Giáo trình Luật hình sự (Phần 2)

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

1.1. Khái niệm

Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,

xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị,

kinh tế, nền văn hóa quốc phòng an ninh như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián

điệp (Điều 80), tội bạo loạn (Điều 82)

1.2. Phân loại

Được phân thành 2 nhóm tội bao gồm nhóm các tội đe dọa trực tiếp sự tồn tại của

chính quyền và nhóm các tội đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.

2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ

2.1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS)

Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng,

chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a. Dấu hiệu pháp lí

* Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là:

độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN

và NN CHXHCNVN.

* Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại

cho các QHXH nêu trên.

Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước

ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện

được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài.

Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như:

Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương

tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn

cứ

Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động

chống lại Tổ quốc.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Mục đích phạm tội : Nhằm lật đổ chính quyền là dấu hiệu bắt buộc.

* Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt: công dân Việt Nam, tức là người có quốc

tịch Việt Nam.

Nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy có thể đã

nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn là chủ thể của tội

phản bội Tổ quốc. Vì vậy, với một người nếu chỉ có lời khai là đã từ bỏ quốc tịch Việt58

Nam hoặc xuất trình chứng nhận về quốc tịch của người đó do nước ngoài cấp thì chưa

thể coi là họ đã mất quốc tịch Việt Nam, vì theo Luật quốc tịch, người đó vẫn mang quốc

tịch Việt Nam.

b. Hình phạt

Khung cơ bản quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Khung giảm nhẹ quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt áp

dụng đối với trường hợp phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, quy định ở Điều 46

BLHS. Việc áp dụng khung giảm nhẹ đối với tội này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm

phân hoá hàng ngũ những kẻ phạm tội, hạn chế diện xử lý nặng đối với người Việt Nam

phạm tội chống lạ1 Tổ quốc mình, răn đe giáo dục để họ nhanh chóng hoàn lương.

Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền

công dân từ 1 đến 5 năm; Bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; Bị tịch thu

một phần hoặc toàn bộ tài sản.

pdf 65 trang yennguyen 6440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật hình sự (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật hình sự (Phần 2)

Giáo trình Luật hình sự (Phần 2)
 57 
CHƯƠNG 15: 
CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA 
1.1. Khái niệm 
 Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, 
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, 
kinh tế, nền văn hóa quốc phòng an ninh như tội phản bội Tổ quốc (Điều 78), tội gián 
điệp (Điều 80), tội bạo loạn (Điều 82) 
1.2. Phân loại 
 Được phân thành 2 nhóm tội bao gồm nhóm các tội đe dọa trực tiếp sự tồn tại của 
chính quyền và nhóm các tội đe dọa sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 
2. CÁC TỘI PHẠM CỤ THỂ 
2.1. Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 BLHS) 
 Là hành vi của công dân Việt Nam cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho 
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, 
chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 a. Dấu hiệu pháp lí 
 * Khách thể của tội phạm: là quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là: 
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, lực lượng quốc phòng, chế độ XHCN 
và NN CHXHCNVN. 
 * Mặt khách quan của tội phạm: có hành vi câu kết với nước ngoài nhằm gây hại 
cho các QHXH nêu trên. 
 Câu kết được hiểu là quan hệ qua lại chặt chẽ giữa người phạm tội với người nước 
ngoài. Cho nên nếu một người mới có ý định liên hệ với nước ngoài nhưng chưa thực hiện 
được ý đồ đó thì chưa thể coi là đã có sự câu kết với nước ngoài. 
 Hành vi câu kết với nước ngoài được thể hiện cụ thể như: 
 Bàn bạc với nước ngoài về mưu đồ chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN. 
 Nhận sự giúp đỡ của nước ngoài để lật đổ chính quyền như tiền, vũ khí, phương 
tiện kỹ thuật hoặc mọi lợi ích vật chất khác, nhờ nước ngoài huấn luyện hoặc cho lập căn 
cứ 
 Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho nước ngoài hoạt động 
chống lại Tổ quốc. 
 * Mặt chủ quan của tội phạm: 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
 Mục đích phạm tội : Nhằm lật đổ chính quyền là dấu hiệu bắt buộc. 
 * Chủ thể tội phạm: là chủ thể đặc biệt: công dân Việt Nam, tức là người có quốc 
tịch Việt Nam. 
 Nếu đối tượng phạm tội là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tuy có thể đã 
nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn là chủ thể của tội 
phản bội Tổ quốc. Vì vậy, với một người nếu chỉ có lời khai là đã từ bỏ quốc tịch Việt 
 58 
Nam hoặc xuất trình chứng nhận về quốc tịch của người đó do nước ngoài cấp thì chưa 
thể coi là họ đã mất quốc tịch Việt Nam, vì theo Luật quốc tịch, người đó vẫn mang quốc 
tịch Việt Nam. 
b. Hình phạt 
 Khung cơ bản quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 
 Khung giảm nhẹ quy định phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. Đó là khung hình phạt áp 
dụng đối với trường hợp phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, quy định ở Điều 46 
BLHS. Việc áp dụng khung giảm nhẹ đối với tội này có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm 
phân hoá hàng ngũ những kẻ phạm tội, hạn chế diện xử lý nặng đối với người Việt Nam 
phạm tội chống lạ1 Tổ quốc mình, răn đe giáo dục để họ nhanh chóng hoàn lương. 
 Ngoài các hình phạt chính còn có các hình phạt bổ sung: Bị tước một số quyền 
công dân từ 1 đến 5 năm; Bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 đến 5 năm; Bị tịch thu 
một phần hoặc toàn bộ tài sản. 
2.2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 BLHS) 
 Là hành vi thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
 a. Dấu hiệu pháp lí 
 Khách thể của tội phạm: Xâm phạm trực tiếp sự tồn tại của chính quyền nhân 
dân. 
 Mặt khách quan của tội phạm: Bất cứ người nào nhằm lật đổ chính quyền mà 
thực hiện một trong hai hành vi sau là phạm tội này: 
 Thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền: Kích động, lôi kéo người khác tham 
gia vào tổ chức, Soạn thảo kế hoạch hoạt động của tổ chức, Tìm, xây dựng căn cứ của tổ 
chức, Tham gia vào tổ chức nhằm lật đổ chính quyền, Nhận giấy chứng nhận là thành viên 
của tổ chức, Tỏ thái độ tự nguyện, đồng tình tham gia vào tổ chức như làm đơn, biểu 
quyết, Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch mà tổ chức vạch ra. 
 Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp. 
 Mục đích của người phạm tội là nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là dấu 
hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu thành lập hay tham gia vào tổ chức nào đó không 
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân mà chỉ nhằm làm suy yếu chính quyền hoặc với mục 
đích khác thì không cấu thành tội này mà xem xét, truy cứu TNHS theo các tội danh khác 
như tội bạo loạn, tội khủng bố... Ngược lại, có một nhóm người thực hiện hoạt động bạo 
loạn hoặc khủng bố vào thời gian và ở địa điểm mà ta có nhiều sơ hở, mất cảnh giác, rồi 
lợi dụng cơ hội đó lấn tới thực hiện hành vi phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền 
nhân dân. Trong trường hợp này, hành vi phạm tội bạo loạn, tội khủng bố đã chuyển thành 
tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
 Chủ thể của tội phạm: Bất kì ai có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS 
theo luật định. 
 b. Hình phạt 
 Khoản 1 Điều 79 áp dụng đối với người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động 
đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù 
chung thân hoặc tử hình. 
 Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu việc thành lập tổ chức; người trực tiếp 
có các hoạt động thành lập tổ chức; người giữ những vị trí lãnh đạo, quan trọng trong tổ 
chức; người đề ra chính cương, điều lệ, đường lối hoạt động của tổ chức đó. 
 Người xúi giục: là người kịch động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện việc 
thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
 Người hoạt động đắc lực: là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và 
nguy hiểm của tổ chức một cách hăng hái, chủ động, hoạt động có kết quả rõ rệt, động 
viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. 
 59 
 Gây hậu quả nghiêm trọng: là làm chết người hoặc bị thương nhiều người, gây 
thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm suy yếu chính quyền nhân dân 
từ cấp cơ sở trở lên, hoặc đã phát triển tổ chức rộng lớn, phạm tội có sự lựa chọn về thời 
gian và địa điểm có yêu cầu bảo vệ đặc biệt (như ngày lễ, tết, ngày có các sự kiện chính trị 
trọng đại, phạm tội tại Thủ đô, tại các trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội, tại các vùng có 
tình hính chính trị phức tạp về tôn giáo, dân tộc, tại vùng xung yếu về an ninh...). 
 Khoản 2 Điều 79 áp dụng đối với người đồng phạm khác, gồm người thực hành 
khác không phải là loại hoạt động đắc lực hoặc người trực tiếp thực hiện các hành vi gây 
hậu quả nghiêm trọng mà chủ yếu là người mới được tuyên truyền, kết nạp, ghi tên vào tổ 
chức, người tuy có tham gia tổ chức nhưng chưa có hoạt động chống đối gì đáng kể, số 
quần chúng vì lạc hậu, a dua, bị lôi kéo, lừa bịp mà tham gia tổ chức; người giúp sức trong 
việc thành lập hoặc tham gia tổ chức nhàm lật đổ chính quyền nhân dân. Hình phạt áp 
dụng đối với người đồng phạm khác là phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 
 2.3. Tội gián điệp (Điều 80 BLHS) 
 Là hành vi của người nước ngoài, người khụng cú quốc tịch hoạt động tỡnh bỏo, 
phỏ hoại hoặc gõy cơ sở để hoạt động tỡnh bỏo phỏ hoại chống nước Cộng hoà xó hội 
chủ nghĩa Việt Nam hoặc là hành vi của cụng dõn Việt Nam gõy cơ sở để hoạt động tỡnh 
bỏo, phỏ hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài, hoạt động thỏm bỏo hay chỉ điểm, chứa 
chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khỏc giỳp người nước ngoài; hoạt động tỡnh bỏo 
phỏ hoại hoặc cú hành vi cung cấp hay thu thập nhằm cung cấp tin tức tài liệu thuộc hay 
khụng thuộc bớ mật Nhà nước cho người nước ngoài để nước ngoài sử dụng chống nước 
Cộng hũa xó hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 a. Dấu hiệu pháp lí 
 Khách thể của tội phạm: 
 Hành vi phạm tội gián điệp 10 âm phạm an ninh đối ngoại của nước CHXHCN 
Việt Nam, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền nhân dân. 
 * Mặt khách quan của tội phạm: 
 Người nước ngoài phạm tội gián điệp nếu nhằm chống chính quyền mà thực hiện 1 
trong 4 hành vi sau nhằm chống chính quyền nhân dân. 
 Hoạt động tình báo là thu thập tin tức, tài liệu để sử dụng chống lại Việt Nam. 
 Hoạt động phá hoại như phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà nước; phá hoại 
chính sách đoàn kết; phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế – xã hội. 
 Gây cơ sở để hoạt động tình báo phá hoại là việc tuyển lựa, thu hút người vào 
trong mạng lưới gián điệp của chúng để tiếp tục thu thập tình báo, để phá hoại, để làm 
nhiệm vụ liên lạc chuyển tin... 
 Hoạt động thám báo là hoạt động của những tên gián điệp được các cơ quan tình 
báo nước ngoài tung vào lãnh thổ Việt Nam thu thập những tin tức tình báo, chiến thuật 
(chủ yếu về quân sự) bằng cách trực tiếp quan sát, chụp ảnh, vẽ sơ đồ hoặc phục kích bắt 
cán bộ, bộ đội, nhân dân để khai thác nhằm phục vụ cho âm mưu gây chiến tranh, tập 
kích, đánh phá bằng máy bay... 
 Công dân Việt Nam phạm tội gián điệp nếu nhằm chống chính quyền mà thực hiện 
1 trong 3 hành vi sau: Cung cấp tin tức, tài liệu cho nước ngoài, Phá hoại theo sự chỉ đạo 
của nước ngoài, Giúp nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại, thám báo như chỉ điểm, 
chứa chấp, dẫn đường. 
 Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
 Mục đích của họ là chống chính quyền nhân dân. Đây là dấu hiệu bắt buộc của loại 
tội phạm này. 
 Động cơ phạm tội rất đa dạng như hận thù giai cấp, vụ lợi... nhưng không có ý 
nghĩa định tội mà chỉ có ý nghĩa khi quyết định hình phạt. 
 Chủ thể của tội phạm: 
 60 
 Có thể là công dân nước ngoài hoặc người không có quốc tịch nếu họ thực hiện 
hành vi quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 80 BLHS. 
 Có thể là công dân Việt Nam nếu họ thực hiện hành vi được quy định tại các 
Điểm b và c Khoản 1 Điều 80 BLHS. 
 b. Hình phạt 
 Người phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. 
Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Đây là 
trường hợp những người phạm tội vì bị mua chuộc hoặc bị ép buộc mà nhận làm gián 
điệp. 
 Người đã nhận làm gián điệp nhưng lại không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự 
thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được miễn TNHS. Đây 
là sự vận dụng quy định tại Khoản 2 Điều 25 BLHS về việc miễn TNHS. Điều đó thể hiện 
chính sách khoan hồng, mở đường trở về làm ăn lương thiện cho những người bị ép buộc, 
lừa phỉnh, lầm đường, nhưng đã biết ăn năn hối cải. 
2.4. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81 BLHS) 
 Là hành vi xâm nhập lãnh thổ làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành 
vi khác nhằm gây phương hại cho lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 a. Dấu hiệu pháp lí 
 Khách thể của tội phạm: 
 Là hành vi xâm phạm chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam (đất liền, vùng 
trời, vùng biển và các hải đảo). 
 Mặt khách quan của tội phạm: 
 Bất cứ người nào nhằm chống chính quyền mà thực hiện một trong các hành vi sau 
là phạm tội này: Xâm nhập lãnh thổ: là vào lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp, bắn giết cán 
bộ, công chức, đốt phá tài sản, gây căng thẳng ở khu vực biên giới sau đó lại rút về, Làm 
sai lệch đường biên giới quốc gia như: dịch chuyển cột mốc vào lãnh thổ Việt Nam; thay 
đổi cây trồng, đánh dấu đường biên giới; thay đổi dòng chảy sông suối lấn sang lãnh thổ 
Việt Nam, Hành vi khác xâm phạm an ninh lãnh thổ: là những hành vi tuy không phải là 
xâm nhập lãnh thổ, cũng không phải làm sai lệch đường biên giới quốc gia nhưng cũng 
xâm phạm an ninh lãnh thổ như bắn vào lãnh thổ Việt Nam, gây căng thẳng ở khu vực 
biên giới như tập trận, đặt hệ thống phát thanh, thải chất độc vào lãnh thổ Việt Nam. Tiếp 
tế, chỉ đường, giúp đỡ người biết rõ là từ bên ngoài xâm nhập vào lãnh thổ để phá hoại an 
ninh lãnh thổ của nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
 Mặt chủ quan của tội phạm: 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
 Mục đích của người phạm tội là nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của 
Việt Nam tức là nhằm làm cho tình hình an ninh ở biên giới phức tạp, mất ổn định... Mục 
đích phạm tội này là dấu hiệu bắt buộc. Do vậy, những hành vi xâm nhập lãnh thổ nhưng 
không phải để gây phương hại đến an ninh, đều không bị coi là phạm tội này. 
 Chủ thể của tội phạm: 
 Là người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam thực hiện tội phạm theo sự chỉ đạo 
của nước ngoài như làm sai lệch đường biên giới quốc gia; hoặc giữ vai trò giúp sức như 
tiếp tế, chỉ đường, tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm và không phải 
thuộc trường hợp “hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện 
hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại” quy định tại Điểm b 
Khoản 1 Điều 80 về tội gián điệp. 
 b. Hình phạt 
 Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm 
trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân. 
 61 
 Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, xướng xuất hoạt động xâm phạm an 
ninh lãnh thổ; người lãnh đạo, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. 
 Người hoạt động đắc lực là người trực tiếp thực hiện các hoạt động chủ yếu và 
nguy hiểm của tổ chức tội phạm với thái độ tích cực, hăng hái, chủ động, hoạt động có kết 
quả rõ rệt, động viên, lôi kéo, hỗ trợ người khác cùng hoạt động. 
 Gây hậu quả nghiêm trọng là đã làm sai lệch đường biên giới, làm chết người hoặc 
bị thương nhiều người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm 
mất ổn định tình hình an ninh biên giới, ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa nước ta 
với nước giáp biên. 
 Những trường hợp khác bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 
2.5. Tội bạo loạn (Điều 82 BLHS) 
 Là hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền 
nhân dân. 
 a. Dấu hiệu pháp lí 
 * Khách thể của tội phạm: 
 Hành vi phạm tội bạo loạn xâm phạm đến sự an toàn của chính quyền nhân dân và 
lực lượng vũ trang nhân dân. 
 * Mặt khách quan của tội phạm: 
 Thực tiễn xét xử cho thấy tội bạo loạn luôn diễn ra dưới hình thức đồng phạm. Bất 
cứ người nào nhằm chống chính quyền mà thực hiện 1 trong 2 hành vi sau là phạm tội 
này: Hoạt động vũ trang (dùng vũ khí hoặc phương tiện nguyên hiểm khác bắn phá, gây 
tiếng nổ, tấn công cơ quan nhà nước, bắt, giết cán bộ cốt cán và nhân dân ở địa phương, 
cướp phá tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân...) 
 Bạo lực có tổ chức (tuy không có vũ trang hoặc có vũ trang không đáng kể nhưng 
dựa vào số đông người, thường là bọn tay sai và một số quần chúng chậm tiến, để kích 
động, tập hợp quần chúng tổ chức mít tinh, biểu tình, hô khẩu hiệu, xúc phạm cơ quan nhà 
nước, chống chính quyền, bao vây, chiếm giữ hoặc đập phá trụ sở, uy hiếp, hành hung, đả 
kích cán bộ cốt cán). 
 Hai hành vi này khác nhau ở chỗ nếu người phạm tội đều được trang bị vũ khí thì 
đó là hoạt động vũ trang, nếu không được trang bị vũ khí thì đó là bạo lực có tổ chức. 
 Dấu hiệu hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức là yếu tố phân biệt tội bạo 
loạn và tội phá rối an ninh (Đ89). Tuy nhiên, trong quá trình diễn biến của tội phạm, có 
thể xảy ra trường hợp người phạm tội lúc đầu thực hiện hành động bạo loạn rồi lợi dụng 
cơ hội ta có nhiều sơ hở, không ngăn chặn kịp thời đã chuy ... i sản dưới 2 triệu đồng thì đủ dấu 
hiệu cấu thành tội tham ô. 
Đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng (từ Điều 278 đến Điều 284) 
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 
 Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích phạm tội là tư lợi. 
 Khách thể của TP: TP xâm phạm sự hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan 
nhà nước hoặc tổ chức xã hội. Đối tượng tác động là tài sản của Nhà nước hoặc của tổ 
chức xã hội, tư nhân. 
2. Tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS) 
 Tội nhận hối lộ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, 
quyền hạn trực tiếp hoặc thông qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi 
ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới 
hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý hành chính về hành vi 
này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định từ Điều 278 đến Điều 
284, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích 
hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. 
Chủ thể của TP 
 Chủ thể đặc biệt – người có chức vụ quyền hạn. 
Mặt khách quan của TP 
Người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung 
gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức 
nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. 
Hành vi nhận hối lộ bị coi là tội phạm nếu của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở 
lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lí kỷ luật về 
hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ Điều 278 đến Điều 
284 mà còn vi phạm. 
TP hòan thành khi đã đạt được sự thỏa thuận giữa người đưa hối lộ và người nhận 
hối lộ. 
 Mặt chủ quan của TP 
Động cơ của người phạm tội là động cơ tư lợi : Người phạm tội mong muốn lợi ích 
vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. 
Lỗi cố ý trực tiếp : Người phạm tội ý thức được việc mình làm là trái pháp luật 
nhưng vì động cơ tư lợi nên vẫn làm và qua đó gây thiệt hại cho xã hội. 
 Khách thể của TP 
 TP xâm phạm sự hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức 
xã hội. 
4. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280 BLHS) 
 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi của người có chức 
vụ, quyền hạn đã vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của người 
khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm 
trọng hoặc đã bị xử lí kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy 
định từ Điều 278 đến Điều 284, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 
Chủ thể của TP : Là chủ thể đặc biệt – người có chức vụ quyền hạn. 
 115 
 Mặt khách quan của TP 
Người phạm tội có hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản của 
người khác. 
 Mặt chủ quan của TP 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
 Mục đích, động cơ phạm tội là tư lợi. 
 Khách thể của TP 
 TP xâm hại uy tín, hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, 
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 
5. Tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS) 
 Tội này không có chủ thể đặc biệt nhưng hành vi phạm tội liên quan đến người có 
chức vụ quyền hạn trong chương các tội phạm về chức vụ. Vì vậy, tội này được xếp trong 
chương này, quy định ở mục B. 
 Tội đưa hối lộ là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 
triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm 
nhiều lần cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm một việc vì 
lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. 
 Mặt khách quan của TP 
Có hành vi đưa hối lộ, đề nghị người có chức vụ quyền hạn nhận của hối lộ dưới 
bất kì hình thức nào (trực tiếp hoặc qua trung gian, lén lút hoặc công khai) với ý thức 
mong muốn người này làm hay không làm một việc nào đó có lợi cho mình (cho cá nhân 
mình hoặc người thân hoặc cho tổ chức, cơ quan mà mình đại diện hoặc ủy quyền). 
 Tội phạm hoàn thành khi có hành vi đưa hối lộ, không cần phụ thuộc vào người có 
chức vụ quyền hạn nhận hay không nhận của hối lộ 
5.2. Chủ thể của TP 
 Bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. 
5.3. Mặt chủ quan của TP 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
5.4. Khách thể của TP 
 Tội phạm xâm hại hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước hoặc tổ 
chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 
 Đối tượng tác động là xử sự của người có chức vụ quyền hạn. 
 116 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về chức vụ? 
2. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội tham ô tài sản. 
3. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội nhận hối lộ. 
4. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 
tài sản. 
5. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh 
hưởng đối với người khác để trục lợi. 
6. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm 
trọng. 
7. Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội đưa hối lộ. 
8. So sánh tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với tội lợi dụng 
chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. 
CHƯƠNG 23: 
CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 
 117 
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
1. Khái niệm 
 Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng 
đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án trong việc bảo vệ quyền lợi 
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (Điều 292 BLHS). 
a. Khách thể của TP 
 TP xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, xâm phạm quyền lợi 
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 
b. Mặt khách quan của TP 
Hành vi phạm tội có thể là: Hành vi vi phạm pháp luật của người hoạt động tư 
pháp; Hành vi vi phạm pháp luật của người thuộc các cơ quan hoặc tổ chức bổ trợ tư pháp 
như cơ quan giám định, công chứng, tổ chức luật sư...; Hành vi vi phạm pháp luật của 
công dân có nghĩa vụ phải thực hiện các phán quyết của cơ quan xét xử hoặc các quyết 
định cưỡng chế của các cơ quan tư pháp khác đã không thực hiện hoặc thực hiện không 
đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ đó; 
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội bao gồm thiệt hại cho hoạt động tư pháp và các 
thiệt hại khác. 
Chủ thể của tội phạm: Tùy từng trường hợp cụ thể, chủ thể của tội phạm có thể là 
chủ thể thường hoặc là chủ thể đặc biệt. 
 Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội trong tất cả các tội hầu hết 
là lỗi cố ý. 
2. Hình phạt đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp 
Hình phạt chính bao gồm hình phạt cảnh cáo, hình phạt cải tạo không giam giữ và 
hình phạt tù với mức tối đa là 15 năm. 
Hình phạt bổ sung bao gồm hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 
hoặc làm công việc nhất định. 
2. MỘT SỐ TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 
1. Tội ra bản án trái pháp luật (Điều 295 BLHS) 
 Tội ra bản án trái pháp luật là hành vi của thẩm phán hoặc hội thẩm ra bản án mà 
mình biết rõ là trái pháp luật. 
a. Dấu hiệu pháp lý 
 Chủ thể của TP:Là chủ thể đặc biệt, chỉ thẩm phán và hội thẩm mới có thể trở thành 
chủ thể của tội phạm này. 
 Mặt khách quan của TP: 
 Tội phạm có CTTP hình thức: Chỉ đòi hỏi người phạm tội có hành vi ra bản án trái 
pháp luật mà không đòi hỏi hành vi đó đã gây hậu quả như thế nào. 
 Mặt chủ quan của TP: 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. 
b. Hình phạt 
 Điều 295 BLHS quy định 3 khung hình phạt. 
Khung cơ bản có mức hình phạt tù từ 1 năm đến 5 năm được áp dụng cho trường 
hợp phạm tội bình thường. 
Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng. 
Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt từ từ 7 năm đến 15 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội đã gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
 Hình phạt bổ sung bắt buộc cho tội này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 
năm đến 5 năm. 
 118 
2. Tội ra quyết định trái pháp luật (Điều 296 BLHS) 
 Tội ra quyết định trái pháp luật là hành vi của người có thẩm quyền trong hoạt 
động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà biết rõ là trái pháp luật, gây 
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân. 
a. Dấu hiệu pháp lý 
Chủ thể của TP: 
 Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt. Chỉ người có thẩm quyền ra quyết định 
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án mới có thể trở thành chủ thể của tội 
phạm này. 
Mặt khách quan của TP: 
 TP có CTTP vật chất, đòi hỏi ngoài dấu hiệu hành vi phải có dấu hiệu hậu quả 
cũng như dấu hiệu QHNQ giữa hành vi và hậu quả. 
Hành vi khách quan của tội này là hành vi ra quyết định trái pháp luật trong hoạt 
động tố tụng. 
Hậu quả của tội phạm này là thiệt hại gây ra cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi 
ích hợp pháp của tổ chức, công dân. 
 Thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Thiệt hại này có thể gây 
ra cho Nhà nước, bị can, bị cáo hoặc các đương sự khác là tập thể hoăc cá nhân. 
Mặt chủ quan của TP: 
 Lỗi của người phạm tội này là lỗi cố ý. 
b. Hình phạt 
 Điều 296 BLHS quy định 3 khung hình phạt: 
Khung cơ bản có mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc tù từ 6 
tháng đến 3 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội bình thường. 
Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng. 
Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội đã gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 
 Hình phạt bổ sung bắt buộc cho tội này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 
năm đến 5 năm. 
3. Tội bức cung (Điều 299 BLHS) 
 Tội bức cung là hành vi sử dụng các thủ đoạn trái pháp luật của người tiến hành 
điều tra, truy tố, xét xử buộc người bị thẩm vấn phải khai sự thật gây hậu quả nghiêm 
trọng. 
a. Dấu hiệu pháp lí 
* Chủ thể của tội phạm 
 Chủ thể của tội này là chủ thể đặc biệt, là người có trách nhiệm tiến hành điều tra, 
truy tố, xét xử. 
* Mặt khách quan của tội phạm 
 TP có CTTP vật chất, đòi hỏi ngoài dấu hiệu hành vi phải có dấu hiệu hậu quả 
cũng như dấu hiệu QHNQ giữa hành vi và hậu quả. 
Hành vi phạm tội của tội này là hành vi cưỡng ép người bị thẩm vấn phải khai sự 
thật. 
Phải có QHNQ giữa hành vi với hậu quả. Người bức cung chỉ phải chịu TNHS về 
hậu quả do chính hành vi bức cung của họ gây ra. 
Mặt chủ quan của TP: 
 Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. 
 119 
b. Hình phạt 
 Điều 299 BLHS quy định 3 khung hình phạt: 
Khung cơ bản có mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng cho trường hợp 
phạm tội bình thường. 
Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt từ từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng. 
Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho 
trường hợp phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 
 Hình phạt bổ sung bắt buộc cho tội này là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ. 
4. Tội che giấu tội phạm (Điều 313 BLHS) 
a. Dấu hiệu pháp lý 
Mặt khách quan của TP: 
 Che giấu TP là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết TP 
được thực hiện đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của TP hoặc có hành vi 
khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội. 
Chủ thể của TP: Bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có NL TNHS. 
Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. 
b. Hình phạt 
 Điều 313 quy định hai khung hình phạt: 
Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 
tháng đến 5 năm áp dụng đối với các trường hợp phạm tội không thuộc các trường hợp 
quy định tại khoản 2 điều luật. 
Khung 2: Quy định hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm áp dụng đối với trường hợp 
phạm tội do lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những 
hành vi khác bao che người phạm tội... 
5. Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 BLHS) 
a. Dấu hiệu pháp lí 
 Mặt khách quan của TP: Hành vi không tố giác TP luôn được thực hiện dưới hình 
thức không hành động, thể hiện ở việc không khai báo cho cơ quan Nhà nước hoặc người 
có trách nhiệm biết về tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được 
thực hiện. 
 Khi truy cứu TNHS một người về tội không tố giác tội phạm, cần phải xem nếu 
người đó hoàn toàn có đủ khả năng thực hiện việc tố giác về TP nhưng không tố giác thì 
trách nhiệm hình sự mới đặt ra. Và TNHS đối với tội không tố giác tội phạm chỉ đặt ra khi 
không tố giác các TP được quy định tại Điều 313. 
 Chủ thể của TP: Có thể là bất kỳ người nào từ 16 tuổi trở lên có NL TNHS. Tuy 
nhiên ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội 
không phải là chủ thể của tội này, mặc dù họ không tố giác tội phạm do người thân của họ 
thực hiện, trừ trường hợp tội phạm mà họ không tố giác là các tội xâm phạm an ninh quốc 
gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều 313. 
Mặt chủ quan của TP: Lỗi cố ý. 
b. Hình phạt 
 Điều 314 chỉ quy định một khung hình phạt: cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 
3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
 120 
 Câu 1: Phân biệt che giấu tội phạm với đồng phạm? 
 Câu 2: Phân biệt các tội che dấu tội phạm và chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do 
người khác phạm tội mà có (Điều 250)? 
 Câu 3: Phân biệt không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm. 
Câu 4 : Nêu cấu thành tội phạm Tội ra bản án trái pháp luật 
Câu 5 : Nêu và phân tích các dấu hiệu pháp lý của Tội bức cung. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. GIÁO TRÌNH 
1. Giáo trình Luật Hình sự (NXB CAND – HN 2009) trường Đại học Luật Hà 
Nội; 
2. Giáo trình Luật Hình sự (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – HN 2003) 
trường Đại học quốc gia Hà Nội Khoa Luật. 
II. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 
1. Bộ luật Hình sự 1999; 
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 37/2009/QH12 
ngày 19/06/2009; 
 121 
3. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật 
Hình sự 1999; 
4. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của 
Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời gian 
chấp hành hình phạt; 
5. Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định tại Chương 15 “Các tội 
xâm phạm Chế độ hôn nhân và gia đình”; 
6. Thông tư liên tịch của Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối 
cao-Bộ Tư pháp-Bộ công an số 02/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA 
ngày 05/07/2000 hướng dẫn thi hành Điều 7 Bộ luật hình sự 1999 
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 
1. Văn bản quy phạm pháp luật (CD ROOM) – NXB Tư pháp – HN 2005; 
2. Tìm hiểu hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam 
(Đinh Văn Quế) – NXB Chính trị quốc gia – HN 2002; 
3. Chuyên đề Luật Hình sự phần các tội phạm (GS.TS Lê Cảm) – NXB Đại 
học quốc gia – HN 2005; 
4. Bình luận Bộ luật Hình sự (Viện khoa học pháp lý) – NXB Tư pháp – HN 
2008. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hinh_su_phan_2.pdf