Giáo trình Luật dân sự

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Phần 1 : Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt

Nam

1. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam

Hệ thống pháp luật nước ta bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật điều chỉnh

một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Nhóm các quan hệ có cùng tính chất, bản chất hoặc

gần gũi nhau do một ngành luật điều chỉnh gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật

đó.

Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, có đối tượng điều

chỉnh được quy định một cách tổng quát trong Điều 1 Bộ luật dân sự Việt Nam năm

2005 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005.

Điều đó có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những nhóm quan hệ

về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương

mại, lao động. Các quan hệ này diễn ra giữa các chủ thể là cá nhân, pháp nhân và các

chủ thể khác có vị trí độc lập, bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt, tự gánh chịu rủi ro cà

tự chịu trách nhiệm trong các giao lưu dân sự.

Tuy nhiên cần khẳng định rằng quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là những

quan hệ cơ bản và chủ yếu của xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh, trong đó Luật

Dân sự chỉ điều chỉnh một phần các quan hệ đó. Ví dụ như : Luật Hành chính điều

chỉnh quan hệ nhân thân khi quy đinh trình tự, thủ tục trong việc trao tặng bằng khen,

huân huy chương, các danh hiệu thi đua. Do đó, chúng ta cần xác định rõ phạm vi

quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh

1. Quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với nhau

thông qua một tài sản nhất định.

Như vậy, quan hệ tài sản là một dạng của quan hệ xã hội, nhưng đó là quan hệ

giữa người với người thông qua một tài sản chứ không phải là quan hệ giữa người với

tài sản.

Tài sản trong quan hệ tài sản mà Luật Dân sự điều chỉnh rất đa dạng, phong phú.

Theo Điều 163 Bộ Luật Dân sự năm 2005, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và

quyền tài sản.

Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có những đặc điểm riêng:

Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản. Quan hệ tài

sản có thể liên quan trực tiếp tới đến tài sản như sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này

sang chủ thể khác thông qua giao dịch thuê bán, cho mượn hoặc gián tiếp liên quan đến

taì sản như thông qua việc thanh toán giá trị hợp đồng, bồi thường thiệt hại.

Quan hệ tài sản được xác lập bởi những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Những chủ thể tham gia có quyền bình đẳng và tự định đoạt. Các chủ thể được nhắc

đến ở đây bao gồm thể nhân, pháp nhân, chủ thể đặc biệt (Nhà nước), hộ gia đình, tổ

hợp tác. Quyền tự định đoạt được thể hiện rất rõ trong nội dung thoả thuận của các bên

trong giao lưu dân sự. Ở đây chúng ta cũng lưu ý rằng, quan hệ tài sản thể hiện ý chí

của các chủ thể tham gia quan hệ nhưng ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.7

Trong quan hệ tài sản có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ

thể tham gia. Ta có thể thấy rõ tính chất này trong quan hệ mua bán, trao đổi hay thuê

mướn.v.v. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không có tính chất này, ví dụ

như: quan hệ thừa kế, quan hệ tặng cho không có điều kiện.

pdf 99 trang yennguyen 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật dân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật dân sự

Giáo trình Luật dân sự
 1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Thanh 
LUẬT DÂN SỰ 
Vinh - 2011 
 2 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên: Ths Nguyễn Thị Thanh 
LUẬT DÂN SỰ 
(Giáo trình đào tạo từ xa) 
Vinh - 2011 
 3 
 Phân công biên soạn: 
 - Chủ biên: ThS Nguyễn Thị Thanh 
 - Các tác giả: 
 ThS Phạm Thị Thuý Liễu - Chương 5, 6 
 ThS Nguyễn Thị Thanh - Chương 1, 4, 7 
 Hà Thị Thuý - Chương 8, 9, 11 
 GV Bùi Thuận Yến - Chương 2, 10 
 GV Nguyễn Thị Phương Thảo - Chương 3 
 GV Chu Thị Trinh - Chương 12 
 4 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM ......... Error! Bookmark not 
defined. 
Phần 1 : Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt Nam
 ............................................................................................ Error! Bookmark not defined. 
Phần 2: Nhiệm vụ, nguyên tắc của Luật Dân sự Việt Nam .......... Error! Bookmark not 
defined. 
Phần 3: Nguồn của Luật Dân sự ........................................ Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ ....... Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố của quan hệ pháp luật Dân sự ................ Error! 
Bookmark not defined. 
Phần 2: Các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự: cá nhân ............ Error! Bookmark not 
defined. 
Phần 3: Pháp nhân – Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sựError! Bookmark not defined. 
Phần 4: Các chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự.... Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 3 ĐẠI DIỆN, THỜI HẠN, THỜI HIỆU Error! Bookmark not defined. 
1.Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của đại diện ................. Error! Bookmark not defined. 
2. Các hình thưc đại diện ................................................... Error! Bookmark not defined. 
3. Phạm vi đại diện ............................................................. Error! Bookmark not defined. 
4. Chấm dứt đại diện .......................................................... Error! Bookmark not defined. 
5. Thời hạn ......................................................................... Error! Bookmark not defined. 
6. Thời hiệu ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 4. GIAO DỊCH DÂN SỰ ........................... Error! Bookmark not defined. 
1.Khái niệm giao dịch dân sự ............................................ Error! Bookmark not defined. 
2.Phân loại giao dịch dân sự .............................................. Error! Bookmark not defined. 
3.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự .................... Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 5. TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU .......... Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Chủ thể, khách thể của quan hệ pháp luật quyền sở hữu ..... Error! Bookmark not 
defined. 
Phần 2: Nội dung quyền sở hữu ......................................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 3: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu Error! Bookmark not defined. 
Phần 4: Các hình thức sở hữu ............................................ Error! Bookmark not defined. 
Phần 5: Bảo vệ quyền sở hữu............................................. Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 6. NGHĨA VỤ DÂN SỰ ............................ Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Lý luận cơ bản về nghĩa vụ dân sự ....................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 2: Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự .............. Error! Bookmark not defined. 
Phần 3: Căn cứ làm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ dân sự . Error! Bookmark not defined. 
Phần 4: Phân loại nghĩa vụ dân sự ..................................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 5: Thực hiện nghĩa vụ dân sự .................................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 6: Trách nhiệm dân sự............................................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 7: Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựError! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 7. NGHĨA VỤ NGOÀI HỢP ĐỒNG ......... Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền ............. Error! Bookmark not defined. 
 5 
Phần 2: .Nghĩa vụ hòan trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn 
cứ pháp luật ........................................................................ Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 8. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ ........................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Lý luận chung về hợp đồng dân sự ....................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 2: Hiệu lực của hợp đồng .......................................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 3: .Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự ............... Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 9. QUYỀN THỪA KẾ ............................... Error! Bookmark not defined. 
Phần 1: Khái niệm, các nguyên tắc của quyền thừa kế ...... Error! Bookmark not defined. 
Phần 2: Thừa kế theo di chúc ............................................. Error! Bookmark not defined. 
Phần 3: Thừa kế theo pháp luật .......................................... Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 10 .BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG ... Error! Bookmark 
not defined. 
Phần 1: Khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồngError! 
Bookmark not defined. 
Phần 2: Bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cụ thể . Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 11. PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC TỔ 
CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG ĐẤT Error! Bookmark not defined. 
1. Khái niệm và đặc điểm của chuyển quyền sử dụng đất . Error! Bookmark not defined. 
2. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất .......................... Error! Bookmark not defined. 
3. Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất. ............................ Error! Bookmark not defined. 
4. Hình thức và hiệu lực của các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất ... Error! Bookmark 
not defined. 
5. Giá chuyển quyền sử dụng đất ....................................... Error! Bookmark not defined. 
CHƯƠNG 12. QUAN HỆ DÂN DỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI . Error! Bookmark 
not defined. 
1. Định nghĩa quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài .......... Error! Bookmark not defined. 
2. Đặc điểm của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. ..... Error! Bookmark not defined. 
3. Các loại nguồn luật áp dụng cho quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt NamError! 
Bookmark not defined. 
Tài liệu tham khảo: ....................................................... Error! Bookmark not defined. 
 6 
CHƯƠNG 1 
KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 
Phần 1 : Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt 
Nam 
1. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự Việt Nam 
Hệ thống pháp luật nước ta bao gồm nhiều ngành luật, mỗi ngành luật điều chỉnh 
một nhóm quan hệ xã hội nhất định. Nhóm các quan hệ có cùng tính chất, bản chất hoặc 
gần gũi nhau do một ngành luật điều chỉnh gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật 
đó. 
Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật, có đối tượng điều 
chỉnh được quy định một cách tổng quát trong Điều 1 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 
2005 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005. 
Điều đó có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những nhóm quan hệ 
về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương 
mại, lao động. Các quan hệ này diễn ra giữa các chủ thể là cá nhân, pháp nhân và các 
chủ thể khác có vị trí độc lập, bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt, tự gánh chịu rủi ro cà 
tự chịu trách nhiệm trong các giao lưu dân sự. 
Tuy nhiên cần khẳng định rằng quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân là những 
quan hệ cơ bản và chủ yếu của xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh, trong đó Luật 
Dân sự chỉ điều chỉnh một phần các quan hệ đó. Ví dụ như : Luật Hành chính điều 
chỉnh quan hệ nhân thân khi quy đinh trình tự, thủ tục trong việc trao tặng bằng khen, 
huân huy chương, các danh hiệu thi đua... Do đó, chúng ta cần xác định rõ phạm vi 
quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh 
1. Quan hệ tài sản 
Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội được hình thành giữa con người với nhau 
thông qua một tài sản nhất định. 
Như vậy, quan hệ tài sản là một dạng của quan hệ xã hội, nhưng đó là quan hệ 
giữa người với người thông qua một tài sản chứ không phải là quan hệ giữa người với 
tài sản. 
Tài sản trong quan hệ tài sản mà Luật Dân sự điều chỉnh rất đa dạng, phong phú. 
Theo Điều 163 Bộ Luật Dân sự năm 2005, tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và 
quyền tài sản. 
Các quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh có những đặc điểm riêng: 
Quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh luôn liên quan đến tài sản. Quan hệ tài 
sản có thể liên quan trực tiếp tới đến tài sản như sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này 
sang chủ thể khác thông qua giao dịch thuê bán, cho mượn hoặc gián tiếp liên quan đến 
taì sản như thông qua việc thanh toán giá trị hợp đồng, bồi thường thiệt hại... 
Quan hệ tài sản được xác lập bởi những chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. 
Những chủ thể tham gia có quyền bình đẳng và tự định đoạt. Các chủ thể được nhắc 
đến ở đây bao gồm thể nhân, pháp nhân, chủ thể đặc biệt (Nhà nước), hộ gia đình, tổ 
hợp tác. Quyền tự định đoạt được thể hiện rất rõ trong nội dung thoả thuận của các bên 
trong giao lưu dân sự. Ở đây chúng ta cũng lưu ý rằng, quan hệ tài sản thể hiện ý chí 
của các chủ thể tham gia quan hệ nhưng ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. 
 7 
Trong quan hệ tài sản có sự đền bù ngang giá về lợi ích vật chất đối với các chủ 
thể tham gia. Ta có thể thấy rõ tính chất này trong quan hệ mua bán, trao đổi hay thuê 
mướn.v.v.. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt không có tính chất này, ví dụ 
như: quan hệ thừa kế, quan hệ tặng cho không có điều kiện... 
2. Quan hệ nhân thân 
Quan hệ xã hội mang tính nhân thân là một trong hai đối tượng điều chỉnh của 
Luật Dân sự. Nhân thân được hiểu là những yếu tố gắn liền với mỗi chủ thể nhất định, 
có liên quan trực tiếp đến cá nhân như hình ảnh, tôn giáo, danh dự, nhân phẩm, uy tín, 
tín ngưỡng.... hoặc tổ chức như tên gọi, uy tín... 
Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người liên quan đến giá trị nhân thân 
của chủ thể (có thể là cá nhân hay tổ chức) và luôn gắn liền với cá nhân và tổ chức đó. 
Do đó, nó không mang tính giá trị, không tính được thành tiền và cũng không phải là 
đối tượng để dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. 
Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân và bảo vệ các lợi ích nhân thân gắn 
liền với các chủ thể. Những giá trị nhân thân này là cơ sở và nền tảng đã thiết lập nhiều 
quan hệ dân sự khác. 
Quan hệ nhân thân được phân thành hai nhóm: quan hệ nhân thân gắn với tài sản 
và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản 
2.1. Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: xuất phát từ giá trị tinh thần và các giá 
trị tinh thần này không có nội dung kinh tế, đó là các quyền nhân thân do Nhà nước quy 
định cho các cá nhân. 
Nhóm quan hệ này có đặc điểm riêng là không có nội dung kinh tế, không gắn với 
quyền lợi tài sản của chủ thể, do đó không thể chuyển giao cho người khác dưới bất kỳ 
hình thức nào, không thể là đối tượng của hợp đồng trao đổi, mua bán, tặng cho 
Nhóm quan hệ nhân thân không gắn với tài sản này bao gồm: 
+ Nhóm 1: Nhóm quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân cụ thể nhằm cụ thế hóa chủ thể 
này với chủ thể khác như: quyền với đối với họ tên, hình ảnh 
+ Nhóm 2: Nhóm quan hệ nhân thân gắn liền với giá trị nhân thân mà được ghi nhận và 
bảo đảm phụ thuộc vào chế độ chính trị - kinh tế - xã hội, các nguyên tắc cơ bản và hệ 
tư tưởng của chế độ đó như: quyền xác định dân tộc, quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự 
do tôn giáo, quyền tự do ngôn luận 
+ Nhóm 3: Nhóm quyền nhân thân do các chủ thể tự mình xác lập, ví dụ như quyền 
nhân thân thuộc về tác giả. Nhóm này có thể thấy rõ nét trong lĩnh vực quyền tác giả và 
quyền sở hữu công nghiệp. Ví dụ: tác giả có các quyền nhân thân như quyền đặt tên cho 
tác phẩm, quyền đứng tên trên tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm 
2.2. Quan hệ nhân thân gắn với tài sản là những quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh 
thần ban đầu các chủ thể sẽ được hưởng lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với 
kết quả hoạt động sáng tạo. 
Các quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh đều có chung những đặc điểm 
sau đây: 
- Đó là một quan hệ luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và về nguyên tắc thì 
quyền nhân thân không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Trong những trường hợp nhất 
định thì được chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ như quyền 
 8 
công bố và phổ biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết có thể dịch chuyển lại cho 
người thừa kế. Mặc dù vây, có quyền không thể chuyển giao: quyền đứng tên tác giả, 
quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. 
- Đa số các quyền nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh thì đều không có giá trị 
kinh tế và không có nội dung tài sản. Quyền nhân thân không xác định bằng tiền, kể cả 
các quyền nhân thân gắn với tài sản. 
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự 
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật được hiểu là cách thức tác động lên 
các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh. Cách thức tác động này nhằm hướng tới 
việc điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh, thay đổi hay chấm dứt sao cho phù hợp với 
điều kiện chính trị- kinh tế- xã hội cũng như đặc điểm của nhóm quan hệ xã hội đó. 
Theo lý luận chung, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự là những cách 
thức, biện pháp tác động của ngành luật đó lên các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân 
làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của nhà nước phù hợp 
với ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ nhưng tôn trọng lợi ích của nhà nước, của tập 
thể và các chủ thể khác. 
Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật do Nhà nước đề ra dựa trên tính chất 
khách quan của những quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh và được thể hiện 
trong các quy phạm pháp luật. Do đặc điểm, tính chất của các quan hệ tài sản và quan hệ 
nhân thân mà Luật Dân sự điều chỉnh nên phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự Việt 
Nam có một số đặc trưng sau: 
- Các chủ thể tham gia quan hệ xã hội thuộc đối tượng của Luật Dân sự có sự độc 
lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý. Sự bình đẳng của những người 
tham gia vào các quan hệ này thể hiện ở chỗ không bên nào có quyền áp đặt ý chí của 
minh cho bên kia trong việc tham gia giao dịch dân sự. Bình đẳng về địa vị pháp lý còn 
thể hiện trong việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm. Bên cạnh 
đó, giữa các chủ thể không có sự phân biệt giới tính, trình độ văn hóa, dân tộc, tôn 
giáo(đối với cá nhân). 
- Các chủ thể có quyền tự định đoạt, tự do cam kết và thoả thuận trong các quan hệ 
mà mình tham gia. 
Các bên có quyền tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ, tự do lựa chọn biện 
pháp, cách thức để thực hiện , quyền và nghĩa vụ cũng như biện pháp bảo đảm thực hiện 
nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm. Tuy nhiên thỏa thuận đó 
không trái pháp luật và đạo đức xã hội và không xâm phạm đến lợi ích củ ...  vụ với người có quyền theo xu thế tích cực hơn. 
+ Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là các lợi ích vật chất 
Các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thể dùng quyền nhân thân làm đối tượng 
của vật bảo đảm. Ta thường thấy quy luật ngang giá trong các quan hệ tài sản: có nghĩa 
là chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp lợi ích vật chất. Đối tượng của bảo đảm là có thể là 
tài sản, quyền tài sản hoặc công việc phải làm. 
 94 
Lưu ý: Trong một số biện pháp bảo đảm đối tượng của bảo đảm có hạn chế khác 
nhau. Đối tượng của biện pháp đặt cọc không thể là quyền tài sản. (quyền sở hữu trí tuệ, 
quyền sử dụng đất, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền được bảo hiểm) hoặc tài 
sản hình thành trong tương lai, vì quyền tài sản mang tính trìu tượng, không thực tế 
trong khi đặt cọc là một hợp đồng thực tế, bên nhận đặt cọc phải có giá trị thực tế 
nhưng những đối tượng đó có thể là đối tượng của hợp đồng thế chấp 
 Đối tượng của bảo đảm là công việc phải thực hiện. Được coi là một công việc 
phải thực hiện khi các bên tham gia quan hệ đã thoả thuận với nhau, theo đó người bảo 
đảm phải thực hiện đúng nội dung đã xác định: trong trường hợp này ta có thể thấy rõ 
trong bảo lãnh: thực hiện thay việc trả nợ khi người được bảo lãnh không thực hiện 
đúng nghĩa vụ. 
 Phạm vi bảo đảm là toàn bộ phạm vi nghĩa vụ bảo đảm, kể cả nghĩa vụ trả lãi, 
nộp phạt, bồi thường thiệt hại nếu có, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui 
định khác; Biện pháp bảo đảm chỉ được áp dụng khi bên bảo đảm có sự vi phạm nghĩa 
vụ 
2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể 
2.1. Cầm cố tài sản 
 Cầm cố tài sản là sự thoả thuận giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ, theo 
đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao cho bên có quyền một tài sản để đảm bảo việc 
thực hiện nghĩa vụ dân sự. 
 Đây là hợp đồng bới nó là kết quả của sự thoả thuận giữa các bên chủ thể trong 
một quan hệ nghĩa vụ, theo đó thì các bên đều có các quyền và nghĩa vụ được xác định. 
Nó có mục đích là đảm bảo việc thực hiện hợp đồng, nó là cở sở để làm phát sinh 
quyền, nghĩa vụ giữa các bên. Và yếu tố chuyển giao tài sản ở đây người ta thường gọi 
là chiếm hữu trên thực tế (người nhận cầm cố nhận cầm cố vật) 
* Chủ thể của cầm cố tài sản 
- Bên cầm cố: bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm; 
- Bên cầm cố phải có quyền định đoạt tài sản (trong trường hợp tài sản của Nhà nước 
nhưng được Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước hoạt động, kinh doanh) hoặc 
phải là người có quyền sở hữu hoặc có quyền định đoạt.. 
- Người cầm cố phải có năng lực chuyển nhượng tài sản. Quy định này không phải 
tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê biên tài sản đảm bảo khi nghĩa vụ được đảm bảo 
không thực hiện được mà quy định này nhằm loại trừ khả năng chịu rủi ro của những 
người hoàn toàn không có khả năng nhận thức vấn đề hoặc nhận thức không đầy đủ. 
- Cha mẹ có quyền cầm cố tài sản của con chưa thành niên để bảo đảm thực hiện các 
nghĩa vụ vì lợi ích của con. Nếu con đủ 16 tuổi chưa đủ 18 tuổi: phải có sự đồng ý của 
sở hữu chủ. Người giám hộ được cầm cố tài sản của người được giám hộ khi có sự 
đồng ý của người giám sát giám hộ (Uỷ ban nhân dân phường). Người có quyền quản 
lý tài sản của người vắng mặt hoặc người mất tích không có quyền cầm cố tài sản của 
người vắng mặt hoặc mất tích. Quy định như vậy để bảo vệ quỳên lợi của người chủ sở 
hữu tài sản. 
* Đối tượng của cầm cố tài sản 
 Điều kiện đối với việc cầm cố tài sản: 
- Đối với loại tài sản là: 
 95 
+ Động sản, bất động sản. 1995: bất động sản không thuộc đối tượng của cầm cố): là 
tài sản có giá trị lưu thông, không thuộc trường hợp pháp luật cấm. Có thể là vật hình 
thành trong tương lai 
+ Quyền tài sản: phải trị giá được bằng tiền, không bị tranh chấp và được phép 
giao dịch 
- Bên cầm cố phải là chủ sở hữu của tài sản, vì sự cầm cố tạm thời tước bỏ quyền 
sử dụng đối với tài sản và có thể dẫn đến sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản, 
do vậy cầm cố một tài sản thuộc sở hữu của người khác sẽ vô hiệu. 
* Nội dung của cầm cố 
Cầm cố được lập dưới hình thức văn bản thường hoặc hình thức văn bản có công 
chứng, chứng thực theo thỏa thuận của các bên hoặc theo qui định của pháp luật về bất 
động sản, tư liệu sản xuất, bảo đảm các hợp đồng tín dụng 
Hình thức văn bản có đăng ký giao dịch bảo đảm gồm có: thế chấp quyền sử 
dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu 
rừng trồng, tàu bay, tàu biển; tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ 
* Hiệu lực và thời hạn của cầm cố 
 Thời điểm có hiệu lực: thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cầm cố cho bên 
nhận cầm cố. Thời điểm này liên quan đến việc xác định thời điểm chịu rủi ro. Lưu ý: 
đối tượng của cầm cố là bất động sản, quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai 
và tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ; 
Thời hạn cầm cố: theo thỏa thuận hoặc được tính đến nghĩa vụ được bảo đảm chấm dứt 
* Quyền và nghĩa vụ của các bên 
* Bên cầm cố: 
Quyền của bên cầm cố: 
- Yêu cầu bên nhận cầm cố trả tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng 
cầm cố chấm dứt. 
- Yêu cầu bên giữ tài sản cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm 
cố. 
- Được bán tài sản cầm cố nếu bên nhận cầm cố đồng ý 
- Đươc thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu các bên có thoả thuận. 
Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản 
- Giao tài sản theo đúng thoả thuận 
- phải thông báo cho bên nhận cầm cố về người thứ ba có quyền với tài sản. 
Đặt ngược vấn đề, vậy nếu người cầm cố vi phạm nghĩa vụ này, thì có được xem 
là lừa dối dẫn đến hợp đồng vô hiệu không? 
- Phải thanh toán cho bên nhận cầm cố những chi phí cần thiết để bảo quản tài sản 
cầm cố. trừ trường hợp có thoả thuận khác 
* Bên nhận cầm cố tài sản 
- Nghĩa vụ: 
 + Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm đồ 
+ Không được bán, tặng, cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, không được đem 
tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện cho nghĩa vụ khác. 
+ Không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu 
không được bên cầm cố đồng ý. 
 96 
+ Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm đã được thực hiện hoặc được 
thay thế bằng một biên pháp bảo đảm khác. 
+ Bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố nếu làm mất hoặc hư 
hỏng tài sản cầm cố. 
- Quyền: 
- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố hoàn trả tài sản. 
Đây là quyền tuyệt đối, Quyền này xuất phát từ việc thiết lập một vật quyền lên tài sản 
thế chấp 
- Bên nhận cầm cố: chiếm hữu, quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản cầm cố 
d. Chấm dứt và xử lý tài sản cầm cố: 
Cầm cố chấm dứt trong các trường hợp sau: 
+ Nghĩa vụ chính chấm dứt 
+ Cầm cố được huỷ bỏ 
+ Tài sản cầm cố được xử lý 
+ Theo thoả thuận các bên 
2. Thế chấp tài sản 
* Khái niệm 
Điều 342 BLDS 2005: “thế chấp là việc một bên chủ thể dùng tài sản thuộc sở 
hữu của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia 
(bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp.” 
* Chủ thể của thế chấp tài sản 
 Bên thế chấp: Bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm hoặc người thứ ba 
trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba; Người thế chấp phải là người 
có quyền sở hữu hoặc có quyền định đoạt. Người có quyền quản lý tài sản của người 
vắng mặt hoặc người mất tích không có quyền thế chấp tài sản của người vắng mặt 
hoặc mất tích. 
 Người thế chấp phải có năng lực chuyển nhượng tài sản. Quy định này không 
phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê biên tài sản đảm bảo khi nghĩa vụ được đảm 
bảo không thực hiện được mà quy định này nhằm loại trừ khả năng chịu rủi ro của 
những người hoàn toàn không có khả năng nhận thức vấn đề hoặc nhận thức không đầy 
đủ. Để bảo vệ quỳên lợi của người chủ sở hữu tài sản, pháp luật dân sự cũng quy định: 
- Cha mẹ có quyền thế chấp tài sản của con chưa thành niên để bảo đảm thực hiện 
các nghĩa vụ vì lợi ích của con. Nếu con đủ 16 tuổi chưa đủ 18 tuổi: phải có sự 
đồng ý của sở hữu chủ. 
- Người giám hộ được thế chấp tài sản của người được giám hộ khi có sự đồng ý 
của người giám sát giám hộ (UBND phường) 
 Bên nhận thế chấp: Bên có quyền trong nghĩa vụ được bảo đảm 
* Đối tượng của thế chấp 
 Đối tượng của thế chấp có thể là động sản, bất động sản, hoặc là quyền tài sản: 
phải có giá trị và không bị tranh chấp, được phép giao dịch. Đối tượng là tài sản hình 
thành trong tương lai. Các đối tượng này không bị pháp luật cấm lưu thông. Ngoài ra 
đối tượng thế chấp phải thuộc sở hữu của người thế chấp. Nếu là tài sản của Nhà nước 
thì phải được phép thế chấp. Nếu tài sản chung hợp nhất của vợ - chồng chỉ được phép 
thế chấp khi có sự đồng ý của cả vợ và chồng. 
 97 
 Đối với sở hữu chung theo phần: có thể thế chấp quyền sở hữu của mình trong 
tài sản chung. 
* Nội dung của thế chấp 
Thế chấp được lập dưới hình thức văn bản thường: áp dụng cho tất cả các biện pháp bảo 
đảm hoặc có thể là hình thức văn bản có công chứng, chứng thực theo thỏa thuận của 
các bên hoặc theo qui định của pháp luật: bất động sản, tư liệu sản xuất, bảo đảm các 
hợp đồng tín dụng 
Hình thức văn bản có đăng ký thường được yêu cầu đối với việc thế chấp quyền 
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng rừng thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu 
rừng trồng, tàu bay, tàu biển; tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ 
*. Hiệu lực và thời hạn của thế chấp 
 Hiệu lực của việc thế chấp được tính từ thời điểm giao kết trừ các trường hợp 
các bên có thỏa thuận khác; giao dịch có công chứng, chứng thực; giao dịch có đăng ký. 
Thời hạn thế chấp: theo thỏa thuận hoặc được tính đến nghĩa vụ được bảo đảm chấm 
dứt 
3. Đặt cọc 
Khái niệm (Điều 363 BLDS) 
Đặt cọc là việc sự thoả thuận giữa các bên theo đó một bên giao cho bên kia một 
tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác định các bên sẽ giao kết một hợp đồng đã 
được thống nhất hoặc thực hiện một hợp đồng đã được giao kết. 
* Nội dung đặt cọc 
` Về hình thức, đặt cọc phải được lập thành văn bản 
 Nội dung: Nếu người mua huỷ giao ước thì mất tiền cọc. Người bán huỷ giao 
ước thì đến gấp đôi. Xét cho cùng tiền cọc là cái giá phải trả cho sự huỷ bỏ giao 
ước. 
* Hiệu lực của tiền đặt cọc: Tiền đặt cọc ở đây là một khoản tiền thanh toán trước 
hoặc một khoản tiền chịu phạt nếu bên kia vi phạm hợp đồng. Đây là hợp đồng thực tế, 
bên nhận đặt cọc phải có giá trị thực tế (tiền, đá quý) 
 Đặt cọc phát sinh hiệu lực khi xảy ra một trong hai biến cố sau đây: Một bên từ 
chối giao kết hợp đồng như đã hứa hoặc một bên từ chối thi hành hợp đồng đã ký kết. 
Hậu quả pháp lý xảy ra khi một bên từ chối: xoá bỏ hợp đồng một cách hồi tố. hợp 
đồng coi như chưa được ký kết, hai bên trở lại nguyên trạng ban dầu trước khi giao kết. 
4. Bảo lãnh 
* Khái niệm (Điều 366 BLDS): Bảo lãnh là sự cam kết của người thứ ba với 
người có quyền là họ sẽ thi hành nghĩa vụ của người có ngiã vụ nếu chính người có 
nghĩa vụ đó không thi hành. 
* Chủ thể của bão lãnh: gồm có người bảo lãnh, người có quỳên yêu cầu và 
người có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) 
* Đối tượng và phạm vi bảo lãnh 
Đối tượng bảo lãnh: tuỳ thuộc vào đối tượng của nghĩa vụ chính. Nếu là vật thì 
người bảo lãnh bằng tài sản của người bảo lãnh. Nếu là công việc phải thực hiện thì 
người bảo lãnh phải là người có khả năng thực hiện được công việc đó 
* Hiệu lực phát sinh và chấm dứt của bảo lãnh: Bảo lãnh phát sinh theo hiệu 
lực của hợp đồng chính và chấm dứt hiệu lực khi nghĩa vụ trong hợp đồng chính chấm 
dứt 
 98 
2 Ký cược 
Ký cược là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản có đối tượng 
là động sản, theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, 
đá quý hoặc các vật khác có giá trị để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. 
Như vậy, biện pháp ký cược không đặt ra đối với hợp đồng thuê tài sản là bất 
động sản (như thuê nhà ở, thuê tàu, thuyền) 
Mục đích của biện pháp ký cược là nhằm buộc bên thuê phải trả lại tài sản, qua 
đó để bảo đảm quyền lợi cho bên cho thuê. Vì vậy, nếu tài sản thuê được trả lại, thì bên 
cho thuê phải hoàn trả tài sản ký cược sau khi đã được bên ký cược (bên thuê tài sản) 
thanh toán tiền thuê. Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê, thì tài sản ký cược thuộc 
về bên cho thuê. 
Trong quan hệ hợp đồng thuê tài sản là động sản có áp dụng biện pháp ký cược, 
bên cho thuê tài sản đồng thời là bên nhận ký cược, bên thuê tài sản đồng thời là bên ký 
cược. 
BLDS không quy định về hình thức, biện pháp ký cược. Do đó, có thể hiểu: biện 
pháp ký cược có thể được các bên thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản hoặc thỏa 
thuận riêng biệt, không nhất thiết phải lập thành văn bản. Có thể nói, biện pháp ký cược 
vừa mang tính chất của biện pháp cầm cố, vừa mang tính chất của biện pháp đặt cọc. 
3 Ký quỹ 
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi mọi khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý 
hoặc giấy tờ giá trị được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để bảo 
đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. 
Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng mà một hoặc cả hai bên phải mở một tài 
khỏan tại Ngân hàng, nhưng không được sử dụng tài khoản đó khi hợp đồng chưa chấm 
dứt. Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực 
hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng nơi ký quỹ dùng tài khoản đó thanh toán cho 
bên có quyền và thanh toán khoản bồi thường thiệt hại cho bên có quyền nếu bên có 
quyền bị thiệt hại do bên kia không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng nghĩa vụ 
gây ra. 
Ngân hàng có quyền thu một khoản chi phí dịch vụ ngân hàng từ tài khoản trước 
khi thực hiện việc thanh toán và bồi thường. 
Biện pháp này khác biệt với bảo lãnh ở chỗ: Bảo lãnh là việc người thứ ba dùng tài sản 
hoặc tự mình thực hiện công việc cho người có nghĩa vụ khi họ không thể thực hiện 
được, còn ký quỹ giao cho bên thứ ba (ngân hàng) một khoản tiền để bảo đảm thực hiện 
nghĩa vụ. 
4 Bảo lãnh bằng tín chấp 
Quy định này chủ trương xóa đói, giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát 
triển kinh tế hộ gia đình, cá nhân. Thông qua biện pháp này, tổ chức chính trị - xã hội 
tịa cơ sở có thể bảo lãnh cho cá nhân và hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền nhỏ tại 
Ngân hàng và tổ chức tín dụng. 
Khoản vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng không được đảm bảo bằng tài sản 
thuộc sở hữu của bên thứ ba, do đó, để đảm bảo cho bên vay có thể thu hồi vốn, biện 
pháp này được quy định chặt chẽ hơn so với các biện pháp bảo đảm thông thường. 
 99 
Biện pháp này luôn luôn có hình thức bằng văn bản, với yêu cầu chi tiết nội 
dung như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền và nghĩa vụ, trách 
nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo lãnh. 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. So sánh giữa đối tượng của nghĩa vụ với khách thể của quan hệ nghĩa vụ; 
2. So sánh nghĩa vụ riêng rẽ với nghĩa vụ liên đới; 
3 So sánh nghĩa hoàn lại và nghĩa vụ bổ sung 
4. So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp 
cầm cố, thế chấp; 
5 Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp; 
6. Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi 
phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_dan_su.pdf