IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và khả năng áp dụng trong kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên ở Việt Nam

Trên thế giới, việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên đã trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách đãi ngộ mà doanh nghiệp dành cho các nhà quản lý cấp cao và người lao động. Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động này cũng càng ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra trong xu hướng hội nhập kế toán quốc tế là các doanh nghiệp nên kế toán hoạt động phát hành cổ phiếu này như thế nào? Thông qua việc phân tích quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và thực trạng kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam, đồng thời phân tích các đặc điểm của việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam, bài viết đã chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS 02 trong kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi và nên được tiến hành sớm

pdf 7 trang yennguyen 11880
Bạn đang xem tài liệu "IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và khả năng áp dụng trong kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và khả năng áp dụng trong kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên ở Việt Nam

IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và khả năng áp dụng trong kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên ở Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN30 Số 127 - tháng 5/2018
IFRs 02 “GIAO DÒCH THANH TOAÙN DÖÏA TREÂN 
COÅ PHIEÁU” VAØ KHAÛ NAêNG AÙP DUÏNG TRONG
KEÁ TOAÙN PHAÙT HAØNH COÅ PHIEÁU
CHO NHAÂN VIEÂN ÔÛ VIEÄT NAM
ThS. NGUYỄN THị THANH LOAN*
* Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngoại thương
Trên thế giới, việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên đã trở thành một công cụ quan trọng trong chính sách đãi ngộ mà doanh nghiệp dành cho các nhà quản lý cấp cao và người lao động. Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động này cũng càng ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng. Vấn đề đặt ra trong xu hướng hội nhập kế toán quốc tế là 
các doanh nghiệp nên kế toán hoạt động phát hành cổ phiếu này như thế nào? Thông qua việc phân tích 
quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 02 “Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu” và thực trạng 
kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam, đồng thời phân tích các đặc điểm của việc phát 
hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam, bài viết đã chỉ ra rằng việc áp dụng IFRS 02 trong kế toán phát 
hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt Nam là hoàn toàn khả thi và nên được tiến hành sớm.
Từ khóa: Giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu, kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên, phát 
hành cổ phiếu cho nhân viên.
IFRS 02 “Share-based Payment Transaction” and the possibility of applying in accounting for issuing 
shares to employees in Vietnam
The issue of employee stock has become an important tool in the corporate compensation policy for 
senior managers and employees worldwide. In Vietnam, for the past 10 years, this activity has also become 
increasingly popular and tends to increase. The issue in the trend of international accounting integration 
is how businesses should account for the issuance of this stock? By analyzing the provisions of IFRS 02 
“Share-based Payment Transaction” and the accounting status of issuing shares to employees in Vietnam, 
and analyzing the characteristics of the issuance of shares to employees in Vietnam, the article points out 
that the application of IFRS 02 in the accounting of issuing shares to employees in Vietnam is entirely 
feasible and should be conducted soon.
key words: Stock-based payment, stock-issuing, employee stock issuance.
1. kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên 
tại Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam chưa có một chuẩn mực 
kế toán hoặc văn bản pháp lý nào hướng dẫn kế 
toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên. 
Chỉ duy nhất có hai điều luật chính điều chỉnh 
hoạt động phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại 
Việt Nam là Điều 35 và Điều 36 trong Thông tư 
162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Điều 35 đề 
cập tới “Điều kiện phát hành cổ phiếu theo chương 
trình lựa chọn cho người lao động trong công ty”. 
Điều 36 đề cập tới “Tài liệu báo cáo phát hành cổ 
phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao 
động trong công ty”. Trong đó Điều 35 yêu cầu 
“công ty phải có đủ nguồn vốn thực hiện căn cứ 
báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán từ các 
nguồn sau đây:
a) Thặng dư vốn;
b) Quỹ đầu tư phát triển;
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 31Số 127 - tháng 5/2018
c) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối;
d) Quỹ khác (nếu có) được sử dụng để bổ sung 
vốn điều lệ theo quy định của pháp luật”. Và Điều 
36 quy định Tài liệu báo cáo phát hành cổ phiếu 
theo chương trình lựa chọn cho người lao động 
gồm “Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc 
Hội đồng quản trị thông qua tiêu chuẩn và danh 
sách người lao động được tham gia chương trình, 
nguyên tắc xác định giá bán, nguyên tắc xác định 
số cổ phiếu được phân phối cho từng đối tượng và 
thời gian thực hiện”.
Từ quy định pháp lý như vậy có thể thấy 2 hình 
thức phát hành cổ phiếu cho nhân viên mà luật 
pháp Việt Nam hiện thừa nhận là: phát hành quyền 
chọn và phát hành cổ phiếu thưởng. Và cũng chính 
quy định này dẫn đến thực trạng khi phát hành 
quyền chọn hay cổ phiếu thưởng cho nhân viên, 
doanh nghiệp thường hạch toán như một nghiệp 
vụ phát hành cổ phiếu thông thường.
Ví dụ 1: Công ty cổ phần dịch vụ và xây dựng 
địa ốc đất xanh (DXG) phát hành 3.000.000 cổ 
phần phổ thông từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa 
phân phối để thưởng cho cán bộ công nhân viên. 
Số cổ phần này bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm 
kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành. 
Theo đó, công ty hạch toán việc phát hành số cổ 
phiếu thưởng này như sau:
Nợ TK Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối: 
30.000.000.000 VNĐ
Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 30.000.000.000 
VNĐ
Ví dụ 2: Công ty cổ phần dầu thực vật Tường 
An (TAC) phát hành 1.613.316 cổ phiếu với giá 
27.000 đồng/cổ phần theo chương trình lựa chọn 
cho người lao động. Số cổ phần này sẽ bị hạn chế 
chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết 
thúc đợt phát hành. 
Tháng 9/2017 Công ty hoàn thành việc thu tiền 
từ nhân viên tham gia chương trình, khi đó, công 
ty hạch toán:
Nợ TK Tiền gửi ngân hàng: 43.559.532.000 
VNĐ
Có TK Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 16.133.160.000 
VNĐ
Có TK Thặng dư vốn cổ phần: 27.426.372.000 
VNĐ
Chi phí phát hành cổ phần:
Nợ TK Thặng dư vốn cổ phần: 120.055.000 
VNĐ
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN32 Số 127 - tháng 5/2018
Có TK Tiền gửi ngân hàng: 120.055.000 VNĐ
2. kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên 
theo IFRS 02
2.1. Phạm vi của IFRS 02
Chuẩn mực này đưa ra yêu cầu về kế toán các 
giao dịch mà trong đó doanh nghiệp mua hàng 
hóa, dịch vụ từ đối tác (có thể là nhà cung cấp hoặc 
nhân viên) và trả bằng công cụ vốn (cổ phần) của 
doanh nghiệp mình. Giao dịch này còn gọi là giao 
dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu và bao gồm 3 
nhóm như sau:
• Nhóm 1: Giao dịch thanh toán dựa trên cổ 
phiếu tất toán bằng công cụ vốn (Equity -settled 
share-based payment transaction). Trong nhóm 
giao dịch này, công ty nhận hàng hóa hoặc dịch vụ 
và trả bằng công cụ vốn (cổ phiếu hoặc quyền chọn 
mua cổ phiếu) của công ty mình.
• Nhóm 2: Giao dịch thanh toán dựa trên cổ 
phiếu tất toán bằng tiền (Cash -settled share-based 
payment transaction). Trong nhóm giao dịch này, 
khi nhận hàng hóa, dịch vụ, giá trị khoản nợ của 
công ty với người cung cấp hàng hóa, dịch vụ được 
xác định dựa trên giá các công cụ vốn của công ty.
• Nhóm 3: Giao dịch thanh toán dựa trên cổ 
phiếu có thể lựa chọn tất toán bằng tiền hoặc công 
cụ vốn). Tương tự như 2 nhóm giao dịch trên 
nhưng việc thanh toán có thể thực hiện bằng tiền 
hoặc công cụ vốn.
Như vậy, IFRS 02 không chỉ điều chỉnh những 
giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu giữa doanh 
nghiệp và nhân viên, mà còn có thể là giao dịch 
giữa doanh nghiệp với đối tác khác.
2.2. Nội dung của IFRS 02 về kế toán phát hành 
cổ phiếu cho nhân viên
Do phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại Việt 
Nam chủ yếu được tiến hành dưới hình thức quyền 
chọn và cổ phiếu thưởng (là các giao dịch nhóm 1) 
cho nên bài viết cũng tập trung vào các quy định 
của IFRS 02 về kế toán giao dịch thanh toán dựa 
trên cổ phiếu và tất toán bằng công cụ vốn. Cụ thể 
như sau:
- Về ghi nhận:
Công ty phải ghi nhận hàng hóa hoặc dịch vụ 
nhận được từ giao dịch thanh toán dựa trên cổ 
phiếu khi công ty nhận được hàng hóa hay dịch vụ 
đó. Hàng hóa hoặc dịch vụ nhận được trong giao 
dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu phải được ghi 
nhận là chi phí của doanh nghiệp trừ khi chúng đủ 
tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản.
Nếu hàng hóa dịch vụ nhận được trong trường 
hợp giao dịch được tất toán bằng công cụ vốn thì 
công ty phải ghi nhận một khoản tăng tương ứng 
trong vốn chủ sở hữu.
- Về đo lường
Công ty phải sử dụng giá trị hợp lý của hàng 
hóa, dịch vụ nhận được để ghi nhận hàng hóa, dịch 
vụ nhận về, đối ứng với sự gia tăng trong vốn chủ 
sở hữu. 
Nếu giá trị của hàng hóa, dịch vụ nhận được 
không được đo lường một cách đáng tin cậy thì 
doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị hợp lý của công 
cụ vốn được phát hành.
Khi cổ phiếu, quyền chọn hoặc các công cụ vốn 
khác được phát hành cho nhân viên như một phần 
của đãi ngộ, thông thường sẽ không thể xác định 
được giá trị hợp lý của dịch vụ nhận về. Vì vậy, 
công ty sẽ tham chiếu tới giá trị hợp lý của công cụ 
vốn được phát hành. GTHL của các công cụ vốn 
này được xác định tại ngày phát hành và không 
thay đổi trong suốt thời gian chuyển quyền sau đó.
- Về phân bổ chi phí khi nhận dịch vụ từ đối tác 
(ở đây là nhân viên)
Khi công cụ vốn được phát hành, chúng có thể 
được trao quyền ngay lập tức, nhưng thông thường 
là bên đối tác sẽ phải hoàn thành một số điều kiện 
trước khi được trao quyền. Ví dụ như nhân viên 
phải làm việc đủ 3 năm trước khi được trao quyền. 
Do vậy sẽ dẫn tới 2 trường hợp:
Nếu công cụ vốn đã phát hành được trao quyền 
ngay mà không có điều kiện gì thì coi như dịch vụ 
đã hoàn thành. Doanh nghiệp phải ghi nhận toàn 
bộ chi phí phát sinh đối ứng với sự gia tăng vốn chủ 
sở hữu tại ngày công cụ vốn được phát hành.
Nếu công cụ vốn đã phát hành không được trao 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 127 - tháng 5/2018
quyền cho đến hết 1 thời gian xác định thì doanh 
nghiệp phải coi như dịch vụ được thực hiện trong 
suốt thời kỳ trao quyền, từ đó ước lượng chi phí 
lương tương ứng. Ví dụ: nếu một nhân viên chỉ mới 
cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian là 1/3 kì 
chuyển quyền thì chi phí lương được ghi nhận là 
GTHL của 1/3 lượng quyền chọn ước tính được 
trao quyền.
Tại ngày trao quyền, công ty phải điều chỉnh lại 
ước lượng bằng với số công cụ vốn thực tế được 
trao quyền.
Sau ngày trao quyền, công ty không điều chỉnh 
gì thêm liên quan tới tổng vốn chủ sở hữu. Nhưng 
điều này không ngăn cản việc chuyển dịch giữa các 
thành phần trong vốn chủ sở hữu.
Ví dụ: Vào ngày 1/1/20X1, công ty A phát hành 
40.000 quyền chọn cho 400 nhân viên (100 quyền 
chọn/người). Mỗi một quyền chọn được phát 
hành có điều kiện là nhân viên phải còn làm việc 
tới ngày 31/12/X3. Giá trị hợp lý của mỗi quyền 
chọn là 20 USD.
Trong năm 20X1 có 20 nhân viên nghỉ việc và 
doanh nghiệp ước tính rằng 20% số nhân viên sẽ 
nghỉ việc trong khoảng thời gian 3 năm.
Trong năm 20X2 có thêm 25 nhân viên nghỉ 
việc và doanh nghiệp ước tính rằng 25% số nhân 
viên sẽ nghỉ việc trong khoảng thời gian 3 năm.
Trong năm 20X3 có thêm 10 nhân viên nghỉ việc.
Giá thực hiện quyền chọn là 1.5 USD, mệnh giá 
1 USD
Như vậy, doanh nghiệp sẽ tính toán chi phí thù 
lao phát sinh mỗi năm như sau:
Chi phí thù lao dồn tích tại thời 
điểm cuối năm (USD)
Chi phí thù lao trong năm 
(USD)
20X1 (40,000 * 80% * 20 * 1/3) 213.333 213.333
20X2 (40,000 * 75% * 20 * 2/3) 400,000 186.667
20X3 (34,500 * 20) 690.000 290.000
Đối với quyền chọn mua cổ phần phát hành cho 
nhân viên, do IFRS 02 chỉ quy định đồng thời với 
việc ghi nhận tài sản, dịch vụ nhận về kế toán sẽ 
phải ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng (nếu giao 
dịch tất toán bằng công cụ vốn), mà không đề cập 
tới tài khoản cụ thể trong vốn chủ sở hữu, nên các 
quốc gia thường ghi nhận phần vốn tăng lên này ở 
1 tài khoản riêng thuộc vốn chủ sở hữu. Tài khoản 
này có thể có tên là: Quyền chọn chưa hết hạn cho 
nhân viên (ở Ấn Độ) hay Thặng dư vốn cổ phần – 
quyền chọn chưa hết hạn (Canada)
Và hạch toán như sau:
- Tại ngày 31/12/X1:
Nợ TK Chi phí thù lao: 213.333 USD
Có TK Vốn chủ sở hữu – quyền chọn chưa hết 
hạn: 213.333 USD
- Tại ngày 31/12/X2:
Nợ TK Chi phí thù lao: 186.667 USD
Có TK Vốn chủ sở hữu – quyền chọn chưa hết 
hạn: 186.667 USD
- Tai ngày 31/12/X3:
Nợ TK Chi phí thù lao: 290.000 USD
Có TK Vốn chủ sở hữu – quyền chọn chưa hết 
hạn: 290.000 USD
- Khi phát hành cổ phiếu:
Nợ TK Tiền (34.500 * 1.5): 51.750 USD
Nợ TK Vốn chủ sở hữu – quyền chọn chưa hết 
hạn: 690.000 USD
Có TK Vốn góp chủ sở hữu (34.500 * 1): 34.500 
USD
Có TK Thặng dư vốn cổ phần: 707.250 USD
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 127 - tháng 5/2018
3. Thực trạng phát hành cổ phiếu cho nhân 
viên tại các công ty niêm yết Việt Nam 
Phát hành cổ phiếu cho nhân viên đã không còn 
xa lạ ở Việt Nam. Nếu như năm 2006, chỉ mới có 1 
công ty niêm yết công bố phát hành cổ phiếu cho 
nhân viên thì đến năm 2010 số công ty công bố 
đã tăng lên thành 153 công ty. Theo đà giảm của 
thị trường chứng khoán, số lượng công ty công 
bố thực hiện phát hành cổ phần cho nhân viên tại 
Việt Nam giảm trong 4 năm tiếp theo, nhưng cùng 
với sự khởi sắc của thị trường chứng khoán, trong 
3 năm trở lại đây, số lượng công ty niêm yết công 
bố chương trình có xu hướng gia tăng (năm 2015, 
2016, 2017 số công ty công bố chương trình tương 
ứng là 68, 74 và 80 công ty). 
Việc phát hành cổ phiếu cho nhân viên của các 
công ty niêm yết Việt Nam được tiến hành dưới hai 
hình thức: cổ phiếu thưởng hoặc quyền chọn mua 
cổ phiếu. Trong đó, hình thức quyền chọn mua cổ 
phiếu được sử dụng phần lớn trong các đợt phát 
hành (được sử dụng trong hơn 60% số đợt phát 
hành trong năm 2017). Điều này có thể thấy ở bảng 
dưới đây:
Bảng 1: Hình thức sử dụng trong các đợt phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại các công ty niêm yết Việt Nam năm 
2015, 2016, 2017
2015 2016 2017
Công ty Tỷ lệ Công ty Tỷ lệ Công ty Tỷ lệ
Cổ phiếu thưởng 24 35.3% 27 36.5% 25 31.3%
Quyền chọn 44 64.7% 47 63.5% 55 68.7%
Tổng 68 100% 74 100% 80 100%
Nguồn: Dữ liệu cung cấp bởi Stoxplus
Quy trình cơ bản để phát hành quyền chọn mua 
cổ phần cho nhân viên sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Công ty phát hành quyền chọn cho nhân 
viên tại ngày phát hành (grant- date). Ngày phát 
hành là ngày mà công ty và nhân viên thuộc đối 
tượng được công ty phát hành cùng đồng ý những 
thỏa thuận liên quan tới giao dịch này (IFRS 02). 
Tại ngày phát hành nhân viên thường chưa nhận 
được quyền chọn mua cổ phần ngay. Họ chỉ nhận 
được quyền chọn sau khi đã hoàn thành một số 
điều kiện nhất định gọi là điều kiện trao quyền. ví 
dụ như nhân viên phải làm việc cho công ty trong 
3 năm tiếp theo.
Bước 2: Công ty trao quyền chọn cho nhân viên 
khi kì chuyển quyền kết thúc. Tại ngày trao quyền 
(vesting date) nhân viên sẽ chính thức được trao 
quyền nếu hoàn thành các điều kiện trao quyền do 
công ty đưa ra.
Bước 3: Nhân viên lựa chọn thực hiện hay không 
thực hiện quyền chọn mua cổ phần trong kỳ thực 
hiện quyền (exercising period)
Sau ngày trao quyền, nhân viên có thể thực hiện 
quyền của mình để mua cổ phiếu trong khoảng 
thời gian giới hạn đã được xác định trước.
Thông thường trên thế giới, quyền chọn thường 
được phát hành kèm với một số điều kiện nhất định 
và kì chuyển quyền vì vậy mà thường tương đối dài 
(trên 1 năm). Tuy nhiên, ở Việt Nam, quyền chọn 
thường được phát hành cho nhân viên mà không 
đi kèm điều kiện, công ty phát hành đồng thời trao 
quyền chọn luôn cho nhân viên, do vậy thời gian 
từ lúc công ty ra thông báo phát hành quyền chọn 
tới lúc nhân viên thực hiện xong quyền chọn mua 
cổ phần thường ngắn (dưới 1 năm). Ví dụ như: 
năm 2017, 52 công ty niêm yết công bố và báo cáo 
hoàn thành xong việc phát hành cổ phần cho nhân 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 127 - tháng 5/2018
viên trong vòng 7 tháng (chiếm tỷ trọng 65% số 
công ty).
Một đặc điểm nữa của quyền chọn ở Việt Nam 
là giá phát hành thường bằng mệnh giá hoặc cao 
hơn mệnh giá nhưng thấp hơn giá trị thị trường 
rất nhiều. Như trong năm 2017, có 73 công ty niêm 
yết công bố và đã phát hành cổ phiếu cho nhân 
viên thì 23 công ty phát hành cổ phiếu thưởng (giá 
phát hành là 0 đồng), 35 công ty phát hành bằng 
mệnh giá (10.000 đồng), chỉ có 15 công ty phát 
hành cao hơn mệnh giá nhưng thấp hơn giá trị thị 
trường. Công ty phát hành quyền chọn với giá cao 
nhất trong 73 công ty này là TLG phát hành với 
giá 30.000 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên giá thị trường 
của cổ phiếu này trong khoảng thời gian thực hiện 
quyền luôn trên 90.000 đồng/cổ phiếu.
4. Sự cần thiết và các yếu tố thuận lợi cho việc 
thưc hiện IFRS 02 tại Việt Nam
Khi IFRS 02 chưa được ban hành, đang được 
đem ra để thảo luận, có rất nhiều ý kiến trái chiều 
không ủng hộ quan điểm của IFRS 02. Ví dụ như: 
Khi công ty phát hành cổ phiếu cho nhân viên thì 
không bị mất tiền cũng như tài sản nào, do vậy 
công ty không nên ghi nhận chi phí khi phát hành. 
Nếu ghi nhận chi phí thù lao khi phát hành thì sẽ 
làm EPS của công ty giảm mạnh do lợi nhuận của 
doanh nghiệp giảm và số cổ phần hiện hành sẽ 
tăng lên. Hay như lo ngại rằng nếu doanh nghiệp 
bị yêu cầu ghi nhận chi phí khi phát hành thì sẽ làm 
các doanh nghiệp mất động lực, không thực hiện 
phát hành cổ phiếu cho đối tác nữa. Tuy nhiên, đáp 
lại những lập luận này, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán 
Quốc tế đã phản bác lại như sau: Thứ nhất, giao 
dịch giữa doanh nghiệp và người lao động đã thực 
sự xảy ra, người lao động đã cung cấp dịch vụ cho 
công ty để đổi lại số cổ phần hoặc quyền chọn mua 
cổ phần của công ty. Thứ hai, đúng là EPS của công 
ty sẽ giảm nhưng điều này là phản ánh đúng bản 
chất của vấn đề. Cuối cùng, nếu doanh nghiệp vì bị 
yêu cầu phải ghi nhận chi phí mà không tiến hành 
các kế hoạch phát hành cổ phiếu cho nhân viên, 
chứng tỏ rằng yêu cầu ghi nhận của kế toán đã chỉ 
ra ảnh hưởng kinh tế của hoạt động này tới doanh 
nghiệp. Và do vậy, sau khi nhận được ý kiến phản 
hồi từ các nước G4+1, ngày 19/02/2004, IFRS 02 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 127 - tháng 5/2018
được ban hành. Cho tới nay IFRS 02 đã được đưa 
vào thực tế trên 10 năm.
Theo thống kê của IASB, hiện các chuẩn mực 
kế toán quốc tế đang được 97 quốc gia yêu cầu tất 
cả các doanh nghiệp áp dụng, 9 quốc gia yêu cầu 1 
bộ phận doanh nghiệp phải áp dụng, 25 quốc gia 
cho phép doanh nghiệp áp dụng IFRS, chỉ 23 quốc 
gia không cho phép áp dụng IFRS và 21 quốc gia 
không có thị trường chứng khoán.
Như vậy, có thể thấy IFRS 02 đã được rất nhiều 
nước trên thế giới áp dụng từ lâu. Trong xu thế hội 
nhập kinh tế toàn cầu, để giúp thị trường chứng 
khoán thu hút được dòng vốn ngoại, các doanh 
nghiệp Việt Nam cũng nên lập BCTC theo IFRS 
02 và các chuẩn mực kế toán quốc tế khác để tăng 
cường tính minh bạch, thống nhất giữa BCTC Việt 
Nam và quốc tế.
Khi áp dụng IFRS 02 chắc chắn doanh nghiệp 
sẽ gặp nhiều khó khăn, trong đó lo ngại lớn nhất 
liên quan tới việc định giá công cụ vốn. Vì IFRS 02 
yêu cầu doanh nghiệp phải tính toán chi phí thù lao 
dựa trên giá trị hợp lý của quyền chọn tại ngày phát 
hành, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng 
các mô hình định giá quyền chọn như: mô hình 
Black-scholes, phương pháp binominal hay phương 
pháp Monte-Carlo. Do trình độ hạn chế, kế toán 
viên không nắm rõ được những kỹ thuật phức tạp 
này. Hay doanh nghiệp lo ngại rằng việc định giá 
này dựa trên rất nhiều giả định phức tạp, mà nếu 
chỉ cần giả định sai, thì chi phí ghi nhận thay đổi 
là rất lớn... Tuy nhiên, với đặc điểm hoạt động phát 
hành cổ phiếu cho nhân viên ở Việt Nam như: Chỉ 
phát hành cổ phiếu thưởng và quyền chọn mua cổ 
phiếu, quyền chọn mua cổ phiếu thường được phát 
hành không kèm điều kiện, đời sống (thời gian từ 
lúc quyền chọn được phát hành tới khi quyền chọn 
được thực hiện) của quyền chọn ngắn, thì các rủi 
ro liên quan tới định giá quyền chọn cũng không 
nhiều, doanh nghiệp có thể dễ dàng định giá quyền 
chọn dễ dàng hơn. Do vậy, theo ý kiến của tác giả, 
việc áp dụng IFRS 02 để kế toán hoạt động phát 
hành cổ phiếu cho nhân viên là hoàn toàn có thể.
5. kết luận
Bài nghiên cứu đã chỉ ra những quy định của 
chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 02 “Giao dịch 
thanh toán dựa trên cổ phiếu” trong kế toán giao 
dịch phát hành cổ phiếu cho nhân viên và thực 
trạng kế toán phát hành cổ phiếu cho nhân viên 
tại Việt Nam. Bên cạnh đó, bằng việc phân tích 
những đặc điểm của giao dịch phát hành cổ phiếu 
cho nhân viên tại Việt Nam như: chỉ phát hành cổ 
phiếu thưởng và quyền chọn mua cổ phiếu, quyền 
chọn mua cổ phiếu thường được phát hành không 
kèm điều kiện, đời sống của quyền chọn ngắn, bài 
viết đã khẳng định việc áp dụng IFRS 02 để kế toán 
hoạt động phát hành cổ phiếu cho nhân viên tại 
Việt Nam là hoàn toàn có thể và nên được tiến 
hành sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Accounting Standards Boards 
(IASB), IFRS 02 “Share based payment”;
2. Bộ Tài chính, Thông tư 162/2015/TT-BTC 
hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra 
công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, 
phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, 
bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai 
cổ phiếu;
3. Ngô Thị Mỹ Duyên, “Vận dụng IFRS 02 trong 
kế toán quyền chọn mua cổ phiếu dành cho 
nhân viên tại các công ty cổ phần niêm yết 
Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại 
học Kinh tế tp. Hồ Chí Minh, 2014;
4. Website: https://www.iasplus.com/en-us/
standards/ifrs-usgaap/esop;
5. Website: 
en/student/exam-support-resources/
professional-exams-study-resources/p2/
technical-articles/ifrs2.html.
Ngày nhận bài lần 1: 16/4/2018
Ngày duyệt đăng: 1/5/2018

File đính kèm:

  • pdfifrs_02_giao_dich_thanh_toan_dua_tren_co_phieu_va_kha_nang_a.pdf