Giáo trình Vi sinh & Ký sinh trùng

1. Ký sinh trùng

1.1. Định nghĩa

- Ký sinh trùng là những sinh vật sống mà trong quá trình sống phải nhờ vào những sinh vật khác đang sống, lấy chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển.

- Hiện tượng sống như vậy gọi là hiện tượng ký sinh, và sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Trong y học, sinh vật bị ký sinh là người, do đó đối tượng nghiêng cứu của KST y học là những KST sống nhờ vào cơ thể người, truyền và gây bệnh cho người.

1.2.Vật chủ.

- Vật chủ là sinh vật bị ký sinh, hay sinh vật bị KST sống nhờ lấy chất dinh dưỡng, vậy vật chủ phải là sinh vật đang sống mà bị KST ký sinh. Cần phân biệt một số loại vật chủ sau đây.

1.2.1. Vật chủ chính: Là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng trưởng thành hay sinh sản bằng hình thức hữu tính.

VD: Nguời là vật chủ chính của giun đũa.

1.2.2. Vật chủ phụ: Là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng chưa trưởng thành (trứng hay bào nang) hay sinh sản bằng hình thức vô tính.

VD: Người là vật chủ phụ của KST sốt rét.

1.2.3. Vật chủ trung gian: Có thể là vật chủ chính hoặc vật chủ phụ.

1.2.4. Sinh vật môi giới truyền bệnh có thể là vật chủ hay không là vật chủ:

VD Ruồi là môi giới truyền bệnh amip, muỗi có thể là vật chủ trung gian hay môi giới truyền bệnh sốt rét.

 

doc 51 trang yennguyen 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Vi sinh & Ký sinh trùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Vi sinh & Ký sinh trùng

Giáo trình Vi sinh & Ký sinh trùng
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KONTUM
GIÁO TRÌNH
VI SINH – KÝ SINH TRÙNG
MÔN HỌC : VI SINH - KÝ SINH TRÙNG
- Tổng số tiết: 	30 
+ Lý thuyết: 	23
+ Thực hành: 	07
	- Số đơn vị học trình :	02
	- Hệ số môn học:	Hệ số 2
- Thời điểm thực hiện môn học: 	Học kỳ I năm thứ nhất
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
	Sau khi kết thúc học phần, người học có khả năng:
Về kiến thức
1. Trình bày một số khái niệm cơ bản về Vi sinh, Ký sinh trùng trong y học. Mối liên quan giữa Vi sinh, Ký sinh trùng với sức khoẻ bệnh tật.
2. Trình bày khái niệm cơ bản về kháng nguyên, kháng thể, quá trình đáp ứng miễn dịch: Vacxin và huyết thanh.
3. Trình bày đặc điểm cấu trúc sinh lý, sinh thái, chu kỳ phát triển của Vi sinh, Ký sinh trùng gây bệnh thường gặp.
Về kỹ năng
1. Nhận dạng được hình thể một số Vi khuẩn, Virus, Ký sinh trùng gây bệnh thường gặp trên tranh, tiêu bản
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
TT
Tên bài
Số tiết
Ghi chú
TS
LT
TH
1
Đại cương về Vi sinh, Ký sinh trùng y học
3
3
0
2
Đại cương về miễn dịch và ứng dụng trong y học
2
2
0
3
Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp
3
3
0
4
Một số virus gây bệnh thường gặp
3
3
0
5
Ký sinh trùng sốt rét
6
2
4
Xem hình thể 
6
Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun chỉ
6
4
2
Xem hình thể trứng giun
7
A mip, trùng roi, trùng lông
3
2
1
Xem hình thể
8
Sán lá - Sán dây
2
2
0
9
Phương pháp lấy và bảo quản bệnh phẩm làm xét nghiệm Vi sinh, Ký sinh trùng
2
2
0
Tổng cộng
30
23
07
ĐẠI CƯƠNG VỀ VI SINH KÝ SINH TRÙNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày một số khái niệm về vi sinh ký sinh trùng y học.
Trình bày mối liên quan giữa vi sinh ký sinh trùng với sức khỏe bệnh tật.
Trình bày một số đặc điểm cơ bản về vi sinh ký sinh trùng.
NỘI DUNG
1.	Ký sinh trùng
1.1. Định nghĩa
- Ký sinh trùng là những sinh vật sống mà trong quá trình sống phải nhờ vào những sinh vật khác đang sống, lấy chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển.
- Hiện tượng sống như vậy gọi là hiện tượng ký sinh, và sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Trong y học, sinh vật bị ký sinh là người, do đó đối tượng nghiêng cứu của KST y học là những KST sống nhờ vào cơ thể người, truyền và gây bệnh cho người.
1.2.Vật chủ.
- Vật chủ là sinh vật bị ký sinh, hay sinh vật bị KST sống nhờ lấy chất dinh dưỡng, vậy vật chủ phải là sinh vật đang sống mà bị KST ký sinh. Cần phân biệt một số loại vật chủ sau đây.
1.2.1. Vật chủ chính: Là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng trưởng thành hay sinh sản bằng hình thức hữu tính.
VD: Nguời là vật chủ chính của giun đũa.
1.2.2. Vật chủ phụ: Là vật chủ chứa ký sinh trùng ở dạng chưa trưởng thành (trứng hay bào nang) hay sinh sản bằng hình thức vô tính.
VD: Người là vật chủ phụ của KST sốt rét.
1.2.3. Vật chủ trung gian: Có thể là vật chủ chính hoặc vật chủ phụ.
1.2.4. Sinh vật môi giới truyền bệnh có thể là vật chủ hay không là vật chủ:
VD Ruồi là môi giới truyền bệnh amip, muỗi có thể là vật chủ trung gian hay môi giới truyền bệnh sốt rét.
1.3. Chu kỳ: 
- Chu kỳ là toàn bộ quá trình phát triển của ký sinh trùng. Có rất nhiều dạng chu kỳ:
1.3.1. Chu kỳ đơn giản: Là chu kỳ chỉ cần thực hiện trên một vật chủ và có thêm một giai đoạn phát triển ngoại cảnh.
Người	Ngoại cảnh	Người.
VD: Chu kỳ giun đũa, giun móc ...
1.3.2. Chu kỳ phức tạp: Là chu kỳ mà toàn bộ quá trình phát triển phải thực hiện trên 2 hay nhiều vật chủ.
	Người	VCTG	Người
	Người	VCTG	 VCTG 	Người
VD: Giun chỉ, sán dây lợn, Sán lá gan ......
1.4.	Đặc điểm chung của ký sinh trùng.
1.4.1.	Đặc điểm về hình thái.
- Kích thước và hình thể của ký sinh trùng khác nhau tuỳ theo giai đoạn phát triển và tuỳ theo từng loại ký sinh trùng.
- Về cấu tạo: KST phát triển những cơ quan cần thiết và thoái hoá những cơ quan không cần thiết do có đời sống ký sinh.
1.4.2.	Đặc điểm về sinh sản
- Ký sinh trùng có đời sống sinh sản rất nhanh và nhiều hình thức sinh sản phong phú: Đơn tính, hữu tính, nẩy chồi, đa phôi ...	 Hình 1: Hình thể kst sốt rét
1.4.3. Đặc điểm sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng.	
- Đời sống và sự phát triển của ký sinh trùng liên quan đến yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội và quần thể sinh vật khác.
- Tuổi thọ của ký sinh trùng cũng khác nhau từ vài tháng đến vài năm.
- Ký sinh trùng tồn tại và phát triển được phải hội tụ đủ 3 yếu tố cơ bản sau:
	+ Môi trường thích hợp
	+ Nhiệt độ thích hợp 
	+ Vật chủ phù hợp
1.5. Các nhóm ký sinh trùng.
1.5.1.	Ký sinh trùng thuộc giới động vật.
- Đơn bào: Amip, trùng roi, ký sinh trùng đường máu, KST đường ruột (Giardi lamblia), KST đường tiết niệu sinh dục (Trichomonas vaginalis), bào tử trùng (KSTSR) ..
- Đa bào: Giun sán, côn trùng ( bọ chét, ruồi muỗi, chấy rận, rệp ..)
1.5.2.	Ký sinh trùng thuộc giới nấm.
- Candida albicans
- Vi nấm ngoài da .....
1.6. Bệnh do ký sinh trùng
1.6.1.	Tác hại của ký sinh trùng.
- Chiếm thức ăn của vật chủ: Tác hại này phụ thuộc vào kích thước, loại, mật độ và tuổi thọ của ký sinh trùng.
- Tác hại tại chỗ: Gây tắc nghẽn, chèn ép, gây viêm nhiễm, kích thích dị ứng.
- Gây các biến chứng ngoại khoa như tắc ruột ......
- Gây độc cho tế bào vật chủ
- Làm thay đổi thành phần nội môi của cơ thể
1.6.2.	Đặc điểm bệnh do ký sinh trùng.
- Bệnh diễn biến thường diễn biến thầm lặng
- Có tính chất phổ biến theo vùng
- Bệnh thường kéo dài
- Bệnh có thời hạn nhất định
1.7. Dịch tễ học bệnh ký sinh trùng 
- Nghiên cứu dịch tễ liên quan là một trong những nội dung quan trọng nhất của ký sinh trùng học nhất là trong phòng chống bệnh ký sinh trùng. 
1.7.1. Nguồn chứa / mang mầm bệnh 
- Mầm bệnh có thể có trong vật chủ, sinh vật truyền bệnh, các ổ bệnh hoang dại, xúc vật, phân, chất thải, đất, nước, rau cỏ, thực phẩm... 
1.7.2. Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vật khác
Ký sinh trùng ra ngoại cảnh, môi trường hoặc vào vật chủ khác bằng nhiều cách. 
- Qua phân như nhiều loại giun sán (giun đũa, giun tóc, giun móc) 
- Qua chất thải như đờm (sán lá phổi). 
- Qua da như nấm gây bệnh hắc lào 
- Qua máu, từ máu qua sinh vật trung gian như ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ. 
- Qua dịch tiết từ vết lở loét như ấu trùng giun chỉ Onchocerca volvulus, qua súc vật như sán Echinococcus granulosus. 
1.7.3. Đường xâm nhập của ký sinh trùng vào vật chủ, sinh vật 
- Đường tiêu hóa: Hầu hết mầm bệnh giun sán, đơn bào đường tiêu hóa đều vào cơ thể qua miệng, một số qua đường hậu môn như ấu trùng giun kim
- Đường da rồi vào máu như KSTSR ấu trùng giun chỉ  , một số ký sinh ở da hoặc tổ chức dưới da: nấm da, ghẻ 
- Đường hô hấp như nấm hoặc trứng giun. 
- Đường nhau thai như bệnh Toxoplasma gondii bẩm sinh hoặc ký sinh trùng sốt rét. 
- Đường sinh dục như trùng roi Trichomonas vaginalis. 
1.7.4. Khối cảm thụ 
 Khối cảm thụ là một trong các mắt xính quan trọng trong dịch tễ học bệnh ký sinh trùng: 
- Tuổi: Hầu hết mọi lứa tuổi có thể nhiễm ký sinh trùng như nhau. 
- Giới: Không có sự khác nhau về hiễm ký sinh trùng do giới trừ một vài bệnh đặc biệt như Trichomonas vaginalis. 
- Nghề nghiệp: Do đặc điểm ký sinh trùng liên quan mật thiết với môi trường tập quán, yế tố xã hội kinh tế nên trong bệnh ký sinh trùng thì tính chất nghề nghiệp rất rõ rệt ở một số bệnh: sốt rét, giun móc hay gặp ở những người hay đi rừng, trồng hoa 
- Cơ địa: Tình trạng thể trạng của mỗi cơ thể cũng có ảnh hưởng tới sự nhiễm ký sinh trùng 
- Khả năng miễn dịch: Khả năng miễn dịch chống lại sự nhiễm KST là không rõ rệt.
1.7.5. Môi trường
- Các yếu tố môi trường như, đất nước, thỗ nhưỡng hệ sinh thái đều có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng, ngoài các yếu tố tự nhiên, môi trường do con người tạo ra cũng ảnh hưởng đến sự phân bố ký sinh trùng
1.7.6. Thời tiết khí hậu:
- Sinh vật có giai đoạn phát triển ngoại cảnh nên thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại sinh trưởng, phát triển của ký sinh trùng.
1.7.7. Yếu tố kinh tế xã hội
- Kinh tế, văn hóa, xã hội phong tục tập quán, giáo dục y tế .. đều có tính quyết định đến ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.
1.7.8. Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở Việt Nam
- Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Kinh tế xã hội còn thấp, trình độ dân trí không cao, phong tục tập quán lạc hậu nên ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng còn tương đối phổ biến. Việt nam có hầu hết các lọai ký sinh trùng được mô tả trên thế giới.
1.8.	Nguyên tắc và biện pháp phòng chống bệnh do ký sinh trùng
1.8.1.	Nguyên tắc.
- Phải có trọng tâm, có kế hoạch: Khi có nhiều bệnh do ký sinh trùng phải lựa chọn bệnh nào phổ biến gây tác hại nhiều nhất để phòng chống, phải có kế hoạch đầy đủ và chọn khâu yếu nhất trong chu kỳ phát triển của KST, kết hợp với các biện pháp hữu hiệu để đạt hiệu quả cao nhất.
- Phòng chống trên quy mô rộng lớn
- Phòng chống lâu dài
- Phải dựa vào cộng đồng.
1.8.2.	Biện pháp thực hiện.
- Diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn của chu kỳ phát triển:
+ Điều trị người mang ký sinh trùng.
+ Diệt ký sinh trùng ở vật chủ trung gian
+ Diệt ký sinh trùng ở ngoại cảnh
- Cắt đứt các khâu của chu kỳ phát triển.
+Cắt đứt KST từ người ra ngoại cảnh
+ Cắt đứt đường xâm nhập của ký sinh trùng vào người
+ Cắt đứt KST từ ngoại cảnh vào VCTG
+ Cắt đứt KST từ VCTG vào VCTG.
- Vệ sinh môi trường, cá nhân tập thể
- Giáo dục nâng cao trình độ dân trí, thay đổi hành vi sức khỏe.
- Phát triển kinh tế xã hội.
- Phát triển mạng lưới y tế cơ sở
2. Vi sinh y học
Đại cương.
2.1.1. Lược sử phát triển của vi sinh vật y học
- Antoni Lewuenhoek (1632 - 1723), người Hà Lan, đã phát minh ra kính hiển vi và là người đầu tiên quan sát thấy, mô tả vi sinh vật vào năm 1676.
- Louis Pasteur (1822 – 1895) đã khám phá ra vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và lập ra nền tảng cho môn vi sinh học. Ông đã sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dại.
- A.J Yersin (1863 - 1943) người Thụy Sĩ là học trò xuất sắc của L. Pasteur, ông là người phát hiện ra vi khuẩn dịch hạch, ông cũng là người hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐHYD Hà Nội.
2.1.2. Một số khái niệm
- Trước đây người ta định nghĩa vi sinh vật là những sinh vật nhỏ bé, chỉ có thể quan sát được bằng kính hiển vi. Định nghĩa này có một số hạn chế như một số sinh vật đơn bào đều là vi sinh vật. Ngày nay người ta định nghĩa vi sinh vật là những sinh vật bật thấp kích thước nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào hay cấu tạo tế bào không hoàn thiện. Như vậy vi khuẩn và virus là những vi sinh vật
- Vi sinh y học là môn khoa học nghiên cứu hình thái, cấu tạo, sinh lý và hoạt động của các vi sinh vật để phục vụ con người, bao gồm cả mặt có lợi cũng như có hại.
- Nhiễm trùng là hiện tượng vi sinh vật xâm nhập vào trong cơ thể gây nên 1 quá trình phản ứng phức tạp nhằm loại trừ vi sinh vật ra khỏi cơ thể. Vậy không có vi sinh vật thì không có nhiễm trùng.
- Vi sinh vật gây bệnh lây trực tiếp từ người này sang người khác làm phát sinh bệnh truyền nhiễm.
2.2.	Đại cương về vi khuẩn.
2.2.1.	Khái niệm:
- Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào rất nhỏ mà trong cấu tạo tế bào không có màng nhân, kích thước đo bằng micromet (trung bình 1 - 2 mm).
- Vi khuẩn có xung quanh ta và có cả trong cơ thể người. Đa số vi khuẩn gây bệnh cho người tuy nhiên cũng có một số loại vi khuẩn có ích. Vi khuẩn có đời sống ngắn ngủi nhưng sự sống và sức sinh sản rất mảnh liệt.
2.2.2.	Cấu tạo của vi khuẩn
7
4
- Nhân: chỉ gồm một sợi ADN xoắn kép, đây là nhiễm sắt thể duy nhất của vi khuẩn. Nhân không có màng nhân bao bọc.
3
2
1
- Nguyên sinh chất: Thành phần chính là ARN, ngoài ra còn có ribosom tổng hợp protein, nước, các enzym ...
6
5
 - Màng nguyên sinh chất: Là màng mỏng bao bọc bào tương và có chức năng sau:	 Hình 2: Hình thể của vi khuẩn
+ Thẩm thấu chọn lọc	1. Vách tb 2. Màng NSC 3. NSC
+ Hô hấp để cung cấp năng lượng.	4. Vỏ	 5. NST	 6. Lông 7. Pili
+ Điều khiển sự phân bào
+ Tiêu hoá một số thức ăn.
- Vách: Đây là thành phần bảo vệ và làm cho vi khuẩn có hình thể nhất định, vách còn là nơi quy định về kháng nguyên, là nơi tác dụng của một số loại kháng sinh và sự bắt màu thuốc nhuộm khác nhau của vách mà người ta chia ra 2 loại vi khuẩn (theo phương pháp nhuộm Gram)
+ Vách tế bào giữ màu tím gọi là vi khuẩn Gram dương
+ Vách tế bào bắt màu đỏ hay hồng gọi là vi khuẩn Gram âm.
- Vỏ : Chỉ có một số vi khuẩn có vỏ và vỏ cũng mang tính kháng nguyên và là một yếu tố độc của vi khuẩn.
- Lông: có thể có xung quanh hay ở một đầu vi khuẩn, lông mang tính kháng nguyên (kháng nguyên H) và giúp cho vi khuẩn di động.
- Pili: Giống như lông nhưng mảnh và ngắn hơn. Pili giúp cho vi khuẩn bám vào mô, ngoài ra còn có pili giới tính.
- Nha bào: Là hình thức tồn tại đặc biệt của vi khuẩn khi gặp những điều kiện bất lợi, và khi gặp điều kiện thuận lợi nha bào trở lại trạng thái vi khuẩn bình thường.
2.2.3.	Hình thể và kích thước của vi khuẩn.
a. Cầu khuẩn	b. Trực khuẩn
	c. Xoắn khuẩn
	Hình 3. Hình thể chính của vi khuẩn
- Cầu khuẩn: Là những vi khuẩn có dạng hình cầu, hình bầu dục, hình ngọn nến .... đường kính từ 0.5 - 1mm. Cầu khuẩn sắp xếp theo nhiều cách khác nhau:
+ Xếp thành đôi hay còn gọi là song cầu: Phế cầu, lậu cầu, não mô cầu
+ Xếp thành chuỗi: Liên cầu
+ Xếp thành đám: Tụ cầu.
- Trực khuẩn: Là những vi khuẩn có dạng hình que đường kính từ 0.5 - 1mm và dài từ 0.8 - 20mm: trực khuẩn than, bạch hầu, uốn ván, lao ...
- Xoắn khuẩn: Là những vi khuẩn hình lò xo hay gợn sóng đứng riêng lẻ, đường kính 0.2 - 0.5mm và dài từ 5- 500mm: Giang mai, leptospira, borrelia
- Một số vi khuẩn có hình thể trung gian: Phẩy khuẩn tả (giữa trực khuẩn và xoắn khuẩn), vi khuẩn dịch hạch ( giữa trực khuẩn và cầu khuẩn), 
2.2.4.	Sinh lý vi khuẩn.
- Dinh dưỡng: Tất cả vi khuẩn gây bệnh đều là vi khuẩn dị dưỡng và phải sống kí sinh trong tế bào sống. Sự dinh dưỡng của vi khuẩn nhờ khả năng vận chuyển qua màng.
- Chuyển hoá: Vi khuẩn chuyển hoá các chất nhờ các enzuym,và quá trình đó tạo ra một số các chất gây độc cho tế bào vật chủ.
- Hô hấp: Vi khuẩn sử dụng oxy dưới 2 hình thức:
+ Hiếu khí là vi khuẩn cần có oxy tự do
+ Yếm khí (kị khí) sử dụng oxy bằng phương pháp lên men (không sống được bằng oxy tự do).
- Sinh sản:Vi khuẩn sinh sản theo kiểu trực phân hay còn gọi là nhân đôi
2.2.5	Ảnh hưởng các yếu tố ngoại cảnh
- Yếu tố vật lí
+ Nhiệt độ: Đa số vi khuẩn phát triển trong khoản nhiệt độ từ 18-40oC, thích hợp nhất là 37o C, ở nhiệt độ thấp vi khuẩn không chết nhưng bị ức chế,từ 40o C trở lên vi khuẩn bị tiêu diệt dần tuỳ từng loại .
+ Độ pH: Đa số vi khuẩn thích hợp với độ pH trung tính 
+ Bức xạ: Có khả năng diệt vi khuẩn như ánh sáng mặt trời tia X,các tia a, b, g, sóng siêu âm.
- Yếu tố hoá học: Các chất hoá học có tác dụng giết chết hoặc ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn: Axit, bazơ, muối của các kim loại, các hợp chất của hologen, phenol, cồn, anđehyd, các loại thuốc nhuộm
- Yếu tố sinh vật: Trong quá trình tồn tại vi khuẩn có thể bị cạnh tranh, tiêu diệt hoăc song song tồn tại với các vi sinh vật khác.
2.3.	Đại cương về virus.
2.3.1.	Định nghĩa : 
- Virus là một hình thái của sự sống đơn giản nhất, là sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ trung bình khoảng từ 10-300nm. Nó chỉ biểu thị những tính chất cơ bản nhất của sự sống ở bên trong tế bào cảm thụ
2.3.2.	Đặt tính chung của virus.
- Virus có nhiều hình thể khác nhau và khác nhau giữa các loài nhưng luôn ổn định đối với mỗ ...  P. Vivax. P. Ovale ngoài sự phát triển ngay của phần lớn thoa trùng còn có sự phát triển muộn hơn của một ít thoa trùng khác rồi giải phóng từng đợt mảnh trùng vào máu gây nên những cơn sốt rét tái phát xa.
2.1.2. Giai đoạn trong hồng cầu.
- Các mảnh trùng từ gan xâm nhập vào hồng cầu phát triển thành thể tư dưỡng, thể tư dưỡng tiếp tục phát triển thành thể phân liệt, rồi phá vỡ hồng cầu giải phóng mảnh trùng (KST non) biểu hiện trên lâm sàng là cơn sốt.
- Hầu hết mảnh trùng xâm nhập trở lại hồng cầu tiếp tục chu kỳ sinh sản vô tính như trên. Ngoài ra còn một số ít mảnh trùng và hồng cầu phát triển thành thể giao bào. Nếu sau khoảng 2 - 3 tháng mà không được muỗi hút máu thì những giao bào này sẽ bị tiêu huỷ.
- Thời gian hoàn thành chu kỳ hồng cầu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng loại KSTSR: 
P. Falciparum : 24 giờ, P.Vivax là 48 giờ, P. Malariae, P. Ovale là 72 giờ.
2.2. Giai đoạn phát triển hữu tính trên cơ thể muỗi.
- Khi giao bào đực và cái vào trong cơ thể muỗi phát triển thành giao tử đực và giao tử cái tại dạ dày muỗi. Hai giao tủ đó kết hợp với nhau phát triển thành trứng. 
- Trứng di động chui qua thành dạ dày phát triển thành nang trứng
- Nang trứng vỡ giải phóng nhiều thoa trùng
- Thoa trùng tới tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi.
Giai đoạn này mất khoảng 10 - 14 ngày tuỳ từng loại KSTSR và điều kiện môi trường
3. Hình thể của các loại Plasmodium
Với phương pháp xét nghiệm máu ngoại vi theo kỹ thuật nhuộm giemsa nhằm xác định hình thể KSTSR trong hồng cầu trên tiêu bản giọt mỏng và giọt dày
3.1.Hình thể của P. Falciparum
- Thể tư dưỡng: Kích thước nhỏ khoảng ½ - ¾ hồng cầu hình nhẫn, nguyên sinh chất mảnh nhân tròn, xuất hiện hạt sắc tố, có khi thấy hai thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu, ít gặp trong máu ngoại vi
- Thể phân liệt: Nhiều mảnh nhỏ sắp xếp lộn xộn khoảng 12 – 32 mảnh
- Thể giao bào: Hình liềm hay hình quả chuối nhân nằm giữa
3.2. Hình thể của P. Vivax.
- Thể tư dưỡng: Kích thước lớn hơn P.Falcipqrum chiếm khoảng 2/3 – ¾ hồng cầu hình nhẫn, nguyên sinh chất dày hơn nhân to tròn nằm rìa xuất hiện hạt sắc tố 
- Thể phân liệt: Nhiều mảnh to sắp xếp lộn xộn khoảng 12 – 24 mảnh, hồng cầu trương to méo mó 
- Thể giao bào: Hình tròn hay bầu dục nhân to nằm giữa hoặc rìa
Hình thể của P. Ovale và P.Malariae tương tự của Vivax
4. Dịch tể học : 
Muỗi truyền bệnh là Anopheles cái. Ở nước ta chủ yếu gặp các loại sau:
- Anopheles minimus gặp nhiều ở vùng núi rừng, khe suối
- Anopheles dirus phát triển mạnh ở vùng rừng rậm
- Anopheles sudairus có nhiều ở vùng đồng bằng ven biển
- Anopheles subitus cũng phát triển nhiều ở vùng đồng bằng ven biển.
 Trong khi đó KSTSR gây bệnh ở nước ta chỉ có 3 loài : P. Falciparum chiếm 80 - 85 %, P. vivax 15 - 20%, P. malariae 1% và chưa thấy P. ovale.
- Nguồn bệnh là người lành mang trùng
5. Những biện pháp phòng bệnh sốt rét.
- Giải quyết nguồn lây: phát hiện và điều trị kịp thời người mắc bệnh sốt rét
- Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: cải tạo môi trường sống, phun hoá chất, ngủ màn có tẩm Permethrin 0,2%
- Quản lý và bảo vệ người bệnh
- Tuyên truyền giáo dục cho người dân biết cách tự phòng bệnh.
Tự lượng giá
*Trả lời ngắn gọn các câu sau:
1.Vật chủ của ký sinh trùng sốt rét.
a.	b. 
2.Các loại ký sinh trùng sốt rét.
a. 	b. 
c. ..	d. 
3.Các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
a. ..	b. ..
c. 
4. Kể tên 4 loại muỗi truyền bệnh sốt rét hay gặp ở nước ta.
a. .	b. .
c. 	d. ..
* Chọn câu đúng nhất
5. Liên quan đến chu kỳ của ký sinh tùng sốt rét câu nào sau đây là sai.
Thể phân liệt ở gan có thể vào máu
Thoa trùng có ở tuyến nước bọ của muỗi Anopheles
P. Falcipareum không gây cơn sốt rét tái phát xa
P. Vivax có thể ẩn/ thể ngủ trong gan.
6.Về đặc điểm của P. Falciparum
Là loại ký sinh trùng dễ kháng thuốc nhất
Chiếm tỉ lệ cao nhất việt Nam.
Gây các cơn sốt rét tái phát xa.
Gây các thể nặng và ác tính.
7. Loại muỗi hay truyền bệnh sốt rét ở Kon Tum là:
	a. Anopheles minimus 	b. Anopheles dirus
c. Anopheles sudairus 	d. Anopheles subitus.
* Chọn câu đúng sai
STT
NỘI DUNG
Đúng
Sai
8
Tại nước ta sốt rét do Plasmodium Vivax chiếm khoảng 20- 30%
9
Thể tư dưỡng của P.vivax chiếm ¾ hồng cầu, nhân to tròn nằm rìa
10
KSTSR là bào tử trùng đường máu
AMIP - TRÙNG ROI - TRÙNG LÔNG
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày đặc điểm hình thể, chu kỳ của Amip, trùng roi, trùng lông.
2. Tình bày dịch tễ, tác hại và cách phòng ngừa Amip, trùng roi, trùng lông.
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Đại cương
- Đơn bào là những động vật rất nhỏ, mà trong cấu tạo cơ thể chỉ có một tế bào. - Đơn bào có 2 loại hình thể: 
	+ Thể hoạt động: Hoạt động mạnh và hình dạng biến đổi theo cách chuyển động.
+ Thể bào nang: Hình tròn hoặc bầu dục, kích thước tuỳ theo từng loại
- Đơn bào không có bộ phận ăn riêng. Dinh dưỡng chủ yếu là thẩm thấu, thực bào.
- Sinh sản bằng hai hình thức vô tính hoặc hữu tính.
- Đơn bào có nhiều lớp: Lớp chân giả, lớp trùng roi, lớp trùng lông, lớp bào tử trùng (ký sinh trùng sốt rét).
2. Amip. ( Entamoeba hystolitica ).
2.1. Hình thể
- Amip là nguyên sinh động vật đơn bào. Cơ thể là 1 tế bào duy nhất, không có vỏ, hoạt động nhờ chân giả
- Amip có nhiều loại nhưng chỉ có một loại gây bệnh
- Amip có 3 dạng hình thể:
	+ Thể hoạt động lớn (Thể ăn hồng cầu): Kích thước 20 - 40 micromet, hoạt động chân giả mạnh khi cử động hình thể không đều đặn cấu tạo gồm nhân và nguyên sinh chất và trong cơ thể bao giờ cũng có hồng cầu ( khoảng 1 - 40 hồng cầu). Thể này thường gặp trong phân có nhầy máu ở bệnh nhân lỵ amip cấp tính hoặc khu trú trong các ổ abces hoặc các phủ tạng do amip di chuyển tới gây nên
	+ Thể hoạt động nhỏ ( thể chưa ăn hồng cầu) hay còn gọi thể hoạt động minuta: Kích thước 10 - 20 micromet, hoạt động chân giả yếu và trong cơ thể không có hồng cầu. Sống hoại sinh trong lòng ruột và có thể gặp trong phân người không có lỵ
	+ Thể bào nang: Khi không có điều kiện sống thuận lợi amip sẽ phát triển thành bào nang. Kích thước 10 - 20 micromet, hình tròn hoặc bầu dục màu trong và trong một bào nang có từ 1 - 4 nhân
2.2. Chu kỳ:
- Người nhiễm amip là do ăn phải bào nang amip vào ruột, dịch tiêu hoá làm tan vỏ bào nang, khi đó 4 nhân phát triển và phân chia thành 8 amip ở thể hoạt động minuta. Lúc này các thể hoạt động của amip có 2 hình thức phát triển sau: 
2.2.1. Chu kỳ gây bệnh: 
- Khi có điều kiện thuận lợi thể minuta phát triển thành thể hoạt động ăn hồng cầu và gây bệnh, amip từ những vị trí viêm loét của ruột chui vào thành ruột phá huỷ tổ chức ăn hồng cầu và gây bệnh lỵ amip. 
2.2.2. Chu kỳ hoại sinh: 
- Gặp điều kiện không thuận lợi thể minuta phát triển thành bào nang và theo phân ra ngoài còn gọi là chu kỳ không gây bệnh.
- Amip sống chủ yếu ở đại tràng, hay gặp là góc hồi manh tràng, đại tràng sigma, trực tràng ngoài ra còn gặp ở gan, não, phổi,...
- Amip sinh sản bằng hình thức vô tính
2.3. Tác hại.
- Gây nên hội chứng lỵ 
- Biến chứng viêm đại tràng mạn tính, và có thể gây trĩ.
- Gây nên bệnh abces gan , abces phổi, viêm loét da ...
2.4. Dịch tễ học
- Thể bào nang chết trong 5 phút ở 50 độ C và ở 5 độ C sống được 2 tháng.
- Người lành mang trùng là nguồn truyền bệnh chính
- Vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, tập quán sống thiếu vệ sinh, côn trùng trung gian truyền bệnh phát triển, thời tiết khí hậu nóng ẩm, là điều kiện để amip lây lan.
- Hiện nay tỉ lệ nhiễm amip là 2 - 4% .
2.5. Phòng và điều trị.
- Vệ sinh môi trường: quản lý và xử lý phân
- Vệ sinh ăn uống: ăn chín uống sôi, cung cấp nước sạch
- Diệt ruồi nhặng, gián.
- Phát hiện và điều trị người lành mang trùng.
3. Trùng roi.
- Là nguyên sinh động vật có 1 hoặc nhiều roi trung bình có từ 2 - 4 roi
- Trùng roi có nhiều loại: Trùng roi đường tiêu hoá (Trichomonas intestinalis, Giardia intestinalis), đường máu ( Trypanosoma), đường sinh dục 
( Trichomonas vaginalis).
- Sinh sản bằng 2 hình thức:
	+ Vô giới: Nhân phân đôi, cơ thể phân chia theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới.( Riêng roi không phân chia )
	+ Hữu giới: Tất cả các tế bào đều có khả năng bién thành yếu tố sinh dục, các yếu tố đó đứng thành đôi phối hợp.
3.1. Trichomonas vaginalis.
- Trichomonas vaginalis chỉ có một vật chủ là người, vị trí ký sinh chủ yếu ở âm đạo, trong nước tiết âm đạo, các nếp nhăn của da ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra còn thấy ở bàng quang, niệu đạo, buồng trứng .
- Nhiệt độ tối ưu là 370C và pH từ 5,5 – 6.
- Di chuyển bằng roi và bám dính vào niêm mạc để khỏi bị đào thải, chu kỳ phát triển của T. Vaginalis ở âm đạo thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh.
- Lây truyền qua 2 con đường, trực tiếp và gián tiếp.
- Gây nên hiện tượng viêm nhiễm đường sinh dục chủ yếu ở nữ giới, ở nam giới không phổ biến và triệu chứng thường không có hoặc biểu hiện rất ít, ngoài ra còn gây viêm nhiễm đường tiết niệu, thậm chí có thể vô sinh. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
- Phòng và điều trị: Vệ sinh phụ nữ, thanh toán tệ nạn mại dâm, phát hiện và điều trị người bệnh. Điều trị cả người bạn tình, không giao hợp khi đang điều trị, Dùng thuốc đường uống hay kết hợp với đặt âm đạo.
4. Trùng lông
- Là nguyên sinh động vật cử động bằng lông chuyển mọc xung quanh thân, hay còn gọi là mao tràng. Chỉ có Balantidium coli ký sinh ở người và gây bệnh.
4.1. Balantidium coli
- Thể hoạt động có hình bầu dục kích thước30 - 200 x 20 -70micromet. Cấu tạo có hai nhân: Nhân lớn hình hạt đậu nằm một bên, nhân nhỏ tròn hơn nằm một bên của nhân lớn
- Sinh sản bằng hình thức hữu giới hoặc vô giới	Balantidium coli
- Ký sinh ở đại tràng ở người và súc vật.	
- Lây truyền qua đường tiêu hoá
- Gây nên hội chứng lỵ, viêm ruột. Bệnh kéo dài trong nhiều năm, có thể gây nhiễm độc và viêm cơ tim cấp
- Lợn nhiễm trùng lông là chủ yếu. Người hoặc lợn ăn uống phải bào nang vào ruột và phát triển thành thể hoạt động.
- Phòng bệnh: Không nuôi lợn thả rông, vệ sinh nước uống, quản lý phân nước rác.
SÁN LÁ –SÁN DÂY
MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Nêu được những đặc điểm chung của sán lá, sán dây.
2. Kể tên được một số sán lá, sán dây gây bệnh thường gặp.
NỘI DUNG HỌC TẬP
1. Sán lá.
- Sán lá thân dẹt, hình lá đa số lưỡng tính. Chu kỳ phức tạp phải qua môi trường nước và qua một hoặc hai vật chủ trung gian. Do vậy bệnh ít phổ biến hơn bệnh giun.
- Sán lá gây bệnh hay gặp ở người Việt Nam là sán lá gán nhỏ (Clonorchis sinensis), sán lá ruột ( Fascioloopcis) và sán lá phổi (Pangonimus westermani).
1.1. Sán lá gan nhỏ
1.1.1. Hình thể
- Con trưởng thành thân dẹt, hình lá màu đỏ nhạt dài 10 - 20mm, ngang 2 -4mm.
- Trứng có hình bầu dục giống hạt vừng, màu vàng, vỏ nhẵn, mảnh, một cực tròn có gai, một cực có nắp đậy. Bên trong có hình ảnh ấu trùng lông. Kích thước khoảng 25x17mm.
1.1.2. Chu kỳ phát triển
- Sán lá gan nhỏ ký sinh ở ống mật trong gan. Trứng sán theo ống mật xuống ruột, theo phân ra ngoài ngoại cảnh. Nếu rơi xuống nước sẽ phát triển thành ấu trùng lông, ấu trùng lông vào ốc phát triển thành ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi vào cá (cá rô, cá giếc, cá mè, cá chép), phát triển thành nang trứng. Nếu người ăn phải cá có nang trứng chưa nấu chín vào đường tiêu hoá, nang trứng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở đường mật trong gan.
- Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 28 ngày kể từ khi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể đến khi phát triển thành con trưởng thành.
1.1.3. Tác hại.
- Gây tổn thương gan mật
- Rối loạn tiêu hoá
- Nhiễm độc, thiếu máu
1.1.4. Phòng bệnh.
- Quản lý và xử lí phân hợp vệ sinh
- Vệ sinh ăn uống
- Bảo vệ vật nuôi
- Điều trị khó khăn, các thuốc có thể dùng: Hexacloroparaxylon, Praziquantel...
2. Sán dây
Sán dây là những loại sán thân dài, thân dẹt cơ thể chia thành nhiều đốt. Mỗi đốt có đầy đủ bộ phận sinh dục đực và cái. Một số loại sán dây gây bệnh thường gặp như sán dây bò ( gặp trong 80%), sán dây lợn...
2.1.Đặc điểm về hình thể
- Cơ thể sán dây chia làm 3 phần: Đầu, cổ và đốt sán.
2.1.1. Đầu sán: 
- Có 2 loại đầu sán, đầu tròn và đầu dài
2.1.2. Cổ sán:
- Không có bộ phận rõ rệt, là nơi sản sinh đốt sán mới
2.1.3. Đốt sán: Có sự khác nhau của đốt sán các loại
- Các đốt sán đầu (đốt sán non), các bộ phận chưa phát triển hoàn chỉnh, những đốt sán này chiều dài ngắn hơn chiều ngang.
- Các đốt sán sau (đốt sán trưởng thành), các bộ phận đã rõ rệt chiều dài bằng chiều rộng hoặc dài hơn chiều rộng
2.1.4. Ấu trùng: ấu trùng trong tổ chức cơ giống hạt gạo rang, hạt đu đủ non, mọng nước, bên trong có đầu ấu trùng, bên ngoài là màng kén
2.2. Chu kỳ
Sán dây trưởng thành thường ký sinh ở đường tiêu hoá, ấu trùng ký sinh ở tổ chức, các cơ quan nội tạng của người hoặc vật chủ trung gian.
- Sinh sản bằng hình thức giao hợp chéo giữa các đốt sán.
- Trứng theo đốt sán già hoặc theo phân sán ra ngoại cảnh, gặp điều kiện thuận lợi phát triển thành ấu trùng. Người hoặc gia súc ăn phải trứng có ấu trùng, vào cơ thể ấu trùng thoát vỏ tới ký sinh ở các tổ chức như não, cơ (gọi là kén, ấu trùng nang sán). Nếu vật chủ khác (người hoặc gia súc) ăn 
Chu kỳ của sán dây lợn
phải thịt có ấu trùng chưa nấu chín vào cơ thể, kén phát triển thành sán dây trưởng thành đến ký sinh ở đường tiêu hoá.
2.3. Tác hại:
- Sán dây trưởng thành gây rối loạn tiêu hoá, tắt ruột, suy nhược cơ thể, thiếu máu nhẹ
- Ấu trùng ký sinh ở cơ gây viêm cơ, đau mỏi cơ.
2.4. Phòng và điều trị
- Quản lý và xử lí phân hợp vệ sinh
- Không nuôi lợn thả rông
- Kiểm tra các lò mổ chặt chẽ
- Ăn thịt lợn bò nấu chín
- Điều trị người bệnh.
	Ấu trùng sán dây
Tự lượng giá:
* Chọn câu đúng sai
1. Sán dây thường ký sinh trên nhiều vật chủ trung gian.	Đ/S
2. Sán lá thân dẹt, màu đỏ nhạt dài 10 - 20mm, ngang 5 - 10mm	Đ/S
3. Ấu trùng sán dây ký sinh ở đường tiêu hóa.	Đ/S
* Điền vào chỗ trống
4. Sán dây sinh sản bằng hình thức giao hợp .. ...sán
5. Ấu trùng đuôi sán lá gan nhỏ vào ....... phát triển thành nang trứng.
6. Thời gian hoàn thành chu kỳ của sán lá gan nhỏ trong cơ thể người là .ngày
* Chọn câu đúng nhất
7. Chu kỳ của sán lá gan nhỏ rất phức tạp và phải qua:
a. Môi trường nước	b. Môi trường đất
b. Không cần vật chủ trung gian	d. Vật chủ trung gian là bò
8. Cách phòng bệnh sán lá gan.
a. Không nuôi lợn thả rông	b. Ăn thịt tái 
c. Kiểm tra các lò mổ chặt chẽ	d. Quản lý và xử lý phân hợp về sinh
9. Cách phòng bệnh sán dây nào sau đây là sai.
a. Không nuôi lợn thả rông	b. Ăn thịt tái 
c. Kiểm tra các lò mổ chặt chẽ	d. Quản lý và xử lý phân hợp về sinh
10. Sán lá gan gây tác hại nào sau đây
a. Tắt ruột	b. Suy nhược cơ thể
c. Viêm cơ	d. Tổn thương gan mật
III. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vi sinh y học, Bộ môn vi sinh trường ĐHY Hà Nội, 2003
2. Giáo trình vi sinh ký sinh trùng, NXB Hà Nội 2005.
3. Các nguyên lý y học nội khoa tập 2 NXB Y học.
4. Ký sinh trùng y học, Bộ môn ký sinh trùng Trường ĐHY Hà Nội, 2001.
5. Ký sinh vật y học, vụ KH&ĐT Bộ y tế, 1996.
6. Ký sinh trùng y học, Trường ĐHY dược Tp Hồ Chí Minh, 1999 
7.Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng của nhà trường 
MỤC LỤC
Tên bài	 	Trang
Đại cương về vi sinh – ký sinh trùng	2
Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp	12
Một số virus gây bệnh thường gặp	18
Đại cương về miễn dịch y học 	25
Các loại giun lây truyền qua đất	29
Phương pháp lấy và bảo quản bệnh phẩm làm xét nhiệm vi sinh KST	35
Ký sinh trùng sốt rét	38
Amip – Trùng roi – Trùng lông	42
Sán lá – Sán dây	45

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_vi_sinh_ky_sinh_trung.doc