc sử dụng bản thân có ý thức trong quá trình trợ giúp cần được chú ý và phát triển. 
Naomi Brill (được trích dẫn trong Mendoza, 2002), quan niệm rằng một nhân viên có hiệu quả phải: 
- Nhận thức được rằng bản thân mình là một hệ thống luôn biến đổi gồm các giá trị mà sự tồn tại cùng với tính đúng đắn của giá trị ở NVXH có ý nghĩa quan trọng. 
- Sử dụng các công cụ/phương tiện để nhận biết thực tiễn cũng như xu hướng của cá nhân. 
 - Hãy đánh giá bản thân và giá trị của mình một cách khách quan và hợp lý. Hãy nhận biết được nguồn gốc các giá trị của bản thân, cần xét xem liệu các giá trị của mình có hướng tới phục vụ cho mục đích của người khác không. 
 - Cố gắng thay đổi những giá trị có ảnh hưởng tiêu cực sau khi có đánh giá.
Vì vậy nhân viên xã hội hãy biết tự chăm sóc bản thân
Theo Nancy Summers, NVXH sử dụng bản thân mình như một công cụ trợ giúp, một công cụ quan trọng trong nghề nghiệp của mình. Theo bà và các đồng nghiệp mọi cảm xúc, ứng xử, thái độ của NVXH đi song hành cùng với công việc của họ. Chính vì vậy người ta khuyến cáo NVXH cần hãy xem lại mình, chú ý tới tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân có như vậy NVXH mới có thể đóng góp cho công việc của mình một cách hiệu quả.
Vậy bằng cách nào:
Hãy hiểu bản thân mình trong khi cố gắng hiểu người khác
Chấp nhận điểm mạnh và hạn chế của bản thân
Hãy linh hoạt, đừng đòi hỏi mọi thứ đều hoàn hảo
Hãy thân thiện với những người mình cùng làm việc
Hãy nhìn về phía trước và chọn một hướng đi
Hãy giải quyết vấn đề cá nhân của chính mình
Hãy phát triển mối quan hệ tích cực trong cơ quan của bạn 
Hãy tạo ra những yếu tố để khích lệ và tự thưởng cho mình.
Hãy biết cách xử lý những căng thẳng do công việc đem lại.
2. Công việc của NVXH và vấn đề xử lý căng thẳng thần kinh
Công việc của NVXH thường phức tạp và chịu áp lực lớn trước nhiều yếu tố gây nên căng thẳng, NVXH nhiều khi rơi vào tình trạng cảm thấy cạn kiệt về sức lực, tinh thần để làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, để làm tốt được công việc là nghề trợ giúp và duy trì cuộc sống hàng ngày, NVXH cần biết cách xử lý những căng thẳng do công viêc gây nên. Để có thể trợ giúp được người khác, NVXH cần biết tự giúp chính mình trước, có như vậy mới có thể có năng lượng, trí sáng tạo để giúp đỡ thân chủ của mình.
2.1 Tính chất công việc nghề CTXH thường có những yếu tố gây căng thẳng cho NVXH như sau:
Tính chất không rõ ràng của công việc 
Về mặt kỹ thuật: chưa xác định được kỹ thuật rõ ràng (thấu cảm, bí mật)
Tiêu chuẩn lượng giá
Mục đích công việc
Vị trí của nghề
Quyền hạn, trách nhiệm
Giá trị, đạo đức, nguyên tắc, nghề nghiệp.
Nội dung tính chất công việc phức tạp:
Bị áp lực công việc
Công việc quá tải
Đối tượng phức tạp
Không đủ thời gian do quản lý nhiều thân chủ cùng một thời điểm
Kỳ vọng về sự thay đổi nơi thân chủ
Áp lực tìm một giải pháp để giải quyết vấn đề của thân chủ
Vấn đề của thân chủ quá khó, vượt qua khả năng của nhân viên xã hội
Thiếu sự thông cảm chia sẻ của bạn bè, gia đình, chính vì vậy họ dễ rơi vào căng thẳng hay kiệt sức. 
2.2 Căng thẳng và kiệt sức trong nghề công tác xã hội 
Có thể nói sự căng thẳng và kiệt sức trong các ngành chăm sóc sức khỏe và công tác xã hội ngày càng được các nhà nghiên cứu quan tâm. So với các ngành khác liên quan đến cung cấp dịch vụ con người, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng mức độ căng thẳng và kiệt sức của nhân viên xã hội có phần cao hơn. Một câu hỏi thường đặt ra đối với các nhà nghiên cứu là phải chăng nghề công tác xã hội có những đặc điểm nào đó khiến chúng trở thành những tác nhân gây nên sự căng thẳng hoặc kiệt sức cho nhân viên xã hội.
Đặc điểm nghề công tác xã hội và cảm giác kiệt sức
Hầu hết nhân viên xã hội có nhu cầu cảm thấy có ích nên họ rất quan tâm đến việc giúp đỡ các thân chủ của mình giải quyết vần đề. Điều này làm tăng thêm căng thẳng có thể dẫn đến kiệt sức trong quá trình làm việc.
Quan hệ nghề nghiệp giữa nhân viên xã hội và thân chủ cũng là một đặc điểm khiến nghề công tác xã hội căng thẳng, kiệt sức. Các nhà nghiên cứu cho rằng trong quá trình đào tạo, nhân viên xã hội được dạy rằng không nên phán xét về mối quan hệ của họ với thân chủ và rằng mối quan hệ này là thành phần cốt lõi trong thực hành công tác xã hội. Điều này làm cho nhân viên xã hội khó chấp nhận rằng việc trợ giúp thân chủ khó khăn hay thậm chí không thể thực hiện được là do lỗi từ tính cách và thái độ của thân chủ. Kết quả là khi nhân viên xã hội nỗ lực hết mức để trợ giúp thân chủ và khi sự trợ giúp này không hiệu quả hoặc thất bại thì họ cho đó là trách nhiệm cá nhân họ hay tổ chức. Cách đáp ứng như vậy cũng góp phần tạo nên cảm giác kiệt sức cho nhân viên xã hội.
Nhân viên xã hội thường ít có khả năng kiểm soát được thân chủ, thời lượng làm việc với thân chủ và giá trị của người khác về công việc của họ. Vị thế như vậy cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng, kiệt sức trong công tác xã hội.
Cơ cấu tổ chức và môi trường làm việc cũng có thể gây căng thẳng và kiệt sức cho nhân viên xã hội. Chẳng hạn như sự thiếu kinh phí, thiếu nhân lực, tỷ lệ nhân viên thay đổi việc cao, thiếu mối liên kết với các đơn vị làm việc khác, môi trường làm việc quan liêu cũng là những yếu tố góp phần gây căng thẳng và kiệt sức. 
Sự kiệt sức của nhân viên xã hội ảnh hưởng đến thân chủ như thế nào?
Cũng giống như stress, sự kiệt sức của nhân viên xã hội cũng ảnh hưởng đến thân chủ dù là làm việc trực tiếp với thân chủ hay gián tiếp trong công tác quản lý hoặc kiểm huấn.
Khi bị kiệt sức, nhân viên xã hội cảm thấy dường như không còn hy vọng. Cảm xúc này sẽ ngăn cản sự hợp tác với thân chủ trong việc tìm kiếm các giải pháp giúp thân chủ giải quyết vấn đề.
Khi bị kiệt sức, nhân viên xã hội cũng cảm thấy không có ý nghĩa gì khi phải hoàn thành công việc và có cái nhìn tiêu cực về chính mình. Điều này cũng ngăn cản quá trình hỗ trợ thân chủ và có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thân chủ.
Do những ảnh hưởng này mà một mặt nhân viên xã hội cần nhận biết những dấu hiệu cho thấy mình có nguy cơ bị kiệt sức để có sự ứng phó kịp thời, mặt khác nhà quản trị hoặc kiểm huấn viên tại cơ sở xã hội cần quan sát và nhận ra sự kiệt sức của nhân viên xã hội nếu có để có những can thiệp hỗ trợ kịp thời. Có như vậy mới ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trợ giúp thân chủ, đồng thời giúp nhân viên xã hội mau chóng phục hồi khỏi sự kiệt sức.
 2.3 Ảnh hưởng của căng thẳng và kiệt sức tới nhân viên xã hội 
Bên cạnh một số tác động tích cực của căng thẳng / stress với cá nhân như thúc đẩy cường độ, sự sáng tạo trong công việc, rèn luyện khả năng thích nghi tính kiên trì nhưng căng thẳng, đặc biệt là sự kiệt sức sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày của nhân viên xã hội.
Những ảnh hưởng tiêu cực:
Ảnh hưởng về thể chất: tăng nguy cơ các bệnh liên quan tới cơ thể 
Tăng nguy cơ bị các bệnh như huyết áp, tim mạch, tiểu đường
Tóc: Một người bị stress lên đến cao độ, tóc sẽ rụng bớt và có nguy cơ gây hói đầu
Não bộ: stress gây nên các bệnh liên quan đến thần kinh như mất ngủ, đau đầu, thay đổi tính cách, lo lắng, khó chịu và trầm cảm
Miệng: ung nhọt nổi ở miệng và hiện tượng miệng khô đắng là do stress gây ra
Cơ bắp: những cơn đau bất chợt ở cổ và vai, nhức cơ và đau thắt lưng cùng với những cơn co thắt cơ bắp và co giật thần kinh là hậu quả của stress
Tim: các bệnh về tim mạch và tăng huyết áp thường được cho là các bệnh liên quan đến stress
Phổi: stress ở mức độ cao ảnh hưởng trầm trọng đến tình trạng hen suyễn của chúng ta
Bộ máy tiêu hóa: stress có thể làm cho nặng thêm hoặc gây ra những bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, đau bao tử, viêm loét tá tràng, viêm loét thành ruột kết
Cơ quan sinh sản: stress ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản gây ra những xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt và nhiễm trùng âm đạo ở nữ. Đối với nam giới, stress có thể tạo nên bệnh liệt dương và xuất tinh sớm, giảm khả năng tình dục, khó có thai
Da: do tác hại của stress mà nhiều người mắc các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, ngứa ngáy.
 Ảnh hưởng về tinh thần/cảm xúc
Gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày
Cảm xúc buồn rầu, chán nản không muốn làm việc 
Tăng nguy cơ trầm cảm, không muốn sống.
 Ảnh hưởng về quan hệ xã hội, công việc, lao động học tập
Chất lượng tư duy kém
Ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày 
Hạn chế tốc độ và chất lượng công việc
Quan hệ công việc bị giảm chất lượng (quan hệ với đồng nghiệp và với khách hàng)
Khả năng ra quyết định hạn chế
Nếu stress lâu dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng (bệnh tình) nên chú ý đến phòng chống. 
Cách phòng chống: nhận thức được stress
Đòi hỏi NVXH cần có những giải pháp để xử lý tình trạng căng thẳng do công việc đem lại.
3. Một số chiến lược cơ bản trong ứng phó 
3.1 Kiểm soát thời gian
Học cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc có hiệu quả là một trong cách xử lý stress tốt nhất.
Stephen R.Covey (1989) Stephen Covey (1989), The Seven Habits of Highly Effective People
 gợi ý một ma trận quản lý thời gian như sau:
Khẩn cấp
Không khẩn cấp
Quan trọng
I
Làm ngay và hoàn thành ngay
II
Làm sau, nhưng quyết tâm hoàn thành
Không quan trọng
III.
Làm nhưng không để kéo dài thời gian, hoặc có thể nhờ ai làm hộ
IV.
Chỉ làm khi có thời gian
3.2 Hãy tạo ra và duy trì mạng lưới hỗ trợ tình cảm xã hội 
Hãy dành thời gian xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội những người trong gia đình, người thân bạn bè, sếp, đồng nghiệp, người giám sát, nhà cung ứng dịch vụ xã hội sẵn sàng trợ giúp ta khi cần. Ngoài ra mạng lưới hỗ trợ còn có thể là tương quan với những nhà chuyên môn khác, các tổ chức khác, hội nhóm, đoàn thể 
Mạng lưới hỗ trợ tình cảm xã hội sẽ giúp ta :
Tạo ra cảm giác được thuộc về ai đó
 Xua đi cảm giác đơn độc trong cuộc chiến chống lại stress
Cảm thấy mình có giá trị 
Đem lại sự an toàn và trợ giúp về vật chất lẫn tinh thần. 
3.3 Thích nghi với tình huống
- 	Tránh những loại stress không cần thiết: 
- 	Thay đổi hoàn cảnh
- 	Thích nghi với tác nhân gây stress
- 	Chấp nhận những gì không thể thay đổi được 
 3.4 Chăm sóc bản thân
- 	Sống có mục đích 
- 	Suy nghĩ tích cực
- 	Tạo dựng mạng lưới hỗ trợ tốt 
- 	Cởi mở và mềm dẻo, linh họat
- 	Luôn ý thức về bản thân
- 	Tập thể dục
- 	Thở sâu 
- 	Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- 	Ngủ đủ giấc
- 	Thư giãn và nghỉ ngơi
- 	Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân
- 	Tạo thói quen hài hước trong cuộc sống
- 	Dành thời gian cho gia đình và bạn bè 
	Nâng cao khả năng để đối phó với sự căng thẳng là một kỹ năng quan trọng đối ví các NVXH, khả năng đối phó với căng thẳng của mọi người là rất khác nhau. Một vài cá nhân dường như bị sụp đổ dưới các áp lực trong khi những người khác thì lại rất cứng cỏi và có thể vượt qua được. Một yếu tố quan trọng mà các cá nhân có thể đối phó tốt với căng thăng hay không chính là khả năng tự đối phó của họ. Khả năng đối phó có quan hệ cân đối với các khía cạnh đa dạng khác trong cuộc sống của con người. Điều này b ao gồm khả năng hiểu biết của NVXH về các lĩnh vực sinh học, tâm lý, xã hội và các các điều đơn giản như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Tất cả sự hiểu biết này sẽ giúp cho NVXH biết để tự điều chỉnh bản thân góp phần cho NVXH luôn chủ động trong công việc và trong cuộc sống./.
Tài liệu tham khảo
1. Binh, N.T. (2011). Industrialization and The changes of Vietnamese Families. International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences. 1(3), 347-356
2. Brown, Jac. (1997). Circular questioning: An introductory guide. Australian and New Zealand Journal of Family Therapy, 18(2), 109-144.
3. Bùi Thị Xuân Mai - Nguyễn Thị Thái Lan (2011): Công tác xã hội cá nhân (2011), NXB LĐ XH – Giáo trình trung học.
4. Corliss R., Corliss L, (1999). Advanced Practice in Human Service Agencies. California, Wadsworth Publishing Company
5. Harder, A.F. (2002). Stages of family life cycle. Retrieved from:Knodel, J., Loi, V.M., Jayakody, R., and Huy, V.T. (2004). Gender Roles in the Family: Change and Stability in Vietnam. PSC Research Report. Report No. 04-559.
6. Mai Huy Bích- Xã hội học gia đình- NXB Khoa học xã hội và Nhân văn2000
7. Miller L. (2006). Counselling Skills for Social Work. Sage Publications Ltd.
8. Miltenberger, R. (2008). Điều chỉnh hành vi: Các nguyên tắc và thủ tục. USA:
9. Nguyễn Thị Thái Lan – Bùi Thị Xuân Mai (2011): Công tác xã hội cá nhân và gia đình NXB LĐ XH – Giáo trình đại học
10. Paratore, J.B. and Nichols, M. (n.d.). Family Therapy: Historical Overview. Retrieved from 
11. Rothman J., Sager JS., (1998). Case Management: Integrating Individual and Community 	Practice. USA, Allyn & Bacon
12. Summers N. (2006). Fundamentals of Case Management Practice USA,Thompson
13. Tài liệu tập huấn: Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương – Dự án CFSI – UNV – MOLISA – COLSA (1996)
14. Thomas P. Holland Giáo sư Đại học Tổng hợp Georgia và Allie C. Kilpaltrick Giáo sư danh dự Đại học Tổng hợp Georgia: Social work with family
15. Thomson Wadsworth.Weiten, W. (1989). Tâm lý học: Chủ đề và những thay đổi .USA: Brooks/Cole Publishing Agencies. California,Wadsworth Publishing Company
16. Wilson, S. (1976). Hồ sơ, Hướng dẫn cho nhân viên công tác xã hội. Free Press, 
17. WWO –ULSA 2 Thành phố HCM Tài liệu quản lý Stress. Tài liệu quản lý ca (2011) 
`18. WWO –ULSA 2 Thành phố HCM Tài liệu quản lý ca (2011) 
Các trang Web
www.socialworkers.org
www.familytiesproject.org
USA. 
Iveson, C. Solution-focused brief therapy.Advances in Psychiatric Treatment 2002; 
8:149-156.URL:
Paratore, J.B. and Nichols, M. (n.d.). Family Therapy: Historical Overview. Retrieved from 

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_cong_tac_xa_hoi_va_ca_nhan.doc