Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Móc thủ công

. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

- Vị trí:

 Là mô đun được bố trí giảng dạy đầu tiên trong các mô đun đào tạo nghề.

- Tính chất:

 Là mô đun bắt buộc phải học ở trình độ sơ cấp nghề móc thủ công, cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các dụng cụ và nguyên liệu chính phục vụ cho việc tiếp thu các mô đun chuyên môn khác của nghề.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:

 + Phân tích được mẫu móc hoặc sơ đồ móc;

+ Mô tả được tính chất và công dụng của các loại nguyên liệu (Sợi cotong, sợi Vitco, chỉ Phong phú, các loại sợi len, các loại hạt nhựa, hạt Kim sa);

 + Trình bày được kích thước và công dụng các loại kim móc; cấu tạo, công dụng của kéo bấm; cách đọc số đo trên thước dây;

 + Lựa chọn được dụng cụ phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc ( kim móc, kéo bấm, thước dây.);

 + Lựa chọn được nguyên liệu phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc ( các loại sợi móc và hạt trang trí. );

 + Quan sát được rõ ràng cấu tạo mẫu móc, màu sắc, tính chất nguyên liệu sử dụng;

 + Có ý thức cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.

 

doc 37 trang yennguyen 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Móc thủ công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Móc thủ công

Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Móc thủ công
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
MÓC THỦ CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 783 /QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
Hà Nội- Năm 2011
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ XÃ HỘI
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
(Ban hành theo Quyết định số 783 /QĐ-TCDN
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
¾¾¾¾¾¾¾¾¾
Tên nghề: Móc thủ công
Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Có sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề Móc thủ công
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 04
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.
- Kiến thức:
	+ Trình bày được mẫu móc hoặc sơ đồ móc;
+ Mô tả được tính chất và công dụng của các loại nguyên liệu (Sợi cotong, sợi Vitco, chỉ Phong phú, các loại sợi len, các loại hạt nhựa, hạt Kim sa);
	+ Trình bày được kích thước và công dụng các loại kim móc; cấu tạo, công dụng của kéo bấm; cách đọc số đo trên thước dây;
+ Nắm bắt được được phương pháp quấn, móc chỉ và phương pháp móc các kiểu cơ bản: Móc mũi đơn giản; móc mũi móc kép; 
+ Mô tả được các móc mũi Kết và mũi Bông dâu;
+ Trình bày được móc mũi móc chùm và móc mũi hạt và con sò, móc mũi móc kép ngoặc;
+ Nắm bắt được nối chỉ và kết thúc mẫu móc;
 + Trình bày được phương pháp móc các loại hoa (hoa Cúc, hoa Đồng tiền, hoa Đồng xu, hoa Thược dược, hoa Hồng, hoa Chong chóng ) ;
	+ Trình bày được phương pháp móc một số kiểu mũ (mũ trẻ em, mũ có tai, mũ vuông em bé).
- Kỹ năng:
 	+ Lựa chọn được dụng cụ phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc;
	+ Lựa chọn được nguyên liệu phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc;
	+ Quan sát được rõ ràng cấu tạo mẫu móc, màu sắc, tính chất nguyên liệu sử dụng;
	+ Thực hiện thành thạo các động tác: Quấn chỉ, móc chỉ, kéo chỉ, đặt kim, đâm kim, bắt chỉ, đổi chỉ, vắt đầu chỉ, dấu đầu chỉ, cắt chỉ, dấu đoạn chỉ dư ;
	+ Móc được các mũi móc đơn giản , móc mũi móc kép, móc mũi Kết và mũi Bông dâu;
 + Móc được mũi móc chùm, móc mũi hạt và con sò;
 + Móc được mũi móc kép ngoặc ;
 + Thao tác được việc nối chỉ và kết thúc mẫu móc;
 + Thao tác thành thạo các phần việc khi móc các loại hoa như hoa đồng tiền, hoa đồng xu, hoa Thược dược, hoa hồng, hoa Chong chóng.
	+ Thao tác thành thạo các phần việc khi móc các loại mũ vuông em bé, mũ có quai.
- Thái độ:
	+ Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm, ham học hỏi;
	+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác, kiên trì.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp người học làm việc ở các cở sở sau đây:
- Làm thợ thủ công trong các doanh nghiệp nghề móc thủ công;
- Làm thợ thủ công trong các tổ sản xuất tại các địa phương hoặc tại các làng nghề;
- Tự tổ chức kinh doanh nghề móc thủ công tại các hộ gia đình, gia công sản phẩm cho các doanh nghiệp hoặc trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời gian học tập: 11 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 10 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: 
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ
 - Thời gian học lý thuyết: 49 giờ; Thời gian học thực hành: 351 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN 
Mã MH,MĐ
Tên môn học, mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra
Các môn học, mô đun đào tạo nghề 
MĐ 01
Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
40
04
35
01
MĐ 02
Thao tác móc cơ bản
120
18
95
07
MĐ 03
Móc hoa
120
12
102
06
MĐ 04
Móc mũ
120
15
99
06
Tổng cộng
400
49
331
20
IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO 
(Nội dung chi tiết có Phụ lục kèm theo)
V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
1. Hướng dẫn sử dụng các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: 
- Trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề móc thủ công đã thiết kế tổng số giờ học tối thiểu là: 400 giờ (Lý thuyết:49 giờ; Thực hành: 351 giờ); Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công gồm 4 mô đun đào tạo; thời gian; phân bổ thời gian được xác định tại biểu mục III. Đây là 4 mô đun đào tạo nghề bắt buộc tất cả các cở sở dạy nghề đều phải thực hiện.
- Các mô đun đào tạo nghề đã được xây dựng đến tên bài; nội dung chính của từng bài; từ đó các cở sở dạy nghề tự xây dựng nội dung bài giảng để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khóa học hoặc thi tốt nghiệp. 
Số TT
Môn thi
Hình thức thi
Thời gian thi
1
Kiến thức, kỹ năng nghề
- Lý thuyết nghề
Viết
Không quá 30 phút
Vấn đáp
Chuẩn bị không quá: 20 phút; 
Trả lời không quá: 10 phút
Trắc nghiệm
Không quá: 30 phút
- Thực hành nghề
Bài thi thực hành
Không quá 04 giờ
2
*Mô đun tốt nghiệp (tích hợp 
lý thuyết với thực hành)
Bài thi lý thuyết và thực hành
Không quá 05 giờ
3. Các chú ý khác:
Hoạt động ngoại khoá phục vụ chuyên môn nghề:
- Để người học có điều kiện tìm hiểu thực tế sản xuất, cơ sở đào tạo nghề có thể bố trí cho người học tham quan các làng nghề thêu móc thủ công như làng thêu Văn Lâm, xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình; Minh Lãng, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình; Xã Thanh Hà, Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; Quất Động, Thường Tín, Hà Nội;
	- Sử dụng từ 2 đến 3 ngày cho người học đi tham quan học tập tại các làng nghề; cơ sở thêu, ren, móc thủ công. Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá;
- Mời một số nghệ nhân móc thủ công về thỉnh giảng tại cơ sở dạy nghề;
	- Tổ chức các buổi nói chuyện về chuyên môn nghề móc thủ công do các nghệ nhân ren, móc là diễn giả để củng cố chuyên môn, tăng thêm hiểu biết và lòng yêu nghề cho người học;
	- Tổ chức cho người học tham gia các phong trào thể dục thể thao: bóng chuyền, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, bơi lội ngoài giờ học và trong các ngày nghỉ;
- Tổ chức và duy trì ca hát tập thể trong lớp học./.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
 Mã số mô đun: MĐ 01
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783 /QĐ- TCDN 
Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
CHUẨN BỊ DỤNG CỤ, NGUYÊN LIỆU
Mã số mô đun:	MĐ 01
Thời gian mô đun: 40 giờ; 	(Lý thuyết: 04 giờ; Thực hành: 36 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
	 Là mô đun được bố trí giảng dạy đầu tiên trong các mô đun đào tạo nghề.
- Tính chất:
	Là mô đun bắt buộc phải học ở trình độ sơ cấp nghề móc thủ công, cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về các dụng cụ và nguyên liệu chính phục vụ cho việc tiếp thu các mô đun chuyên môn khác của nghề.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
	+ Phân tích được mẫu móc hoặc sơ đồ móc;
+ Mô tả được tính chất và công dụng của các loại nguyên liệu (Sợi cotong, sợi Vitco, chỉ Phong phú, các loại sợi len, các loại hạt nhựa, hạt Kim sa);
	+ Trình bày được kích thước và công dụng các loại kim móc; cấu tạo, công dụng của kéo bấm; cách đọc số đo trên thước dây;
 	+ Lựa chọn được dụng cụ phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc ( kim móc, kéo bấm, thước dây.);
	+ Lựa chọn được nguyên liệu phù hợp với mẫu móc hoặc sơ đồ móc ( các loại sợi móc và hạt trang trí. );
	+ Quan sát được rõ ràng cấu tạo mẫu móc, màu sắc, tính chất nguyên liệu sử dụng;
	+ Có ý thức cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian 
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành 
Kiểm tra*
1
Chuẩn bị dụng cụ trong nghề móc thủ công
16
2
13
1
2
Chuẩn bị nguyên liệu trong nghề móc thủ công
24
2
21
1
Cộng
40
4
34
2
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết: 
Bài 1: Chuẩn bị dụng cụ trong nghề móc thủ công
Thời gian: 16 giờ	 
Mục tiêu : 
- Biết cách phân loại các dụng cụ cơ bản nghề móc thủ công;
- Mô tả được phương pháp chọn kim móc, kéo bấm, thước dây;
- Rèn luyện khả năng quan sát.
1. Phân loại dụng cụ nghề móc thủ công: 	 	
1.1. Kim móc	 	 
1.2. Kéo bấm, thước dây	 	 
2. Phương pháp lựa chọn dụng cụ:	 
2.1. Xác định mẫu móc 	 	
2.2. Lựa chọn dụng cụ phù hợp với mẫu móc	 	
* Kiểm tra	 	
Bài 2: Chuẩn bị nguyên liệu trong nghề móc thủ công 
	Thời gian: 24 giờ 
Mục tiêu: 
- Biết cách phân loại các nguyên liệu sử dụng trong nghề móc thủ công;
- Mô tả được phương pháp lựa chọn các loại sợi móc và hạt trang trí;
- Rèn luyện khả năng quan sát, cảm nhận mầu sắc.
1. Phân loại nguyên liệu trong nghề móc thủ công :
1.1. Các loại sợi móc
1.2. Các loại hạt trang trí
2. Phương pháp lựa chọn nguyên liệu:
2.1. Phương pháp nghiên cứu mẫu móc
2.2. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp với mẫu móc
* Kiểm tra	
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu: 
+ Giấy;
+ Vở ghi chép;
+ Các loại sợi móc;
+ Các loại hạt trang trí.
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
+ Các loại kim móc;
+ Thước dây;
+ Kéo bấm;
+ Các loại mẫu móc, sơ đồ móc.
- Học liệu:
+ Giáo trình nghề Móc thủ công;
+ Sách hướng dẫn giáo viên.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá: Được đánh giá qua kiểm tra vấn đáp, thực hành 
- Phần lý thuyết: Kiểm tra viết;
- Phần thực hành: Bài thi thực hành.
2. Nội dung đánh giá:
2.1. Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết
- Trình bày được phương pháp chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu: Chọn kim móc; chọn kéo bấm, thước dây; chọn sợi móc; chọn hạt trang trí; 
- Mô tả được tính chất và công dụng của các loại sợi móc, hạt trang trí cũng như cấu tạo và cách sử dụng các loại kim móc, kéo bấm, thước dây.
2.2. Về kỹ năng: Được đánh giá qua bài kiểm tra thực hành
- Chuẩn bị được nguyên vật liệu phù hợp với các mẫu móc, đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Chuẩn bị và sử dụng được các loại kim móc phù hợp với mẫu móc, đạt yêu cầu kỹ thuật.
2.3. Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập
- Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, say mê học tập.
- Có ý thức cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
	Mô đun này được dùng cho tất cả các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc đào tạo trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: 
- Số giờ lý thuyết được bố trí tại phòng học móc thủ công và thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu. Phòng học được bố trí các mẫu móc, các dụng cụ, nguyên vật liệu nghề móc thủ công và trang thiết bị phục vụ học tập như máy vi tính, máy chiếu đa năng; 
- Phần thực hành bố trí tại phòng thực hành và thực hiện ở thời gian hướng dẫn thường xuyên.
* Giảng viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học.
- Phương pháp giảng dạy:
+ Phần lý thuyết: thuyết trình, giảng giải, trực quan;
+ Phần thực hành: giảng giải, thao tác mẫu, hướng dẫn thực hành.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý : 
- Phân loại dụng cụ, nguyên liệu;
- Phân tích mẫu móc.
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Móc các kiểu cơ bản
 Mã số mô đun: MĐ 02
(Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ- TCDN 
Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
MÓC CÁC KIỂU CƠ BẢN
Mã số mô đun: 	MĐ 02
Thời gian mô đun: 120 giờ; ( Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành: 102giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
	Là mô đun được bố trí giảng dạy liền kề sau mô đun chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu.
- Tính chất:
	Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề Móc thủ công.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
+ Trình bày được phương pháp quấn, móc chỉ và phương pháp móc các kiểu cơ bản 
 + Mô tả được mũi móc đơn giản 
+ Nắm bắt được mũi móc kép, mũi Kết và mũi Bông dâu ;
+ Mô tả được mũi móc chùm, mũi hạt và con sò; 
+ Hiểu được mũi móc kép ngoặc ;
+ Trình bày được cách nối chỉ và kết thúc mẫu móc.
	+ Thực hiện thành thạo các động tác: Quấn chỉ, móc chỉ, kéo chỉ, đặt kim, đâm kim, bắt chỉ, đổi chỉ, vắt đầu chỉ, dấu đầu chỉ, cắt chỉ, dấu đoạn chỉ dư ;
	+ Thao tác thành thạo, đạt kỹ thuật và thẩm mỹ các kiểu móc cơ bản : Móc mũi đơn giản, móc mũi móc kép; móc mũi Kết và mũi Bông dâu, móc mũi móc chùm, móc mũi hạt và con sò , nối chỉ và kết thúc mẫu móc.
+ Rèn luyện ý thức cần cù, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN :
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian 
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Móc mũi đơn giản: Tạo vòng chỉ đầu tiên; móc mũi bính; móc mũi móc đơn.
16
02
13
01
2
Móc mũi móc kép: Móc mũi kép thấp; móc mũi móc kép; móc kép đôi; móc kép ba.
16
03
12
01
3
Móc mũi kết và mũi bông dâu: Móc mũi kết; móc mũi bông dâu kiểu 1; móc mũi bông dâu kiểu 2; móc mũi bông dâu kiểu 3 
20
03
16
01
4
Móc mũi móc chùm: Móc mũi chùm 2; móc mũi chùm 3; móc chùm kép thấp; móc chùm móc kép.
20
03
16
01
5
Móc mũi hạt và con sò: Móc mũi hạt đậu; móc mũi hạt ngô; móc mũi con sò.
16
02
13
01
6
Móc mũi móc kép ngoặc: Móc kép sa ngoặc trước; móc kép ngoặc sau
16
02
13
01
7
Nối chỉ và kết thúc mẫu: Nối chỉ vào cùng hàng; nối chỉ trên hai hàng; nối chỉ vào giữa hàng; kết thúc mẫu móc.
16
03
12
01
Cộng
120
18
95
07
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết: 
Bài 1: Móc mũi đơn giản
Thời gian: 16 giờ 
Mục tiêu: 
- Biết cách tạo vòng chỉ đầu tiên, móc mũi bính, mũi móc đơn;
- Mô tả được cách tạo vòng chỉ đầu tiên, móc mũi bính, mũi móc đơn;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác. 
1. Tạo vòng chỉ đầu tiên.
- Quấn chỉ quanh mũi kim móc
- Móc quấn một vòng chỉ
- Kéo ngược sợi chỉ qua vòng chỉ mới quấn
2. Móc mũi bính.
- Đặt kim lệch 45◦ so với sợi chỉ và xuyên kim qua vòng chỉ đầu tiên
- Quấn chỉ quanh mũi kim móc
- Móc quấn chỉ
- Kéo ngược sợi chỉ qua vòng chỉ
3. Móc mũi móc đơn.
- Bỏ một mũi bính, đâm kim vào mũi bính thứ hai
- Quấn chỉ vào mũi kim
- Kéo chỉ qua khỏi mũi nền
- Bắt chỉ vào kim và kéo qua hai vòng chỉ có sẵn trên kim. 
* Kiểm tra
 Bài 2: Móc mũi móc kép 	 Thời gian: 16 giờ
Mục tiêu: 
- Trình bày được cách móc các mũi móc kép: Mũi kép thấp; mũi móc kép; móc kép đôi; móc kép ba;
- Móc được các mũi móc kép: Mũi kép thấp; mũi móc kép; móc kép đôi; móc kép ba;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, thao tác chính xác. 
1. Móc mũi kép thấp
- Quấn chỉ vào mũi kim
- Đâm kim xuống mũi nền
- Quấn chỉ kéo qua khỏi mũi nền
- Bắt chỉ vào kim và kéo qua cả ba vòng chỉ có sẵn trên kim.
2. Móc mũi móc kép
- Quấn chỉ và đâm kim xuống mũi nền
- Quấn chỉ kéo qua khỏi mũi nền
- Quấn chỉ kéo qua 2 vòng chỉ phía ngoài của kim
- Quấn chỉ và kéo cho vòng chỉ này chui qua hai vòng chỉ còn lại trên kim
3. Móc kép đôi
- Quấn hai vòng chỉ và đâm kim xuống mũi nền
- Quấn chỉ kéo qua khỏi mũi nền
- Quấn chỉ kéo qua 2 vòng chỉ phía ngoài của kim
- Quấn chỉ và kéo kim cho vòng chỉ mới ... 
Móc 12 mũi đơn làm vòng tròn
2. Taọ đài hoa
Lặp lại 6 lần các bước sau đây rồi móc 1 mũi kết:
- Móc 1 mũi bính
- Móc 2 mũi móc đơn
- Móc 2 mũi bính
- Móc 1 mũi chùm móc kép
- Móc 2 mũi bính
- Móc 1 mũi đơn
3. Tạo cánh hoa đài trên
Lặp lại 6 lần các bước sau đây rồi móc 1 mũi kết:
- Móc 1 mũi bình
- Móc 1 mũi móc đơn vào mũi móc đơn ở 2 bên cánh hoa của hàng dưới
- Móc 5 mũi bính
4. Tạo cánh hoa đài dưới
Lặp lại 6 lần các bước sau đây rồi móc 1 mũi kết:
- Móc 1 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn
- Móc 1 mũi kép thấp
- Móc 5 mũi móc kép
- Móc 1 mũi kép thấp
- Móc 1 mũi đơn
5. Cắt chỉ và giấu chỉ
6. Đính hạt trang trí vào giữa hoa
* Kiểm tra
Bài 5: Móc hoa Hồng. 
Thời gian: 20 giờ
Mục tiêu: 
- Nắm được cách móc hoa hồng;
- Móc được hình hoa Hồng đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, thao tác chính xác.
1. Tạo nhị hoa
Dùng tay quấn sợi len tạo thành vòng tròn
2. Taọ đài hoa
- Móc 1 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi hạt ngô
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi kết
3. Tạo cánh hoa đài trên
- Móc 1 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn vào mũi móc đơn của hàng dưới
- Móc 7 mũi bính
- Móc 1 mũi kết
4. Tạo cánh hoa đài dưới
- Móc 1 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn
- Móc 5 mũi bính
- Móc 1 chùm 5 mũi móc kép
- Móc 1 mũi bông dâu
- Móc 5 mũi bính
- Móc 1 mũi kết
- Cắt chỉ và giấu chỉ.
* Kiểm tra
Bài 6: Móc hoa Chong chóng. 
Thời gian: 28 giờ
Mục tiêu: 
- Mô tả được cách móc hoa chong chóng;
- Móc được hình hoa Chong chóng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, thao tác chính xác.
1. Tạo nhị hoa
Dùng tay quấn sợi len tạo thành vòng tròn
2. Tạo lớp hoa vòng trong
- Móc 1 mũi bính
- Móc 12 mũi móc đơn
- Móc 1 mũi kết
3. Tạo lớp hoa vòng ngoài
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 3 mũi bính
- Móc chùm 2 móc kép
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi kết để nối mũi đầu tiên vào mũi cuối cùng
4. Tạo cánh hoa đài dưới
- Móc 1 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn vào móc đơn của hàng dưới
- Móc 5 mũi bính và 1 mũi kết
- Móc 1 mũi bính, 1 mũi móc đơn, 1 mũi móc kép, 5 mũi móc đơn, 1 mũi móc kép, 1 mũi móc đơn cùng vào vòng bính của hàng dưới
- Móc 1 mũi kết để nối mũi đầu tiên và mũi cuối cùng của mỗi hàng
- Cắt chỉ và giấu chỉ
* Kiểm tra
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu: 
+ Giấy;
+ Vở ghi chép;
+ Các loại chỉ móc;
+ Các loại vải;
+ Các loại hạt trang trí
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
+ Các loại kim móc;
+ Thước dây;
+ Kéo bấm;
+ Các loại mẫu móc.
- Học liệu:
+ Giáo trình nghề Móc thủ công;
+ Sách hướng dẫn giáo viên.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá: Được đánh giá qua kiểm tra vấn đáp, thực hành 
- Phần lý thuyết: Kiểm tra viết;
- Phần thực hành: Bài thi thực hành.
2. Nội dung đánh giá:
2.1. Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết
- Mô tả được phương pháp móc hoa Cúc;
- Trình bày được phương pháp móc hoa Đồng tiền;
- Hiểu được được phương pháp móc hoa Đồng xu;
- Nắm được được phương pháp móc hoa Thược dược;
- Mô tả được phương pháp móc hoa Hồng;
- Trình bày được phương pháp móc hoa Chong chóng;
2.2. Về kỹ năng: Được đánh giá qua bài kiểm tra thực hành
Thực hiện đúng các thao tác, hoàn thành tất cả các mẫu móc hoa Cúc, hoa Đồng tiền, hoa Đồng xu, hoa Thược dược, hoa Hồng, hoa Chong chóng đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ.
2.3. Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập
Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, say mê học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
	Mô đun này được dùng cho tất cả các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc đào tạo trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: 
- Số giờ lý thuyết được bố trí tại phòng học móc thủ công và thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu. Phòng học móc được bố trí các mẫu móc, các dụng cụ, nguyên vật liệu nghề móc thủ công và trang thiết bị phục vụ học tập như máy vi tính, máy chiếu đa năng; 
- Phần thực hành bố trí tại phòng thực hành và thực hiện ở thời gian hướng dẫn thường xuyên.
* Giảng viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học.
- Phương pháp giảng dạy:
+ Phần lý thuyết: thuyết trình, giảng giải, trực quan;
+ Phần thực hành: giảng giải, thao tác mẫu, hướng dẫn thực hành.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý : 
- Phương pháp tạo nhĩ hoa
- Phương pháp tạo đài hoa
- Phương pháp tạo cánh hoa
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
Tên mô đun: Móc mũ
Mã số mô đun: MĐ 04
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ- TCDN 
Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN 
MÓC MŨ
Mã số mô đun: 	MĐ 04
Thời gian mô đun: 120 giờ; ( Lý thuyết: 18giờ; Thực hành: 99 giờ)
I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
- Vị trí:
	Là mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun Móc hoa.
- Tính chất:
	Là mô đun chuyên môn nghề quan trọng bắt buộc phải học ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề Móc thủ công.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 
- Trình bày được phương pháp móc mũ trẻ em;
- Hiểu được phương pháp móc mũ có tai;
- Mô tả được phương pháp móc mũ vuông em bé; 
- Nắm được phương pháp móc mũ ôm đầu đính hoa; 
- Mô tả được phương pháp móc mũ lưỡi trai đính hoa hồng.
Thao tác thành thạo các phần việc: 
	+ Móc chóp mũ; 
	+ Phát triển chóp mũ bước 1; 
	+ Phát triển chóp mũ bước 2; 
	+ Phát triển chóp mũ bước 3; 
	+ Phát triển thân mũ bước 1; 
	+ Phát triển thân mũ bước 2; 
	+ Móc phần cuối thân mũ; 
	+ Móc phần chân mũ giáp đường luồn dây; 
	+ Phối màu, nối và đổi chỉ; 
	+ Móc đường luồn dây; 
	+ Móc đường viền mũ bước 1; 
	+ Móc đường viền mũ bước 2; 
	+ Móc chóp mũ có tai; 
	+ Phát triển chóp mũ có tai; 
	+ Móc vành mũ; 
	+ Móc phần tai mũ; 
	+ Chiết mũi; 
	+ Móc phần trán mũ; 
	+ Móc phần gáy mũ; 
	+ Làm quai mũ; 
	+ Móc đường viền bằng mũi bính; 
	+ Móc thân mũ vuông em bé; 
	+ Móc chóp mũ vuông em bé; 
	+ Móc đường viền thân mũ; 
	+ Hoàn thiện mũ vuông em bé; 
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, cẩn thận, tỷ mỷ, gọn gàng, ngăn nắp và chính xác;
	- Rèn luyện tính kiên trì.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 
Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: 
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian 
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Móc mũ trẻ em
40
05
33
02
2
Móc mũ có tai
40
05
33
02
3
Móc mũ vuông em bé
40
05
33
03
Cộng
120
15
99
06
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 
2. Nội dung chi tiết: 
Bài 1 : Móc mũ trẻ em
 Thời gian : 40 giờ 
Mục tiêu: 
- Trình bày được phương pháp móc mũ trẻ em ;
- Móc được mũ trẻ em đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ ;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
1. Móc chóp mũ
- Quấn len thành một vòng tròn
- Móc 3 mũi bính
- Móc 8 mũi móc kép
- Móc 1 mũi kết
2. Phát triển chóp mũ bước 1
- Móc 3 mũi bính
- Móc 3 mũi móc kép cùng chân
- Móc 8 lần 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết
3. Phát triển chóp mũ bước 2
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 2 mũi móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết
4. Phát triển chóp mũ bước 3
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc 2 móc kép cùng chân
- Móc 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết 
5. Phát triển thân mũ bước 1
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 2 mũi móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết
6. Phát triển thân mũ bước 2
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 2 mũi móc kép cùng chân
- Móc 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc hai lần 2 móc kép cùng chân
- Móc 4 mũi móc kép
- Móc 1 mũi kết.
7. Móc phần cuối thân mũ
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc hai lần 2 mũi móc kép cùng chân 
- Móc 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc 3 lần 2 mũi móc kép cùng chân
- Móc 4 mũi móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết.
8. Móc phần chân mũ giáp đường luồn dây
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 2 móc kép cùng chân
- Móc 1 mũi kết
9. Phối màu trên sản phẩm: Nối và đổi chỉ màu
10. Móc đường luồn dây
- Móc mũi móc đơn đến hết hàng
- Móc 1 mũi móc kép
- Móc 3 mũi móc kép
- Móc 2 mũi bính và 1 mũi kết
- Hết hàng luồn dây, nối và đổi lại chỉ, tiếp tục móc mũi móc kép đến hết hàng - - Kết thúc bằng mũi kết
11. Móc đường viền nón bước 1
- Nối và đổi sang len màu trắng để móc viền nón
- Móc 1 mũi móc đơn
- Móc 2 mũi bính
- Móc 1 chùm 2 móc kép
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 chùm 2 móc kép
- Móc 2 mũi bính
- Móc 1 mũi móc đơn
- Móc 1 mũi kết.
12. Móc đường viền nón bước 2
- Móc 1 chùm 2 móc kép
- Móc 3 lần 3 mũi bính và 1 mũi móc đơn
- Móc 3 mũi bính và 1 mũi kết
- Móc 3 mũi bính
- Móc 1 mũi kết
- Cắt chỉ
*Kiểm tra
Bài 2: Móc mũ có tai
 Thời gian: 40giờ 
Mục tiêu: 
- Trình bày được phương pháp móc mũ có tai ;
- Móc được mũ có tai đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật ;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
1. Móc chóp mũ
- Quấn sợi len thành một vòng dây
- Móc 6 mũi bính, khóa tròn
2. Phát triển chóp mũ
- Hàng 1: Móc 18 mũi móc kép, khóa tròn 
- Hàng 2: Móc 36 mũi móc kép
- Hàng 3: Cách một móc kép thêm 1 móc kép
- Hàng 4: cách 2 móc kép thêm 1 móc kép
- Hàng 5: Cách 3 móc kép thêm 1 móc kép
- Hàng 6: Cách 4 móc kép thêm 1 móc kép
- Hàng 7: Cách 5 móc kép thêm 1 móc kép
3. Móc vành mũ
- Móc 7 hàng móc kép
- Phối màu hợp l‎ý
4. Móc phần tai mũ
- Gập đôi mũ, chia làm 3 phần đều nhau, phần giữa làm tai mũ, hai phần còn lại làm trán và gáy mũ
- Móc 8 hàng móc kép và chiết dần đến hết
5. Móc phần trán mũ
- Móc đường riềm quả núi
- Phối màu giống mẫu
6. Móc phần gáy mũ: Móc mũi móc kép cho phần gáy mũ
7. Hoàn thiện sản phẩm
- Móc mũi bính cho phần tai mũ
- Làm quai mũ, cuối đầu dây làm hoa thị cho đẹp	
*Kiểm tra
	Bài 3: Móc mũ vuông em bé.
 Thời gian: 40 giờ
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp móc mũ vuông em bé;
- Móc được mũ vuông em bé đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ;
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác.
1. Móc đường viền đầu tiên: Móc 98 mũi bính kết thành vòng tròn 
2. Móc thân mũ
Móc 10 hàng:
- Các hàng lẻ: Móc mũi móc kép đến hết hàng
- Các hàng chẵn: Móc từng cụm 3 mũi móc kép móc chéo nhau đến hết hàng
3. Móc chóp mũ
Móc 5 hàng móc kép và 6 hàng móc cụm 3 mũi móc kép móc chéo nhau chiết dần mũi lên trên như sau:
- Hàng 1: 3 mũi bính, 1 mũi móc chùm hai, 44 mũi móc kép, 1 chùm hai, 1 móc kép, 1 chùm hai, 44 móc kép, 1 chùm hai, 1 mũi kết
- Hàng 2: 3 mũi bính, 1 chùm hai, 14 cụm 3 mũi móc kép móc chéo nhau, 1 chùm hai, 1 mũi kép, 1 chùm hai 44 móc kép, 1 chùm hai, 1 mũi kết.
- Từ các hàng sau thì hàng lẻ chiết 4 mũi móc kép, hàng chẵn chiết một cụm 3 mũi móc kép móc chéo nhau
4. Móc đường viền thân mũ
- Nối và đổi chỉ màu ở hàng mũi bính đầu tiên, sau đó móc 1 hàng móc kép
- Chuyển sang chỉ màu xanh móc một hàng móc đơn
- Móc tiếp hàng 3 bằng 3 mũi móc đơn nối 1 mũi bông dâu, cứ thế kết thúc hàng bằng mũi kết
5. Hoàn thiện mũ.
- Móc mũi kết để ráp 2 phần đỉnh mũ lại
- Dùng 2 bông len màu vàng đính vào hai đỉnh mũ
*Kiểm tra	
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:
- Vật liệu: 
+ Giấy;
+ Vở ghi chép;
+ Các loại chỉ móc;
+ Các loại hạt trang trí
- Dụng cụ và trang thiết bị: 
+ Các loại kim móc;
+ Thước dây;
+ Kéo bấm;
+ Các loại mẫu móc, bản Chart
- Học liệu:
+ Giáo trình nghề Móc thủ công;
+ Sách hướng dẫn giáo viên.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Phương pháp đánh giá: Được đánh giá qua kiểm tra vấn đáp, thực hành 
- Phần lý thuyết: Kiểm tra viết;
- Phần thực hành: Bài thi thực hành.
2. Nội dung đánh giá:
2.1. Về kiến thức: Được đánh giá qua bài kiểm tra viết
- Trình bày được phương pháp móc mũ trẻ em;
- Mô tả được phương pháp móc mũ có tai;
- Hiểu được phương pháp móc mũ vuông em bé.
2.2. Về kỹ năng: Được đánh giá qua bài kiểm tra thực hành
Thực hiện đúng các thao tác, hoàn thành tất cả các mẫu móc mũ trẻ em, mũ có tai, mũ vuông em bé đạt yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ.
2.3. Về thái độ: Được đánh giá trong quá trình học tập
Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, tinh thần giúp đỡ lẫn nhau, say mê học tập.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 
1. Phạm vi áp dụng chương trình: 
	Mô đun này được dùng cho tất cả các cơ sở dạy nghề trên phạm vi toàn quốc đào tạo trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: 
- Số giờ lý thuyết được bố trí tại phòng học móc và thực hiện ở thời gian hướng dẫn ban đầu. Phòng học móc được bố trí các mẫu móc, các dụng cụ, nguyên vật liệu nghề móc thủ công và trang thiết bị phục vụ học tập như máy vi tính, máy chiếu đa năng; 
- Phần thực hành bố trí tại phòng thực hành và thực hiện ở thời gian hướng dẫn thường xuyên.
* Giảng viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học.
- Phương pháp giảng dạy:
+ Phần lý thuyết: thuyết trình, giảng giải, trực quan;
+ Phần thực hành: giảng giải, thao tác mẫu, hướng dẫn thực hành.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý : 
- Phương pháp móc chóp mũ
- Phương pháp phát triển thân mũ
- Phương pháp phối màu trên sản phẩm
- Hoàn thiện sản phẩm
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “MÓC THỦ CÔNG”
(Kèm theo Quyết định số 535/QĐ-TCDN 
ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề)
 1.Chủ nhiệm: Bà Phạm thị Thịnh – Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tư thục Kim Thành;
 2.Phó Chủ nhiệm: ông Trịnh Quốc Đạt-Trưởng ban Đào tạo Hiệp hội Làng 
 nghề Việt nam;
 3.Thư ký: Bà Thái Hồng Nhung-Ủy viên Ban đào taọ Hiệp hội Làng nghề 
 Việt nam;
 4.Thành viên:
 - Ông Nguyễn Can – Phó trưởng ban đào tạo Hiệp hội làng nghề Việt Nam;
 - Ông Trần Mạnh Đạt – Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tư thục Kim Thành;
 - Bà Đoàn Thị Nga – Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ An Dương – Hải Phòng;
 - Bà Nguyễn Thị Minh Hiếu – Giám đốc Trung tâm dạy nghề Kim Thành.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “MÓC THỦ CÔNG”
(Kèm theo Quyết định số 80/QĐ – TCDN 
Ngày 25 Tháng 03 năm 2010 của Tổng cục trưởng TCDN)
1. Chủ tịch: Bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc – Trung tâm khoa học và công nghệ phát triển làng nghề.
2. Phó chủ tịch: Ông Tôn Gia Hóa – Trưởng ban dự án Hiệp hội làng nghề Việt Nam.
3. Thư ký: Ông Thái văn Tân – Trung tâm khoa học và công nghệ phát triển làng nghề.
4. Thành viên:
Ông Đinh Công Ngoãn – Giám đốc công ty Mỹ thuật, kiến trúc, xây dựng Việt Nam;
Ông Lưu Hoài Nam – Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề tư thục Kim Thành;
Bà Lê Thị Thanh – Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ An Dương;
Bà Nguyễn Thị Minh Ngọc – Chuyên viên chính – Vụ Đào tạo nghề - TCDN.
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
01
2
Mô đun 01 : Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu
05
3
Mô đun 02 : Thao tác móc cơ bản
10
4
Mô đun 03 : Móc hoa
19
5
Mô đun 04 : Móc mũ
27
8
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
35
9
Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Móc thủ công
36

File đính kèm:

  • docchuong_trinh_day_nghe_trinh_do_so_cap_moc_thu_cong.doc