Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines

Tóm tắt: Trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện ngày 22/01/2013, Philippines đề nghị Trọng tài

thành lập theo Phụ lục VII của Công ước luật biển ra phán quyết về 13 nội dung. Tuy Philippines

tiến hành khởi kiện đối với Trung Quốc, nhưng một số yêu cầu và giải thích của Philippines có

liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, các đá Vành

Khăn (Mischief), Ken Nan (Mc Kennan), Ga Ven (Gaven), Xu Bi (Subi), Gạc Ma (Johnson), Châu

Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) được giải thích là các các cấu tạo ngầm và ẩn ý trong

đó, chúng thuộc thềm lục địa của Philippines. Tuyên bố và yêu cầu đó đặt ra câu hỏi cho Việt Nam

sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình trên quần đảo Trường Sa. Hành động theo cách

của Philippines, đứng ngoài cuộc hay can thiệp vào vụ kiện? Đó là những câu hỏi lớn mà tác giả

đặt ra trong “Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines” để trao

đổi cùng bạn đọc, góp tiếng nói vào việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo đang bị

tranh chấp.

pdf 6 trang yennguyen 1180
Bạn đang xem tài liệu "Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines

Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
 50 
Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam 
trước vụ kiện của Philippines 
Phạm Vũ Thắng* 
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Việt Nam 
 Nhận ngày 12 tháng 4 năm 2013 
Chỉnh sửa ngày 20 tháng 5 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 21 tháng 6 năm 2013 
Tóm tắt: Trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện ngày 22/01/2013, Philippines đề nghị Trọng tài 
thành lập theo Phụ lục VII của Công ước luật biển ra phán quyết về 13 nội dung. Tuy Philippines 
tiến hành khởi kiện đối với Trung Quốc, nhưng một số yêu cầu và giải thích của Philippines có 
liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể, các đá Vành 
Khăn (Mischief), Ken Nan (Mc Kennan), Ga Ven (Gaven), Xu Bi (Subi), Gạc Ma (Johnson), Châu 
Viên (Cuateron) và Chữ Thập (Fiery Cross) được giải thích là các các cấu tạo ngầm và ẩn ý trong 
đó, chúng thuộc thềm lục địa của Philippines. Tuyên bố và yêu cầu đó đặt ra câu hỏi cho Việt Nam 
sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình trên quần đảo Trường Sa. Hành động theo cách 
của Philippines, đứng ngoài cuộc hay can thiệp vào vụ kiện? Đó là những câu hỏi lớn mà tác giả 
đặt ra trong “Suy nghĩ về giải pháp pháp lý cho Việt Nam trước vụ kiện của Philippines” để trao 
đổi cùng bạn đọc, góp tiếng nói vào việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các hải đảo đang bị 
tranh chấp. 
Từ khóa: Khởi kiện; Philippines; Giải pháp; Việt Nam. 
1. Phân tích quan điểm và yêu cầu khởi kiện 
của Philippines* 
Ngày 22/01/2013, Philippines đã gửi đơn 
khởi kiện về đường 9 đoạn phi lý của Trung 
Quốc trên Biển Đông ra trọng tài thành lập theo 
Phụ lục VII của Công ước luật biển 1982 (sau 
đây gọi tắt là Trọng tài). 
Ngày 19/02/2013, Trung Quốc đã trả lại 
công hàm của Philippines. Trung Quốc kiên 
quyết thực hiện lập trường giải quyết tranh chấp 
với bên liên quan bằng đàm phán song phương, 
_______ 
*
 ĐT: 84-988621358 
 E-mail: thangbtc@gmail.com 
không chấp nhận can thiệp của bất kỳ cơ quan 
tài phán quốc tế nào. Tuy nhiên, theo quy định 
tại khoản 3 và 5 Điều 287 của Công ước luật 
biển, nếu Philippines duy trì yêu cầu khởi kiện 
thì Trọng tài sẽ có thẩm quyền ngay cả khi 
Trung Quốc không đồng ý và quá trình tố tụng 
vẫn được tiếp tục1 [3]. 
_______ 
1. Điều 287 Công ước luật biển quy định: 
Điểm 3: Một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh 
chấp mà không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo vệ, thì 
được xem là chấp nhận thủ tục trọng tài đã trù định ở phụ 
lục VII. 
Điểm 5: Nếu quốc gia tranh chấp không chấp nhận cùng 
một thủ tục để giải quyết tranh chấp, thì tranh chấp đó có 
thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục trọng tài được trù 
định ở phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. 
P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
51 
Trong Thông báo và tuyên bố khởi kiện, 
Philippines yêu cầu Trọng tài ra phán quyết về 
13 điểm. Trong đó có những nội dung liên quan 
đến quần đảo Trường Sa như sau: 
Điểm 2: Tuyên bố rằng các yêu sách về 
biển của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên cái 
gọi là đường chín đoạn là trái với UNCLOS. 
Điểm 4: Tuyên bố rằng bãi Vành Khăn 
(Mischief Reef), Mc Kennan là những cấu tạo 
ngầm thuộc thềm lục địa của Philippines theo 
Phần VI của Công ước và rằng việc Trung Quốc 
chiếm đóng cũng như xây dựng trên các cấu tạo 
này vi phạm quyền chủ quyền của Philippines. 
Điểm 6: Tuyên bố rằng bãi Ga Ven và Xu 
Bi là những cấu tạo ngầm trên Biển Đông và 
không nằm trên mực nước biển khi thủy triều 
lên cao nên không phải là đảo theo Công ước 
cũng như không nằm trên thềm lục địa của 
Trung Quốc và rằng việc Trung Quốc chiếm 
đóng và xây dựng trên các cấu tạo này là bất 
hợp pháp. 
Điểm 8: Tuyên bố rằng, trừ một số mỏm 
nhỏ nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên 
cao là các “đá” theo Điều 121 (3) của Công 
ước và do vậy chỉ có lãnh hải rộng không quá 
12 hải lý, các bãi Hoàng Nham (Scarborough), 
Gạc Ma (Johnson), Châu Viên (Cuateron) và 
Chữ Thập (Fiery Cross) là các cấu tạo ngầm 
nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên cao 
và rằng Trung Quốc đã đưa yêu sách bất hợp 
pháp về vùng biển vượt ra bên ngoài 12 hải lý 
từ những cấu tạo này. 
Điểm 10: Tuyên bố rằng theo UNCLOS, 
Philippines được hưởng từ đường cơ sở quần 
đảo của mình lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc 
quyền kinh tế rộng 200 hải lý và thềm lục địa 
theo Phần II, V, và VI của UNCLOS 2 [6]. 
_______ 
2. Notification and Statement of Claim on West Philippine 
Sea: “ In light of the above, and the evidance to be 
submitted in the course of this arbitration, the Philippines 
Philippines đã khôn khéo khi không đề nghị 
Trọng tài phán quyết vấn đề chủ quyền trên các 
hải đảo tranh chấp ở Biển Đông mà chỉ giới hạn 
trong việc xác lập và thực hiện các quyền chủ 
quyền trên các vùng biển và thềm lục địa theo 
Công ước luật biển, qua đó phản bác đường 9 
đoạn đứt khúc của Trung Quốc. Sở dĩ như vậy, 
bởi vì Trung Quốc đã tuyên bố “không chấp 
nhận bất kỳ thủ tục quy định tại mục 2 của 
Phần XV của Công ước đối với tất cả các loại 
tranh chấp được nêu trong đoạn 1 (a) (b) và (c) 
của Điều 298 của Công ước”3[5]. Tức là các 
tranh chấp về áp dụng Điều 15 (phân định lãnh 
hải), Điều 74 (phân định vùng đặc quyền kinh 
tế), Điều 83 (thềm lục địa), các vịnh lịch sử, 
danh nghĩa lịch sử; tranh chấp liên quan đến các 
hoạt động quân sự; và về vấn đề thuộc chức 
năng của Hội đồng Bảo an. 
respectfully requests that the Abitral Tribunal issue an 
Award that: 
(Điểm 4) Declair that Mischief Reef and McKennan Reef 
are submerged features that form part of the Continental 
Shelf of the Philippines under Part VI of the Con vention, 
and that Chiana's occupation of and construction activities 
on them violate the sovereign rights of the Phlippines;. 
(Điểm 6) Declair that Gaven Reef and Subi Reef are 
submerged features in the South China Sea that are nots 
obover sea level at high tide, are not islands under the 
Convention, and are not located on China's Continental 
Shelf, and that China's occupation of and construction 
activities on these features aer unlawful;  
(Điểm 8) Declair that Scarborough Shoal, Johnson Reef, 
Cuarteron Reef and Friery Cross Reef are submerged 
features that are below sea level at high tide, except that 
each has small protrusions that remain above water at high 
tide, which are "rocks" under Arctical 121(3) of the 
Convention and which therefore generate entitlements only 
a Territorial Sea no broader than 12 M; and that China has 
unlawfully claimed maritime entitlements beyon 12 M from 
these features; 
(Điểm 10) Declair that the Philippines is entitled under 
UNCLOS to a 12 M Territorial Sea, a 200 M Exclusive 
Economic Zone, and a Continental Shelf under Parts II, V 
anf VI of UNClOS, measured from its archipeloagic 
baselines. 
3. Tuyên bố của Trung Quốc ngày 25/8/2006: "The 
Government of the People’s Republic of China does not 
accept any of the procedures provided for in Section 2 of 
Part XV of the Convention with respect to all the categories 
of disputes referred to in paragraph 1 (a) (b) and (c) of 
Article 298 of the Convention". 
P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
52 
Như vậy, Trọng tài sẽ không đưa ra phán 
xét chủ quyền, các danh nghĩa lịch sử, mà chỉ 
xem xét việc xác lập và thực hiện các quyền 
chủ quyền của quốc gia trên các vùng biển, 
thềm lục địa theo Công ước luật biển. 
Sự khôn khéo của Philippines còn thể hiện 
rải rác trong 13 điểm giải thích và yêu cầu khởi 
kiện của họ. Những giải thích có tính toán trong 
đó đã làm tổn hại đến chủ quyền lịch sử của 
Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Cụ thể: 
Tại điểm 4: Bãi Vành Khăn và đá Ken Nan 
được giải thích là "những cấu tạo ngầm thuộc thềm 
lục địa của Philippines”. Đây là các đá thuộc cụm 
đảo Sinh Tồn và Bình Nguyên của quần đảo 
Trường Sa. Do đó, giải thích đã trực tiếp bác bỏ 
chủ quyền của Việt Nam đối với hai đá này. 
Tại điểm 6: về đá Ga Ven và Xu Bi và điểm 
8: về đá Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập, 
Philippines cho rằng chúng nằm dưới mực nước 
biển khi thủy triều lên cao nên không phải là 
đảo, cũng như không nằm trên thềm lục địa của 
Trung Quốc. Đá Ga Ven, Chữ Thập thuộc cụm 
Nam Yết; đá Xu Bi thuộc cụm Thị Tứ; Gạc Ma 
thuộc cụm Sinh Tồn; Châu Viên thuộc cụm 
Trường Sa, chúng đúng là không thuộc thềm 
lục địa của Trung Quốc, nhưng thuộc quần đảo 
có chủ quyền lịch sử của Việt Nam. Điều đáng 
nói là bằng quan điểm giải thích rằng các đá, 
bãi ngầm thuộc về thềm lục địa, và bằng việc 
yêu cầu Trọng tài đồng thời đưa ra phán quyết 
về thềm lục địa (tại điểm 10), Philippines đã 
khéo léo phủ lên một mục đích ẩn chứa sâu xa 
rằng các đá đã nêu thuộc về thềm lục địa, và 
đương nhiên sẽ thuộc chủ quyền của quốc gia 
có thềm lục địa đó. 
Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo 
Trường Sa mang tính lịch sử, được các nhà 
nước Việt Nam xác lập phù hợp với tiêu chuẩn 
của nguyên tắc chiếm hữu thật sự. Quần đảo đã 
tồn tại và được cộng đồng quốc tế công nhận 
như thế về mặt lịch sử, phù hợp với điểm b 
Điều 46 của Công ước luật biển. Bảy đá nêu 
trên nằm rải rác trong các cụm đảo, trở thành 
những bộ phận tạo thành một thể thống nhất 
của quần đảo Trường Sa, không thể tách rời 
chúng ra để rồi quy nó vào thềm lục địa của 
một quốc gia khác. Thêm nữa Điều 76 Công 
ước luật biển đã chỉ rõ thềm lục địa chỉ gồm hai 
bộ phận: "đáy biển" và "tầng đất dưới đáy 
biển", không bao gồm những cấu tạo địa chất 
khác hình thành lên những đá, bãi cạn... 
Yêu cầu khởi kiện của Philippines chống lại 
Trung Quốc, nhưng dù vô tình hay hữu ý thì 
phía sau những giải thích của họ đã mặc nhiên 
xâm hại đến sự toàn vẹn chủ quyền của Việt 
Nam. 
2. Giải pháp pháp lý trước vụ kiện của 
Philippines 
Nhà nước ta nhất quán đường lối giải quyết 
tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng 
Sa và Trường Sa "trên cơ sở hòa bình, hữu 
nghị, trên cơ sở luật quốc tế và thông qua đối 
thoại bằng ngoại giao"4[1]. “Việt Nam cho rằng 
các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các 
biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp 
phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật 
pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp 
Quốc về luật biển 1982"5[2]. 
Là một quốc gia thực sự có danh nghĩa chủ 
quyền, Việt Nam không thể không có phản ứng 
hay hành động để bảo vệ khi chủ quyền ấy bị xâm 
phạm. Nhưng hành động như thế nào là một vấn đề 
đòi hỏi có sự cân nhắc thấu đáo. Sẽ khởi kiện theo 
cách Philippines đang làm, đứng ngoài cuộc hay 
_______ 
4. Vnecomy ngày 29/01/2012, bài “Biển Đông và chiến lược 
biển Việt Nam đến năm 2020”. 
5. VnExpress ngày 24/1/2013, bài “Phản ứng của Việt Nam 
về việc Philippines khởi kiện Trung Quốc”. 
P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
53 
can thiệp vào vụ kiện? Đó là câu hỏi lớn, trong thời 
điểm hiện tại phải được cân nhắc một cách tổng thể 
các lợi ích, cái được và cái mất, vấn đề chính trị, 
quân sự, ngoại giao, kinh tế; các mối quan hệ Việt 
Nam - Trung Quốc, Việt Nam với các nước trong 
ASEAN v.v... 
- Sử dụng quyền phương khởi kiện theo thủ 
tục Trọng tài sẽ không giải quyết được vấn đề chủ 
quyền quần đảo. Bởi các lý do sau đây: 
Thứ nhất, khác với luận điểm của 
Philippines, danh nghĩa chủ quyền lịch sử của 
Việt Nam được minh chứng trong hệ thống sử 
liệu có giá trị hơn hẳn danh nghĩa của các nước 
khác. Chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo 
Trường Sa được xác lập theo nguyên tắc chiếm 
hữu thật sự, hoàn toàn không dựa trên tính kề 
cận địa lý, không gắn với thềm lục địa. Trong 
khi đó phần lớn các đá, bãi ngầm thuộc quần 
đảo Trường Sa nằm xa bờ, ngoài thềm lục địa 
của Việt Nam, và gần hơn về phía bờ biển quần 
đảo Philippines. Nếu từ bỏ cơ sở chủ quyền lịch 
sử, chỉ đơn thuần giải thích trên tinh thần quy 
định của Công ước luật biển, sẽ làm yếu đi đáng 
kể luận cứ chủ quyền pháp lý của Việt Nam đối 
với các quần đảo bị chanh chấp. 
Thứ hai, vấn đề pháp lý: Công ước luật biển 
mới chỉ ghi nhận "vịnh lịch sử" (Điều 10) và 
"danh nghĩa lịch sử" (điều 15), nhưng hoàn toàn 
không có thêm một giải thích nào về các danh 
nghĩa lịch sử đó. Hơn nữa, khi tồn tại tuyên bố 
bảo lưu theo khoản 1 Điều 298 của Công ước 
luật biển (Trung Quốc đã sử dụng quyền này), 
Trọng tài sẽ không đưa ra phán quyết các danh 
nghĩa lịch sử. 
Thứ ba, quần đảo Trường Sa của Việt Nam 
còn là đối tượng yêu sách chủ quyền không chỉ 
bởi Trung Quốc, Philippines mà bởi Malaysia, 
Brunei. Khi đơn phương khởi kiện, Việt Nam 
tách ra khỏi mối quan hệ với các chủ thể này, 
trở thành bên độc lập, đối kháng với tất cả các 
bên. Trong hoàn cảnh mối quan hệ đoàn kết của 
ASEAN cần ngày càng phải tăng cường bền chặt 
hơn nữa, một yếu tố rất cần thiết để đối trọng với 
Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Biển Đông, thì 
cần tính toán một cách thận trọng trước khi quyết 
định. 
- Giải pháp đứng ngoài cuộc? 
Theo quy định tại Điều 11, Phụ lục VII của 
Công ước luật biển, phán quyết của Trọng tài 
chỉ có giá trị bắt buộc giữa các bên. Nếu Việt 
Nam không tham gia vào vụ kiện thì Việt Nam 
không phải chấp hành phán quyết. 
Nhưng Trọng tài là một cơ quan xét xử 
quốc tế, phán quyết của cơ quan xét xử quốc tế 
được coi là tiền lệ, một nguồn bổ trợ trong pháp 
luật quốc tế. Phán quyết còn có ý nghĩa chính 
trị rất quan trọng, định hướng dư luận quốc tế. 
Là một quốc gia đã mạnh mẽ tuyên bố chủ 
quyền quần đảo Trường Sa, lại không có động 
thái gì để bảo vệ chủ quyền đó khi bị xâm 
phạm, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Nguyên 
tắc Estoppel đòi hỏi một quốc gia phải nhất 
quán trong ứng xử và không được bác bỏ một 
thực tế đã được chính quốc gia thừa nhận trước 
đó. Các hành vi được coi là Estoppel có thể 
dưới dạng hành động, hoặc im lặng, không 
phản ứng khi bị xâm phạm chủ quyền mặc dù ý 
thức được đầy đủ quyền của mình. Quốc gia 
khác có quyền dẫn chiếu nguyên tắc Estoppel 
rằng sự im lặng của Việt Nam như một sự công 
nhận mặc thị đối với yêu sách và quan điểm chủ 
quyền của Philippines. Vì vậy, im lặng, đứng 
ngoài cuộc là một thất sách. 
- Giải pháp can thiệp vào vụ kiện 
Câu hỏi đặt ra là nếu không đơn phương 
khởi kiện, không đứng ngoài cuộc, Việt Nam 
làm gì để bảo vệ chủ quyền lịch sử chính đáng 
của mình trên quần đảo Trường Sa trước vụ 
kiện của Philippines. 
P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
54 
Tác giả đồng ý với nhiều ý kiến của các luật 
gia rằng Việt Nam phải có phản ứng và hành động 
dứt khoát để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. 
Cần thiết can thiệp vào vụ kiện của Philippines. 
Cơ sở pháp lý của Việt Nam can thiệp vào 
vụ kiện xuất phát từ chính thực tế yêu cầu của 
Philippines trước Trọng tài tại điểm 4, 6, 8 và 
10 như đã phân tích. Hơn nữa, khi phê chuẩn 
Công ước luật biển, ngày 25/7/1994 Việt Nam 
đã tuyên bố quan điểm giải quyết các tranh 
chấp có sự phân biệt giữa chủ quyền trên các 
quần đảo với tranh chấp các vùng biển và thềm 
lục địa: “Quốc hội [phân biệt] giữa việc giải 
quyết tranh chấp trên các quần đảo Hoàng Sa, 
Trường Sa và thềm lục địa, các vùng biển thuộc 
chủ quyền của Việt Nam, quyền và quyền tài 
phán trên nguyên tắc và tiêu chuẩn quy định 
trong Công ước luật biển năm 1982...”6[4] 
- Trước hết, bằng biện pháp ngoại giao đạt 
được hiệu quả là tốt nhất. Việt Nam không can 
thiệp vào biện pháp khởi kiện của Philippines, 
nhưng cần thiết đề nghị khoanh lại những giải 
thích phương hại đến vấn đề chủ quyền đối với 
các đá có liên quan đến Việt Nam, chỉ giải 
quyết các quyền chủ quyền và việc thực hiện 
các quyền đó trên các vùng biển và thềm lục địa 
giữa các bên trên cơ sở Công ước luật biển. 
Trên tinh thần đó, có thể yêu cầu Philippines 
sửa đổi những nội dung giải thích liên quan đến 
chủ quyền mang tính lịch sử của Việt Nam, 
trong khi vẫn giữ được mục đích của họ là đề 
nghị tuyên bố đường 9 đoạn trên Biển Đông, 
cũng như việc hành xử của Trung Quốc không 
phù hợp với Công ước luật biển. 
_______ 
6. Tuyên bố của Việt Nam ngày 25/7/1994 khi phê chuẩn 
Công ước: "The National Assembly [differentiates] between 
the settlement of the dispute[s] over the Hoang Sa and 
Truong Sa archipelagoes and the defence of the continental 
shelf and maritime zones falling under Viet Nam's 
sovereignty, rights and jurisdiction, based on the principles 
and standards specified in the 1982 United Nations 
Convention on the Law of the Sea". 
- Nếu phương án ngoại giao không đạt được 
kết quả mong muốn, tức là Philippines không 
chấp nhận, thì ít ra Việt Nam không rơi vào bẫy 
của nguyên tắc estoppel, sự công nhận mặc thị. 
Và đó cũng là lý do đã buộc chúng ta phải có 
hành động khác. Việt Nam cần thiết nộp đơn 
can thiệp trước Trọng tài, đề nghị chính thức 
tham gia vào vụ kiện với tư cách bên có quyền 
lợi liên quan để bảo vệ quan điểm pháp lý chủ 
quyền lãnh thổ của mình, cho dù thủ tục Trọng 
tài theo Phụ lục VII chưa có quy định nào về 
trường hợp có bên thứ 3 can thiệp, và chưa có 
tiền lệ trong thực tiễn. Song, mọi phán quyết 
của cơ quan xét xử, bất kỳ của quốc gia hay 
quốc tế, đều phải dựa trên cơ sở thực tế của đối 
tượng tranh chấp nhằm đạt tới tính đúng đắn và 
công bằng. Hơn nữa, sau khi Hội đồng Trọng 
tài được thành lập, Trọng tài sẽ tự quy định cho 
mình thủ tục giải quyết vụ kiện (Điều 5 Phụ lục 
VII) và chính Trọng tài sẽ quyết định vấn đề 
can thiệp của bên thứ ba. Không lẽ nào Trọng 
tài không xét đến thực tế lịch sử pháp lý đa 
phương của đối tượng tranh chấp trong vụ kiện, 
để dẫn đến một phán quyết gây thêm tranh cãi, 
bất đồng; trái ngược với mục đích của thiết chế 
Trọng tài là mang lại hòa bình trong giải quyết 
những bất đồng, tranh chấp. 
Đây là giải pháp có sự kết hợp giữa ngoại 
giao và pháp lý, vừa có tình vừa có lý, phù hợp 
với quan điểm đường lối nhất quán của Việt 
Nam, hoà bình giải quyết các tranh chấp. Nếu 
Philippines không thực sự quan tâm và hành 
động như một quốc gia có trách nhiệm trong 
cộng đồng quốc tế thì Việt Nam can thiệp vào 
vụ kiện là một hành động cần thiết./. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Báo Vnecomy (29/01/2012), Biển Đông và 
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, 
P.V. Thắng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 50-55 
55 
nguồn:
P0C9920/bien-dong-va-chien-luoc-bien-viet-
nam-den-2020.htm. 
[2] Báo VnExpress (24/1/2013), Phản ứng của Việt 
Nam về việc Philippines khởi kiện Trung Quốc, 
nguồn: 
gioi/2013/01/phan-ung-cua-viet-nam-ve-viec-
philippines- khoi-kien-trung-quoc/. 
[3] Công ước 1982 của Liên hợp quốc về luật biển 
[4] Declarations made upon signature, ratification, 
accession or succession or anytime thereafter, 
nguồn:
_agreements/convention_declarations.htm. 
[5] Declarations of states parties relating to 
settlement of disputes in accordance with 
Article 298 (optional exceptions to the 
applicability of part XV, section 2, of the 
convention. 
nguồn:
ments/basic_texts/298_declarations_june_2011
_english.pdf. 
[6] Notification and Statement of Claim on West 
Philippine Sea, 
nguồn:
cuu-nuoc-ngoai/3324-thong-bao-va-tuyen-b-
khi-kin-trung-quc-ca-philippines-ti-bin-ong
Thinking about Legal Solutions for Vietnam 
to the Case of the Philippines 
Phạm Vũ Thắng 
The Supreme People's Procuracy of Vietnam, 44 Lý Thường Kiệt, Hanoi, Vietnam 
Abstract: In the Notification and Statement of the claim dated 22 January 2013, the Philippines 
requested that the Arbitral Tribunal, established in Annex VII of the Convention on the Law of the Sea, 
issue an Award on 13 points. Although the Philippines conducts lawsuits against China, but some of the 
requirements are related to Vietnam's territorial sovereignty over the Spratly Islands. Specifically, 
according to the Philippines’ requests and explanations, Mischief Reef, Mc Kennan Reef, Gaven Reef, 
Subi Reef, Johnson Reef, Cuateron Reef and Fiery Cross Reef, are submerged features. This implies that 
they form a part of the Philippines’ Continental Shelf. These arguments bring Vietnam a question what 
Viet Nam will do to protect its legitimate sovereignty over the Spratly Islands. Unilateral action in the 
manner of the Philippines, or standing outside or to intervening in the case of Philippines? They are big 
questions which that the author want discuss with readers, to take part in protecting the sovereignty of 
Vietnam over the disputed islands. 

File đính kèm:

  • pdfsuy_nghi_ve_giai_phap_phap_ly_cho_viet_nam_truoc_vu_kien_cua.pdf