Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền

CHƯƠNG 1

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG

DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Mục tiêu của chương:

Học xong chương này sinh viên phải nắm được các kiến thức cơ bản sau:

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại.

- Điểm khác nhau giữa tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh thương

mại và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

- Nắm rõ phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại theo

chế độ kế toán hiện hành, bao gồm cả hoạt động mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu.

- Nắm rõ phương pháp hạch toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại theo

chế độ kế toán hiện hành, bao gồm cả hoạt động bán hàng trong nước và bán hàng xuất khẩu.

- Nắm rõ phương pháp hạch toán phân bổ và kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết

quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại, trong đó đặc biệt chú trọng về phương

pháp hạch toán phân bổ chi phí thu mua hàng hoá và chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá.

Số tiết: 30 tiết

Nội dung của chương:

1.1. Kế toán quá trình mua hàng

1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

1.1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ mua hàng

Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp thương mại là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng

hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán. Trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu

tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá, là quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán về trị

giá hàng hoá thông qua quan hệ thanh toán tiền hàng, là quá trình vốn doanh nghiệp chuyển hoá

từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá - Doanh nghiệp nắm được quyền sở hữu về hàng hoá

nhưng mất quyền sở hữu về tiền hoặc có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Đối với hoạt động kinh doanh thương mại, hoạt động mua hàng bao gồm: mua hàng trong

nước (hay mua hàng nội địa) và mua hàng nhập khẩu (mua hàng của các quốc gia khác).

1.1.1.2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp thương mại mà có thể có các phương thức mua hàng

khác nhau. Cụ thể:

a. Đối với các doanh nghiệp thương mại nội địa, việc mua hàng có thể được thực hiện theo

hai phương thức: phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng.

+ Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, doanh

nghiệp cử cán bộ nghiệp vụ mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán để nhận hàng theo

1quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuất, tại thị trường và chịu trách

nhiệm vận chuyển hàng hoá về doanh nghiệp.

pdf 193 trang yennguyen 9240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền

Giáo trình Kế toán tài chính 2 - Nguyễn Thị Thanh Huyền
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HOÁ TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.................................................... 1
1.1. Kế toán quá trình mua hàng..........................................................................................1
1.1.1. Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại...............................1
1.1.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ mua hàng......................................................................... 1
1.1.1.2. Các phương thức mua hàng trong doanh nghiệp thương mại................................ 1
1.1.1.3. Phạm vi và thời điểm ghi chép hàng mua.............................................................. 3
1.1.1.4. Phương pháp xác định giá mua hàng hoá...............................................................4
1.1.1.5. Các phương thức thanh toán tiền mua hàng........................................................... 6
1.1.1.6. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ mua hàng........................................................... 7
1.1.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong nước.................................................................. 7
1.1.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng.......................................................................................7
1.1.2.2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước...................................... 8
1.1.3. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu................................................................. 27
1.1.3.1. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1.3.2. Hạch toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ..37
1.2. Kế toán quá trình bán hàng.........................................................................................38
1.2.1. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại..............................38
1.2.1.1. Khái niệm về nghiệp vụ bán hàng........................................................................ 38
1.2.1.2. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại............................... 38
1.2.1.3. Phạm vi và thời điểm xác định hàng bán..............................................................40
1.2.1.4. Giá bán hàng hoá.................................................................................................. 41
1.2.1.5. Các phương thức thu tiền hàng.............................................................................42
1.2.1.6. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng...........................................................42
1.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước..................................................................43
1.2.2.1. Chứng từ kế toán sử dụng.....................................................................................43
1.2.2.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho 
theo phương pháp kê khai thương xuyên....................................................................................43
1.2.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong nước ở các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho 
theo phương pháp kiểm kê định kỳ.............................................................................................66
1.2.3. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu................................................................... 66
1.2.3.1. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu theo phương pháp kiểm kê định kỳ........72
1.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ.............................................................. 73
1.3.1. Kế toán chi phí của hoạt động tiêu thụ.................................................................... 73
1.3.1.1. Đặc điểm chi phí của hoạt động tiêu thụ.............................................................. 73
1.3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí trong các doanh nghiệp thương mại..................... 74
1.3.1.3. Kế toán chi phí bán hàng...................................................................................... 74
1.3.1.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp.................................................................. 80
1.3.2. Kế toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ .......................................................... 84
1.3.2.1. Khái niệm và nội dung kết quả hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thương mại
1.3.2.2. Phương pháp hạch toán....................................................................................... 84 
CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...... 96
2.1. Tổng quan về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.. 96
2.1.1. Đặc điểm sản xuất xây lắp.......................................................................................96
2.1.1.1. Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp:......................................................96
2.1.1.2. Đặc điểm ngành xây dựng chi phối đến việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và 
tính giá thành...............................................................................................................................97
2.1.2. Đặc điểm chi phí sản xuất xây lắp...........................................................................98
2.1.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí................................................................................. 98
2.1.2.2. Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp............. 99
2.1.3. Đặc điểm giá thành sản phẩm xây lắp................................................................... 101
2.1.3.1. Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp...........................................................101
2.1.3.2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành trong sản xuất xây lắp................102
2.1.3.3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp...................................................103
2.1.3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp............. 103
2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất........................................................................... 104
2.2.1.1. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................................104
2.2.1.2. Đối với chi phí nhân công trực tiếp....................................................................105
2.2.1.3. Đối với chi phí sử dụng máy thi công................................................................ 106
2.2.1.4. Đối với chi phí sản xuất chung...........................................................................109
2.2.2. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp............................................... 111
2.2.2.1. Thiệt hại phá đi làm lại.......................................................................................111
2.2.2.2. Thiệt hại ngừng sản xuất.................................................................................... 112
2.2.3. Kế toán sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp................................................. 113
2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp................ 114
2.2.4.1. Phương pháp tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất...........................................114
2.2.4.2. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp............. 116
2.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động xây lắp.............................................................119
2.3.1. Kế toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp........................119
2.3.1.1. Đặc điểm doanh thu tiêu thụ trong doanh nghiệp xây lắp..................................119
2.3.1.2. Tài khoản kế toán sử dụng..................................................................................121
2.3.1.3. Phương pháp hạch toán...................................................................................... 122
2.3.2. Kế toán xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp.......................................... 123
2.3.2.1. Đặc điểm kế toán xác định kết quả trong doanh nghiệp xây lắp........................123
2.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng..................................................................................123
2.3.2.3. Phương pháp hạch toán...................................................................................... 123
CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ 
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 
NÔNG NGHIỆP............................................................................... 128
3.1. Đặc điểm sản xuất và quản lý của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.................. 128
3.1.1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp.............................................................................128
3.1.1.1. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất của doanh nghiệp 
sản ............................................................................................................................................ 128
3.1.1.2. Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất tự nhiên..................................128
3.1.1.3. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống........................................................... 129
3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp...................................................129
3.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nông 
nghiệp........................................................................................................................................130
3.2.1. Một số vấn đề chung.............................................................................................130 
3.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của một số hoạt động sản xuất 
phụ.............................................................................................................................................131
3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất, chế biến phân hữu cơ............................................ 131
3.2.2.2. Đối với công việc cày kéo.................................................................................. 131
3.2.2.3. Đối với hoạt động vận tài................................................................................... 132
3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành trồng trọt........... 132
3.2.3.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của ngành trồng trọt............ 132
3.2.3.2. Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm ngành 
trồng trọt....................................................................................................................................133
3.2.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây ngắn ngày............. 133
3.2.3.4. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây trồng 1 lần thu hoạch 
nhiều lần....................................................................................................................................136
3.2.3.5. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cây lâu năm................. 137
3.2.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành chăn nuôi.......... 139
3.2.4.1. Đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi............................................................ 139
3.2.4.2. Nội dung các khoản mục chi phí sản xuất cấu thành giá thành sản phẩm chăn nuôi
3.2.4.3. Kế toán chăn nuôi súc vật sinh sản.....................................................................139
3.2.4.4. Kế toán chăn nuôi SV lấy sữa............................................................................ 141
4.2.4.5. Kế toán chăn nuôi súc vật lấy thịt...................................................................... 142
3.2.4.6. Kế toán chăn nuôi gia cầm................................................................................. 143
3.2.4.7. Kế toán chăn nuôi ong........................................................................................145
3.2.4.8. Kế toán chăn nuôi cá.......................................................................................... 146
3.2.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của ngành chế biến.............147
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN.................... 153
4.1. Tổng quan về công ty cổ phần..................................................................................153
4.1.1. Đặc điểm kinh tế - pháp lý của công ty cổ phần................................................... 153
4.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán công ty...................................................................154
4.1.2.1. Vai trò.................................................................................................................154
4.1.2.2. Nhiệm vụ............................................................................................................ 155
4.2. Kế toán một số nghiệp vụ cơ bản trong công ty cổ phần......................................... 155
4.2.1. Kế toán góp vốn thành lập công ty........................................................................155
4.2.1.1. Các quy định chung về thành lập công ty...........................................................155
4.2.1.2. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ góp vốn thành lập công ty...........................157
4.2.2. Kế toán tăng, giảm vốn điều lệ..............................................................................160
4.2.2.1. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần.......................... 160
4.2.2.2. Kế toán một số trường hợp tăng vốn điều lệ...................................................... 162
4.2.2.3. Kế toán một số trường hợp giảm vốn điều lệ..................................................... 164
4.2.3. Kế toán phát hành và chuyển đổi trái phiếu.......................................................... 168
4.2.3.1. Kế toán phát hành trái phiếu...............................................................................168
4.2.3.2. Kế toán chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu.................................................... 174
4.2.4. Kế toán chi trả cổ tức cho các cổ đông..................................................................174
4.2.4.1. Một số quy định về chi trả cổ tức trong công ty cổ phần................................... 174
4.2.4.2. Phương pháp tính lãi trên cổ phiếu.....................................................................175
4.2.4.3. Kế toán chi trả cổ tức bằng tiền..........................................................................176
4.2.4.4. Kế toán chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.................................................................. 177
4.2.4.5. Kế toán chi trả cổ tức bằng tài sản..................................................................... 177
4.2.5. Kế toán tổ chức lại và giải thể công ty.................................................................. 178
4.2.5.1. Kế toán chia công ty........................................................................................... 178
4.2.5.2. Kế toán tách công ty..................................................... ... ách phải có thêm quyết định tách 
công ty.
Sau thời điểm đăng ký kinh doanh công ty được tách và công ty bị tách cùng liên đới chịu 
trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác 
của công ty bị tách.
- Trường hợp tách công ty cổ phần, cổ đông của công ty bị tách và công ty được tách được 
xử lý theo một trong hai cách sau đây:
+ Tất cả các cổ đông của công ty bị tách đều là cổ đông của công ty mới được tách;
180
+ Các cổ đông của công ty bị tách được chia thành từng nhóm tương ứng làm cổ đông của 
công ty bị tách và công ty được tách. Việc chia các cổ đông của công ty bị tách thành cổ đông 
của các công ty sau khi tách phải được số cổ đông đại diện cho ít nhất 65% tổng số phiếu biểu 
quyết của tất cả cổ động dự họp Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, nếu Điều lệ công ty không quy 
định một tỷ lệ khác cao hơn. Cổ đông phản đối phương án đã quyết định về chia cổ đông thành 
các nhóm tương ứng có quyền yêu cầu công ty bị tách mua lại cổ phần của mính trước khi thực 
hiện tách công ty.
- Sau khi tách công ty cổ phần, công ty bị tách và công ty đựơc tách phải liên đới chịu trách 
nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán của công ty bị tách phát sinh 
trước khi tách công ty, trừ trường hợp chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan và công ty bị 
tách hoặc công ty được tách có thoả thuận khác. Trường hợp không có thoả thuận khác, thì khi 
các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, công ty bị tách phải hoàn trả số nợ 
hoặc thực hiện nghĩa vụ tài sản đó. Trường hợp công ty bị tách không thanh toán được các khoản 
nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trước khi tách công ty thì chủ nợ, người có quyền và lợi 
ích liên quan có quyền yêu cầu công ty được tách thanh toán các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản 
khác đến hạn phải trả.
b. Phương pháp hạch toán 
- Tại công ty bị tách:
Do công ty bị tách vẫn tồn tại sau quá trình tách công ty, do đó về mặt kế toán, kế toán ghi 
giảm vốn, giảm công nợ và giảm giá trị tài sản tương ứng. Hay nói cách khác, các bút toán được 
phản ánh tương tự như tại công ty bị chia nhưng số tiền không phải là tất cả mà chỉ là một phần 
tương ứng với số vốn tách sang công ty mới. Trước khi tách công ty, công ty bị tách vẫn phải tiến 
hành kiểm kê, xác định chính xác tài sản, công nợ phải trả và vốn góp của từng cổ đông còn lại 
tính đến thời điểm tách công ty. Nếu các cổ đông không thống nhất về giá trị tài sản của công ty 
bị tách thì phải tiến hành đánh giá lại tài sản và điều chỉnh giá trị tài sản trên sổ kế toán của công 
ty bị tách.
+ Phản ánh số vốn góp mà các cổ đông cam kết chuyển sang công ty mới:
Nợ TK411 (4111 - Vốn góp)
Có TK338 (3388 - chi tiết: Thanh toán về tách công ty)
+ Phản ánh số vốn chủ sở hữu khác tách sang các công ty mới tương ứng với số vốn góp:
Nợ TK421, 4112, 412, 414, 415
Có TK338 (3388 - chi tiết: Thanh toán về tách công ty)
Nếu các tài khoản nguồn có số dư bên Nợ thì kế toán ghi giảm số vốn chuyển đi tương ứng 
của các cổ đông:
Nợ TK338 (3388 - chi tiết: Thanh toán về tách công ty)
Có TK421, 4112, 412
+ Phản ánh số công nợ phải trả tương ứng mà các công ty mới phải gánh chịu tương ứng 
với số vốn góp được tách:
Nợ TK311, 315, 331, 341, 342
Có Có TK338 (3388 - chi tiết: Thanh toán về tách công ty)
+ Phản ánh giá trị tài sản đã chuyển giao cho các công ty mới tương ứng với số vốn góp và 
công nợ phảảctả của từng công ty mới:
181
Nợ TK338 (3388 - chi tiết: Thanh toán về tách công ty)
Nợ TK214, 139, 159
Có TK 111, 112, 152, 155, 156, 211
- Tại công ty được tách:
Do các công ty được tách là công ty mới ra đời sau quá trình tách công ty nên kế toán phản 
ánh các bút toán thành lập công ty tương tự như kế toán tại công ty đựơc chia.
4.2.5.3. Kế toán sáp nhập công ty
a. Thủ tục sáp nhập công ty
Sáp nhập công ty là việc một hoặc một số công ty cùng loại chấm dứt tồn tại bằng cách 
chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty đó (gọi là công ty bị sáp nhập) vào một 
công ty khác cùng loại (gọi là công ty nhận sáp nhập).
Thủ tục sáp nhập công ty được tiến hành theo các bước sau:
- Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập
Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp 
nhập
- Thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập
Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của công ty bị sáp nhập và công ty 
nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập 
phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, 
kể từ ngày thông qua.
- Đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập
Thực hiện đăng ký kinh doanh công ty nhận sáp nhập theo quy định. Trong trường hợp này, 
hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng sáp nhập.
Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp 
pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài 
sản khác của công ty bị sáp nhập.
b. Phương pháp hạch toán
- Tại công ty bị sáp nhập:
Do công ty bị sáp nhập không tồn tại sau quá trình sáp nhập công ty nên tại công ty bị sáp 
nhập kế toán phản ánh các bút toán giải thể công ty tương tự như tại công ty bị chia.
- Tại công ty nhận sáp nhập:
Công ty nhận sáp nhập là công ty đã tồn tại trước quá trình sáp nhập công ty nên về mặt kế 
toán, kế toán phản ánh các bút toán ghi tăng vốn góp, tăng công nợ phải trả và tăng giá trị tài sản 
tương ứng. Thực chất, phương pháp hạch toán cũng tương tự như tại công ty được chia.
4.2.5.4. Kế toán giải thể công ty
a. Thủ tục giải thể công ty
182
- Giải thể công ty là việc chấm dứt hoạt động của một công ty trên cơ sở thanh toán hết các 
khoản nợ của công ty. Công ty bị giải thể trong các trường hợp sau:
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ, mà không có quyết định gia hạn;
+ Theo quyết định của chủ công ty, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Đại hội 
đồng cổ dông;
+ Công ty không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 
trong thời hạn 6 tháng liên tục;
+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Việc giải thể công ty được thực hiện theo các bước sau:
+ Thông qua quyết định giải thể công ty
+ Thông báo quyết định giải thể công ty
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan 
đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan, người 
lao động; đồng thời phải được niêm yết công khai quyết định này tại trụ sở công ty và đăng báo 
địa phương hoặc báo hàng ngày trung ương trong 3 số liên tiếp.
Đối với chủ nợ, quyết định giải thể phải được gửi kèm theo thông báo về phương án giải 
quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn và địa điểm hoặc phương 
thức thanh toán số nợ đó, cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại (nếu có) của chủ nợ;
+ Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày thanh toán hết nợ của công ty, tổ thanh lý phải gửi hồ sơ 
về giải thể công ty đến cơ quan đăng ký kinh doanh;
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận đựơc hồ sơ về giải thể công ty, cơ quan đăng ký 
kinh doanh phải xoá tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh;
+ Trường hợp công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải giải thể 
trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b. Phương pháp hạch toán
Về mặt kế toán, do công ty không còn hoạt động nên kế toán có thể sử dụng TK421 - Lợi 
nhuận chưa phân phối để phản ánh các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình giải thể và tính ra 
chênh lệch thu, chi giải thể. Cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau:
- Hoàn nhập dự phòng còn lại tính đến thời điểm giải thể:
Nợ TK159
Có TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối
- Phản ánh giá bán của vật tư, hàng hoá:
Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý) 
Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá gốc 
Có các TK152, 153, 155, 156: Theo giá gốc 
- Phản ánh giá bán của TSCĐ:
Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý) 
Nợ TK214: Tổng giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ
183
Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ 
Có TK211, 213: Theo nguyên giá
Có TK333 (3331): Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Phản ánh thu hồi nợ phải thu:
Nợ TK111, 112: Số nợ đã thu hồi được bằng tiền 
Nợ TK421: Chiết khấu hoặc số nợ không thu được 
Có TK131, 138: Số nợ ghi trên sổ kế toán
- Phản ánh chi phí liên quan đến việc giải thể công ty:
Nợ TK421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK111, 112
- Thanh toán các khoản cho người lao động:
Nợ TK334 - Phải trả công nhân viên
Có TK111, 112
- Thanh toán với các chủ nợ:
Nợ TK311, 315, 331: Số nợ gốc
Có TK111, 112: Số tiền đã trả
Có TK421: Chiết khấu thanh toán đựơc hưởng
- Thanh toán thuế còn nợ Ngân sách (kể cả số phát sinh trong quá trình giải thể):
Nợ TK333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK111, 112
- Khi kết thúc thủ tục thanh lý tài khoản ở ngân hàng và rút số tiền còn lại về quỹ tiền mặt, 
kế toán ghi:
Nợ TK111
Có TK112
- Phân chia vốn góp cho các cổ đông:
Nợ TK411 - Vốn góp
Có TK338 (3388 - Phả trả cổ đông)
- Chia các nguồn vốn chủ sở hữu khác cho cổ đông:
Nợ TK421, 4112, 414, 415
Có TK338 (3388 - Phả trả cổ đông)
Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc các tài khoản nguồn có số dư Nợ thì xác định số 
mà các cổ đông phải gánh chịu tương ứng:
Nợ TK338 (3388 - Phả trả cổ đông)
Có TK421, 4112, 412
- Thanh toán cho các cổ đông để kết thúc việc giải thể công ty:
Nợ TK338 (3388 - Phả trả cổ đông)
Có TK111
184
Sau khi kết thúc việc thanh toán, tổ thanh lý tài sản phải gửi sổ sách kế toán, báo cáo tài 
chính và các tài liệu liên quan đến giải thể công ty về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh 
doanh để lưu trữ.
Tóm tắt nội dung của chương
Kế toán công ty nói chung và kế toán công ty cổ phần nói riêng vẫn còn là một vấn đề khá 
mới mẽ đối với khoa học kế toán ở nước ta. Vì vậy nội dung chương này nhằm cung cấp cho sinh 
viên những kỹ năng hạch toán về một số nghiệp vụ kinh tế cơ bản trong các công ty cổ phần, bao 
gồm:
+ Kế toán quá trình huy động vốn để thành lập công ty cổ phần
+ Kế toán biến động vốn điều lệ trong công ty cổ phần
+ Kế toán chia cổ tức cho các cổ đông trong công ty cổ phần
+ Và kế toán các nghiệp vụ phát sinh khi tổ chức lại (như: chia, tách, sáp nhập) và giải thể 
công ty cổ phần.
Trong chương này đã kết hợp tham chiếu và trích dẫn những quy định hiện hành về hoạt 
động của công ty cổ phần.để sinh viên có thể hiểu rõ hơn bản chất hạch toán của mỗi nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh.
Bài tập vận dụng của chương
Bài tập 1
Công ty cổ phần Thành Sơn thành lập ngày 30 tháng 6 năm N, trong ngày tiếp theo công ty 
công bố bản cáo bạch để mới mua cổ phiếu. Số cổ phiếu công ty dự định phát hành là 100.000 cổ 
phiếu có mệnh giá 10.000 đồng Người đặt mua phải ký quỹ vào tài khoản của công ty ở ngân 
hàng 5.000 đồng/cổ phiếu và thanh toán lần đầu 2.000 đồng sau khi cổ phiếu được phân phối. 
Phần còn lại sẽ đượcj thanh toán khi Ban giám đốc công ty yêu cầu. Ngày 31 tháng 7 kết thúc 
việc đặt mua cổ phiếu, công ty nhận được yêu cầu mua đủ 100.000 cổ phiếu. Ban giám đốc quyết 
định phân phối cổ phiếu vào ngày 1 tháng 8. Số tiền phải trả sau khi cổ phiếu được phân phối 
(2.000 đồng/cổ phiếu) của các cổ đông sẽ được thanh toán cho đến ngày 31 tháng 8.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty cổ phần Thành Sơn theo từng mốc 
thời gian và nêu rõ cơ sở ghi chép.
Bài tập 2
Công ty cổ phần Hoa Thiên Lý có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N như sau:
1. Công ty có số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 200.000, mệnh giá cổ phiếu là 40.000 
đồng/cổ phiếu.
Do nhu cầu đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, sau khi được sự thống nhất của Đại hội cổ 
đông bất thường, công ty phát hành mới 30.000 cổ phiếu với giá phát hành là 55.000 đồng/cổ 
phiếu và được cổ đông đóng góp bằng chuyển khoản. Công ty đã nhận được giấy báo Có của 
ngân hàng.
185
2. Công ty mua lại trên thị trường để huỷ bỏ ngay 10.000 cổ phiếu với giá mua 48.000 
đồng/cổ phiếu. Tiền mua lại cổ phiếu công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
3. Công ty tiếp tục phát hành thêm 20.000 cổ phiếu và đã được các cổ đông góp trực tiếp 
bằng tiền mặt với giá 52.000 đồng/cổ phiếu.
4. Công ty mua lại trên thị trường để dự trữ 15.000 cổ phiếu với giá mua là 50.000 đồng/cổ 
phiếu. Tiền mua lại cổ phiếu đã thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty đã nhận được giấy báo 
Nợ của ngân hàng. Chi phí mua lại (hoa hồng môi giới) đã thanh toán bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3% 
trên tổng giá trị cổ phiếu đã mua lại.
5. Công ty cho tái phát hành số cổ phiếu mua lại (ở nghiệp vu 5) với giá phát hành là 
54.000 đồng/cổ phiếu. Tiền tái phát hành đã thu bằng chuyển khoản và đã nhận được giấy báo Có 
của ngân hàng.
Yêu cầu:
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ tài khoản. 
Bài tập 3
Một công ty cổ phần thông báo chia cổ tức cho cổ đông với số lợi nhuận dùng chia cổ tức 
là 200.000.000 đồng.
Số lượng cổ phiếu được nhận cổ tức gồm (giả sử các cổ phiếu này đều lưu hành từ đầu 
năm):
- 500 cổ phiếu ưu đãi cổ tức tích luỹ, mệnh giá 10.000, tỷ lệ chia cổ tức 6%/năm.
- 2.000 cổ phiếu ưu đãi cổ tức không tích luỹ, mệnh giá 10.000, tỷ lệ chia cổ tức 7%/năm.
- 10.000 cổ phiếu phổ thông
Công ty đã thanh toán cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt 50.000, số còn lại thanh toán bằng 
chuyển khoản. Biết rằng: 2 năm liền trước đó công ty không chia cổ tức.
Yêu cầu:
1. Xác định số cổ tức phải trả cho các loại cổ phiếu tại công ty theo đúng trình tự ưu tiên.
2. Định khoản nghiệp vụ kinh tế nêu trên.
Bài tập 4
Ngày 1 tháng 6 công ty cổ phần Bình Minh có 100.000 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 
10.000 đồng. Giá thị trường của mỗi cổ phiếu là 22.000 đồng. Trong ngày đó, công ty quyết định 
chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu chia cho cổ đông bằng 10% số cổ 
phiếu hiện có (10.000 cổ phiếu). Ngày 20 tháng 6 công ty lập danh sách cổ đông đựơc hưởng cổ 
tức. Ngày 15 tháng 7 công ty phân phối cổ phiếu cho cổ đông.
Yêu cầu:
Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty theo từng mốc thời gian và nêu rõ cơ sở 
ghi chép.
Tài liệu đọc thêm (dành cho sinh viên)
PGS. TS. Nguyễn Thị Đông. 2006. Giáo trình Kế toán công ty. NXB Đại học kinh tế quốc 
dân., Hà Nội.
186
Tài liệu tham khảo
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Đông. 2006. Giáo trình Kế toán công ty. NXB Đại học kinh tế 
quốc dân., Hà Nội.
2. Luật gia Nguyễn Văn Thông. 2001. Tìm hiểu Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng 
dẫn thi hành. NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
3. Bộ Tài chính. 2006. Hướng dẫn kế toán chuẩn mực “Lãi trên cổ phiếu”. Trong: Bộ tài 
chính, Số: 21/ 2006/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán 
ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 của Bộ trường Bộ tài chính. 
Hà Nội.
4. Bộ Tài chính. 2004. Thông tư số 60/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc phát hành cổ phiếu 
ra công chúng. Hà Nội.
5. Bộ Tài chính. 2003. Thông tư số 19/2003/TT-BTC Hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn 
điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần. Hà Nội.
187

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ke_toan_tai_chinh_2_nguyen_thi_thanh_huyen.pdf