Hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tý thang

Tóm tắt Đặt vấn đề: Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần mềm khá phổ biến, chiếm tỷ lệ 2% dân số. Trong đó thường gặp nhất là thể đơn thuần, chiếm 90% các trường hợp VQKV, biểu hiện chính của bệnh là đau và hạn chế vận động khớp vai, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Mục tiêu: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. 2. Đánh giá hiệu quả điều trị VQKV thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc “Quyên tý thang”. Phương pháp nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán VQKV thể đơn thuần, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế và Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế bằng điện châm và bài thuốc “Quyên tý thang”. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá kết quả trước và sau điều trị. Kết quả: chỉ số VAS trung bình trước điều trị là 5,67 ± 1,63, sau điều trị là 0,53 ± 1,14, tỷ lệ sau điều trị không đau là 73,3%, đau ít là 20,0%, đau vừa là 6,7% và không có đau nhiều. EFA trung bình trước điều trị là 8,43 ± 2,02, sau điều trị là 15,40 ± 2,01; tỷ lệ từ loại khá trở lên sau điều trị chiếm 93,3%, trong đó loại rất tốt là 36,6%, tốt là 30,0%, khá là 26,7% và không có trường hợp nào loại kém. Kết luận: Điều trị VQKV thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc “Quyên tý thang” có hiệu quả trên lâm sàng

pdf 6 trang yennguyen 4840
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tý thang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tý thang

Hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc quyên tý thang
49
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hưng, email: vanhungnguyen12121990@gmail.com 
Ngày nhận bài: 25/8/2018, Ngày đồng ý đăng: 15/2/2019; Ngày xuất bản: 25/4/2019
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐƠN THUẦN
BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI THUỐC QUYÊN TÝ THANG
Nguyễn Thị Tân1, Nguyễn Thị Lệ Viên2, Nguyễn Văn Hưng1
(1) Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Sinh viên lớp YHCT6, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm quanh khớp vai (VQKV) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý phần mềm khá phổ biến, 
chiếm tỷ lệ 2% dân số. Trong đó thường gặp nhất là thể đơn thuần, chiếm 90% các trường hợp VQKV, biểu 
hiện chính của bệnh là đau và hạn chế vận động khớp vai, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của 
người bệnh. Mục tiêu: 1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần. 
2. Đánh giá hiệu quả điều trị VQKV thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc “Quyên tý thang”. Phương 
pháp nghiên cứu: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán VQKV thể đơn thuần, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ 
truyền tỉnh Thừa Thiên Huế và Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế bằng điện châm và bài thuốc 
“Quyên tý thang”. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá kết quả trước 
và sau điều trị. Kết quả: chỉ số VAS trung bình trước điều trị là 5,67 ± 1,63, sau điều trị là 0,53 ± 1,14, tỷ lệ sau 
điều trị không đau là 73,3%, đau ít là 20,0%, đau vừa là 6,7% và không có đau nhiều. EFA trung bình trước 
điều trị là 8,43 ± 2,02, sau điều trị là 15,40 ± 2,01; tỷ lệ từ loại khá trở lên sau điều trị chiếm 93,3%, trong đó 
loại rất tốt là 36,6%, tốt là 30,0%, khá là 26,7% và không có trường hợp nào loại kém. Kết luận: Điều trị VQKV 
thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc “Quyên tý thang” có hiệu quả trên lâm sàng. 
Từ khóa: Viêm quanh khớp vai, thể đơn thuần, thang điểm VAS, thang điểm EFA
Abstract
THE EFFECT OF ELECTRONIC ACUPUNCTURE
COMBINED WITH “QUYEN TY THANG” REMEDY 
 IN THE TREATMENT OF PERIARTHRITIS 
HUMEROSCAPULARIS’S TENDINITIS
Nguyen Thi Tan1, Nguyen Thi Le Vien2, Nguyen Van Hung1
(1) Faculty of Traditional Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) 6th Traditional Medicine Student, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background: Periarthritis humeroscapularis is a common disease of soft tissue disoder, around 2% 
of population. Tendinitis is the most popular, 90% of periarthritis humeroscapularis casese, the main 
symptoms are pain and limited movement of shoulder joint that affects daily life of the patients. Objectives: 
1. Investigating some clinical characteristics of patients periarthritis humeroscapularis. 2. To evaluate the 
treatment effects of electronic acupuncture combined with “Quyen ty thang” remedy in the treatment 
of periarthritis humeroscapularis’s tendinitis. Methods: 30 patients were diagnosed as periarthritis 
humeroscapularis’s tendinitisand treated by electronic acupuncture and “Quyen ty thang” remedy at Thua 
Thien Hue Traditional Medicine Hospital and Traditional Medicine Department of Hue Central Hospital. The 
study was designed by the method of prospective study, evaluate the results before and after treatment. 
Results: The mean of VAS before treatment is 5.67 ± 1.63, after treatment is 0.53 ± 1.14, the rate of no pain 
is 73.3%, mild pain is 20.0%, moderate pain is 6.7% and no severe pain. The mean of EFA before treatment 
is 8.43 ± 2.01, after treatment is 15.40 ± 2.01, the rate of patients with good type upward is 93.3%, including 
excellent is 36.6%, very good is 30.0%, good is 26.7% and no cases with poor results. Conclusions: The 
treatment of periarthritis humeroscapularis’s tendinitis combined with electronic acupuncture and “Quyen 
ty thang” remedy is a highly effective method.
Key words: Periarthritis humeroscapularis, tendinitis, VAS Pain Scale, EFA.
DOI: 10.34071/jmp.2019.2.9
50
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm quanh khớp vai (VQKV) là thuật ngữ dùng 
chung cho bệnh lý viêm các cấu trúc phần mềm 
quanh khớp vai: dây chằng, gân, cơ, bao khớp, 
bao thanh dịch, không bao gồm các bệnh lý có tổn 
thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch [8]. 
Bệnh tương đối phổ biến, chiếm tỷ lệ 2% dân số. Ở 
Việt Nam trong 10 năm số bệnh nhân VQKV chiếm 
12,23% tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa 
Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Bạch Mai [3]. Tại Mỹ 
có 80% dân số trong đời ít nhất một lần bị VQKV 
[13]. Trong đó VQKV thể đơn thuần thường gặp 
nhất, chiếm 90% các trường hợp VQKV. Biểu hiện 
chính của bệnh là đau và hạn chế vận động khớp vai, 
gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của 
người bệnh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm 
giúp hạn chế tỷ lệ để lại di chứng là vấn đề quan 
trọng và cần thiết.
Y học hiện đại (YHHĐ) điều trị VQKV thể đơn 
thuần có nhiều phương pháp như sử dụng các thuốc 
chống viêm Non - Steroids, thuốc giảm đau, các 
thuốc giãn cơ, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu 
Mặc dù các phương pháp này phát huy tác dụng 
giảm đau nhanh nhưng nó cũng phần nào gây một 
số tác dụng không mong muốn cho bệnh nhân khi 
sử dụng kéo dài.
Theo y học cổ truyền (YHCT), VQKV thể đơn 
thuần thuộc phạm vi chứng Tý, bệnh danh là Kiên 
tý, thể bệnh tương ứng là Kiên thống [6]. Để điều trị 
bệnh này, Y học cổ truyền đã có nhiều phương pháp 
khác nhau như: châm cứu, giác hơi, xoa bóp bấm 
huyệt, dùng thuốc sắc uống trong... 
Trên thực tế điều trị lâm sàng, chúng tôi nhận 
thấy điện châm kết hợp bài thuốc “Quyên tý thang” 
có hiệu quả tốt trong điều trị VQKV, nhất là đối với 
thể đơn thuần. Ở nước ta tuy nghiên cứu này đã 
được thực hiện nhưng để tiến hành đánh giá lại kết 
quả tại địa phương nên chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên 
Huế và Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương 
Huế với mục tiêu:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng của bệnh 
nhân viêm quanh khớp vai thể đơn thuần.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp 
vai thể đơn thuần bằng điện châm kết hợp bài thuốc 
Quyên tý thang.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán VQKV vai 
thể đơn thuần, điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền 
tỉnh Thừa Thiên Huế và Khoa Y học cổ truyền Bệnh 
viện Trung ương Huế bằng điện châm và bài thuốc 
Quyên tý thang từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu 
và tuân thủ điều trị có tiêu chuẩn như sau:
 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ
 Bệnh nhân được chẩn đoán xác định VQKV vai 
thể đơn thuần theo Trần Ngọc Ân [2], cụ thể như 
sau:
- Về lâm sàng:
+ Đau nhức vùng vai, ở vị trí mỏm cùng, mặt 
trước và mặt ngoài vai. 
+ Hạn chế vận động chủ động khớp vai, không 
hạn chế vận động thụ động.
+ Khám khớp vai: ấn đau ở mỏm cùng xương bả 
vai, mặt trước chỏm xương cánh tay, gân cơ nhị đầu 
trong rãnh nhị đầu.
- Về cận lâm sàng:
+ Siêu âm khớp vai: thấy tổn thương của gân và 
bao gân.
+ X quang khớp vai: bình thường.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT
Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh danh “Kiên tý”, 
thể bệnh “Kiên thống” nguyên nhân chủ yếu là do 
hàn tà xâm phạm làm bế tắc kinh lạc gây đau hoặc 
do nguyên nhân phong hàn thấp hoặc do sang chấn 
gây đau và hạn chế vận động, góc nách dần hẹp lại, 
khó hoặc không mặc áo được, rêu lưỡi trắng mỏng, 
mạch phù [6].
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 
- Viêm quanh khớp vai thể tắc nghẽn và hội 
chứng vai tay.
- Chấn thương gây tổn thương khớp vai, tổn 
thương rễ thần kinh cổ - cánh tay C5.
- Viêm khớp vai nhiễm khuẩn, lao khớp vai, các 
bệnh thấp khớp, hoại tử vô khuẩn đầu xương cánh 
tay.
- Thoái hóa khớp vai.
- Các bệnh màng phổi, nhồi máu cơ tim, bệnh 
động mạch vành, bệnh nhân đặt máy tạo nhịp.
- Rối loạn tiêu hóa hoặc có các bệnh lý mạn tính 
như: suy gan, suy thận, viêm gan, tăng huyết áp giai 
đoạn 3 chưa ổn định, các bệnh lý ác tính
- Bệnh nhân đang dùng phương pháp điều trị 
khác như thuốc giảm đau, corticoid, vật lý trị liệu.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với một trong các 
thành phần của thuốc, rối loạn ý thức, phụ nữ có 
thai.
- Bệnh nhân bỏ điều trị hoặc không tuân thủ 
theo đúng quy trình điều trị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, 
đánh giá trước và sau điều trị.
51
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
2.2.2. cỡ mẫu nghiên cứu 
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện, gồm tất cả 
bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu điều trị tại Bệnh 
viện Y học cổ truyền tỉnh Thừa Thiên Huế và Khoa Y 
học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế trong thời 
gian từ tháng 5/2017 đến tháng 3/2018 với cỡ mẫu 
của chúng tôi là 30 bệnh nhân.
2.2.3. các bước tiến hành nghiên cứu
- Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng theo bộ câu hỏi, 
đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS, đánh giá 
mức độ hoạt động khớp theo thang điểm EFA.
- Làm các xét nghiệm: công thức máu, chụp X-
quang.
- Tiến hành điều trị bằng YHCT: điện châm và bài 
thuốc “Quyên tý thang”.
- Đánh giá kết quả trước và sau điều trị tại các 
thời điểm (D
0, 
D
7
, D
15
)
* Phác đồ điều trị
- Điện châm: 
+ Huyệt tại chỗ: Kiên tĩnh, Kiên ngung, Kiên liêu, 
Kiên trinh. Đau mặt trước nhiều thêm Vân môn, đau 
xuống cánh tay thêm Tý nhu, đau ra mặt sau thêm 
Thiên tông.
+ Huyệt toàn thân: Khúc trì, Ngoại quan, Hợp 
cốc, Phong long, Công tôn.
Kỹ thuật châm: bình bổ bình tả, châm kim nhẹ 
nhàng dứt khoát, đạt cảm giác về đắc khí, đảm bảo 
vô trùng. Sau khi châm kim đắc khí, tiến hành mắc 
điện cực. Kích thích xung điện, tần số, và cường độ 
tùy theo ngưỡng chịu đựng của bệnh nhân. Thời 
gian kích thích 20 phút.
Liệu trình: 20 phút/lần/ngày, điều trị trong 15 ngày.
- Thuốc thang: Dùng bài thuốc cổ phương 
“Quyên tý thang”[7].
Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Xích thược 
12g, Khương hoàng 12g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 
20g, Trích Cam thảo 4g, Gừng 4 lát, Đại táo 3 quả. 
(Thuốc được sắc cô bằng máy sắc thuốc, 1 thang sắc 
đóng làm 2 túi - thể tích mỗi túi là 145 ml, ngày uống 
2 lần sáng và chiều, sau bữa ăn 1 giờ, mỗi lần 1 túi, 
trong 15 ngày). 
2.2.4. chỉ tiêu đánh giá
Bệnh nhân được theo dõi đánh giá tại 3 thời 
điểm: ngày bắt đầu tiến hành nghiên cứu (D
0
), sau 7 
ngày điều trị (D
7
), sau 20 ngày điều trị (D
15
) dựa vào:
* Đo độ đau bằng Thang nhìn (Visual Analogue 
Scale) [12]
Mức độ đau theo VAS được chia thành các mức 
sau:
+ Không đau: 0 điểm 
+ Đau ít: 1 - 3 điểm
+ Đau vừa: 4 - 6 điểm
+ Đau nhiều: 7 - 10 điểm
* Đánh giá mức độ hoạt động khớp bằng Bảng 
điểm EFA(Evaluation Fonctionnelle Articulaire) [10]
+ Đánh giá hiệu quả điều trị trên thang điểm 
EFA:
+ Rất tốt: 17 - 18 điểm 
+ Tốt: 15 - 16 điểm 
+ Khá: 13 - 14 điểm
+ Trung bình: 9 - 12 điểm
+ Kém: ≤ 8 điểm 
2.3. Xử lý số liệu
Xử lý theo phần mềm thống kê SPSS 20.0
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm chung n = 30 Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
≤ 39 tuổi 0 0
40 - 49 tuổi 4 13,3
50 - 59 tuổi 9 30
≥ 60 tuổi 17 56,7
 ± SD 61,87 ± 10,38
(min; max) (43; 83)
Giới tính
Nam 11 36,7
Nữ 19 63,3
Nghề nghiệp
Lao động trí óc 3 10
Lao động chân tay 21 70
Hưu trí 6 20
Tổng 30 100
52
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
 Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 61,87 ± 10,38; thấp nhất là 43 tuổi, cao nhất là 83 
tuổi. Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao là từ 60 tuổi trở lên, chiếm 56,7%.
Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là 63,3%, nam giới là 36,7%, tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,5/1.
Nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 70%, cao hơn 7 lần so với nhóm lao động trí óc.
3.2. Kết quả điều trị
3.2.1. Sự thay đổi chỉ số VAS trung bình tại các thời điểm nghiên cứu
Bảng 3.2. Sự thay đổi chỉ số VAS trung bình
Thời gian VAS trung bình (± SD) (điểm) p
D
0 5,67 ± 1,63
D
7 3,03 ± 1,67 p(0-7)< 0,001
D15 0,53 ± 1,14 p(0-15)< 0,001
Hiệu suất giảm
D
7
-D
0 -2,63 ± 1,09
D15-D10 -2,50 ± 1,12
D15-D0 -5,13 ± 1,48
Sau 15 ngày điều trị, chỉ số VAS trung bình giảm còn0,53 ± 1,14 (điểm), hiệu suất giảm là 5,13 ± 1,48 
(điểm). Mức giảm tại các thời điểm có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. VAS trung bình có sự dịch chuyển giảm 
dần theo thời gian điều trị, mức độ giảm đau đồng đều giữa các thời điểm đánh giá.
3.2.2. Sự thay đổi mức độ đau trên thang điểm VAS
Bảng 3.3. Thay đổi mức độ đau trên thang điểm VAS
Thời điểm
Mức độ đau
D
0
D15
n = 30 % n = 30 %
Không đau 0 0 22 73,3
Đau ít 3 10,0 6 20,0
Đau vừa 16 53,3 2 6,7
Đau nhiều 11 36,7 0 0
Trước điều trị, bệnh nhân chủ yếu ở mức độ đau vừa (53,3%). Sau điều trị có 73,3% bệnh nhân hết đau,không 
còn bệnh nhân đau nhiều.
3.2.3. Sự biến đổi chỉ số eFA trung bình tại các thời điểm nghiên cứu
Bảng 3.4. Sự biến đổi chỉ số EFA trung bình
Thời gian EFA trung bình (± SD) (điểm) p
D
0 8,43 ± 2,01
D
7 12,03 ± 1,90 p(0-7) < 0,001
D15 15,40 ± 2,01 p(0-15) < 0,001
Hiệu suất tăng
D
7
-D
0 3,60 ± 1,00
D15-D10 3,37 ± 1,09
D15-D0 6,97 ± 1,54
Chỉ số EFA trung bình trước điều trị là 8,43 ± 2,02 (điểm). Sau 15 ngày điều trị, chỉ số EFA trung bình tăng 
lên 15,40 ± 2,01 (điểm), có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
53
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
3.2.4. Sự biến đổi mức độ hoạt động khớp trên thang điểm eFA
Bảng 3.5. Sự biến đổi mức độ hoạt động khớp trên thang điểm EFA
Thời điểm
Phân loại
D
0
D15
n = 30 % n %
Rất tốt 0 0 11 36,6
Tốt 0 0 9 30,0
Khá 1 3,3 8 26,7
Trung bình 14 46,7 2 6,7
Kém 15 50,0 0 0
Trước điều trị, mức độ hoạt động khớp vai chủ yếu là loại trung bình (46,7%) và kém (50%). Sau điều trị có 
93,3% có mức độ hoạt động khớp từ loại khá trở lên, trong đó tỷ lệ loại rất tốt (36,6%), tốt (30%), khá (26,7%), 
không còn trường hợp nào loại kém.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nhóm 
nghiên cứu
Tuổi: Theo kết quả nghiên cứu (Bảng 3.1), độ tuổi 
trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 61,87 ± 
10,38; thấp nhất là 43, cao nhất là 83. Tỷ lệ mắc bệnh 
cao nhất trong nghiên cứu là từ 60 tuổi trở lên, chiếm 
56,7%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các 
tác giả trong nước như Đoàn Quang Huy (1999), hầu 
hết các bệnh nhân viêm quanh khớp vai có độ tuổi 
> 50 (58,34%) [4]. Do cùng với sự gia tăng tuổi tác 
thì quá trình lão hóa và một số bệnh lý về mạch máu 
như vữa xơ động mạch, đái tháo đường, các bệnh 
tự miễn... cũng tăng dần, ảnh hưởng không nhỏ tới 
hệ vận động đặc biệt là hệ thống gân, cơ, dây chằng.
Giới: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là 63,3%, nam giới là 
36,7%. Tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,5/1. Kết quả của chúng 
tôi tương đương với nghiên cứu của Đặng Ngọc Tân 
(2009), đa số bệnh nhân là nữ (66,7%) [10]. Có lẽ do 
phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam, thường phải 
đảm đương nhiều công việc, trong đó có công việc 
nội trợ, khiến khớp vai phải thường xuyên vận động 
làm cho các cấu trúc phần mềm tại khớp dễ bị tổn 
thương. Ngoài ra, cũng không loại trừ quá trình lão 
hóa ở nữ giới tiến triển mạnh và nhanh hơn so với 
nam giới nên gây tỷ lệ bệnh lý cao hơn.
Nghề nghiệp: Trong nghiên cứu của chúng tôi, 
nhóm bệnh nhân lao động chân tay chiếm tỷ lệ 70%, 
cao hơn 7 lần so với lao động trí óc. Lao động chân tay 
như các nghề: làm nông, thợ xây, thợ dệt, các công 
việc phải gánh nặng, bưng bê, khuân vác gây ra các 
chấn thương sinh học, đặc biệt là các vi chấn thương 
tái diễn sẽ làm tổn thương các cấu trúc phần mềm 
quanh khớp vai.
4.2. Sự thay đổi mức độ đau của nhóm nghiên 
cứu theo VAS
Thay đổi chỉ số VAS trung bình: Theo kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi (Bảng 3.2), chỉ số VAS 
trước điều trị là 5,67 ± 1,63 (điểm). Sau 15 ngày 
điều trị, chỉ số VAS trung bình giảm còn 0,53 ± 1,14 
(điểm). Mức giảm tại các thời điểm có ý nghĩa thống 
kê với p < 0,001. VAS trung bình có sự dịch chuyển 
giảm dần theo thời gian điều trị, mức độ giảm đau 
đồng đều giữa các thời điểm đánh giá.
Hiệu quả điều trị trên thang điểm VAS: Trước điều 
trị bệnh nhân chủ yếu ở mức độ đau vừa (53,3%). Sau 
điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đau nhẹ và không đau tăng 
lên, có 73,3% bệnh nhân hết đau, không còn bệnh 
nhân đau nhiều. 
Như vậy, có thể thấy được hiệu quả giảm đau của 
phương pháp điều trị điện châm kết hợp bài thuốc 
Quyên tý thang. Theo YHHĐ, điện châm giảm đau qua 
cơ chế làm tăng tác dụng ức chế của các sợi A và C dẫn 
truyền cảm giác đau theo thuyết “đóng mở cửa”, tăng 
phóng thích các chất giống như morphin (enkephalin và 
endorphin) tác động lên các thụ cảm với morphin trên 
các mức kiểm soát đau [9]. Theo YHCT, chứng Tý là do 
ngoại tà xâm phạm làm khí huyết vận hành trong 
kinh mạch bị bế tắc mà gây đau, tức là “bất thông 
tắc thống” [11]. Châm vào các huyệt tại chỗ và huyệt 
kinh đi qua sẽ có tác dụng làm thông kinh mạch, 
điều hòa khí huyết, kết hợp với bài thuốc Quyên tý 
thang có tác dụng khu phong thấp từ đó có tác dụng 
giảm đau.
4.3. Sự thay đổi mức độ hoạt động khớp của 
nhóm nghiên cứu theo EFA
Thay đổi chỉ số EFA trung bình: Qua nghiên 
chúng tôi nhận thấy, chỉ số EFA trung bình trước 
điều trị là 8,43 ± 2,02 (điểm), sau 15 ngày điều trị chỉ 
số EFA trung bình tăng lên 15,40 ± 2,01 (điểm), có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,001. 
Hiệu quả điều trị theo thang điểm EFA: Trước 
điều trị, mức độ hoạt động khớp vai chủ yếu là loại 
trung bình (46,7%) và kém (50%). Sau điều trị có 
93,3% có mức độ hoạt động khớp từ loại khá trở 
lên, trong đó tỷ lệ loại rất tốt (36,6%), tốt (30%), khá 
54
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 2 - tháng 4/2019
(26,7%), không còn trường hợp nào loại kém. Như 
vậy, sau điều trị mức độ hoạt động khớp vai tăng lên 
và không còn trường hợp nào loại kém.
Với thể bệnh Kiên thống, theo YHCT nguyên 
nhân là do Phong hàn xâm nhập vào kinh lạc gây 
khí trệ huyết ứ, lâu ngày làm cân cơ không được 
nuôi dưỡng đầy đủ, đồng thời Hàn tà có tính thu 
dẫn (có nghĩa là co kéo) nên khi hàn xâm nhập vào 
cơ thể sẽ làm cho khí cơ bị thu liễm lại, tấu lý bế 
tắc, cân mạch kinh lạc bị co kéo dẫn đến vận động 
khó khăn [5]. Vì thế trong bài thuốc đã sử dụng 
các vị thuốc khu phong, tán hàn như Khương hoạt, 
Phòng phong, kèm theo các vị thuốc hoạt huyết 
như Khương hoàng, Xích thược, bổ khí huyết như 
Đương quy, Hoàng kỳ làm khí huyết vận hành thông 
suốt, khớp được nuôi dưỡng đầy đủ, cử động linh 
hoạt hơn góp phần cải thiện chức năng vận động ở 
người bệnh.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tổi rút ra kết luận sau:
- Đặc điểm lâm sàng
+ Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên 
cứu là 61,87 ± 10,38.
+ Tỷ lệ nữ/nam xấp xỉ 1,5/1.
+ Nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 70%.
- Đánh giá hiệu quả điều trị
+ Tỷ lệ bệnh nhân không còn đau chiếm 73,3%, 
đau ít chiếm 20,0%, đau vừa chiếm 6,7% và không 
có bệnh nhân đau nhiều.
+ Có 93,3% bệnh nhân có mức độ hoạt động 
khớp từ loại khá trở lên, trong đó loại rất tốt chiếm 
36,6%, tốt chiếm 30,0%, khá chiếm 26,7%, không có 
trường hợp nào loại kém.
6. KIẾN NGHỊ
Theo như kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận 
thấy phương pháp điện châm kết hợp bài thuốc 
“Quyên tý thang” trong điều trị viêm quanh khớp 
vai thể đơn thuần bước đầu có hiệu quả nhất định. 
Tuy nhiên với cỡ mẫu nhỏ và thời gian nghiên cứu 
còn hạn chế nên chúng tôi đề nghị nên có những 
nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian 
nghiên cứu nhiều hơn để đánh giá tốt hơn hiệu quả 
điều trị, đồng thời khuyến nghị ứng dụng trên lâm 
sàng thường quy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tú Anh và cộng sự (2014), “Đánh giá 
hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng thuốc y học 
cổ truyền kết hợp châm cứu”, Hội thảo khoa học bệnh viện 
lần thứ III, tr21-22.
2. Trần Ngọc Ân (2002), “Viêm quanh khớp vai”, Bệnh 
thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr 364-374.
3. Trần Ngọc Ân và cộng sự (2000), Tài liệu nghiên cứu 
khoa học Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội,tr 16.
4. Đoàn Quang Huy (1999), “Nghiên cứu tác dụng điều 
trị viêm quanh khớp vai của cây Bạch Hoa Xà”, Luận văn 
Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, tr 40.
5. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Hà Nội 
(2003), “Một số bệnh về khớp xương”, Nội khoa y học cổ 
truyền, Nhà xuất bản Y học, tr 253-256. 
6. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Huế 
(2016), Bệnh học nội khoa y học cổ truyền, Tài liệu lưu 
hành nội bộ, tr 105.
7. Khoa Y học cổ truyền trường Đại học Y Dược Huế 
(2015), Phương tễ 2, Tài liệu lưu hành nội bộ, tr 18.
8. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), Bệnh học cơ xương 
khớp nội khoa, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr 163.
9. Lã Quang Nhiếp, Đặng Chu Kỷ (1984), Điều trị điện 
trên huyệt, Nhà xuất bản Y học, tr 64, 366-368. 
10. Đặng Ngọc Tân (2009), “Đánh giá hiệu quả của 
phương pháp tiêm corticoid dưới hướng dẫn của siêu âm 
trong điều trị viêm quanh khớp vai”, Luận văn Thạc sĩ Y 
học, Đại học Y Hà Nội, tr 38-39, tr 74
11. Trần Thúy, Vũ Nam (2003), Danh pháp y học cổ 
truyền, Nhà xuất bản Y học, tr 111-302.
12. Gillian A. Hawker, Samra Mian, Tetyana Kendzer-
ska, Melissa French (2011), “Measures of Adult Pain”, Ar-
thritis Care &research, tr 240-241.
13. Luime JJ, Koes BW, Hendriksen IJ, Burdorf 
A, Verhagen AP (2004), “Prevalence and incidence 
of shoulder pain in the general population”, Scand J 
reumatol, tr 73-81.

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_viem_quanh_khop_vai_the_don_thuan_bang_die.pdf