Đề thi cuối học kỳ I môn Kỹ thuật trang trí trang phục Lớp CK09MAY - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Như Lan

Câu 1. Giới thiệu các hình thức in lụa phổ biến? Trình bày 5 dạng lỗi thường gặp

trong quá trình in và khắc phục (3đ)

Các hình thức in lụa:

a) In dẻo:

Đây là một trong các hình thức in sử dụng khuôn lụa, hình ảnh họa tiết chuyển tải

lên bề mặt sản phẩm rất rõ nét, sinh động. Hình thức in này được áp dụng rộng rải trên

nhiều mặt hàng: quần, áo, túi xách, giày, bao bì, nhãn Đặc điểm của hình in dẻo là có

khả năng co giãn rất tốt, do đó được áp dụng trên nhiều sản phẩm có độ đàn hồi như vải

dệt kim. Rất thích hợp khi in mẫu in có nhiều màu.

pdf 7 trang yennguyen 5780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi cuối học kỳ I môn Kỹ thuật trang trí trang phục Lớp CK09MAY - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Như Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi cuối học kỳ I môn Kỹ thuật trang trí trang phục Lớp CK09MAY - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Như Lan

Đề thi cuối học kỳ I môn Kỹ thuật trang trí trang phục Lớp CK09MAY - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Như Lan
1 
Đề Thi Viết Cuối HKI, 2012-2013 
MÔN KỸ THUẬT TRANG TRÍ TP 
Lớp :CK09MAY 
Thời gian :75’ 
Ngày : 
Họ và tên .. . 
MSSV.. 
Không được sử dụng tài liệu, nộp lại đề thi. 
Câu 1. Giới thiệu các hình thức in lụa phổ biến? Trình bày 5 dạng lỗi thường gặp 
trong quá trình in và khắc phục (3đ) 
Các hình thức in lụa: 
a) In dẻo: 
Đây là một trong các hình thức in sử dụng khuôn lụa, hình ảnh họa tiết chuyển tải 
lên bề mặt sản phẩm rất rõ nét, sinh động. Hình thức in này được áp dụng rộng rải trên 
nhiều mặt hàng: quần, áo, túi xách, giày, bao bì, nhãnĐặc điểm của hình in dẻo là có 
khả năng co giãn rất tốt, do đó được áp dụng trên nhiều sản phẩm có độ đàn hồi như vải 
dệt kim. Rất thích hợp khi in mẫu in có nhiều màu. 
b) In ca may: 
 Hình thức in này được sử dụng nhiều trong trang trí các sản phẩm may mặc. 
Hình in có độ lấp lánh nhờ vào đặc tính của bột ca may. In camay thường áp dụng cho 
các hình in có ít màu hoặc chỉ một màu. 
 c) In mực (in chướng): 
Hình thức in này cũng được sử dụng nhiều trên trên sản phẩm may mặc. Đối với 
hình thức in này, màu in thấm vào vải và tạo hình ảnh hiển thị có dạng chìm. Ưu điểm 
của hình in trong phương thức in mực là không bị nứt hình do khả năng thấm mực vào 
vải cao. In mực thường không in nhiều màu mà được in phối hợp với các hình thức in 
khác. Vì nếu in nhiều màu, giữa các màu mực khác nhau dễ xảy ra hiện tượng loan màu. 
d) In kim tuyến: 
In kim tuyến thực chất là in dẻo và kèm theo một lớp keo kim tuyến phủ lên trên. 
Hình thức in này được ứng dụng cả trên trang phục hoặc các họa tiết trên vật dụng trang 
trí như: phướng, liễn, câu đối ngày tết 
e) In nổi : 
Hình thức in này được sử dụng riêng hoặc có thể kết hợp với các hình thức in 
khác nhằm tạo điểm nhấn nổi. Hình in nổi nhô cao lên khỏi mặt vải tạo hiệu ứng không 
gian sống động. In nổi cũng bắt nguồn từ in dẻo có pha thêm bột nổi vào hồ in. Bột nổi 
này sẽ phồng lên dưới tác động của nhiệt. 
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA CƠ KHÍ 
BỘ MÔN KỸ THUẬT DỆT MAY 
2 
 f) In cao: 
In cao thực chất là in dẻo nhưng in nhiều lớp chồng lên nhau. Chi tiết in cao sắc 
nét hơn in nổi ở các vị trí biên. Chiều cao của chi tiết in nổi nhô lên ở giữa còn chi tiết 
trong in cao có độ dầy đồng đều trên toàn diện tích mẫu in. Yêu cầu về định vị chính xác 
ở hình thức in này rất cao, đảm bảo lớp in sau không lệch khỏi lớp in trước. 
g) In phôi (in chuyển): 
In phôi được sử dụng rất nhiều trong trang phục của giới trẻ hiện nay. Hình thức 
in này thực chất là in chuyển nhiệt. Hình ảnh in trên sản phẩm không phải do mực in mà 
là do giấy phôi sau khi đã được ép nhiệt giữ lại trên bề mặt. Giấy phôi có nhiều loại, 
thường dùng là giấy phôi vàng và phôi bạc. In phôi thường được kết hợp với in mực. In 
phôi tuyệt đối không được kết hợp với in dẻo.Vì in phôi cần yêu cầu ép nhiệt để chuyển 
phôi lên vải, nếu kết hợp với in dẻo sẽ dễ làm hỏng chi tiết in dẻo gây lem màu. 
5 dạng lỗi thường gặp và cách khắc phục: 
Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục 
Hình in bị đốm màu 
Phim thiết kế không đủ độ dầy đặc nên khi 
chuyển tải hình ảnh thì ánh sáng có thể 
chiếu xuyên qua lưới in trong thao tác 
chụp khung và làm mờ nhạt hình ảnh 
muốn in. 
Tạo mẫu phim mới đảm 
bảo độ dầy đặc hoặc 
ngăn cản ánh sang trong 
thao tác chụp khung. 
Hình in bị dính bẩn 
Lưới in dính màu in trong quá trình kéo 
mực. 
Vệ sinh lưới sạch sẽ 
trước khi tiến hành in 
màu in tiếp theo. 
Các màu in đứng cạnh 
nhau bị lệch về vị trí. 
Định vị khuôn in không chính xác trên bề 
mặt sản phẩm. 
Lắp đặt cơ cấu định vị 
chính xác hỗ trợ quá 
trình in. 
Hình ảnh không hoàn 
chỉnh 
Dao gạt đặt không song song với lưới in. 
Góc dao gạt không phẳng. 
Xoay lưỡi dao hoặc đổi 
lưỡi dao mới. 
3 
Khoảng hở từ dao gạt đến lưới in quá lớn. Giảm khoảng hở này 
bằng cách đặt sản phẩm 
in trên bàn phẳng hoàn 
toàn và kiểm tra lại độ 
phẳng của lưới trên 
khung in. 
Lớp keo trên lưới in quá dầy hoặc mực in 
quá đặc. 
Sử dụng lưới in với lớp 
keo mỏng hơn hoặc thay 
đổi mực in lỏng hơn. 
Không đều mực trên 
bề mặt sản phẩm. 
Áp lực tác động lên dao gạt quá ít. 
Tăng áp lực tác dụng lên 
dao gạt. 
Câu 2. Kể tên và vẽ hình mô phỏng 10 dạng mũi thêu tay? Thêu vi tính là gì? Các 
công đoạn thực hiện trong thêu đắp con giống? (3đ) 
Trình bày 10 mũi thêu bất kỳ trong các dạng mũi đã học. 
Thêu vi tính: 
 Thêu vi tính đáp ứng nhu cầu về hàng thêu ngày càng cao của người tiêu dùng. 
Nhờ sử dụng máy móc hiện đại, thêu vi tính sản xuất ra nhiều loại sản phẩm thêu 
đa dạng với chất lượng đồng đều và năng suất cao. 
 Thêu vi tính có thể thực hiện được thêu hàng tấm trên vải với diện tích lớn. Đồng 
thời cũng có thể thêu các họa tiết có kích thước rất nhỏ.Các mẫu thiêu được thiết 
kế trên phần mềm trước khi thực hiện thao tác trên máy thêu. 
4 
Công đoạn thêu đắp con giống: 
 Thiết kế: Thao tác này được thực hiện trên phần mềm WILCOM. Mẫu thêu sau 
khi thiết kế sẽ được lưu vào đĩa cứng để chuẩn bị chạy trên máy thêu. 
 Định vị: 
+In ra giấy: mẫu thêu sau khi đã được kiểm tra hoàn chỉnh sẽ in ra giấy với tỉ lệ 
1:1. 
+Bấm lỗ trên giấy: trên bảng in sẽ hiển thị vị trí lỗ kim bắt đầu thêu. Ta sẽ bấm lỗ 
tại vị trí này. Gấp đôi tờ giấy, xếp nếp một đường thẳng qua điểm vừa bấm 
(đường này qua trục x của bảng vẽ), bấm ba điểm thẳng hàng để dễ dàng định vị 
dưới hàng kim. 
+Đánh dấu trên sản phẩm: sau khi đã bấm lỗ trên giấy, ta tiến hành sang dấu lên 
sản phẩm dựa vào tọa độ đã được xác định trong thiết kế. 
+Định vị dưới kim: định vị sản phẩm dưới hàng kim.Các điểm lấy dấu được đặt 
trùng với hàng kim.Vị trí lấy dấu đầu trùng vị trí kim của màu chỉ thêu đầu tiên. 
Ví dụ: chỉ thêu số 1 là chỉ màu vàng thì điểm lấy dấu dầu sẽ trùng với kim may 
của chỉ màu vàng. 
5 
Có 2 cách để tạo con giống: 
Thực hiện trên máy thêu: con giống được thêu riêng trên một tấm vải khác. Sau 
đó, ta tiến hành cắt con giống bằng tay. 
Thực hiện trên máy cắt lazer: con giống sẽ được thiết kế và lập trình cắt tự động 
trên máy. 
-Thêu định vị trên sản phẩm: để đặt con giống chính xác lên sản phẩm, ta phải 
tiến hành thêu định vị (đã nêu ở mục ‘định vị họa tiết trên sản phẩm’). 
-Dán con giống: để cố định con giống lên sản phẩm chuẩn bị cho công đoạn thêu. 
-Thêu: có 2 dạng thêu đắp con giống. 
+Thêu bọc viền con giống 
+Thêu lộ viền con giống. 
Sản phẩm sau khi thêu định và dán con giống sẽ tiến hành thêu đắp. Điều khiển tọa 
độ kim trên máy định vị đúng vị trí mũi kim ban đầu và bắt đầu thêu. 
Hoàn tất: 
Công đoạn này chủ yếu là tháo bỏ lớp keo lót dưới sản phẩm. Khi tháo keo nên 
nhẹ nhàng, tránh làm đứt chỉ. Một số nơi không dùng keo lót mà dùng giấy báo để 
tiết kiệm.Do đó, đễ dàng tạo thành các bụi giấy bám trên vải. Sau khi tháo lót 
xong phải vệ sinh sản phẩm. 
6 
Câu 3: Nêu các dạng đường may trang trí? Các phương pháp tạo đường may trang 
trí dún?(3 đ) 
 1. Trang trí bằng đường may trực tiếp: 
Là phương pháp trang trí sử dụng các đường may tạo kiểu trang trí trực tiếp lên bề 
mặt sản phẩm. Hình dạng đường may trang trí đa dạng được tạo ra bởi các loại 
máy trang trí chuyên dụng. Thực hiện trên nhiều loại máy: máy đánh bông, máy 
xếp nếp, máy cuốn nếp 
 2. Trang trí bằng cách gấp xếp vải: 
 Gấp xếp vải là phương pháp trang trí có sử dụng đường may nhằm cố định các 
thớ vải đã gấp xếp tạo hình dạng, kiểu dáng theo ý đồ trang trí. 
 Gấp xếp vải được chia thành nhiều dạng: 
 Gấp xếp tạo đường: 
Gấp xếp tạo đường sử dụng các kiểu gấp xếp đơn giản tạo thành các đường trang 
trí dọc theo các đường xẻ, mép nối chi tiết. 
Các kiểu gấp xếp thông dụng: Pen, Dún và Ply 
-Pen là các dạng gấp xếp của vải và được cố định bằng đường may. Đường may này 
chạy dọc toàn bộ chiều dài của pen. 
-Ply: là một pen gấp, không may , được giữ chắc nhờ kết hợp với các đường nối của 
các chi tiết. 
- Ply sống: là một dạng của pen nhưng đường may không đi hết chiều dài pen, được 
gọi là ply sống. 
-Dún là một dạng trang trí gấp xếp vải nhằm tạo các đường gấp nếp không đều nhau, 
chạy dọc theo đường trang trí. Dạng trang trí này có thể tạo độ phồng cho sản phẩm 
nhưng không làm thay đổi nhiều đến phom dáng sản phẩm. 
Dún dùng kỹ thuật cắt trải và xoay chuyển. 
Làm thay đổi dạng căn bản sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến sự vừa vặn sản 
phẩm. 
7 
 Gấp xếp tạo khối. 
Gấp xếp tạo khối là phương pháp sử dụng vải chính của sản phẩm để gấp xếp 
thành các hình dạng trang trí nổi trên bề mặt. 
Phương pháp trang trí này sử dụng thông dụng trong các sản phẩm may mặc thời 
trang nữ. Và đỉnh điểm thành công của phương pháp này được thể hiện rõ trong 
nền văn hóa Nhật Bản. 
Các kiểu gấp xếp: tạo khối phồng, tạo khối trống, tạo nơ 
Câu 4: Mẫu kỹ thuật và mẫu mỹ thuật khác nhau như thế nào? (1đ) 
Mẫu mỹ thuật là mẫu sử dụng trong quá trình lựa chọn mẫu, mẫu kỹ thuật là mẫu sử dụng 
trong quá trình sản xuất mẫu. 
Mẫu mỹ thuật được thiết kế trên dáng người mẫu với nhiều góc nhìn khác nhau, mẫu kỹ 
thuật được thiết kế dạng trải phẳng. 
-Hết- 
Bộ môn Kỹ thuật Dệt may Giảng viên ra đề thi 
TS.Hồ Thị Minh Hương Nguyễn Thị Như Lan 

File đính kèm:

  • pdfde_thi_cuoi_hoc_ky_i_mon_ky_thuat_trang_tri_trang_phuc_lop_c.pdf