Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm hiện nay
TÓM TẮT
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã mở ra cho các ngân hàng thương mại
(NHTM) Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, tiếp nhận và triển
khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, điều
này cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian qua khi
mà quy mô vốn của các ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế, sản phẩm
dịch vụ nghèo nàn, nợ xấu tăng cao, Vì vậy, nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời thì các
NHTM Việt Nam rất khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra. Bài viết đánh giá thực
trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam; chỉ ra những hạn chế và đề xuất số giải pháp để hoàn
thiện hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Những vấn đề cần quan tâm hiện nay
11 Hoạt động của . . . HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HIỆN NAY Nguyễn Quỳnh Hoa* TÓM TẮT Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã mở ra cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài, tiếp nhận và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, điều này cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian qua khi mà quy mô vốn của các ngân hàng nhỏ, năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, nợ xấu tăng cao, Vì vậy, nếu không có biện pháp chấn chỉnh kịp thời thì các NHTM Việt Nam rất khó đạt được mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam; chỉ ra những hạn chế và đề xuất số giải pháp để hoàn thiện hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Ngân hàng thương mại, sản phẩm, dịch vụ, vốn tự có, nợ xấu ACTIVITIES OF THE VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS: PRESENT CONSIDERABLE ISSUES ABSTRACT The wide and deep international economic integration process has brought more opportunities for the commercial banks to cooperate with foreign partners, receive and implement modern banking, enhance customer service capability. However, this has induced challenges to the Vietnamese Commercial banks during the past period when the small- scale banks with limited operational capacity, poor services and highly increasing bad debts, etc. Therefore, if there are no timely correcting solutions, these banks have difficulties in achieving their expected stable developing goals. The article expresses the operational reality of the Vietnamese commercial banks, points out the drawbacks and promotes some solutions for their operational perfection. Key words: Commercial Banks, Products, Services, Equity, Bad debts * Giảng viên (NCS) trường đại học Ngân hàng TP.HCM . Email: quynhhoapnd@yahoo.com 1. Giới thiệu Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong thời gian qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, luôn giữ vai trò quan trọng là 12 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät huyết mạch của nền kinh tế, là hơi thở trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là nhân tố không thể thiếu để tập trung nguồn lực vốn cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và mở cửa thị trường ngân hàng, tài chính các NHTM Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản,... và chịu tác động của những biến động trên thị trường tài chính quốc tế nhiều hơn. Hoạt động của các NHTM Việt Nam từ năm 2008 đến nay đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn, đó là: vốn tự có nhỏ bé, thanh khoản khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng cao, chất lượng quản trị điều hành hạn chế, sản phẩm dịch vụ nghèo nàn, lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, rủi ro cao ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, Do đó, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro gây mất an toàn hệ thống. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê phân tích để đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam, chỉ ra những hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm hoạn thiện hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. 2. Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, về quy mô vốn Quy mô vốn của các NHTM Việt Nam đã được cải thiện. Tính đến ngày 31/12/2012 tất cả các NHTM Việt Nam đều đã đạt được mức vốn tổi thiểu theo quy định và có tỷ lệ an toàn vốn đạt tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, so với các NHTM của các quốc gia trong khu vực thì vốn tự có của các NHTM Việt Nam còn rất khiêm tốn. Với tỷ lệ vốn tự có quá thấp so với tổng tài sản có, các Ngân hàng khó có thể khống chế những diễn biến xấu, phức tạp trên thị trường, do vậy độ rủi ro cao. Không những thế, khả năng tiếp cận công nghệ cao, hiện đại cũng sẽ bị hạn chế trong điều kiện vốn tự có thấp. Thứ hai, về hoạt động huy động vốn Tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng liên tục tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng có chiều hướng giảm xuống là do sự gia tăng thị phần của các ngân hàng nước ngoài và nền kinh tế gặp khó khăn. Để gia tăng nguồn vốn huy động, các NHTM Việt Nam đã áp dụng rất nhiều chính sách trong đó đặc biệt phải kể đến là chính sách lãi suất. Lãi suất huy động thực tế vượt khung lãi suất quy định của ngân hàng Nhà nước, có diễn biến rất phức tạp và có thời điểm được ví là “căng như dây đàn” khi các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất. Điển hình cho việc huy động vốn vượt trần lãi suất và bị ngân hàng Nhà nước quyết định xử lý vào ngày 15/9/2011 là 3 chi nhánh của hai ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Ba Đình (tỉnh Thanh Hóa) và phòng Giao dịch Tôn Đức Thắng chi nhánh Sài Gòn. Việc cạnh tranh trong huy động vốn bằng cách chạy đua lãi suất là một cuộc cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM Việt Nam trong thời gian qua và nó tạo ra rất nhiều hệ lụy cho không những bản thân các ngân hàng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Thứ ba, về hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam tăng lên khá nhanh. Trong giai đoạn 2008-2012, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân khá cao đạt trên 21,2%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có đóng góp rất lớn vào việc phát triển nền 13 Hoạt động của . . . kinh tế. Bên cạnh sự phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam thời gian qua còn ẩn chứa rất nhiều hạn chế cần sớm được khắc phục như là: tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động vượt xa mức cho phép của NHNN làm cho tính thanh khoản của hệ thống luôn căng thẳng; tín dụng tăng trưởng nóng dẫn đến chất lượng tín dụng giảm thấp và nợ xấu tăng cao; cơ cấu kỳ hạn cho vay và kỳ hạn huy động không cân đối đã phát sinh rủi ro kỳ hạn ở các ngân hàng. Thứ tư, về sản phẩm dịch vụ ngân hàng Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam đã và đang không ngừng nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế. Bên cạnh hoạt động huy động và cho vay, hoạt động của các NHTM Việt Nam đã đa dạng trên các mặt dịch vụ: ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước, cho vay đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, phát hành và thanh toán thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính. Các dịch vụ tín dụng và phí tín dụng của ngân hàng đã đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của khách hàng trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam còn phải cố gắng nhiều hơn nữa trong hoạt động kinh doanh bởi một số lý do: chưa gây dựng được lòng tin vững chắc cho khách hàng về chất lượng sản phẩm; sản phẩm chưa phong phú về số lượng, nhất là đối với các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: quan hệ giao dịch với các ngân hàng đại lý, thanh toán quốc tế, thương mại và tài trợ xuất nhập khẩu và giao dịch kinh doanh ngoại hối, ...; chưa chú trọng nhiều đến cạnh tranh về chất lượng phục vụ và công nghệ mà chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, cạnh tranh về giá cả và lãi suất; việc mở rộng mạng lưới ngân hàng có sự sai lệch đã tạo ra những lực cản rất lớn cho khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của các khu vực dân cư,... Thứ năm, về năng lực quản trị điều hành Tại Việt Nam, trong những năn gần đây, các doanh nghiệp đã có những tiến bộ trong cách tiếp cận với vấn đề quản trị công ty. Năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 12/2007/QĐ – BTC ngày 13/3/2007 về Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Nghị định số 59/2009/NĐ – CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của NHTM, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có một số quy định liên quan đến quản trị công ty tại các NHTM. Có thể nói, từ khi các văn bản liên quan đến quan trị công ty tại các NHTM ra đời, năng lực quản trị điều hành của các NHTM Việt Nam đã được nâng lên một bước rõ rệt so với giai đoạn trước. Nhiều NHTM đã áp dụng các mô hình quản lý hiện đại (quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý tài sản nợ), tiến gần hơn đến mô hình quản lý của các ngân hàng trên thế giới và phù hợp hơn với bối cảnh đầy biến động của thị trường tài chính trong và ngoài nước. Tuy nhiên, quản trị công ty hiện tại vẫn đang là một phạm trù kinh tế rất mới ở Việt Nam. Vì vậy, những vấn đề cơ bản trong quản trị công ty như mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành, vai trò thực sự của Ban kiểm soát, tính minh bạch, công khai, chưa được hiểu biết đầy đủ và áp dụng theo thông lệ. Quản trị ngân hàng ở Việt Nam thời gian qua đã bộc lộ không ít những hạn chế mà nếu không khắc phục thì các NHTM Việt Nam rất khó cạnh tranh trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. 14 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät Thứ sáu, về hiệu quả hoạt động kinh doanh Giai đoạn 2008 – 2012 là thời kỳ khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi sự ảnh hưởng và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tính đến cuối năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế của hệ thống NHTM Việt Nam đạt 28.600 tỷ đồng, giảm 48,95% so với năm 2011. Một số nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2012 sụt giảm mạnh: tín dụng tăng trưởng thấp, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, xu hướng mở rộng hệ thống đã làm tăng chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh so với các năm trước, rủi ro trong kinh doanh vàng. Vì cho vay vẫn là mảng hoạt động mang lại thu nhập chính tại các NHTM Việt Nam nên khi nền kinh tế gặp khó khăn, NHNN thắt chặt tiền tệ, khống chế tăng trưởng tín dụng thi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2012 của các NHTM Việt Nam giảm hẳn. Do đó, trong thời gian tới các NHTM Việt Nam cần phải chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ hơn nữa nhằm duy trì hoạt động hiệu quả và ổn định hơn. Thứ bảy, về sở hữu Từ năm 2008 đến nay, cấu trúc sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam có sự thay đổi rất lớn. Việc bốn trong số năm NHTM Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa, chính thức hoạt động theo mô hình đa sở hữu; việc Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/ NĐ-CP quy định mức vốn pháp định tối thiểu của NHTMCP là 1.000 tỷ đồng với thời hạn đến cuối năm 2008 và 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010 và việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO cũng làm cho cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam có nhiều thay đổi và đã hình thành cấu trúc sở hữu chéo và đa phương giữa ngân hàng với doanh nghiệp và ngân hàng với ngân hàng. Trên thực tế, sở hữu chéo đem lại những lợi ích nhất định như: sở hữu chéo giữa doanh nghiệp và ngân hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn tài trợ ổn định từ các ngân hàng mà họ nắm giữ cổ phần. Sở hữu chéo giữc các ngân hàng với nhau trên cơ sở của các quyết định đầu tư mang tính chiến lược của mình thì lợi ích tạo ra có thể là việc khái thác các lợi thế của nhau về mạng lưới chi nhánh, dịch vụ phi tín dụng, công nghệ, và hỗ trợ nhau về thanh khoản, cho vay hợp vốn, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì sở hữu chéo đang là nguyên nhân của một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam như: làm nảy sinh rất nhiều khoản nợ xấu do cho vay theo quan hệ; tạo ra những chi phí, đặc biệt là rủi ro mang tính hệ thống; các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo; có thể dẫn tới tình trạng tăng vốn ảo nên nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức. 3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động của các NHTM Việt Nam 3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, tạo môi trường thông thoáng cho các NHTM Việt Nam. Đồng thời, nâng cao hiệu lực quản lý nhằm đảm bảo thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật chi phối hoạt động của các NHTM trong đó cần chỉnh sửa lại nghị định phòng chống rửa tiền vì một số quy định trong nghị định 15 Hoạt động của . . . này chưa phù hợp với thực tế và gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Thứ hai, giảm dần các biện pháp hành chính trong điều hành chính sách tài chính tiền tệ. NHNN cần giảm dần việc can thiệp vào thị trường tài chính tiền tệ bằng các biện pháp hành chính mà nên sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết. Các trường hợp cụ thể cần thiết sự can thiệp của Chính phủ và NHNN, Chính phủ và NHNN cần can thiệp không quá cứng nhắc mà nên tạo khung dao động để các NHTM vận dụng phù hợp với tình hình cụ thể của từng NHTM nhằm tạo tính cạnh tranh giữa các NHTM với nhau. Thứ ba, tạo môi trường lành mạnh, công bằng giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong thời gian qua, các NHTM Nhà nước nhận được hậu thuẫn và ưu ái của NHNN. Chính vì vậy, các NHTM Nhà nước không có áp lực phải tăng vốn như các NHTM cổ phần. Chính vì có sự hậu thuẫn của NHNN nên các NHTM Nhà nước có nhiều thuận lợi trong dịch vụ phi tín dụng do mức phí cạnh tranh hơn. Trong thời gian tới, NHNN cần tạo sân chơi lành mạnh và công bằng hơn cho các NHTM để các NHTM cổ phần có cơ hội cạnh tranh bình đẳng cùng các NHTM Nhà nước. Thứ tư, nâng cao vai trò Ngân hàng Nhà nước. Việc nâng cao vai trò ngân hàng trung ương của NHNN Việt Nam sẽ hỗ trợ đồng thời kiểm soát tốt hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng trên địa bàn Thành phố, đảm bảo nắm bắt, phân tích và đánh giá kịp thời diễn biến của thị trường tài chính, trong đó, nắm bắt nhanh những diễn biến của các yếu tố thị trường như: lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá cổ phiếu, dự báo diễn biến tình hình kinh tế có tác động liên quan đến ngân hàng nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý cho NHNN. Thứ năm, phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng trong việc tập hợp, liên kết các NHTM để tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp phát của các NHTM; làm cầu nối giữa các NHTM hội viên và các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững của hệ thống NHTM trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3.2. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ nhất, tăng cường năng lực quản trị rủi ro. Các NHTM Việt Nam cần thiết lập và triển khai hoạt động quản trị chiến lược chuyên nghiệp, thông qua xác lập tính thống nhất về nhận thức trong quản trị kế hoạch chiến lược và gắn kết mối quan hệ với kế hoạch kinh doanh hàng năm. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp theo thông lệ quốc tế: Tách bạch triệt để chức năng nhiệm vụ giữa hai bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro. Nâng cao vai trò độc lập của hệ thống quản trị rủi ro, từng bước áp dụng quản trị rủi ro theo định lượng và các mô hình kiểm nghiệm khủng hoảng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và phát triển hệ thống công cụ, chương trình phần mềm phục vụ công tác quản lý rủi ro thị trường, tác nghiệp theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Thứ hai, tiếp tục xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Nợ xấu cao và ngày càng gia tăng sẽ đe dọa đến khả năng tài chính và hoạt động nói chung của NHTM Việt Nam. Chính vì vậy, nhiệm vụ đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay là phải tiến hành đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại chính ngân hàng mình; tiến hành phân 16 Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät loại nợ và trích lập rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ, chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp, bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Thứ ba, tăng năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam. Đảm bảo an toàn vốn là một trong ba trụ cột cốt lõi quyết định sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Do vậy, việc tăng vốn tự có của các NHTM Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. Thứ tư, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ. Đối với các sản phẩm hiện có và truyền thống thì các ngân hàng cần đơn giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ, trang bị nhiều phương tiện giao dịch. Đồng thời các NHTM Việt Nam cần chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng tận nơi, phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, phát triển dịch vụ mới bao gồm các sản phẩm giúp khách hàng hạn chế các rủi ro về tỷ giá, lãi suất; các sản phẩm trọn gói tiện nghi cho khách hàng ,... Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần khắc phục hạn chế trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo hướng tuyển dụng đúng nhu cầu nhân lực; tổ chức đào tạo và đào tạo lại thường xuyên cán bộ để thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng sát với thực tiễn. Hoạt động đào tạo phải nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trang bị những kiến thức cũng như kỹ năng bổ trợ, hướng tới việc xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại. Đối với các cán bộ quản lý các cấp có tiềm năng nên có kế hoạch đào tạo, thực tập, trao đổi nhân viên giữa với các ngân hàng uy tín nước ngoài hoạt động trong và ngoài nước. 4. Kết luận Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam với mặt đạt được và hạn chế, tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Các đề xuất bao gồm hai phần chính, nhóm giải pháp ở cấp độ vĩ mô và nhóm giải pháp đối với các NHTM. Tất cả các đề xuất trên đều hướng đến một mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, góp phần vào sự phát triển bền vững của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức của ngân hàng thương mại. [2]. Eward W.Reed và Eward.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê TP.HCM. [3]/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Dự thảo chiến lược phát triển ngân hàng Việt Nam 2011 đến 2020. [4]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NHTM. [5]. The World Bank, June 1998 [6]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. [7]. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam. [8]. Thời báo kinh tế Việt Nam.
File đính kèm:
- hoat_dong_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_nhung_van_de.pdf