Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số khuyến nghị

Trong những năm qua, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được ghi nhận có nhiều đổi

mới, ngày càng hoàn thiện về hệ thống pháp lý, tăng cường về số

lượng và chất lượng các cuộc thanh tra giám sát, đóng góp vào công

cuộc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát tình trạng sở

hữu chéo tại các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần quan trọng vào

công cuộc đổi mới, phát triển của ngành Ngân hàng, đảm bảo sự

phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống

tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế trong công

tác thanh tra giám sát ngân hàng liên quan đến: Chất lượng công

tác giám sát từ xa của NHNN chưa cao, chưa phát hiện các nguy cơ

tiềm ẩn rủi ro đối với TCTD, chưa phát huy được vai trò cảnh báo

hệ thống, các vấn đề về sự phối hợp đồng bộ giữa giám sát từ xa và

thanh tra tại chỗ, tổ chức bộ máy thanh tra, trình độ cán bộ thanh

tra Dựa trên các phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tình

hình thực tế và tổng hợp các báo cáo có liên quan, bài viết tập trung

đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng giai đoạn 2011

đến 2017, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với NHNN

pdf 9 trang yennguyen 7840
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số khuyến nghị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số khuyến nghị

Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và một số khuyến nghị
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 195- Tháng 8. 2018
Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam và một số khuyến nghị
 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 
Hà Thị Sáu
Vũ Mai Chi
Ngày nhận: 25/07/2018 Ngày nhận bản sửa: 10/08/2018 Ngày duyệt đăng: 24/08/2018
Trong những năm qua, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được ghi nhận có nhiều đổi 
mới, ngày càng hoàn thiện về hệ thống pháp lý, tăng cường về số 
lượng và chất lượng các cuộc thanh tra giám sát, đóng góp vào công 
cuộc tái cơ cấu, xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát tình trạng sở 
hữu chéo tại các tổ chức tín dụng (TCTD), góp phần quan trọng vào 
công cuộc đổi mới, phát triển của ngành Ngân hàng, đảm bảo sự 
phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống 
tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bất cập, hạn chế trong công 
tác thanh tra giám sát ngân hàng liên quan đến: Chất lượng công 
tác giám sát từ xa của NHNN chưa cao, chưa phát hiện các nguy cơ 
tiềm ẩn rủi ro đối với TCTD, chưa phát huy được vai trò cảnh báo 
hệ thống, các vấn đề về sự phối hợp đồng bộ giữa giám sát từ xa và 
thanh tra tại chỗ, tổ chức bộ máy thanh tra, trình độ cán bộ thanh 
traDựa trên các phương pháp quan sát, so sánh, phân tích tình 
hình thực tế và tổng hợp các báo cáo có liên quan, bài viết tập trung 
đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng giai đoạn 2011 
đến 2017, từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với NHNN. 
Từ khóa: Thanh tra, giám sát, tái cơ cấu, nợ xấu
1. Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát 
ngân hàng 
heo báo cáo của NHNN, từ cuối 
năm 2011 đến nay, hoạt động 
thanh tra, giám sát của cơ quan 
Thanh tra giám sát NHNN đã có 
những cải cách mạnh mẽ. Các 
cuộc thanh tra đã được chỉ đạo tiến hành tập 
trung, thống nhất về mục tiêu, định hướng, đối 
tượng, nội dung thanh tra theo kế hoạch được 
phê duyệt. Phương thức thanh tra được triển 
khai theo hướng tăng cường thanh tra toàn diện 
pháp nhân TCTD, kết hợp thanh tra chấp hành 
pháp luật với đánh giá rủi ro, thay vì chủ yếu 
thanh tra riêng lẻ các chi nhánh. Từ năm 2011 
2VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
đến hết năm 2017, thanh tra NHNN đã đưa ra 
khoảng gần 1.000 quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính, trong đó năm 2016 và năm 2017, 
thanh tra NHNN đã phát hiện hàng loạt sai 
phạm của các TCTD trong nhiều hoạt động, đã 
xử phạt 8,4 tỷ đồng trong năm 2016 và gần 10 
tỷ đồng trong 2017. Tính riêng trong 6 tháng 
đầu năm 2018, NHNN đã ban hành 23 quyết 
định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số 
tiền phạt là 3,3 tỷ đồng. 
Biểu đồ 1 cho thấy, số lượng các cuộc thanh, 
kiểm tra qua các năm là rất lớn, trên 1.000 
cuộc/năm, số quyết định xử phạt cũng thay đổi 
liên tục, đặc biệt năm 2015 là năm cuối thực 
hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011- 2015 nên 
số cuộc thanh tra và kiểm tra, quyết định xử 
phạt đã tăng vọt so với các năm trước (Biểu đồ 
1). Điều này thể hiện thanh tra ngân hàng luôn 
chủ động theo sát và xử lý kịp thời những sai 
phạm trong hoạt động của các TCTD. 
Bên cạnh đó, từ năm 2011, trên cơ sở diễn biến 
thực tế của hệ thống ngân hàng và qua công tác 
giám sát, NHNN tập trung các trọng tâm thanh 
tra về nợ xấu, chất lượng tài sản, việc thực hiện 
phương án tái cơ cấu, đánh giá thực trạng vốn, 
tài chính và việc chấp hành các quy định của 
pháp luật, cụ thể:
Giai đoạn 2011- 2013 các cuộc thanh tra, kiểm 
tra chủ yếu tập trung vào kiểm tra việc chấp 
hành các chủ trương, chính sách, quy định của 
Nhà nước về hoạt động ngân hàng. Đặc biệt là 
kiểm tra việc cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay 
tiêu dùng và chấn chỉnh việc thực hiện quy 
định về mức lãi suất huy động bằng VND, USD 
của các TCTD. Riêng trong năm 2014- 2015, 
NHNN đã tập trung thanh tra, giám sát làm rõ 
hơn thực trạng chất lượng tín dụng, sở hữu chéo 
của các TCTD để phục vụ cho việc xử lý nợ 
xấu. 
Từ năm 2016 đến nay, hoạt động thanh tra, 
giám sát đã được đổi mới và tăng cường trên cơ 
sở hoàn thiện thể chế, triển khai các công cụ, 
phương pháp giám sát mới gắn với ứng dụng 
công nghệ thông tin, xây dựng các chỉ tiêu 
giám sát an toàn và đưa vào áp dụng theo chuẩn 
Basel II, qua đó góp phần đảm bảo hoạt động 
Biểu đồ 1. Số cuộc thanh, kiểm tra và số quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ 2011- 2017
Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN & Báo cáo kết quả công tác các năm của CQTTGSNH
Bảng 1. Số kiến nghị, quyết định xử lý vi phạm hành chính giai đoạn 2011- 2017
Chỉ tiêu/năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số kiến nghị 4.761 6.763 9.013 9.376 9.498 9.152 8.088
- Đã thực hiện 1.804 5.075 5.868 6.100 5.781 5.491 5.095
- Chưa thực hiện 2.957 1.688 3.145 3.276 3.717 3.661 2.993
Tổng số quyết định xử phạt vi phạm 
hành chính 104 129 129 189 195 111 116
 Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN & Báo cáo kết quả công tác các năm của CQTTGSNH
3 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
an toàn, lành mạnh cho hệ thống các TCTD. 
Công tác thanh tra tập trung vào các nội dung 
chính như: Chất lượng tín dụng, huy động vốn, 
đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần, kinh 
doanh vàng, ngoại tệ, chấp hành quy định về lãi 
suất, quản trị, điều hành, thực trạng tài chính và 
việc triển khai các phương án cơ cấu lại, xử lý 
nợ xấu được duyệt. Đồng thời, trên cơ sở bám 
sát các giải pháp tại Đề án cơ cấu lại hệ thống 
các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 
2020 và Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm 
xử lý nợ xấu của các TCTD, NHNN đã ban 
hành các văn bản chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng 
tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tái cơ 
cấu và xử lý nợ xấu, phòng ngừa, hạn chế tối 
đa nợ xấu phát sinh và nâng cao chất lượng tín 
dụng tại TCTD, đồng thời tổ chức thẩm định, 
phê duyệt phương án cơ cấu lại và xử lý nợ xấu 
của các TCTD; giải đáp và xử lý kịp thời các 
kiến nghị của các TCTD yếu kém thuộc diện tái 
cơ cấu nhằm từng bước hỗ trợ khôi phục hoạt 
động của các TCTD này; tiếp tục chỉ đạo, theo 
dõi, giám sát chặt chẽ các NHTMCP sau hợp 
nhất, sáp nhập; cũng như ban hành các văn bản 
chấn chỉnh hệ thống TCTD, xử lý các quỹ tín 
dụng nhân dân, TCTD phi ngân hàng yếu kém 
thông qua các biện pháp sáp nhập, thu hồi giấy 
phép; sửa đổi Luật Các TCTD để hoàn thiện 
khuôn khổ pháp lý xử lý TCTD yếu kém, quy 
định về trường hợp phá sản và xử lý triệt để 
tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động 
của TCTD.
2. Những kết quả đạt được
Một là, hệ thống các văn bản quy phạm pháp 
luật liên quan đến công tác thanh tra giám sát 
ngân hàng tiếp tục đươc hoàn thiện. 
Từ năm 2010, sau khi hai luật- Luật Thanh tra 
số 56/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 
15/11/2010 quy định về tổ chức, hoạt động 
thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân và 
Luật NHNN số 46/2010/QH12 do Quốc hội 
ban hành ngày 16/6/2010 về mục đích, nguyên 
tắc, đối tượng, căn cứ quyết định, nội dung của 
thanh tra giám sát ngân hàng ra đời, tiếp đó là 
hàng loạt các Quyết định, Thông tư, Nghị định 
về thanh tra, giám sát của Chính phủ và NHNN 
cũng được ban hành: Quyết định số 35/2014/
QĐ-TTg ngày 12/6/2014 của Thủ tướng Chính 
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền 
hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, 
giám sát ngân hàng (CQTTGSNH) trực thuộc 
NHNN; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 
16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định 
về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của 
Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành 
một cuộc thanh tra. Đặc biệt, các văn bản ban 
hành gần đây được đánh giá là tạo nhiều bước 
đột phá mới trong thanh tra giám sát ngân hàng 
như: Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của 
thanh tra, giám sát ngân hàng; Thông tư số 
03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 của NHNN 
về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị 
Bảng 2. Tổng hợp kết quả giám sát việc thực hiện gửi văn bản nhắc nhở, cảnh báo tới các TCTD
Đơn vị: số văn bản cảnh báo, nhắc nhở 
Loại hình TCTD 2011 2012 2013 2014 2015 2016
NHTM Nhà nước 3 3 9 23 21
Ngân hàng Chính sách xã hội 1 1
NHTM Cổ phần 2 10 19 31 38
NH Liên doanh, nước ngoài 15 83 22 6 51 71
Công ty tài chính, cho thuê 3 9 3 6 23 17
Ngân hàng Hợp tác xã 1 4 6
Quỹ tín dụng nhân dân 2 4 3 8 10
Toàn hệ thống 21 96 43 44 144 163
Nguồn: CQTTGSNH, NHNN
4VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
định 26/2014/NĐ-CP; Thông tư 36/2016/TT-
NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN 
ban hành quy định về trình tự, thủ tục thanh tra 
chuyên ngành ngân hàng. 
Mặt khác, NHNN đã thực hiện hai Đề án 254 
(Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-
2015) và Đề án 843 (Xử lý nợ xấu của hệ thống 
các TCTD và Đề án thành lập Công ty Quản lý 
tài sản của các TCTD Việt Nam). Những Đề án 
này đã hoàn thiện một bước quan trọng khuôn 
khổ pháp lý về an toàn hoạt động ngân hàng 
phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và 
điều kiện thực tiễn của Việt Nam nhằm hỗ trợ 
tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.
Hai là, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng 
liên tục tăng cả về quy mô và chất lượng. Giai 
đoạn 2011- 2017, số lượng các cuộc thanh, 
kiểm tra là rất lớn, bao gồm cả thanh, kiểm 
tra theo kế hoạch và thanh, kiểm tra đột xuất. 
Riêng năm 2012 có đến 218 cuộc thanh kiểm 
tra đột xuất. Các cuộc thanh tra đột xuất được 
tiến hành khi phát hiện đối tượng của thanh tra 
ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát 
sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành 
mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng. Số 
lượng các cuộc thanh kiểm tra tăng lên thể hiện 
thanh tra ngân hàng luôn chủ động, bám sát, bắt 
kịp với diễn biến hoạt động của hệ thống ngân 
hàng. 
Điều đáng chú ý là không chỉ tăng lên về số 
lượng, các cuộc thanh, kiểm tra còn được chú 
trọng về chất lượng, theo đó cơ quan thanh tra 
NHNN đã tập trung thanh tra có chất lượng 
hiệu quả hơn về các vấn đề “nóng” của ngân 
hàng như nợ xấu, chất lượng tài sản, công tác 
thực hiện phương án cơ cấu lại, đánh giá thực 
trạng vốn, hiệu quả tài chính, mức độ an toàn 
vốn và việc chấp hành các quy định pháp luật 
của các TCTD. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh 
tra đã phát hiện nhiều rủi ro, yếu kém, sơ hở, vi 
phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh tiền 
tệ (nợ xấu cao, tài sản không sinh lời lớn, kinh 
doanh thua lỗ hoặc kém hiệu quả), hệ thống 
quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ (vi phạm 
trong quy định cơ cấu lại nợ, phân loại nợ, trích 
lập dự phòng rủi ro, phản ánh sai lệch kết quả 
kinh doanh), thủ tục cấp tín dụng, thẩm định 
cho vay, đầu tư tài chính, thanh toán, chuyển 
tiền. Những rủi ro yếu kém được phát hiện 
trong quá trình thực hiện thanh tra và kiểm tra 
các TCTD đã được cơ quan chức năng yêu cầu 
các TCTD phải thực hiện theo các kiến nghị và 
có giải pháp cụ thể để khắc phục.
Ba là, công tác tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 
và xử lý nợ xấu đã gặt hái được nhiều thành 
công.
Giai đoạn 2011- 2015, thực hiện Đề án Cơ cấu 
lại hệ thống các TCTD của Chính phủ, NHNN 
đã khuyến khích đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, 
hoặc mua lại theo nguyên tắc tự nguyện giữa 
các TCTD nhằm xử lý các TCTD yếu kém, tăng 
cường quy mô và khả năng cạnh tranh cho các 
TCTD.
Đối với công tác xử lý nợ xấu: Để xử lý nợ 
xấu theo kế hoạch đề ra trong Đề án được Thủ 
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 
số 843/QĐ-TTg đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% 
vào cuối năm 2015, và Đề án thành lập Công 
ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam 
(VAMC), ngành Ngân hàng đã thực hiện các 
giải pháp quan trọng như sử dụng dự phòng rủi 
ro, bán nợ cho VAMC, thu hồi nợ, xử lý tài sản 
đảm bảo. Do đó, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ mức 
17,43% (tháng 9/2012) về mức 2,55% tổng dư 
nợ tại thời điểm cuối năm 2015. Hầu hết các 
ngân hàng đã giảm nợ xấu về mức dưới 3%. 
Như vậy, hai đề án này đã góp phần giúp hoạt 
động ngân hàng ổn định, an toàn hệ thống các 
TCTD; không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn 
hoạt động ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước; 
hệ thống TCTD được cơ cấu một bước cơ bản.
Bên cạnh đó, NHNN cũng chú trọng triển khai 
các biện pháp giảm/ kiểm soát sở hữu chéo 
trong lĩnh vực ngân hàng, cổ đông vi phạm giới 
hạn sở hữu tại các TCTD; Thực hiện thoái vốn 
tại các NHTM, công ty tài chính theo Quyết 
định số 51/2014/QĐ-TTg và quy định của pháp 
luật, củng cố, hoàn thiện hệ thống quản trị, điều 
hành; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông 
tin; Thoái vốn đầu tư trong những lĩnh vực kinh 
doanh kém hiệu quả hoặc rủi ro cao; Triển khai 
quyết liệt việc áp dụng các chuẩn mực Basel II 
trong các NHTM.
Bốn là, nội dung thanh tra, giám sát ngày càng 
mở rộng, hoàn thiện và phù hợp. Cụ thể, thanh 
tra, giám sát không chỉ dừng ở việc giám sát 
5 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
tuân thủ pháp luật, chấp hành các tỷ lệ, giới 
hạn an toàn hoạt động mà còn chú trọng đánh 
giá, cảnh báo rủi ro trong hoạt động của TCTD. 
Phạm vi giám sát được mở rộng, bao gồm cả 
các công ty con, chi nhánh của TCTD ở nước 
ngoài, sở hữu vốn, đầu tư tài chính của TCTD.
Năm là, cảnh báo sớm những rủi ro đối với 
TCTD ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, NHNN đã 
ứng dụng, phát triển và triển khai các công cụ 
giám sát giúp cảnh báo sớm rủi ro như mô hình 
dự báo tài chính (FPM), kiểm tra sức chịu đựng 
(Stress-testing), đo lường- đánh giá hiệu quả 
hoạt động (DEA) để phát hiện những xu hướng 
tiêu cực, cảnh báo sớm rủi ro và vi phạm pháp 
luật trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Sáu là, hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ, các 
chỉ số, các mô hình định lượng trong giám sát 
an toàn vi mô, vĩ mô đã được nghiên cứu, xây 
dựng và từng bước triển khai áp dụng phù hợp 
với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện 
thực tiễn của Việt Nam. Cụ thể, từ 2011 đến 
nay, NHNN đã tổ chức đánh giá toàn diện mô 
hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý, hạ 
tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng 
thời đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống 
thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo 
các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng 
quốc tế (BASEL); xây dựng hệ thống quy định 
về yêu cầu tối thiểu trong quản trị rủi ro tại các 
TCTD và Sổ tay thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro 
cũng được xúc tiến với việc thử nghiệm thanh 
tra, giám sát trên cơ sở rủi ro tại 1 NHTMCP để 
chỉnh sửa, hoàn chỉnh Sổ tay. 
Bảy là, các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển 
khai nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật, 
phù hợp với nội dung và kế hoạch thanh tra, 
kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra, giám sát và 
kiểm toán độc lập. Theo đó, NHNN đã ban 
hành nhiều quyết định xử phạt và văn bản cảnh 
báo vi phạm, yêu cầu TCTD thực hiện các biện 
pháp khắc phục; đồng thời, tiến hành đánh giá 
rủi ro của TCTD nhằm mục tiêu đánh giá đúng 
thực trạng hoạt động, mức độ an toàn, lành 
mạnh của TCTD, xác định TCTD yếu kém cần 
phải xử lý và đề xuất giải pháp cơ cấu lại phù 
hợp với điều kiện cụ thể của từng TCTD. Các 
kết luận thanh tra pháp nhân trong thời gian 
qua cũng đã đánh giá được rủi ro tài chính, ảnh 
hưởng đến các chỉ số an toàn vốn; chất lượng 
hoạt động quản trị điều hành, kiểm soát, kiểm 
toán nội bộ; đưa  ... n Trong khi đó, các 
tập đoàn Tài chính có thể hoạt động trên các 
lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, 
và sự tách bạch trong hoạt động giám sát đã 
làm cho công tác này kém hiệu quả. Mặt khác 
mô hình tổ chức bộ máy thanh tra, giám sát 
ngân hàng hiện nay cũng còn chồng chéo và 
chưa thật sự thống nhất giữa các vụ cục, chi 
nhánh các tỉnh, thành phố 
- Khuôn khổ pháp lý đảm bảo an toàn hoạt động 
của hệ thống các TCTD chưa tương đồng với 
thông lệ quốc tế, chủ yếu tập trung vào tính 
tuân thủ pháp luật, kiểm tra việc tuân thủ các 
quy định về tỷ lệ an toàn, nên hạn chế khả năng 
nhận biết, cảnh báo sớm về an toàn hệ thống, 
chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc thực 
hiện mục tiêu đảm bảo an toàn, ổn định tài 
chính của NHTW hiện đại. Các cơ chế chính 
sách, văn bản pháp quy liên quan đến công 
tác thanh tra cần phải tiếp tục chỉnh sửa, hoàn 
thiện, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt theo quy 
trình giám sát rủi ro tài chính đối với NHTM; 
quy trình đánh giá các NHTM theo tiêu chuẩn 
CAMELS... nhằm hỗ trợ và nâng cao chất 
lượng hoạt động thanh tra, giám sát. 
- Một số TCTD phát sinh vi phạm lớn nhưng 
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp 
6VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn, chưa có 
khả năng cảnh báo sớm, phòng ngừa rủi ro, đo 
đó, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều sai 
phạm trong hoạt động ngân hàng thời gian qua 
như các vụ đại án tham ô chiếm đoạt tài sản của 
ngân hàng như vụ án Ngân hàng Á châu (ACB, 
2012- 2014); vụ án Huyền Như (2013-2014); 
các vụ liên quan đến Ngân hàng Xây dựng hay 
Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Ocean Bank, 
Ngân hàng Đông Á...
- Chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, 
các TCTD có nhiều vi phạm, nhưng trong công 
tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời 
phát hiện để xử lý, ngăn chặn. Đặc biệt chất 
lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong 
việc phát hiện các tiềm ẩn rủi ro, chưa đánh 
giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các TCTD; chưa 
phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ 
thống; việc tổng hợp, xử lý thông tin và phối 
hợp của CQTTGSNH với Trung tâm Thông tin 
tín dụng (CIC) chưa phát huy được hiệu quả 
trong hoạt động giám sát của các TCTD.
- Chất lượng các báo cáo giám sát cũng như các 
văn bản cá biệt chưa đề xuất xử phạt vi phạm 
hành chính, các hành vi vi phạm hành chính của 
một số đối tượng giám sát ngân hàng theo quy 
định của pháp luật để điều chỉnh việc chấp hành 
chế độ thông tin, báo cáo của các TCTD.
- Việc khắc phục, chỉnh sửa, thực hiện kiến 
nghị sau thanh tra của một số TCTD kéo dài, 
chưa đúng tiến độ về thời gian yêu cầu, chưa 
kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm 
của đối tượng thanh tra không thực hiện kết 
luận chỉnh sửa sau thanh tra theo quy định.
- Các bước trong quy trình vẫn chú trọng đến 
hoạt động thanh tra tại chỗ và cụ thể đối với 
các NHTM mà chưa xây dựng được các báo cáo 
tổng thể mang tính cảnh báo trong hoạt động 
của NHTM. Vì vậy, theo đánh giá của IMF, 
việc thực hiện 4 bước như hiện nay có thể ảnh 
hưởng tới công tác phối hợp và trao đổi thông 
tin giữa các bộ phận thuộc CQTTGSNH và 
ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả thực thi công 
tác giám sát ngân hàng. Giám sát từ xa còn 
khó khăn trong việc tổng hợp, thu thập và xử 
lý thông tin, đặc biệt trong bối cảnh các chuẩn 
mực quốc tế về kế toán, kiểm toán chưa được 
áp dụng rộng rãi, nhất quán và thiếu hiệu lực 
cao do quy trình giám sát hiện nay chưa phải 
là quy trình khép kín như Ngân hàng Thế giới 
(WB) khuyến nghị và NHTW của nhiều nước 
trên thế giới đang thực hiện (bao gồm 13 bước 
cơ bản). 
- Thời gian hoàn thiện một cuộc thanh tra pháp 
nhân còn kéo dài, kết luận thanh tra chưa thể 
hiện được tính cập nhật. Thường thời gian 
thanh tra là 45 ngày làm việc. Sau khi kết thúc 
làm việc tại trụ sở chính và các chi nhánh của 
đối tượng thanh tra, thời gian lên báo cáo của 
từng đoàn viên, báo cáo của trưởng đoàn, đến 
khi người ra quyết định thanh tra ra dự thảo kết 
luận là cả một thời gian dài. Thực tế có nhiều 
đoàn đã kéo dài hơn 12 tháng là chưa đúng với 
quy định của Luật Thanh tra, làm cho kết luậ 
của thanh tra không còn tính cập nhật. 
- Theo đánh giá chung, do chưa có nhiều thời 
gian học hỏi và trau dồi kiến thức về hoạt động 
thực tiễn đối với nghiệp vụ ngân hàng nên trình 
độ, nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra, kiểm tra của 
một số cán bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu 
nhiệm vụ đề ra. Cán bộ thanh tra thiếu kỹ năng 
sử dụng các phần mềm của công nghệ thông tin 
do vậy không tự khai thác số liệu trên hệ thống 
của các TCTD; trình độ ngoại ngữ còn chưa đáp 
ứng được yêu cầu, nhất là đối với các hoạt động 
tài trợ thương mại, bảo lãnh, thanh toán với 
nước ngoài.
4. Một số khuyến nghị
Một là, tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức 
thanh tra giám sát ngân hàng. Trước mắt vẫn 
nên áp dụng mô hình hiện nay, mô hình mà 
CQTTGSNH tại chi nhánh NHNN Tỉnh, Thành 
phố chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn 
nghiệp vụ của CQTTGSNH tại NHNN Trung 
ương và chịu sự quản lý hành chính của chi 
nhánh NHNN Tỉnh, Thành phố, nhưng cần hoàn 
thiện theo hướng nâng cao tính tập trung thống 
nhất từ Trung ương đến địa phương. Đây là mô 
hình phù hợp với bối cảnh thị trường tài chính 
Việt Nam chưa thật phát triển, song cần thường 
xuyên đổi mới để tránh sự chồng chéo về chức 
năng, nhiệm vụ. Trong dài hạn nên hợp nhất 
chức năng thanh tra, giám sát của 3 lĩnh vực 
7 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thành một 
cơ quan duy nhất là Cơ quan Thanh tra, giám 
sát tài chính Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 
thủ đô Hà Nội và có 2 cục thanh tra, giám sát 
ngân hàng đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí 
Minh nhằm phù hợp với xu hướng hình thành 
và phát triển của các trung gian tài chính lưỡng 
tính (thực hiện đồng thời 3 nghiệp vụ trên), 
cũng như sự đa dạng hóa của các loại hình dịch 
vụ ngân hàng mới trên cơ sở áp dụng công nghệ 
thông tin, truyền thông hiện đại, đảm bảo theo 
kịp với thông lệ quốc tế. 
Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ 
thống văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, 
giám sát ngân hàng. Trước tiên, NHNN cần rà 
soát, bổ sung, sửa đổi các quy định, hướng dẫn 
trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết 
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, 
rửa tiền đảm bảo tuân thủ các quy định của 
pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của 
CQTTGSNH. Để đáp ứng yêu cầu tất yếu của 
quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nhằm điều 
chỉnh mô hình tăng trưởng, NHNN cần phối 
hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan 
hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường mua 
bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm của 
người đi vay, quyền hạn của chủ nợ; khuyến 
khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong 
và ngoài nước tham gia mua, bán nợ xấu, tài 
sản đảm bảo, qua đó góp phần minh bạch, lạnh 
mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh 
nghiệp và các TCTD, giảm thiểu được rủi ro 
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thường 
xuyên ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định 
liên quan đến quy trình thanh tra, phúc tra, công 
tác giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến 
hoạt động ngân hàng. 
Ba là, tập trung triển khai lộ trình thực hiện các 
chuẩn mực an toàn theo quy định của Basel II 
đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai rộng rãi 
phương pháp thanh tra, giám sát pháp nhân; 
kết hợp thanh tra, giám sát tuân thủ pháp luật 
với thanh tra, giám sát rủi ro và dần tiến tới áp 
dụng phương pháp thanh tra, giám sát an toàn 
vĩ mô và vi mô trên cơ sở rủi ro theo thông lệ, 
chuẩn mực quốc tế; từng bước xây dựng, củng 
cố cơ sở hạ tầng giám sát có hiệu quả để đảm 
bảo công tác giám sát thực sự trở thành công 
cụ hữu hiệu trong việc phát hiện, cảnh báo rủi 
ro và vi phạm pháp luật, đặc biệt là trong việc 
triển khai các chuẩn mực an toàn mới, thực 
hiện các biện pháp xử lý nợ xấu, nâng cao chất 
lượng tín dụng.
Bốn là, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phương 
án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các 
TCTD theo Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các 
TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-
2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1058/
QĐ-TTg ngày 1/3/20119/7/2017) và Nghị quyết 
42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của 
các TCTD, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, xử lý 
kịp thời theo đúng mục tiêu, định hướng và quy 
định của pháp luật. Nâng cao khả năng cảnh 
báo sớm của NHNN đối với những rủi ro tiềm 
ẩn mang tính hệ thống và ngăn chặn các hành 
vi vi phạm pháp luật ngành ngân hàng của các 
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; nâng 
cao chất lượng, số lượng và năng lực, đạo đức 
thực thi công vụ của đội ngũ thanh tra, giám sát 
ngành ngân hàng
Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 
thông qua các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, 
phát triển nguồn nhân lực cho thanh tra, giám 
sát ngân hàng. Nên có chương trình ưu tiên đào 
tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên gia về lĩnh vực 
này. Đồng thời, trang bị đầy đủ các phương tiện 
kỹ thuật làm việc, có bộ phận chuyên gia giàu 
kinh nghiệm để thường xuyên hỗ trợ.
Sáu là, tăng cường phối hợp giữa cơ quan thanh 
tra NHNN với các cơ quan chức năng trong 
quản lý, thanh tra, giám sát và xử lý các sai 
phạm tại các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước 
ngoài.
- Thanh tra NHNN cần phối hợp với Bảo hiểm 
tiền gửi Việt Nam trong việc trao đổi thông 
tin, thực hiện giám sát và xử lý các vấn đề khó 
khăn, rủi ro của các TCTD. Thanh tra NHNN 
cung cấp cho Bảo hiểm tiền gửi danh mục xếp 
hạng hàng năm của các TCTD, và danh mục các 
TCTD có nguy cơ mất an toàn, dẫn đến phá sản. 
Ngược lại, Bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm 
báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất, báo cáo kết quả 
kiểm tra, giám sát, xử lý các TCTD tham gia 
Bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của thanh tra.
- Thanh tra NHNN nên tăng cường phối hợp, 
8VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 195- Tháng 8. 2018
chia sẻ thông tin với các đơn vị kiểm toán độc 
lập thực hiện kiểm toán các TCTD. 
- Thanh tra NHNN nên xây dựng một mối quan 
hệ chặt chẽ với kiểm soát nội bộ của các TCTD, 
hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao 
chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống kiểm 
soát nội bộ tại các TCTD.
- Tăng cường hơn nữa sự phối hợp với thanh tra 
Chính phủ, thanh tra các Tỉnh, Thành phố và 
các cơ quan có liên quan. 
Bảy là, một số giải pháp khác:
- Công tác thanh tra, giám sát vẫn phải hỗ trợ 
tích cực cho công tác cơ cấu lại, xử lý nợ xấu, 
và kiểm soát sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân 
hàng theo qui định của pháp luật nhằm đánh 
giá đúng sự an toàn, lành mạnh, chất lượng tín 
dụng và thực trạng tài chính của TCTD để có 
biện pháp xử lý theo đúng mục tiêu, định hướng 
và quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ 
với chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính 
sách vĩ mô khác để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm 
soát lạm phát, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh 
tế ở mức hợp lý; bảo đảm an toàn thanh khoản 
cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại 
hối.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện 
đại trong hoạt động thanh tra, giám sát. Trong 
đó, hệ thống thông tin hiện đại cần thực hiện ít 
nhất 5 cấu phần chính, tương ứng với việc xây 
dựng 5 hệ thống giám sát hỗ trợ quá trình thu 
thập và xử lý thông tin từ phía các TCTD, gồm: 
Hệ thống giám sát an toàn vĩ mô; Hệ thống chỉ 
tiêu giám sát xếp hạng TCTD theo CAMELS; 
Hệ thống giám sát vĩ mô; Hệ thống “cảnh báo 
sớm”; Hệ thống quản lý thanh tra, giám sát.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và 
bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức cán 
bộ ngân hàng về khiếu nại, tố cáo, đồng thời 
tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành 
chủ trương, chính sách, pháp luật về khiếu nại, 
tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tội phạm 
trong ngành Ngân hàng; Tiếp tục đổi mới công 
tác cấp phép theo hướng đơn giản hóa thủ tục 
hành chính, tăng cường hậu kiểm và giám sát 
việc đáp ứng đầy đủ, thường xuyên các điều 
kiện cấp phép; Nâng cao hiệu quả công tác 
phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ 
khủng bố trên cơ sở hiện đại hóa hệ thống công 
nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu. ■
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Đoàn Thanh Hà (2016), “Tăng cường giám sát đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Tài chính 
kỳ 2 tháng 2/2016
2. Lê Ngọc Lân và Bùi Thị Thanh Tình (2013), “Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 110/2013.
3. Nguyễn Hữu Nghĩa (2015), “Thanh tra, giám sát ngân hàng và nhiệm vụ đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống”, Đặc san 
Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2015.
4. Nguyễn Thị Phụng và nhóm nghiên cứu (2017), “Thực trạng và giải pháp công tác thanh tra đối với các tổ chức tín dụng 
trong nước ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 23, tháng 12/2017.
5. Báo cáo thường niên của NHNN các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 và 2016.
6. Công trình nghiên cứu khoa học: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các TCTD 
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng số 8, tháng 4/2015.
7. Quyết định 369/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/02/2013 về phê duyệt “Chiến lược phát triển Ngân hàng 
Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
Thông tin tác giả
9 VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 195- Tháng 8. 2018
Hà Thị Sáu, Tiến sỹ
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Email: sauht@hvnh.edu.vn
Vũ Mai Chi, Thạc sỹ
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Email: chivm@hvnh.edu.vn
Summary
The Banking inspection and supervision of the State Bank of Viet Nam and some recommendations
In the recent years, the banking inspection and supervision of the State Bank of Viet Nam (SBV) has been 
acknowledged being renewed and strengthened, improving the legal system with regards to banking 
safety, increasing the quantity as well as the quality of supervisions, which be contributed to the reconstruction, 
non-performing loan (NPLs) resolution and strengthening cross-ownership control at credit institutions in order to 
contribute significantly to the renewal and development of the banking industry, ensuring the safety and the whole 
development of credit institutions and the financial system.
However, there are still many inadequacies and limitations in the banking inspection and supervision which 
related to: not high quality regarding to remote supervisation of SBV, undefined the potentially systemic risk for 
credit institutions, unsupported the system alert function, the problem of the combination between the remote 
supervision and the spot inspection, organization of inspection apparatus, qualification of inspectors This study 
will estimate the banking inspection and supervision in the period from 2011 to 2017, as the result of this the writer 
will give some recommendations for SBV.
Keywords: Inspection, supervision; restructuring; NPLs.. 
Sau Thi Ha, PhD.
Chi Mai Vu, MEc.
Organization of all: Banking Faculty, Banking Academy

File đính kèm:

  • pdfhoat_dong_thanh_tra_giam_sat_ngan_hang_cua_ngan_hang_nha_nuo.pdf