Nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc

Tóm tắt

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt

kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc. Đối tượng trong nghiên cứu là 25 nữ sinh

khỏe mạnh có số đo phù hợp với cỡ 158B(86-90), 5 mẫu ống quần được làm từ vải dệt kim đan dọc đàn tính cao của hãng Uniqlo Nhật Bản được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm. Nghiên cứu đã xây dựng

phương pháp xác định áp lực tiện nghi lên vùng đùi cơ thể nữ sinh bằng cách xác định mối quan hệ giữa áp

lực và cảm giác chủ quan của người mặc. Mối tương quan giữa áp lực và độ giãn đàn hồi của vải được

nghiên cứu thông qua các phương trình hồi quy tuyến tính, dựa vào mối quan hệ này để tính kích thước

thiết kế ống quần theo giá trị áp lực tiện nghi trên vùng đùi cơ thể người mặc.

pdf 6 trang yennguyen 3600
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc

Nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
51 
Nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát 
từ vải dệt kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc 
A Study of the Relationship Between the Designed Sizes of Tight Fitted Clothing Made 
from Knitted Fabrics and Their Pressure on the Human Body While Wearing 
Nguyễn Quốc Toản1,2, Đinh Văn Hải1, Phan Thanh Thảo1,* 
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
2Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp - Số 456, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Đến Tòa soạn: 10-4-2017; chấp nhận đăng: 28-3-2018 
Tóm tắt 
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa kích thước thiết kế trang phục mặc bó sát từ vải dệt 
kim và áp lực của chúng lên cơ thể người trong quá trình mặc. Đối tượng trong nghiên cứu là 25 nữ sinh 
khỏe mạnh có số đo phù hợp với cỡ 158B(86-90), 5 mẫu ống quần được làm từ vải dệt kim đan dọc đàn tính 
cao của hãng Uniqlo Nhật Bản được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm. Nghiên cứu đã xây dựng 
phương pháp xác định áp lực tiện nghi lên vùng đùi cơ thể nữ sinh bằng cách xác định mối quan hệ giữa áp 
lực và cảm giác chủ quan của người mặc. Mối tương quan giữa áp lực và độ giãn đàn hồi của vải được 
nghiên cứu thông qua các phương trình hồi quy tuyến tính, dựa vào mối quan hệ này để tính kích thước 
thiết kế ống quần theo giá trị áp lực tiện nghi trên vùng đùi cơ thể người mặc. 
Từ khóa: Quần định hình, Áp lực tiện nghi, lượng dư cử động, vải dệt kim đàn tính. 
Abstract 
This article presents the results of the study regarding the relationship between the designed sizes of tight 
fitted clothing made from knitted fabrics and their pressure on the human body while wearing. The subjects 
chosen in this study for experiments were 25 healthy school-girls with measurements suited to the size 158B 
(86-90), five samples of pants made from high elastic warp-knitted fabrics, which are manufactured by 
Uniqlo Japan. We have developed a method of evaluating comfort pressure on school-girls thigh areas by 
defining the relationship between the pressure and the subjective feeling of wearers. The correlation 
between pressure and elasticity of the fabrics was investigated using linear regression equations, based on 
this correlation to calculate the sizes of pant legs according to the comfort pressure values on thigh areas of 
wearers. 
Keywords: Shaping underwear, Clothing pressure comfort, Ease Allowance, Elastane knitted fabric. 
1. Đặt vấn đề* 
 Trang phục mặc bó sát cơ thể người thường sử 
dụng vải dệt kim đàn tính cao và được thiết kế có 
kích thước nhỏ hơn kích thước cơ thể. Khi mặc lên cơ 
thể, vải sẽ bị kéo giãn ra và nhờ khả năng đàn tính 
cao, chúng luôn có xu hướng co lại và tạo ra một áp 
lực lên bề mặt cơ thể người mặc. Tùy theo yêu cầu, 
mục đích sử dụng của từng loại trang phục mặc bó 
sát. Người ta lựa chọn loại vải và tính toán các kích 
thước thiết kế sao cho áp lực của trang phục lên cơ 
thể người không gây hại cho các chức năng sinh lý, 
không ảnh hưởng đến khả năng vận động cơ thể. 
Xong vẫn có tác dụng chữa các bệnh suy giãn tĩnh 
mạch, tăng cường khả năng vận động và định hình 
vóc dáng thon gọn của người mặc. 
* Địa chỉ liên hệ: Tel.: (+84) 902158808 
Email: thao.phanthanh@hust.edu.vn 
 Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có 
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này như: 
nghiên cứu thuộc tính cơ học của vải dệt kim và ảnh 
hưởng của áp lực lên da khi mặc [1], mối quan hệ 
giữa đặc trưng cơ học của vải và áp lực của trang 
phục [2]. Các kết quả nghiên cứu [3], [4] cho chúng 
ta thấy, áp lực tiện nghi nhất mà phần thân dưới cơ 
thể cảm nhận được từ 4.37 đến 11.98 mmHg. Để giúp 
cơ thể lưu thông máu một cách dễ dàng thì áp lực 
quần áo lên khu vực đùi và háng nên nhỏ hơn 14 
mmHg. Tuy nhiên vấn đề chúng tôi đặt ra chưa thấy 
đề cập trong các nghiên cứu đã tham khảo. Nghiên 
cứu này đề cập tới việc xác định áp lực tiện nghi lên 
vùng đùi nữ sinh Việt Nam. Tính toán kích thước 
thiết kế ống quần gen dựa vào mối quan hệ giữa áp 
lực và độ giãn đàn hồi của vải dệt kim với phạm vi áp 
lực tiện nghi trên vùng đùi trên và vùng đùi dưới của 
nhóm đối tượng trong nghiên cứu. Kết quả nghiên 
cứu là cơ sở cho các nhà thiết kế tính toán lượng dư 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
52 
cử động trong thiết kế trang phục mặc bó sát đáp ứng 
được tính tiện nghi áp lực trang phục. 
2. Nghiên cứu thực nghiệm 
2.1 Đối tượng nghiên cứu 
 Vải sử dụng trong nghiên cứu thí nghiệm là vải 
dệt kim đàn tính cao được sử dụng may quần gen 
định hình thẩm mỹ của hãng Uniqlo Nhật Bản. Các 
đặc trưng cơ bản của mẫu vải được xác định tại Trung 
tâm thí nghiệm vật liệu Dệt may Da giầy - Trường 
Đại học Bách khoa Hà Nội, với các thông số sau: 
- Thành phần nguyên liệu theo công bố nhà sản xuất: 
92% Polyamit, 8% Spandex. 
- Khối lượng: 157g/m2 
- Kiểu dệt: Vải dệt kim đan dọc, sợi chun cài theo 
hướng dọc được mô tả như trong hình 1. 
- Mật độ cột vòng: 210 cột/100mm 
- Mật độ hàng vòng: 200 vòng/100mm 
- Số sợi chun: 210 sợi/100mm 
 (a) (b) 
Hình. 1. Ảnh chụp cấu trúc bề mặt của vải 
(a) mặt phải, (b) mặt trái 
2.2 Đối tượng thử nghiệm 
 Trong nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn 350 nữ 
sinh của Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công 
nghiệp có độ tuổi 21 đến 23, chiều cao từ 156 ÷ 
161cm, vòng ngực từ 84 ÷ 87cm, chỉ số BMI 18,5 ÷ 
22.9. Các thông số kích thước cơ bản phù hợp với cỡ 
158B(86-90) theo tiêu chuẩn TCVN 5782-2009 [5]. 
Tiến hành thống kê phân tích các số liệu nhân trắc, 
nghiên cứu đã lựa chọn ra 25 đối tượng có độ lệch 
chuẩn (SD) về chiều cao, cân nặng, vòng đùi và chỉ 
số BMI như trong bảng 1. 
Bảng 1. Độ lệch chuẩn SD về chiều cao, cân nặng, 
vòng đùi và chỉ số BMI của 25 đối tượng trong 
nghiên cứu. 
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2.3.1 Nội dung nghiên cứu: 
- Xây dựng phương pháp đo và xác định giá trị áp lực 
của ống quần lên vùng đùi chân phải của nhóm đối 
tượng nghiên cứu. 
- Đánh giá tiện nghi áp lực bằng phương pháp đánh 
giá chủ quan cảm nhận của nhóm đối tượng trong 
nghiên cứu thông qua phiếu khảo sát với 5 mức như 
đã trình bày trong hình 2. 
Hình. 2. Thang đánh giá áp lực chủ quan 
- Xây dựng công thức tính toán độ giãn của vải theo 
giá trị áp lực tiện nghi lên vùng đùi cơ thể người mặc, 
từ đó xác định được lượng dư cử động âm cần thiết 
cho thiết kế trang phục mặc bó sát cơ thể. 
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu 
 Nghiên cứu, đã lựa chọn 5 cỡ quần gen định hình 
của hàng Uniqlo Nhật Bản được cắt may từ mẫu vải ở 
trên. Để thuận tiện trong quá trình thí nghiệm và hạn 
chế các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo, chúng tôi 
chỉ chọn phần ống quần, hình dạng và thông số kích 
thước được minh họa và trình bày trong bảng 2. 
Bảng 2. Kích thước các mẫu ống quần 
Hình. 3. Xác định các vị trí đo 
 Xác định giá trị áp lực của ống quần lên vùng đùi 
chân phải của nhóm đối tượng trong nghiên cứu bằng 
phương pháp đo trực tiếp, đây là phương pháp được 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
53 
sử dụng nhiều ở các nghiên cứu về áp lực của trang 
phục lên cơ thể người mặc [2÷ 4]. 
 Điều kiện và quá trình thực nghiệm: Quá trình đo 
được thực hiện tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công 
nghệ may và Thiết kế thời trang - Trường Đại học 
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp, với các bước thực 
hiện như trong hình 4. 
Hình. 4. Các bước thực hiện trong quá trình đo 
Điều kiện đo trong môi trường có nhiệt độ 
chuẩn 27±2oC, độ ẩm 65±5%. Các đối tượng được 
mặc ngẫu nhiên mẫu ống quần đã được mã hóa trước 
khi đo 15 phút [7], trong thời gian này các đối tượng 
thực hiện các trang thái vận động bình thường như đi, 
đứng, ngồi trên ghế. Sau đó họ được yêu cầu ghi lại 
cảm nhận tại vị trí vòng đùi trên và vòng đùi dưới, 
tiếp theo tiến hành đo áp lực và kích thước vòng ống 
sau khi mặc ở trạng thái đứng. Do lớp vải có độ dày 
nhỏ, ta có thể coi kích thước vòng ống sau khi mặc 
tương đương với kích thước vòng đùi cơ thể sau khi 
mặc ống quần. Để đo áp lực tạo ra bởi 5 mẫu ống 
quần, các cảm biến được chèn vào đúng vị trí đã đánh 
dấu trước khi mặc giữa mặt vải trong của ống quần và 
bề mặt da. Mỗi vị trí lấy 5 kết quả đo sau đó tính giá 
trị trung bình làm kết quả chính thức. 
Thiết bị đo: Sử dụng thiết bị đo áp lực trang 
phục của tác giả và nhóm nghiên cứu thiết kế chế tạo 
[6]. Bộ thiết bị gồm 4 đầu đo sử dụng cảm biến lực 
FlexiForce của hãng Teskcan Hoa Kỳ, mạch điện và 
phần mềm tính toán kết với máy tính hiển thị kết quả 
đo. Thiết bị có dải đo từ 0 đến 50 mmHg, hình 4 mô 
tả cấu tạo của thiết bị đo. 
Hình. 5. Thiết bị đo áp lực 
 Phân tích kết quả thực nghiệm: Tập hợp các kết 
quả đo của 25 đối tượng tại 8 vị trí đo được minh họa 
trong hình 3, sau đó tính giá trị trung bình áp lực tại 
vị trí vòng đùi trên và vòng đùi dưới của nhóm đối 
tượng trong nghiên cứu. 
 Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích, xác định 
mối tương quan giữa áp lực với kích thước thiết kế 
các mẫu ống quần, xác định khoảng giá trị áp lực tiện 
nghi ở vùng đùi trên và vùng đùi dưới. 
 Tính toán độ giãn của vải theo kích thước vòng 
ống trước và sau khi mặc như công thức (1) [7]. Xây 
dựng mối quan hệ giữa độ giãn của vải và giá trị áp 
lực trung bình lên cơ thể người mặc. Từ đó, tính toán 
được lượng dư cử động thiết kế ống quần theo giá trị 
áp lực đảm bảo tính tiện nghi và khả năng định hình 
cơ thể người của sản phẩm. 
100% ( 1,2,3,4,5)
S Mj j
k jj M j
−
= = (1) 
 Trong đó: k độ giãn tương đối của vải, S là chu vi 
vòng ống sau khi mặc, M là chu vi ban đầu của ống 
vải, và j là số mẫu ống quần sử dụng trong nghiên 
cứu. 
3. Kết quả và bàn luận 
3.1 Kết quả xác định áp lực của ống quần lên vùng 
đùi cơ thể người mặc. 
Quan sát trên biểu đồ hình 6 ta thấy áp lực tại 
cùng một điểm đo của các mẫu ống quần có giá trị 
tăng dần, giá trị áp lực lớn nhất, nhỏ nhất lần lượt 
tương ứng với mẫu ống quần có kích thước nhỏ nhất 
và lớn nhất. Áp lực tại bốn điểm đo (đùi trước, đùi 
bên, đùi sau, đùi trong) trên cùng mặt cắt ngang vòng 
đùi trên và dưới có giá trị khác nhau khi mặc cùng 
một mẫu ống quần. Sự phân bố áp lực tại 8 điểm đo 
trên vòng đùi trên và vòng đùi dưới của 5 mẫu ống 
quần tương tự như nhau. Bảng 3 cho ta thấy rằng áp 
lực tại vị trí đùi sau - b7 lớn nhất là 20,76 mmHg khi 
mặc mẫu ống quần M1 có độ giãn tương ứng 37,6%, 
giá trị áp lực trung bình vòng đùi dưới lớn hơn giá trị 
áp lực trung bình vòng đùi trên. Điều này có thể lý 
giải như sau: Với cùng độ giãn của vải, vị trí nào có 
bán kính cong nhỏ thì giá trị áp lực tại vị trí đó sẽ lớn 
hơn. Chu vi vòng đùi dưới có kích thước nhỏ hơn so 
với chu vi vòng đùi trên, do vậy bán kính cong mặt 
cắt ngang vòng đùi dưới cũng nhỏ hơn. Hơn nữa phần 
đùi dưới có cấu trúc hệ mô, cơ vững chắc hơn phần 
đùi trên, do vậy khả năng tương tác cơ học giữa vải 
và bề mặt cơ thể lớn hơn và tạo ra áp lực lớn hơn. 
2 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
54 
Bảng 3. Kết quả đo áp lực trung bình tại 8 vị trí đo (b1 - b8) của 5 mẫu ống quần lên phần đùi của nhóm đối 
tượng trong nghiên cứu 
Vị trí đo Áp lực lên các vị trí vòng đùi trên (mmHg) Áp lực lên các vị trí vòng đùi dưới (mmHg) 
Mẫu số 
Đùi 
trước 
(b1) 
Đùi 
bên 
(b2) 
Đùi 
sau 
(b3) 
Đùi 
trong 
(b4) 
Trung 
bình 
Đùi 
trước 
(b5) 
Đùi 
Bên 
(b6) 
Đùi 
sau 
(b7) 
Đùi 
trong 
(b8) 
Trung bình 
M1 16,89 16,04 17,54 16,09 16,64 19,48 18,62 20,76 18,4 19,32 
M2 11,55 11,27 12,46 11,24 11,63 13,26 12,4 14,5 13,7 13,47 
M3 7,98 7,95 10,4 7,6 8,48 9,89 9,27 11,2 8,8 9,79 
M4 5,87 5,5 5,97 5,23 5,64 5,93 5,78 6,07 5,32 5,78 
M5 2,89 3,06 4,17 4,78 3,73 4,18 2,53 4,17 3,32 3,55 
Hình. 6. Biểu đồ phân bố áo lực lên các vị trí 
vùng đùi trên và vùng đùi dưới 
(a) 
(b) 
Hình. 7. Biểu đồ mối quan hệ giữa áp lực và kích thước 
các mẫu ống quần. 
(a) Vị trí vòng đùi trên, (b) vị trí vòng đùi dưới 
 Mối quan hệ giữa áp lực lên phần đùi trên và 
dưới với chu vi các vòng ống của 5 mẫu được thể 
hiện trong hình 7(a) và 7(b). Quan sát trên hình 7(a) 
và 7(b) ta thấy mẫu ống quần có chu vi nhỏ tạo ra áp 
lực lớn lên bề mặt cơ thể người mặc. 
 Điều này có thể được giải thích, với cùng một 
đối tượng mặc, những ống quần có chu vi nhỏ sẽ có 
độ giãn của vải lớn hơn, do vậy khả năng tạo áp lực 
của vải lên bề mặt cơ thể người mặc sẽ lớn hơn. 
3.2 Xác định áp lực tiện nghi lên vùng đùi cơ thể 
người mặc 
 Dựa trên kết quả đo và phiếu khảo sát, chúng tôi 
tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Giá 
trị áp lực tương ứng với 3 mức cảm nhận (rất thoải 
mái, thoải mái và hơi khó chịu), đã được lựa chọn để 
thống kê phân tích như trong hình 8. Các giá trị áp 
lực này đều nằm trong phạm vi áp lực tiện nghi mà 
chúng tôi ghi nhận được từ các phiếu khảo sát, xong 
với mỗi đối tượng trong nhóm nghiên cứu lại có cảm 
nhận về mức độ áp lực tiện nghi khác nhau. Do vậy 
để đảm bảo cho tính đại diện của khoảng giá trị áp 
lực tiện nghi cho cả nhóm đối tượng trong nghiên 
cứu, chúng tôi đã lựa chọn giá trị áp lực ở trong 
khoảng tứ phân vị 25 và tứ phân vị 75 như trong bảng 
4. Đây là khu vực có giá trị áp lực tiện nghi tập trung 
nhiều nhất. 
Hình. 8. Biểu đồ áp lực tiện nghi theo cảm nhận chủ 
quan theo mức ba mức (rất thoải mái, thoải mái và 
hơi khó chịu) 
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
37 39 41 43 45
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
)
Chu vi ống trên (cm)
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
28.5 30.5 32.5 34.5 36.5
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
)
Chu vi ống dưới (cm)
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
) 
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
Vị trí đo 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
55 
Bảng 4. Thống kê phân tích giá trị áp lực tiện nghi 
theo cảm nhận chủ quan trên phần mềm SPSS. 
Tham số Vòng đùi 
trên 
Vòng đùi 
dưới 
Giá trị nhỏ nhất 3,06 2,32 
Tứ phân vị 25 4,56 6,04 
Trung vị 7,35 9,03 
Tứ phân vị 75 9,84 11,71 
Giá trị lớn nhất 16,09 19,48 
 Quan sát trên biểu đồ hình 8 ta thấy cạnh trên và 
dưới của hình hộp chữ nhật chính là khoảng giá trị áp 
lực tiện nghi của vùng đùi trên và vùng đùi dưới đại 
diện cho cả nhóm đối tượng trong nghiên cứu, các kết 
quả được trình bày trong bảng 5. Với cùng tứ phân vị 
trong bảng 4, giá trị áp lực vòng đùi dưới luôn lớn 
hơn giá trị áp lực vòng đùi trên. Điều này cho chúng 
ta thấy khả năng chịu áp lực vùng đùi dưới lớn hơn 
khả năng chịu áp lực vùng đùi trên trong quá trình 
mặc quần bó sát cơ thể. 
Bảng 5. Áp lực tiện nghi trên vùng đùi trên và vòng 
đùi dưới 
Khu vực Khoảng giá trị áp lực tiện nghi 
(mmHg) 
Vòng đùi trên 4,56 đến 9,84 
Vòng đùi dưới 6,04 đến 11,71 
3.3 Xây dựng công thức tính toán kích thước ống 
quần theo giá trị áp lực 
 Để tính toán kích thước thiết kế ống quần theo 
giá trị áp lực tiện nghi trên từng vùng cơ thể người 
mặc, trước hết chúng ta phải xây dựng được phương 
trình tương quan giữa áp lực và độ giãn đàn hồi của 
vải may ống quần. Theo công thức (1), để tính độ 
giãn của vải ta cần xác định được kích thước vòng 
ống trước và sau khi mặc. Kích thước vòng ống trên 
và vòng ống dưới sau khi mặc 5 mẫu ống quần (M1 - 
M5) của 25 đối tượng trong nghiên cứu được chúng 
tôi tổng hợp, phân tích và tính giá trị trung bình. Các 
thông số này được trình bày trong bảng 6. 
Dựa vào vào các dữ liệu trong bảng 6, chúng tôi 
sử dụng phần mềm SPSS phân tích tương quan và đã 
thiết lập được phương trình hồi quy thể hiện mối 
quan hệ giữa giữa áp lực lên bề mặt cơ thể người mặc 
và độ giãn của vải theo chiều ngang của ống quần. 
Mối quan hệ này là mối quan hệ tuyến tính với hệ số 
tương quan rất cao được thể hiện trong bảng 7. 
 Hai công thức trên có hệ số tương quan xấp xỉ 
bằng nhau, do vậy ta có thể dùng một trong 2 công 
thức để xác định mối quan hệ giữa áp lực và độ giãn 
đàn hồi của các mẫu thí nghiệm. Dựa vào công thức 
(1) ta có thể suy ra được công thức (2) như sau: 
100%
1
S j
M j k j
= 
+
 (2) 
Bảng 6. Giá trị trung bình áp lực, kích thước và độ giãn vòng ống sau khi mặc 5 mẫu ống quần 
Mẫu 
Vòng đùi trên Vòng đùi dưới 
Áp lực 
(mmHg) 
Vòng ống 
trước khi mặc 
(cm) 
Vòng ống 
sau khi mặc 
(cm) 
Độ giãn 
(%) 
Áp lực 
(mmHg) 
Vòng ống 
trước khi mặc 
(cm) 
Vòng ống 
sau khi mặc 
(cm) 
Độ giãn 
(%) 
M1 16,64 37 48,71 31,6 19,32 28,5 39,23 37,6 
M2 11,63 39 49,06 25,8 13,47 30,5 39,48 29,4 
M3 8,48 41 49,31 20,3 9,79 32,5 39,73 22,2 
M4 5,64 43 49,61 15,4 5,78 34,5 39,93 15,7 
M5 3,73 45 50,30 11,8 3,55 36,5 40,13 9,9 
Hình. 9. Biểu đồ tương quan giữa độ giãn và áp lực của vải lên bề mặt cơ thể người 
y = 0,6225x - 3,7501
R² = 0,9865
0,0
2,0
4,0
6,0
8,0
10,0
12,0
14,0
16,0
18,0
0,0 10,0 20,0 30,0 40,0
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
)
Độ giãn %
y = 0,5707x - 2,7486
R² = 0,9917
0,0
5,0
10,0
15,0
20,0
25,0
00 10 20 30 40
Á
p
 l
ự
c 
(m
m
H
g
)
Độ giãn %
Vòng đùi dưới Vòng đùi trên 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 125 (2018) 051-056 
56 
 Để đơn giản hóa quá trình tính toán kích thước 
thiết kế trang phục mặc bó sát, trong thực tế chúng ta 
có thể sử dụng kích thước vòng đùi cơ thể thay cho 
kích thước vòng ống sau khi mặc. Khi đó công thức 
(2) có thể viết lại thành công thức (3). 
0 100%
1
C
M j k j
= 
+
 (3) 
 Trong đó C0 là chu vi vòng đùi trên hoặc vòng 
đùi dưới của nhóm đối tượng trong nghiên cứu. k 
được tính theo giá trị áp lực tiện nghi ở phương trình 
được minh họa trong bảng 7. 
Bảng 7. Mối quan hệ giữa áp lực lên bề mặt cơ thể 
người và độ giãn của vải ống quần 
Vị trí Phương trình hồi quy R2 
Vòng đùi trên y = 0,6225x – 3,701 0,9865 
Vòng đùi dưới y = 0,5707x – 2,7486 0,9917 
Bảng 8. Độ giãn tương đối k tương ứng với khoảng 
giá trị áp lực tiện nghi lên vùng đùi cơ thể 
Vị trí Áp lực tiện nghi 
(mmHg) 
Độ giãn tương đối 
k tương ứng (%) 
Đùi trên 4,56 đến 9,84 12,8 đến 22,06 
Đùi dưới 6,04 đến 11,71 15,4 đến 25,35 
 Dựa vào kết quả tính giá trị k theo áp lực tiện 
nghi và vòng đùi C0; thay giá trị C0, k vào công thức 
(3), ta dễ dàng tính được kích thước ống quần như 
trong bảng 9. 
Bảng 9. Kích thước ống quần tính theo độ giãn k 
Độ giãn tương 
đối k (%) 
Vòng 
đùi 
Chu vi vòng ống (Mj) 
12,8 đến 22,06 C0 
C0/(1+12,8%) đến 
C0/(1+22,06%) 
15,4 đến 25,35 C0 
C0/(1+15,4%) đến 
C0/(1+25,35%) 
4. Kết luận 
 Nghiên cứu đã xây dựng được phương pháp xác 
định áp lực của ống quần lên phần đùi cơ thể người 
mặc. Thông qua các thí nghiệm, phân tích số liệu và 
thảo luận, chúng tôi đã xác định được phạm vi áp lực 
tiện nghi lên vùng đùi cơ thể nữ thanh niên Việt nam. 
Phạm vi áp lực xác định được đảm bảo tính tiện nghi 
nhất cho vùng đùi trên là từ 4,56 đến 9,84 mmHg, và 
vùng đùi dưới từ 6,04 đến 11,71 mmHg. Dựa vào mối 
quan hệ giữa áp lực của ống quần lên cơ thể người 
mặc và độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao, 
nghiên cứu đã xây dựng công thức tính kích thước 
thiết kế ống quần theo khoảng giá trị áp lực tiện nghi 
vùng đùi trên và vùng đùi dưới. Phạm vi áp lực tiện 
nghi xác định như trên đều nằm trong khoảng áp lực 
không gây ảnh hưởng đến cơ thể người mặc đã được 
công bố trong các nghiên cứu trước đây. 
 Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở 
phương pháp đánh giá chủ quan áp lực tiện nghi ở 
vùng đùi cơ thể nữ sinh có kích thước phù hợp cỡ 
158B(86-90), số mẫu thí nghiệm còn ít, đối tượng 
nghiên cứu chưa đa dạng về độ tuổi và nghề nghiệp. 
Nghiên cứu cần mở rộng phạm vi đánh giá áp lực tiện 
nghi trên các vùng khác nhau của cơ thể, sử dụng 
nhiều mẫu vải có các đặc trưng cơ học khác nhau, đối 
tượng ở các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Từ đó 
ta có được đầy đủ bộ số liệu khoa học làm cơ sở xây 
dựng công thức tính toán kích thước thiết kế trang 
phục mặc bó sát đảm bảo tính tiện nghi trang phục. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Rong Liu, Yi-Lin Kwok, Yi Li, Terence-T Lao, 
Fabric Mechanical - Surface Properties of 
Compression Hosiery and their Effects on Skin 
Pressure Magnitudes when Worn, FIBRES & 
TEXTILES in Eastern Europe 2010, Vol. 18, No. 2, 
pp 91-97. 
[2]. Chen Dongsheng, LIU Hong, ZHANG Qiaoling, 
Wang Hongge, Effects of Mechanical Properties of 
Fabrics on Clothing Pressure, Przeglad 
Elektrotechniczny, Vol. No 1b, 2013, pp 232-237. 
[3]. Makabe H, Momota H, Mitsuno T, and Ueda K, A 
study of Clothing Pressure Developed by the Girdle’, 
Japan Research Association Textile End-Uses, 1991, 
32 (9) 424–438. 
[4]. Zi-Min Jin1, Yu-Xiu Yan, Xiao-Ju Luo, Jian-Wei 
Tao, A Study on the Dynamic Pressure Comfort of 
Tight Seamless Sportswear, Journal of Fiber 
Bioengineering and Informatics, JFBI Vol.1 No.3 
2008, pp 217-224. 
[5]. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5782 – 2009. 
[6]. Nguyễn Quốc Toản, Phan Thanh Thảo, Đinh văn Hải, 
Thiết kế và chế tạo thiết bị đo áp lực của trang phục 
lên cơ thể người sử dụng cảm biến lực, Tạp chí khoa 
học & Công nghệ các trường Đại học kỹ thuật, số 110 
năm 2016, trang 132 – 136. 
[7]. Rui Dana, Xue-rong Fanb, Lan-bing Xua and Mei 
Zhang, Numerical simulation of the relationship 
between pressure and material properties of the top 
part of socks, The Journal of The Textile Institute, 
Vol. 104, No 2013. 8, pp 844–851. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_moi_quan_he_giua_kich_thuoc_thiet_ke_trang_phuc_m.pdf