Giáo trình May áo jacket, veston nữ 1 lớp

1.1. Kỹ thuật may túi mổ một viền áo jacket

1.1.1. Sản phẩm áp dụng: Thường được sử dụng trên các loại sản phẩm áo Jacket hai lớp

1.1.2.Cách thực hiện:

* Chuẩn bị các chi tiết:

- Cơi túi bằng vải chính x 1

- Đáp túi trên bằng vải chính x 1

- Keo cơi túi x 1 (kích thước bằng cơi túi)

- Lót túi dưới x 1

- Lót túi trên x 1

- Thân sản phẩm x 1

* Bước 1: Ép keo cơi túi, ủi gấp đôi cơi túi, lấy dấu miệng túi

- Ép keo lên mặt trái của cơi túi.

- Ủi gấp đôi cơi túi theo chiều dài miệng túi, hai mặt trái úp vào nhau

- Sang dấu miệng túi lên thân áo. Đường sang dấu phải sắc nét, đúng vị trí quy định

* Bước 2: Lược cơi túi vô lót túi dưới và may nối đáp túi vô lót túi trên

- Đặt cơi túi lên trên lót túi dưới sao cho đường gấp đôi cơi túi nằm bên trong, mép vải cơi túi trùng với mép vải lót túi dưới. Đặt rập thành phẩm trùng với mép gấp đôi cơi túi. May lược cơi túi lên lót túi cách mép rập 1mm, đường may không cần lại mũi.

 

doc 74 trang yennguyen 8900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình May áo jacket, veston nữ 1 lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình May áo jacket, veston nữ 1 lớp

Giáo trình May áo jacket, veston nữ 1 lớp
MỤC LỤC
Phần 1: KỸ THUẬT MAY ÁO JACKET
Chương 1: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT ÁO JACKET	
Bài 1: Kỹ thuật may các dạng túi áo Jacket 	Trang 2 
1.1 Kỹ thuật may túi mổ một viền áo jacket	2
1.2 Kỹ thuật may túi dây kéo trần	7
1.3 Kỹ thuật may túi dây kéo 2 viền	14
Bài 2: Kỹ thuật may bo thun tay áo, lai áo	17
Bài 3: Kỹ thuật tra dây kéo áo jacket	23
Bài 4: Kỹ thuật tra nón áo jacket 	29
Chương 2: Kỹ thuật may hoàn chỉnh áo jacket	32
Bài 1: Kỹ thuật may áo jacket một lớp	32
Bài 2: Kỹ thuật may áo jacket hai lớp	37
PHẦN 2: KỸ THUẬT MAY ÁO VESTON NỮ 1 LỚP 	44
Chương 1: Kỹ thuật may cụm chi tiết áo vest	44
Bài 1: Kỹ thuật may các dạng túi áo vest	44
1.1 Kỹ thuật may các dạng túi ốp ngoài	44
1.2 Kỹ thuật may túi mổ hai viền có nắp	47
Bài 2: Kỹ thuật tra cổ áo vest nữ	56
Bài 3: Kỹ thuật tra tay áo vest nữ	64
Chương 2: Kỹ thuật may hoàn chỉnh áo vest nữ	69
Bài 1: Kỹ thuật may áo vest nữ một lớp	69
Phần 1: KỸ THUẬT MAY ÁO JACKET
Chương 1: KỸ THUẬT MAY CỤM CHI TIẾT ÁO JACKET
Bài 1: KỸ THUẬT MAY CÁC DẠNG TÚI ÁO JACKET
1.1. Kỹ thuật may túi mổ một viền áo jacket
1.1.1. Sản phẩm áp dụng: Thường được sử dụng trên các loại sản phẩm áo Jacket hai lớp
1.1.2.Cách thực hiện:
* Chuẩn bị các chi tiết:
- Cơi túi bằng vải chính x 1
- Đáp túi trên bằng vải chính x 1
- Keo cơi túi x 1 (kích thước bằng cơi túi)
Hình dáng cắt theo thiết kế của áo
- Lót túi dưới x 1
- Lót túi trên x 1
- Thân sản phẩm x 1
* Bước 1: Ép keo cơi túi, ủi gấp đôi cơi túi, lấy dấu miệng túi
- Ép keo lên mặt trái của cơi túi.
- Ủi gấp đôi cơi túi theo chiều dài miệng túi, hai mặt trái úp vào nhau
- Sang dấu miệng túi lên thân áo. Đường sang dấu phải sắc nét, đúng vị trí quy định
Hình 1: Kích thước các chi tiết của túi mổ một viền áo Jacket
* Bước 2: Lược cơi túi vô lót túi dưới và may nối đáp túi vô lót túi trên
- Đặt cơi túi lên trên lót túi dưới sao cho đường gấp đôi cơi túi nằm bên trong, mép vải cơi túi trùng với mép vải lót túi dưới. Đặt rập thành phẩm trùng với mép gấp đôi cơi túi. May lược cơi túi lên lót túi cách mép rập 1mm, đường may không cần lại mũi.
Hình 2a: Lượt cơi túi vô lót túi dưới
- Gấp 1cm mép vải của đáp túi vô mặt trái, đặt đáp túi lên mặt phải lót túi trên và may nối đáp túi vô lót túi trên.
Hình 2b: Nối lót túi vô lót túi trên 
* Bước 3: May định hình miệng túi (hình 3)
- Đặt lót túi dưới (có lược cơi) lên thân đã được lấy dấu vị trí miệng túi, sao cho cơi túi úp lên mặt phải của thân, đường lược cơi túi nằm vào bên trong miệng túi 1 mm và may định hình miệng túi dưới sát với đường lược cơi túi. Lại mũi chỉ ở hai đầu đường may
- Đặt lót túi trên (có đáp túi) đối xứng với lót túi dưới qua vị trí miệng túi trên thân, phải đáp túi úp lên mặt phải của thân. Đặt rập thành phẩm miệng túi lên sát với đường may định hình miệng túi dưới và may định hình miệng túi trên theo rập thành phẩm, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.
Lưu ý: Hai đường định hình miệng túi phải song song và bằng nhau, khoảng cách giữa hai đường phải bằng bề rộng miệng túi.
Hình 3: May định hình miệng túi 
* Bước 3: Bấm mổ miệng túi (bấm lưỡi gà)
- Tương tự như túi mổ một viền quần tây.
* Bước 4: May chặn lưỡi gà
- Tương tự như túi mổ một viền quần tây.
* Bước 5: Diễu mí miệng túi dưới (hình 4) 
- Tương tự như túi mổ một viền quần tây.
Hình 4 
* Bước 6: Diễu mí miệng túi trên (hình 5) 
- Tương tự như túi mổ một viền quần tây.
Hình 5 
*Bước 7: May hoàn chỉnh bao túi (hình 6)
- Kéo lót túi trên xuông, vuốt cho êm phẳng và may hoàn chỉnh bao túi, đường may cách mép vải 1 cm.
Hình 6
1.1.3. Yêu cầu kỹ thuật
	Túi mổ một viền áo Jacket sau khi may xong phải đạt những yêu cầu sau:
- Miệng túi phải vuông, không nhăn, không bể
- Diễu miệng túi phải đều, đẹp
- Cơi túi phải đều, thẳng, che kín miệng túi
- Lót túi, đáp túi phải êm phẳng
- Đảm bảo đúng thông số và vệ sinh công nghiệp
1.1.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Vị trí, kích thước miệng túi sai.
- Sang dấu không chính xác, may định hình miệng túi không đúng đường sang dấu.
- Sang dấu vị trí miệng túi chính xác, may định hình miệng túi phải đúng đường sang dấu.
- Miệng túi không vuông góc, góc túi bị bể.
- Hai đường may định hình không song song và bằng nhau, không lại mũi hai đầu đường may định hình, bấm góc miệng túi bị lố, may chặn hai đầu miệng túi không sát, không vuông góc miệng túi.
- Hai đường may định hình phải song song và bằng nhau, lại mũi hai đầu đường may định hình, bấm miệng túi cách góc 1 canh sợi, may chặn hai đầu miệng túi phải sát, vuông góc miệng túi.
- Cơi túi không đều, miệng túi không ôm khít vào thân sản phẩm
- May định hình miệng túi không theo rập, cơi túi bị căng hoặc chùng khi chặn miệng túi.
- May định hình miệng túi phải theo rập, vuốt cho cơi và sản phẩm êm phẳng trước khi may chặn miệng túi.
- Lót túi và đáp túi không êm phẳng.
- May không đúng phương pháp
- Giữ êm các lớp vải khi may, vuốt cho lót túi và đáp túi êm trước khi may
1.2. Kỹ thuật may túi dây kéo trần
1.2.1. Sản phẩm áp dụng: Thường được sử dụng trên các loại sản phẩm áo Jacket hai lớp, áo bảo hộ lao động, quần kiểu 
1.2.2. Cách thực hiện:
* Chuẩn bị các chi tiết:
- Đáp túi bằng vải chính x 1
- Nẹp túi bằng vỉa chính x 1
- Keo nẹp túi x 1 (kích thước bằng nẹp túi)
- Lót túi dưới x 1
- Lót túi trên x 1
- Thân sản phẩm x1
- Dây kéo x 1 (dài dây kéo = TP miệng túi – 6 mm)
- Sử dụng chân vịt 3 mm để may
Hình 7: Kích thước các chi tiết của túi dây kéo trần
*Bước 1: Ép keo nẹp túi + lấy dấu miệng túi
- Ép keo lên mặt trái nẹp túi
- Lấy dấu vị trí miệng túi trên thân, trên nẹp túi
* Bước 2: Khóa đầu dây kéo (hình 8) 
Hình 8
- Chụm hai đầu dây kéo sát lại và khóa đầu dây kéo, đường may cách đầu dây kéo 0,3cm.
* Bước 3: May đáp túi vô lót túi trên (hình 9) 
- Gấp 1 cm mép vải của đáp túi vô mặt trái, đặt đáp túi lên mặt phải lót túi trên và may nối đáp túi vô lót túi trên.
Hình 9
* Bước 4: May định hình miệng túi (hình 10) 
- Đặt thân áo nằm dưới, nẹp túi nằm trên sao cho hai mặt phải úp vào nhau, vị trí miệng túi trên thân trùng với vị trí miệng túi trên nẹp.
- May định hình miệng túi theo dấu vẽ. 
Hình 10
Hình 9
* Bước 5: Bấm mổ miệng túi
- Dùng kéo cắt đôi thân áo, nẹp túi theo đường giữa miệng túi, đến cách hai đầu miệng túi của hai đường may định hình miệng túi khoảng 1cm thì bấm xéo góc 45o vào đầu đường may, cách đầu đường may 1canh sợi chỉ. 
- Lộn đẩy nẹp túi vào bên trong miệng túi, lật mép vải về phía nẹp túi và diễu 1mm lên nẹp (chỉ diễu hai đường theo chiều dài miệng túi). Ủi cho nẹp túi nằm êm trên miệng túi, mép vải loe mí vào bên trong 1mm.
Hình 11
* Bước 6: May dây kéo vào lót túi
- May dây kéo vào lót túi dưới: đặt lót túi dưới xuống dưới mặt bàn, mặt phải úp xuống, đáy túi quay về phía tay trái người may, đặt dây kéo lên trên, mặt phải dây kéo ngửa lên. Xếp cho mép vải lót túi bằng với mép dây kéo, may dính lót túi dưới vào dây kéo (hình 12a). 
- May dây kéo vào lót túi trên: Đặt lót túi trên xuống dưới mặt bàn, mặt phải úp ngửa lên, đáy túi quay về phía tay phải người may, đặt dây kéo lên trên, mặt phải dây kéo ngửa lên. Xếp cho mép vải lót túi bằng với mép dây kéo, may dính lót túi trên vào dây kéo (hình 12b).
Hình 12
Lưu ý: Thường đóng dây kéo theo hướng từ dưới lên (túi dọc, túi xiên) hoặc theo hướng từ nẹp áo sang sườn áo (túi ngang). Tùy trường hợp mà đặt vị trí đầu dây kéo cho phù hợp. 
 * Bước 7: May dây kéo vô miệng túi (hình 13)
- May dây kéo vô miệng túi dưới: Đặt dây kéo đã may lót túi xuống mặt bàn (mặt phải ngửa lên), kéo lót túi nằm sang hai bên. Đặt thân sản phẩm lên trên (mặt phải ngửa lên), kéo lót túi nằm đúng vị trí trên miệng túi (răng dây kéo nằm giữa chiều rộng miệng túi). May dây kéo vô miệng túi dưới, đường may cách đường gấp mép vải 1mm, lại mũi chỉ hai đầu đường may (hình 13a) 
- May dây kéo vô miệng túi trên: Kéo lót túi trên xuống, vuốt cho êm phẳng và may dây kéo vô miệng túi trên, bắt đầu từ góc miệng túi bên phải qua miệng túi trên và may sang góc miệng túi bên trái, lại mũi chỉ hai đầu đường may (hình 13b).
Hình 13b
Lưu ý: Khi may kéo căng dây kéo, giữ êm thân sản phẩm. 
Hình 13b
Hình 13a
Hình 13b
* Bước 8: May hoàn chỉnh bao túi (hình 14)
- Vuốt cho lót túi êm phẳng và may hoàn chỉnh bao túi, đường may cách mép vải 1cm.
Hình 14
1.2.3. Yêu cầu kỹ thuật
	Túi dây kéo trần sau khi may xong phải đạt những yêu cầu sau:
- Miệng túi phải êm phẳng, góc phải vuông.
- Dây kéo phải thẳng, không dợn sóng.
- Lót túi nằm êm, không nhăn, vặn.
- Các đường diễu phải đều, đẹp.
- Đảm bảo đúng thông số và vệ sinh công nghiệp
1.2.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Vị trí, kích thước miệng túi sai.
- Sang dấu không chính xác, may định hình miệng túi không đúng đường sang dấu.
- Sang dấu vị trí miệng túi chính xác, may định hình miệng túi phải đúng đường sang dấu.
- Miệng túi không vuông góc, góc túi bị bể.
- Hai đường may định hình không song song và bằng nhau, bấm góc miệng túi bị lố, may chặn hai đầu miệng túi không sát, không vuông góc miệng túi.
- Hai đường may định hình phải song song và bằng nhau, bấm miệng túi cách góc 1 canh sợi, may chặn hai đầu miệng túi phải sát, vuông góc miệng túi.
- Dây kéo bị dợn sóng
- Khi may định hình không giữ thẳng dây kéo.
- Khi may định hình dây kéo giữ thẳng dây kéo, hơi kéo nhẹ 
- Lót túi và đáp túi không êm phẳng.
- May không đúng phương pháp
- Giữ êm các lớp vải khi may, vuốt cho lót túi và đáp túi êm trước khi may
1.3. Kỹ thuật may túi dây kéo hai viền
1.3.1. Sản phẩm áp dụng: Thương được sử dụng trên các loại sản phẩm áo Jacket hai lớp, áo bảo hộ lao động, quần kiểu
1.3.2. Cách thực hiện:
* Chuẩn bị các chi tiết:
 - Đáp túi bằng vải chỉnh x 1
- Cơi túi bằng vải chính x 1
- Keo cơi túi x 1 (kích thước bằng cơi túi)
- Lót túi dưới x 1
- Lót túi trên x1
- Thân sản phẩm x 1
- Dây kéo x 1 (dài dây kéo = tp miệng túi – 6 cm)
- Sử dụng chân vịt 3 mm để may.
Hình 15: Kích thước các chi tiết của túi dây kéo hai viền
* Bước 1: Ép keo cơi túi + ủi định hình cơi túi + lấy dấu miệng túi
* Bước 2: Khóa đầu dây kéo
* Bước 3: May đáp túi vô lót túi trên
* Bước 4: May định hình miệng túi
* Bước 5: Bấm mổ miệng túi + chặn lưỡi gà
* Bước 6: May dây kéo vào lót túi
* Bước 7: May dây kéo vô miệng túi
Hình 16
* Bước 8: May hoàn chỉnh túi (hình 16)
1.3. 3. Yêu cầu kỹ thuật
	Túi dây kéo hai viền sau khi may xong phải đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Miệng túi phải êm phẳng, góc phải vuông.
- Dây kéo phải thẳng, không dợn sóng.
- Hai viền miệng túi phải đều nhau và che kín miệng túi.
- Lót túi nằm êm, không nhăn, vặn.
- Các đường diễu phải đều, đẹp.
1.3.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Vị trí, kích thước miệng túi sai.
- Sang dấu không chính xác, may định hình miệng túi không đúng đường sang dấu.
- Sang dấu vị trí miệng túi chính xác, may định hình miệng túi phải đúng đường sang dấu.
- Miệng túi không vuông góc, góc túi bị bể.
- Hai đường may định hình không song song và bằng nhau, bấm góc miệng túi bị lố, may chặn hai đầu miệng túi không sát, không vuông góc miệng túi.
- Hai đường may định hình phải song song và bằng nhau, bấm miệng túi cách góc 1 canh sợi, may chặn hai đầu miệng túi phải sát, vuông góc miệng túi.
- Dây kéo bị dợn sóng
- Khi may định hình không giữ thẳng dây kéo.
- Khi may định hình dây kéo giữ thẳng dây kéo, hơi kéo nhẹ 
- Lót túi và đáp túi không êm phẳng.
- May không đúng phương pháp
- Giữ êm các lớp vải khi may, vuốt cho lót túi và đáp túi êm trước khi may
- Hai viền miệng túi không đều, miệng túi không ôm khít vào thân sản phẩm
- May định hình miệng túi không theo rập, cơi túi bị căng hoặc chùng khi chặn miệng túi
- May định hình miệng túi phải theo rập, vuốt cho viền và sản phẩm êm phẳng trước khi may chặn miệng túi.
Bài 2: KỸ THUẬT MAY BO THUN LAI ÁO, TAY ÁO
2.1. Cách thực hiện bo thun áo:
* Chuẩn bị các chi tiết:
- Bo lai áo x 1
- Đầu bo lai x2
- Keo dầu bo lai x 2 ( kích thước bằng đầu bo)
- Thun may bo lai áo x 1 (bề rộng bằng TP bo áo) 
Hình 17: Kích thước các chi tiết của bo lai áo
* Bước 1: Ép keo đầu bo lai
- Ép keo lên mặt trái đầu bo
* Bước 2: Lược thun lên bo áo (hình 18)
- Chia thun và bo lai làm 4 phần bằng nhau
- Cố định thun lên bo lai: Gấp đôi bo lai theo bề rộng, hai mặt trái úp vào nhau. Đặt thun vào giữa, sao cho một cạnh thun sát với đường gấp đôi. May lược cố định thun lên bo lai theo các dấu vừa chia (may lược hai đầu trước). Khi may lược, mép vải ôm sát cạnh thun (hình 18a). 
Hình 18a
- Lược thun lên bo lai: Đẩy cạnh thun sát với đường gấp đôi bo lai, dùng chân vịt một giò để may lược bo thun từ đầu bên này sang đầu bên kia. Đường may cách thun 1mm, không được dính vào thun. Khoảng cách từ đường may đến cạnh gấp đôi bo phải bằng nhau trên suốt chiều dài bo lai. Sau khi lược xong, hai tay cầm hai đầu bo lai và kéo giãn thun để vải dàn đều trên suốt chiều dài thun (hình 18b). 
Hình 18b
* Bước 3: Diễu bo thun (hình 19)
- Chia bo lai làm ba phần bằng nhau theo bề rộng và may diễu thun theo từng phần một. Khi diễu thun các ngón tay cầm vải phải vuông góc với đường diễu thun, thun phải được kéo căng bằng chiều dài bo thun. Sau khi diễu xong thun phải được dàn đều, đường diễu thẳng, đều không bị xếp plis. 
- Sau khi diễu bo thun, gỡ các đường chỉ lược cố định thun lên bo lai (chừa hai đường lược ở hai đầu lại). 
Hình 19
* Bước 4: May lộn hai đầu bo (hình 20)
- Gấp đôi đầu bo ôm sát vào mép vải gấp đôi của đầu bo lai, sao cho 2 mặt trái của đầu bo quay ra ngoài. Xếp cho các mép vải bằng nhau và may lộn đầu bo, đường may cách mép vải 1 cm (hình 20a) 
Hình 20a
- Đầu bên kia phương pháp may tương tự
- Lộn 2 mặt phải đầu bo ra ngoài, đường gấp đôi trên đầu bo và trên bo lai phải bằng nhau tạo thành một đường thẳng (hình 20b).
Hình 20b
2.2. Cách thực hiện bo thun tay áo:
* Chuẩn bị các chi tiết (các chi tiết cặp đôi trên 2 tay áo)
- Bo áo x 2
- Thun áo x 2
* Bước 1: Nối hai đầu thun (hình 21) 
- Xếp hai đầu thun sát vào nhau, bên dưới hai đầu đặt một miếng vải nhỏ. May dính hai đầu thun vào miệng vải rồi may zic zăc qua lại để giữ hai mép thun cho chắc.
- Thun chia làm 4 phần bằng nhau.
Hình 21
* Bước 2: May lộn bo tay (hình 22)
- Xếp hai mép vải ở hai đầu bo tay với nhau, hai mặt phải úp vào nhau. May lộn bo thun, đường may cách mép vải 1 cm.
- Ủi rẽ đường may lộn.
- Chia bo tay làm 4 phần bằng nhau.
Hình 22
* Bước 3: Lược thun lên bo tay
- Cố định thun lên bo tay.
- Lược thun lên bo tay.
-> Tương tự như may bo lai áo, chỉ khác là bo tay may theo vòng tròn.
* Bước 4: Diễu bo tay
- Tương tự như bo lai (hình 23) 
Hình 23
2.3. Yêu cầu kỹ thuật
	Bo thun lai áo, tay áo sau khi may xong phải đạt những yêu cầu sau:
- Các đường diễu bo thun phải thẳng, đều, không bị nhíu, nhăn hay bị trùng.
- Hai đầu bo lai phải ôm sát bo thun và tạo thành một đường thẳng.
- Phải đảm bảo đúng thông số kỹ thuật của bo áo và bo lai.
2.4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Thành phẩm lai áo, lai tay sai thông số.
- May lai áo, lai tay không chính xác
-  ... 
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Vị trí, kích thước miệng túi sai.
- Sang dấu không chính xác, may định hình miệng túi không đúng đường sang dấu.
- Sang dấu vị trí miệng túi chính xác, may định hình miệng túi phải đúng đường sang dấu.
- Miệng túi không vuông góc, góc túi bị bể.
- Hai đường may định hình không song song và bằng nhau, bấm góc miệng túi bị lố, may chặn hai đầu miệng túi không sát, không vuông góc miệng túi.
- Hai đường may định hình phải song song và bằng nhau, bấm miệng túi cách góc 1 canh sợi, may chặn hai đầu miệng túi phải sát, vuông góc miệng túi.
- Lót túi và đáp túi không êm phẳng.
- May không đúng phương pháp
- Giữ êm các lớp vải khi may, vuốt cho lót túi và đáp túi êm trước khi may
- Hai viền miệng túi không đều, miệng túi không ôm khít vào thân sản phẩm
- May định hình miệng túi không theo rập, cơi túi bị căng hoặc chùng khi chặn miệng túi.
- May định hình miệng túi phải theo rập, vuốt cho viền và sản phẩm êm phẳng trước khi may chặn miệng túi
- Nắp túi không tròn đều
- May không đúng thông số kỹ thuật.
- May phải theo đúng thông số kỹ thuật.
- Các đường diễu bị nhăn, rút chỉ
- Chỉ bị căng hoặc may không đúng quy cách
 - Chỉnh chỉ trước khi may hoặc may các đường diễu theo đúng quy cách
Bài 2: KỸ THUẬT TRA CỔ ÁO VEST NỮ
2.1. Cách thực hiện:
* Chuẩn bị các chi tiết:
- Thân áo đã ráp decoupe, may pince, mổ túi hoàn chỉnh, ráp vai con + ủi rẽ vai con
- Nẹp ve x 2
- Lá cổ trong x 1
- Lá cổ ngoài x 1
- Keo lá cổ x 2
- Keo nẹp ve x 2 (kích thước bằng nẹp ve)
- Keo nẹp thân áo x 2
Hình 49: Các chi tiết may cổ áo vest
Hình 49: Các chi tiết may cổ áo vest
+ Nếu áo một lớp: kích thước keo nẹp thân áo nhỏ hơn ve 1 cm về bên thân.
+ Nếu áo 2 lớp: kích thước keo nẹp thân áo bằng thân áo bên nẹp.
* Bước 1: Ép keo lá cổ, nẹp áo, thân trước + lấy dấu cổ (hình 50)
- Ép keo lên mặt trái hai lớp lá cổ, nẹp ve. 
- Ép keo lên mặt trái thân trước (phần nẹp) – được thực hiện trước khi đem thân trước lắp ráp.
- Đặt rập thành phẩm lên mặt trái lá cổ trong, ngoài và vẽ lá cổ
- Sang dấu góc lá cổ ra mặt phải
- Vẽ lại đường tra cổ, đầu ve, chân ve, đường ráp ve lên mặt trái nẹp, thân trước.
- Sang dấu đường tra cổ, đầu ve ra mặt phải ve, thân trước. 
Hình 50
Lưu ý: Các đường lấy dấu phải tuyệt đối chính xác, sắc nét, đảm bảo độ ăn khớp, đối xứng khi lắp ráp.
* Bước 2: Ráp lá cổ trong vô thân áo + ủi rẽ đường may (hình 51) 
- Thân áo đặt dưới, lá cổ trong đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may đầu góc lá cổ trùng với điểm đặt ve trên thân trước.
Hình 51a
- Ráp lá cổ trong vô thân trước trái, may đến góc cổ thì bấm góc và ráp vòng qua cổ sau, đến vòng cổ thân trước phải, đến góc cổ thì tiếp tục bấm góc và kết thúc ở điểm đặt đầu ve thân trước. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ (hình 51a).
- Ủi rẽ mép vải sang hai bên đường may (hình 51b)
Hình 51b
* Bước 3: Ráp lá cổ ngoài vô ve áo + ủi rẽ đường may (hình 52)
- Ve bên phải đặt dưới, lá cổ trong đặt lên trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may đầu góc lá cổ trùng với điểm đặt ve trên ve áo. Ráp lá cổ ngoài vô ve bên phải, may đến góc cổ thì bấm góc và may thẳng đến cuối đầu vai. Đầu và cuối đường may lại mũi chỉ (hình 52a).
- Ve bên trái phương pháp may tương tự
- Ủi rẽ mép vải sang hai bên đường may (hình 52b). 
Hình 52
* Bước 4: May lộn ve áo (hình 53)
- Thân áo đặt dưới, ve áo đặt trên, hai mặt phải úp vào nhau sao cho đường may đầu ve trên thân áo và trên ve trùng nhau. May lộn ve áo từ đầu ve đến lai áo theo đường thành phẩm, hai đầu đường may lại mũi chỉ.
- Ve bên kia phương pháp may tương tự. 
Lưu ý: Đường may ráp ve phải trùng với đường may đầu cổ. Nếu ve áo nhọn thì đặt chỉ ở đầu ve.
Hình 53
* Bước 5: May lộn lá cổ (hình 54)
- Lật mép vải may ve xuống bên dưới. Gấp mép vải đầu lá cổ về bên trái, xếp cho hai mép vải bằng nhau và may lộn lá cổ theo đường thành phẩm.
- Bấm góc đầu ve và lộn mặt phải lá cổ, lộn đầu ve ra bên ngoài.
Lưu ý: Có thể may lộn lá cổ trước, may lộn ve sau.
Hình 54
Hình 55
Hình 54
* Bước 6: Mí ve áo, mí lá cổ trong
- Lật mép vải qua ve áo và diễu 1mm lên ve áo, từ đầu lai đến điểm cách điểm bẻ ve 1cm thì dừng và lại mũi chỉ (hình 55).
- Lật mép vải may lộn lá bâu qua lớp trong lá bâu và diễu 1mm lên lá bâu trong, đầu và cuối đường may lại mũi chỉ.
* Bước 7: Mí chân cổ, chặn ve (hình 56)
- Gấp mép vải chân cổ ngoài vô mặt trái che kín đường may tra cổ sau và tiến hành mí chân cổ. Đường mí cách mép gấp 1mm.
- Vuốt cho ve áo nằm êm lên thân áo và tiến hành may chặn ve.
Hình 56
2.2. Yêu cầu kỹ thuật:
Sản phẩm sau khi may xong phải đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Đường diễu không bị nhăn, vặn, rút chỉ.
- Lá cổ, nẹp ve phải đối xứng và vuông góc.
- Diễu mí cổ không sụp mí
- Tra cổ góc phải vuông
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp
2.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Tra cổ bị lệch vai con
- Lấy dấu vòng cổ, lá cổ không chính xác
- Lấy dấu vòng cổ, lá cổ chính xác và may theo đường vẽ định hình
- Các đường diễu bị nhăn, rút chỉ
- Chỉ bị căng hoặc may không đúng quy cách
- Chỉnh chỉ trước khi may hoặc may các đường diễu theo đúng quy cách
- Đầu lá cổ độ hở ve không đối xứng và không bằng nhau.
- Tra cổ không đúng theo đường đã lấy dấu
- Tra cổ theo đúng đường đã lấy dấu
- Tra cổ góc không vuông
- Tra cổ bấm góc không đúng
- Tra cổ góc vuông phải bấm góc đúng vị trí xoay.
- Khi tra cổ, là cổ, nẹp ve bị vặn
- Lá cổ, nẹp ve không đúng canh sợi.
- Lá cổ, nẹp ve phải đúng canh sợi.
Bài 3: KỸ THUẬT TRA TAY ÁO VEST NỮ
3.1. Cách thực hiện:
* Chuẩn bị các chi tiết:
- Mang tay lớn x 2
- Mang tay nhỏ x 2
- Đệm vai
- Vải bọc đệm vai
- Vải may đầu tay
- Thân áo đã được tra cổ + ráp sườn và ủi sườn
- Vẽ lại các đường thành phẩm trên tay cho chính xác
Hình 57: Các chi tiết tay áo vest
- Sang dấu điểm giữa đầu vai, đường sườn.
* Bước 1: Ráp bụng tay + ủi rẽ (hình 58)
- Đặt hai mặt phải của mang tay lớn và mang tay nhỏ úp vào nhau, xếp cho hai mép vải bên bụng tay bằng nhau và tiến hành may ráp bụng tay (hình 58a)
Hình 58
- Ủi rẽ mép vải sang hai bên (58b).
* Bước 2: May góc lai tay mang tay (hình 59) 
- Ủi gấp lai tay theo đường thành phẩm.
- Vẽ một đường chéo qua góc đường thành phẩm mang tay lớn, sao cho chiều dài hai đoạn đường chéo bằng nhau (hình 59a). 
Hình 59
Hình 60
- Gấp cạnh đường chéo (1) và (2) trùng nhau, hai mặt phải úp vào nhau và tiến hành may lộn góc lai mang tay lớn. Lại mũi hai đầu đường may.
- Gấp lai tay bên mang tay nhỏ theo đường thành phẩm về mặt phải và may lộn đầu lai mang tay nhỏ. Đường may cách đường thành phẩm sống tay 1 -> 1,5cm. Lại mũi hai đầu đường may.
- Lộn góc lai tay mang tay lớn và đầu lai mang tay nhỏ và bắt đầu vắt lai tay (hình 59b).
* Bước 3: Ráp đường sống tay (hình 60) 
- Xếp mép vải hai bên sống tay bằng nhau, hai mặt phải úp vào nhau. Tiến hành ráp đường sống tay theo đường thành phẩm bắt đầu từ đầu sống tay đến đầu đường xẻ cửa tay, lại mũi chỉ ở hai đầu đường may.
- Ủi rẽ sống tay, đến gần vị trí đường xẻ thì ủi hơi lài mép vải (nếu áo 2 lớp thì bấm góc bên mang tay nhỏ và ủi rẽ sống tay).
* Bước 4: Lược cầm vòng nách tay + lược rút dún đầu tay
Hình 60
- Lược cầm xung quanh nách tay cách đường thành phẩm nách tay 0,5cm sao cho vòng nách tay không bị giãn trong quá trình tra tay (đường may lược cách đường ráp bụng tay 1cm về hai bên)
- Kiểm tra độ dư trên vòng nách tay áo và thân áo (vòng nách trên tay lớn hơn vòng nách trên thân từ 4-> 5cm thì tra tay đẹp).
- Lược cầm đầu tay (đường lược chỉ được nằm trong phạm vi đầu tay, không được lấn sang đường ráp sống tay và bụng tay), đường lược cách đường thành phẩm khoảng 3mm.
- Tiến hành rút dún phần dư trên tay áo lại sao cho vòng nách trên thân bằng vòng nách trên tay, phần rút dún được dàn đều lên đầu tay.
* Bước 5: Lược tay vô thân áo
- Sử dụng mũi may đột bằng tay để lược vòng nách trên tay lên vòng nách trên thân. Đường lược theo đúng đường thành phẩm của vòng nách trên tay và trên thân.
- Khi lược mang tay lớn lược về thân sau, các dấu trên đầu vai, đường sườn trên thân và tay phải trùng nhau. Tay áo phải đứng, phồng ở đầu vai nhưng không được xếp plis, hai tay áo phải đối xứng nhau.
* Bước 6: Tra tay vô thân áo
- Kiểm tra độ đối xứng, độ phồng của tay một lần nữa cho đảm bảo và tiến hành tra tay áo vô thân bằng đường may máy. Đường may theo đúng đường thành phẩm.
- Gỡ đường chỉ lược tay vô thân
- Sử dụng gối ủi để ủi vòng nách tay cho phẳng, tạo độ phồng cần thiết cho đầu tay.
* Bước 7: Gắn đệm vòng nách tay + gắn đệm vai lên đầu vai
- Cắt một miếng vải canh xéo 45o bằng vải chính, có bề rộng khoảng 3->4cm (nếu vải không dày thì gấp đôi lại, bề rộng sau khi gấp khoảng 2->2,5cm), chiều dài tính từ đường sống tay đến decoupe thân trước.
- Đặt miếng vải đệm đầu vai nằm dưới, vòng nách nằm trên (phần tay úp xuống), xếp cho mép vải trên tay và trên miếng vải đệm bằng nhau và may miếng đệm đầu vai theo đường tra tay, cách đường tra tay 1mm về bên mép vải (không được may đè lên đường tra tay).
Hình 61
- Gấp đôi miếng vải bọc đệm vai, cho đệm vai vào giữa và lược bọc vải lên đệm vai, khi lược phải kéo căng một lớp vải để đệm vai hơi cong về một bên (hình 61). Vắt sổ xung quanh đệm vai. 
- Đặt đệm vai nằm dưới, úp mặt cong xuống, vòng nách (phần đầu vai trên thân úp xuống), canh cho đệm vai nằm giữa đầu tay, mép vải trên đệm vai bằng với mép vải tra tay. Gắn đệm vai lên đầu vai theo đường may viền đầu tay.
- Đầu bên kia đệm vai khâu gắn vào mép vải trên vai con thân áo.
- Ủi hoàn chỉnh tay áo .
3.2. Yêu cầu kỹ thuật:
Sản phẩm sau khi may xong phải đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Tra tay phải tròn , đều, không nhăn, vặn, xếp ly
- Tay tra xong phải thẳng, không đá ra trước, ra sau.
- Đường vắt lai tay không được lộ chỉ ra ngoài.
- Gắn nút ở thép ta đúng vị trí.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
3.3. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Các đường diễu bị nhăn, rút chỉ
- Chỉ bị căng hoặc may không đúng quy cách
- Chỉnh chỉ trước khi may hoặc may các đường diễu theo đúng quy cách
- Tra tay không tròn, đều.
- Lấy dấu tay không tròn, tra tay không theo đường thiết kế
- Lấy dấu tay, tra tay theo đúng đường thiết kế
- Đầu tay không mo tròn.
- Rút đầu mo tay không đều.
- Rút đầu mo tay phải đều.
- Tay bị hất ra phía sau hoặc chồm ra phía trước
- Lấy dấu điểm vai không chính xác
- Lấy dấu điểm vai phải chính xác.
Chương 2: KỸ THUẬT MAY HOÀN CHỈNH ÁO VEST NỮ
Bài 1: KỸ THUẬT MAY ÁO VEST NỮ 1 LỚP
Mô tả hình dáng:
Chuẩn bị các chi tiết
1.3. Kỹ thuật may áo vest nữ 1 lớp
* Bước 1: Ép keo chi tiết
- Cơi túi x 2
- Nắp túi x 2
- Nẹp ve x 2
- Lá cổ x 1
- Ép keo lên 2 góc của túi
* Bước 2: Sang dấu: Mổ túi, thân trước, thân sau, tay, pince
* Bước 3: Ráp thân trước
- May pince thân trước (hoặc decoup) theo dấu phấn thiết kế
- Ủi rẽ decoup hoặc ủi pince lật về phía nẹp áo
- May pince ngực
* Bước 4: Mổ túi 2 viền có nắp (xem bài túi mổ hai viền có nắp)
* Bước 5: May thân sau
- Nối đường sống lưng, ủi rẽ đường sống lưng
- May pince thân sau
- Ủi pince lật về sống lưng
* Bước 6: Ráp vai con
- Thân sau đặt dưới, thân trước đặt trên khi may hơi cầm vai thân sau.
* Bước 7: May cổ
- May lá cổ ngoài vào nẹp ve, ủi rẽ đường may
- May lá cổ trong vào thân (vòng cổ thân trước, vòng cổ thân sau)
- Ráp lá cổ trong và lá cổ ngoài vào nhau
- May nẹp ve vào thân trước
- May mí nẹp ve, ủi
- May diễu mí đường chân cổ.
* Bước 8: Ráp đường sườn, ủi rẽ đường sườn
* Bước 9: May tay
- Ráp đường bụng tay trước & bụng tay sau theo dấu thiết kế
- Ủi rẽ
- Ủi gấp lai tay (lược)
- Ráp đường sống tay, ủi rẽ
- May cầm vòng nách tay cách đường bụng tay 1cm, rút chỉ cầm đường vòng nách tay, kiểm tra xem có khớp với thân không
- Lược vòng nách tay
- Lấy dấu điểm giữa tay cách đầu vai 1cm lệch về thân sau.
- May tra tay vào thân
* Bước 10: Sử dụng vải xéo may bọc mộng tay
* Bước 11: Bọc đệm vai
- Đặt đệm vai dư ra về phía đường tra tay 1.5cm
- Lấy dấu điểm giữa đệm vai trùng với điểm giữa vòng nách tay trên thân
- Tại vị trí điểm giữa đặt dư
- Hai đầu đệm vai còn lại đặt 1cm bằng đường tra tay.
- May đệm vai vào tay áo cách đường tra tay o,1cm
* Bước 12: May lộn 2 đầu lai áo
- Ủi gấp lai áo
- Lược và vắt lai áo
* Bước 13: Làm khuy, nút, kiểm tra, ủi thành phẩm.
1.4. Yêu cầu kỹ thuật:
Áo vest một lớp sau khi may xong phải đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:
- Vị trí, kích thước miệng túi đúng thông số kỹ thuật.
- Góc túi không bị bể, miệng túi phải vuông góc.
- Hai viền miệng túi đều, miệng túi ôm khít vào thân sản phẩm.
- Lót túi và đáp túi êm phẳng.
- Nắp túi tròn, đều.
- Đường diễu miệng túi thẳng, đều, không bị nhăn, vặn, rút chỉ.
- Túi mổ phải đối xứng.
- Lá cổ, nẹp ve phải đối xứng và vuông góc.
- Lá cổ, nẹp ve đúng canh sợi.
- Diễu mí cổ không sụp mí, tra cổ góc phải vuông.
- Tra tay tròn, đều, đầu tay phải mo tròn.
- Tay áo phải thẳng, không hất về phía sau hay chồm lên phía trước.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp.
1.5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục
Các dạng sai hỏng
Nguyên nhân
Biện pháp khắc phục
- Tra cổ bị lệch vai con
- Lấy dấu vòng cổ, lá cổ không chính xác
- Lấy dấu vòng cổ, lá cổ chính xác và may theo đường vẽ định hình
- Các đường diễu bị nhăn, rút chỉ
- Chỉ bị căng hoặc may không đúng quy cách
- Chỉnh chỉ trước khi may hoặc may các đường diễu theo đúng quy cách
- Đầu lá cổ độ hở ve không đối xứng và không bằng nhau.
- Tra cổ không đúng theo đường đã lấy dấu
- Tra cổ theo đúng đường đã lấy dấu
- Tra cổ góc không vuông
- Tra cổ bấm góc không đúng
- Tra cổ góc vuông phải bấm góc đúng vị trí xoay.
- Khi tra cổ, là cổ, nẹp ve bị vặn
- Lá cổ, nẹp ve không đúng canh sợi.
- Lá cổ, nẹp ve phải đúng canh sợi.
- Tra tay không tròn, đều.
- Lấy dấu tay không tròn, tra tay không theo đường thiết kế
- Lấy dấu tay, tra tay theo đúng đường thiết kế
- Đầu tay không mo tròn.
- Rút đầu mo tay không đều.
- Rút đầu mo tay phải đều.
- Vị trí, kích thước miệng túi sai.
- Sang dấu không chính xác, may định hình miệng túi không đúng đường sang dấu.
- Sang dấu vị trí miệng túi chính xác, may định hình miệng túi phải đúng đường sang dấu.
- Miệng túi không vuông góc, góc túi bị bể.
- Hai đường may định hình không song song và bằng nhau, bấm góc miệng túi bị lố, may chặn hai đầu miệng túi không sát, không vuông góc miệng túi.
- Hai đường may định hình phải song song và bằng nhau, bấm miệng túi cách góc 1 canh sợi, may chặn hai đầu miệng túi phải sát, vuông góc miệng túi.
- Lót túi và đáp túi không êm phẳng.
- May không đúng phương pháp
- Giữ êm các lớp vải khi may, vuốt cho lót túi và đáp túi êm trước khi may
- Hai viền miệng túi không đều, miệng túi không ôm khít vào thân sản phẩm
- May định hình miệng túi không theo rập, cơi túi bị căng hoặc chùng khi chặn miệng túi.
- May định hình miệng túi phải theo rập, vuốt cho viền và sản phẩm êm phẳng trước khi may chặn miệng túi
- Nắp túi không tròn đều
- May không đúng thông số kỹ thuật.
- May phải theo đúng thông số kỹ thuật.
- Hai đầu lai áo không bằng nhau.
- Lấy dấu thành phẩm không chính xác.
- Lấy dâu thành phẩm phải chính xác.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_may_ao_jacket_veston_nu_1_lop.doc