Giáo trình Thương mại điện tử

Bài 1: Giới thiệu về

Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử

Giới thiệu về Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử

Giới thiệu về Internet

Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi toàn thế giới, sử dụng giao thức

có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính

Sơ đồ khái quát mạng internet

Internet ra đời trên cơ sở mạng ARPANET của Bộ Quốc Phòng Mỹ xây dựng trong

những năm 1970. Để đối phó với chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ đã thành lập một cơ

quan quản lý dự án nghiên cứu công nghệ cao (Advenced Research Projects Agency

(ARPA). Vào cuối năm 1960, việc sử dụng máy tính ARPA và các cơ quan khác của

chính phủ đã mở rộng ra rất nhiều, họ cần phải được chia sẻ số liệu với nhau nếu cần.

ARPANET, là khởi thủy của Internet, tạo ra để giải quyết vấn đề trên. Máy tính thường

được chế tạo bởi các công ty khác nhau, hầu hết các máy tính bởi sự khác nhau về các

4/130phần mềm và phần cứng. ARPANET đã xây dựng các chuẩn cho Internet. Các nhà sản

xuất phải cung cấp sản phẩm đáp ứng với những chuẩn này và do đó bảo đảm rằng tất cả

những máy tính có thể trao đổi số liệu với nhau. Một dấu mốc khác của Internet đến vào

giữa năm 80, khi tổ chức khoa học NSF (National Science Foundation) đưa vào Internet

5 trung tâm siêu máy tính. Điều này đã đem lại cho các trung tâm giáo dục, quân sự, và

các NSF khác được quyền được truy nhập vào các siêu máy tính, và quan trọng hơn là

tạo ra một mạng xương sống (backborne) cho mạng Internet ngày nay.

Một trong những lý do quyết định sự phát triển và quảng bá mạnh mẽ của Internet là

chính tính mở rộng tự nhiên của nó do giao thức TCP/IP đem lại. Nó làm cho việc kết

nối mạng máy tính internet trở nên dễ dàng vì vậy internet nhanh chóng trở thành mạng

được nhiều người sử dụng nhất ngày nay

pdf 132 trang yennguyen 12521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thương mại điện tử

Giáo trình Thương mại điện tử
Giáo trình thương mại điện tử
Biên tập bởi:
Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Giáo trình thương mại điện tử
Biên tập bởi:
Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Các tác giả:
Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Phiên bản trực tuyến:
MỤC LỤC
1. Trang bìa thương mại điện tử
2. Mở đầu
3. Bài 1: Giới thiệu về Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử
3.1. Giới thiệu về Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử
4. Bài 2: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
4.1. Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
5. Baì 3: Nghiên cứu thị trường điện tử
5.1. Nghiên cứu thị trường điện tử
6. Bài 4: Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử
6.1. Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử
7. Bài 5: Các thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử
7.1. Các thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử
8. Bài 6: Vấn đề bảo mật, an ninh trên mạng
8.1. Vấn đề bảo mật, an ninh trên mạng
9. Bài 7: Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT
9.1. Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT
10. Bài 8: Một số lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử
10.1. Một số lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử
11. Bài 9: Thảo luận
11.1. Thảo luận về vấn đề thanh toán qua mạng & hiệu quả ứng dụng TMĐT
11.2. Thảo luận về website thương mại điện tử
11.3. Rủi ro & Biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử
Tham gia đóng góp
1/130
Trang bìa thương mại điện tử
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính
toàn cầu. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi
ích cho nhân loại trên cơ sở phát trienr nhanh chóng của các ngành công nghệ, trước hết
là công nghệ thông tin. Thương mại điện tử, vì vậy, trở thành phương thức kinh doanh
đại diện cho nền kinh tế trí thức.
Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để thương mại điện tử phát huy những điểm mạnh như
đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian
và thời gian,v.v Hiện tại, không có một quốc gia nào không tham gia vào thương mại
điện tử và mức độ tập trung các nguồn lực để phát triển thương mại điện tử ngày càng
cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập, Khoa Công nghệ Thông
tin, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tập trung biên soạn “Giáo trình thương mại
điện tử”. Giáo trình do CN. Đặng Vân Anh chủ biên, cùng sự tham gia của các giảng
viên khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Sư phạm Hưng Yên biên soạn.
Giáo trình Thương mại Điện tử được sử dụng cho giảng viên dạy và học tập của giảng
viên và sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu, quản lý, giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng giáo trình khó tránh khỏi thiếu sót. Khoa Công nghệ Thông tin
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các bạn đọc. Khoa Công
nghệ Thông tin xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định, các
nhà chuyên môn, các giáo viên khoa Công nghệ Thông tin và tác giả của các tài liệu mà
người biên soạn đã tham khảo.
Thư góp ý xinh gửi về Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên, Nhà 4 tầng, Khoa Công nghệ Thông Tin, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Hưng
Yên, Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên. Email: cntt@utehy.edu.vn
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trưởng khoa
Thạc Sỹ Nguyễn Đình Hân
2/130
Mở đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính
toàn cầu. Thương mại điện tử đang trở thành phương thức kinh doanh mang lại nhiều lợi
ích cho nhân loại trên cơ sở phát trienr nhanh chóng của các ngành công nghệ, trước hết
là công nghệ thông tin. Thương mại điện tử, vì vậy, trở thành phương thức kinh doanh
đại diện cho nền kinh tế trí thức.
Toàn cầu hóa đã tạo điều kiện để thương mại điện tử phát huy những điểm mạnh như
đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, vượt qua các trở ngại về không gian
và thời gian,v.v Hiện tại, không có một quốc gia nào không tham gia vào thương mại
điện tử và mức độ tập trung các nguồn lực để phát triển thương mại điện tử ngày càng
cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập, Khoa Công nghệ Thông
tin, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã tập trung biên soạn “Giáo trình thương mại
điện tử”. Giáo trình do CN. Đặng Vân Anh chủ biên, cùng sự tham gia của các giảng
viên khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Sư phạm Hưng Yên biên soạn.
Giáo trình Thương mại Điện tử được sử dụng cho giảng viên dạy và học tập của giảng
viên và sinh viên ngành Công nghệ Thông tin, đồng thời có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu, quản lý, giảng viên và sinh viên khoa Kinh tế. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng giáo trình khó tránh khỏi thiếu sót. Khoa Công nghệ Thông tin
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các bạn đọc. Khoa Công
nghệ Thông tin xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của Hội đồng thẩm định, các
nhà chuyên môn, các giáo viên khoa Công nghệ Thông tin và tác giả của các tài liệu mà
người biên soạn đã tham khảo.
Thư góp ý xinh gửi về Khoa Công nghệ Thông tin trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Hưng Yên, Nhà 4 tầng, Khoa Công nghệ Thông Tin, Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Hưng
Yên, Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên. Email: cntt@utehy.edu.vn
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Trưởng khoa
Thạc Sỹ Nguyễn Đình Hân
3/130
Bài 1: Giới thiệu về
Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử
Giới thiệu về Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử
Giới thiệu về Internet
Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi toàn thế giới, sử dụng giao thức
có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính
Sơ đồ khái quát mạng internet
Internet ra đời trên cơ sở mạng ARPANET của Bộ Quốc Phòng Mỹ xây dựng trong
những năm 1970. Để đối phó với chiến tranh lạnh, Chính phủ Mỹ đã thành lập một cơ
quan quản lý dự án nghiên cứu công nghệ cao (Advenced Research Projects Agency
(ARPA). Vào cuối năm 1960, việc sử dụng máy tính ARPA và các cơ quan khác của
chính phủ đã mở rộng ra rất nhiều, họ cần phải được chia sẻ số liệu với nhau nếu cần.
ARPANET, là khởi thủy của Internet, tạo ra để giải quyết vấn đề trên. Máy tính thường
được chế tạo bởi các công ty khác nhau, hầu hết các máy tính bởi sự khác nhau về các
4/130
phần mềm và phần cứng. ARPANET đã xây dựng các chuẩn cho Internet. Các nhà sản
xuất phải cung cấp sản phẩm đáp ứng với những chuẩn này và do đó bảo đảm rằng tất cả
những máy tính có thể trao đổi số liệu với nhau. Một dấu mốc khác của Internet đến vào
giữa năm 80, khi tổ chức khoa học NSF (National Science Foundation) đưa vào Internet
5 trung tâm siêu máy tính. Điều này đã đem lại cho các trung tâm giáo dục, quân sự, và
các NSF khác được quyền được truy nhập vào các siêu máy tính, và quan trọng hơn là
tạo ra một mạng xương sống (backborne) cho mạng Internet ngày nay.
Một trong những lý do quyết định sự phát triển và quảng bá mạnh mẽ của Internet là
chính tính mở rộng tự nhiên của nó do giao thức TCP/IP đem lại. Nó làm cho việc kết
nối mạng máy tính internet trở nên dễ dàng vì vậy internet nhanh chóng trở thành mạng
được nhiều người sử dụng nhất ngày nay.
Sự phát triển dân số sử dụng internet trên thế giới
Để kết nối Internet chúng ta phải có được những phần sau:
• Một máy vi tính cài hệ điều hành Windows cung cấp dịch vụ TCP/IP (bắt buộc).
• Modem V.34 tốc độ từ 19200 baud hoặc Router đối với kết nối ADSL
5/130
Tình hình phát triển Internet ở một số nước
Internet đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đương nhiên nó tác
dụng quyết định mạng lưới quản lý − phát triển từ sản xuất hàng loạt sang cá thể hoá
hàng loạt khách hàng chuyển sang hàng giờ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Do những tác động của internet mà như tạp chí Business
Week đã so sánh nêu bật những đặc trưng của doanh nghiệp của thế kỷ 21 như sau:
- TK20 vốn quyết định, TK21 ý tưởng mới năng động quyết định
- Tổ chức doanh nghiệp chuyển từ hình tháp, phân cấp sang hình mạng lưới
- Nhiệm vụ trung tâm của người quản lý chuyển từ quản lý tài sản sang quản lý thông
tin
- Sản phẩm chuyển từ sản xuất hàng loạt sang cá thể hàng loạt khách hàng
6/130
- Tài chính quản lý theo Quí nay quản lý tức thời và quản lý kho từ hàng tháng chuyển
sang hàng giờ
- CEO hoạt động toàn cầu thường xuyên phải đi công tác
- Tăng cường sử dụng outsourcing
Bill Gates: “Cạnh tranh ngày nay không phải giữa các sản phẩm mà giữa các mô hình
kinh doanh”. Nếu Doanh nghiệp không quan tâm đến thông tin, Internet, Web, TMDT
tất sẽ chịu nhiều rủi ro. Internet không tác động lên sản phẩm cụ thể nào mà lên toàn bộ
mối quan hệ của doanh nghiệp thông qua thông tin mà nó đem lại. Nó không làm thay
đổi bản chất quá trình kinh doanh nhưng nó đem lại cơ hội mới chưa từng có
Một tiến bộ có tính đột phá nữa trong lịch sử phát triển internet là sự ra đời và phát triển
công nghệ Web (1992) cho kích thích các doanh nghiệp nhảy vào và thương mại điện tử
ra đời từ đó.
Giới thiệu về World Wide Web ( WWW) và trang Web
Khái niệm WWW
Trước năm 1990, Internet đã phát triển thành mạng của những máy tính kết nối với tốc
độ cao có một hệ thống cơ sở đặc biệt. Người ta cần trao đổi số liệu dưới dạng text, đồ
họa và hyperlinks. Tim Berners – Lee, một nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm
Châu Âu về vật lý tại Geneva, Thụy Sỹ, đề nghị một bộ Protocol cho phép truyền thông
tin đồ họa trên Internet vào năm 1989. Những đề nghị này của Berners – Lee được một
nhóm khác thực hiện, và Word Wide Web ra đời.
Internet và World Wide Web, hoặc đơn giản gọi là Web được gọi là tra cứu thông tin
toàn cầu. Nó bao gồm hàng triệu các website, mỗi website được xây dựng từ nhiều trang
web. Mỗi trang web được xây dựng trên một ngôn ngữ HTML (Hyper Text Transfer
Protocol) ngôn ngữ này có hai đặc trưng cơ bản: 1> Tích hợp hình ảnh âm thanh tạo ra
môi trường multimedia
Kiến thức Thương Mại Điện Tử, TS Nguyễn Đăng Hậu, Viện Đào tạo Công Nghệ và
Quản lý Quốc Tế. Tháng 11- 2004
2> Tạo ra các siêu liên kết cho phép có thể nhảy từ trang web này sang trang web
khác không cần một trình tự nào. Để đọc trang web người ta sử dụng các trình duyệt
(browser). Các trình duyệt nổi tiếng hiện nay là Internet Explorer (tích hợp ngay trong
hệ điều hành) và Nescape.
7/130
Khái niệm về trang Web
Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập trình siêu văn bản (Hyper
Text Markup Language - HTML) để tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang Web
khác. Trang Web được lưu tại Web Server và có thể được truy cập vào mạng Internet
qua trình duyệt Web Browser có trong máy tính.
Trang Web có 2 đặc trưng cơ bản
1> Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép người sử dụng có thể từ trang này
sang trang khác mà không tính đến khoảng cách địa lý
2> Ngôn ngữ HTML cho phép trang web có thể sử dụng Multimedia để thể hiện thông
tin.
Mỗi một trang Web sẽ có một địa chỉ được gọi là Uniform Resource Locator (URL).
URL là đường dẫn trên Internet để đến được trang Web. Ví dụ URL cho trang
TinTucVietNam 
Tập hợp các trang web phục vụ cho một tổ chức và được đặt trong một máy chủ kết nối
mạng được gọi là web site. Trong website thường có một trang chủ và từ đó có đường
dẫn siêu liên kết đến các trang khác
Khái niệm về thương mại điện tử
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy
tính toàn cầu. Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu
về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế
(UNCITRAL)
“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan
hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương
mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện
hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình;
tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác
hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc
đường bộ.”
8/130
Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng
ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử. Theo nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ
gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet.
Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh
thuật ngữ thương mại điện tử.
Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện
điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ
phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng,
mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng.
Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng
tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung
cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức
khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). Thương mại điện tử đang
trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Các đặc trưng của thương mại điện tử
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điện tử
có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với
nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
Trong Thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao
dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc
hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được
sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử
trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữ hai đối
tác của cùng một giao dịch
Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến
các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp nơi đều có cơ hội
ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải
có mối quen biết với nhau.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm
biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường
không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).
Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Thương mại
điện tử càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng
9/130
ra thị trường trên khắp thế giới. Với thương mại điện tử, một doanh nhân dù mới thành
lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chile, mà không hề phải bước ra khỏi
nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ
thể, trong đó có một bên khô ... ng sử dụng chương trình nghe trộm để bẫy mật khẩu mạng
máy tính của một công ty khác với mục đích xoá toàn bộ cơ sở dữ liệu của công ty này.
Từ trường hợp này cho thấy, nguy cơ đe doạ lộ bí mật thông tin từ phía trong
doanh nghiệp rất lớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, các công ty tham gia thương mại
điện tử đều phải có biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ những thông tin không bị đánh
cắp từ cả bên ngoài và trong nội bộ nhân viên công ty. Trường hợp của công ty Tower
Insurance (www.tower.co.nz)
Công ty Tower Insurance (www.tower.co.nz) là công ty tài chính đầu tiên ở New
Zealand mở trang Web. Mới đầu công ty chỉ mới giới thiệu về những hoạt động
bảo hiểm và tài chính của công ty mình cho đối tác. Vài tháng sau, công ty AMP
(www.amp.co.nz) cũng giới thiệu trang Web của mình. Bên cạnh những nội dung giống
Website của công ty Tower, AMP còn cung cấp những dịch vụ tài chính “trực tuyến”
cho khách hàng cho nên đã thu hút được đông đảo khách hàng. AMP đã trở thành công
ty đầu tiên ở New Zealand bán bảo hiểm ô tô qua mạng. Giờ đây Tower - người từng đi
tiên phong trong thương mại điện tử lại phải đuổi theo công ty AMP
Ví dụ này cho thấy nếu không biết phát triển một cách hợp lý và nhanh chóng cập nhật
những công nghệ mới, các công ty đi sau trong lĩnh vực thương mại điện tử hoàn toàn
có thể đuổi kịp và vượt xa hơn những công ty đi tiên phong. Giải pháp sử dụng phần
mềm AntiFraud, doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng với chi phí là dưới 10 USD
một tháng, nhưng phần mềm này rất hạn chế. Phần mềm này cung cấp:
- Một chương trình cung cấp tự động miễn phí các địa chỉ chuyển tiếp thư điện tử hay
địa chỉ web. AntiFraud cung cấp cho khách hàng chương trình cho phép tự động kiểm
tra địa chỉ thư điện tử của người mua dựa vào danh sách “cờ đỏ” (“Red Flag”). Hiện nay
danh sách này có khoảng 2000 địa chỉ đã được đăng ký và được cập nhật thường xuyên
121/130
- Một chương trình theo dõi IP (IP tracking) sẽ tự động ghi lại các địa chỉ IP của những
máy tính mà các đơn đặt hàng được thiết lập trên đó. Tuy nhiên có một điểm hạn chế vì
đối với một nhà cung cấp dịch vụ Internet điển hình, họ có thể tạo ra các địa chỉ IP khác
nhau cho mỗi lần khách hàng vào máy và thực hiện giao dịch chính vì vậy, nhà cung
cấp dịch vụ Internet (Internet Service Provider) mới là người kết thúc việc theo dõi của
doanh nghiệp chứ không phải người sử dụng. - Một chương trình cảnh báo gian lận tức
thời sẽ cho phép các thành viên phát hiện ra sự gian lận của nhau.
- Một bản tin được gửi đều đặn : Giải pháp hệ thống kiểm tra IP (IVS) của nhà cung
cấp nổi tiếng CyberSource (bao gồm cả khả năng xử lý thanh toán) với chi phí thiết lập
là 1495 USD, phí cho từng giao dịch là 0,39 USD, cùng với phí duy trì hàng tháng là
195 USD
CyberSource tuyên bố rằng hệ thống IVS của họ có khả năng giảm mức độ gian lận
xuống còn 0,5% trị giá các giao dịch.IVS được xây dựng dựa trên động cơ “trí khôn
nhân tạo” và hoạt động nhờ và sự phân tích những nét đặc trưng của mỗi giao dịch bao
gồm: thời gian đặt hàng, địa chỉ IP, vị trí địa lý, nơi giao hàng và rất nhiều yếu tố khác
 Nó bao gồm tất cả 150 giao dịch với hàng loạt các chương trình kiểm tra dữ liệu,
phân tích sự tương quan, phân tích độ nhạy cảm của các giao dịch hiện thời so với các
giao dịch đã từng có gian lận. Sau đó, hệ thống IVS sẽ cân nhắc đưa ra kết quả và so
sánh chúng với kết quả dự đoán trước của các nhà kinh doanh để từ đó khẳng định giao
dịch có thể thực hiện hay huỷ bỏ. Các doanh nhân có thể xác định được mức độ rủi ro
mà họ có thể chấp nhận. Họ có thể thoả mãn được thái độ mua hàng của khách hàng đối
với những sản phẩm đặc biệt. Tuy nhiên, chi phí sẽ là hơi cao so với các doanh nghiệp
nhỏ, giải pháp CyberSource cung cấp những lợi ích sau:
- Nhanh và tiện lợi, chỉ trong vòng 5 giây kết quả sẽ được chuyển tới khách hàng.
- Phát hiện ra sự gian lận trước khi nó xảy ra bởi việc định giá mỗi đơn đặt hàng, và sử
dụng hàng triệu kết quả của các giao dịch thành công cũng như không thành công để
khắc phục hiện trạng giả mạo của những giao dịch thẻ tín dụng có gian lận trong tương
lai.
- Gián tiếp hay trực tiếp giảm chi phí của các giao dịch có sự gian lận (ví dụ như chi
phí hoàn trả, tiền phạt, tỷ lệ chiết khấu cao) và hơn thế nữa là chi phí hàng tháng cho
các nhân viên thực hiện công việc kiểm tra chống gian lận. - Hỗ trợ thương mại điện tử
24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần. - Dễ dàng khắc phục được gian lận ngay cả khi
khối lượng đơn đặt hàng lớn. - Hệ thống “trí khôn nhân tạo” phát triển phù hợp với từng
giao dịch, giúp các nhà kinh doanh trên Internet sẽ tăng được hiểu biết từ mỗi giao dịch.
- Kết quả - gian lận đã giảm dưới 1% và trong nhiều trường hợp hơn 5%, và thậm chí có
thể giảm xuống dưới mức có thể đạt được bằng những phương tiện thủ công và hệ thống
kiểm tra địa chỉ AVS
122/130
Mặc dù chi phí sử dụng phần mềm này tương đối cao, tuy nhiên giá cả không phải là
yếu tố quan trọng. Đối với nhiều website, lợi ích mà CyberSource đem lại còn lớn hơn
nhiều chi phí sử dụng nó. Vì vậy, nếu sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp có “sức
hấp dẫn” đối với những “kẻ trộm trực tuyến”, đây là một giải pháp hữu hiệu.
Các biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử
Bảo mật trong giao dịch
Trong giao dịch thương mại nói chung, và giao dịch thương mại điện tử nói riêng, việc
bảo đảm tuyệt đối sự bí mật của giao dịch luôn phải được đặt lên hàng đầu. Bằng không,
doanh nghiệp có thể gặp những nguy cơ như nghe trộm, giả mạo, mạo danh hay chối cãi
nguồn gốc...
Để đảm bảo sự bí mật trong giao dịch, người ta thường dùng những biện pháp sau
Mã hóa dữ liệu
- Mã hoá khoá bí mật (Secret key Crytography): Mã hoá khoá bí mật hay còn gọi là mã
hoá đối xứng, nghĩa là dùng một khoá cho cả hai quá trình “mã hoá” và “giải mã”. Khoá
này phải được giữ bí mật.
Mã hóa khóa bí mật
Ưu điểm:
+ Đáp ứng yêu cầu về tính xác thực: xác định bên đối tác vì đã trao đổi chìa khóa với
họ, chỉ có bên đối tác có thể gửi thông điệp vì chỉ có họ biết chìa khóa
+ Đáp ứng yêu cầu về tính toàn vẹn: Không ai có thể thay đổi nội dung thông điệp nếu
không biết chìa khóa
123/130
+ Đáp ứng yêu cầu về tính không thể chối bỏ: Bằng chứng đồng ý với nội dung thông
điệp đã ký
+ Đáp ứng tính riêng tư: Không ai khác có thể đọc nội dung thông điệp nếu không biết
chìa khóa
Nhược điểm:
+ Khó trao đổi chìa khóa giữa người gửi và người nhận
+ Mỗi khách hàng phải có một chìa khóa riêng -> việc tạo và quản lý khóa khó khăn
+ Dễ “giải mã” hơn : brute –force
- Mã hoá công khai (Public key Crytography): Mã hoá công khai hay còn gọi là mã hoá
không đối xứng. Phương pháp này người ta sử dụng hai khoá khác nhau, khoá công khai
(Public key) và khoá bí mật (Private key). Khoá công khai được công bố, khoá bí mật
được giữ kín.
Khóa bằng chìa khóa công khai
124/130
Khóa bằng chía khóa bí mật
Chữ ký điện tử
Sử dụng chữ ký điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn, duy nhất và không bị sửa đổi bởi
người khác của dữ liệu trong giao dịch. Chữ ký điện tử là một công cụ bảo mật an toàn
nhất hiện nay. Nó là bằng chứng xác thực người gửi chính là tác giả của thông điệp mà
không phải là một ai khác. Không những thế, khi chữ ký điện tử được gắn với một thông
điệp điện tử thì đảm bảo rằng thông tin trên đường chuyển đi sẽ không bị thay đổi bởi
bất kỳ một người nào ngoài người ký ban đầu. Mọi sự thay đổi dù nhỏ nhất sẽ đều bị
phát hiện một cách dễ dàng.
Chữ ký điện tử có thể là chữ ký tự đánh từ bàn phím, một bản quét của chữ viết tay; một
âm thanh, biểu tượng; một thông điệp được mã hoá hay dấu vân tay, giọng nói...
Phong bì số (Digital Envelope)
Tạo lập một phong bì số là một quá trình mã hoá một chìa khoá bí mật (chìa khoá DES)
bằng khoá công khai của người nhận. Chìa khoá bí mật này được dùng để mã hoá toàn
bộ thông tin mà người gửi muốn gửi cho người nhận và phải được chuyển cho người
nhận để người nhận dùng giải mã những thông tin.
Cơ quan chứng thực (Certificate Authority – CA)
Cơ quan chứng thực là một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân đóng vai trò là người thứ 3
đáng tin cậy trong thương mại điện tử để xác định nhân thân của người sử dụng khoá
125/130
công khai. Sự xác nhận của CA về chữ ký điện tử, về lai lịch của người ký, thông điệp
của người ký và tính toàn vẹn của nó là rất quan trọng trong giao dịch điện tử. Cơ quan
chứng thực có vai trò quan trọng, bởi trong thương mại điện tử, các bên tham gia không
gặp mặt trực tiếp nhau và đôi khi không quen biết nhau nên rất cần có sự đảm bảo của
người thứ 3. Hệ thống bảo mật hiện nay đảm bảo độ an toàn rất cao, gần như là tuyệt
đối, song việc thực hiện phụ thuộc vào trình độ cũng như thực trạng cơ sở hạ tầng tin
học của các bên.
Kiểm tra tính đúng đắn và chân thực của thông tin trong giao dịch
Mặc dù đã sử dụng những biện pháp kỹ thuật để bảo mật thông tin trong giao dịch, song
khi nhận được các thông tin người sử dụng vẫn phải kiểm tra tính đúng đắn, chân thật
của thông tin. Giao dịch trên mạng là loại hình giao dịch không biên giới có tính chất
toàn cầu. Các bên giao dịch không gặp nhau, thậm chí không hề quen biết nhau, và đây
cũng chính là cơ hội để cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện mục đích của mình. Vì vậy,
việc kiểm tra tính đúng đắn và chân thật của thông tin trong giao dịch cần phải được
thực hiện thường xuyên để phòng tránh những rủi ro như thông tin gây nhiễu, giả mạo
hay lừa đảo. Các biện pháp kiểm tra cần tuỳ theo tình huống cụ thể mà áp dụng. Có thể
dùng các phương pháp kỹ thuật hoặc phương pháp điều tra mang tính xã hội...
Lưu trữ dữ liệu nhiều nơi với nhiều hình thức
Để đề phòng những rủi ro hiểm hoạ do thiên tai, sự cố bất ngờ hay những hành động
chiến tranh khủng bố... thì việc lưu trữ dữ liệu trong thương mại điện tử ở nhiều nơi với
nhiều hình thức là việc làm rất có ý nghĩa. Việc làm này tạo sự an toàn và liên tục trong
hoạt động kinh doanh trên mạng.
Cài đặt các phần mềm chống Virút tấn công
Virút luôn là hiểm hoạ đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng. Sự phá hoại của
virút là không thể lường hết được.
Virút máy tính là những đoạn mã được lập trình ra, do sự vô ý hay bất cẩn của người sử
dụng mà virút được cài vào hệ thống. Khi đã được cài đặt vào hệ thống, nó sẽ tiến hành
phá huỷ, đảo lộn toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trong máy tính
hay ăn cắp những thông tin và chuyển những thông tin đó cho người gửi virút... Virút
máy tính có độ phát tán nhanh và ảnh hưởng trong một phạm vi rộng. Các virút có cấu
tạo ngày càng phức tạp và sự phá hoại ngày càng lớn với mức độ nghiêm trọng.
Vì vậy để chống sự tấn công của virút máy tính các doanh nghiệp kinh doanh trên mạng
cần cài đặt những phần mềm chống virút có hiệu quả và thường xuyên cập nhật để chống
những virút mới.
126/130
Tham gia bảo hiểm
Các biện pháp nêu trên đều là những biện pháp cần thiết để phòng tránh những rủi ro bất
trắc trong thương mại điện tử. Song cho dù có áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa cũng
không thể đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối bởi có rất nhiều rủi ro mang tính khách
quan. Rủi ro có thể xảy ra hoặc không, lúc này hay lúc khác, mang lại tai hoạ lớn, vừa
hay nhỏ... con người đều hoàn toàn không lường trước được.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình giao dịch trên mạng, ngoài áp dụng các
biện pháp nêu trên, các doanh nghiệp kinh doanh nên tham gia bảo hiểm các rủi ro trong
kinh doanh trên mạng. Hiện nay, một số công ty bảo hiểm nước ngoài đã tung ra thị
trường một loại dịch vụ bảo hiểm mới là “Bảo hiểm Internet - Internet insurance” cũng
ở ngay trên mạng Internet. Mặc dù chưa phải là đầy đủ, song những biện pháp nêu là
các bước cơ bản để phòng ngừa và hạn chế những rủi ro tổn thất có thể gặp phải trong
quá trình kinh doanh trên mạng của các doanh nghiệp.
127/130
Tham gia đóng góp
Tài liệu: Giáo trình thương mại điện tử
Biên tập bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Trang bìa thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Mở đầu
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Giới thiệu về Internet,WWW,Web,Thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Nghiên cứu thị trường điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
128/130
Giấy phép: 
Module: Các thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Vấn đề bảo mật, an ninh trên mạng
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Các doanh nghiệp Việt Nam và TMĐT
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Một số lĩnh vực ứng dụng thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thảo luận về vấn đề thanh toán qua mạng & hiệu quả ứng dụng TMĐT
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Thảo luận về website thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
Module: Rủi ro & Biện pháp phòng tránh rủi ro trong thương mại điện tử
Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
URL: 
Giấy phép: 
129/130
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam
Chương trình Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources
– VOER) được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng kho
Tài nguyên giáo dục Mở miễn phí của người Việt và cho người Việt, có nội dung phong
phú. Các nội dung đểu tuân thủ Giấy phép Creative Commons Attribution (CC-by) 4.0
do đó các nội dung đều có thể được sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí trước
hết trong trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu sau đó cho toàn xã hội.
Với sự hỗ trợ của Quỹ Việt Nam, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER) đã trở thành
một cổng thông tin chính cho các sinh viên và giảng viên trong và ngoài Việt Nam. Mỗi
ngày có hàng chục nghìn lượt truy cập VOER (www.voer.edu.vn) để nghiên cứu, học
tập và tải tài liệu giảng dạy về. Với hàng chục nghìn module kiến thức từ hàng nghìn
tác giả khác nhau đóng góp, Thư Viện Học liệu Mở Việt Nam là một kho tàng tài liệu
khổng lồ, nội dung phong phú phục vụ cho tất cả các nhu cầu học tập, nghiên cứu của
độc giả.
Nguồn tài liệu mở phong phú có trên VOER có được là do sự chia sẻ tự nguyện của các
tác giả trong và ngoài nước. Quá trình chia sẻ tài liệu trên VOER trở lên dễ dàng như
đếm 1, 2, 3 nhờ vào sức mạnh của nền tảng Hanoi Spring.
Hanoi Spring là một nền tảng công nghệ tiên tiến được thiết kế cho phép công chúng dễ
dàng chia sẻ tài liệu giảng dạy, học tập cũng như chủ động phát triển chương trình giảng
dạy dựa trên khái niệm về học liệu mở (OCW) và tài nguyên giáo dục mở (OER) . Khái
niệm chia sẻ tri thức có tính cách mạng đã được khởi xướng và phát triển tiên phong
bởi Đại học MIT và Đại học Rice Hoa Kỳ trong vòng một thập kỷ qua. Kể từ đó, phong
trào Tài nguyên Giáo dục Mở đã phát triển nhanh chóng, được UNESCO hỗ trợ và được
chấp nhận như một chương trình chính thức ở nhiều nước trên thế giới.
130/130

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuong_mai_dien_tu.pdf