Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 2)
1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1. Khái niệm
Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân trong điều kiện bình thường được
pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản và không ai được xâm phạm các
quyền tự do cơ bản đó. Xuất phát từ quy định của Hiếp pháp, Bộ luật tố tụng hình sự
2003 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự với nội
dung quy định mọi hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự
nhằm giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng
hình sự (Điều 3) trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc về bảo đảm các quyền và lợi ích
cơ bản của công dân.
Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hành vi này luôn xâm
hại đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Để xác định hành vi đó có phải là tội
phạm hay không và nếu là tội phạm thì các yếu tố cấu thành của nó như thế nào, các
đặc điểm về chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan của tội phạm phải được
làm sáng tỏ, từ đó có một chế tài phù hợp với người thực hiện tội phạm, nhằm mục
tiêu giáo dục bản thân người phạm tội, phòng ngừa răn đe các biểu hiện tội phạm, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ pháp luật, lợi ích của
nhà nước, thông qua đó đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế và xây dựng
một môi trường xã hội lành mạnh văn minh. Tổng hợp tất cả những nội dung về vụ án
hình sự muốn được làm sáng tỏ thì sự kiện khách quan về hành vi nguy hiểm cho xã
hội đó phải được đi vào quá trình tố tụng, theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng mới
được quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với
người bị tình nghi và các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để chứng minh giải
quyết vụ án.
Để xác định sự kiện đã xảy ra mang dấu hiệu của một vụ án hình sự cần phải
được chính thức giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự theo quy định của pháp
luật, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh tìm hiểu những thông tin cơ bản ban đầu
để phục vụ cho việc ra quyết định xác định sự việc đã xảy ra là vụ án hình sự và chính
thức đưa vụ án đi vào giai đoạn điều tra làm rõ. Những hoạt động tố tụng ban đầu này
được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của vụ án là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự.
Như vậy, Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình
sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan
tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định
không khởi tố vụ án hình sự.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật tố tụng hình sự (Phần 2)
78 PHẦN THỨ HAI TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VÚ ÁN HÌNH SỰ CHƯƠNG 5 KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 1. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Khái niệm Hiến pháp năm 1992 quy định mọi công dân trong điều kiện bình thường được pháp luật tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản và không ai được xâm phạm các quyền tự do cơ bản đó. Xuất phát từ quy định của Hiếp pháp, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự với nội dung quy định mọi hành vi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhằm giải quyết vụ án hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (Điều 3) trên cơ sở thực hiện các nguyên tắc về bảo đảm các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Khi một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì hành vi này luôn xâm hại đến các khách thể được luật hình sự bảo vệ. Để xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không và nếu là tội phạm thì các yếu tố cấu thành của nó như thế nào, các đặc điểm về chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan của tội phạm phải được làm sáng tỏ, từ đó có một chế tài phù hợp với người thực hiện tội phạm, nhằm mục tiêu giáo dục bản thân người phạm tội, phòng ngừa răn đe các biểu hiện tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức, bảo vệ pháp luật, lợi ích của nhà nước, thông qua đó đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế và xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh văn minh. Tổng hợp tất cả những nội dung về vụ án hình sự muốn được làm sáng tỏ thì sự kiện khách quan về hành vi nguy hiểm cho xã hội đó phải được đi vào quá trình tố tụng, theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng mới được quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng hình sự quy định đối với người bị tình nghi và các cơ quan tổ chức cá nhân có liên quan để chứng minh giải quyết vụ án. Để xác định sự kiện đã xảy ra mang dấu hiệu của một vụ án hình sự cần phải được chính thức giải quyết bằng con đường tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh tìm hiểu những thông tin cơ bản ban đầu để phục vụ cho việc ra quyết định xác định sự việc đã xảy ra là vụ án hình sự và chính thức đưa vụ án đi vào giai đoạn điều tra làm rõ. Những hoạt động tố tụng ban đầu này được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên của vụ án là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Như vậy, Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền thu thập, xử lý các thông tin ban đầu và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được tính từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được những tin tức về tội phạm và kết thúc khi cơ quan tiến hành tố tụng ra một trong hai quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. 79 1.1.2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự đặt ra yêu cầu phải có căn cứ khởi tố vụ án hình sự. Bởi vì nếu như mục tiêu chung của tố tụng hình sự là nhằm “phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” (Điều 1) thì khởi tố vụ án hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng những tội phạm đã xảy ra để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp cho việc điều tra làm rõ và xử lý công minh đối với mọi tội phạm. Bằng cách đó, khởi tố không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu chung của tố tụng hình sự mà còn là một bảo đảm quan trọng để toàn bộ quá trình tố tụng hình sự được tiến hành và tiến hành theo đúng hướng, đúng mục tiêu. Khởi tố vụ án đúng đắn và kịp thời là một trong những bảo đảm quan trọng để xử lý nhanh chóng, công minh đối với hành vi phạm tội đã xảy ra. Ngược lại, nếu các hoạt động tố tụng hình sự trong giai đoạn khởi tố không đầy đủ, chính xác thì có thể dẫn đến những sai lệch hoặc khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trước tiên là trong giai đoạn điều tra tiếp theo. Do khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng nên ở giai đoạn này các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ sơ bộ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm hay không để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Xác định dấu hiệu của tội phạm ở giai đoạn này là việc xác định những dấu hiệu, hành vi và sự kiện phạm tội chứ chưa kết luận một cách chắc chắn về tội phạm và người phạm tội. Việc khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động tố tụng tiếp theo. Hoạt động điều tra có đạt được kết quả khách quan, toàn diện, đầy đủ hay không, các quyền lợi cơ bản của công dân có được tôn trọng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự. 1.3. Đặc điểm - Chủ thể: cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là Cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan được giao quyền tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu. - Hành vi tố tụng đặc trưng: kiểm tra, xác minh nguồn tin tiếp nhận được về tội phạm dưới các hình thức như lấy lời khai của người bị tạm giữ, xem xét dấu vết trên thân thể của người bị tạm giữ theo quy định, khám nghiệm hiện trường - Văn bản tố tụng đặc trưng: quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong đó: + Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý là có dấu hiệu của tội phạm cụ thể được quy định tại Bộ luật hình sự. Quyết định khởi tố vụ án hình sự làm phát sinh những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng cần thiết tiếp theo để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó. + Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác 80 định không tiến hành hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đã hoặc đang tiến hành đối với hành vi đã bị cho là tội phạm khi có những căn cứ nhất định 2. CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 2.1. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Để loại trừ những trường hợp oan sai, Điều 100 BLTTHS 2003 quy định khả năng duy nhất cho phép khởi tố vụ án. Đó là khi đã xác định được sự việc đã xảy ra có dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu tội phạm chính là những thông tin cơ bản ban đầu về sự việc phạm tội nói chung. Dấu hiệu tội phạm chính là điều kiện cần và đủ để khởi tố vụ án hình sự. Dấu hiệu tội phạm được xác định trên cơ sở những thông tin thu được từ những nguồn nhất định. Điều 100 BLTTHS 2003 quy định năm nguồn tin cụ thể làm cơ sở xác định dấu hiệu tội phạm như sau: 2.1.1. Tố giác của công dân Tố giác của công dân là sự tố cáo về những hành vi nào đó mà họ cho rằng đó là tội phạm. Công dân có quyền và nghĩa vụ tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà họ biết với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào không nhất thiết phải là cơ quan tiến hành tố tụng. Việc quy định như thế đã tạo điều kiện cho cơ chế thông tin về tội phạm được nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia rộng rãi và thuận tiện vào cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong đấu tranh với tội phạm, bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác của công dân có trách nhiệm phải thông báo cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản để xem xét việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Tố giác có thể trực tiếp bằng miệng, có thể bằng thư, điện thoại, văn bản Trường hợp người bị hại trình báo về sự kiện phạm tội cũng được coi là tố giác của công dân. 2.1.2. Tin báo của cơ quan, tổ chức Tin báo của cơ quan, tổ chức về tội phạm là những thông tin, thông báo, báo cáo, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức với cơ quan tiến hành tố tụng về những hành vi, vụ việc đã xảy ra mà các cơ quan, tổ chức cho đó là tội phạm27. Điều 83 của BLTTHS 1988 quy định “tin báo của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội” cũng là một căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. Điều 100 của BLTTHS 2003 đã thay thế cụm từ cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội bằng cụm từ cơ quan, tổ chức nói chung. Điều đó khẳng định rằng không chỉ có cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội mà cả các cơ quan (như cơ quan của sứ quán nước ngoài, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ) và các tổ chức khác (tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội) cũng phải có trách nhiệm báo cho cơ quan tiến hành tố tụng những tin tức về tội phạm. Điều này thể hiện rõ nguyên tắc sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. 27 Xem thêm Thông tư liên tịch của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Thanh tra Chính phủ - Bộ Công an – Bộ Quốc phòng số 03/2006/TTLT-KSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23 tháng 5 năm 2006 về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố 81 2.1.3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng Các phương tiện thông tin đại chúng là những nguồn thông tin công khai, liên tục và kịp thời phản ánh những sự kiện phát sinh trong đời sống xã hội. Hoạt động thông tin của các nguồn tin này trong nhiều trường hợp có giá trị chỉ ra các hành vi vi phạm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Khi có tin tức về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình) thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và giải quyết thông tin đó theo quy định của pháp luật. 2.1.4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm Đây là những chủ thể đặc biệt mà trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, những thông tin mà họ thu được có giá trị làm căn cứ xác định việc khởi tố vụ án hình sự. Trong đó các cơ quan là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và một số cơ quan khác thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân là các cơ quan quản lý Nhà nước, chức năng chính của họ là hành chính - quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực cụ thể, các cơ quan này phải thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra và do đó có khả năng phát hiện tội phạm. Vì vậy, dấu hiệu tội phạm do những cơ quan này phát hiện được cũng là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự. 2.1.5. Người phạm tội tự thú Người phạm tội tự thú là người sau khi đã thực hiện hành vi phạm tội đã tự ăn năn về tội lỗi của mình mà tự nguyện khai báo và giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nhanh chóng làm rõ các tình tiết của vụ án và ngăn chặn các hành vi phạm tội khác. Người phạm tội được coi là tự thú khi chính người đó tự đến cơ quan có thẩm quyền để khai báo về hành vi phạm tội của mình. Vì lời tự thú là lời của chính người phạm tội nói ra nên lời tự thú có thể được coi là nguồn thông tin trực tiếp về việc phạm tội. Vì vậy, lời tự thú là một tài liệu rất quan trọng để giải quyết vụ án nên cơ quan có thẩm quyền cần phải xác định rõ sự thật về lời tự thú đó để đi đến kết luận rằng có hay không có dấu hiệu tội phạm trong sự việc mà người tự thú khai báo, trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Các cơ sở trên là các nguồn thông tin ban đầu về tội phạm, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội. Các nguồn thông tin của các chủ thể này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng sự việc xảy ra là tội phạm. Thực tế cũng đã chứng minh, có nhiều trường hợp các thông tin về tội phạm được đưa ra từ những chủ thể này không chính xác. Khi cơ quan có thẩm quyền tiếp cận được các thông tin về tội phạm dựa vào các nguồn tin trên đây thì không mặc nhiên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà phải tiến hành kiểm tra xác minh nguồn tin một cách cơ bản và toàn diện, khi xác định có dấu hiệu tội phạm mới ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. 2.2. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự quy định những căn cứ khởi tố vụ án hình sự nhưng trong thực tế vẫn có những trường hợp do nhiều lý do khác nhau cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố vụ án hình sự không đúng với quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Nhằm phòng ngừa việc khởi tố vụ án hình sự một cách 82 thiếu chính xác, Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã quy định những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự mà khi sự kiện đã xảy ra rơi vào một trong những căn cứ đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Theo Điều 107, khi có một trong những căn cứ sau đây thì không được khởi tố vụ án hình sự: 2.2.1. Không có sự việc phạm tội Điều này có nghĩa là không xảy ra trên thực tế sự việc đã bị coi là tội phạm. Thực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ nguồn tin nào (tố giác, tin báo) cũng đều phản ánh đúng sự việc đã xảy ra. Đôi khi có những sự việc đã xảy ra gây nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy cho xã hội nhưng vẫn không phải là tội phạm nhưng do nhầm lẫn của người tố giác, do vu khống, giả tạo nên những thông tin sai lệch này vẫn đến với Cơ quan có thẩm quyền. Hay có những trường hợp, có những sự việc xảy ra nhưng rất khó phân biệt được tội phạm hay không phải tội phạm nếu như người nhận định sự việc không có kiến thức chuyên môn về khoa học pháp lý hình sự. Những trường hợp này, sau khi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xác định rõ ràng không có sự việc phạm tội thì đó sẽ là một căn cứ để quyết định không khởi tố vụ án hình sự. 2.2.2. Hành vi không cấu thành tội phạm Trường hợp này được hiểu là đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng hành vi đó không đủ những yếu tố cấu thành tội phạm. Trên thực tế, có những hành vi xảy ra có những dấu hiệu như tội phạm nhưng lại không đầy đủ như không có lỗi hoặc có hậu quả xấu cho xã hội nhưng không đáng kể v.v Để xác định được tội phạm cụ thể, hành vi được xem xét phải có đầy đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm. Căn cứ vào những quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi có những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội như tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, rủi ro thì không bị khởi tố về hình sự. Tóm lại, một hành vi được thực hiện hoặc là không có lỗi, hoặc là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt nhưng không đáng kể, hoặc hành vi được thực hiện bởi những chủ thể không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện, những hành vi gây thiệt hại nhưng loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì đó là những căn cứ để không khởi tố vụ án hình sự. 2.2.3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là căn cứ quan trọng để khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 1999, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải ... cấp quân khu hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tham gia xét xử. Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán hoặc Hội đồng Thẩm phán tán thành. Tại phiên tòa giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi biểu quyết về nội dung kháng nghị thì phải biểu quyết theo trình tự những ý kiến đồng ý với kháng nghị, những ý kiến không đồng ý với kháng nghị. Nếu không có loại ý kiến nào được quá nửa tổng số thành viên của Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán biểu quyết tán thành, thì phải hoãn phiên toà. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Uỷ ban Thẩm phán, Hội đồng Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án với sự tham gia của toàn thể các thành viên. 1.4.4. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 280) Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và có thể triệu tập những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. 1.4.5. Phạm vi giám đốc thẩm Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị (Điều 284). Phiên tòa giám đốc thẩm có nhiệm vụ kiểm tra 137 toàn diện tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, đối với tất cả những người bị kết án cũng như tất cả các vấn đề về vụ án. Việc quy định cho Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét toàn bộ vụ án nhằm đảm bảo cho việc xét xử vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. 1.5. Những quyết định của phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 285) Hội đồng giám đốc thẩm có quyền ra quyết định: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị là hợp pháp và có căn cứ, việc xét xử vụ án là chính xác, khách quan. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án khi vụ án đã xét xử rơi vào một trong các căn cứ được quy định tại Điều 107. Hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 273. Trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại thì tùy từng trường hợp cụ thể mà Hội đồng sẽ quyết định xét xử lại ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm. Quyết định của phiên tòa giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định (Điều 288). 2. XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC THEO TRÌNH TỰ TÁI THẨM 2.1. Khái niệm tái thẩm Quá trình giải quyết vụ án hình sự muốn đảm bảo tính chính xác không đơn thuần chỉ dựa vào đạo đức, trình độ và khả năng chuyên môn của người tiến hành tố tụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để việc giải quyết vụ án được toàn diện, khách quan và đúng người đúng tội phải kết hợp đồng bộ các yếu tố khác như sự hợp tác của người tham gia tố tụng, phương tiện khoa học kỹ thuật, thiết bị cần thiết cho việc giám định, thu thập chứng cứ Những yếu tố này, tùy từng giai đoạn từng vụ án mà có thể khai thác được ở những mức độ khác nhau. Điều này có nghĩa là, trên thực tế sẽ không loại trừ khả năng có những vụ án đã được xét xử và thi hành án nhưng sau này lại được cung cấp thêm những tình tiết mới, những tình tiết này khi được phát hiện sẽ làm thay đổi căn bản cách nhìn nhận ban đầu của cơ quan tiến hành tụng về việc giải quyết vụ án. Theo đó, bản án hoặc quyết định mà Tòa án đã đưa ra trước đó không chính xác, đúng người đúng tội. Khi phát hiện thấy vụ án rơi vào những trường hợp như vậy, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xem xét lại vụ án theo thủ tục tái thẩm. Như vậy, Tái thẩm là việc Tòa án xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó (Điều 290) 2.2. Căn cứ kháng nghị và quyền kháng nghị tái thẩm 6.2.2.1. Căn cứ kháng nghị tái thẩm (Điều 291) Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là: - Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, trong nhiều trường hợp, lời khai của người làm chứng, kết 138 luận giám định, lời dịch của người phiên dịch là chứng cứ quan trọng, thậm chí, trong nhiều vụ án, là căn cứ duy nhất để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, không phải lời khai của những người này hoặc kết luận giám định luôn luôn đúng đắn. Vì vậy, khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện lời khai, lời phiên dịch của những người này hoặc kết luận giám định không đúng và làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án, làm cho vụ án được xét xử không chính xác thì vụ án phải được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. - Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai. Kết luận của những người tiến hành tố tụng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự, xác định có hay không có hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu kết luận của những người này không đúng làm ảnh hưởng đến bản chất của vụ án thì vụ án phải được xem xét lại. - Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật. Tính pháp chế trong tố tụng hình sự quy định mọi hành vi tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, các tài liệu, chứng cứ trong vụ án phải được thu thập, bảo quản, sử dụng và xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu những vật này bị giả mạo hoặc bị thay đổi sẽ làm cho vụ án không có căn cứ để giải quyết hoặc sẽ giải quyết sai lầm. Khi phát hiện vụ án bị làm giả chứng cứ hoặc chứng cứ không đúng sự thật dẫn đến việc xét xử sai, khi đó vụ án phải được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm. - Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật. Những tình tiết khác là những tình tiết không liên quan đến các căn cứ đã nêu trên nhưng vẫn có thể xảy ra và làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực được đưa ra không đúng với những gì đã xảy ra trên thực tế. Việc phát hiện và sử dụng những tình tiết này sẽ có giá trị làm cho bản án quyết định về vụ án chính xác, đúng người đúng tội và không bỏ lọt tội phạm. Nhìn chung, những tình tiết mới được phát hiện để làm căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những tình tiết có thể làm thay đổi căn bản nội dung của vụ án. Những tình tiết này là những tình tiết mới mà người tiến hành tố tụng không hề biết trước đó. Nếu những tình tiết này đã được biết trước đó nhưng người tiến hành tố tụng không xem xét hoặc những tình tiết này là tình tiết mới nhưng không làm thay đổi căn bản nội dung vụ án thì vụ án sẽ không được tái thẩm mà được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. 2.2.2. Quyền kháng nghị tái thẩm (Điều 293) Những người có quyền kháng nghị tái thẩm bao gồm: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án 139 nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị. Những người có quyền kháng nghị tái thẩm có quyền ra quyết định tạm đình chỉ bản án hoặc quyết định đang được thi hành (Điều 294) 2.3. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm (Điều 295) Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. 2.4. Một số quy định chung về phiên tòa tái thẩm 2.4.1. Thẩm quyền tái thẩm Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực. Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án quân sự trung ương tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tái thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, các Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. 2.4.2. Thời hạn tái thẩm, thành phần Hội đồng tái thẩm, những người tham gia phiên tòa tái thẩm: Tương tự những quy định về Giám đốc thẩm. 2.5. Những quyết định của phiên tòa tái thẩm Hội đồng tái thẩm có quyền ra quyết định: Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; Hủy bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại; Huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án. Quyết định của phiên tòa Tái thẩm có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng tái thẩm ra quyết định (Điều 299). 140 NỘI DUNG CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày khái niệm giám đốc thẩm. 2. Trình bày các căn cứ kháng nghị kháng nghị giám đốc thẩm. 3. Xác định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 4. Trình bày những quyết định của phiên tòa giám đốc thẩm. 5. Trình bày khái niệm tái thẩm. 6. Trình bày các căn cứ kháng nghị kháng nghị tái thẩm 7. Xác định thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm 8. Trình bày những quyết định của phiên tòa tái thẩm. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, 2003. 4. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 5. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002. 6. Luật Luật sư năm 2006. 7. Luật thi hành án dân sự năm 2008. 8. Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 (sửa đổi bổ sung năm 2007). 9. Pháp lệnh Luật sư năm 2001. 10. Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002. 11. Pháp lệnh tổ chức Viện kiểm sát quân sự năm 2002. 12. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân năm 2002. 13. Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004. 14. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2006, 2009). 15. Quy chế tạm giữ, tạm giam năm 1998 (sửa đổi bổ sung năm 2002). SÁCH 1. Bộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý, Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, 2006. 2. Đinh Văn Quế - Chánh Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (Bình luận chuyên sâu), NXB Tổng hợp TP HCM, 2004. 3. Đinh Văn Quế - Chánh Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao, Giám đốc thẩm, tái thẩm về hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, 1997. 4. Đinh Văn Quế - Chánh Tòa Hình sự - Tòa án nhân dân tối cao, Thủ tục giám đốc thẩm trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đà Nẵng, 1999. 5. Lê Vương Long, Những vấn đề lý luận về quan hệ pháp luật, NXB Tư pháp, 2006. 6. Nguyễn Văn Cừ, Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, 2005. 7. Nguyễn Hữu Ước, Các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao từ năm 2002 đến năm 2007, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007. 142 8. Nguyễn Thành Vĩnh, Luật sư với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1990. 9. Phan Hữu Thư (Chủ biên) - Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, Kỹ năng hành nghề luật sư, 4 tập, NXB Công an nhân dân, 2001. 10. Từ điển Luật học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1997. 11. Trần Quang Tiệp, Lịch sử luật tố tụng hình sự Việt Nam (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, 2003. 12. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị quốc gia, 2005. 13. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, NXB CAND, 2004. GIÁO TRÌNH 1. Hoàng Văn Thức, Trường Đại học y dược TP HCM, Bài giảng Lý thuyết và thực hành Pháp y học, 1997. 2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Khoa học điều tra hình sự, NXB Công an nhân dân – 2004. 3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học tư pháp, NXB Công an nhân dân, 2003. 4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân,1997. 5. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. 6. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, NXB Lý luận chính trị, Hà nội, 2004. TÀI LIỆU KHÁC 1. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp, Tài liệu tập huấn về Bộ luật tố tụng hình sự (năm 2003), tháng 4 năm 2004. 2. Đặc san của Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, 2 tập, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 2004. 3. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an, Tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội, tháng 6 năm 2004. 4. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Luật sư, Hà Nội, 2006, 2007. 5. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về tổ chức và hoạt động của Luật sư, Hà Nội, 2008. 6. Tòa án nhân dân tối cao - Trường Cán bộ Tòa án, Tài liệu tập huấn Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội, 2004.
File đính kèm:
- giao_trinh_luat_to_tung_hinh_su_phan_2.pdf