Kế toán mất mát, hao hụt hàng hoá: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp thương mại

TÓM TẮT

Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá là một bộ phận tài sản quan trọng trong hoạt động

của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp cần sử dụng hữu hiệu hệ thống công cụ quản lý để

nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp thương mại còn gặp

nhiều khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng hàng hóa mất mát, hao hụt ở khâu nào và hạch toán ra

sao? Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân phát sinh và hạch toán đúng các khoản hàng hóa mất mát,

hao hụt là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp thương mại tăng cường khả năng quản lý hàng hóa và

phân định trách nhiệm quản lý hàng hóa.

pdf 6 trang yennguyen 8940
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán mất mát, hao hụt hàng hoá: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán mất mát, hao hụt hàng hoá: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp thương mại

Kế toán mất mát, hao hụt hàng hoá: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp thương mại
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
25 
KẾ TOÁN MẤT MÁT, HAO HỤT HÀNG HOÁ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
Đỗ Thị Thu Hằng*, Trần Tuấn Anh, Hoàng Thị Thu 
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hoá là một bộ phận tài sản quan trọng trong hoạt động 
của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp cần sử dụng hữu hiệu hệ thống công cụ quản lý để 
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp thương mại còn gặp 
nhiều khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng hàng hóa mất mát, hao hụt ở khâu nào và hạch toán ra 
sao? Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân phát sinh và hạch toán đúng các khoản hàng hóa mất mát, 
hao hụt là rất cần thiết, giúp doanh nghiệp thương mại tăng cường khả năng quản lý hàng hóa và 
phân định trách nhiệm quản lý hàng hóa. 
Từ khóa: Kế toán mất mát - hao hụt hàng hóa, doanh nghiệp thương mại 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Hao hụt và mất mát hàng hóa là sự giảm mất 
một phần về vật chất của hàng hoá phát sinh 
trong quá trình bảo quản vận chuyển và lưu 
thông hàng hoá. Hai vấn đề này luôn đi liền 
với nhau. Tuỳ theo đặc tính lí, hoá của từng 
loại hàng, hoặc do ảnh hưởng của các điều 
kiện khách quan (mưa, gió, lụt, bão, nóng, 
ẩm,vận chuyển, bốc dỡ), hao hụt hàng hóa 
được chia thành hao hụt định mức và hao hụt 
ngoài định mức. Hao hụt định mức được 
chính thức quy định cho từng loại hàng trên 
cơ sở phân tích khoa học các đặc tính lí, hoá 
và tác động của các yếu tố tự nhiên đến các 
loại hàng đó và được hạch toán vào chi phí 
lưu thông. Hao hụt ngoài định mức là hao hụt 
vượt quá mức quy định cho phép, không được 
hạch toán vào chi phí lưu thông. Giảm tỉ lệ 
hao hụt hàng hóa là một biện pháp quan trọng 
để giảm giá thành và phí lưu thông; đây là 
một tiêu chí quan trọng mà người quản lí phải 
phấn đấu thực hiện bằng các biện pháp cải 
tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí trong các khâu 
bảo quản, vận chuyển, lưu thông. Đối với các 
doanh nghiệp, việc đối mặt với hao hụt, mất 
mát hàng hòa là chuyện thường gặp và đòi hỏi 
phải xử lý cho đúng các quy định về kế toán. 
Quá trình hoạt động kinh doanh của các 
doanh nghiệp thương mại, có thể phát sinh 
hao hụt, mất mát hàng hóa ở cả khâu mua 
* Email: dohang.tueba@gmail.com 
hàng, khâu bán hàng và khâu bảo quản ở kho 
hàng. Hàng hóa hao hụt, mất mát có thể do 
nhiều nguyên nhân khác nhau, trị giá hàng 
hóa hao hụt, mất mát có thể trong định mức 
hoặc ngoài định mức. Kế toán khoản hao hụt, 
tổn thất hàng hóa một cách hợp lý là vấn đề 
rất cần thiết, đảm bảo cho việc tăng cường 
quản lý hàng hóa trong các doanh nghiệp 
thương mại. 
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN TẠI 
ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HAO HỤT VÀ MẤT 
MÁT HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH 
NGHIỆP THƯƠNG MẠI 
Theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt 
Nam (VAS) số 02 “Hàng tồn kho” và quy định 
của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành 
theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, mọi 
trường hợp phát hiện hao hụt, mất mát hàng 
hóa ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh, phần 
thiệt hại quy được trách nhiệm, bắt tổ chức, cá 
nhân chịu trách nhiệm bồi thường, kế toán 
hạch toán vào TK 138 – Phải thu khác (TK 
1388 – Phải thu khác). Sau khi trừ (-) phần tổ 
chức, cá nhân phải bồi thường do trách nhiệm, 
phần còn lại hạch toán vào giá vốn hàng bán 
trong kỳ (tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán). 
Cụ thể bút toán hạch toán như sau: 
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị 
hàng hóa hao hụt mất mát của hàng tồn kho 
sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định 
xử lý. 
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
26 
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do 
cá nhân gây ra trừ vào lương 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 – 
Phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá 
nhân phạm lỗi. 
Nợ các TK liên quan. Theo quyết định xử lý 
Có TK 138 - Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt, 
mất mát. 
* Trường hợp phần thiệt hại quy được trách 
nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân, Kế toán định 
khoản vào tài khoản 1388 – Phải thu khác. 
Theo quy định hiện hành, kết cấu tài khoản 
138 – Phải thu khác được cụ thể như sau: 
Bên Nợ: 
- Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết; 
- Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài 
đơn vị) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ 
nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay; 
- Số tiền phải thu về các khoản phát sinh khi 
cổ phần hoá công ty nhà nước; 
- Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được 
chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; 
- Các khoản nợ phải thu khác. 
Bên Có: 
- Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài 
khoản liên quan theo quyết định ghi trong 
biên bản xử lý; 
- Kết chuyển các khoản phải thu về cổ phần 
hoá công ty nhà nước; 
- Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải 
thu khác. 
Số dư bên Nợ: 
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được. 
Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư 
bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải 
thu (Trường hợp cá biệt và trong chi tiết của 
từng đối tượng cụ thể). 
Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản 
cấp 2: 
- Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: 
Tài khoản phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa 
xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định 
xử lý. Về nguyên tắc trong mọi trường hợp 
phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên 
nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý 
cụ thể. Kế toán chỉ hạch toán vào Tài khoản 
1381 trường hợp chưa xác định được nguyên 
nhân về thiếu, mất mát, hỏng tài sản của 
doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài 
sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã 
có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì Kế toán 
ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch 
toán qua Tài khoản 1381. 
- Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hoá: 
Tài khoản phản ánh số phải thu về cổ phần 
hoá mà doanh nghiệp đã chi ra như: Chi phí 
cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, 
mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong 
doanh nghiệp cổ phần hoá; 
- Tài khoản 1388 - Phải thu khác: 
Tài khoản phản ánh các khoản phải thu của 
đơn vị ngoài phạm vi các khoản phải thu phản 
ánh ở các TK131, 136 và TK 1381, 1385, 
như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, 
tiền lãi phải thu các khoản phải bồi thường do 
làm mất tiền, tài sản... 
Phương pháp hạch toán kế toán TK 138 được 
trình bày thông qua một số nghiệp vụ mô 
phỏng dưới đây: 
a. Tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt 
động sản xuất, kinh doanh phát hiện thiếu, 
chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: 
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (Giá trị 
còn lại của tài sản cố định (TSCĐ)) 
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) 
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình 
(Nguyên giá). 
Đồng thời ghi giảm TSCĐ hữu hình trên sổ 
kế toán chi tiết TSCĐ. 
b. TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động sự 
nghiệp, dự án hoặc hoạt động phúc lợi phát 
hiện thiếu, chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ 
xử lý, ghi giảm TSCĐ: 
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn) 
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
27 
Có TK 466 - Nguồn kinh phí đã hình thành 
TSCĐ (Giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt 
động sự nghiệp, dự án) 
Nợ TK 4313 - Quỹ phúc lợi đã hình thành 
TSCĐ (Giá trị còn lại) (TSCĐ dùng cho hoạt 
động phúc lợi) 
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá). 
Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của 
tài sản thiếu chờ xử lý, ghi: 
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) 
Có TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 
(TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi) 
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TSCĐ 
dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án). 
c. Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng 
hoá,. . . phát hiện thiếu khi kiểm kê, chưa xác 
định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: 
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) 
 Có TK 111 - Tiền mặt 
 Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu 
 Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ 
 Có TK 155 - Thành phẩm 
 Có TK 156 - Hàng hóa. 
* Phần giá trị hàng hóa hao hụt, mất mát còn 
lại sau khi đã bắt tổ chức, cá nhân chịu trách 
nhiệm bồi thường kế toán hạch toán vào tài 
khoản 632 – Giá vốn bán hàng 
Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho 
theo phương pháp kê khai thường xuyên, 
phần giá trị hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại 
phản ánh các khoản chi phí được hạch toán 
trực tiếp vào giá vốn hàng bán: 
- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất 
ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán 
phải tính và xác định chi phí sản xuất chung 
cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một 
đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình 
thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định 
không phân bổ (không tính vào giá thành sản 
phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản 
xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn 
chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá 
thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn 
hàng bán trong kỳ, ghi: 
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán 
 Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang; hoặc 
 Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung. 
- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng 
tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do 
trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi: 
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán 
Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381)... 
- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế 
TSCĐ vượt quá mức bình thường không 
được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình 
hoàn thành, ghi: 
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán 
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu 
tự xây dựng) 
Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu 
tự chế). 
Qua phần hạch toán trên ta thấy, phương 
pháp hạch toán không có sự phân biệt hàng 
hóa hao hụt, mất mát ở khâu nào, hàng hóa 
có hay không có định mức hao hụt và hàng 
hóa hao hụt, mất mát trong định mức hay 
vượt định mức. 
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN CÁC 
KHOẢN HAO HỤT, MẤT MÁT HÀNG 
HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 
THƯƠNG MẠI 
Để khắc phục những hạn chế trên, nghiên cứu 
đề xuất phương pháp kế toán các khoản hao 
hụt, mất mát hàng hóa trong các doanh nghiệp 
thương mại cụ thể như sau: 
Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát trong 
khâu mua 
- Khi mua hàng, nhập kho hàng mua, phát 
sinh hao hụt, mất mát 
+ Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế 
GTGT, tính theo phương pháp khấu trừ, ghi: 
Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1561 – Giá mua 
hàng hóa). Giá mua hàng hóa thực nhập chưa 
có thuế GTGT. 
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
28 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 - Tài sản 
thiếu chờ xử lý). Giá mua hàng hóa hao hụt, 
mất mát. 
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ 
(TK 1331 – Thuế GTGT của hàng hóa dịch 
vụ). Thuế GTGT đầu vào theo hóa đơn. 
Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Số tiền 
theo giá thanh toán. 
+ Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng chịu 
thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế 
GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi: 
Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1561 – Giá mua 
hàng hóa). Giá mua hàng hóa thực nhập 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 - Tài sản 
thiếu chờ xử lý). Giá mua hàng hóa hao hụt, 
mất mát 
Có TK 331 – Phải trả cho người bán. Số tiền 
theo giá thanh toán 
- Khi xác định được nguyên nhân, nghiên cứu 
đề xuất: 
+ Phần thiệt hại do hàng hóa hao hụt, mất mát 
nếu quy được trách nhiệm, bắt tổ chức, cá 
nhân phạm lỗi phải bồi thường, giá bồi 
thường có thể bằng hoặc cao hơn giá thanh 
toán với người bán. Trường hợp giá bồi 
thường cao hơn giá thanh toán với người bán, 
khoản chênh lệch đưa vào thu nhập khác của 
doanh nghiệp, kế toán ghi: 
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do 
cá nhân gây ra trừ vào lương 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 – 
phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá 
nhân phạm lỗi 
Có TK 138 – Phải thu khác (1381 – Tài sản 
thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt, 
mất mát bắt bồi thường 
Có TK 711 – Thu nhập khác. Khoản chênh 
lệch giá bồi thường lớn hơn giá thanh toán 
với người bán hàng hóa 
+ Đối với phần thiệt hại còn lại, sau khi trừ (-) 
phần tổ chức, cá nhân bồi thường, ghi vào giá 
vốn hàng bán, kế toán ghi: 
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị 
hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại 
Có TK 138 - Phải thu khác (1381 – Tài sản 
thiếu chờ xử lý). Phần trị giá hàng hoá hao 
hụt, mất mát còn lại. 
Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát trong 
khâu bán 
- Khi phát sinh hao hụt, mất mát hàng hóa đang 
trong quá trình chuyển đến cho bên mua, hàng 
hóa chưa được xác định là tiêu thụ, chưa đủ 
điều kiện ghi nhận doanh thu, kế toán ghi: 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao 
hụt, mất mát 
Có Tk 157 – Hàng gửi đi bán. Trị giá hàng 
hóa hao hụt, mất mát 
- Trường hợp sau khi đã được xác định tiêu 
thụ, bên mua thông báo có phát sinh hao hụt, 
mất mát theo hợp đồng bên bán phải chịu, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao 
hụt, mất mát 
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán. Trị giá hàng 
hóa hao hụt, mất mát 
- Khi xác định được nguyên nhân, nghiên cứu 
đề xuất: 
+ Đối với hàng hóa có định mức hao hụt và 
hàng hóa hao hụt nằm trong định mức, khoản 
thiệt hại này đưa vào chi phí bán hàng, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng. Trị giá hàng 
hóa hao hụt, mất mát trong định mức 
Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao 
hụt, mất mát trong định mức 
+ Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát vượt 
định mức hoặc hàng hóa không có định mức 
hao hụt, căn cứ biên bản xử lý thiệt hại, kế 
toán ghi: 
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động. Nếu do 
cá nhân gây ra trừ vào lương 
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
29 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1388 - 
phải thu khác). Phải thu các tổ chức, cá 
nhân phạm lỗi 
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị 
hàng hóa hao hụt, mất mát còn lại 
Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt, 
mất mát trong định mức 
- Đối với trường hợp hàng hóa hao hụt, mất 
mát sau khi đã ghi nhận doanh thu, kế toán 
điều chỉnh giảm doanh thu bán hàng trên 
TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp 
dịch vụ, bằng phương pháp ghi âm theo 
định khoản: 
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp 
dịch vụ (Doanh thu). 
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp 
dịch vụ (Doanh thu). 
Đối với hàng hóa hao hụt, mất mát ở khâu 
bảo quản 
 - Khi phát sinh hao hụt, mất mát hàng hóa ở 
khâu bảo quản, chưa xác định được nguyên 
nhân, chờ xử lý, kế toán ghi: 
Nợ TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao 
hụt, mất mát 
Có TK 156 – Hàng hóa. Trị giá hàng hóa hao 
hụt, mất mát 
- Khi xác định được nguyên nhân, nếu quy 
định được trách nhiệm cho các tổ chức, cá 
nhân phải bồi thường, ghi: 
Nợ TK 111, 112, 334, 138 (1388) : Số tiền 
theo giá bồi thường 
Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt, 
mất mát 
Có TK 711 – Thu nhập khác. Khoản chênh 
lệch giá bồi thường lớn hơn trị giá hàng hóa 
hao hụt, mất mát 
- Đối với khoản thiệt hại, sau khi trừ phần tổ 
chức, cá nhân phải bồi thường, còn lại đưa 
vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi: 
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán. Phần giá trị 
hàng hóa hao hụt, mất mát sau khi trừ phần 
bồi thường 
Có TK 138 – Phải thu khác (TK 1381 – Tài 
sản thiếu chờ xử lý). Trị giá hàng hóa hao hụt, 
mất mát. 
KẾT LUẬN 
Đối với các doanh nghiệp, việc đối mặt với 
hao hụt, mất mát hàng hóa là chuyện thường 
gặp và đòi hỏi phải xử lý cho đúng các quy 
định về kế toán. Hàng hóa hao hụt, mất mát 
có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trị 
giá hàng hóa hao hụt, mất mát có thể trong 
định mức hoặc ngoài định mức. Việc hạch 
toán các khoản hao hụt, tổn thất hàng hóa 
theo đúng nguyên nhân phát sinh sẽ giúp 
doanh nghiệp quản lý hàng hóa và phân định 
trách nhiệm quản lý hàng hóa của doanh 
nghiệp thương mại, từ đó có biện pháp nâng 
cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ tài chính, (2006), “Chế độ kế toán doanh 
nghiệp”, Nxb Tài chính. 
2. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS2. 
3. Chuẩn mực kế toán Việt nam số 04 “Hàng tồn 
kho” được ban hành theo Quyết định số 
149/2001/QĐ-BTC ngày 31.12.2001 của Bộ 
trưởng Bộ Tài chính. 
4. Hướng dẫn của chuẩn mực kế toán Việt Nam 
(VAS) số 02 “Hàng tồn kho” và quy định của Chế 
độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết 
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. 
5. Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 4 chuẩn 
mực kế toán (đợt 1) ban hành theo Quyết định 
149/2001/QĐ-BTC 
6. Thông tư 161/2007/QĐ-BTC ngày 31/12/2007 
của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện 16 chuẩn 
mực kế toán ban hành theo Quyết định 
149/2001/QĐ-BTC (đợt 1), Quyết định 
165/2002/QĐ-BTC (đợt 2), Quyết định 
234/2003/QĐ-BTC (đợt 3). 
Đỗ Thị Thu Hằng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 25 - 30 
30 
SUMMARY 
ACCOUNTING THE LOSS OF GOODS: 
PROBLEM OF COMMERCIAL ENTERPRISES 
Do Thi Thu Hang*, Tran Tuan Anh, Hoang Thi Thu 
College of Economics and Business Administration - TNU 
Goods are a crucial part of business assets in commercial enterprises. Managers need to effectively 
use the system of management tools to improve the business performance of the enterprises. 
Currently, commercial enterprises face many difficulties in specifying in which phase of 
production line the good shrinkage occurs and how to record it. Therefore, accounting for goods 
shrinkage according to the causes will help the commercial enterprises enhance the good 
management and delimit the responsibilities in goods management. 
Key words: Accounting for goods shrinkage, commercial enterprises 
Ngày nhận bài:12/12/2013; ngày phản biện:26/12/2013; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 
Phản biện khoa học: TS. Bùi Thị Minh Hằng – Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên
* Email: dohang.tueba@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_mat_mat_hao_hut_hang_hoa_nhung_van_de_dat_ra_doi_voi.pdf