Giáo trình Kỹ thuật cắt may

I-CỔ ÁO KHÔNG BÂU

Cổ áo không bâu là các kiểu cổ chỉ cắt ở thân áo theo các dạng khác nhau .

Vòng cổ được may bằng phương pháp viền gấp mép hoặc viền bọc mép

1- Cổ tròn cơ bản

 a) Cách vẽ

- Thân trước :

Rộng ngang cổ =Vc/6 + 0,5

Hạ sâu cổ = Vc/6 + 1

- Thân sau :

Rộng ngang cổ =Vc/6 + 1

Hạ sâu cổ = 2

b)Cách cắt :

- Nếu áp dụng viền bọc mép, khi cắt đúng theo nét vẽ.

Cắt vải viền cổ theo canh vải chéo, dài bằng vòng cổ áo + 2 cm, rộng 2,5 - 3 cm.

- Nếu áp dụng viền gấp mép , khi cắt chừa 0,5 cm đường may.

Cắt nẹp viền dựa theo dạng của vòng cổ thân áo , bề rộng trung bình 3 - 4

2- Cổ tròn rộng

Vẽ cổ cơ bản , sau đó điều chỉnh độ rộng và sâu cổ cho phù hợp.

- Thân trước

Rộng ngang cổ : giảm về phía vai A1E = 1 - 2 cm

Hạ sâu cổ : giảm thêm A2D = 3 - 5 cm (tuỳ ý )

- Thân sau

Rộng ngang cổ : A1E= 1 - 2 cm

Hạ sâu cổ : A2D = 1 - 2 cm

 

doc 62 trang yennguyen 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật cắt may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật cắt may

Giáo trình Kỹ thuật cắt may
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ CẮT MAY 75 TIẾT
Nội dung
Số tiết
Lý thuyết
Thực hành
PHẦN I: KỸ THUẬT CẮT MAY
 CHƯƠNG I: Thiết kế và cắt trên giấy
6
10
Bài 1:Thiết kế một số kiểu cổ áo nữ.
1
Bài 2: Thực hành vẽ, cắt trên giấy cổ áo nữ.
2
Bài 3: Thiết kế tay áo nữ.
1
Bài 4: Thực hành vẽ, cắt trên giấy tay áo nữ.
2
Bài 5: Thiết kế một số kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ.
1
Bài 6: Thực hành vẽ, cắt trên giấy các kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ.
2
Bài 7: Thiết kế cổ áo, tay áo sơ mi nam.
1
Bài 8: Thực hành vẽ cắt trên giấy cổ áo, tay áo sơ mi nam.
2
Bài 9: Thiết kế quần váy.
2
Bài 10:Thực hành vẽ, cắt trên giấy quần váy.
2
 CHƯƠNG II: May một số bộ phận của sơ mi và quần âu
4
28
Bài 11: May cổ áo.
1
Bài 12: Thực hành may cổ áo. 
7
Bài 13: May tay áo. 
1
Bài 14: Thực hành may tay áo. 
7
Bài 15: May túi quần. 
1
Bài 16: Thực hành may túi dọc quần. 
7
Bài 17: May cạp quần. 
1
Bài 18: Thực hành may cạp quần. 
7
PHẦN II: THỰC HÀNH TỔNG HỢP 
20
Cắt may sản phẩm tự chọn (sơ mi nữ, quần váy).
Bài 19: Cắt may quần váy trên vải 
20
ÔN TẬP 
4
KIỂM TRA 
1
2
KỸ THUẬT CẮT MAY
CHƯƠNG I
THIẾT KẾ VÀ CẮT TRÊN GIÂÝ 
BÀI 1
 THIẾT KẾ MỘT SỐ KIỂU CỔ ÁO NỮ
(1 tiết)
- Biết được một số kiểu cổ áo nữ không bâu và có bâu .
- Hiểu được công thức thiết kế và phương pháp vẽ, cắt một số kiểu cổ áo không bâu như : cổ tròn, tim; một số kiểu cổ áo có bâu như: cổ đứng không chân, cổ lá sen nằm.
	- 2 -
I-CỔ ÁO KHÔNG BÂU
Cổ áo không bâu là các kiểu cổ chỉ cắt ở thân áo theo các dạng khác nhau . 
Vòng cổ được may bằng phương pháp viền gấp mép hoặc viền bọc mép 
1- Cổ tròn cơ bản 
 a) Cách vẽ
Thân trước : 
Rộng ngang cổ =Vc/6 + 0,5
Hạ sâu cổ = Vc/6 + 1
Thân sau :
Rộng ngang cổ =Vc/6 + 1
Hạ sâu cổ = 2
b)Cách cắt :
- Nếu áp dụng viền bọc mép, khi cắt đúng theo nét vẽ.
Cắt vải viền cổ theo canh vải chéo, dài bằng vòng cổ áo + 2 cm, rộng 2,5 - 3 cm.
- Nếu áp dụng viền gấp mép , khi cắt chừa 0,5 cm đường may.
Cắt nẹp viền dựa theo dạng của vòng cổ thân áo , bề rộng trung bình 3 - 4
2- Cổ tròn rộng
Vẽ cổ cơ bản , sau đó điều chỉnh độ rộng và sâu cổ cho phù hợp. 
- Thân trước 
Rộng ngang cổ : giảm về phía vai A1E = 1 - 2 cm
Hạ sâu cổ : giảm thêm A2D = 3 - 5 cm (tuỳ ý )
- Thân sau 
Rộng ngang cổ : A1E= 1 - 2 cm
Hạ sâu cổ : A2D = 1 - 2 cm 
3- Cổ tim:
Vẽ cổ cơ bản, sau đó điều chỉnh độ rộng và sâu cổ cho phù hợp. 
- Thân trước 
Rộng ngang cổ : giảm về phía vai A1E = 1 - 2 cm
Hạ sâu cổ : giảm thêm A2D = 8 - 10 cm 
- Thân sau 
Rộng ngang cổ : A1E = 1 - 2 cm
 Hạ sâu cổ : A2D = 1 - 2 cm
II- CỔ ÁO CÓ BÂU
Cổ áo có bâu là dạng cổ gồm có phần cắt ở thân áo và phần bản cổ rời ráp vào, tuỳ theo cách vẽ ta có nhiều kiểu bâu.
1- Bâu đứng không chân
a) Cách vẽ bâu:
- Vòng cổ thân áo vẽ, cắt như kiểu cổ tròn cơ bản. 
- Đo vòng cổ trên thân áo đến đường giao khuy.
- Vẽ khung chữ nhật ABCD
AB= 1/2 vòng cổ thân áo 
AC= 10cm (AC,CD là các đường gấp đôi).
AA1=3 cm
Nối A1B, lấy M là điểm giữa A1B , MM1 = 1 cm , vẽ cong A1M1B.
DD1= 3-6cm, vẽ bâu áo đi qua các điểm CDD1BM1A1
b) Cách cắt :
- Cắt lá bâu theo canh vải chéo, chừa đường may 0,5 cm.
- Cắt nẹp viền vải chéo, rộng 2,5 cm, dài bằng vòng cổ +1 cm.
2- Bâu lá sen nằm:
a) Vẽ bâu: dựa theo vòmg cổ thân áo .
- Đặt đường sườn vai thân trước và thân sau trùng nhau ở điểm vào cổ và chồm qua 2cm phía đầu vai, dùng kim ghim lại.
- Gấp đôi vải dùng để vẽ bâu .
- Đặt hai thân nằm lên vải vẽ bâu áo , đường gấp đôi của thân áo trùng với đường gấp đôi của vải vẽ bâu .
- Vẽ chân bâu theo vòng cổ bắt đầu từ đường giao khuy thân trước .
- Lấy thân áo ra , vẽ vòng ngoài của bâu áo .
Rộng bản bâu M1N = 6 - 7 cm, vẽ đường cong NN1 cách đều đường chân bâu từ 6 - 7 cm.
* Bâu lá sen nằm nhọn: 
- N1N2 = 2 cm.
* Bâu lá sen nằm tròn:
- Vẽ đường cong tròn tiếp giáp với góc N2 (cách N2 2 cm).
b) Cách cắt:
- Cắt hai lớp bâu, chừa đường may 0,5 cm
- Cắt nẹp viền vải chéo, rộng 2,5 cm, dài bằng vòng cổ +1 cm.
CÂU HỎI
1. Cách vẽ và cắt kiểu cổ tròn rộng, cổ tim?
2. Cách vẽ và cắt kiểu cổ bâu đứng không chân?
3. Cách vẽ và cắt kiểu cổ bâu lá sen nằm ?
BÀI 2
THỰC HÀNH : VẼ, CẮT CÁC KIỂU CỔ ÁO
(2 tiết)
Vẽ và cắt được các kiểu cổ áo không bâu: cổ tròn rộng, cổ tim và các kiểu cổ áo có bâu: bâu đứng không chân, bâu lá sen nằm trên giấy đúng kích thước thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước dẹt, thước dây, kéo cắt giấy ,bút chì, phấn.
- Vật liệu: Giấy A0 1 tờ /1hs, rập áo thân trước và thân sau.
II. Nội dung thực hành 
1.Bài tập thực hành :
Vẽ và cắt trên giấy các kiểu cổ áo:
- Cổ tròn rộng
- Cổ tim
- Bâu đứng không chân
- Bâu lá sen nằm
2.Yêu cầu kỹ thuật
a/ Kích thước : Đảm bảo chính xác các kích thước thiết kế và khoảng cách gia đường may
b/ Đường nét vẽ thể hiện đúng qui định về đường nét , đường cắt cách đều đường bao sản phẩm , nét cắt lượn đều .
c/ Vệ sinh sản phẩm : sản phẩm cắt sạch sẽ, không nhàu nát 
3. Trình tự thực hành :
Vẽ và cắt kiểu cổ tròn rộng
Vẽ và cắt cổ kiểu cổ
 bâu đứng không chân
Vẽ và cắt kiểu cổ
 bâu lá sen nằm 
Vẽ và cắt kiểu cổ tim
Bước 1.Vẽ và cắt cổ tròn rộng:
	* Vẽ, cắt cổ áo:
- Vẽ cổ áo cơ bản thân trướcvà thân sau
- Vẽ kiểu cổ tròn rộng trên cổ áo cơ bản thân trước .
- Cắt cổ áo thân trước.
- Vẽ kiểu cổ tròn rộng trên cổ áo cơ bản thân sau.
- Cắt cổ áo thân sau.
* Vẽ, cắt nẹp viền:
- Nếu áp dụng viền bọc mép, cắt vải viền cổ theo canh vải chéo ,dài bằng vòng cổ áo +2 cm, rộng 3 cm.
- Nếu áp dụng viền gấp mép, cắt nẹp viền dựa theo đường cong của vòng cổ thân áo, bể rộng trung bình 3 – 4 cm.
Bước 2. Vẽ và cắt cổ tim:
* Vẽ, cắt cổ áo:
- Vẽ cổ áo cơ bản thân trước và thân sau
- Vẽ kiểu cổ tim trên cổ áo cơ bản thân trước .
- Cắt cổ áo thân trước.
- Vẽ kiểu cổ tim trên cổ áo cơ bản thân sau.
 - Cắt cổ áo thân sau.
* Vẽ, cắt nẹp viền :tương tự như vẽ, cắt nẹp viền cổ tròn rộng.
Bước 3. Vẽ, cắt bâu đứng không chân
* Vẽ, cắt bâu áo 
- Vẽ khung cổ áo
- Vẽ các đường chân lá cổ, sống lá cổ ,cạnh lá cổ , đầu cổ bâu áo .
- Kiểm tra kích thước , vẽ gia đường may,ghi nhớ số lượng các chi tiết .
- Cắt theo nét vẽ gia đường may.
* Vẽ, cắt nẹp viền chân cổ: Cắt vải chéo rộng 2,5cm, dài bằng vòng cổ+1cm.
Bước 4. Vẽ, cắt bâu lá sen nằm.
* Vẽ, cắt bâu áo 
- Đặt rập thân áo trước và sau cho hai điểm vào cổ trùng nhau, đầu vai con chồm nhau 2,5cm, vẽ lấy dấu vòng cổ qua giấy,
- Vẽ đường sống lá cổ, cạnh lá cổ, đầu cổ bâu áo .
- Kiểm tra kích thước, vẽ gia đường may, ghi nhớ số lượng các chi tiết ,
- Cắt theo nét vẽ gia đường may.
* Vẽ, cắt nẹp viền chân cổ: Cắt vải chéo rộng 2,5cm, dài bằng vòng cổ+1cm.
III- Đánh giá :
1. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Đủ kéo, thước dây, thước dẹt 
- Vật liệu: Đủ giấy vẽ, rập thân áo.
2. Thực hiện qui trình và thao tác kĩ thuật
-Tính các kích thước thiết kế
- Trình tự và thao tác vẽ và cắt các chi tiết .
3. Sản phẩm thực hành 
- Các kích thước tính chính xác 
- Mức độ đạt được so với các yêu cầu kỹ thuật.
4. Thời gian thực hiện
Vẽ, cắt được hoàn chỉnh cổ tròn rộng, cổ tim, bâu đứng không chân , bâu lá sen nằm .
5. Thái độ thực hành 
- Ý thức làm việc.
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh .
BÀI 3:
THIẾT KẾ MỘT SỐ KIỂU TAY ÁO NỮ
(1 tiết)
- Biết được một số kiểu tay áo nữ: kiểu tay bồng, kiểu tay thường vai bồng được dùng may áo kiểu nữ. 
- Hiểu được công thức thiết kế và phương pháp vẽ, cắt tay bồng; tay thường vai bồng. 
I- TAY BỒNG
	Là dạng tay áo thông dụng cho các kiểu áo nừ vả trẻ em
1- Cách vẽ:
 	a/ Vẽ nách thân áo: Giảm đầu vai nách áo cơ bản vào 1,5 - 2 cm, vẽ cong lại vòng nách 
 	b/ Vẽ tay áo:
Từ tay áo cơ bản điều chỉnh ngang bắp tay thêm 3 – 5 cm, hạ mang tay thêm 3 – 5 cm
BB/ = 3 – 5 cm
AA1 = 3 – 5 cm
A1A2 = 3 – 5 cm
2- Cách cắt :
 	- Đường mang tay, cửa tay: 0,7cm
 	- Đường bụng tay: 1cm
II.TAY THƯỜNG VAI BỒNG 
1/Cách vẽ:
	Đặt tay áo cơ bản (bằng giấy) lên phần vải gấp đôi để vẽ tay áo. Phía cửa tay, điểm giữa tay trùng với nếp gấp vải, phía đầu vai dài thêm 3 – 5 cm và rộng thêm 3 – 5 cm, vẽ lại đường mang tay.
2/ Cách cắt :
- Đường mang tay: 0,7 cm.
- Cửa tay: 1 – 2 cm.
- Đường bụng tay: 1 cm.
CÂU HỎI :
1. Cách vẽ và cắt kiểu tay bồng, tay thường vai bồng.
2. Em hãy thiết kế một vài kiểu áo nữ tay bồng.

BÀI 4 
THỰC HÀNH : VẼ, CẮT CÁC KIỂU TAY ÁO 
(2 tiết)
- Vẽ và cắt được các kiểu tay áo nữ: Kiểu tay bồng, tay thường vai bồng trên giấy đúng kích thước thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước dẹt, thước dây, kéo cắt giấy, bút chì, phấn,
- Vật liệu: Giấy A0 1 tờ /1hs, rập áo thân trước và thân sau.
II. Nội dung thực hành 
1.Bài tập thực hành :
	Vẽ và cắt trên giấy các kiểu tay áo:
- Tay bồng 
- Tay thường vai bồng
2.Yêu cầu kỹ thuật
	a/ Kích thước: đảm bảo chính xác các kích thước thiết kế và khoảng cách gia đường may.
	b/ Đường nét vẽ thể hiện đúng qui định về đường nét, đường cắt cách đều đường bao sản phẩm, nét cắt lượn đều.
	c/ Vệ sinh sản phẩm: sản phẩm cắt sạch sẽ, không nhàu nát. 
3. Trình tự thực hành :
Vẽ và cắt kiểu tay bồng
Vẽ và cắt kiểu tay thường vai bồng 
 Bước 1. Vẽ và cắt kiểu tay bồn :
	* Vẽ tay áo:
 	- Vẽ giảm đầu vai nách áo cơ bản thân trướcvà thân sau.
- Vẽ tay áo cơ bản .
- Vẽ tay áo bồng trên tay áo cơ bản. 
- Vẽ gia đường may.
* Cắt tay áo:
Cắt theo nét vẽ gia đường may 
Bước 2: Vẽ, cắt kiểu tay thường vai bồng. 
* Vẽ tay áo:
 - Vẽ giảm đầu vai nách áo cơ bản thân trướcvà thân sau.
- Vẽ tay áo cơ bản.
- Vẽ vai áo bồng trên tay áo cơ bản. 
- Vẽ gia đường may.
* Cắt tay áo:
Cắt theo nét vẽ gia đường may
III- Đánh giá:
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Đủ kéo, thước dây, thước dẹt. 
- Vật liệu: Đủ giấy vẽ, rập thân áo.
2. Thực hiện qui trình và thao tác kĩ thuật
- Tính các kích thước thiết kế.
- Trình tự và thao tác vẽ và cắt các chi tiết.
3. Sản phẩm thực hành 
- Các kích thước tính chính xác. 
- Mức độ đạt được so với các yêu cầu kỹ thuật.
4. Thời gian thực hiện
Vẽ, cắt được hoàn chỉnh tay kiểu tay bồng, tay thường vai bồng .
5. Thái độ thực hành 
- Ý thức làm việc.
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh.
BÀI 5:
 THIẾT KẾ MỘT SỐ KIỂU CẦU VAI,
 CẦU NGỰC ÁO NỮ
(1 tiết)
- Biết được một số kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ: kiểu ngang, nhọn, cong.
- Hiểu được công thức thiết kế và phương pháp vẽ, cắt một số kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ: kiểu ngang, nhọn, cong. 
Áo nữ có cầu vai, cầu ngực có nhiều kiểu được thiết kế để may các kiểu áo thời trang phụ nữ và trẻ em, các kiểu áo dún thân dưới hoặc may các kiểu áo bầu (phần thân dưới được gia thêm để xếp li hoặc may dún ).
I- KIỂU CẦU VAI, CẦU NGỰC NGANG
1/ Cách vẽ: Vẽ cầu vai, cầu ngực trên thân áo cơ bản. 
- Thân trước:
A2A/ =12 – 14 cm
Kẻ cầu ngực A/V song song với CC1
- Thân sau:
AA/ =10 – 12 cm
Kẻ cầu vai A/ V song song với CC1
 2/ Cách cắt: Khi cắt cầu vai, cầu ngực chú ý chừa đường may cho cả hai phần thân áo và cầu vai, cầu ngực là 1 cm
II- KIỂU CẦU VAI, CẦU NGỰC NHỌN:
1/ Cách vẽ: Vẽ trên thân áo cơ bản. 
- Thân trước:
Vẽ cầu ngực ngang A/V, M là điểm giữa A/V, MM1 =3 cm, nối A/M1N
- Thân sau:
Vẽ cầu vai ngang A/V, lấy A/V/ =3 cm, nối VV/
2/ Cách cắt: Như cắt cầu ngực, cầu vai ngang
III. KIỂU CẦU VAI, CẦU NGỰC CONG
1/ Cách vẽ: Vẽ trên thân áo cơ bản 
- Thân sau:
Vẽ cầu vai ngang A/V, lấy A/V/ =3 cm, nối VV/ , đánh cong điểm giữa 1 – 2 cm
- Thân trước:
Vẽ cầu ngực ngang A/V, A/V/ =3 cm, đánh cong điểm giữa 1 – 2 cm
2/Cách cắt: Như cắt cầu ngực, cầu vai ngang
CÂU HỎI :
1. Cách vẽ và cắt các kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ.
2. Em hãy thiết kế một số kiểu áo nữ có cầu vai, cầu ngực.
BÀI 6
THỰC HÀNH VẼ, CẮT CÁC KIỂU 
CẦU NGỰC, CẦU VAI ÁO NỮ
(2 tiết)
-Vẽ và cắt được các kiểu cầu ngực, cầu vai áo nữ trên giấy : kiểu cầu ngực, cầu vai ngang; kiểu cầu ngực, cầu vai nhọn; kiểu cầu mgực, vầu vai cong đúng kích thước thiết kế đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Thước dẹt, thước dây, kéo cắt giấy, bút chì, phấn,
- Vật liệu: Giấy A0 1 tờ /1hs, rập áo thân trước và thân sau.
II. Nội dung thực hành 
1. Bài tập thực hành:
Vẽ và cắt trên giấy các kiểu áo nữ có:
 	- Cầu ngực - cầu vai ngang .
 	- Cầu ngực - cầu vai nhọn.
 - Cầu ngực - cầu vai cong .
2. Yêu cầu kỹ thuật:
a/ Kích thước: Đảm bảo chính xác các kích thước thiết kế và khoảng cách gia đường may.
b/ Đường nét vẽ thể hiện đúng qui định về đường nét, đường cắt cách đều đường bao sản phẩm, nét cắt lượn đều.
c/ Vệ sinh sản phẩm: sản phẩm cắt sạch sẽ, không nhàu nát. 
3. Trình tự thực hành:
Vẽ và cắt kiểu áo có cầu ngực, cầu vai cong
Vẽ và cắt kiểu áo có cầu ngực, cầu vai ngang
Vẽ và cắt kiểu áo có cầu ngực,cầu vai nhọn
	Bước 1. Vẽ và cắt kiểu cầu ngực, cầu vai ngang
a/ Vẽ thân trước:
- Vẽ rập áo cơ bản thân trước.
- Vẽ cầu ngực ngang.
* Cắt:
 - Cắt rời cầu ngực và thân áo theo nét vẽ, sau đó đặt lên giấy sang dấu lại để chừa đường may cho hai phần: cầu ngực và thân áo. 
b/ Vẽ thân sau:
- Vẽ rập áo cơ bản thân sau .
- Vẽ cầu ngực ngang. 
	 * Cắt:
	 Cách cắt như thân trước
Bước 2.Vẽ và cắt kiểu cầu ngực, cầu vai nhọn:
a/ Vẽ thân trước:
- Vẽ rập áo thân trước.
- Vẽ cầu ngực ngang .
- Vẽ lại theo dạng cầu ngực nhọn.
 * Cắt:
Cách cắt như kiểu cầu ngực ngang
b/ Vẽ thân sau :
- Vẽ rập áo cơ bản thân sau 
- Vẽ cầu ngực ngang.
- Vẽ lại theo dạng cầu ngực nhọn.
 * Cắt:
 Cách cắt như kiểu cầu ngực ngang
Bước3. Vẽ, cắt kiểu cầu ngực, cầu vai cong.
a/ Vẽ thân trước:
- Vẽ rập áo thân trước.
- Vẽ cầu ngực ngang .
- Vẽ lại theo dạng cầu ngực cong.
	* Cắt:
	 Cách cắt như kiểu cầu ngực ngang
b/ Vẽ thân sau:
- Vẽ rập áo cơ bản thân sau 
- Vẽ cầu ngực ngang .
- Vẽ lại theo dạng cầu ngực cong.
* Cắt :
Cách cắt như kiểu cầu ngực ngang
III- Đánh giá :
1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: Đủ kéo, thước dây, thước dẹt. 
 	- Vật liệu: Đủ giấy vẽ, rập thân áo.
2. Thực hiện qui trình và thao tác kĩ thuật
- Tính các kích thước thiết kế.
- Trình tự và thao tác vẽ và cắt các chi tiết.
3. Sản phẩm thực hành 
- Các kích thước tính chính xác. 
- Mức độ đạt được so với các yêu cầu kỹ thuật.
4. Thời gian thực hiện
Vẽ ,cắt được hoàn chỉnh kiểu cầu ngực, cầu vai: ngang, nhọn, cong.
5. Thái độ thực hành 
- Ý thức làm việc.
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh. 
BÀI 7 
THIẾT KẾ CỔ ÁO , TAY ÁO NAM
(1 tiết)
- Biết được kiểu cổ đứng có chân và kiểu tay măng sêt được dùng may sơ mi nam.
- Hiểu được công thức thiết kế và phương pháp vẽ, cắt cổ đứng có chân và tay măng sêt. 
- Vận dụng thiết kế sơ mi nam.
I.CỔ ĐỨNG CÓ CHÂN
Là loại bâu cơ bản thường áp dụng cho sơ mi nam và nữ, bâu có hai phần: chân bâu và cánh bâu.
1/ Cách vẽ
- Vẽ chân bâu : 
Vẽ hình chữ nhật ABCD (AD là đường xếp đôi).
AB= 1/2 vòng cổ đo trên áo (kể cả giao khuy).
AD=3 cm
BB1 = 1 cm
CB2= 0,5 cm
B2C1 =0,5 cm
CN=1/3DC
BM=1/3AB
 Nối từ D đến N rồi vẽ cong nhẹ xuống C1. Nối thẳng từ A đến M rồi vẽ cong lên B1. Nối B1C1.
- Vẽ cánh bâu:
Rộng bản bâu DF=4 cm
Đường chân bâu DNI trùng với đường chân cổ DNC1.
C1I =1,5 cm
 Xác định L sao cho IL// DF, FL//DC.
LL1=1 cm, L1L2 =2-4 cm (tuỳ ý).
Xác định K sao cho FK= KL
KL1 giao với IL2 tại L3 .
Vẽ cánh bâu qua các điểm FKL3ID.
2/ Cách cắt:
* Cắt mẫu giấy: Cắt rời mẫu chân bâu và cánh bâu ( không chừa đường may).
* Cắt trên vải:
- Vải gấp đôi, (theo chiều ng ... 
- Tra tay vào thân .
- Kiểm tra các vị trí đánh dấu giữa tay và thân
III. ĐÁNH GIÁ 
1. Chuẩn bị
 - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo, mẫu đậu.
- Vật liệu: Đủ các chi tiết bộ phận tay áo kiểu măng sết đã cắt trên vải (1 bộ/1hs)
2. Thực hiện theo qui trình và thao tác kỹ thuật
- Theo trình tự may và tra tay măng sết . 
- Đúng thao tác và phương pháp may.
3. Sản phẩm thực hành 
- Kết quả các kích thước , đường may...
- Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật may tay măng sết .
4. Thời gian thực hiện 
May hoàn chỉnh một tay măng sết . 
5. Thái độ thực hành 
- Ý thức làm việc .
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
KIẾU TAY BỒNG
May hoàn chỉnh kiểu tay bồng theo đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ: Phấn may, thước kéo cắt vải và cắt chỉ .
2. Thiết bị: Máy may, bàn là .
3. Vật liệu: Các chi tiết bộ phận tay bồng trên vải, chỉ may.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH 
1. Bài tập thực hành: 
May hoàn chỉnh tay bồng theo mẫu cho trước .
2. Trình tự thực hành: 
Qui trình may tay bồng :
May rút dún đường mang tay và cửa tay 
Rút dún mang tay và cửa tay 
May viền cửa tay, may bụng tay 
May tra tay vào thân áo 
Bước 1: May rút dún đường mang tay và cửa tay.
- May hai đường chỉ thưa song song và cách mép mang tay 0,5 cm.
- May hai đường chỉ thưa song song và cách mép cửa tay 0,5 cm
Bước 2: Rút dún mang tay và cửa tay 
- Rút dún mang tay 
- Rút dún cửa tay 
- Kiểm tra độ dún, chiều dài đường mang tay và cửa tay sau khi rút dún .
Bước 3: May viền cửa tay.
- May viền nẹp cửa tay họăc viền bọc mép 
- May đường bụng tay .
Bước 4: Tra tay vào thân áo 
- May đường vai con thân áo sau và trước.
- May đường sườn thân áo. 
- May tra tay vào thân áo. 
III. ĐÁNH GIÁ 
1. Chuẩn bị:
 - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo.
 - Vật liệu: Đủ các chi tiết bộ phận tay áo đã cắt trên vải (1 bộ/1hs)
2. Thực hiện theo qui trình và thao tác kỹ thuật:
- Theo trình tự may và tra tay bồng 
- Đúng thao tác và phương pháp may.
3. Sản phẩm thực hành 
- Kết quả các kích thước, đường may...
- Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật may tay bồng .
4. Thời gian thực hiện 
May hoàn chỉnh một tay bồng . 
5. Thái độ thực hành 
- Ý thức làm việc .
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
BÀI 15:
MAY TÚI DỌC QUẦN 
KIỂU TÚI CHÉO 
(1 tiết)
- Biết được kiểu mẫu, cấu tạo túi dọc quần .
- Hiểu được qui trình ,yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may túi dọc quần 
I- ĐẶC ĐIỂM KIỂU MẪU, CẤU TẠO:
1. Đặc điểm kiểu mẫu:
Túi chéo là một loại túi dọc may vào đường dọc của quần âu, có những đặc điểm sau.
- Thân túi nằm phía trong, không lộ ra ngoài sản phẩm may.
- Miệng túi chéo so với dọc quần, có đường may diễu.
2. Cấu tạo 
- Thân trước, thân sau quần.
- Thân túi, đáp túi, dựng miệng túi.
II- YÊU CẦU KỸ THUẬT: 
- Túi may đúng vị trí , đúng kích thước, cân đối hai bên .
- Miệng túi, thân túi phẳng êm, các chi tiết khớp nhau tại vị trí lắp ráp .
- Các đường may đúng qui cách, đều chắc. Mũi may đúng qui định.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, không dính dầu, bám bẩnvà còn xơ vải, đầu chỉ.
III- PHƯƠNG PHÁP MAY:
Chuẩn bị 
- Sang dấu đường chéo miệng túi lên mặt phải, mặt trái của hai thân trước và mặt phải đáp túi .
- Vạch dấu vị trí mở hai đầu miệng túi lên mặt phải hai thân quần .
2. May túi vào thân trước 
- Úp mặt phải vải thân túi lên mặt trái thân trước, đặt lớp dựng trên cùng . Xếp đường vẽ chéo thân túi và thân quần trùng nhau , mép vải thân túi và mép vải dựng trùng nhau (ra ngoài đường vẽ miệng túi thân quần 1cm).
- May từ vị trí đầu mệng túi xuống cuối miệng túi theo đường dấu phấn cách đều mép vải 1cm.
- Cạo lật thân túi ra phía dọc quần theo đường may miệng túi .
- May đè mí từ đầu đường dọc quần đến hết thân túi.
3. May đáp túi 
- Úp mặt trái đáp túi lên mặt trái thân túi, cạnh chân cạp trùng nhau, cạnh dọc đáp túi hụt vào trong thân túi 1cm .
- May kê hai cạnh đáp túi vào thân túi, đường may cách mép đáp 0,3 cm.
4. May diễu miệng túi 
- Gấp miệng túi vào mặt trái thân quần theo đường dấu phấn miệng túi .
- May diễu từ đầu miệng túi xuống cuối miệng túi. Đường may cách mép gấp 0,6 cm .
5. May lộn đáy túi 
- Gấp thân túi mặt phải úp vào nhau .Mép dọc đáp túi thẳng theo mép vải thân quần .
- May đường can đáy túi .
- Lộn thân túi ra mặt phải, may diễu đáy túi. 
6. May chận miệng túi: 
- Đặt túi êm , phẳng miệng túi trùng dấu phấn đường chéo của túi đáp 
- May chận hai đầu miệng túi theo dấu phấn (lại mũi 3 lần , các mũi chỉ trùng khít nhau). Đầu túi phía cạp sau khi may chặn , may mí theo đường gấp miệng túi đến đường chân cạp và may giữ thân túi vào đường chân cạp , Đầu miệng túi còn lại, may mí như trên 
7. May dọc quần: 
- Thân sau để dưới, thân trước để trên, mặt phải úp vào nhau . Mép đường dọc thân sau trùng mép đáp túi.
- Lật vải thân túi, may đáp túi với thân sau theo đường dọc quần và may tiếp thân trước với thân sau đến hết đường dọc quần .
8. May bọc thân túi vào dọc quần thân sau: 
- Đặt mặt trái thân sau ở trên, cạo lật mép dọc đáp túi và thân trước vào mặt trái thân túi . Gấp phần dư vải thân túi bọc sát mép dọc quần thân sau.
- May bọc cách mép vải 0,3 cm
.
CÂU HỎI:
1.Trình bày yêu cầu kỹ thuật may túi chéo .
2.Trình bày phương pháp may túi chéo .
BÀI 16
THỰC HÀNH MAY TÚI DỌC QUẦN 
KIỂU TÚI CHÉO 
(7 tiết)
May hoàn chỉnh túi dọc quần kiểu túi chéo theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ: 
 Phấn may, thước kéo cắt vải và cắt chỉ .
2. Thiết bị: 
 Máy may,bàn là .
3.Vật liệu: 
Các chi tiết túi dọc chéo cắt trên vải ( 1 bộ /1hs), chỉ may.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH: 
1. Bài tập thực hành: 
May hoàn chỉnh một túi chéo theo mẫu cho trước .
2.Trình tự thực hành: 
Qui trình may túi chéo
Chuẩn bị 
May túi vào thân trước 
May đáp túi 
May diễu miệng túi 
May lộn đáy túi 
May chân miệng túi 
May dọc quần 
May bọc thân túi vào dọc quần thân sau
Bước 1: Chuẩn bị 
- Sang dấu đường may dọc quần.
- Vạch dấu vị trí miệng túi. 
Bước 2: May túi vào thân trước 
- Xếp vải thân trước , thân túi và vải dựng 
- May đường miệng túi 
Bước 3: May đáp túi 
- Xếp vải thân trước và đáp túi .
- May các cạnh của đáp túi vào thân túi .
Bước 4: May diễu miệng túi 
- Gấp miệng túi 
- May đường diễu miệng túi .
Bước 5 : May lộn đáy túi 
- Gấp lót túi .
- May can đáy túi .
- Xén sửa đáy túi, lộn thân túi .
- May đường can lộn đáy túi .
Bước 6: May chận miệng túi 
- Đặt phẳng thân quần .
- May chận đầu trên miệng túi, may ghim thân túi vào đường cạp .
- May chận đầu dưới miệng túi .
Bước 7: May dọc quần 
- Xếp vải thân trước và thân sau 
- May các đoạn dọc quần :
+Đáp túi vào thân sau .
+Thân trước vào thân sau 
Bước 8: May bọc thân túi và dọc quần thân sau 
- Cạo lật các mép vải .
- Gấp vải bọc mép dọc thân sau .
- May đường bọc mép.
III. ĐÁNH GIÁ 
1. Chuẩn bị:
 - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo.
 - Vật liệu: Đủ các chi tiết bộ phận túi dọc chéo đã cắt trên vải (1 bộ/1hs).
2. Thực hiện theo qui trình và thao tác kỹ thuật:
- Theo trình tự may túi dọc . 
- Đúng thao tác và phương pháp may.
3. Sản phẩm thực hành: 
- Kết quả các kích thước, đường may...
- Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật may túi chéo .
4. Thời gian thực hiện: 
May hoàn chỉnh một túi chéo 
5. Thái độ thực hành: 
- Ý thức làm việc .
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
BÀI 17
MAY CẠP QUẦN 
KIỂU CẠP RỜI LUỒN CHUN 
(1 tiết)
- Biết được kiểu mẫu, cấu tạo của cạp quần kiểu cạp rời luồn chun
- Hiểu được qui trình, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cạp quần kiểu cạp rời luồn chun.
I. ĐẶC ĐIỂM KIỂU MẪU, CẤU TẠO: 
1. Đặc điểm kiểu mẫu: 
- Cạp rời may ráp với thân quần.
- Luồn chun xung quanh cạp. 
2. Cấu tạo:
Bản cạp rời, thân quần. 
II. YÊU CẦU KỸ THUẬT: 
- Bản cạp đều, đúng kích thước qui định. Kích thước chun phù hợp vòng bụng 
- Cạp êm, phẳng, không vặn, chun đều, mặt trong không tuột sổ.
- Các đường may đúng qui cách, đều, chắc. Mũi may đúng qui định.
- Đảm bảo vệ sinh công nghiệp, không dính dầu, bám bẩn và xơ vải, đầu chỉ.
III. PHƯƠNG PHÁP MAY: 
1. Chuẩn bị: 
Đo, cắt chun theo số đo vòng bụng, thêm 2cm để nối chun.
2. May cạp:
- May nối vòng bản cạp. 
- Gấp đôi bản cạp (bề mặt ra ngoài).
- May ráp bản cạp với chân cạp thân quần (chừa lại 3-4cm để luồn chun).
3. Luồn chun: 
- Dùng kim hoặc dùi luồn chun vào trong cạp.
- May nối hai đầu chun.
- May kín đường cạp.
4. May chần chun:
- Vuốt êm cạp và dàn đều chun.
- May ghim các điểm cửa quần, lưng quần và hai đầu dọc quần.
- May đường chần chun vòng quanh cạp, cách đều .
CÂU HỎI:
Trình bày yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may cạp rời luồn chun.
BÀI 18
THỰC HÀNH MAY CẠP QUẦN 
KIỂU CẠP RỜI LUỒN CHUN
(7 tiết)
May được cạp quần theo đúng qui trình và đạt yêu cầu kỹ thuật.
I. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ: 
Phấn may, thước kéo cắt vải và cắt chỉ.
2. Thiết bị: 
Máy may, bàn là.
3. Vật liệu: 
Các chi tiết cạp quần cắt trên vải ( 1 bộ /1hs), chỉ may.
II. NỘI DUNG THỰC HÀNH: 
1. Bài tập thực hành: 
May hoàn chỉnh một cạp rời luồn chun theo mẫu cho trước.
2. Trình tự thực hành:
Qui trình may cạp rời luồn chun
Chuẩn bị
May cạp
Luồn chun
Chuẩn bị 
May chần chun
Bước 1: Chuẩn bị: 
- Đo, cắt chun theo số đo vòng bụng + 2 cm
Bước 2: May cạp: 
- May nối bản cạp.
- Gấp đôi bản cạp cho bề mặt ra ngoài. 
- Xếp mép gấp cạp úp vào bề mặt chân cạp của thân quần.
- May cạp ngoài vào thân quần (chừa 3 – 4 cm để luồn chun).
Bước 3: Luồn chun: 
- Dùng kin hoặc dùi luồn chun vào trong cạp.
- May nối hai đầu chun.
- May kín đường cạp. 
Bước 4 : May chần chun:
- Vuốt êm cạp và dàn đều chun.
- May ghim các điểm: cửa quần, lưng quần và hai đầu dọc quần.
- May đường chần chun vòng quanh cạp.
 III. ĐÁNH GIÁ: 
1. Chuẩn bị
 - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo.
 - Vật liệu: Đủ các chi tiết bộ phận cạp quần đã cắt trên vải (1 bộ/1hs).
2.Thực hiện theo qui trình và thao tác kỹ thuật:
- Theo trình tự may cạp quần. 
- Đúng thao tác và phương pháp may.
3. Sản phẩm thực hành: 
- Kết quả các kích thước, đường may...
- Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật.
4. Thời gian thực hiện: 
May hoàn chỉnh một cạp quần kiểu cạp rời luồn chun. 
5. Thái độ thực hành: 
- Ý thức làm việc.
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
PHẦN II: THỰC HÀNH TỔNG HỢP
BÀI 19: THỰC HÀNH
CẮT MAY QUẦN VÁY TRÊN VẢI
(20 tiết)
	Cắt may quần váy trên vải thực hiện theo trình tự sau :
Chọn vật liệu
Đo, tính vải
Tính các kích thước thíêt kế
Vẽ và cắt
Vắt sổ
May
Hoàn thành sản phẩm
Thực hành:
 CHỌN VẬT LIỆU, LẤY SỐ ĐO, TÍNH VẢI 
 VÀ TÍNH KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ 
- Chọn vật liệu, lấy số đo, tính số lượng vải và tính kích thước thíêt kế cho một kiểu quần váy .
I- CHUẨN BỊ: 
- Thước dây.
- Bút, giấy, viết.
- Mẫu một số loại vải và phụ liệu để may quần váy .
II- NỘI DUNG THỰC HÀNH: 
1. Chọn vật liệu may quần váy: 
Bước 1: Chọn vải: 
- Chất liệu vải may quần váy .
- Màu sắc, hoa văn. 
Bước 2: Chọn phụ liệu: 
- Vật liệu liên kết, 
- Vật liệu trang trí. 
2. Lấy số đo:
- Vẽ kiểu và ghi chú về kiểu quần váy, những đặc điểm cần lưu ý. 
- Đo thứ tự các số đo cần thiết. 
( Vẽ hình và ghi chú vào bảng 1 báo cáo thực hành )
3. Tính vải: 
- Tính vải với các loại khổ vải, 
( Ghi vào bảng 2 báo cáo thực hành )
- Kiểm tra kích thước của vải..
4. Tính các kích thước thiết kế: 
Ghi các công thức thiết kế, kích thước vào bảng 3 báo cáo thực hành. 
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Bảng 1: Đo
Số đo
Hình vẽ - Ghi chú
Bảng 2: Tính vải 
Khổ vải
90cm-120cm
140 – 160 cm
Vải bình thường
Bảng 3: Kích thước thiết kế: 
STT
Tên đường
 thiết kế
Công thức
Thân trước
Kích thước
Thân sau
Kích thước
Thực hành
 CẮT MAY VÀ HOÀN THIỆN QUẦN VÁY 
- Vẽ, cắt và may được quần váy. 
- Vận dụng vào một số kiểu tương tự. 
I- CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ: 
Thước dây, thước dẹt, kéo cắt vải, cắt chỉ, kim tay.
2. Thiết bị:
Máy may, bàn là, máy vắt sổ ( nếu có ).
3. Vật liệu:
- Vải đủ cắt một quần váy.
- Chỉ may, chỉ vắt sổ, dây chun bản 3 cm, vật liệu trang trí ( nếu có ).
II- NỘI DUNG THỰC HÀNH: 
1. Vẽ và cắt:
Bước 1: Chuẩn bị: 
- Xác định sơ đồ giác cho khổ vải cắt .
- Kiểm tra vải và đánh dấu. 
Bước 2: Xếp vải: 
Gấp vải thẳng theo canh dọc.
Bước 3: Vẽ và cắt thân trước: 
- Kẻ đường giới hạn ở đầu lớp vải.
- Vẽ, thiết kế theo trình tự. 
- Kiểm tra các kích thước trước khi cắt.
- Vẽ gia đường may.
- Vẽ, cắt các đường bao theo trình tự. 
Bước 4: Vẽ và cắt thân sau: 
- Kẻ đường giới hạn ở đầu lớp vải.
- Vẽ, thiết kế theo trình tự.
- Kiểm tra các kích thước trước khi cắt.
- Vẽ gia đường may.
- Vẽ, cắt các đường bao theo trình tự. 
Bước 5: Vẽ và cắt cạp quần: 
- Vẽ cạp quần. 
- Cắt cạp quần. 
2. Vắt sổ:
Bước1: Chuẩn bị:
- Xác định các chi tiết cần vắt sổ. 
- Xác định các mép cắt cần vắt sổ. 
Bước 2: Vắt sổ: 
- Vắt sổ các chi tiết quần.
- Cắt chỉ rời từng chi tiết và xếp gọn.
3. May:
Bước 1: Chuẩn bị: 
Sang dấu các đường may. 
Bước 2: May giàng quần: 
- Xếp vải.
- May đường giàng quần. 
Bước 3: May dọc quần: 
- Xếp vải.
- May đường dọc quần. 
Bước 4: May vòng đũng: 
- Xếp vải.
- May đường đũng quần. 
Bước 5: May cạp quần:
- May cạp quần. 
- Luồn chun.
- May chần chun. 
Bước 6: May gấu quần: 
- Gấp mép, lược bản rộng gấu. 
- May hoặc khâu vắt.
4. Hoàn thiện quần: 
- Là rẽ các đường dọc quần, giàng quần, đũng quần. 
- Là gấu quần, cạp quần.
- Là thân quần. 
- Gấp sản phẩm. 
III. ĐÁNH GIÁ: 
1. Chuẩn bị:
 - Dụng cụ: Đủ thước, phấn may, kéo, 
 - Vật liệu: Đủ vật liệu: Vải, chỉ, dây chun, vật liệu trang trí (nếu có). 
2. Thực hiện theo qui trình và thao tác kỹ thuật:
- Theo đúng trình tự các bước ở từng nội dung 
- Đúng thao tác và phương pháp cắt, may.
3. Sản phẩm thực hành: 
- Kết quả các kích thước, đường may...
- Mức độ đạt được so với yêu cầu kỹ thuật may quần váy.
4. Thời gian thực hiện: 
May hoàn chỉnh một quần váy. 
5. Thái độ thực hành: 
- Ý thức làm việc.
- Chấp hành các qui định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hoạt động giáo dục nghề phổ thông - NGHỀ CẮT MAY 11
Bộ GD-ĐT- Nhà xuất bản Giáo Dục
- NGHỀ CẮT MAY
Bộ GD-ĐT- Nhà xuất bản Giáo Dục
MỤC LỤC
 Trang
Phân phối chương trình ... 1
Phần I: Kỹ thuật cắt may:
Chương I: Thiết kế và cắt trên giấy:
Bài 1: Thiết kế một số kiểu cổ áo nữ ... 2
Bài 2: Thực hành: Vẽ, cắt các kiểu cổ áo  7
Bài 3: Thiết kế một số kiểu tay áo nữ .. 10
Bài 4: Thực hành: Vẽ, cắt các kiểu tay áo . 12
Bài 5: Thiết kế một số kiểu cầu vai, cầu ngực áo nữ . 15
Bài 6: Thực hành: Vẽ, cắt các kiểu cầu ngực, cầu vai áo nữ  17
Bài 7: Thiết kế cổ áo, tay áo nam  20
Bài 8 : Thực hành: Vẽ, cắt tay áo, cổ áo nam .. 24
Bài 9: Thiết kế quần váy .. 26
Bài 10: Thực hành vẽ và cắt quần váy . 31
Chương II: May một số bộ phận của sơ mi và quần âu: 
Bài 11: May cổ áo ... 34
Bài 12: Thực hành may cổ áo . 37
Bài 13: May tay áo . 40
Bài 14: Thực hành may tay áo .. 41
Bài 15: May túi dọc quần  45
Bài 16: Thực hành may túi dọc quần  49
Bài 17: May cạp quần .. 52
Bài 18: Thực hành may cạp quần  53
Phần II: Thực hành tổng hợp: 
Thực hành cắt may sản phẩm tự chọn:
Bài 19: Cắt may quần váy trên vải ... 56
Tài liệu tham khảo . 61
Mục lục  62

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_cat_may.doc