VAS – So sánh với IAS/IFRS

TÓM TẮT

Bài viết này nhằm so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết quả phân tích cho thấy mức độ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bình quân là 60%. Như vậy, tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, bài viết này có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi căn bản của IAS/IFRS, có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS và IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin nhiều hơn VAS.

pdf 10 trang yennguyen 3540
Bạn đang xem tài liệu "VAS – So sánh với IAS/IFRS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: VAS – So sánh với IAS/IFRS

VAS – So sánh với IAS/IFRS
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 81 
VAS – SO SÁNH VỚI IAS/IFRS 
Nguyễn Thị Hương 
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
TÓM TẮT 
 Bài viết này nhằm so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc 
tế (IAS/IFRS), liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết 
quả phân tích cho thấy mức độ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bình quân là 60%. Như vậy, tồn tại một 
khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, bài viết này có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi 
căn bản của IAS/IFRS, có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS và IAS/IFRS yêu cầu 
khai báo thông tin nhiều hơn VAS. 
 Từ khóa: VAS, IAS/IFRS, kế toán, kiểm toán. 
VAS-COMPARE TO IAS / IFRS 
ABSTRACT 
 This article compares the differences between Vietnam Accounting Standards (VAS) with International 
Accounting Standards - International Financial Reporting Standards (IAS/IFRS), 10 relating to accounting 
standards primarily affect important financial statements. The analysis results showed comparable levels Vietnam 
Accounting Standards (VAS) averaged 60%. Thus, there exists a significant gap between IAS/IFRS and VAS, this 
article has the necessary adjustments to keep up with fundamental changes of IAS/IFRS, significant differences on 
the basis of measurements between IAS/IFRS and VAS and IAS/IFRS require more information in VAS. 
 Keywords: VAS, IAS/IFRS, accounting, auditing. 
1. Cơ sở lý luận 
 Trong điều kiện kinh tế Quốc tế hiện đại như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập kinh 
tế Quốc tế thì việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng 
song đó các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có gì chưa hoàn thiện so với các chuẩn mực kế 
toán Quốc Tế (IAS/IFRS)? 
 Việc áp dụng IAS/IFRS để giảng dạy môn Kế toán Mỹ và việc áp dụng VAS vào dạy các 
môn kế toán Việt Nam trong chuyên ngành kế toán tại Trường ĐH công nghiệp thực phẩm 
TPHCM, có gì khác biệt. Bài viết này luôn mong muốn góp một phần sức nhỏ của mình để 
“Cùng bạn tạo dựng tương lai” trong nghành kế toán 
2. Vài nét về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế 
 Từ năm 2005 nhiều nước trên thế giới đã sử dụng IAS 
(International Accounting Standards) / IFRS 
(International_Financial_Reporting_Standards), mở đầu là khối 
liên minh Châu Âu, tiếp theo là Úc. Đến nay hơn 100 nước trên 
thế giới đã sử dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, một số nước hòa nhập 
với IAS/IFRS chậm hơn, lợi ích của việc vận dụng IAS/IFRS vẫn 
còn chưa rõ ràng. 
 Sự toàn cầu hóa thị trường vốn tác động mạnh đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực 
kế toán. Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán - vào năm 2001, Ban chuẩn mực kế toán 
quốc tế (IASB) được thành lập dựa trên nền tảng của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 82 
nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là “hình thành một 
hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp 
dụng trên toàn thế giới; và yêu cầu thông tin trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, có thể so sánh 
nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các 
đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ 
thống chuẩn mực quốc gia và IFRS” 
3. Nhìn lại hệ thống VAS vận hành trong tiến trình hội nhập 
Từ năm 2001 cho đến nay Việt Nam đã ban hành 26 về cơ bản dựa 
trên các IAS/IFRS tương đương đã được ban hành đến năm 2003. 
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống 
kế toán Việt Nam. Nhiều nước đang phát triển có xu hướng tiếp cận 
với IAS/IFRS theo những cách khác nhau mặc dù có nhiều ý kiến lo 
ngại về tính thích hợp của IAS/IFRS đối với các nước này - Việt 
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, tại thời 
điểm hiện tại, VAS đạt được bao nhiêu phần trăm mức độ hài hòa 
với IAS/IFRS là một câu hỏi cần được trả lời và tiếp tục được nghiên 
cứu. 
 Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, 
kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn củng cố hội nhập, giai đoạn này tiếp tục 
hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm 
toán. Đến giai đoạn 2010 - 2020, giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện, 
bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu 
dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các 
nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết 
về hoàn thiện một hệ thống VAS hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ IAS/IFRS. Theo lộ trình đó, 
Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT Việt Nam (VAS). 
Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26 VAS. Hệ thống VAS ra đời đã tạo 
dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành 
mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của 
Quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. 
 Trong khi đó kế toán Việt Nam còn áp dụng hai quyết định của Bộ Tài chính đó là Quyết 
định số 15/2006/QĐ-BTC dành cho kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ 
và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC. 
 Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 
15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 
48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây: 
Nội dung 
qui định 
Chế độ kế toán doanh nghiệp 
(QĐ 15/2006/QĐ-BTC) 
Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và 
vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC) 
Về áp dụng 
hệ thống 
chuẩn mực 
Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực 
kế toán 
Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán 
thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12 
Chuẩn mực kế toán và không áp dụng 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 83 
kế toán 
Việt Nam 
7 Chuẩn mực kế toán do không phát 
sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức 
tạp đối với DN nhỏ và vừa. 
Về đối 
tượng áp 
dụng 
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp 
thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần 
kinh tế. 
DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một 
thành viên, công ty cổ phần niêm yết 
trên thị trường chứng khoán, bắt buộc 
phải áp dụng Chế độ kế toán doanh 
nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC) 
Công ty TNHH, công ty cổ phần, công 
ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân 
có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán 
DN (QĐ 15) 
Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp 
có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh 
vực, mọi thành phần kinh tế trong cả 
nước bao gồm công ty TNHH, công ty 
cổ phần, công ty hợp danh, doanh 
nghiệp tư nhân và hợp tác xã. 
Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không 
áp dụng cho DNNN, công ty TNHH 
Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ 
phần niêm yết trên thị trường chứng 
khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp 
tác xã tín dụng. 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp 
dụng Chế độ kế toán DN (QĐ 
15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông 
báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình 
biết và phải thực hiện ổn định ít nhất 
trong 2 năm tài chính. 
Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và 
vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện 
lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... 
được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù 
do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp 
thuận cho ngành ban hành. 
Về Hệ 
thống Tài 
khoản kế 
toán 
Có 86 tài khoản cấp I 
120 tài khoản cấp II 
02 tài khoản cấp III 
06 tài khoản ngoài bảng 
Có 51 tài khoản cấp I 
62 tài khoản cấp II 
05 tài khoản cấp III 
05 tài khoản ngoài bảng 
Báo cáo tài 
chính 
Về biểu mẫu BCTC năm 
Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo 
cáo tài chính giữa niên độ 
* Báo cáo tài chính năm gồm: 
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-
DN) 
- Báo cáo kết quả hoath động kinh 
doanh (Mẫu số B02-DN) 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 
B03-DN) 
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
(Mẫu số B09-DN) 
* Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng 
đầy đủ gồm: 
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy 
đủ): Mẫu số B 01a-DN 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
Phải lập Báo cáo tài chính năm 
a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và 
vừa: 
* Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập: 
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-
DNN) 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh (Mẫu số B02-DNN) 
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính 
(Mẫu số B09-DNN) 
- Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản 
(Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan 
thuế) 
* Báo cáo tài chính khuyến khích lập: 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 
B03-DNN) 
b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 84 
doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ): 
Mẫu số B 02a-DN 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên 
độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN 
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: 
Mẫu số B 09a-DN 
* BCTC giữa niên độ dạng tóm lược 
gồm: 
- Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm 
lược): Mẫu số B 01b-DN 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh giữa niên độ (dạng tóm lược): 
Mẫu số B 02b-DN 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên 
độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b-
DN 
- Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: 
Mẫu số B 09-DN 
* Báo cáo tài chính hợp nhất 
- Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B 
01-DN/HN) 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh hợp nhất: (Mẫu số B02-
DN/HN) 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất: 
(Mẫu số B 03-DN/HN) 
- Bản thuyết minh BCTC hợp nhất: 
(Mẫu số B 09-DN/HN) 
* Báo cáo tài chính tổng hợp 
- Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B 
01-DN) 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh 
doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN) 
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng 
hợp: (Mẫu số B 03-DN) 
- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp: 
(Mẫu số B 09-DN) 
tác xã: 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số 
B03-DNN) 
- Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01-
DNN/HTX) 
- Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số 
B02-DNN/HTX) 
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính 
(Mẫu số B09-DNN/HTX) 
* Không qui định BCTC giữa niên độ 
(DN có thể lập phục vụ quản lý của 
mình) 
* Không qui định 
* Không qui định 
* Nơi nhận BCTC: 
- Cơ quan tài chính 
- Cơ quan thuế 
- Cơ quan thống kê 
- Cơ quan đăng ký kinh doanh 
- DN cấp trên 
* Nơi nhận BCTC: 
- Cơ quan thuế 
- Cơ quan thống kế 
- Cơ quan đăng ký kinh doanh 
Về mẫu 
Báo cáo tài 
chính năm 
Nhiều chỉ tiêu hơn: 
- BCĐKT: 97 chỉ tiêu 
- BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ 
Ít chỉ tiêu hơn: 
- BCĐKT: 64 chỉ tiêu 
- BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu 
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 85 
tiêu 
- Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ 
tiêu 
tiêu 
- Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu 
hơn 
4. Đánh giá khái quát hệ thống VAS 
a) Mức độ thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn 
 * Mặt tích cực 
- Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống VAS ra đời cho đến nay đã 
góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch vụ 
kế toán. Việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ 
IAS/IFRS đã tạo cho kế toán Việt Nam có tiếng nói chung với bạn bè 
Quốc tế, tạo sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 
Các làn sóng đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn 
chiều sâu và là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam 
trong thời gian gần đây. 
- Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi 
bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống VAS, chúng ta đã xác định quan điểm là các VAS 
được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với IAS/IFRS nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - 
chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần. 
- Quá trình soạn thảo VAS do Bộ Tài chính tiến hành đã huy động và thu hút sự tham gia của 
đông đảo các chuyên gia từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn và có sự trợ giúp của các chuyên gia 
nước ngoài, nên công việc soạn thảo đã tiến hành nhanh chóng, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu 
cầu thực tiễn. 
- Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóa các loại 
hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Khác 
hẳn so với trước đây, chúng ta đã có những chính sách tài chính riêng biệt, quy định đối với các 
DNNN mà không quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn (TNHH), từ 
đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Còn ngày nay, cạnh 
tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải công khai thông tin một 
cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư. Vì vậy, hệ thống VAS với mục tiêu là các báo 
cáo tài chính phải phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và phải so sánh được 
các DN với nhau, không phải chỉ so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà của cả 
doanh nghiệp Việt Nam so với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước 
ngoài cũng có thể so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất 
cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đã có từ những năm trước. Hệ thống VAS 
đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành “sân chơi” bình đẳng - ích nước, lợi doanh nghiệp. 
- Hệ thống VAS có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông 
qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính Khi gia nhập WTO, Việt 
Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành 
một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có VAS để hướng dẫn 
và kiểm tra là tất yếu. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống VAS là một trong 
những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 86 
quan đồng thời thông qua đó nhằm nâng cao chất lượng nghề nghiệp của chính các cơ quan quản 
lý này. Vì vậy, đội ngũ cán bộ thuế, thanh tra tài chính... phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao 
kiến thức nghiệp vụ kế toán thường xuyên mới đáp ứng được yêu cầu công việc. 
- Thực tế vận dụng VAS vào thực tiễn cho thấy về cơ bản nội dung của các VAS là có sự thống 
nhất, không có sự xung đột với các cơ chế tài chính hiện hành nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho 
các DN trong quá trình thực hiện. 
- Hệ thống VAS góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoánViệt Nam. Hệ thống 
VAS đảm bảo tính thống nhất trong ghi chép kế toán, trình bày và thuyết minh báo cáo tài chính 
của các DN. Điều này rất cần thiết cho sự phát triển của thị trường chứng khoán vì yêu cầu đặt ra 
đối với các công ty niêm yết là phải công khai, minh bạch thông tin và báo cáo tài chính trung 
thực. Do đó, hệ thống VAS ra đời càng chứng tỏ tầm quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường 
chứng khoán phát triển. 
* Mặt hạn chế 
- Còn có sự chưa thống nhất trong một số khái niệm, thuật ngữ sử 
dụng giữa VAS với các văn bản pháp luật có liên quan như Luật 
chứng khoán, Luật thuế, Luật doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự 
điều chỉnh để các DN trong quá trình thực hiện sẽ thuận lợi hơn. 
- Đội ngũ những người làm nghề kế toán ở các DN, thậm chí cả các 
cán bộ ở các cơ quản lý chức năng còn chưa thật sự chủ động cập nhật, chưa nắm bắt hết được 
nội dung của các CM làm cho hiệu quả công tác triển khai các VAS vào thực tiễn còn hạn chế. 
Thói quen chờ đợi sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính rồi vận dụng máy móc tồn tại trong một 
bộ phận không nhỏ những người làm công tác kế toán hiện nay. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần 
đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 
- Thực tế kế toán ở các doanh nghiệp và đơn vị chủ yếu quan tâm đến chế độ kế toán, các văn bản 
hướng dẫn chế độ kế toán, thường ít quan tâm đến các chuẩn mực kế toán. 
* Những điểm tương đồng 
- Từng VAS đã được dịch ra tiếng Anh tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nước 
thành viên trong khu vực và trên toàn thế giới có thể tiếp cận dễ dàng với hệ thống VAS. Điều 
này không chỉ góp phần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt 
nhịp kịp thời với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường, mà quan trọng hơn là 
tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 
- Hệ thống VAS là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống IAS/IFRS. VAS cơ bản 
phù hợp với IAS/IFRS không chỉ về nội dung, về cơ sở đánh giá, ghi nhận và trình bày trên báo 
cáo tài chính mà còn cả về hình thức trình bày. 
- Trong quá trình phát triển, từ việc chỉ chú trọng phát triển kế toán phục vụ cho mục đích thu 
thuế,Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi phát triển một hệ thống kế toán toàn diện hơn, 
được cộng đồng thế giới áp dụng IFRS thừa nhận. 
b) Những điểm khác biệt 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 87 
 Nếu so sánh nội dung giữa các VAS đã ban hành với các 
IAS/IFRS chúng ta sẽ thấy còn có sự khác biệt nhất định: 
- Hiện nay số lượng các VAS so với IAS/IFRS cũng chưa tương 
đương (Quốc tế có 51 chuẩn mực, Việt Nam mới ban hành 26 
chuẩn mực) 
- Một số điểm của chuẩn mực này trình bày cụ thể hơn chuẩn 
mực kia và ngược lại, hoặc còn một vài khác biệt về cách dùng thuật ngữ, hoặc về các phương 
pháp được áp dụng, phạm vi trình bày. Đồng thời “tinh thần kế toán độc lập” của IAS/IFRS vẫn 
còn giới hạn trong các VAS. 
- Hiện nay các quy tắc kế toán còn bị bó buộc trong một vài hệ thống tài khoản đã định sẵn và các 
bước hạch toán đã vạch sẵn cho từng giao dịch cụ thể là chưa phù hợp với tinh thần của IFRS. 
Những quy định kế toán cứng nhắc này sẽ là một trở ngại trong việc phát triển kế toán chuyên 
nghiệp, hoặc hạn chế những kế toán viên có trình độ chuyên môn cao phát huy năng lực của 
mình. 
- Sự khác biệt như trên thật dễ hiểu vì quan điểm xây dựng hệ thống VAS là phải phù hợp với 
điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp với đặc thù về trình độ phát triển kinh tế, cơ chế chính 
trị, hệ thống pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực kế 
toán của Việt Nam. Những khác biệt này cũng chỉ là tạm thời và ngày càng thu hẹp khi nền kinh 
tế Việt Nam phát triển đến mức độ cao hơn, nguồn nhân lực kế toán tốt hơn,  các VAS sẽ được 
tiếp tục hoàn thiện ở mức độ cao hơn, thống nhất cao hơn với các IAS/IFRS. 
 Các VAS và các IAS phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS). Qua các 
thời kỳ việc thực hiện xem xét tính hiệu lực của từng chuẩn mực và sự thay thế cho các chuẩn 
mực đã hết hiệu lực. Được thể hiện qua bảng sau: 
Chuẩn mực Quốc Tế - IAS/IFRS Chuẩn mực kế toán Việt Nam -VAS 
Giới thiệu về Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo 
tài chính quốc tế (IFRS) 
Không có 
IFRS 1: Thông qua IFRS Không có 
IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu Chưa có 
IFRS 3: Hợp nhất kinh doanh VAS 11: Hợp nhất kinh doanh 
IFRS 4: Hợp đồng bảo hiểm VAS 19: Hợp đồng bảo hiểm 
IFRS 5: Tài sản dài hạn nắm giữ cho mục đích bán 
và Những bộ phận không tiếp tục hoạt động 
Chưa có 
IFRS 6: Khảo sát và đánh giá khoáng sản Chưa có 
IFRS 7:Công cụ tài chính: Trình bày Chưa có 
IFRS 8: Bộ phận hoạt động 
VAS 28: Báo cáo bộ phận (Dựa trên 
IAS 14 - Sẽ được thay thế bằng IFRS 8) 
Chuẩn mực chung cho việc lập và trình bày báo cáo 
tài chính 
VAS 1: Chuẩn mực chung 
IAS 1: Trình bày Báo cáo tài chính VAS 21: Trình bày Báo cáo tài chính 
IAS 2: Hàng tồn kho VAS 2: Hàng tồn kho 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 88 
IAS 3: Báo cáo tài chính hợp nhất. (Ban hành lần 
đầu năm 1976, thay thế bởi IAS 27 và IAS 28 vào 
năm 1989) 
Không dựa trên IAS 3 
IAS 4: Kế toán khấu hao tài sản. (Không còn áp 
dụng năm 1999, thay thế bởi IAS 16, 22 và 38 ban 
hành vào năm 1998) 
Không dựa trên IAS 4 
IAS 5: Thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính 
(Ban hành năm 1976, thay thế bởi IAS 1 năm 1997) 
Không dựa trên IAS 5 
IAS 6: Xử lý kế toán đối với thay đổi về giá. (Thay 
thế bởi IAS15 - không còn áp dụng vào 12/2003) 
Không dựa trên IAS 6 
IAS 7: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ VAS 24: Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ 
IAS 8: Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế 
toán, và sai sót 
VAS 29: Chính sách kế toán, thay đổi 
ước tính kế toán, và sai sót 
IAS 9: Kế toán đối với hoạt động nghiên cứu và 
phát triển. (Thay thế bởi IAS 38 - 01/07/1999) 
Không dựa trên IAS 9 
IAS 10: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ 
kế toán năm 
VAS 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày 
kết thúc kỳ kế toán năm 
IAS 11: Hợp đồng xây dựng VAS 15: Hợp đồng xây dựng 
IAS 12: Thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp 
IAS 13: Trình bày các khoản Tài sản lưu động và 
Nợ ngắn hạn 
Không dựa trên IAS 13 
IAS 14: Báo cáo bộ phận VAS 28: Báo cáo bộ phận 
IAS 15: Thông tin phản ánh ảnh hưởng của thay đổi 
giá (Không còn áp dụng 12/2003) 
Không dựa trên IAS 15 
IAS 16: Tài sản cố định hữu hình VAS 3: Tài sản cố định hữu hình 
IAS 17: Thuê tài sản VAS 6: Thuê tài sản 
IAS 18: Doanh thu VAS 14: Doanh thu và thu nhập khác 
IAS 19: Lợi ích nhân viên Chưa có 
IAS 20: Kế toán đối với các khoản tài trợ của 
Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính 
phủ 
Chưa có 
IAS 21: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối 
đoái 
VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi 
tỷ giá hối đoái 
IAS 22: Hợp nhất kinh doanh. (Thay thế bởi IFRS 
3 có hiệu lực vào 31/03/2004) 
VAS 11: Hợp nhất kinh doanh 
(Dựa trên IFRS 3) 
IAS 23: Chi phí đi vay VAS 16: Chi phí đi vay 
IAS 24: Thông tin về các bên liên quan VAS 26: Thông tin về các bên liên quan 
IAS 25: Kế toán các khoản đầu tư. (Thay thế bởi 
IAS 39 và 40 có hiệu lực năm 2001) 
Không dựa trên IAS 25 
IAS 26: Kế toán và báo cáo về kế hoạch hưu trí Chưa có 
IAS 27: Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài 
chính hợp nhất 
VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và 
kế toán khoản đầu tư vào công ty con 
(một phần tương ứng) 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 89 
IAS 28: Đầu tư vào công ty liên kết 
VAS 7: Kế toán các khoản Đầu tư vào 
công ty liên kết 
IAS 29: Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm 
phát 
Chưa có 
IAS 30: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của 
các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự 
VAS 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài 
chính của các ngân hàng và các tổ chức 
tài chính tương tự 
IAS 31: Thông tin tài chính về những khoản góp 
vốn liên doanh 
VAS 8: Thông tin tài chính về những 
khoản góp vốn liên doanh 
IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày và công bố 
(Thay thế bởi IFRS 7 có hiệu lực vào năm 2007) 
Chưa có 
IAS 33: Lãi trên cổ phiếu VAS 30: Lãi trên cổ phiếu 
IAS 34: Báo cáo tài chính giữa niên độ VAS 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ 
IAS 35: Các bộ phận không còn tiếp tục hoạt động. 
(Thay thế bởi IFRS 5 có hiệu lực năm 2005) 
Không dựa trên IAS 35 
IAS 36: Tổn thất tài sản Chưa có 
IAS 37: Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm 
tàng 
VAS 18: Các khoản dự phòng, tài sản và 
nợ tiềm tàng 
IAS 38: Tài sản vô hình VAS 4: Tài sản cố định vô hình 
IAS 39: Công cụ tài chính: đo lường và ghi nhận Chưa có 
IAS 40: Bất động sản đầu tư VAS 5: Bất động sản đầu tư 
IAS 41: Nông nghiệp Chưa có 
 Tóm lại: Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa VAS với IAS/IFRS đã góp 
phần khai báo các thông tin tài chính cho ngành kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị. Đặc biệt 
là vấn đề khai báo thông tin trên báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng mức độ “Tin cậy” cao. 
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là phát triển thị trường chứng khoán. Thu hút nhà đầu tư 
nước ngoài yên tâm rót vốn vào các dự án lớn vào Việt Nam. Việt Nam sẽ chấp cánh vươn xa ra 
thị trường Quốc tế. 
 Kết quả nghiên cứu đề tài cũng góp phần trao đổi kiến thức sâu, rộng trong khối ngành kinh 
tế, tài chính, kế toán ngân hàng. Đồng thời sẽ có ý nghĩa hơn trong thực tế vận dụng VAS với 
IAS/IFRS lập báo tài chính của các tổ chức kinh tế ở Việt Nam được nghiên cứu tiếp theo. 
KẾT LUẬN 
 Chúng ta cần có thời gian để hệ thống chuẩn mực kế toán trải nghiệm trong thực tiễn, vì còn 
có khá nhiều vấn đề mới mẻ đối với nước ta chưa được kiểm chứng. Nền kinh tế thế giới và Việt 
Nam còn luôn biến động, các IAS/IFRS sẽ không ngừng thay đổi, vì vậy, hệ thống VAS sẽ không 
ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong thời gian tới, hệ thống VAS 
cần được tiếp tục phát triển và môi trường kinh tế - luật pháp Việt Nam từng bước được hoàn 
thiện phù hợp với yêu cầu IAS/IFRS - để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài 
chính Quốc tế. 
KINH TẾ - GIÁO DỤC 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014 90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
[1] Bộ Tài chính (2003), “26 chuẩn mực kế toán”. 
[2] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006, “Về việc 
ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa”. 
[3] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006, “Về việc 
ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp”. 
[4] Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 
Tiếng Anh 
[1] Ball, R. 2006. International Financial Reporting Standards (IFRS): Pros and Cons for 
Investors. Accounting & Business Research36 (Special Issue: International Accounting Policy 
Forum): 5-27.  
=ehost-live(accessed April 19, 2010). 
[2] Carmona, S., and M. Trombetta. 2008. On the Global Acceptance of IAS/IFRS Accounting 
Standards: The Logic and Implications of the Principles-based System. Journal of Accounting 
and Public Policy27 (6): 455-461. 
4TTM36V-1/2/9d29d760c77f4dc1f3668d84033ba4d9(accessed April 16, 2010). 
[3] Ding, Y., T. Jeanjean, and H. Stolowy. 2005. Why Do National GAAP Differ from IAS? The 
Role of Culture. The International Journal of Accounting40 (4): 325-350. 
2/2/d4b4b083a3500e220c2f19e65ae72699(accessed April 22, 2010). 
[4] Emenyonu, E. N., and A. Adhikari. 1998. Measuring the Degree of International Harmony in 
Selected Accounting Measurement Practices. Australian Accounting Review8 (2): 24-32. 
ientId=22212&RQT=309&VName=PQD(accessed April 17, 2010). 
[5] Emenyonu, E. N., and S. J. Gray. 1992. EC Accounting Harmonisation: An Empirical Study 
of Measurement Practices in France, Germaney and the UK. Accounting and Business 
Research23 (89): 49-58. 
[6] IASB. 2010. Preface to InternationalFinancial Reporting Standards. 
 May 02, 2010). 
[7] Jones, S., and A. R. Belkaoui. 2010. Financial accounting theory. Melbourne: Cengage 
Learning. Point of view. 2009. www.iasplus.com(accessed April 2, 2010). 
[8] Setyadi, A., Rusmin, G. Tower, and A. Brown. 2008. Variance in Indonesian Companies' 
Compliance ofFinancial Reporting. In Accounting and Finance Association of Australia and New 
Zealand Conference. Sydney, Australia. 
[9] Vnexpress. 2003. Kế toán Việt Nam tiến gần các chuẩn mực quốc tế. 
 22 August 2010). 
[10] Website, danketoan.com 
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Minh Thọ 
Đơn vị công tác: Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên 

File đính kèm:

  • pdfvas_so_sanh_voi_iasifrs.pdf