Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 2)

Chương 6

CHÍNH PHỦ

1. KHÁI NIỆM

1.1. Định nghĩa76

Chính phủ là cơ quan tập thể có thẩm quyền chung thực hiện việc quản lý

hoạt động điều hành và thừa hành (hoạt động hành chính) trong phạm vi cả

nước.

Định nghĩa trên không hoàn toàn phù hợp với những nước có chính thể cộng

hòa tổng thống hay chính thể quân chủ nhị nguyên như:

Achentina,Mỹ,Philippin.Vênêxuêla,Góocđani.Ở những nước này quyền lãnh

đạo hoạt động hành chính không phải do một cơ quan tập thể đảm nhiệm mà

tập trung vào tay cá nhân Tổng thống hay Nhà vua. Ví dụ, nước Mỹ không có

chính phủ theo nghĩa nói trên. Các Bộ trưởng của bộ máy hành pháp trực thuộc

trực tiếp Tổng thống. Dưới Tổng thống thành lập Nội các nhưng đây không

phải là cơ quan tập thể,Nội các không trực tiếp thông qua quyết định mà chỉ

thảo luận những vấn đề được đưa ra nhằm tư vấn giúp Tổng thống. Những vấn

đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết dịnh của cơ quan hành pháp đều do

Tổng thống quyết định. Bởi vậy, Tổng thống Mỹ vừa là người đứng đầu nhà

nước, vừa là người đứng đầu nhánh quyền hành pháp.

Đối với những nước sử dụng tiếng Anh, thuật ngữ “Goverrnment” mà

Hiến pháp sử dụng thường được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng là “cai trị”, tức

là hệ thống các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp. Theo V.I.Lênin,nhà

nước là một bộ máy cai trị. Bộ máy cai trị ở đây bao gồm hệ thống các cơ quan

lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi vì để thực hiện chức năng quản lý xã hội

của mình , nhà nước phải có cơ quan ban hành luật – thực hiện quyền lập pháp.

Cơ quan này thường được gọi là Nghị viện: cơ quan thực hiện và đưa vào cuộc

sống những quy phạm chứa đựng trong các văn bản luật đó - Chính phủ: cơ

quan bảo vệ pháp luật, thực hiện chức năng xét xử - hệ thống tòa án. Ngoài ra

bộ máy cai trị còn bao gồm các cơ quan khác được sử dụng làm công cụ đắc

lực để thực hiện quyền lực nhà nước (cảnh sát, quân đội, nhà tù)

pdf 48 trang yennguyen 6081
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 2)

Giáo trình Hiến pháp tư sản - Đinh Văn Liêm (Phần 2)
75 
chuẩn. Tổng thống có quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn 
cấp ở các vùng trên lãnh thổ Nga; hoặc ký kết các hiệp ước hòa bình nhưng 
phải thông báo cho Hội đồng liên bang và Đuma các quốc gia. Các cơ quan này 
có thể nhất trí hoặc bác bỏ những tuyên bố trên của tổng thống. 
 Chương 6 
CHÍNH PHỦ 
1. KHÁI NIỆM 
1.1. Định nghĩa 
76 
 Chính phủ là cơ quan tập thể có thẩm quyền chung thực hiện việc quản lý 
hoạt động điều hành và thừa hành (hoạt động hành chính) trong phạm vi cả 
nước. 
Định nghĩa trên không hoàn toàn phù hợp với những nước có chính thể cộng 
hòa tổng thống hay chính thể quân chủ nhị nguyên như: 
Achentina,Mỹ,Philippin.Vênêxuêla,Góocđani...Ở những nước này quyền lãnh 
đạo hoạt động hành chính không phải do một cơ quan tập thể đảm nhiệm mà 
tập trung vào tay cá nhân Tổng thống hay Nhà vua. Ví dụ, nước Mỹ không có 
chính phủ theo nghĩa nói trên. Các Bộ trưởng của bộ máy hành pháp trực thuộc 
trực tiếp Tổng thống. Dưới Tổng thống thành lập Nội các nhưng đây không 
phải là cơ quan tập thể,Nội các không trực tiếp thông qua quyết định mà chỉ 
thảo luận những vấn đề được đưa ra nhằm tư vấn giúp Tổng thống. Những vấn 
đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết dịnh của cơ quan hành pháp đều do 
Tổng thống quyết định. Bởi vậy, Tổng thống Mỹ vừa là người đứng đầu nhà 
nước, vừa là người đứng đầu nhánh quyền hành pháp. 
 Đối với những nước sử dụng tiếng Anh, thuật ngữ “Goverrnment” mà 
Hiến pháp sử dụng thường được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng là “cai trị”, tức 
là hệ thống các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp. Theo V.I.Lênin,nhà 
nước là một bộ máy cai trị. Bộ máy cai trị ở đây bao gồm hệ thống các cơ quan 
lập pháp, hành pháp và tư pháp. Bởi vì để thực hiện chức năng quản lý xã hội 
của mình , nhà nước phải có cơ quan ban hành luật – thực hiện quyền lập pháp. 
Cơ quan này thường được gọi là Nghị viện: cơ quan thực hiện và đưa vào cuộc 
sống những quy phạm chứa đựng trong các văn bản luật đó - Chính phủ: cơ 
quan bảo vệ pháp luật, thực hiện chức năng xét xử - hệ thống tòa án. Ngoài ra 
bộ máy cai trị còn bao gồm các cơ quan khác được sử dụng làm công cụ đắc 
lực để thực hiện quyền lực nhà nước (cảnh sát, quân đội, nhà tù). 
77 
 Nghĩa hẹp của thuật ngữ này là Chính phủ. Bởi vậy để hiểu cho đúng nghĩa 
của thuật ngữ “Government” phải căn cứ vào ngữ cảnh cụ thể. 
 Một điểm nữa,thuật ngữ “Chính phủ” không đồng nghĩa với thuật ngữ 
“chính quyền hành pháp”. Bởi lẽ Chính phủ, trong một số trường hợp, không 
phải là cơ quan duy nhất thực hiện quyền hành pháp. Ví dụ , ở các nước có 
chính thể cộng hòa hỗn hợp quyền hành pháp được thực hiện bởi Tổng thống 
và Chính phủ. Như vậy,thuật ngữ chính quyền hành pháp rộng hơn thuật ngữ 
Chính phủ. Chính phủ ở các nước có tên gọi khác nhau. Ví dụ, Anh, Côlômbia, 
Cộng hòa Xéc – Chính phủ: Ấn Độ, Ba Lan, Cu Ba, Pháp – Hội đồng bộ 
trưởng ; Nauy, Phần Lan – Hội đồng nhà nước; Cộng hòa Liên bang Đức, 
Cộng hòa Liên bang Nga- Chính phủ Liên bang; Thụy sỹ - Hội đồng Liên 
bang; Nhật Bản – Nội các; Trung Quốc – Quốc vụ viện... 
Bên trong chính phủ có thẻ thành lập cơ quan hẹp hơn như Nội các ở Anh, 
Đoàn chủ tịch – Italia 
 1.2. Thành phấn chính trị của Chính phủ 
 Về thành phần của Chính phủ có Chính phủ một đảng, Chính phủ liên minh 
và Chính phủ không đảng phái 
 a.Chính phủ một đảng được thành lập ở những nước có chính thể đại nghị, 
chính thể cộng hòa hỗn hợp trong trường hợp, một trong số các đảng chính trị 
trong cuộc bầu cử lấp pháp chiếm được đa sô tuyệt đối số ghế ở Hạ nghị viện 
(hay ở Nghị viện đối với một số nước có một viện). Ví dụ, hiện nay chính phủ 
một đảng được thành lập ở các nước Anh, Hunggari, Hàn Quốc, Ixraen, Pháp... 
 Đối với những nước có chính thể cộng hòa tổng thống, Tống thống thường bổ 
nhiệm người của đảng mình vào các ghế bộ trưởng không phụ thuộc vào thành 
phần Nghị viện, tức là không phụ thuộc vào đảng có chiếm được đa số ghế ở 
Nghị viện ( Hạ nghị viện) hay không. VÍ dụ: Ở Vênêxuêla trong cuộc bầu cử 
Tổng thống năm 1978 đảng Xã hội thiên chúa giáo thắng cử đã thành lập chính 
78 
phủ từ các thành viên của đảng, mặc dù tại thời điểm đó ở Hạ nghị viện đảng 
Xã hội thiên chúa giáo chỉ chiếm 84 trong tổng số 47 ghế. Đối với các nước 
khác như Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích chính trị, Tổng thống thường bổ nhiệm cả 
đại diện của các đảng chính trị khác vào thành phần chính phủ của mình.Ví dụ, 
Tổng thống nước Mỹ nhiệm kỳ 1996-2000 là người của đảng Dân chủ nhưng 
trong thành phần bộ máy hành pháp có các đại dịên của Đảng cộng hòa. 
 b. Chính phủ liên minh được thành lập ở các nước có chính thể đại nghị, 
cộng hòa hỗn hợp trong trường hợp trong cuộc bầu cử lập pháp không một 
đảng chính trị nào dành được đa số tuyệt đối ghế đại biểu ở Hạ nghị viện (Nghị 
viện) để thành lập Chính phủ một đảng. Chính phủ liên minh là kết quả của sự 
thỏa hiệp giữa các đảng chính trị có ghế ở Nghị viện về chương trình hoạt động 
của Chính phủ và về vấn đề nhân sự trong thành phần của Chính phủ. Trong 
hoạt động, Chính phủ liên minh dựa vào sự ủng hộ của đa số các thành viên 
của Nghị viện. Thành phần của đa số này gồm thành viên của các đảng chính 
trị tham gia liên minh hoặc có thể bao gồm cả thành viên của các đảng chính trị 
khác hay các đại biểu độc lập. Hiện nay chính phủ liê minh được thành lập ở 
các nước Ấn Độ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ.. 
 Có trường hợp Chính phủ dược thành lập bởi đảng chính trị chiếm thiểu số 
ghế ở Hạ nghị viện (Nghị viện) trên cơ sở sự ủng hộ của các đảng chính trị 
khác. Các đảng này ủng hộ chính phủ về chính trị (ủng hộ đường lối, chính 
sách của chính phủ) nhưng không cử người của đảng vào thành phần của Chính 
phủ. Vì thế chính phủ loại này còn được gọi là “Chính phủ thiểu số”.Chính phủ 
thiểu số là hiện tượng thường tháy trong đời sống chính trị của một số nước 
Bắc Âu như Đan Mạch, Nauy, Thụy Điển. 
 c. Chính phủ không đảng pháii được thành lập trong trường hợp các đảng 
chính trị có ghế ở Hạ nghị viện (Nghị viện) không đạt được thỏa thuận về việc 
thành lập chính phủ liên minh, đồng thời việc giải thể Hạ nghị viện (nghị viện) 
79 
nằm ngoài sự mong muốn. Chính phủ loại này còn được gọi là “Chính phủ 
công vụ”. Thành phần của Chính phủ gồm những chuyên gia thuộc đảng này 
hay đảng khác nhưng đảng tịch của họ không gây ảnh hưởng đến hoạt động 
của chính phủ. Thời gian tồn tại của chính phủ này không lâu, thường chỉ trong 
một thời gian cho đến khi thành lập chính phủ có đảng tịch. Bởi vậy trong hoạt 
động, Chính phủ loại này thường hạn chế ở việc thông qua những quýêt định 
theo các vấn đè hiện tại.Những nước như Bồ Đào Nha , Hà Lan,Phần Lan đã 
có thời gian thành lập loại chính phủ này. 
 2. THÀNH LẬP CỦA CHÍNH PHỦ, THÀNH PHẦN VÀ TRÁCH 
NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ 
 2.1. Thành lập của chính phủ 
Việc thành lập chính phủ ở các nước hết sức đa dạng. Tuy nhiên, căn cứ vào 
hình thái chính thể và mức độ tham gia của Nghị viện vào quá trình thành lập 
Chính phủ có thể chia cách thức thành lập chính phủ thành hai loại cơ bản sau: 
 a.Hình thức nghị viện 
 Theo hình thức này, việc thành lập chính phủ dựa trên kết quả của cuộc bầu 
cử vào Hạ nghị viện (Nghị viện đôi với nước có một viện).Các nước có chính 
thể đại nghị và hỗn hợp áp dụng hình thức này. Theo nguyên tắc chung, người 
đứng đầu nhà nước chỉ định người đứng đầu chính phủ trên cơ sở là người 
đứng đầu chính phủ trên cơ sở là người đứng đầu chính phủ và toàn bộ chính 
phủ sẽ nhận được sự ủng hộ của Hạ nghị viện (Nghị viện). Thông thường 
người đứng đầu nhà nước chỉ định lãnh tụ của đảng chiếm đa số ghế tuyệt đối 
ở Hạ nghị viện (Nghị viện) đứng ra thành lập chính phủ, trường hợp không 
đảng nào chiếm được đa số ghế nói trên, chỉ định thủ lĩnh của liên minh các 
đảng chiếm đa số ghế. Về phần mình, Người đứng đầu Chính phủ sẽ chọn các 
thành viên còn lại của chính phủ và xây dựng chương trình hoạt động của 
chính phủ. Sau đó toàn bộ thành viên của chính phủ cùng chương trình phủ 
80 
được đưa ra trước Hạ nghị viện (Nghị viện) đẻ lấy phiếu tín nhiệm. Trường 
hợp Hạ nghị viện (Nghị viện) tín nhiệm chính phủ,người đứng đầu chính phủ. 
Ở một số nước như Bungari, sau khi Nghị viện thông qua quyết định của Tổng 
thống về việc bổ nhiệm Thủ tưởng chính phủ , Thủ tướng Chính phủ chọn các 
thành viên còn lại của Chính phủ và đệ trình lên để Tống thống bổ nhiệm. 
Ở cộng hòa liên bang Đức Viện Bundextac bác bỏ ứng cử viên do Tổng thống 
liên bang đưa ra thì Tổng thống có quyền giải thể viện Bundextac và bổ nhiệm 
Thủ tướng Chính phủ .Theo đề nghị của Thủ tướng, Tổng thống liên bang bổ 
nhiệm các thành viên còn lại của Chính phủ. Theo điều 111 của Hiến pháp liên 
bang Nga năm 1993, Tổng thống liên bang đệ trình ứng cử viên vào chức danh 
Chủ tịch Chính phủ liên bang đẻ Đuma Quốc gia (Hạ nghị viện) biểu quyết tín 
nhiệm.Nếu Đuma Quốc gia ba lần liên tiếp bác bỏ ứng cử viên do Tổng thống 
liên bang đưa ra thì Tổng thống sẽ giải thể Đuma Quốc gia và ấn định cuộc bầu 
cử mới đồng thời Tổng thống liên bang bổ nhiệm Chủ tịch Chính phủ liên 
bang. 
Như vậy, theo hình thức Nghị viện sáng kiến thành lập Chính phủ thuộc Người 
đứng đầu nhà nước nhưng để hoạt động được chính phủ phải nhận được sự tín 
nhiệm của Nghị viện (Hạ nghị viện). Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) 
không tín nhiệm Chính phủ do Người đứng đầu nhà nước thành lập sẽ dẫn đến 
khả năng giải thể Nghị viện (Hạ nghị viện). 
 b. Hình thức ngoài Nghị viện 
Hình thức ngoài Nghị viện được áp dụng ở các nước có chính thể cộng hòa 
tổng thống ,quân chủ nhị nguyên. Theo hình thức này,các thành viên của bộ 
máy hành pháp(Chính phủ) do Tổng thống (Nhà vua) bổ nhiệm mà không cần 
phải nhận được sự tín nhiệm của Nghị viện. Ví dụ theo khoản 1 Điều 189 Hiến 
pháp Côlômbia 1991 Tổng thống nươc cộng hòa là Người đứng đầu nhà nước 
81 
,Người đứng đầu Chính phủ và cơ quan hành pháp, có quyền độc lập bổ nhiệm 
và bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. 
Một số nước khác như Mỹ , Philippin Nghị viện cũng tham gia vào việc thành 
lập bộ máy của chính quyền hành pháp trung ương.Ví dụ, theo phần 2 khoản 2 
điều 2 Hiến pháp Hoa Kỳ 187, tổng thống bổ nhiệm các quan chức cao cấp của 
bộ máy hành pháp theo sự cố vấn và đồng ý của Thượng nghị viện; theo khoản 
16 điều 7 Hiến pháp Philippin 19 tổng thống bổ nhiệm các thành vien của 
Chính phủ và một số quan chức khác với sự nhất trí của ủy ban bổ nhiệm của 
Nghị viện. Tuy nhiên cơ sở để cho rằng ở hai nước này việc thành lập chính 
phủ được tiến hành theo hình thức ngoài Nghị viện là sự giám sát việc bổ 
nhiệm các thành viên của Chính Phủ từ phía thượng nghị viện (Mỹ) và ủy ban 
bổ nhiệm (Philippin) không mang tính chất chính trị (không phụ thuộc vào kết 
quả của cuộc bầu cử vào nghị viện mà mang tính chất cá nhân, tức là thượng 
nghị viện (Mỹ) và ủy ban bổ nhiệm ( philippin) chỉ xem xét tư cách đạo đức, 
năng lực của từng ứng cử viên đối với từng chức vụ cụ thể. 
2.2. Thành phần chính phủ 
 Thành phần chính phủ của các nước trên thế giới rất đa dạng.ở cộng hòa 
liên bang Nga ngoài người đứng đầu chính phủ ( chủ tịch chính phủ) chỉ có các 
phó chủ tịch chính phủ và các bộ trưởng mới là thành viên của chính phủ. Đa 
số các nước khác có thành phần chính phủ rộng hơn tức là ngoài người đứng 
đầu chính phủ và các bộ trường, thành phần của chính phủ còn bao gồm cả các 
Quốc vụ khanh (thư ký nhà nước) như ở Anh, Đức, Hi lạp, Pháp,... Thư ký 
nghị viện như ở Áo, Anh, Mỹ... 
Thuật ngữ Quốc vụ khanh là thứ trưởng thứ nhất, ngoài ra còn có của các cơ 
quan ngang bộ; ở Mỹ, Quốc vụ khanh là bộ trưởng, bộ ngoại giao được gọi là 
thư ký nhà nước (Secretary of state); Ở Anh thư ký nhà nước là các bộ trưởng 
chính (thành viên của nội các) ở Hunggari và Rumany Quốc vụ khanh là người 
82 
lãnh đạo của các cơ quan phi chính phủ; Ở Pháp Quốc vụ khanh là người đứng 
đầu của các cơ quan thuộc bộ, có hàm tương đương với thứ trưởng và có thể 
thay mặt bộ trưởng làm đại diện cho chính phủ tại nghị viện khi bàn các vấn đề 
liên quan đến lĩnh vực phụ trách. 
 Ngoài ra một số nước còn sử dụng thuật ngữ bộ trưởng nhà nước. Ví dụ ở 
Nauy bộ trưởng nhà nước là người đứng đầu chính phủ (thủ tướng chính phủ); 
Ở Nhật Bản tất cả các thành viên của nội các được gọi là bộ trưởng nhà nước; 
Ở Anh bộ trưởng nhà nước có hàm thấp hơn bộ trưởng chính và chỉ là thành 
viên của chính phủ, chứ không phải là thành viên của Nội các; Ở Bồ Đào Nha, 
Hunggari, Pháp bộ trưởng nhà nước là các phó thủ tướng phụ trách 1 số bộ, cơ 
quan ngang bộ. 
 Thư ký nghị viện là quan chức của chính phủ có nhiệm vụ duy trì mối liên 
hệ giữa chính phủ với các ủy ban, các ban của nghị viện. 
Hiến pháp, luật của một số nước như Mỹ, liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thụy 
Sỹ quy định cụ thể thành phần, cơ cấu của chính phủ. Ngược lại những nước 
khác như Anh thành phần, cơ cấu của chính phủ không được điều chỉnh bởi 
hiến pháp và luật do đó bản thân người đứng đầu chính phủ khi thành lập chính 
phủ tự quyết số thành viên của chính phủ. 
2.3. Trách nhiệm của chính phủ 
 Pháp luật của các nước đều quy định chính phủ phải tự chịu trách nhiệm về 
những hoạt động của mình. Có hai loại trách nhiệm, trách nhiệm chính trị và 
trách nhiệm pháp lý. 
 a. Trách nhiệm chính trị 
 Chính phủ nói chung và các thành viên của chính phủ nói riêng chịu trách 
nhiệm chính trị trước nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước về việc thực 
hiện đường lối chính sách (hoạt động chính trị) của mình 
83 
Trách nhiệm chính trị của chính phủ trước nghị viện được áp dụng ở những 
nước có chính thể đại nghị cộng hòa hỗn hợp. Trách nhiệm chính trị của chính 
phủ trước đứng đầu nhà nước được áp dụng ở những nước có chính thể cộng 
hòa tổng thống, cộng hòa hỗn hợp và quân chủ nhị nguyên. Nội dung pháp lý 
của trách nhiệm chính trị của chính phủ là sự từ chức của chính phủ trong 
trường hợp chính phủ không được nghị viện hoặc người đứng đầu nhà nước tín 
nhiệm. Theo điều 158 Hiến pháp nước cộng hòa Ba Lan 1997 Viện Xâyim (Hạ 
nghị viện) bằng đa số phiếu tuyệt đối của tổng số thành viên theo yêu cầu của ít 
nhất 46 đại biểu, không tín nhiệm hội đồng bộ trưởng (chính phủ) đồng thời 
bầu ra chủ tịch hội đồng bộ trưởng mới. Trong trường hợp này,hội đồng bộ 
trưởng đương nhiệm phải từ chức,tổng thống Ba Lan sẽ bổ nhiệm chủ tich hội 
đồng bộ trưởng do viện Xâyim bầu ra và theo đề nghị của chủ tịch bổ nhiệm 
các thành viên còn lại của chính phủ. Điều 74 Hiến pháp nước Cộng hòa Áo 
1920 quy định,hội đồng dân tộc(Hạ nghị viện) có thể biểu quyết không tín 
nhiệm chính phủ liên bang hay từng thành viên của chính phủ liên bang. Quyết 
định không tín nhiệm chính phủ liên bang phải được sự tán thành của hơn nửa 
số đại biểu Hạ nghị viện với điều kiện phải có hơn nửa tổng số đại biểu hạ nghị 
viện tham gia cuộc họp. 
Chính phủ cũng từ chức trong trường hợp Nghị viện từ chối tín nhiệm 
chính phủ .Theo điều 68 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức 1949 nếu thủ 
tướng liên bang đề nghị viện Bunđêxtac bày tỏ sự tín nhịêm đối vói chính phủ 
mà không được đa số thành viên của viện tán thành, đồng thời viện Bunđextac, 
bằng đa số phiếu tuyệt đối của thành viên, bầu ra thủ tư ... vào quá trình lập pháp, khả năng kiểm tra tính hợp hiến của 
văn bản pháp luật có tính đến thực tế áp dụng của toà án và các cơ quan hành 
chính (mà điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ các quyền và tự do 
hiến định) – những đặc điểm này tạo nên ưu thế chính của giám sát sau. 
Việc áp dụng hai hình thức này ở các nước 
Tại những nước theo mô Mỹ cổ điển không có hình thức giám sát trước. Ở 
những nước theo mô hình Mỹ cải biên hình thức này được áp dụng có giới hạn 
và phần lớn mang tính chất tư vấn, theo yêu cầu của nguyên thủ quốc gia. 
114 
Các nước theo mô hình châu Âu chủ yếu dùng hình thức giám sát sau. Giám 
sát trước được áp dụng rất hạn chế, chỉ trong những trường hợp như: đối với 
những điều ước quốc tế chưa có hiệu lực nhằm tranh xung đột pháp luật giữa 
luật quốc tế và nội luật; khi có tranh chấp về thẩm quyền lập pháp mà đối 
tượng tranh chấp là các văn bản luật 
Tại Pháp và một số nước nói tiếng Pháp lại chỉ áp dụng hình thức giám sát 
trước và chủ yếu trước khi Tổng thống ký công bố. 
Bên cạnh đó có xu hướng áp dụng cả hai hình thức. Ví dụ ở Bồ Đào Nha các 
toà thẩm quyền chung thực hiện giám sát sau, còn Toà án Hiến pháp áp dụng 
cả hai hình thức. 
5.2.2. Giám sát trừu tượng và giám sát cụ thể 
Khái niệm chung 
Giám sát trừu tượng – cơ quan bảo hiến xem xét tính hợp hiến của văn bản 
pháp luật không liên quan đến vụ việc cụ thể hay quyền lợi cụ thể. Lý do để 
tiến hành sự kiểm tra như vậy là bất kỳ sự nghi ngờ nào về tính hợp hiến của 
văn bản pháp luật. Những chủ thể nào có quyền đề nghị giám sát trừu tượng ? 
Thông thường đó là các cơ quan nhà nước và các quan chức, nghị sỹ. Nhưng ở 
một số nước công dân và hiệp hội của họ cũng có quyền đề nghị cơ quan bảo 
hiến giám sát trừu tượng. Ở hầu hết các nước có hệ thống này, Hiến pháp quy 
định chỉ một số chủ thể như Tổng thống, Chủ tịch hai viện của nghị viện, hoặc 
một số lượng nghị sỹ nhất định mới có quyền đề nghị Tòa án hiến pháp xem 
xét tính hợp hiến của văn bản pháp luật (Ví dụ như Hiến pháp LB Nga, điều 
125(2). Nhưng cũng có số ít nước như Hungary, Hiến pháp trao cho cá nhân 
công dân quyền này (Hiến pháp Hungary, điều 32A(3). Nếu cho rằng luật, điều 
luật trái Hiến pháp, Tòa án hiến pháp sẽ tuyên hủy bỏ luật, điều luật đó; hoặc 
buộc nghị viện hoặc chính phủ chỉnh lý trong một thời gian nhất định. Như 
115 
vậy, các phán quyết của Tòa án hiến pháp hướng đến chính phủ, chứ không chỉ 
đơn thuần các bên kiện tụng. 
Giám sát cụ thể – cơ quan bảo hiến kiểm tra tính hợp hiến của văn bản pháp 
luật liên quan đến một vụ việc cụ thể bảo vệ lợi ích cụ thể. Chủ thể có quyền đề 
nghị tiến hành giám sát bảo hiến ở đây chủ yếu là các pháp nhân và thể nhân. 
Áp dụng các dạng giám sát 
Việc áp dụng hai dạng giám sát này khác nhau ở các nước. Mô hình Mỹ cổ điển 
chỉ áp dụng giám sát cụ thể, do các toà có thẩm quyền chung thực hiện trong 
quá trình xét xử các vụ án hình sự và dân sự. Các nước mô hình Mỹ cải biên áp 
dụng có giới hạn giám sát trừu tượng (chủ yếu cùng với việc ra đời chế định 
thanh tra Quốc hội). 
Đối với các nước mô hình châu Âu và mô hình hỗn hợp (ngoài Pháp và một số 
nước châu Phi nói tiếng Pháp chỉ áp dụng giám sát trừu tượng), hai dạng giám 
sát nói trên được kết hợp với nhau. Trong đó giám sát cụ thể có hai trường hợp: 
i) Toà án thẩm quyền chung dừng xét xử vụ án khi cho rằng quy phạm cần áp 
dụng không hợp hiến và chuyển kiến nghị lên cơ quan bảo hiến về việc kiểm 
tra tính hợp hiến của quy phạm đó. Toà có thể chủ động làm điều này hoặc 
theo yêu cầu của một bên tranh chấp. Trường hợp này phổ biến hơn trường hợp 
thứ hai; 
ii) Cơ quan bảo hiến kiểm tra tính hợp hiến của văn bản pháp luật trong quá 
trình xem xét đơn khiếu kiện về quyền con người. Một mặt, có thể coi đây 
không phải là giám sát cụ thể, bởi lẽ tính hợp hiến của văn bản pháp luật là 
vấn đề phát sinh ra khiếu kiện bảo hiến, chứ không phải phái sinh từ khiếu kiện 
bảo hiến. Nhưng mặt khác, ở đây nói đến việc bảo vệ những quyền lợi cụ thể – 
những quyền chủ quan của công dân. Và như vậy, trên bình diện này đó lại là 
giám sát cụ thể. 
116 
Lợi thế của việc kết hợp: Kết hợp cả hai dạng giám sát nói trên là giải pháp tối 
ưu, bởi lẽ cho phép cơ quan bảo hiến “dung hoà giữa bảo vệ các quyền của 
công dân và bảo vệ tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có cả tính 
tối cao của Hiến pháp”. Như vậy nó nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan 
này trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chính của tư pháp bảo hiến. 
Thực tiễn hoạt động của toà án hiến pháp nhiều nước châu Âu cho thấy giám 
sát cụ thể chiếm khối lượng chính trong công việc của những toà này, đặc biệt 
ở Đức, Áo, Italia. Ví dụ như Toà án Hiến pháp Liên bang Đức từ năm 1953 
đến 1984 chỉ có 82 phán quyết theo trình tự giám sát trừu tượng, nhưng có tới 
2200 – theo trình tự giám sát cụ thể, còn Toà án Hiến pháp Italia từ 1948-1976 
là 406 và 5761. 
5.3. Hệ quả pháp lý của giám sát tính hợp hiến 
5.3.1. Tính chất bắt buộc của phán quyết 
Trừ một số trường hợp, phán quyết của cơ quan bảo hiến về tính hợp hiến của 
văn bản pháp luật có tính chất bắt buộc. Và ở đây có sự khác biệt giữa các mô 
hình: 
Theo mô hình Mỹ 
Phán quyết của toà có thẩm quyền chung chỉ bắt buộc đối với các bên tham gia 
một vụ việc cụ thể liên quan đến kiểm tra tính hợp hiến. Bên cạnh đó, ở các 
nước thông luật, phán quyết của toà án tối cao có tính bắt buộc đối với các toà 
cấp dưới (nhưng không nhất thiết bắt buộc đối với các phán quyết của chính 
toà án tối cao và toà có thể huỷ bỏ phán quyết trước đó của mình. “Toà án Tối 
cao – Hiến pháp Ấn Độ quy định trong Điều 137- có quyền xem xét lại bất kỳ 
phán quyết hoặc lệnh của Toà đưa ra trước đó”. Trong một phán quyết của 
mình, Toà án Tối cao Ấn Độ cũng bày tỏ quan điểm: “Hiến pháp Ấn Độ không 
cấm Toà huỷ bỏ phán quyết trước đó nếu Toà tin chắc rằng phán quyết sai trái 
và sẽ gây ra những hậu quả tai hại cho các quyền lợi xã hội”. 
117 
Mô hình châu Âu và mô hình hỗn hợp 
Theo mô hình này, phán quyết của cơ quan bảo hiến về tính hợp hiến của văn 
bản pháp luật có tính chất bắt buộc chung đối với mọi đối tượng, có tính chung 
thẩm, không được khiếu kiện. Những văn bản được coi là không hợp hiến sẽ bị 
huỷ bỏ và điều này được quy định rõ ràng trong luật pháp. 
Tuy nhiên, trên thực tế, khác biệt nói trên giữa hai mô hình không đến nỗi lớn 
lắm, nhất là ở những nước có truyền thống lâu đời và vững chắc trong lĩnh vực 
này. Nếu toà án tối cao ở những nước như Mỹ, Canada, Na Uy cho rằng một 
đạo luật không hợp hiến, về hình thức đạo luật đó vẫn tiếp tục có hiệu lực, 
nhưng không một toà nào sẽ áp dụng nó nữa. Như vậy, đạo luật không còn 
được toà án bảo vệ, sẽ không còn hiệu lực pháp lý thực tế. Do đó, mặc dầu về 
lý thuyết phán quyết của toà án tối cao không bắt buộc chung cho mọi đối 
tượng, nhưng không một cơ quan hành chính nào sẽ áp dụng nó, bởi lẽ sẽ vô 
ích: quyết định hành chính có thể bị khiếu kiện lên toà, mà đối với toà, đạo luật 
mà cơ quan hành chính dựa vào đã không còn tồn tại. Và thông thường Nghị 
viện sẽ nhanh chóng huỷ bỏ đạo luật đó. 
6. LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM 
Dường như ở Việt Nam không còn tranh luận về sự cần thiết thành lập cơ chế 
bảo hiến nữa, nhất là khi đã có những tuyên bố, quy định của Hiến pháp và 
pháp luật về nhà nước pháp quyền, tính tối thượng của Hiến pháp v.vTừ cấp 
cao nhất là văn kiện của Đảng Cộng sản ViệtNamđã có chủ trương nghiên cứu 
thành lập cơ chế này. Ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đã được thừa nhận. Như 
vậy, có thể nói, ViệtNamđã có sự lựa chọn giữa không và có trong việc thành 
lập cơ chế bảo hiến. 
Vấn đề cần phải bàn nhiều hiện nay là lựa chọn mô hình bảo hiến nào ở 
ViệtNam. Tác giả bài viết này chưa đề xuất một mô hình cụ thể đối với Việt 
Nam, vì không đủ tự tin, nhận thấy thiết lập cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện 
118 
nay quá khó. Trước khi lựa chọn mô hình thích hợp cho ViệtNam, cần phải giải 
đáp sáng rõ vài băn khoăn liên quan đến việc áp dụng cơ chế bảo hiến vào 
ViệtNam. 
Trước hết, cần làm rõ sự tương thích của cơ chế bảo hiến với nguyên tắc thống 
nhất quyền lực ở Việt Nam. Có tác giả đề xuất cần nhìn nhận vấn đề một cách 
linh hoạt hơn: khi Hiến pháp đã được đặt ở hệ cấp tối thượng thì tất cả các định 
chế quyền lực đều dưới Hiến pháp, kể cả Quốc hội. Vấn đề thống nhất quyền 
lực chỉ còn là vấn đề không tạo ra một cơ chế mâu thuẫn, đối trọng giữa Quốc 
hội và Chính phủ như: Chính phủ không được yêu cầu giải tán Quốc hội, và 
Quốc hội cũng không được lật đổ Chính phủ, Chính phủ không được từ chức 
tập thể. Trong bối cảnh nhận thức như vậy về thống nhất quyền lực, tài phán 
hiến pháp không mâu thuẫn với nguyên tắc căn bản này của việc tổ chức quyền 
lực nhà nước ở ViệtNam. Ngược lại, cũng không ít ý kiến cho rằng, cơ chế bảo 
hiến không phù hợp với nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước. 
Hơn nữa, nếu không mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, 
vậy vị thế của cơ quan bảo hiến ở đâu? Chẳng hạn, đối với mô hình tòa án bảo 
hiến chuyên trách, một số nhà nghiên cứu giải thích tại sao mô hình này lan 
truyền rộng rãi như vậy trên thế giới, nhất là sau khi có thay đổi đột biến về 
chính trị-xã hội. Theo họ, bối cảnh lúc ra đời mô hình này thôi thúc các nước 
phải thành lập một thiết chế kiểm soát quyền lực đứng ngoài lập pháp, hành 
pháp và đặc biệt là đứng ngoài tư pháp. Thực tế này đặt ra một số câu hỏi đối 
với ViệtNam như: liệu bối cảnh hiện nay đã đến độ phải có một thiết chế kiểm 
soát quyền lực như vậy hay chưa? Nếu có, thiết chế đó đứng ngoài như thế nào 
để hoạt động được? v.v 
Băn khoăn thứ hai liên quan đến năng lực để thực hiện cơ chế bảo hiến. Như đã 
thấy, thẩm phán cơ quan bảo hiến ở các nước phải là những người có uy tín rất 
cao về chuyên môn luật và đạo đức; đó là những chuyên gia hàng đầu trong 
119 
giới luật. Không những thế, năng lực của cơ quan bảo hiến còn phải được bảo 
đảm bằng những yếu tố hỗ trợ như bộ máy, con người, thư ký, thông tin 
v.vỞ Việt Nam, dường như tiêu chí chuyên môn nhiều khi nhường chỗ cho 
yếu tố chính trị, có thể ảnh hưởng đến yếu tố chuyên môn của công tác bảo 
hiến. Mặc dù cơ chế bảo hiến ở các nước không phải không liên quan đến 
chính trị, nhưng cơ bản nó mang tính chuyên môn pháp lý rất cao. Hơn nữa, 
đây lại là cơ chế rất mới ở ViệtNam, vì vậy yếu tố năng lực càng cần được chú 
trọng. 
Băn khoăn thứ ba về tính độc lập của cơ chế bảo hiến, dù đó là Tòa án bảo 
hiến, Tòa án tối cao, hay là một mô hình khác. Qua các phần trình bày trên, có 
thể thấy cần có những yếu tố để bảo đảm sự độc lập này như: cách thức thành 
lập, bổ nhiệm thẩm phán, nhất là chánh án, nguồn lực v.vMột nghiên cứu về 
hai chánh án nổi tiếng của Tòa án hiến pháp LB Nga và Hungary đầu những 
năm 1990 cho thấy, hai chánh án này luôn giữ được sự độc lập trước các sức ép 
khác nhau trong bối cảnh chính trị phức tạp. Đó là nhờ các yếu tố nói trên, 
cộng với phẩm chất cá nhân của hai thẩm phán. Mà các phẩm chất đó là của 
những cá nhân được chọn lựa một cách đúng đắn nhờ một quy trình minh bạch. 
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, liên quan đến tính độc lập, một trong những yếu tố 
hết sức quan trọng là sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với các thiết chế nhà 
nước như cơ quan bảo hiến. Đã có khá nhiều ý kiến, trong đó có những ý kiến 
của các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản qua các thời kỳ về việc 
không nên để xảy ra tình trạng Đảng bao biện làm thay công việc của Quốc 
hội, của Chính phủ, không đặt Quốc hội trước sự đã rồi. Cũng như vậy, đối với 
hoạt động của cơ quan bảo hiến sau này, đây là yếu tố hàng đầu bảo đảm sự 
độc lập của cơ quan này. 
Băn khoăn thứ tư liên quan đến nhu cầu sử dụng cơ chế bảo hiến. Như đã nói, 
mặc dù trong những năm gần đây, sự cần thiết thành lập cơ chế bảo hiến không 
120 
còn là vấn đề tranh luận nhiều, nhưng khi đã thành lập, nhu cầu sử dụng cơ chế 
bảo hiến sẽ ở mức độ nào? Có cao không? Hay là thành lập ra nhưng chỉ xét xử 
mỗi năm vài vụ? Tâm lý chung của xã hội, người dân và các chủ thể công ở 
ViệtNamđều ngại ra tòa nói chung, chứ chưa nói đến một thiết chế hoàn toàn 
mới lạ như cơ quan bảo hiến. 
Băn khoăn thứ năm liên quan đến sự phân định giữa cơ quan bảo hiến và 
những thiết chế hiện có ở Việt Namđể thực hiện kiểm soát tính hợp hiến của 
các văn bản quy phạm pháp luật như thẩm định, thẩm tra. Khi tìm hiểu các sự 
lựa chọn đối với các nước về mô hình bảo hiện, một số nhà nghiên cứu cũng đã 
đề cập đến những thiết chế có tính chất tư vấn như các cơ quan quốc gia phụ 
trách quyền con người, Thanh tra nghị viện, các Ủy ban thông tin, Ủy ban bầu 
cử, Ủy ban về hiến pháp của nghị viện v.v Đây là thông tin đáng chú ý đối 
với Việt Nam, khi mà những băn khoăn như đã nói vẫn còn nhiều. 
Cuối cùng, dù theo mô hình nào thì mục đích cuối cùng của những cơ quan này 
là bảo vệ hiến pháp – đạo luật tối cao của đất nước; bảo đảm nhà nước pháp 
quyền. Tính tối thượng của hiến pháp không chỉ bao hàm sự tuân thủ của 
những nguồn luật pháp khác, mà còn của tất cả các nhánh khác của quyền lực 
nhà nước, trong đó có quyền lập pháp. Hoạt động bảo hiến dù với hình thức 
hiến định nào chăng nữa đều thực hiện những nhiệm vụ chung về bảo vệ hiến 
pháp: bảo đảm sự ổn định và tối cao của hiến pháp, sự tuân thủ những mối 
quan hệ hữu cơ giữa các cơ quan quyền lực nhà nước, bảo vệ những quyền và 
tự do hiến định của con người. 
121 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, 
Công an nhân dân, Hà Nội; 
2. Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Hiến pháp 
các nước tư bản, ĐHQG Hà Nội; 
3. Nguyễn Đăng Dung (2001), Luật Hiến pháp đối chiếu, Tổng hợp Tp. HCM. 
4. Lưu Đức Quang (2009), Chương trình và tài liệu môn học Luật Hiến pháp 
nước ngoài, Tài liệu lưu hành nội bộ, Tp. HCM; 
5. Vũ Hồng Anh (1997), Tổ chức và hoạt động của Chính phủ một số nước 
trên thế giới, Chính trị quốc gia (CTQG), Hà Nội; 
6. Vũ Hồng Anh (1997), Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới, CTQG, 
Hà Nội; 
7. Vũ Hồng Anh (2001), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước trên 
thế giới, CTQG, Hà Nội; 
8. Nguyễn Đăng Dung (2004), Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính của 
các cơ quan nhà nước, Tư pháp, Hà Nội; 
9. Michel Fromont (2006), Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Tư 
pháp, Hà Nội; 
10. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc 
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Tư pháp, Hà Nội; 
11. Khoa luật Hành chính – Trường Đại học Luật Tp. HCM (1999), Báo cáo 
khoa học Đề tài cấp Bộ “Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các 
nước ASEAN”, Tp. HCM; 
12. Thang Văn Phúc – Nguyễn Đăng Thành (chủ biên) (2005), Một số lý thuyết 
và kinh nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, CTQG, Hà Nội; 
122 
13. Đào Trí Úc – Nguyễn Như Phát (chủ biên) (2007), Tài phán Hiến pháp và 
vấn đề xây dựng mô hình tài phán Hiến pháp ở Việt Nam (Sách chuyên khảo), 
Công an nhân dân, Hà Nội; 
14. Văn phòng Quốc hội – Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (2005), 
Thiết chế Nghị viện: Những khái niệm cơ bản, Hà Nội; 
15. Viện Khoa học Chính trị (2000), Tập bài giảng Chính trị học, CTQG, Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hien_phap_tu_san_dinh_van_liem_phan_2.pdf