Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 1)

1. KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Luật tố tụng hình sự và một số khái niệm cơ bản trong luật tố tụng hình sự

1.1.1. Khái niệm luật tố tụng hình sự

Chúng ta đã biết, tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến

các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đo đó, đấu tranh

phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp

của công dân, bảo đảm sự phát triển bình thường cho xã hội. Để giải quyết có có hiệu

quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi nhà nước phải áp dụng và kết

hợp rất nhiều biện pháp khác nhau, như các biện pháp kinh tế xã hội, giáo dục, phòng

ngừa, kể cả các biện pháp cưỡng chế và áp dụng hình phạt đối với người thực hiện

hành vi phạm tội. Hoạt động phòng ngừa tội phạm luôn được đặt lên hàng đầu, tuy

nhiên một khi tội phạm đã xảy ra trên thực tế thì việc nhanh chóng phát hiện và xử lý

kịp thời các hành vi vi phạm cũng là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Để nhanh

chóng phát hiện tội phạm các cơ quan chức năng cần tiến hành các hoạt động khởi tố,

điều tra nhằm xác định các hành vi phạm tội, tiếp đó, để xử lý người thực hiện các

hành vi phạm tội cần tiến hành hàng loạt các hoạt động tiếp theo như truy tố người

thực hiện hành vi phạm tội trước pháp luật và xét xử người có hành vi phạm tội. Theo

đó, tổng hợp tất cả các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm bảo

đảm giải quyết vụ án hình sự được gọi là luật tố tụng hình sự

Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt

Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm

bảo đảm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự.

Để đảm bảo cho việc phát hiện và xử lý nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội,

không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

đã quy định đầy đủ trình tự, thủ tục để các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết

các vụ án hình sự. Trình tự, thủ tục đó gồm có trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố

và xét xử vụ án hình sự.

Một số khái niệm cơ bản trong luật tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự

Tố tụng hình sự là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng,

người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội

và cá nhân có liên quan nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp

thời vụ án hình sự, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.

Thủ tục tố tụng hình sự

Thủ tục tố tụng hình sự là những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về

cách thức nhất định khi tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án8

hình sự mà mọi tổ chức và công dân phải tuân theo khi tham gia vào việc giải quyết

vụ án hình sự.

Giai đoạn tố tụng

Giai đoạn tố tụng là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một

nhiệm vụ tố tụng. Các giai đoạn tố tụng diễn ra liên tục kế tiếp nhau, có mối liên hệ

nội tại khăng khít. Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể,

hành vi tố tụng và văn bản tố tụng.

Luật TTHS VN chia quá trình TT thành các gđ:

Khởi tố

Điều tra

Truy tố

Xét xử

Thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giai đoạn thủ

tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

pdf 77 trang yennguyen 8380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 1)

Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 1)
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên 
ThS. Mạc Giáng Châu 
GIÁO TRÌNH 
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
 Vinh - 2011 
 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên 
Th.S Mạc Giáng Châu 
GIÁO TRÌNH 
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
(Giáo trình đào tạo từ xa) 
 Vinh - 2011 
 3
 Phân công biên soạn: 
- Chủ biên: Th.S Mạc Giáng Châu 
- Các tác giả: 
Th.S Mạc Giáng Châu : Chương I đến Chương V 
Nguyễn Thị Thanh Bình: Chương VI đến Chương VIII 
 4
 5
 MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .......... 7 
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT 
TỐ TỤNG HÌNH SỰ ............................................................................................................ 7 
1. Khái niệm chung ............................................................................................................... 7 
2. Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự .............................................. 7 
CHƯƠNG 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, 
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG ......................................................................................... 24 
1. Cơ quan tiến hành tố tụng ................................................................................................ 24 
2. Người tiến hành tố tụng .................................................................................................. 31 
3. Người tham gia tố tụng ................................................................................................... 39 
CHƯƠNG 3. CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................. 55 
1. Khái niệm chung về chứng cứ ......................................................................................... 55 
2. Vấn đề chứng minh ......................................................................................................... 58 
3. Các phương tiện chứng minh ........................................................................................... 62 
CHƯƠNG 4. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN .................................................................. 65 
1. Khái niệm và các căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn .............................................. 65 
2. Các biện pháp ngăn chặn cụ thể ....................................................................................... 67 
3. Việc hủy bỏ và thay thế các biện pháp ngăn chặn ............................................................ 75 
PHẦN THỨ HAI. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VÚ ÁN HÌNH SỰ ..................... 78 
CHƯƠNG 5. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ ......................................................................... 78 
1. Khái niệm chung ............................................................................................................. 78 
2. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự ........................................................................................... 80 
3. Quyết định khởi tố vụ án hình sự ..................................................................................... 84 
4. Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự ................................................................................. 88 
CHƯƠNG 6. ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ QUYẾT ĐỊNH VIỆC TRUY TỐ ............ 90 
1. Khái niệm điều tra vụ án hình sự ..................................................................................... 90 
2. Những quy định chung về điều tra ................................................................................... 91 
3. Các hoạt động điều tra ..................................................................................................... 95 
4. Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra ........................................................................ 97 
5. Kiểm sát điều tra và quyết định việc truy tố ..................................................................... 98 
CHƯƠNG 7. XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ...................................................... 102 
CHƯƠNG 8. XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................. 122 
 6
1. Khái niệm xét xử phúc thẩm .......................................................................................... 122 
2. Kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm ............................................................. 123 
3. Những quy định chung về xét xử phúc thẩm .................................................................. 127 
4. Trình tự và thủ tục của việc xét xử phúc thẩm ................................................................ 129 
CHƯƠNG 9. XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC 
PHÁP LUẬT..................................................................................................................... 133 
1. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm............ 133 
2. Xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự tái thẩm ............................. 137 
 7
PHẦN THỨ NHẤT 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
CHƯƠNG 1. 
KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC 
CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
1. KHÁI NIỆM CHUNG 
1.1. Luật tố tụng hình sự và một số khái niệm cơ bản trong luật tố tụng hình sự 
1.1.1. Khái niệm luật tố tụng hình sự 
Chúng ta đã biết, tội phạm là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến 
các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Đo đó, đấu tranh 
phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp 
của công dân, bảo đảm sự phát triển bình thường cho xã hội. Để giải quyết có có hiệu 
quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đòi hỏi nhà nước phải áp dụng và kết 
hợp rất nhiều biện pháp khác nhau, như các biện pháp kinh tế xã hội, giáo dục, phòng 
ngừa, kể cả các biện pháp cưỡng chế và áp dụng hình phạt đối với người thực hiện 
hành vi phạm tội. Hoạt động phòng ngừa tội phạm luôn được đặt lên hàng đầu, tuy 
nhiên một khi tội phạm đã xảy ra trên thực tế thì việc nhanh chóng phát hiện và xử lý 
kịp thời các hành vi vi phạm cũng là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách. Để nhanh 
chóng phát hiện tội phạm các cơ quan chức năng cần tiến hành các hoạt động khởi tố, 
điều tra nhằm xác định các hành vi phạm tội, tiếp đó, để xử lý người thực hiện các 
hành vi phạm tội cần tiến hành hàng loạt các hoạt động tiếp theo như truy tố người 
thực hiện hành vi phạm tội trước pháp luật và xét xử người có hành vi phạm tội. Theo 
đó, tổng hợp tất cả các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh 
trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm bảo 
đảm giải quyết vụ án hình sự được gọi là luật tố tụng hình sự 
 Luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt 
Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát 
sinh trong các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nhằm 
bảo đảm giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự. 
Để đảm bảo cho việc phát hiện và xử lý nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, 
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 
đã quy định đầy đủ trình tự, thủ tục để các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết 
các vụ án hình sự. Trình tự, thủ tục đó gồm có trình tự thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố 
và xét xử vụ án hình sự. 
Một số khái niệm cơ bản trong luật tố tụng hình sự 
 Tố tụng hình sự 
Tố tụng hình sự là toàn bộ những hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, 
người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội 
và cá nhân có liên quan nhằm tham gia vào việc giải quyết đúng đắn, khách quan, kịp 
thời vụ án hình sự, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. 
 Thủ tục tố tụng hình sự 
Thủ tục tố tụng hình sự là những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về 
cách thức nhất định khi tiến hành việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án 
 8
hình sự mà mọi tổ chức và công dân phải tuân theo khi tham gia vào việc giải quyết 
vụ án hình sự. 
 Giai đoạn tố tụng 
Giai đoạn tố tụng là khoảng thời gian tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một 
nhiệm vụ tố tụng. Các giai đoạn tố tụng diễn ra liên tục kế tiếp nhau, có mối liên hệ 
nội tại khăng khít. Mỗi giai đoạn có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể, 
hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. 
Luật TTHS VN chia quá trình TT thành các gđ: 
Khởi tố 
Điều tra 
Truy tố 
Xét xử 
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giai đoạn thủ 
tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. 
1.2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng hình sự 
Với tư cách là một ngành luật độc lập, luật Tố tụng hình sự Việt Nam có 
phương pháp điều chỉnh riêng và đối tượng điều chỉnh riêng. 
1.2.1. Đối tượng điều chỉnh 
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội phát 
sinh trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. 
Khi giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành các 
hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Khi các hoạt động 
này được tiến hành sẽ thiết lập nên mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể với nhau và 
các mối quan hệ xã hội này sẽ trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật tố tụng 
hình sự. Ví dụ mối quan hệ giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát hay Tòa án nhằm 
giải quyết 1 vụ án hình sự cụ thể, hoặc giữa Điều tra viên và bị can trong việc lấy lời 
khai của bị can là các mối quan hệ được pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. 
1.2.2 Phương pháp điều chỉnh 
Để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, 
truy tố, xét xử và thi hành án vụ án hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam sử dụng 2 
phương pháp điều chỉnh đặc trưng là phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp 
– chế ước. 
 Phương pháp quyền uy. 
 Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh của pháp luật tố tụng hình 
sự dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với người tham gia 
tố tụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các quyết định của cơ quan tiến hành tố 
tụng và người tiến hành tố tụng có tính chất bắt buộc đối với người tham gia tố tụng 
và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân có liên quan. 
Phương pháp quyền uy thể hiện ở một số đặc điểm sau: 
Nhà nước quy định cho một số cơ quan nhất định thực hiện việc khởi tố, điều 
tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người thực hiện tội phạm và các tổ chức, cá 
nhân có liên quan. 
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có giá trị bắt buộc thi 
hành và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. 
 9
Phương pháp phối hợp, chế ước 
 Là phương pháp dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố 
tụng với nhau và với các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội khác nhằm bảo đảm việc 
kiểm tra giám sát lẫn nhau và phải tạo điều kiện hỗ trợ, phối hợp với nhau trong việc 
giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. 
Phương pháp phối hợp thể hiện ở những điểm sau: 
Các cơ quan Nhà nước, cá nhân có liên quan phối hợp với cơ quan tiến hành tố 
tụng trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, thông báo ngay cho cơ quan tiến 
hành tố tụng hoặc cơ quan có thẩm quyền biết mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ 
quan mình, thực hiện yêu cầu của các cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng. 
Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu các 
cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Các cơ quan, 
tổ chức hữu quan phải trả lời về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. 
Bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được thi hành và phải 
được cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân và tổ 
chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản 
án và quyết định của Tòa án và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chấp 
hành đó. 
Phương pháp chế ước thể hiện việc các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình tiến 
hành tố tụng còn có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các công việc của nhau, kiểm tra tính 
đúng đắn của việc giải quyết vụ án; quá trình tố tụng chịu sự kiểm tra giám sát của 
nhân dân, của các cơ quan tổ chức đại biểu dân cử nhằm đảm bảo tính dân chủ, đảm 
bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác khách quan, hạn chế tối đa các trường 
hợp gây ra oan sai trong tố tụng hình sự. 
Phương pháp phối hợp, chế ước và phương pháp quyền uy trong tố tụng hình 
sự được kết hợp hài hòa cùng nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự để cùng 
đảm bảo thực hiện mục tiêu giải quyết vụ án kịp thời, chính xác, khách quan. 
1.3. Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự 
1.3.1. Khái niệm quan hệ pháp luật tố tụng hình sự 
Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các quan hệ xã hội được các quy phạm 
pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh. 
1.3.2. Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự 
 Thành phần của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gồm có chủ thể, khách thể và 
nội dung của quan hệ pháp luật. 
Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các bên tham gia vào quan hệ 
pháp luật tố tụng hình sự. Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự gồm có: Cơ 
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các cơ quan 
Nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân khác theo quy định của pháp luật 
Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là hành vi tố tụng mà các bên 
tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự tiến hành nhằm thực hiện quyền và 
nghĩa vụ chủ thể của mình. 
Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là các quyền và nghĩa vụ pháp 
lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được pháp luật tố tụng hình 
sự điều chỉnh. 
 10
1.3.3. Đặc điểm của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự 
Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mang tính quyền lực nhà nước do một 
trong các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự luôn là cơ quan nhà 
nước. 
Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có mối quan hệ mật thiết với quan hệ 
pháp luật hình sự. Trong mối quan hệ này thì quan hệ pháp luật hình sự được xem là 
luật nội dung còn quan hệ pháp luật tố tụng hình sự được xem là luật hình thức. 
Các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các hoạt động 
tố tụng hình sự. Trong mơi quan hệ này, các hoạt động tố tụng hình sự làm phát sinh, 
thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và ngược lại, các quan hệ 
pháp luật tố tụng hình sự làm phát sinh những hoạt động tố tụng hình sự mới. 
Trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự có một số chủ thể đặc biệt là Cơ quan 
điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án 
1.4. Hiệu lực của luật tố tụng hình sự 
Hiệu lực theo không gian 
Điều 2 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Mọi hoạt động tố tụng hình sự 
trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được tiến hành theo quy 
định của Bộ luật này” . Thông qua điều luật này ta có thể hiểu, Bộ luật tố tụng hình sự 
Việt Nam có hiệu lực áp dụng trên toàn lãn ...  thể những trường hợp đặc biệt như trên ở 
BLTTHS 2003 thể hiện rõ sự kết hợp hài hòa giữa nhân đạo xã hội chủ nghĩa với yêu 
cầu thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm; thể hiện sự khoan hồng nhưng mặt 
khác cũng kiên quyết tạm thời cách ly những người này ra khỏi cộng đồng khi họ cố ý 
làm trái pháp luật để bảo đảm trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho công tác giải 
quyết vụ án nhanh chóng kịp thời, thuận lợi. 
Thẩm quyền: Việc tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra 
các cấp (trong trường hợp này lệnh tạm giam phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát 
trước khi thi hành), Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp 
dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố; thuộc về Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân 
dân các cấp, Thẩm phán là Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân 
tối cao trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; thuộc về Hội đồng xét xử trong khi xét xử. 
Thủ tục: những người có quyền bắt có quyền ra lệnh tạm giam (khoản 3 Điều 
88). Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê 
chuẩn và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết 
định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn. Viện kiểm sát phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan 
điều tra cho Cơ quan điều tra ngay sau khi kết thúc việc xét phê chuẩn. 
Thời hạn tạm giam: 
Thời hạn tạm giam để điều tra (Điều 120): 
Loại 
tội phạm 
Thời 
hạn 
Gia hạn 
lần 1 lần 2 lần 3 
Ít nghiêm trọng 2 tháng 1 tháng 
Nghiêm trọng 3 tháng 2 tháng 1 tháng 
Rất nghiêm trọng 4 tháng 3 tháng 2 tháng 
Đặc biệt nghiêm trọng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 4 tháng 
Thời hạn tạm giam để Viện kiểm sát quyết định việc truy tố: Khoản 2 Điều 166: 
Loại tội phạm 
Thời 
hạn 
Gia hạn 
Ít nghiêm trọng 20 ngày 10 ngày 
Nghiêm trọng 20 ngày 10 ngày 
Rất nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày 
Đặc biệt nghiêm trọng 30 ngày 30 ngày 
 73
Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử. 
Tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm (Điều 177): 
Loại tội phạm Thời hạn Gia hạn 
Ít nghiêm trọng 30 ngày 15 ngày 
Nghiêm trọng 45 ngày 15 ngày 
Rất nghiêm trọng 2 tháng 30 ngày 
Đặc biệt nghiêm trọng 3 tháng 30 ngày 
Tạm giam để xét xử phúc thẩm: trong trường hợp Tòa án nhân dân cấp tỉnh mở 
phiên tòa phúc thẩm thì thời hạn tạm giam không được quá sáu mươi ngày, trong 
trường hợp Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa phúc thẩm thì thời hạn tạm giam 
không được quá chín mươi ngày (Điều 242, 243). 
Thời hạn tạm giam để bảo đảm thi hành án: trường hợp cần tạm giam để bảo đảm 
việc thi hành án sau khi Tòa án tuyên án sơ thẩm là bốn mươi lăm ngày (Điều 228). 
Khi đã hết thời hạn tạm giam mà trong trường hợp pháp luật quy định không 
được gia hạn tạm giam nữa thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm 
giam và nếu cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Nếu quá hạn mà có lý do 
chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải phục hồi thời hạn (Điều 97). 
2.4. Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91) 
Khái niệm: Cấm đi khỏi nơi cư trú là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình 
sự có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt 
của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. 
Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng: Tuy điều luật không quy định rõ việc 
áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú áp dụng đối với loại tội cụ thể nào, nhưng 
nhìn chung biện pháp này có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, 
ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng có nơi cư trú rõ ràng, nhân thân tốt, thành khẩn 
khai báo và không có căn cứ cho rằng họ có thể bỏ trốn hoặc gây khó khăn cho hoạt 
động tố tụng. 
Thẩm quyền: Việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cứ trú do Thủ trưởng, Phó 
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân 
các cấp áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố; do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án 
nhân dân các cấp; Thẩm phán là Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án 
nhân dân tối cao, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa áp dụng trong giai 
đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử áp dụng trong giai đoạn xét xử vụ án tại 
phiên tòa. 
Thủ tục: 
lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của người có thẩm quyền; 
giấy cam đoan của bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. 
Cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo cho chính quyền địa 
phương nơi bị can, bị cáo cư trú biết. 
 74
Trường hợp bị can, bị cáo cần phải đi khỏi nơi cư trú thì phải có lý do chính 
đáng, phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú và 
phải có giấy phép của cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Nếu bị can, bị cáo vi 
phạm nghĩa vụ thì sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. 
2.5. Bảo lĩnh (Điều 92) 
Khái niệm: bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam áp 
dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị 
can, bị cáo tiếp tục phạm tội và đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. 
Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng: căn cứ vào Điều 92 BLTTHS 2003 có 
thể thấy không phải bị can, bị cáo nào cũng có thể áp dụng biện pháp này mà chỉ 
những bị cáo thuộc những trường hợp có thể bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà 
căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (nhìn chung 
là các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc các tội phạm khác được thực hiện với lỗi 
vô ý) và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không cần 
thiết phải tạm giam thì họ có thể được bảo lĩnh. 
Thẩm quyền: Việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng 
Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các 
cấp áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố; do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân; 
Thẩm phán là Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán được 
phân công chủ tọa phiên tòa áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và do Hội đồng 
xét xử áp dụng trong khi xét xử vụ án tại phiên tòa. 
Thủ tục: 
Giấy cam đoan của người nhận bảo lĩnh; 
Xác nhận của địa phương, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh cư trú; 
Quyết định cho bảo lĩnh của người có thẩm quyền. 
 * Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người bảo lĩnh: BLTTHS 2003 đã sửa đổi 
bổ sung theo hướng thu hẹp phạm vi người nhận bảo lĩnh và bổ sung các điều kiện cần 
thiết cũng như quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức khi đứng ra nhận bảo lĩnh 
cho bị can, bị cáo như sau: 
Điều kiện của cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh: 
Cá nhân: 
Ít nhất có hai người 
Phải là người thân thích của bị can, bị cáo 
Phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. 
Phải có xác nhận của địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan nơi người đó 
làm việc 
Tổ chức: 
Phải là tổ chức nơi bị can, bị cáo là thành viên 
Phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức. 
Quyền: được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận 
bảo lĩnh. 
Nghĩa vụ: 
Phải làm giấy cam đoan 
Phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan 
 75
Trong trường hợp bị can, bị cáo được bảo lĩnh mà có hành vi gây khó khăn cho 
hoạt động tố tụng hoặc được triệu tập nhưng vắng mặt mà không có lý do chính đáng 
thì việc bảo lĩnh chấm dứt và bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn nghiêm 
khắc hơn là biện pháp tạm giam. 
2.6. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm (Điều 93) 
Khái niệm: Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là một biện pháp ngăn 
chặn do cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam, áp dụng 
đối với bị can, bị cáo để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập. 
Đối tượng áp dụng và trường hợp áp dụng: Căn cứ vào những quy định về biện 
pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm có thể thấy không phải bị can, bị cáo 
nào cũng có thể áp dụng biện pháp này mà chỉ những bị can, bị cáo thuộc trường hợp 
có thể bị tạm giam hoặc đang bị tạm giam mà căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm 
cho xã hội của hành vi phạm tội (nhìn chung là các tội phạm ít nghiêm trọng, tội 
nghiêm trọng hoặc các tội phạm khác mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền là 
hình phạt chính BLTTHS 2003) đối với bị can, bị cáo trong trường hợp phạm tội ít 
nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, có nhân thân tốt thì có thể áp dụng biện pháp 
ngăn chặn này. 
Thẩm quyền: Việc áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 
do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp (quyết định này phải có sự 
phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành) và Viện trưởng, Phó Viện trưởng 
Viện kiểm sát nhân dân các cấp áp dụng trong giai đoạn điều tra, truy tố; do Chánh án, 
Phó Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thẩm phán là Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa 
án nhân dân tối cao, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa áp dụng trong giai 
đoạn chuẩn bị xét xử; trong giai đoạn xét xử tại phiên tòa thì thẩm quyền này thuộc về 
Hội đồng xét xử. 
Thủ tục: 
Quyết định cho bảo lĩnh của người có thẩm quyền 
Biên bản ghi nhận về giá trị tài sản và tình trạng tài sản được đặt để bảo đảm 
Trong trường hợp bị can, bị cáo vắng mặt không có lý do chính đáng, tài sản sẽ 
bị sung quỹ Nhà nước và bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Nếu 
bị can, bị cáo chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình thì cơ quan tiến hành tố 
tụng sẽ trả lại tài sản đã đặt. 
3. VIỆC HỦY BỎ VÀ THAY THẾ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN (Điều 94) 
Trong quá trình tố tụng hình sự, tùy diễn biến của tình hình mà cơ quan tiến hành 
tố tụng quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp. Việc áp dụng, thay thế 
hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn ngoài những quy định cơ bản về trường hợp áp dụng 
như trên còn căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp ngăn 
chặn, căn cứ vào tình hình giải quyết vụ án, vào thời hạn cho phép áp dụng đối với 
từng trường hợp cụ thể. Nhìn chung, việc áp dụng, thay thế và hủy bỏ biện pháp ngăn 
chặn sẽ được thực hiện khi rơi vào các căn cứ sau: 
Khi vụ án bị tạm đình chỉ. Tạm đình chỉ là việc Cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ 
vào những sự kiện phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà ra quyết định 
tạm thời ngừng việc giải quyết vụ án lại một thời gian do rơi vào những căn cứ không 
thể tiếp tục giải quyết vụ án được nữa. Mặc dù việc tạm đình chỉ vụ án vẫn có thể dẫn 
 76
đến phục hồi để tiếp tục giải quyết vụ án, tuy nhiên thời gian tạm đình chỉ vụ án rất 
khó được xác định cụ thể. Vì vậy, nếu trong thời gian vụ án bị tạm đình chỉ mà vẫn áp 
dụng biện pháp ngăn chặn với bị can, bị cáo thì sẽ xâm hại đến quyền tự do dân chủ 
của những người này. Chính vì thế, khi vụ án bị tạm đình chỉ, Cơ quan tiến hành tố 
tụng phải xem xét việc chấm dứt hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn phù hợp, nhằm 
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân. 
Khi vụ án bị đình chỉ. Khi vụ án hình sự bị ra quyết định đình chỉ thì toàn bộ quá 
trình tố tụng sẽ chấm dứt, tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng 
cũng chấm dứt theo, họ trở lại là một công dân bình thường với đầy đủ quyền và nghĩa 
vụ được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Theo đó, không một ai có thể bị tiếp tục áp 
dụng các biện pháp hạn chế một phần quyền nào. Không cơ quan nào có quyền tiếp 
tục áp dụng biện pháp ngăn chặn với người không bị tình nghi, vì vậy tất cả biện pháp 
cưỡng chế đã và đang được sử dụng cũng chấm dứt. 
Nếu vụ án chỉ có một bị can, bị cáo thì việc đình chỉ, tạm đình chỉ đối với vụ án 
cũng đồng nghĩa với tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra và giải quyết vụ án đối với bị can, 
bị cáo. Trong việc hợp này, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ cũng phải 
xem xét để hủy bỏ hoặc thay thế. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo, thì 
việc tạm đình chỉ và đình chỉ trong vụ án cũng có thể chỉ xảy ra với những bị can, bị 
cáo nhất định nào đó. Điều này có nghĩa là, chỉ có những bị can, bị cáo cụ thể bị tạm 
đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án hình sự đối với họ, còn những bị can, bị 
cáo khác vẫn phải tiếp tục tham gia vào việc giải quyết vụ án. Khi có trường hợp này 
xảy ra, Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải xem xét ngay việc thay đổi hoặc 
chấm dứt việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với những bị can, bị cáo được đình chỉ 
hoặc tạm đình chỉ này. 
Khi thấy không còn cần thiết. Khi người bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn 
không còn có ý định gây khó khăn cho hoạt động tố tụng hoặc bản thân họ không còn 
khả năng gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì biện pháp ngăn chặn đối với 
người này không cần thiết nữa, cơ quan có thẩm quyền phải chấm dứt việc áp dụng 
biện pháp ngăn chặn đối với họ. 
Khi thấy có thể thay thế biện pháp ngăn chặn này bằng một biện pháp ngăn chặn 
khác. Trong quá trình tố tụng, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, biện pháp ngăn chặn 
đang được áp dụng không còn phù hợp, cơ quan có thẩm quyền phải thay thế bằng 
một biện pháp ngăn chặn khác. Những nguyên nhân này có thể là do tình hình sức 
khỏe của bị can, bị cáo có chuyển biến xấu hoặc do thời hạn tạm giam đã hết nên cơ 
quan tiến hành tố tụng không thể tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam, theo đó cơ 
quan tiến hành tố tụng phải áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc biện pháp 
khác. Ngược lại, trong quá trình tố tụng, bị can, bị cáo bị áp dụng các biện pháp tại 
ngoại (cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm) 
nhưng bị can, bị cáo lại vi phạm nghĩa vụ và không có mặt theo giấy triệu tập mà 
không có lý do chính đáng thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thay thế biện pháp ngăn 
chặn trước đó bằng biện pháp tạm giam. 
Trong trường hợp thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê 
chuẩn đã hết mà xét thấy không cần tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này thì việc 
thay thế biện pháp ngăn chặn khác mà Bộ luật không quy định phải có sự phê chuẩn 
 77
của Viện kiểm sát thì do Cơ quan điều tra quyết định nhưng phải thông báo việc áp 
dụng biện pháp ngăn chặn mới cho Viện kiểm sát để bảo đảm việc theo dõi, giám sát 
của Viện kiểm sát. Đối với việc thay thế biện pháp ngăn chặn khác mà BLTTHS quy 
định phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì phải do Viện kiểm sát quyết định. 
Việc áp dụng, thay thế hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảo tôn 
trọng các quyền và lợi ích cơ bản của công dân nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu tạo điều 
kiện cho quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi. 
NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP. 
1. Liệt kê các biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình 
sự. 
2. Trình bày tính chất và ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình 
sự. 
3. Các căn cứ của việc hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn ? 
4. Trình bày nội dung biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam. 
5. Trình bày biện pháp bắt người trong truòng hợp khẩn cấp trong tố tụng 
hình sự. 
6. Trình bày trường hợp áp dụng và thủ tục áp dụng của biện pháp của biện 
pháp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. 
7. Tạm giữ là gì ? Đối tượng áp dụng và thủ tục áp dụng của biện pháp ngăn 
chặn tạm giữ. 
8. Trình bày đối tượng áp dụng và thủ tục áp dụng của biện pháp ngăn chặn 
tạm giam. 
9. Phân tích biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_to_tung_hinh_su_phan_1.pdf