Kế toán trách nhiệm - Hướng tiếp cận mới trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TÓM TẮT

Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Đối với các doanh

nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói

riêng, kế toán trách nhiệm là một vấn đề khá mới. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế

toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều

đơn vị, cá nhân. Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các

doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

pdf 8 trang yennguyen 7900
Bạn đang xem tài liệu "Kế toán trách nhiệm - Hướng tiếp cận mới trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế toán trách nhiệm - Hướng tiếp cận mới trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Kế toán trách nhiệm - Hướng tiếp cận mới trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 30 
KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM - HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ QUY MÔ LỚN 
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Phương Thảo*, Nguyễn Thị Lan Anh 
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Đối với các doanh 
nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói 
riêng, kế toán trách nhiệm là một vấn đề khá mới. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế 
toán trách nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều 
đơn vị, cá nhân. Bài viết sau đây tập trung nghiên cứu vai trò của kế toán trách nhiệm đối với các 
doanh nghiệp lớn và hướng vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 
Từ khóa: kế toán trách nhiệm, trung tâm trách nhiệm, trung tâm đầu tư, trung tâm doanh thu, 
trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận, doanh nghiệp Thái Nguyên 
SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH 
NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 
CÓ QUY MÔ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 
THÁI NGUYÊN
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày 
càng có nhiều những doanh nghiệp có quy mô 
lớn, phạm vi hoạt động rộng như Tổng Công 
ty gang thép Thái Nguyên, cái nôi của ngành 
công nghiệp luyện kim Việt Nam, thành lập 
năm 1959 với 18 đơn vị thành viên, hoạt động 
kinh doanh rộng rãi trên nhiều tỉnh thành, 
doanh thu năm 2009 đã đạt trên 8.300 tỷ 
VNĐ. Công ty cổ phần thương mại Thái 
Hưng thành lập năm 1993, hoạt động theo mô 
hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công 
ty có 9 công ty con và nhiều chi nhánh, văn 
phòng đại diện trực thuộc, tổng số lao động 
hơn 1.000 người, doanh thu hàng năm đạt từ 
9.500 đến 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà 
nước từ 230 đến 250 tỷ đồng. Hợp tác xã 
công nghiệp và vận tải Chiến Công, thành lập 
năm 1993, tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, 
vốn điều lệ của hợp tác xã và các công ty 
thành viên đạt trên 400 tỷ đồng. Các ngành 
nghề sản xuất kinh doanh chính của hiện nay 
của hợp tác xã là: Kinh doanh xuất nhập khẩu 
các mặt hàng vật tư công nghiệp phục vụ sản 
xuất, khai thác và chế biến khoáng sản, đầu tư 
xây dựng nhà máy thủy điện, luyện gang, 
thép, luyện thiếc và luyện Fero các loại, đầu 
 Tel: 0988090796; Email: nguyenphuongthao_tueba@yahoo.com 
tư địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa 
khẩu. Với các doanh nghiệp có quy mô lớn 
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đòi hỏi phải sử 
dụng mô hình quản lý phù hợp. Mô hình quản 
lý kế toán trách nhiệm được xem là mô hình 
hợp lý, một hướng tiếp cận mới trong công tác 
quản lý đối với các doanh nghiệp lớn Thái 
Nguyên, giúp các doanh nghiệp phát huy tối đa 
nguồn lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh. 
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 
Kế toán trách nhiệm là hệ thống các khái 
niệm và công cụ mà các kế toán viên sử dụng 
để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và 
các bộ phận nhằm thúc đẩy những nỗ lực 
hướng về mục tiêu chung của tổ chức 
(Hilton,1991). Kế toán trách nhiệm được hiểu 
là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin 
về doanh thu và chi phí theo nhóm trách 
nhiệm. Lãnh đạo của mỗi bộ phận sẽ chịu 
trách nhiệm về hoạt động kinh doanh thuộc 
phạm vi quản lý của mình. Các cấp quản trị sẽ 
đánh giá và báo cáo lên cấp trên của mình về 
toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi 
quản lý. Thông qua đó, các cấp quản trị cao sẽ 
sử dụng các thông tin này để đánh giá thành 
quả của các bộ phận trong tổ chức và đưa ra 
các quyết định phù hợp. Như vậy, có thể hiểu 
kế toán trách nhiệm bao gồm 2 khía cạnh: 
thông tin và trách nhiệm. Việc phản ánh thực 
trạng kinh doanh và đánh giá các thông tin 
mang tính chất nội bộ về hoạt động sản xuất 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 31 
kinh doanh của đơn vị từ cấp quản trị thấp 
đến cấp quản trị cao hơn đó là khía cạnh 
thông tin. Khía cạnh trách nhiệm được hiểu là 
việc quy trách nhiệm về những sự kiện kinh 
tế, tài chính xảy ra. Tùy thuộc vào việc sử 
dụng 2 khía cạnh của kế toán trách nhiệm mà 
ảnh hưởng đến thái độ của nhà quản trị và 
hiệu quả của việc phân cấp trách nhiệm trong 
tổ chức hoạt động. 
TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM VÀ CƠ SỞ 
HÌNH THÀNH 
Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong 
tổ chức hoạt động nơi mà nhà quản trị bộ 
phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động 
của bộ phận mình. Căn cứ vào đặc điểm kinh 
doanh và cơ cấu tổ chức bộ máy, phân cấp cơ 
chế, quản lý tài chính mà mỗi tổ chức hoạt 
động có các trung tâm trách nhiệm khác nhau. 
Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ 
thống thang bậc từ cấp quản trị thấp đến cấp 
quản trị cao. 
Trung tâm trách nhiệm được hình thành từ 
đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động, cơ chế 
phân cấp quản lý tài chính của từng đơn vị cụ 
thể và nó phụ thuộc vào đặc điểm của hoạt 
động kinh doanh theo từng ngành nghề. 
Trung tâm trách nhiệm phát huy tác dụng khi 
cơ chế quản lý tài chính được phân cấp cụ thể 
cho từng người, từng bộ phận gắn với trách 
nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong từng hoạt 
động. Báo cáo kết quả kinh doanh của từng 
bộ phận gắn với trách nhiệm của từng nhà 
quản trị cụ thể có giá trị rất cao đối với hiệu 
quả của các hoạt động trong hiện tại và tương 
lai. Một tổ chức hoạt động phân cấp trách 
nhiệm cụ thể cho từng bộ phận: Phòng ban, 
phân xưởng gắn với cơ chế tài chính khen 
thưởng, xử phạt thích đáng sẽ là động lực 
quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt 
động đạt hiệu quả cao. Trong các tổ chức hoạt 
động khi phân cấp quản lý tài chính mạnh mẽ, 
các nhà quản trị càng chủ động trong các 
quyết định điều hành doanh nghiệp. Các nhà 
quản trị phát huy tính tư duy, sáng tạo trong 
các tình huống để tạo ra cái mới. Khi đó nhà 
quản trị phải chịu trách nhiệm trong các 
quyền hạn của mình. Tuy nhiên việc phân cấp 
quản lý tài chính cũng có những hạn chế nhất 
định. Việc phân cấp quản lý tài chính dẫn đến 
sự độc lập tương đối giữa các bộ phận. Nhà 
quản trị bộ phận khi đưa ra các quyết định của 
bộ phận mình thường không xem xét sự ảnh 
hưởng đến các bộ phận khác như thế nào. Mặt 
khác các bộ phận thường quan tâm đến mục 
tiêu của bộ phận mình mà coi nhẹ mục tiêu 
của bộ phận gắn với mục tiêu chung của toàn 
doanh nghiệp. Trong các tổ chức phân cấp 
quản lý tài chính, mỗi bộ phận thường được 
coi là một trung tâm trách nhiệm, sự hoạt 
động của trung tâm trách nhiệm gắn với trách 
nhiệm cụ thể của nhà quản trị. 
Dựa trên sự phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ 
chức hiện nay của các doanh nghiệp có quy 
mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có thể 
tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, bao 
gồm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, 
trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Mô 
hình các trung tâm trách nhiệm được tổ chức 
theo sơ đồ 1. Cụ thể: 
Cấp thứ nhất là cấp cao nhất xét trên toàn 
tổng công ty hoặc tập đoàn, công ty mẹ, chịu 
trách nhiệm toàn diện về mọi mặt hoạt động 
như là Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Đại 
hội xã viên và đây là trung tâm đầu tư. Đầu 
vào của trung tâm đầu tư đó là vốn phục vụ 
cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn cho 
các phương án. Đầu ra của trung tâm đó là lợi 
nhuận thu về từ kết quả hoạt động kinh 
doanh, các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Như 
vậy, Tổng giám đốc (hoặc Chủ tịch), ban 
quản trị là người chịu trách nhiệm về lợi 
nhuận được tạo ra và hiệu quả sử dụng vốn 
trong tổng công ty. Ban quản trị, Tổng giám 
đốc có quyền trong việc ra các quyết định 
quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận và vốn 
đầu tư trong toàn đơn vị. 
Cấp thứ hai là các đơn vị thành viên, chịu 
trách nhiệm về hoạt động của các công ty 
thành viên là các giám đốc công ty. Đây được 
xem là trung tâm lợi nhuận. Trung tâm lợi 
nhuận như là một doanh nghiệp độc lập ngoại 
trừ việc giám đốc cao cấp chứ không phải nhà 
quản lý của trung tâm trách nhiệm kiểm soát 
mức đầu tư tại trung tâm trách nhiệm. 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 32 
Sơ đồ 1. Mô hình tổ chức quản lý và trung tâm trách nhiệm của các doanh nghiệp có quy mô lớn 
 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 
Trung tâm lợi nhuận có nhiệm vụ tổng hợp 
đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí, xác định 
kết quả kinh doanh; theo dõi và quản lý tình 
hình sử dụng tài sản, bảo toàn và phát triển 
vốn được đầu tư. Giám đốc của các công ty là 
người chịu trách nhiệm về lợi nhuận tạo ra 
trong công ty nhưng không có nghĩa là có 
thẩm quyền tạo ra các quyết định về vốn đầu 
tư của công ty mình quản lý. Bên cạnh việc 
thể hiện trách nhiệm của một trung tâm lợi 
nhuận xét trên phương diện thành viên của 
Tổng công ty thì các công ty này còn được 
xem là một trung tâm đầu tư xét trên phương 
diện độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh. 
Cấp thứ ba bao gồm các phòng ban quản lý, 
phân xưởng và các đội sản xuất. Các trưởng 
bộ phận, cửa hàng hay đội sản xuất chịu trách 
nhiệm ở các bộ phận mình quản lý. Đây được 
xem là các trung tâm doanh thu và trung tâm 
chi phí. Mục tiêu của trung tâm doanh thu là 
tối đa hóa doanh thu trên các thị trường. Đầu 
vào của trung tâm doanh thu đó là số lượng 
và chất lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ 
chuẩn bị mang đi tiêu thụ. Đầu ra của trung 
tâm là các chỉ tiêu doanh thu bán hàng, tổng 
số tiền thu về thể hiện bằng thước đo giá trị. 
Trung tâm chi phí chịu trách nhiệm về chi phí 
đầu vào của tổ chức. Trách nhiệm tài chính 
của trung tâm này là kiểm soát và báo cáo chỉ 
riêng về chi phí. Một trung tâm chi phí có thể 
có nhiều đơn vị chi phí tùy thuộc vào việc cân 
nhắc về lợi ích và chi phí của việc vận hành, 
kiểm soát. Phân tích chênh lệch dựa trên chi 
phí định mức và các kế hoạch ngân sách được 
theo dõi và điều chỉnh liên tục chính là 
phương thức điển hình của việc đo lường hiệu 
quả hoạt động của trung tâm chi phí. 
Theo sơ đồ 1, tại cấp quản lý thứ ba công ty 
thường có các bộ phận trực thuộc đó là các 
phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật, phòng sản 
xuất, phòng nhân sự và phòng kế toán. Nhà 
quản trị phòng kinh doanh là người chịu trách 
nhiệm về việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của 
công ty. Phòng kinh doanh được xem là một 
trung tâm doanh thu. Các bộ phận còn lại 
trong công ty coi là các trung tâm chi phí vì 
người quản lý các bộ phận này chỉ chịu trách 
nhiệm về chi phí phát sinh của bộ phận mình. 
Tại cấp phân xưởng, các phân xưởng sản xuất 
là những bộ phận thuộc phòng sản xuất trong 
công ty. Quản đốc là người quản lý hoạt động 
của phân xưởng sản xuất sẽ chịu trách nhiệm 
về chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất 
của phân xưởng. Vì vậy, mỗi phân xưởng sản 
xuất được xem là một trung tâm chi phí. Tại 
cấp tổ sản xuất, các tổ sản xuất là cấp quản lý 
Cấp quản lý Người quản lý Loại trung tâm trách nhiệm 
Cấp thứ nhất 
Tổng công ty Tổng giám đốc Trung tâm đầu tư 
Khu vực Giám đốc khu vực Trung tâm đầu tư 
Công ty Giám đốc công ty Trung tâm lợi nhuận 
Cấp thứ hai 
Phòng ban Trưởng phòng Trung tâm doanh thu, chi phí 
Phân xưởng Quản đốc Trung tâm doanh thu, chi phí 
Dây chuyền Tổ trưởng Trung tâm doanh thu, chi phí 
Cấp thứ ba 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 33 
thấp nhất trong cơ cấu tổ chức của Tổng công 
ty. Tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm về 
hoạt động sản xuất và chi phí của mình quản 
lý. Mỗi tổ sản xuất được gọi là một trung 
tâm chi phí. 
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU 
QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM 
Mỗi trung tâm trách nhiệm đều cần thiết 
được đánh giá nhằm đảm bảo nhà quản lý 
cấp cao nắm bắt rõ tình hình hoạt động ở các 
cấp quản trị cơ sở. 
Hoạt động của trung tâm chi phí được căn cứ 
trên sự so sánh giữa báo cáo thực hiện so với 
định mức chi phí tiêu chuẩn. Chỉ tiêu đánh giá 
tổng hợp là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. 
 Lợi nhuận 
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = (lần hoặc %) 
 Doanh thu 
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu phản ánh 
lợi nhuận thu được trong 1 đồng doanh thu. 
Chỉ tiêu có giá trị càng lớn thì hoạt động kinh 
doanh càng có hiệu quả và ngược lại. Nếu 
doanh thu không đổi thì khi chi phí giảm, lợi 
nhuận sẽ tăng dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sẽ 
tăng, ngược lại, chi phí tăng, lợi nhuận sẽ 
giảm và tỷ suất lợi nhuận cũng giảm. Vậy 
biến động của chi phí hoạt động trong điều 
kiện doanh thu không đổi sẽ có ảnh hưởng 
đến tỷ suất lợi nhuận/doanh thu. 
Để đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm 
lợi nhuận cần dựa vào các báo cáo kết quả thu 
nhập và việc sử dụng vốn đầu tư. Chỉ tiêu 
đánh giá trung tâm loại này, ngoài chỉ tiêu tỷ 
suất lợi nhuận/doanh thu thuộc phạm vi của 
trung tâm chi phí như đã nói ở trên, trung tâm 
kinh doanh còn được đánh giá bởi chỉ tiêu: tỷ 
suất doanh thu/vốn hoạt động bình quân. 
 Doanh thu 
Tỷ suất doanh thu / = (lần) 
vốn hoạt động bình quân Vốn hoạt động bình quân 
Chỉ tiêu tỷ suất doanh thu trên vốn hoạt động 
bình quân phản ánh 1 đồng vốn hoạt động 
bình quân tham gia vào sản xuất trong kỳ đem 
lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ suất 
tính được càng lớn thì số vòng quay của vốn 
hoạt động bình quân càng cao và việc sử dụng 
vốn càng có hiệu quả. 
Khi so sánh chỉ tiêu này giữa các kỳ nếu: 
- Tốc độ tăng của doanh thu > Tốc độ tăng 
của vốn hoạt động (Tỷ suất tăng) 
- Tốc độ tăng của doanh thu < Tốc độ tăng 
của vốn hoạt động (Tỷ suất giảm) 
- Tốc độ giảm của doanh thu > Tốc giảm của 
vốn hoạt động (Tỷ suất giảm) 
- Tốc độ giảm của doanh thu < Tốc giảm của 
vốn hoạt động (Tỷ suất tăng) 
Như vậy, tỷ suất doanh thu trên vốn hoạt 
động bình quân phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ 
sản phẩm, hàng hoá với tốc độ đầu tư vốn cho 
hoạt động sản xuất kinh doanh. 
Trung tâm đầu tư là trung tâm cấp cao nhất 
của tổ chức doanh nghiệp vì vậy để đánh giá 
kết quả của trung tâm đầu tư chủ yếu dựa trên 
chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, vì các nhà đầu 
tư thường chỉ quan tâm đến những nơi nào có 
tỷ lệ hoàn vốn cao. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn 
đầu tư, được viết tắt là ROI ( Return on 
Investment) có công thức tính như sau: 
 Lợi nhuận 
ROI = Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư = (lần, %) 
 Vốn hoạt động bình quân 
Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư phản ánh 1 
đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ đã tạo 
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu 
này tính ra kết quả càng lớn chứng tỏ rằng 
đồng vốn sử dụng càng có hiệu quả. 
Đây là một chỉ tiêu tương đối hoàn thiện, 
được nhiều nhà đầu tư quan tâm và có ý nghĩa 
so sánh khi đánh giá việc sử dụng vốn giữa 
nhiều doanh nghiệp với nhau. 
HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN 
TRÁCH NHIỆM 
Báo cáo kế toán là phương tiện quan trọng để 
cung cấp thông tin xác định trách nhiệm cụ 
thể của các nhà quản trị đối với từng bộ phận 
mà mình quản lý. 
Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có 
thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt động của 
bộ phận định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ 
cấp thấp báo cáo lên cấp cao hơn trong hệ 
thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của 
trung tâm trong một kỳ gọi là báo cáo thực 
hiện trách nhiệm. Sự vận động thông tin trong 
hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm bắt đầu 
từ cấp quản trị thấp nhất trong tổ chức cho 
đến cấp quản trị cao nhất. Sơ đồ 2 mô tả khái 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 34 
quát trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán 
trách nhiệm của Tổng công ty. Sơ đồ cho thấy 
mức độ chi tiết của báo cáo giảm dần theo sự 
gia tăng của các cấp quản lý trong tổ chức. 
Tổng giám đốc có thể không cần biết một 
cách chi tiết chi phí sản xuất phát sinh tại 
một phân xưởng sản xuất của một Công ty. 
Báo cáo thực hiện được lập chỉ tổng hợp 
các kết quả hoạt động của các công ty trực 
thuộc quản lý. 
Một báo cáo thực hiện trình bày các số liệu 
dự toán, thực tế và số chênh lệch những chỉ 
tiêu tài chính chủ yếu phù hợp theo từng loại 
trung tâm trách nhiệm. Thông qua các báo 
cáo thực hiện nhà quản trị bằng các kỹ thuật 
nghiệp vụ sẽ kiểm soát được các hoạt động 
của tổ chức một cách hiệu quả. 
Dựa vào đặc điểm của các doanh nghiệp có 
quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ 
yếu là những doanh nghiệp có hoạt động sản 
xuất kinh doanh (Tổng công ty thép Thái 
Nguyên) hay doanh nghiệp thương mại và 
dịch vụ (Công ty cổ phần Thái Hưng, Hợp tác 
xã Chiến Công) có thể xây dựng hệ thống 
các báo cáo kế toán trách nhiệm như sau: 
Đối với trung tâm chi phí: Lập Báo cáo tình 
hình thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm 
thông qua các bước sau đây: 
Bước 1: Tập hợp các chi phí phát sinh 
Bước 2: Tổng hợp chi phí và tính đơn giá 
thực tế (giá thành đơn vị) 
Bước 3: Lập báo cáo tình hình thực hiện chi 
phí của trung tâm. 
Từ bảng tính đơn giá thực tế (giá thành đơn 
vị) trên, đối chiếu với đơn giá dự toán chi phí 
đã được lập trước đây, trung tâm chi phí lập 
báo cáo tình hình thực hiện chi phí để đánh 
giá thành quả của trung tâm. Mẫu báo cáo có 
thể được thiết kế theo phụ lục số 01. 
Tổng hợp các báo cáo tình hình thực hiện chi 
phí của các sản phẩm, trung tâm chi phí lập 
báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chi phí 
cho các loại sản phẩm, công việc. Như vậy, 
qua phân tích các biến động trong từng sản 
phẩm, người quản lý trung tâm chi phí cũng 
như các cấp cao hơn dễ dàng đánh giá trách 
nhiệm của các bộ phận, cá nhân có liên quan 
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. 
Đối với trung tâm doanh thu: Lập Báo cáo 
tình hình thực hiện doanh thu theo các trung 
tâm doanh thu trong cơ cấu tổ chức. Báo cáo 
thể hiện doanh thu mà các trung tâm này thực 
hiện được trong từng kỳ kế toán nhất định. 
Mẫu báo cáo tham khảo theo phụ lục số 02. 
Đối với trung tâm lợi nhuận: Lập Báo cáo kết 
quả kinh doanh theo dạng số dư đảm phí, 
chức năng chi phí, Báo cáo biến động kết quả 
và nguyên nhân hoạt động sản xuất kinh 
doanh, Báo cáo phân tích giá trị, kết cấu 
doanh thu, chi phí, lợi nhuận 
Từ báo cáo của các trung tâm chi phí trong 
công ty gửi về, các công ty tiến hành lập các 
báo cáo thực hiện với tư cách là trung tâm lợi 
nhuận để đánh giá hoạt động của mình và gửi 
báo cáo về Tổng công ty. Báo cáo thực hiện 
của trung tâm lợi nhuận được thiết kế cho 
từng loại sản phẩm hoặc có thể lập cho từng 
lĩnh vực hoạt động của công ty. Báo cáo thể 
hiện sự chênh lệch giữa lợi nhuận (lỗ) thực tế 
với lợi nhuận (lỗ) theo dự toán của trung tâm 
thể hiện qua phụ lục số 03. 
Đối với trung tâm đầu tư: Lập Báo cáo kết 
quả kinh doanh theo các dạng, các báo cáo 
phân tích cân đối tài sản – nguồn vốn, báo cáo 
phân tích tính hợp lý nguồn vốn hoặc báo cáo 
phân tích chỉ tiêu hoàn vốn đầu tư và chỉ tiêu 
thu nhập thặng dư. 
Báo cáo thực hiện của trung tâm đầu tư (báo 
cáo hiệu quả đầu tư) được lập tại Tổng công 
ty để theo dõi, phân tích, đánh giá hiệu quả, 
chất lượng đầu tư. Đây là các báo cáo tổng 
quát nhất trong các loại báo cáo của các trung 
tâm trách nhiệm. Báo cáo này giúp cho Hội 
đồng quản trị và Ban giám đốc có cái nhìn 
tổng thể về tình hình đầu tư của Tổng công ty 
(hay công ty); xem xét và đánh giá được hiệu 
quả của việc đầu tư vào từng công ty thành 
viên (hay việc đầu tư của công ty). Báo cáo 
còn giúp cho Hội đồng quản trị và Ban giám 
đốc có những thông tin cần thiết cho việc ra 
các quyết định. Một mẫu báo cáo được minh 
hoạ tại phụ lục 04. 
Sơ đồ 2: Trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán trách nhiệm của Tổng công ty 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 35 
Qua các báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư, 
đánh giá sự cân đối về nguồn vốn Tổng công 
ty dễ dàng thấy được việc đầu tư đạt hiệu 
quả trong lĩnh vực nào, sản phẩm nào Qua 
đó, Tổng công ty sẽ xem xét lại các dự án 
đầu tư, tập trung vào các mặt hoạt động có 
hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao để gia tăng 
hiệu quả đầu tư. 
KẾT LUẬN 
Vận dụng kế toán trách nhiệm đối với các 
doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh 
Thái Nguyên là hợp lý và cần thiết từ việc 
hình thành các trung tâm trách nhiệm: Trung 
tâm đầu tư, trung tâm chi phí, trung tâm 
doanh thu, và trung tâm lợi nhuận đến việc 
lập các hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm. 
Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm là kết 
quả quan trọng của kế toán trách nhiệm. Hệ 
thống báo cáo kế toán quản trị được thực hiện 
bắt đầu từ cấp quản trị thấp nhất và xây dựng 
ngược lên cấp quản trị cao nhất. Mỗi nhà 
quản trị trong tổ chức nhận được báo cáo thực 
hiện của chính bộ phận của mình quản lý và 
các báo cáo thực hiện của các bộ phận dưới 
quyền. Qua đó nhà quản trị có thể đánh giá 
được hiệu quả công việc của bộ phận mình và 
các bộ phận trực thuộc. Với lợi ích thiết thực 
và phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh 
doanh, việc nghiên cứu sâu hệ thống kế toán 
trách nhiệm chính là một hướng đi bền vững 
cho các doanh nghiệp lớn nói chung, các 
doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Thái 
Nguyên nói riêng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Giáo trình kế toán quản trị (2004), Nxb 
Đại học kinh tế quốc dân 
[2] PGS.TS Phạm Văn Dược, TS Huỳnh Lợi, 
(2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán 
quản trị, Nxb Tài chính 
[3] PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang, Kế toán 
quản trị, Nxb Đại học kinh tế quốc dân 
[4] IFAC (1998), Management accounting 
concepts 
[5] Jan R. Williams, Susan F. Haka, Mark S. 
Bettner (2005), Financial and Managerial 
accounting- The basic for business decisions, 
Mc. Graw-Hill Companies 
[6] RoberS.Kaplan, kế toán quản trị, trường 
đại học Havard Busuness School (HBS) 
[7] www.chiencong.com.vn 
[8] www.thaihung.com.vn 
[9] www.tisco.com.vn
Tổng công ty 
Khu vực 
Công ty 
Phòng ban 
Phân xưởng 
Tổ sản xuất 
Báo cáo thực hiện của các khu vực tổng hợp lại trong báo cáo 
thực hiện cấp Tổng công ty 
Báo cáo thực hiện của công ty tổng hợp lại trong báo cáo thực 
hiện cấp khu vực 
Báo cáo thực hiện của các phòng ban tổng hợp lại trong báo cáo 
thực hiện cấp công ty 
Báo cáo thực hiện của phân xưởng tổng hợp lại trong báo cáo 
thực hiện cấp phòng ban 
Báo cáo thực hiện của tổ sản xuất tổng hợp lại trong báo cáo 
thực hiện cấp phân xưởng 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 36 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 01. Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện chi phí cho các loại sản phẩm, công việc 
S
T 
T 
Tên công việc, 
vật tư hao phí 
Đ 
V 
T 
Khối lượng Đơn giá Thành tiền 
Thực 
tế 
Dự 
toán 
Chênh 
lệch 
Thực 
tế 
Dự 
toán 
Chênh 
lệch 
Thực 
tế 
Dự 
toán 
Chênh 
lệch 
1 
Chi phí nguyên 
vật liệu 
2 
Chi phí 
nhân công 
3 
Chi phí sản 
xuất chung 
4 
Cộng chi phí trực 
tiếp 
5 
TN chịu thuế tính 
trước 
6 Thuế GTGT 
7 
Đơn giá 
sau thuế 
Phụ lục 02. Báo cáo thu nhập hoạt động kinh doanh 
Chỉ tiêu Tính cho tổng số (đ) Tính cho 1 đơn vị (đ) 
1. Thu nhập thực tế 
1.1. Doanh thu sản phẩm A 
1.1.1. Doanh thu. 
1.1.2. Doanh thu  
1.2. Thu nhập tài chính 
1.3. Thu nhập khác 
2. Thu nhập cơ hội 
Phụ lục 03. Báo cáo kết quả kinh doanh theo sản phẩm 
TT CHỈ TIÊU 
SẢN PHẨM 
TOÀN CÔNG TY 
A B C 
Dự 
toán 
Thực 
tế 
C.lệch 
Dự 
toán 
Thực 
tế 
C.lệch 
Dự 
toán 
C.lệch 
Dự 
toán 
Thực 
tế 
C.lệch Tỷ lệ 
1 Doanh thu thuần 
2 Biến phí sản xuất 
3 Số dư đảm phí sản xuất 
4 Biến phí quản lý 
5 Số dư đảm phí bộ phận 
6 Định phí bộ phận 
7 Số dư bộ phận 
8 
Chi phí quản lý (định phí) 
chung của công ty phân bổ 
9 Lợi nhuận trước thuế 
Nguyễn Phương Thảo và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 73(11): 30 - 37 
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên  | 37 
Phụ lục 04. Báo cáo thực hiện trung tâm đầu tư 
TT CHỈ TIÊU ĐVT Dự toán Thực tế Chênh lệch 
1 Doanh thu thuần 
2 Lợi nhuận trước thuế 
3 Thuế 
4 Lợi nhuận sau thuế 
5 Vốn đầu tư 
6 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) 
7 Tỷ suất chi phí vốn 
8 Thu nhập thặng dư (RI) 
SUMMARY 
RESPONSIBILITY ACCOUNTING NEW APPROACH FOR MANAGEMENT OF BIG 
BUSINESS IN THAI NGUYEN 
Nguyen Phuong Thao
, Nguyen Thi Lan Anh 
College of Economics and Business Administration - Thai Nguyen University 
Responsibility accounting is a fundamental content of managerial accounting. It is rather new in Vietnam 
companies in general and in Thai Nguyen companies in particular. In view of this, the research and 
application of the responsibility accounting system in business is an imperative requirement, especially in 
big enterprises which have broad scope of activities and organizational structure which are associated with 
the responsibilities of various companies and individuals in Thai Nguyen. The said article is focused on 
studying the role of responsibility accounting for big enterprises and, likewise, the orientation on proper 
application of the responsibilities accounting for large-scale firms in Thai Nguyen province is presented. 
Key words: rsponsibility accounting, responsibility center, investment center, revenue center, expense 
center, profit center, enterprises in Thai Nguyen 
 Tel: 0988090796; Email: nguyenphuongthao_tueba@yahoo.com 

File đính kèm:

  • pdfke_toan_trach_nhiem_huong_tiep_can_moi_trong_cong_tac_quan_l.pdf