Giáo trình Phòng trừ dịch hại - Nghề: Trồng vải, nhãn

Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn

Mã bài: MĐ04-01

Mục tiêu

- Giải thích được sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn.

- Hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu sử dụng trọng việc đánh giá tình

hình diễn biến các loại sâu bệnh chủ yếu hại vải, nhãn.

- Thực hiện được việc chọn khu vực, điểm, vị trí điều tra và điều tra

thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu.

- Từ kết quả điều tra rút ra được nhận xét đánh giá về thành phần và diễn

biến sâu bệnh chủ yếu trong vườn vải, nhãn.

A. Nội dung

1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn

- Do nhiều yếu tố khác nhau sâu bệnh hại luôn có sự thay đổi về chủng

loại, giai đoạn phát dục, mật độ Sự biến động này dẫn đến mức độ tác hại của

sâu bệnh đối với cây cũng có sự thay đổi theo thời gian. Để nắm được sự thay

đổi đó cần thực hiện công việc theo dõi tình hình diễn biễn sâu bệnh trên vườn

vải, nhãn - công tác đó được gọi là điều điều tra phát hiện sâu bệnh hại.

Hay nói cách khác điều tra phát hiện sâu bệnh hại nhằm nắm diễn biến

tình hình biến động sâu bệnh, cụ thể về:

 Thời điểm xuất hiện.

 Biến động mật độ và mức độ gây hại

Mặt khác điều tra sâu bệnh hại còn nhằm thu thập thông tin về diễn biến

các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại, bao gồm:9

 Diễn biến điều kiện thời tiết khí hậu.

 Tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.

 Tình hình phát triển của thiên địch.

 Các biện pháp kỹ thuật mà con người tác động.

- Ý nghĩa của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn thể hiện ở chỗ kết quả

điều tra là cơ sở cho việc xác định các biện pháp và chuẩn bị các điều kiện cần

thiết nhằm mục đích cuối cùng là chủ động trong việc tiến hành các hoạt động

nhằm quản lý sâu bệnh hại vải, nhãn.

- Nội dung của điều tra phát hiện sâu bệnh trên đồng ruộng:

 Điều tra thành phần sâu bệnh hại và diễn biến của chúng.

 Xác định đối tượng chủ yếu, diễn biến và mức độ của các đối tượng

đó.

2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn

- Thành phần sâu bệnh hại là khái niệm dùng để chỉ tất cả các loại sâu,

bệnh hại có mặt trên cây trồng nói chung và cây vải, nhãn nói riêng. Thành

phần sâu, bệnh hại phản ánh mức độ phong phú về các đối tượng sâu, bệnh hại

ở một giai đoạn nào đó.

Tuỳ vùng và giai đoạn phát triển, thành phần sâu bệnh hại vải, nhãn có sự

khác nhau. Có thể tham khảo bảng dưới đây

pdf 92 trang yennguyen 9602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phòng trừ dịch hại - Nghề: Trồng vải, nhãn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phòng trừ dịch hại - Nghề: Trồng vải, nhãn

Giáo trình Phòng trừ dịch hại - Nghề: Trồng vải, nhãn
 1 
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI 
MÃ SỐ: 04 
NGHỀ: TRỒNG VẢI, NHÃN 
Trình độ sơ cấp nghề 
 2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 
 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân. Trong khuôn khố 
Chương trình Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình 
nghề Trồng vải, nhãn xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình dùng cho 
đào tạo trình độ sơ cấp nghề đối với nghề Trồng vải, nhãn. 
Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là một trong 6 giáo trình 
được biên soạn sử dụng cho khoá học. Trên quan điểm đào tạo năng lực thực 
hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành 
khoá học là học viên có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản 
nhất trong điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải nhãn. 
Chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. 
Phần kiến thức lý thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để 
người học có thể lý giải được các biện pháp kỹ thuật được thực hiện trong quá 
trình phòng trừ dịch hại. 
Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa 
kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: điều tra phát hiện, nhận biết 
và phòng trừ dịch hại trên đối tượng cây trồng là cây vải, nhãn 
Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên 
do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo 
trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của 
độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ 
nghiêm túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện đáp ứng 
yêu cầu của người học. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011 
Tham gia biên soạn: 
Chủ biên: TS. Nguyễn Bình Nhự 
Cộng sự: TS. Nguyễn Văn Vượng 
 Ths. Trần Thế Hanh 
 4 
MỤC LỤC 
TIÊU ĐỀ TRANG 
MÃ TÀI LIỆU: ................................................................................................. 1 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................. 2 
MỤC LỤC ........................................................................................................ 3 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT .................................. 6 
MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ............................................................... 7 
Giới thiệu về mô đun ........................................................................................ 7 
Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ............................................................... 8 
A. Nội dung ...................................................................................................... 8 
1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ................... 8 
2. Một số khái niệm chung về sâu bệnh hại và điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn.. 9 
3. Chọn điểm và vị trí điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn ..................................... 10 
4. Điều tra thành phần và diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn ............................. 14 
4.1.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên vườn vải, nhãn ........................... 16 
4.2. Điều tra diễn biến sâu bệnh hại vải, nhãn ................................................. 17 
5. Tính toán kết quả và đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn ................... 20 
5.1 các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại ....................................................... 20 
5.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sâu hại ...................................................... 21 
B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 22 
Bài 2: Phòng trừ sâu hại vải, nhãn .................................................................. 23 
Mục tiêu ......................................................................................................... 23 
A. Nội dung .................................................................................................... 23 
1. Bọ xít hại vải, nhãn ..................................................................................... 23 
1.1.Triệu chứng tác hại ................................................................................... 23 
1.2. Nhận biết bọ xít hại vải, nhãn .................................................................. 24 
1.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của bọ xít hại 
vải, nhãn ......................................................................................................... 26 
1.4. Phòng trừ bọ xít hại vải, nhãn .................................................................. 27 
1.5. Thực hành bài 2: Pha và sử dụng thuốc hoá học trừ sâu hại vải, nhãn ...... 27 
2. Nhện lông nhung hại vải ............................................................................. 30 
2.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 30 
2.2. Nhận biết nhện lông nhung hại vải ........................................................... 32 
2.3 Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của nhện lông 
nhung hại vải .................................................................................................. 32 
2.4. Phòng trừ nhện lông nhung hại vải ........................................................... 33 
3. Sâu đục thân cành vải, nhãn ........................................................................ 34 
3.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 34 
3.2. Nhận biết sâu đục thân cành vải, nhãn ..................................................... 35 
3.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân 
cành vải, nhãn ................................................................................................. 37 
 5 
3.4. Phòng trừ sâu đục thân cành vải, nhãn ..................................................... 37 
4. Sâu đục cuống quả và sâu đục quả vải ........................................................ 38 
4.1. Triệu chứng tác hại .................................................................................. 38 
4.2. Nhận biết sâu đục cuống quả vải .............................................................. 39 
4.3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của sâu đục 
cuống quả vải.................................................................................................. 40 
4.4. Phòng trừ sâu đục cuống quả vải .............................................................. 41 
5. Phòng trừ một số sâu hại khác hại vải nhãn ................................................ 42 
5.1. Sâu gặm vỏ .............................................................................................. 42 
5.2. Sâu đục gân lá .......................................................................................... 43 
5.3. Rệp hại vải nhãn ...................................................................................... 44 
B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 46 
Bài 3: Phòng trừ bệnh hại vải, nhãn ................................................................ 47 
Mục tiêu ......................................................................................................... 47 
A. Nội dung .................................................................................................... 47 
1. Bệnh sương mai hại vải, nhãn ..................................................................... 47 
1.1.Triệu chứng tác hại do bệnh sương mai .................................................... 47 
1.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của 
bệnh sương mai .............................................................................................. 48 
1.3. Phòng trừ bệnh sương mai hại vải, nhãn .................................................. 49 
1.4. Thực hành bài 3: pha chế thuốc Booc đô sử dụng trừ một số bệnh hại vải, nhãn 49 
2. Bệnh thán thư hại vải, nhãn......................................................................... 52 
2.1.Triệu chứng tác hại do bệnh thán thư ........................................................ 52 
2.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của nấm và quy luật phát sinh phát triển của 
bệnh thán thư .................................................................................................. 53 
2.3. Phòng trừ bệnh thán thư hại vải, nhãn ...................................................... 53 
3. Bệnh chổi rồng hại nhãn ............................................................................. 53 
3.1.Triệu chứng tác hại do bệnh chổi rồng ...................................................... 53 
3.2. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh chổi rồng ... 54 
3.3. Phòng trừ bệnh chổi rồng hại nhãn ........................................................... 55 
4. Phòng trừ một số bệnh hại khác hại vải, nhãn ............................................. 55 
4.1. Bệnh ghẻ cành ......................................................................................... 55 
4.2. Bệnh ám khói. .......................................................................................... 56 
5. Hướng dẫn sử dụng thuốc bvtv trong phòng trừ sâu bệnh hại vải nhãn ....... 57 
5.1.Sử dụng thuốc hóa học xử lý đất ............................................................... 57 
5.2. Sử dụng thuốc hóa học xử lý giống .......................................................... 58 
5.3. Sử dụng thuốc hóa học để phun thuốc ...................................................... 58 
5.4. Sử dụng thuốc BVTV để bôi, quét lên cây ............................................... 60 
B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 61 
Bài 4: Phòng trừ cỏ dại và dịch hại khác ......................................................... 62 
Mục tiêu ......................................................................................................... 62 
A. Nội dung .................................................................................................... 62 
1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn ..................................................................... 62 
1.1. Tác hại của cỏ dại đối với vải, nhãn ......................................................... 62 
 6 
1.2. Điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn .......................................................... 63 
1.3. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn .................................................................. 66 
1.3.1. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp kỹ thuật canh tác ........... 66 
1.3.2. Phòng trừ cỏ dại hại vải, nhãn bằng biện pháp hóa học ......................... 69 
1.3.3. Thực hành bài 4a: Sử dụng thuốc hóa học trừ cỏ dại hại vải nhãn ......... 69 
2. Phòng trừ một số dịch hại khác hại vải, nhãn .............................................. 72 
2.1. Phòng trừ dơi hại vải, nhãn ...................................................................... 72 
2.1.1. Tác hại của dơi hại quả vải, nhãn .......................................................... 72 
2.1.2. Đặc tính sinh học của dơi ...................................................................... 72 
2.1.3. Biện pháp hạn chế tác hại của dơi ......................................................... 72 
2.3. Phòng trừ chuột hại vải, nhãn ................................................................... 73 
2.3.1. Tác hại của chuột .................................................................................. 73 
2.3.2. Một số đặc tính sinh học của chuột ....................................................... 73 
2.3.3. Biện pháp phòng trừ chuột .................................................................... 75 
2.3.4. Thực hành bài 4b: thực hiện một số biện pháp thủ công diệt chuột ....... 80 
B. Câu hỏi và bài tập....................................................................................... 84 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 85 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun...................................................................... 85 
II. Mục tiêu của mô đun .................................................................................. 85 
III. Nội dung chính của mô đun ...................................................................... 86 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, thực hành .................................................... 86 
4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun ........................................ 86 
4.2. Phạm vi áp dung chương trình ................................................................. 87 
4.3. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môđun ........... 87 
4.4. Những trọng tâm chương trình cần chú ý ................................................. 87 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 87 
VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................... 90 
 7 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIẾT TẮT 
MĐ: Mô đun 
LT: lý thuyết 
TH: thực hành 
KT: kiểm tra 
 8 
MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI VẢI, NHÃN 
Mã mô đun: MĐ04 
Giới thiệu về mô đun 
Phòng trừ dịch hại vải, nhãn là mô đun thứ tư trong các mô đun của nghề 
Trồng vải nhãn. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết 
trong việc điều tra phát hiện và phòng trừ các loại dịch hại cơ bản hại vải, nhãn. 
Bài 1: Điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 
Mã bài: MĐ04-01 
Mục tiêu 
- Giải thích được sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn. 
- Hiểu được ý nghĩa của các chỉ tiêu sử dụng trọng việc đánh giá tình 
hình diễn biến các loại sâu bệnh chủ yếu hại vải, nhãn. 
- Thực hiện được việc chọn khu vực, điểm, vị trí điều tra và điều tra 
thành phần và diễn biến sâu bệnh chủ yếu. 
- Từ kết quả điều tra rút ra được nhận xét đánh giá về thành phần và diễn 
biến sâu bệnh chủ yếu trong vườn vải, nhãn. 
A. Nội dung 
1. Ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều tra sâu bệnh hại vải, nhãn 
 - Do nhiều yếu tố khác nhau sâu bệnh hại luôn có sự thay đổi về chủng 
loại, giai đoạn phát dục, mật độSự biến động này dẫn đến mức độ tác hại của 
sâu bệnh đối với cây cũng có sự thay đổi theo thời gian. Để nắm được sự thay 
đổi đó cần thực hiện công việc theo dõi tình hình diễn biễn sâu bệnh trên vườn 
vải, nhãn - công tác đó được gọi là điều điều tra phát hiện sâu bệnh hại. 
 Hay nói cách khác điề ... i nhất 
trong việc diệt trừ chuột. 
2.3.4. Thực hành bài 4b: thực hiện một số biện pháp thủ công diệt chuột 
* Bẫy chuột: 
 Thực hiện theo các bước và hướng dẫn sau: 
TT Tên bƣớc công việc Tiến hành 
1 Khảo sát khu vực Xác định chủng loại và số lượng chuột 
2 Xác định đường di 
chuyển của chuột 
Xác định đường di chuyển nhưng không làm 
biến động để chuột không đề phòng. 
3 Dọn bỏ nguồn thức ăn 
để chuột bị đói 
4 Sử dụng mồi để nhử Đặt trước 1 vài ngày với loại thức ăn mà chuột 
ưa thích. 
5 Đặt bẫy Tuỳ vị trí, địa hình cụ thể mà chọn các loại bẫy 
 82 
thích hợp. 
Cơ cấu sập của bẫy phải nhạy. 
Đặt bẫy trên đường di chuyển của chuột. 
6 Bắt chuột 
7 Xử lý bẫy Rửa sạch bẫy. Xử lý bằng nước sôi. Phơi khô 
cho hết mùi sau đó mới dùng lại. 
+ Những chú ý khi thực hiện: 
- Chọn thời điểm thích hợp: chuột ngoài đồng diệt trước lúc làm cấy, khi 
chúng chưa phân tán trên cánh đồng nên đặt bẫy mồi trước khi mặt trời lặn và 
thu bẫy vào ban sáng. 
- Nên chọn mồi là thức ăn khô, thức ăn chiên rán làm mồi nhử. 
- Dọn sạch các nguồn thức ăn trên toàn khu vực làm cho chuột đói, giảm 
mức độ cảnh giác của chuột. 
- Chọn lựa mồi mà chúng thích: ngọt, thơm, thay đổi mồi để tránh nhàm 
chán, chọn mồi mà ở đó không có. Trên vườn vải, nhãn nên chọn mồi là thức 
ăn khô, thức ăn chiên rán... 
- Nhử chuột: đặt mồi vài ba ngày cho chúng ăn quen mới lắp bẫy. 
+ Các loại bẫy có thể sử dụng 
Bẫy lồng sập, hòm nhốt, ống tre, bẫy lật, bẫy bán nguyệt, bẫy di động.... 
Hình 56: Bẫy bán nguyệt 
 83 
* Đào hang: 
Nhằm bắt và tiêu diệt cả ổ chuột. Biện pháp này chắc chắn, ít ảnh hưởng 
xấu đến các sinh vật khác nhưng tốn công sức và làm hư hại bờ ruộng. Biện 
pháp này được thực hiện theo các bước và với những chú ý dưới đây: 
Bảng 29: Hƣớng dẫn các bƣớc tiến hành đào hang bắt chuột 
TT Tên bƣớc công việc Tiến hành 
1 Xác định hang đang có chuột 
2 Tìm và lấp kín các cửa hang chỉ chừa lại 1 cửa 
3 Đào hang chính 
4 Đào hang phụ Nếu đào hang chính không thấy chuột 
5 Bắt chuột Dùng đơm, lồng, hoặc găng cao su 
dày tránh bị chuột cắn 
6 Lấp lại hang Khôi phục hiện trạng ban đầu 
Hình 57: Bẫy sập 
Hình 58: Bẫy lồng 
 84 
* Đổ nước: 
Khảo sát khu vực. Xác định hang chuột, khoét rộng cửa hang tạo thành 
dạng phễu rồi đổ nước vào đầy và quan sát nếu thấy có bong bóng sủi lên thì có 
thể ngừng đổ nước vì chuột đang bị sặc nước, chắc chắn chúng chui lên nếu 
không sẽ bị chết (hình 59). 
Chú ý chủ động diệt ngay chuột khi chúng lên đến miệng hang. 
Khi xong cần lấp lại hang bằng gạch ngói hoặc vật liệu khác sao cho con 
chuột khác không sử dụng lại hang. 
* Hun khói 
Tìm và lấp các ngách phụ chỉ để 
lại 1 ngách rồi đặt vợt hoặc lồng hom 
đón lõng ở đó. Dùng rơm, rạ, giẻ đặt ở 
cửa hang rồi vừa đốt vừa quạt khói vào 
trong hang. Do bị ngạt không chịu được, 
chuột phải chạy ra ngoài qua ngách phụ. 
Hiệu quả của biện pháp cao khi tìm và 
bịt hết cửa ngách phụ và khói không 
thoát ra ngoài qua các kẽ nứt quanh 
hang (hình 60). 
Lưu ý chuột đồng chịu khói khá giỏi 
nên phải duy trì khói vào hang liên tục. 
Hình 59: Đổ nƣớc vào hang để bắt chuột 
Hình 60: Hun khói bắt chuột 
 85 
* Soi đèn diệt chuột: 
Chuột có đặc điểm khi bị ánh sánh mạnh rọi thẳng vào sợ đứng yên 
không chạy được. Lợi dụng đặc điểm này tổ chức nhóm 3 - 5 người bắt chuột 
dùng đèn pin sáng soi tìm. Khi phát hiện dùng gậy đập. 
* Chất chà diệt chuột: 
 Biện pháp này được áp dụng phổ biến ở vùng đồng bằng, hiệu quả cao. 
Bảng 30: Hƣớng dẫn các bƣớc tiến hành chất trà diệt chuột 
TT Tên bƣớc công việc Tiến hành 
1 Chọn khu vực Chọn 1 bãi đất bằng phẳng ở vùng có nhiều 
chuột. 
2 Chất chà Dùng cành cây khô xếp thành từng lớp, mỗi 
lớp lại rải 1 lớp rơm rạ mỏng, chất cao khoảng 
2 - 3 m. 
3 Nhử chuột Lựa chọn các loại mồi chuột ưa thích: (thóc, 
ốc, ngô vv...) rải mồi nhử để thu hút chuột. 
4 Dỡ chà Sau khi chất chà chừng 1 tháng thì dỡ. Trước 
khi dỡ cần dọn sạch cỏ xung quanh. 
Dùng nilon cao 100 cm quây xung quanh đống 
trà. 
Chôn 1 mép xuống đất 5 - 10 cm xung quanh 
chà để chuột không chui xuống đất hoặc nhảy 
ra được. 
5 Bắt chuột Có thể bố trí lồng có hom đặt ở góc để chuột 
chui vào, đỡ tốn công đuổi bắt. 
B. Câu hỏi và bài tập 
1. Nêu tác hại của cỏ dại và đặc điểm sinh học cơ bản của cỏ dại. 
2. Trình bày phương pháp điều tra cỏ dại trên vườn vải, nhãn. 
3. Nêu tác hại của chuột, dơi đối với nghề trồng vải nhãn. 
4. Bài tập thực hành: 
- Thực hiện kỹ thuật điều tra cỏ dại hại vải, nhãn. 
- Thực hiện kỹ thuật trừ chuột bằng phương pháp sử dụng bẫy cơ giới và 
bả sinh học. 
 86 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò mô đun 
- Vị trí: Mô đun Phòng trừ dịch hại là mô đun chuyên môn nghề trong chương 
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng vải nhãn. Mô đun được bố trí cho 
học viên học tập sau các mô đun: Chuẩn bị giống để trồng; Chuẩn bị đất để 
trồng; Trồng và chăm sóc vải nhãn. 
- Ý nghĩa vai trò của mô đun: 
Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. 
Mô đun có vai trò quan trọng trong chương trình dạy nghề trình độ sơ 
cấp nghề trồng vải, nhãn. Mô đun trang bị cho học viên kiến thức cơ bản nhất 
về đặc điểm gây hại, đặc tính sinh học và quy luật phát sinh gây hại, hình thành 
và rèn luyện kỹ năng quan sát nhận biết, kỹ năng tiến hành các biện pháp 
phòng trừ nhằm bảo vệ cây trồng, bảo vệ sản phẩm thu hoạch theo các tiêu 
chuẩn đáp ứng yêu cầu tiêu thụ đồng thời bảo vệ môi trường. 
II. Mục tiêu của mô đun 
- Về kiến thức 
+ Hiểu được ý nghĩa và biết cách điều tra sâu bệnh hại vải nhãn. 
+ Hiểu được đặc điểm sinh học cơ bản của các đối tượng dịch hại chủ 
yếu, từ đó vận dụng trong việc phòng trừ. 
- Về kỹ năng. 
+ Thực hiện được việc điều tra sâu bệnh hại vải nhãn. Từ kết quả điều tra 
xác định được được đối tượng dịch hại chủ yếu cần phòng trừ. 
+ Nhận dạng được các đối tượng dịch hại trên vườn vải nhãn bằng cách 
quan sát trực tiếp hoặc phán đoán thông qua các biểu hiện về triệu chứng để lại. 
+ Xác định được biện pháp phòng trừ phù hợp với điều kiện cụ thể và 
thực hiện được các biện pháp đó 
- Về thái độ 
+ Tuân thủ quy trình, quy phạm trong việc điều tra, trừ diệt dịch hại. 
+ Có thái độ bảo vệ môi trường, môi sinh, bảo vệ sức khoẻ của người 
tiêu dùng sản phẩm do mình làm ra. 
+ Có quan điểm về sinh thái, không lạm dụng thuốc hoá học trong việc 
phòng trừ dịch hại. 
 87 
III. Nội dung chính của mô đun 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 04-01 
Điều tra sâu 
bệnh hại vải, 
nhãn 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
20 4 15 1 
MĐ 04-02 
Phòng trừ 
sâu hại vải, 
nhãn 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
24 6 17 1 
MĐ 04-03 
Phòng trừ 
bệnh hại vải, 
nhãn 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
22 6 15 1 
MĐ 04-04 
Phòng trừ cỏ 
dại và dịch 
hại khác 
Tích 
hợp 
Lớp học/ 
Vườn cây 
18 4 13 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 88 20 60 8 
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, thực hành 
4.1. Nguồn lực cần thiết cho việc giảng dạy môđun 
* Cơ sở vật chất 
- Phòng học (30 học viên). 
- Vườn trồng vải, nhãn 
- Phòng thí nghiệm với các trang thiết bị nuôi giám định sâu hại, sinh vật 
gây bệnh, các dụng cụ pha chế thuốc BVTV. 
* Học liệu 
- Mẫu tiêu bản triệu chứng do dịch hại vải, nhãn gây ra. 
- Mẫu thuốc hoá học, chế phẩm sinh học phòng trừ dịch hại vải, nhãn. 
- Đĩa CD về thao tác điều tra dịch hại và thao tác trừ diệt dịch hại hại vải, 
nhãn. 
 88 
- Bộ slide ảnh và tranh minh hoạ (cỡ A0) về triệu chứng dịch hại hại vải, 
nhãn; các pha phát dục, tuổi sâu hại, hình ảnh nấm, vi khuẩn gây bệnh. 
* Dụng cụ và trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập 
+ Dụng cụ: 
- Bộ dụng cụ điều tra dịch hại cây trồng. 
- Bộ dụng cụ pha chế, xử lý thuốc BVTV. 
- Bộ dụng cụ bảo hộ lao động. 
+ Các trang thiết bị dạy học: 
- Máy tính cá nhân 
- Máy chiếu Projector 
- Máy ảnh kỹ thuật số 
+ Tài liệu: 
- Giáo trình mô đun phòng trừ dịch hại hại vải, nhãn 
- Các tài liệu phát tay hướng dẫn điều tra dịch hại. Bảng phân tuổi 
sâu, cấp bệnh. Bảng danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt 
Nam. 
* Các nguồn lực khác 
- Phương tiện đi lại cho việc điều tra sâu bệnh vườn vải, nhãn và các điều 
kiện cần thiết khác cho việc đào tạo. 
4.2. Phạm vi áp dung chƣơng trình 
- Chương trình môđun được áp dụng đào tạo cho đối tượng học 
nghảnTồng vải, nhãn trình độ sơ cấp với thời gian đào tạo dưới 12 tháng. 
4.3. Hƣớng dẫn một số điểm chính về phƣơng pháp giảng dạy môđun 
- Việc chuẩn bị các học liệu cần thiết cần đặc biệt được chú ý, nhất là các 
mẫu tiêu bản, slide ảnh, đĩa CD về các hình ảnh triệu chứng do dịch hại gây ra 
trên vải, nhãn, hình ảnh về các giai đoạn phát dục của sâu, vi sinh vật gây bệnh 
vv... 
- Chuẩn bị chu đáo địa bàn cho việc thực hành về các thao tác điều tra 
dịch hại, nhận biết triệu chứng hoặc áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại 
vải, nhãn. 
- Phần đặc điểm nhận biết nên tiến hành bằng cách kết hợp giữa mẫu 
thật, tranh ảnh minh hoạ và giải thích của giáo viên. 
- Đối với các nội dung thực hành sử dụng tài liệu phát tay, phiếu giao bài 
tập làm tài liệu tham khảo. Giáo viên hướng dẫn kết hợp thao tác mẫu. Phần 
thực hiện chủ yếu tiến hành tại thực địa vườn cây.Trong quá trình này kết hợp 
hoạt động kiểm tra đánh giá kỹ năng của giáo viên. 
 89 
4.4. Những trọng tâm chƣơng trình cần chú ý 
- Phương pháp điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại vải, nhãn. 
- Triệu chứng tác hại, đặc điểm sinh học của các loại sâu bệnh chủ yếu hại 
vải, nhãn. 
- Phương pháp phòng trừ các loại sịch hại chủ yếu hại vải, nhãn. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Sự cần thiết của việc điều tra sâu 
bệnh hại vải, nhãn 
Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc 
nghiệm hoặc tự luận 
Chọn điểm và vị trí điều tra sâu 
bệnh hại vải 
Kiểm tra kỹ năng chọn điểm và vị trí điều 
tra trên thực địa 
Điều tra thành phần sâu bệnh 
hại vải 
Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối 
tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực 
hành 
Điều tra diễn biến sâu bệnh hại 
vải 
Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối 
tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực 
hành 
Tính toán kết quả và đánh giá 
tình hình sâu bệnh hại vải 
Đánh giá thông qua bài tập xử lý tính toán 
các chỉ tiêu sâu bệnh hại chính 
5.2. Bài 2: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Mô tả triệu chứng của các đối 
tượng sâu hại chính hại vải, nhãn 
Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ 
năng nhận biết triệu chứng của các đối 
tượng sâu hại chính hại vải, nhãn 
Nhận biết các pha phát dục của 
các đối tượng sâu hại chính hại 
vải, nhãn 
Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ 
năng nhận biết các pha phát dục của các đối 
tượng sâu hại chính hại vải, nhãn 
Đặc điểm sinh học và quy luật Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc 
 90 
phát sinh gây hại của các đối 
tượng sâu hại chính hại vải, nhãn 
nghiệm hoặc tự luận 
Phòng trừ các đối tượng sâu hại 
chính hại vải, nhãn 
Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và 
kết quả thực hiện việc phòng trừ các đối 
tượng sâu hại chính hại vải, nhãn 
Pha chế và sử dụng thuốc hoá học 
phòng trừ các đối tượng sâu hại 
chính hại vải, nhãn 
Đánh giá thông qua việc nhận biết các đối 
tượng sâu bệnh hại vải nhãn trong bài thực 
hành 
5.3. Bài 3: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Mô tả triệu chứng của các đối 
tượng bệnh hại chính hại vải, 
nhãn 
Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ 
năng nhận biết triệu chứng của các đối 
tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn 
Đặc điểm sinh học và quy luật 
phát sinh gây hại của các đối 
tượng bệnh hại chính hại vải, 
nhãn 
Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc 
nghiệm hoặc tự luận 
Phòng trừ các đối tượng bệnh hại 
chính hại vải, nhãn 
Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và 
kết quả thực hiện việc phòng trừ các đối 
tượng bệnh hại chính hại vải, nhãn 
Pha chế và sử dụng thuốc booc đô Đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình 
pha chế, sử dụng thuốc booc đô 
5.4. Bài 4: 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Mô tả triệu chứng của các đối 
tượng dịch khác (dơi, chuột) hại 
vải, nhãn 
Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ 
năng nhận biết triệu chứng dịch khác (dơi, 
chuột) hại vải, nhãn 
Nhận biết các các loại cỏ dại hại 
vải, nhãn 
Đánh giá trên thực địa vườn vải, nhãn kỹ 
năng nhận biết các loại cỏ dại hại vải, nhãn 
Đặc điểm sinh học và quy luật 
phát sinh gây hại của các đối 
Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc 
nghiệm hoặc tự luận 
 91 
tượng dịch hại khác (cỏ dại, dơi, 
chuột) hại vải, nhãn 
Kỹ năng sử dụng thuốc trừ cỏ Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và 
kết quả thực hiện việc phòng trừ cỏ dại hại 
vải, nhãn 
Kỹ năng thực hiện các biện pháp 
cơ lý trừ chuột 
Đánh giá thông qua các thao tác tiến hành và 
kết quả thực hiện các biện pháp cơ giới, vật 
lý trừ chuột 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Viện BVTV (2002), Kinh nghiệm trồng và chăm sóc vải tại Lục Ngạn, 
NXBNN Hà Nội. 
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được 
phép, hạn chế và cấm sử dụng ở Việt Nam, NXBNN Hà Nội. 
3. Nguyễn Bình Nhự (2008), Bài giảng Cây ăn quả (tài liệu dùng cho hệ 
Cao đẳng Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang). 
4. Trần Thế Tục (1998) – Hỏi đáp về nhãn vải, NXBNN Hà Nội. 
5. Phạm Văn Lầm (2003), Biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ 
dại trong nông nghiệp, NXBNN Hà Nội. 
6. Sở Nông nghiệp Hà Nội (2004), Hướng dẫn các biện pháp phòng trừ 
chuột hại, NXBNN Hà Nội. 
 92 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, 
BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1415/QĐ-BNN-TCCB, ngày 27 tháng 6 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Lâm Quang Dụ - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Văn Vượng- Trưởng phòng Trường Đại học Nông - 
Lâm Bắc Giang 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang 
 - Ông Trần Thế Hanh - Phó trưởng khoa Trường Đại học Nông - Lâm 
Bắc Giang 
 - Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao 
đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Lê Văn Ngân - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Bắc Giang./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 1785 /QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 8 năm 2011 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thƣ ký: Bà Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phùng Trung Hiếu, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Đinh Viết Tú, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam 
Bộ 
 - Ông Hoàng Văn Hồng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc 
gia./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phong_tru_dich_hai_nghe_trong_vai_nhan.pdf