Giáo trình GIS ứng dụng cho ngành Tài nguyên môi trường
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN
Ai cũng biết là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất có bản chất là
quá trình cơ khí hoá, nội dung là sử dụng máy móc thay thế lao động chân tay. Kết quả
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật này là sự ra đời của các nước công nghiệp, cơ
cấu kinh tế được chuyển đổi từ thuần tuý nông nghiệp sang công nghiệp với tỷ trọng
cao hơn nhiều lần. Từ những năm 50 con người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật lần thứ hai có bản chất là hoá trình tin học hoá nội dung là sử dụng “công nghệ
thông tin” để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp phần điều khiển bằng trí
11tuệ của con người. Vậy chúng ta cần hiểu trước hết thế nào là công nghệ thông tin và
xu hướng phát triển hiện nay.
Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhầm giải quyết
vấn đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin và cung
cấp thông tin. Để giải quyết những vấn đề này, người ta đã tập trung vào các nội dung
sau đây:
1.1.1. Xác định hệ thống thông tin
- Xác định các thể loại thông tin, yêu cầu về chất lượng.
- Xác định các chuẩn thông tin
- Xác định hệ thống phần cứng và phần mềm hệ thống
- Xây dựng tổ chức cho toàn hệ thống
1.1.2. Thu nhận thông tin
- Kỹ thuật đo đạc để lấy số liệu
- Tổ chức hệ thống thống kê số liệu thông qua bộ máy quản lý của ngành
- Tổ chức hệ thống cập nhật dữú liệu
1.1.3. Quản lý thông tin
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
1.1.4. Xử lý thông tin
- Phân tích và tổng hợp hệ thống thông tin
- Giải các bài toán ứng dụng chuyên ngành
1.1.5. Truyền thông tin
- Xây dựng hệ thống đường truyền thông tin
- Giải pháp truyền thông tin trên mạng
- Hệ quản trị mạng thông tin
- Bảo vệ an toàn trên đường truyền thông tin
- Bảo mật thông tin
1.1.6. Cung cấp thông tin
- Xây dựng giao diện với người sử dụng
- Hiển thị thông theo nhu cầu
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình GIS ứng dụng cho ngành Tài nguyên môi trường
MỞ ĐẦU Kỹ thuật "Thông tin Địa lý" (Geograpgic Information System) đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, đây là một dạng ứng dụng công nghệ tin học (Information Technology) nhằm mô tả thế giới thực (Real world) mà loài người đang sống-tìm hiểu-khai thác. Với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lãnh vực nghiên cứu và quản lý, đặc biệt trong quản lý và quy hoạch sử dụng-khai thác các nguồn tài nguyên một cách bền vững và hợp lý. Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển khoa học. Hệ thống thông tin địa lý là một trong những ứng dụng rất có giá trị của công nghệ tin học trong ngành địa lý, điều tra cơ bản, quy hoạch đô thị và cảnh báo môi trường. Kỹ thuật GIS đã được bắt đầu sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển hơn một thập niên qua, với những tính năng ưu việt, kỹ thuật GIS ngày nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu và quản lý. Hệ thống thông tin địa lý là một kỹ thuật ứng dụng hệ thống vi tính số hoá, xuất hiện trong những năm 1960 cho đến nay công nghệ này được biết đến như là một kỹ thuật toàn cầu. Trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay, việc tổ chức quản lý thông tin địa lý một cách tổng thể có thể đóng góp không nhỏ vào việc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên của đất nước. Tập giáo trình này được thực hiện trên cơ sở tổng hợp của nhiều tài liệu trong và ngoài nước của nhiều tác giả nhằm mục đich cung cấp cho các sinh viên một tài liệu tổng hợp để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng GIS trong các lãnh vực, đặc biệt trong quản lý tài nguyên môi trường. 1 MỤC LỤC Mở đầu 1 Mục lục 2 Một số thuật ngữ viết tắt 11 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 12 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 12 1.1.1. Xác định hệ thống thông tin.........................................................................12 1.1.2. Thu nhận thông tin .......................................................................................12 1.1.3. Quản lý thông tin .........................................................................................12 1.1.4. Xử lý thông tin .............................................................................................12 1.1.5. Truyền thông tin...........................................................................................12 1.1.6. Cung cấp thông tin .......................................................................................13 1.2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN........................13 1.2.1. Nhu cầu đa dạng hoá thông tin ...................................................................13 1.2.2. Nhu cầu chính xác hoá thông tin..................................................................13 1.2.3. Xu hướng phát triển phần cứng và phần mềm hệ thống..............................13 1.2.4. Sự phát triển của kỹ thuật xử lý thông tin....................................................14 1.2.5. Sự phát triển trong xây dựng các cơ sở dữ liệu ...........................................14 1.2.6. Sự phát triển mạng thông và kỹ thuật truyền tin..........................................14 1.2.7. Sự phát triển trong kỹ thuật thu nhận và cung cấp thông tin .......................15 1.3. LỢI ÍCH VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG KỸ THUẬT GIS 15 Chương 2 : CƠ SỞ ĐỊA LÝ HỌC 17 2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ.....................................................17 2.1.1. Định nghĩa....................................................................................................17 2.1.2. Các tính chất của bản đồ ..............................................................................20 2.1.3. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa lý .........................................................20 2.1.4. Cơ sở toán học của bản đồ địa lý .................................................................23 2.2. CÁC HỆ QUI CHIẾU BẢN ĐỒ (MAP PROJECTIONS) 26 2.2.1 Lưới chiếu bản đồ (lưới kinh vĩ tuyến).........................................................26 2.2.2. Khung bản đồ ...............................................................................................32 2.2.3. Bố cục bản đồ...............................................................................................32 2 2.2.4. Phân mảnh bản đồ .......................................................................................32 2.2.5. Phân loại bản đồ...........................................................................................33 2.2.6. Các phương pháp biểu thị hiện tượng trên bản đồ (các phương pháp bản đồ)......................................................................................35 Chương 3: CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ...........39 3.1 THIẾT BỊ (Hardware) ...........................................................................................39 3.1.1. Bộ xử lý trung tâm (CPU)............................................................................40 3.1.2. Bộ nhớ trong (RAM)....................................................................................40 3.1.3. Bộ sắp xếp và lưu trữ ngoài (diskette, harddisk, CD-ROM) .......................40 3.1.4. Các bộ phận dùng để nhập dữ liệu (INPUT DEVICES) .............................41 3.2. PHẦN MỀM (Software) 42 3.3. CHUYÊN VIÊN (Expertise) 44 3.4. SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐỊA LÝ (Geographic data) 44 3.5. CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ (Policy and management) 44 Chương 4: CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS 46 4.1. MÔ HÌNH THÔNG TIN KHÔNG GIAN ...........................................................46 4.1.1. Hệ thống Vector ..........................................................................................46 4.1.1.1. Kiểu đối tượng điểm (Points) ..............................................................46 4.1.1.2. Kiểu đối tượng đường (Arcs)...............................................................47 4.1.1.3. Kiểu đối tượng vùng (Polygons)..........................................................48 4.2.2. Hệ thống Raster............................................................................................49 4.2.3. Chuyển đổi cơ sở dữ liệu dạng vector và raster...........................................50 4.2.4. Thuận lợi và bất lợi của hệ thống dữ liệu raster và vector...........................51 4.2.4.1. Thuận lợi của hệ thống cơ sở dữ liệu raster .......................................51 4.2.4.2. Bất lợi của hệ thống dữ liệu raster......................................................51 4.2.4.3. Thuận lợi của hệ thống cơ sở vector ...................................................52 4.2.4.4. Bất lợi của hệ thống cơ sở dữ liệu vector............................................52 4.2. MÔ HÌNH THÔNG TIN THUỘC TÍNH.............................................................52 CHƯƠNG 5: CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS .....55 5.1. KHẢ NĂNG CHỒNG LẤP CÁC BẢN ĐỒ (Map Overlaying) 55 5.2. KHẢ NĂNG PHÂN LOẠI CÁC THUỘC TÍNH (Reclassification) 57 5.3. KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH (SPATIAL ANALYSIS) 58 5.3.1. Tìm kiếm (Searching) ..................................................................................58 3 5.3.2. Vùng đệm (Buffer zone) ..............................................................................59 5.3.3. Nội suy (Spatial Interpolation).....................................................................60 5.3.4. Tính diện tích (Area Calculation) ................................................................61 Chương 6: TỔ CHỨC CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS ............................................63 6.1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU ..............................................63 6.2. CÁC LOẠI THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ...........63 6.3. KIẾN TRÚC MỘT HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU...........................................................64 6.3.1. Sự trừu tượng hoá dữ liệu ............................................................................65 6.3.2. Thể hiện và lược đồ của CSDL....................................................................65 6.3.2.1. Thể hiện của CSDL (INSTANCE) .......................................................65 6.3.2.2. Lược đồ của CSDL (Scheme) ..............................................................66 6.3.2.3. Lược đồ khái niệm và mô hình dữ liệu ................................................66 6.3.3. Các mô hình của CSDL ...............................................................................66 6.3.3.1. Mô hình phân cấp (HIERACHICAL) ..................................................67 6.3.3.2. Mô hình lưới (Network Model)............................................................67 6.3.3.3. Mô hình quan hệ (Relational Model) ..................................................68 6.3.4. Tính độc lập dữ liệu (Data independence)...................................................69 6.3.4.1. Sự phụ thuộc dữ liệu của các ứng dụng hiện nay ...............................69 6.3.4.2. Yêu cầu của các hệ ứng dụng..............................................................69 6.3.4.3. Định nghĩa tính độc lập dữ liệu...........................................................69 6.3.4.4. Phân loại tính độc lập dữ liệu .............................................................69 6.4. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA GIS ......................................................70 6.4.1. Giới thiệu .....................................................................................................70 6.4.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu GIS ......................................................................71 6.4.2.1. Hệ thống nhập bản đồ .........................................................................71 6.4.2.2. Hệ thống hiển thị bản đồ .....................................................................71 6.4.2.3. Hệ thống tra cứu, hỏi đáp cơ sở dữ liệu..............................................71 6.4.2.4. Hệ thống xử lý, phân tích địa lý ..........................................................71 6.4.2.5. Hệ thống phân tích thống kê................................................................71 6.4.2.6. Hệ thống in ấn bản đồ .........................................................................72 4 Chương 7: HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU (Global Positioning System-GPS)...............................................................................73 7.1. GPS LÀ GÌ ..........................................................................................................73 7.2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA GPS ...........................................................74 7.2.1. Bộ phận người sử dụng (User Segment) 74 7.2.2. Bộ phận không gian (Space Segment) 74 7.2.2.1. Hệ thống NAVSTAR (Mỹ) .................................................................74 7.2.2.2. Hệ thống GLONASS (Nga) ................................................................75 7.2.3 Bộ phận điều khiển (Control Segment) 75 7.3. HỆ THỐNG LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO 76 7.4. GPS CHÍNH XÁC NHƯ THẾ NÀO 76 7.4.1 S/A Dithering ................................................................................................76 7.4.2 Cao độ (Elevation) ........................................................................................77 7.4.3 Vận tốc (Speed).............................................................................................77 7.5. THỰC HÀNH SỬ DỤNG GPS ...........................................................................77 7.6. THU THẬP DỮ LIỆU GPS CHO GIS 77 7.7. XÁC ĐỊNH TOẠ ĐỘ MỘT ĐIỂM .....................................................................77 Chương 8: XỬ LÝ THÔNG TIN BẢN ĐỒ TRONG GIS ........................................79 8.1. CẤU TRÚC THÔNG TIN BẢN ĐỒ ...................................................................79 8.1.1. Giới thiệu .....................................................................................................79 8.1.2. Cách phản ánh các đối tượng trên bản đồ ....................................................79 8.1.2.1. Sự phản ánh lại các đối tượng địa lý ..................................................79 8.1.2.2. Mô hình phân lớp đối tượng................................................................81 8.2. CHUẨN THÔNG TIN BẢN ĐỒ .........................................................................88 8.2.1. Giới thiệu ....................................................................................................88 8.2.2. Mô tả về các chuẩn ......................................................................................88 8.2.2.1. Chuẩn về hệ thống toạ độ bản đồ........................................................88 8.2.2.2. Chuẩn về các sai số .............................................................................88 8.2.2.3. Chuẩn về cách phân mảnh, đánh phiên hiệu mảnh bản đồ số ............88 8.2.2.4. Chuẩn về phân lớp thông tin ...............................................................88 8.2.2.5. Chuẩn về mô hình dữ liệu lưu trữ và mô tả thông tin .........................88 Chương 9: CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ..............90 5 9.1. NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ....................................................................................................................90 9.2. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI..............................................90 9.3. NGHIÊN CỨU HỖ TRỢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN .........................................................................................................................90 9.4. CÁC LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CỦA GIS TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ..............................................................................91 9.4.1. Thổ nhường..................................................................................................91 9.4.2. Trồng trọt .....................................................................................................91 9.4.3. Quy hoạch thuỷ văn và tưới tiêu..................................................................91 9.4.4. Kinh tế nông nghiệp 91 9.4.5. Phân tích khí hậu 92 9.4.6. Mô hình hoá nông nghiệp ............................................................................92 9.4.7. Chăn nuôi gia súc / gia cầm .........................................................................92 9.5. CÁC BÀI TOÁN ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ GIS..................................93 9.5.1. Giới thiệu .....................................................................................................93 9.5.2. Phân loại các bài toán ứng dụng của công nghệ GIS...................................94 9.5.3. Các bài toán ứng dụng của công nghệ GIS..................................................94 9.5.3.1. Bản đồ.................................... ... thay thế bởi các dữ liệu GIS? 9 Các nguồn số liệu sắp tới sẽ là những gì, bao nhiêu? Việc mô tả các nguồn số liệu sẽ có sắp tới phải liên quan đến các mục đích cần thiết phải được giải quyết. Việc so sánh nguồn số liệu sẽ có với nguồn số liệu đang có sẽ giúp chỉ ra các công việc nào cần thiết giải quyết và các công việc nào phải được thêm vào cũng như các công việc nào nên được kiểm chứng. Đối với các cơ quan hay tổ chức chính phủ, việc thay đổi toàn bộ nguồn số liệu do nguyên nhân của việc thay đổi cách quản lý thông thường với cách quản lý bằng GIS, chúng có thể được xem như là sự thay đổi từ hình thức liên tục đến hình thức song song. Các tiến trình công việc được trình bày qua hình sau đây: 113 ( a ) ( b ) Hình 10.2: Sự thay đổi tiến trình thực hiện các công việc từ liên tục (a) đến song song (b) khi đưa các trang thiết bị GIS vào sử dụng (Nguồn : Tor Bernhardsen, 1992) 9 Khi nào sẽ bắt đầu thực hiện chương trình sử dụng GIS? Nhìn chung, sự khởi đầu cho việc sử dụng và ứng dụng GIS càng trễ thì kinh phí của việc thu thập và xử lý số liệu cũng như thời gian sẽ cao và dài hơn trước khi lợi nhuận được thu hồi. Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định khi nào thì bắt đầu việc sử dụng và ứng dụng GIS được trình bày như sau: Các kỹ thuật có liên quan thì hiện hữu nhưng chúng ta không biết bằng cách nào để khai thác nó Việc trì hoãn sẽ hoãn lại việc thu hồi lợi nhuận và từ đó lợi nhuận thu được từ các chương trình ít đi Tất cả các kỹ thuật cũng như tiến bộ hiện nay đều được diễn tiến liên tục do đó sẽ không có một thời gian tốt nhất cho việc khởi sự GIS. Giá tích lũy Lãi tích lũy ◘ 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Thời gian Hình 10.3: Việc bắt đầu đưa vào sử dụng các trang thiết bị GIS sớm và trễ. (Nguồn : Tor Bernhardsen, 1992) (Nếu bắt đầu sớm thì kết quả tỉ số lợi nhuận sẽ cao hơn bắt đầu trễ) 9 Mức độ đầu tư cho chương trình là bao nhiêu? Việc chọn lựa một quyết định được thực hiện trong việc đầu tư thường gặp những trở ngại giữa việc đầu tư các kỹ thuật mới khi so sánh giữa những chi phí thông 114 thường và việc đầu tư cho các trang thiết bị mắc tiền hơn. Do đó, một số hướng dẩn cho các mức độ đầu tư có thể được tóm tắt như sau: Các suy nghĩ thì to lớn nhưng khi bắt đầu cần thiết phải thận trọng Xây dựng các đầu tư lớn sau khi thực hiện các chương trình thử nghiệm thí điểm Trong việc thay đổi từ cách quản lý và ứng dụng thông thường bằng cách quản lý GIS, việc đầu tư chính nên tập trung vào các phương tiện, trang thiết bị cho giai đoạn khởi đầu, từ đó chương trình sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Các số liệu thu thập được nên nhanh chóng chuyển đổi sang các số liệu số (digital form) Càng nhiều đề tài được thực hiện trên cùng một vùng càng gia tăng lợi ích cũng như lợi nhuận cho người sử dụng 9 Phạm vi hoạt động của chương trình hay GIS là bao nhiêu? Về nguyên tắc, một quyết định cơ bản để thực hiện một chương trình trong một phạm vi nào đó của GIS có thể thu thập các số liệu số (digital) cho một phạm vi rộng của các vùng hay các thông tin đầy đủ cho một số vùng nào đó của một hoạt động ở mức độ chi tiết và nó sẽ thay đổi rất nhanh. Do đó, diễn tiến của vấn đề kinh tế đối với tỉ số lợi nhuận là một thông số quan trọng nhất. Tóm lại, một hướng dẫn cho một phạm vi hoạt động của GIS có thể được tóm lược như sau: Ít nhất phải có 1 đề tài bao trùm cho một vùng hoặc một khu vực cần thiết nào đó phải được chuyển đổi trước khi lợi nhuận được thu hồi. Khi đã chuyển sang GIS thì tất cả các số liệu xử lý theo cách trước đây nên được chuyển toàn bộ sang hình thức của GIS, tránh việc sử dụng hoặc xử lý đồng thời số liệu theo cách xử lý thông thường và theo cách của GIS. Việc tổ chức bộ phận quản lý cho một phạm vi hay cho một vùng nào đó nhất thiết phải được ưu tiên chú trọng, trong khi đó các tổ chức điều hành của một chương trình về cơ bản ít cần thiết hơn. 9 Sự sắp xếp tổ chức đơn vị cơ quan như thế nào? Hiệu quả của việc khai thác và khám phá các kỹ thuật mới trong một đơn vị hay tổ chức thường thay đổi tuỳ vào các chuỗi công việc mà nó ảnh hưởng đến toàn bộ cơ cấu tổ chức. Về thực tế, việc thay đổi cơ cấu tổ chức có thể gặp nhiều khó khăn vì cơ cấu tổ chức củ đã được ổn định, do đó sẽ gặp khó khăn khi xây dựng một cơ cấu tổ chức mới. Việc thay đổi cơ cấu tổ chức cũng sẽ thay đổi các thành viên và các nhân sự có liên quan và việc thay đổi các thành viên luôn đưa đến mối liên hệ giữa con người, 115 điều đó chắc sẽ đưa đến những khó khăn trong việc điều hành cũng như tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra. Về nguyên tắc, các khó khăn về mặt kỹ thuật có thể được giải quyết theo chiều thăng tiến bằng việc mua sắm và cài đặt thêm các trang thiệt bị mới, cũng như các phần mềm mới,.. mặc dù nó sẽ đòi hỏi nhiều kinh phí, tuy nhiên đối với các chương trình được lập kế hoạch và điều hành tốt, chi phí đó sẽ không đáng kể. Trong khi đó, việc thay thế các thành viên trong ban điều hành thì lại không theo chiều thăng tiến và có thể phát sinh ra những khó khăn và trở ngại không theo ý muốn. Từ đó, việc tổ chức sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thường đòi hỏi sự chú ý trong việc quản lý một cách thường xuyên và liên tục hơn là việc chú ý vào các khó khăn về mặt kỹ thuật. Một chương trình mang lại một kết quả tốt thường được thực hiện bằng cách quản lý chính diện, người ta thường tìm ra được những lợi nhuận của các kỹ thuật mới trong khi lại chống đối việc thay đổi cơ cấu tổ chức một cách mạnh mẽ. Do đó, việc tham gia của các chuyên gia là cần thiết trong việc thực hiện một chương trình GIS, nhưng họ lại ít có khả năng diễn đạt một chi tiết không liên quan trong chương trình. Thí dụ như các chuyên gia về máy tính thì thường luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc và kỷ luật trong công việc của họ, trong khi đó họ lại thiếu một quan điểm bao quát được đòi hỏi có liên quan đến các khó khăn về mặt tổ chức. Nhóm thực hiện Quản lý Chuyên gia trung tâm máy tính Người sử dụng Hình 10.4: Để đạt được thành công, một kỹ thuật mới phải được chấp nhận ở tất cả các cấp trong một tổ chức (Nguồn : Tor Bernhardsen, 1992) (a) (b) Hình 10.5: Sự thay đổi trong quan điểm khi đưa ra một kỹ thuật mới trong một tổ chức (Nguồn : Tor Bernhardsen, 1992) 116 Như đã thảo luận ở trên, cần thiết phải có sư tham gia của các chuyên gia về GIS, nếu không tiến trình thực hiện có thể sẽ bị đình trệ hoặc công việc sẽ được thực hiện theo các chiều hướng khác không đúng với mục đích đã đề ra. Do đó việc thành lập và duy trì các thành viên chuyên gia nên được đặt ở vị trí ưu tiên. Việc quản lý nhân sự cho một giai đoạn chuyển giao các kỹ thuật mới nên bao gồm các yếu tố sau: ¾ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhân sự ¾ Lập kế hoạch cho việc đào tạo, hoặc bổ sung kiến thức và sắp xếp lại vị trí các nhân sự ¾ Nhấn mạnh rõ các công việc họ phải làm cũng như trách nhiệm của họ đối với công việc đó ¾ Các công nhân hoặc người làm thuê cũng được đưa vào trong kế hoạch ¾ Xác định rõ từng vị trí cũng như lương bổng cho từng thành viên ¾ Lập kế hoạch cho sự xoay vòng các công việc ¾ Diễn đạt và trình bày cơ cấu tổ chức phù hợp và đơn giản nhất, bao gồm: Các thành viên chính thức trong ban quản lý Các thành viên không chính thức được phép thay thế các thành viên chính thức trong trường hợp cấn thiết Phân chia cụ thể các công việc cho các thành viên Nhấn mạnh rõ mối liên hệ giữa ban điều hành và bộ phận thực hiện, cũng như giữa và trong các tổ chức Nên giữ lại những điều thuận lợi cũng như sức mạnh của tổ chức Chứng nhận các thành viên cũng như các công việc của họ một cách thích hợp Tạo ra một môi trường với các công việc thử thách và đòi hỏi nhiều sự tập trung cũng như suy nghĩ để cải tiến kỹ thuật của họ Do đó, các yếu tố về mặt tổ chức quan trọng nhất có thể được tóm lược như sau: Các khó khăn về mặt tổ chức thường nhiều hơn các khó khăn về mặt kỹ thuật Việc tổ chức hay sắp xếp lại nên được xem xét kỹ lưỡng Việc giới thiệu GIS ảnh hưởng đến những thay đổi trong chu trình hiện có của sự trao đổi thông tin giữa các đơn vị cũng như trong đơn vị của một tổ chức 117 Các chu trình của công việc được thay đổi sẽ điều khiển việc thay đổi tổ chức Ít nhất là 1/4 thành viên của một tổ chức có thể sẽ được chuyển sang các công việc khác Việc hợp tác điều hành phải được lập ra một cách cụ thể Giai đoạn khởi đầu của sự lắp đặt các trang thiết bị cho GIS có thể được tổ chức như là một đề án. Các thay đổi của tổ chức nên được thử nghiệm trước khi đi đến việc thay đổi toàn bộ Việc thay đổi cơ cấu tổ chức về mặt lâu dài có thể được thực hiện sau giai đoạn thử nghiệm các trang thiết bị mới của GIS 9 Kinh phí và hướng sử dụng kinh phí như thế nào? Một chương trình lắp đặt các hệ thống của GIS nên có một kinh phí mà nó bao gồm cả sự phân bố các hoạt động trong khoảng thời gian của chương trình và cho phép nó phải được kiểm chứng. Các cơ quan thuộc về chính phủ thường phải được quyết định nên đầu tư kinh phí vào các trang thiết bị mới dựa vào nguồn kinh phí hiện có hoặc trích từ quỹ sử dụng theo tỉ lệ của thị trường. 9 Hướng tổ chức thực hiện cũng như sắp xếp các thành viên và nhiệm vụ của họ trong chương trình như thế nào? Về mặt thực tế, các chương trình thiết lập hệ thống GIS thường được thực hiện dưới sự góp ý và quyết định của các thành viên trong chương trình. Vì thế, các yêu cầu về thành phần các thành viên phải được xem xét một cách cẩn thận, và các thành viên khi được chỉ định phải sẵn sàng làm việc một cách có hiệu quả cho chương trình ở bất kỳ thời gian hay điều kiện nào. Về mặt nguyên tắc, điều này thường đòi hỏi các thành viên phải được bảo đảm an tâm về các mặt từ đó họ sẽ đầu tư hết thời gian cho công việc mà họ phải đảm trách đối với chương trình, tương tự cũng nên được áp dụng cho các cá nhân được thuê để phục vụ cho chương trình. Một tổ chức mạnh cũng như được hoạt động độc lập thì sẽ dễ dàng thành công đối với bất kỳ việc thiết lập cũng như ứng dụng của GIS. Một chương trình về việc thiết lập hệ thống GIS không cần thiết phải được lập một cách vĩnh viễn, nó có thể được hoàn tất và giải tán khi các trang thiết bị GIS đã được đưa vào hoạt động. GIS, máy vi tính và các chuyên viên thì thường dễ dàng tìm kiếm hơn là phải đào tạo lại các nhân viên mới. Tất cả các chương trình nên cần những người hăng hái, say sưa với công việc cũng như những người có thể giải quyết được những vấn đề mà chương trình đặt ra. Việc thuê mướn cũng như hợp đồng các chuyên gia từ bên ngoài để vào cùng thực hiện một chương trình thì thường có lợi hơn trong chiến lược của chương trình 118 đó, họ không nhất thiết phải nằm trong ban điều hành cũng như ban tổ chức, mà nên sử dụng họ như những người có thể giải quyết những khó khăn và vướng mắc trong các lãnh vực cũng như các bất hoà hơn là những thành viên của tổ chức. 119 Tài liệu tham khảo 1. D.R. Green, D. Rix, and J. Cadoux Hudson (eds). 1994. Geographic Information. The source book for GIS. Association for geographic information AGI. Taylor & Francis. 539 pp. 2. Đặng văn Đức. 2001. Hệ thống thông tin địa lý. NXB Khoa học và Kỹ Thuật. Hà Nội 3. David J. Maguire, Michael F Goodchild, and David W Rhind (eds). 1991. Geographic information systems : Principles and application. Volume 1 : Principle. Longman sciencetific & technical. John Wiley & Sons, Inc. Newyork. USA. 4. David J. Maguire, Michael F Goodchild, and David W Rhind (eds). 1991. Geographic information systems : Principles and application. Volume 2 : Application. Longman sciencetific & technical. John Wiley & Sons, Inc. Newyork. USA. 5. Dorothy Freidel. 1993. Map, Air Photo, and Satellite Interpretation. Map Interpretation Geog 380: Course Supplement. Department of Geography. Sonoma State University, Rohnert Park, CA 94928 6. Dylan Prentiss. 2002. Portraying the features of a spherical surface on a flat plane. Department of Geography, University of California, Santa Barbara. 7. Garmin. 1999. From stones to satellites. Garmin Corporation. Website : 8. Garmin. 2000. GPS guide for beginner. Garmin Corporation. Website : 9. Garmin. 2005. An introduction to GPS : Using a Garmin GPS. Garmin Corporation. Website : 10. J. Ronald Eastman. 1997. Idrisi for windows manual. Version 2.0. Clark labs for cartographic technology and geographuic analysis. Clark University. Worcester, MA. USA. 11. Keith Clarke. 1995. Lecture Notes Analytical and Computer Cartography. Lecture 11: Map Transformations. Copyright Prentice Hall. 12. Keith R McCloy. 1995. Resource management information systems : Process and practice. Taylor & Francis. 404 pp. 13. Lâm Quang Dốc. 1996. Sử dụng bản đồ ở trường phổ thông. NXB Giáo dục. 14. Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam. 2001. Bản đồ học chuyên đề. NXB Giáo dục. Hà Nội. 120 15. M.A. Mulders and G.G. Epema (eds). 1992. Application of multispectral and multitemporal remote sensing in land cover and soil maping of tropical and temperate zones. Department of soil science and geology. Wageningen Agricultural University. The Netherlands. 16. Mary McDerby. 2002. Gsharp. Manchester Visualization Centre Manchester. Computing University of Manchester. Oxford Road Manchester. England. 17. Mohan Sundara Rajan. 1991. Remote sensing and geographic information system. Asian Development Bank. Environmental paper 9/ Manila. Philippines. 199 pp. 18. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đinh Hòe, và CTV. 1997. Viễn Thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. NXB Khoa Học và kỹ thuật. Hà nội. 214 trang. 19. Nguyễn thê Thận, Nguyễn thạc Dũng. 1999. Trắc địa và bản đồ kỹ thuật số trong xây dựng. Nhà xuất bản Giáo dục. 20. Nguyễn Thế Thận, Trần Công yên. 2000. Tổ chức hệ thống thông tin địa lý GIS và phần mềm Mapinfo 4.0 NXB Xây dựng. Hà nội. 21. Phạm Trọng Mạnh, Phạm Vọng Thành. 1999. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý. Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội. Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Hà Nội. 169 trang 22. Robert Shumowsky. 2005. Travel distance from Anderson, Indiana. Madison County Council of Governments (MCCOG) county-wide planning organization, funded in part by Alexandria, Anderson, Elwood, Pendleton, and Madison County, Indiana. 23. Thomas M. Lillesand, and Ralph W. Kiefer. 1994. Remote sensing and image interpretation. Third edition. John Wiley & Sons, Inc. Printed in USA. 737 pp. 24. Tor Bernhardsen. 1992. Geographic Information System. Viak IT Longum Park. Arendal. Norway 25. Trung tâm công nghệ thông tin. 1996. Tập bài giảng “Một số khái niệm cơ bản về GIS”. Trường Đại học mỏ và địa chất. Hà nội. 26. USGS. 2005. Geographic Information System. U. S. Geological Survey. 509. National Center, Reston, VA 20192, USA. 27. Võ Quang Minh. 1998. Bài giãng môn học Hệ thống thông tin địa lý. Khoa Nông nghiệp. Đại học Cần thơ. 28. Weir. M. J. C. 1988. Geographic Information Systems for forest land management. International Institute for Aerosspace Survey and Earth Sciences (ITC), Enschede, the Netherlands. 121 122
File đính kèm:
- giao_trinh_gis_ung_dung_cho_nganh_tai_nguyen_moi_truong.pdf