Khái quát một số thảo luận đáng chú ý hiện nay về tôn giáo trong chính sách công

Tóm tắt: Bài viết khái quát những thảo luận học thuật về vấn đề

tôn giáo trong chính sách công từ các phương diện xã hội học,

chính trị học, luật học, và tôn giáo học. Những vấn đề chủ yếu

được giới thiệu xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và tôn

giáo, sự hiện diện của yếu tố tôn giáo nơi không gian công, cũng

như những điều chỉnh về chính sách đối với tôn giáo trong bối

cảnh phục hồi tôn giáo, đa dạng hóa tôn giáo, cũng như sự gia

tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế có nguyên nhân tôn giáo.

pdf 25 trang yennguyen 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khái quát một số thảo luận đáng chú ý hiện nay về tôn giáo trong chính sách công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái quát một số thảo luận đáng chú ý hiện nay về tôn giáo trong chính sách công

Khái quát một số thảo luận đáng chú ý hiện nay về tôn giáo trong chính sách công
Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 3 
HOÀNG VĂN CHUNG* 
KHÁI QUÁT MỘT SỐ THẢO LUẬN ĐÁNG CHÚ Ý HIỆN NAY 
VỀ TÔN GIÁO TRONG CHÍNH SÁCH CÔNG 
Tóm tắt: Bài viết khái quát những thảo luận học thuật về vấn đề 
tôn giáo trong chính sách công từ các phương diện xã hội học, 
chính trị học, luật học, và tôn giáo học. Những vấn đề chủ yếu 
được giới thiệu xoay quanh mối quan hệ giữa nhà nước và tôn 
giáo, sự hiện diện của yếu tố tôn giáo nơi không gian công, cũng 
như những điều chỉnh về chính sách đối với tôn giáo trong bối 
cảnh phục hồi tôn giáo, đa dạng hóa tôn giáo, cũng như sự gia 
tăng căng thẳng trong quan hệ quốc tế có nguyên nhân tôn giáo. 
Từ khóa: tôn giáo, chính sách công, nhà nước-tôn giáo, an ninh, 
hài hòa xã hội 
1. Giới thiệu 
Sự phục hồi tôn giáo mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới trong 2 thập 
niên gần đây có nhiều biểu hiện khác nhau. Trong khi người ta chứng 
kiến sự gia tăng tín đồ ở một số tôn giáo lớn; sự trở lại với những thực 
hành tôn giáo truyền thống và bản địa, sự phát sinh các hình thức thực 
hành tôn giáo, tâm linh mới; sự biểu đạt tôn giáo cá nhân; truyền giáo; 
hoạt động cứu trợ nhân đạo hoặc từ thiện, thì người ta cũng chứng kiến 
các hoạt động có tính chất khủng bố, đe dọa an toàn và an ninh của con 
người và xã hội trong đó có động cơ hay lý do tôn giáo khá rõ rệt. Tôn 
giáo đã trở thành một đề tài nổi bật trên các phương tiện truyền thông đại 
chúng và đồng thời có mặt trong các đối thoại quốc tế vốn ngày càng 
diễn ra thường xuyên hơn. Không nghi ngờ gì, tôn giáo đang trở lại và 
hiện diện mạnh mẽ nơi không gian công cộng. 
Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo đã bị thách thức mạnh mẽ bởi nó từng 
dự đoán việc tôn giáo dần rút lui khỏi không gian công, rơi vào vị trí bên 
lề của phát triển xã hội, và sẽ chỉ còn tồn tại trong miền cá nhân riêng tư. 
Thực tiễn tình hình hiện nay cho thấy, tôn giáo bằng nhiều con đường 
* TS., Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
4 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 
khác nhau đang xâm nhập trở lại hiện thực đời sống công cộng và gia 
tăng sự ảnh hưởng. Điều này đặt ra những vấn đề đáng quan tâm và cả 
những thách thức cho các quốc gia trong quá trình xây dựng chính sách 
công, đặc biệt những chính sách công có liên quan trực tiếp đến tôn giáo. 
Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn khi những chính sách công ấy lại còn 
phải được tính toán trong sự tương hợp với sự phát triển ở nhiều mức độ 
khác nhau của các tổ chức xã hội dân sự cũng như những tranh luận về lộ 
trình hình thành các xã hội dân sự ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu. Tuy 
thế, tất cả những vấn đề này còn ít được tìm hiểu bởi các nhà nghiên cứu 
trong nước. Ngay trong các công trình của các học giả quốc tế, chủ đề 
nghiên cứu về vấn đề tôn giáo trong chính sách công cũng chỉ mới được 
đề cập trong thời gian gần đây. 
Trong bối cảnh các xã hội hiện nay, có những vấn đề gì đáng chú ý 
nhất đã và sẽ đặt ra về vai trò của tôn giáo khi bàn về chính sách công? 
Đây là chủ đề rất đáng nghiên cứu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhất 
là khi Việt Nam bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến lộ trình xây dựng nhà 
nước pháp quyền hiện đại, và đến chính sách công. Chính sách về tôn 
giáo là một khái niệm rộng, và rất khác nhau giữa các loại hình chính 
thể khác nhau. Ở phần lớn các nước theo mô hình nhà nước pháp 
quyền, từ lâu chính sách tôn giáo chính là một bộ phận của chính sách 
công. Các lý thuyết về chính sách công thì rất đa dạng. Bài viết chỉ cố 
gắng nêu ngắn gọn cách hiểu về chính sách công để từ đó dành nhiều 
dung lượng hơn cho khái quát những thảo luận học thuật về tôn giáo 
trong chính sách công khai thác được từ các công trình xã hội học, 
chính trị học, và luật học. 
2. Khái quát các lý thuyết về chính sách công 
Thế nào là một chính sách công? Tùy cách tiếp cận mà người ta đề ra 
những cách định nghĩa khác nhau. Trước tiên, khái niệm “công” (public) 
ở đây cần hiểu ở 2 nghĩa: Thứ nhất, cái thuộc về “công chúng” nhưng lại 
do nhà nước chịu trách nhiệm sau cùng. Nhưng xét đến cùng, nhà nước 
cũng là do công chúng lập ra để thay mặt quản lý xã hội. Thứ hai, “công” 
là cái gì đó thuộc về của chung, thuộc về mọi người chứ không chỉ nhà 
nước, và nó ngược với cái thuộc về riêng tư (private). Cho nên, chính 
sách công là sản phẩm của sự làm việc chung, và nếu một chính sách chỉ 
do nhà nước áp đặt để giải quyết vấn đề mà nhà nước muốn thì không 
được gọi là chính sách công. 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 5 
Theo nhận định chung của khá nhiều nhà nghiên cứu, chính sách công 
có thể xem là một tuyên bố của chính phủ về dự định của nó khi giải 
quyết một vấn đề công nhiều khi được khởi xướng hay đòi hỏi bởi chính 
người dân. Các tuyên bố đó có thể thấy trong hiến pháp, điều luật, quy 
định, quyết định của nhà nước, v.v...1. Chính sách công cũng có thể được 
hiểu là những nỗ lực của của một chính phủ nhằm xử lý một vấn đề công 
thông qua việc xây dựng các quy định, các quyết định hay các hành động. 
Thực tế cho thấy, có rất nhiều vấn đề cần phải xử lý bằng chính sách 
công như tội phạm, giáo dục, an ninh quốc gia, chính sách quốc tế, y tế, 
và phúc lợi xã hội. Theo Yehezkel Dror, chính sách công cần được hiểu 
như một quá trình liên tục của việc ban hành các chính sách tương liên2. 
Quá trình xây dựng chính sách công có thể có kết quả gián tiếp, tức là kết 
quả của tác động của chính sách đó đến tình hình thực tiễn. Kết quả trực 
tiếp tức là “chính sách” được hoàn chỉnh, có thể là một điều luật, một 
tuyên bố, hay một chỉ thị3. Đối với Schneider and Ingram, “các chính 
sách là các cộng cụ mà qua đó các xã hội điều hành và quản lý chính 
mình”4. Trên thực tế, chính sách hiếm khi là một hành động đơn lẻ, mà 
thường là một loạt hành động hợp tác để chính quyền đạt lấy một mục 
tiêu cụ thể. 
Như vậy có thể thấy, chính sách công là một hệ thống gồm các chính 
sách có quan hệ chặt chẽ với nhau mà một chính phủ cần có để quản lý 
xã hội một cách hiệu quả và đảm bảo dân chủ. Cần thấy được 3 điểm 
quan trọng sau: Thứ nhất, xây dựng chính sách công sau cùng vẫn là 
công việc của chính phủ, nhằm điều hành và quản lý xã hội. Thứ hai, 
trong nhiều trường hợp, ý tưởng hay nhu cầu về chính sách công xuất 
phát từ người dân và người dân cũng là đối tượng để chính phủ lấy ý kiến 
rộng về dự thảo chính sách. Thứ ba, mục tiêu của chính sách công là các 
văn bản luật cụ thể, giải quyết những vấn đề thực tiễn hiện tại và hướng 
tới tương lai. Rõ ràng, chính sách công luôn là kết quả của cả một quá 
trình lâu dài và phức tạp. 
Để một chính sách công ra đời, cần phải thực hiện những bước nhất 
định, tức là phải trải qua một quá trình. Quá trình tạo ra một chính sách 
công mới thường theo 3 bước sau: thiết lập chương trình nghị sự 
(agenda-setting); tính toán về chọn lựa (option-formulation); và thực 
hiện (implementation). Thường thì công chúng sẽ khiến chính phủ nhận 
biết về một vấn đề thông qua thư và email, hay các cuộc gọi điện thoại 
tới các lãnh đạo địa phương; vấn đề được đưa ra bàn thảo ở chính phủ 
6 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 
và quá trình lập chính sách công mới bắt đầu. Một chính sách công khi 
đi vào thực tiễn sẽ phải cởi mở đối với sự lý giải của các chủ thể phi 
chính phủ, gồm cả bộ phận tư nhân. Thực tế, nhu cầu của xã hội cần 
phải là sự ưu tiên đối với các chủ thể liên quan đến quá trình làm chính 
sách; đồng thời, một khi chính sách công đã được thông qua, chính phủ 
phải tuân theo. Cần chú ý là các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng, 
những người chỉ ra những vấn đề cần phải xử lý bằng chính sách 
thường có ảnh hưởng khá nhiều đến toàn bộ quá trình làm chính sách 
qua cá tính, quan tâm cá nhân, những vị trí chính trị... Do đó, rất khó có 
thể có một chính sách công mà là kết quả của một quá trình thuần túy 
duy lý và hoàn toàn khách quan. Tuy nhiên, nhìn chung, chính sách 
công vẫn là một công cụ thiết yếu trong việc giải quyết những vấn đề xã 
hội quan tâm5. 
Từ những trình bày ở trên, có thể tạm đưa ra một mô hình về các bước 
tối thiểu sẽ diễn ra trong một quá trình chính sách như sau: (1) Phát hiện 
vấn đề và đề xuất giải pháp bằng xây dựng chính sách => (2) Thiết lập 
chương trình nghị sự về chính sách => (3) Hiện thực hóa và thực thi 
chính sách; (4) Đánh giá hiệu quả chính sách. 
Đôi khi, chính sách của nhà nước và chính sách công đi từ hai chiều 
ngược nhau. Chính sách của nhà nước, như thường thấy, được ban hành 
và phổ biến cũng như thực thi theo chiều từ trên xuống. Trong khi đó, 
chính sách công trong nhiều trường hợp lại có thể là một quá trình xuất 
phát từ dưới lên, do công chúng phát hiện vấn đề cần giải quyết, đề xuất 
việc hình thành chính sách, đưa vào những sáng kiến của mình, và nhà 
nước với tư cách là đại diện đứng ra làm các thủ tục cần thiết để một đòi 
hỏi của thực tiễn cần giải quyết trở thành một chính sách cụ thể. Đây là 
mô hình của thiên hướng hợp tác nhà nước - dân chúng hướng tới lợi ích 
chung và đảm bảo sự hài lòng của cả hai bên. 
3. Vấn đề tôn giáo trong chính sách công 
Có những vấn đề gì đáng chú ý trong các tranh luận về chính sách 
công khi đụng đến yếu tố tôn giáo? Tôn giáo luôn là vấn đề phức tạp và 
nhạy cảm, gắn chặt với một trong những quyền tự do cơ bản của con 
người, trong khi chính sách công là sản phẩm chung giữa Nhà nước và 
công chúng cho nên để tìm kiếm sự thỏa mãn cho tất cả các bên là một 
câu chuyện không có hồi kết. Những tranh luận về chính sách công về 
tôn giáo luôn nằm trong mối quan hệ rắc rối giữa chính trị, bối cảnh tôn 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 7 
giáo, quan điểm khác nhau về tự do tôn giáo, hệ thống pháp lý, quan 
điểm về đạo đức, và đặc tính của xã hội dân sự sở tại. 
Tiêu biểu nhất trong những tranh luận liên quan trực tiếp hay gián tiếp 
đến vấn đề tôn giáo trong chính sách công thường xoay quanh các chủ đề 
lớn sau đây: ứng xử với sự hiện diện của yếu tố tôn giáo nơi không gian 
công; tôn giáo trong chiến lược xây dựng đất nước; và việc khai thác yếu 
tố văn hóa, luân lý và đạo đức trong xây dựng luật pháp về tôn giáo. 
Những tranh luận đó một mặt đòi hỏi sự xác định bản chất của nhà nước 
trong một trạng huống chính trị - văn hóa - tôn giáo cụ thể và mặt khác là 
vị thế của nhà nước trước các vấn đề tôn giáo vẫn tồn tại hoặc mới nảy 
sinh trong xã hội. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày các nội dung trên qua 
một số trường hợp nghiên cứu cụ thể ở một số quốc gia hay khu vực. 
3.1. Sự hiện diện của tôn giáo trong không gian công 
Quá trình hiện đại hóa, thế tục hóa cũng như mô hình phổ biến của sự 
phân tách giữa tôn giáo và nhà nước từng khu biệt thực hành tôn giáo và 
biểu hiện niềm tin tôn giáo vào các không gian thờ cúng riêng biệt hay 
không gian cá nhân riêng tư. Song trong vài thập niên gần đây, sự trỗi 
dậy của tôn giáo trên phạm vi toàn cầu cùng quá trình “giải/giảm cá nhân 
hóa” (deprivatization) niềm tin và thực hành tôn giáo đều mang lại biểu 
hiện dễ thấy là sự hiện diện trở lại yếu tố tôn giáo trong các không gian 
công khác nhau. Chính sách công về tôn giáo lại gặp những thách thức 
của việc một bên là đáp ứng nhu cầu của người dân trong diễn tả niềm tin 
tôn giáo, và bên kia là duy trì nguyên tắc đảm bảo tôn giáo không lấn 
lướt vào các không gian thế tục. Dưới đây, chúng tôi chỉ lấy ví dụ về hai 
trường hợp đáng chú ý là Pháp và Mỹ. 
3.1.1. Biểu tượng tôn giáo nơi không gian công ở Pháp 
Ở đây, chúng tôi xem xét cụ thể vấn đề sử dụng khăn choàng Islam 
giáo (hijab) tại các trường học công và tại các cơ quan công quyền cũng 
như nơi không gian sinh hoạt xã hội chung ở Pháp. Bắt đầu dự thảo từ 
năm 1999, đến tháng 3 năm 2004, Chính phủ Pháp thông qua Luật cấm 
học sinh trường công sử dụng “biểu tượng tôn giáo gây chú ý đặc biệt” 
(conspicious religious symbol). Luật áp dụng với các tôn giáo, song được 
cho là nhắm vào tín đồ nữ của Islam giáo. Tháng 10 năm 2010, một luật 
nữa được ban hành, cấm việc “che mặt nơi công cộng” (concealing the 
face in public sphere) và một lần nữa, phụ nữ Islam giáo được cho là mục 
tiêu nhắm đến của luật này. Luật này không chỉ cấm phụ nữ Islam giáo sử 
8 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 
dụng niqab (khăn che mặt chỉ hở mắt) mà còn cả burqa (vải che toàn 
thân với tấm lưới duy nhất cho mắt nhìn xuyên qua). Chính phủ Pháp 
tuyên bố những luật này là một bước đi cần thiết để thực hành nguyên tắc 
Laïcité (thể chế thế tục trung tính), tức là một phiên bản Pháp của chủ 
nghĩa thế tục và việc phân tách Tôn giáo và Nhà nước6, đồng thời cũng là 
tuyên bố về cam kết bảo đảm bình đẳng giới7. Các chính trị gia Pháp và 
những người đấu tranh cho nữ quyền Phương Tây có xu hướng ủng hộ 
các luật này vì tin rằng bắt che mặt hay che toàn thân là có tính đàn áp 
với phụ nữ, xuất phát từ tư tưởng trọng nam. Tuy thế, một số nhà nghiên 
cứu lại lý luận rằng, những luật ấy thực chất không phát huy tác dụng 
trong thực tiễn. Lý luận chủ yếu là một mặt việc buộc bỏ che mặt có thể 
hiểu tương tự như việc buộc người phải được tự do theo cách nghĩ của 
mình và như thế nghĩa là làm tổn hại chính khái niệm về tự do8. Mặt 
khác, phạt phụ nữ Islam giáo vì đeo khăn che mặt không có nghĩa là giải 
phóng họ, và vì thế lại là chống lại phụ nữ9. Tương tự, việc áp dụng các 
tiêu chí về tự do và giải phóng phụ nữ theo cách nhìn Phương Tây chưa 
hẳn đã là ý nghĩa đối với phụ nữ gốc Trung Đông theo Islam giáo. Theo 
phân tích của Alia Al-Saji, nó có thể là một dạng phân biệt chủng tộc10. 
Như vậy, việc mang theo dấu hiệu hay biểu tượng diễn tả bản sắc tôn 
giáo, ngoài không gian tôn giáo - vốn đã được hoạch định hoặc ngoài 
không gian riêng tư - như là việc tuân thủ quy định của tôn giáo mình tin 
theo lại trở nên vi phạm pháp luật thế tục. Mặt khác, pháp luật thế tục thể 
hiện ý chí và quan điểm của đa số nhưng có thể vi phạm nhu cầu hay 
quyền lợi của thiểu số. Ngoài ra, phương diện sâu xa hơn của câu chuyện 
này là nước Pháp từ lâu là một quốc gia mà người Công giáo là đa số. Từ 
khi có sự thay đổi về chính sách nhập cư, khối Islam giáo như là một tôn 
giáo mới mẻ đã gia tăng nhanh chóng về quy mô. Trong bối cảnh mới, ở 
đây cũng cần ngầm hiểu về việc chính quyền phải hành động chủ động để 
bảo vệ an ninh quốc gia. Chẳng hạn, thành viên của nhóm Islam giáo cực 
đoan nào đó hoàn toàn có khả năng lợi dụng khăn và vải che mặt để thực 
hiện những hành vi khủng bố. 
3.1.2. Tôn giáo trong giáo dục công ở Mỹ 
Theo Hiến pháp Mỹ quyền tự do tôn giáo là quyền hàng đầu. Nhưng 
sự hiện hữu của tôn giáo nơi không gian công thì có thể quan sát từ rất 
nhiều góc độ. Theo khái quát của Paul Finkelman, người Mỹ xem mình 
là những người có tôn giáo, với các thiết chế được thiết lập dựa trên sự 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 9 
giả định rằng, có tồn tại một Đấng Tối cao. Người Mỹ tuyên bố về niềm 
tin của mình trên tiền tệ, thề trung thành với lá cờ tổ quốc; thừa nhận Mỹ 
là một quốc gia dưới quyền uy của Chúa Trời (under God); Tòa án Tối 
cao Mỹ bắt đầu mỗi phiên xét xử với lời tuyên rằng “Chúa cứu rỗi nước 
Mỹ và tòa án đáng kính này”; và hầu hết mọi tổng thống đều viện dẫn 
đến Chúa Trời trong bài diễn văn nhậm chức của mình cũng như trong  ... úy thế tục lại rất có thể là phi thực tiễn 
và kém hiệu quả. 
4. Kết luận 
Bài viết đã khái quát những phương diện lý thuyết cơ bản nhất về 
chính sách công. Quan trọng hơn, bài viết phân loại những thảo luận học 
thuật tiêu biểu xuất phát từ những diễn biến thực tiễn của tôn giáo trong 
quan hệ với các quá trình xây dựng hay điều chỉnh chính sách công về 
tôn giáo thấy được ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có đề cập đến 
Việt Nam. Những mối quan hệ đã được phân tích trong bài viết đã cho 
thấy những vấn đề quen thuộc như nguyên tắc phân tách giữa nhà nước 
và giáo hội (theo nghĩa là các tổ chức tôn giáo), sự hiện diện của đạo đức 
tôn giáo trong xây dựng luật công, hay những vấn đề mới trở nên nóng 
hổi như chiến lược ứng xử với tôn giáo nhằm đảm bảo an ninh quốc gia 
và hài hòa xã hội đều đặt ra những thách thức không dễ giải quyết đối với 
bất cứ quốc gia nào. Tôn giáo thể hiện ngày càng rõ vị thế là những 
nguồn lực mạnh mẽ có thể sử dụng cho việc xây dựng đất nước, song 
việc chính sách hóa sự tham gia của tôn giáo vào những vấn đề của đất 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 23 
nước lại hết sức phức tạp, khó khăn và tùy thuộc vào bối cảnh đặc thù 
của mối quan hệ chính trị - tôn giáo - dân tộc. 
Có một nan đề (dilemma) hay sự tiến thoái lưỡng nan khá phổ biến là 
diễn biến của thực tiễn đời sống tôn giáo đòi hỏi các nhà nước dù là dựa 
vào một tôn giáo cụ thể hay thế tục phải phản ứng qua việc chỉnh sửa hay 
làm mới chính sách và luật pháp. Nhưng khi làm như vậy, các nhà nước 
lại vấp phải hàng loạt những vấn đề “đau đầu” như đảm bảo quyền tự do 
tôn giáo, sự trung thành với tinh thần và các nguyên tắc của hiến pháp lập 
quốc, cũng như sự tôn trọng quyền lợi của các bộ phận dân cư (xác định 
bởi sắc tộc hay tôn giáo) theo các tiêu chí của nền dân chủ. Trong một số 
trường hợp, càng ít chính sách hay luật định về hoạt động tôn giáo thì có 
nghĩa là sự đảm bảo tự do tôn giáo được tốt hơn và ngược lại. 
Sau cùng thì chúng ta cần phải thừa nhận rằng chính trị trong đó có 
vấn đề hoạch định chính sách và tôn giáo là những yếu tố ảnh hưởng đến 
tư duy, ý thức, tình cảm và động cơ hành động của con người theo những 
chiều hướng rất khác nhau. Xác định được những điểm giao thoa của các 
chiều hướng ấy có thể là những bước khởi đầu đầy triển vọng cho việc 
xây dựng một hệ thống chính sách công vừa hữu hiệu vừa nhân bản./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Thomas A. Birkland (2011), An Introduction to the Policy Process: Theories, 
Concepts, Models of Public Policy Making, third edition, Routledge, New York: 9. 
2 Yehezkel Dror (2003), Public Policy Making Reexamined, Transaction 
publishers, New Jersey. 
3 Yehezkel Dror (2003), Sđd: 34. 
4 Dẫn theo: Anthony Michael Kreis and Robert K. Christensen (2013), “Law and 
Public Policy”, The Policy Studies Journal, Vol. 41, No. S1. 
5 Tham khảo:  
6 Ajay Sighn Chaudhary (2005), “The Simulacra of Morality”: Islamic Veiling, 
Religious Politics and the Limits of Liberalism”, Dialectical Anthropology: 349. 
7 Alia Al-Saji (2010), “The Racialization of Muslim Veils: A Philosophical 
Analysis”, Philosophy & Social 
Criticism, 36 (8): 876. 
8 Ajay Sighn Chaudhary (2005), Bài đã dẫn: 358. 
9 Myriam Hunter-Henin (2012), “Why the French don’t like the Burqa: Laïcité, 
National identity and religious Freedom”, International and Comparative Law 
Quarterly, No. 61: 627. 
10 Ajay Sighn Chaudhary (2005), Bài đã dẫn: 877. 
11 Paul Finkelman (2000), “Introduction”, in Religion and American Law: An 
Encyclopedia, Garland Publishing, Inc, New York: vi. 
24 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 
12 Dẫn theo: Robert van Krieken, Philip Smith, Daphne Habibis, Kevin McDonald, 
Michael Haralambos, Martin Holborn (2000), Sociology: Themes and 
Perspectives, 2nd Edition, Longman: 475. 
13 Frank S. Ravitch (2015), “Attempts to Teach Creationism and Evolution in 
Public Schools in the United States”, bài giảng tại lớp học Tôn giáo và Pháp 
quyền tổ chức tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội tháng 9/2015. 
14 Paul Finkelman (2000), Sđd: vii. 
15 Frank S. Ravitch (2015), Bài đã dẫn. 
16 Anatoli Sokolov (2006), “New Religious Phenomena and the State Policies”, 
Hội thảo quốc tế Bước đầu thảo luận: Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, 
Hà Nội, tháng 9. 
17 Anatoli Sokolov (2006), Bài đã dẫn. 
18 Anatoli Sokolov (2006), Bài đã dẫn. 
19 Paul Finkelman (2000), Sđd: vii. 
20 Tham khảo thêm các nghiên cứu về cộng đồng người Amish, hay trường hợp các 
tôn giáo thiểu số (Jehovah Witnesses, Christian Scientists) mà tín điều của họ 
yêu cầu thành viên hoặc từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự, từ chối truyền máu, 
từ chối chào quốc kỳ, hay từ chối chữa bệnh bằng tân dược. 
21 Xem thêm: Chris Seiple (2006), “Thinking about Religion & Stability: Social 
Disharmony or Social Stability?”, Hội thảo Quốc tế: Tôn giáo và Pháp quyền ở 
Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, tháng 9/2006: 5. 
22 Pauletta Otis (2004), Sđd: 14. 
23 Tôi đã trình bày với nhiều chi tiết về những phản ứng qua chính sách và pháp 
luật của nhiều nhà nước trên thế giới, trong đó có nước Mỹ, đối với các phong 
trào tôn giáo mới trong bài viết Hoàng Văn Chung (2014), “Ứng xử của một số 
nhà nước trên thế giới đối với hiện tượng tôn giáo mới”, Nghiên cứu Tôn giáo, 
số 9 (16). 
24 Daniele Hervieu-Leger (2004), “France's Obsession with the "Sectarian Threat"”, 
in Phillip Charles Lucas and Thomas Robbins (eds), New Religious Movements 
in the 21st Century: Legal, Political, and Social Challenges in Global 
Perspective, New York: Routledge: 354. 
25 Douglas Johnston (2004), “Introduction”, in Religion& Security: The New 
Nexsus in International Relations, Robert A. Seiple and Dennis R. Hoover (eds), 
Rowman & Littlefield Publishers, Inc., New York: 2. 
26 Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên, 2014), Tôn giáo Mỹ và việc sử dụng vấn đề 
tôn giáo trong chính sách đối ngoại Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb. Văn 
hóa Thông tin, Hà Nội: 117. 
27 Xem nguyên văn tại  
28 Xem: Şenol Korkut (2010), “The Diyanet of Turkey and Its Activities in Eurasia 
after the Cold War”, Acta Slavica Iaponica, Tomus 28: 121. 
29 Xem: Nguyễn Thái Yên Hương (2014), Sđd: 129 - 130. 
30 Judis J. B. (2005), “'The chosen Nation: the influence of religion on U.S. foreign 
policy'”, Carnegie Endownment for International Peace, No. 37, March. 
31 Xem: John Lewis Gaddis (2009), “A Grand Strategy of Transformation”, 
32 Dẫn theo: Nguyễn Thái Yên Hương (2014), Sđd: 122 - 123. 
33 Xem: Toh See Kiat (2006), “Legislating to Protect Minorities and Religious 
Freedom: The Balance Between the State's Need to Preserve the Social Fabric 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 25 
and Individual Preferences”, International Conference on Religion in Rule of 
Law in Southeast Asia, Hanoi, September. 
34 Tôi đã trình bày một phần nội dung này trong: Hoàng Văn Chung (2015), “Tôn 
giáo trong xung đột và hòa giải: Quan điểm từ các nhà khoa học”, Hội thảo Quốc 
tế Tôn giáo, Xung đột và Hòa bình do Viện Liên kết Toàn cầu (IGE) và Ban Tôn 
giáo Chính phủ tổ chức, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26-27 tháng 3. 
35 Xem thêm: Hoàng Văn Chung (2015), “Tôn giáo trong xung đột và hòa giải: 
Quan điểm từ các nhà khoa học”, Bđd. 
36 Marat Shterin (2004), “New Religions in the New Russia”, in Phillip Charles 
Lucas and Thomas Robbins (eds). New Religious Movements in the 21st 
Century: Legal, Political, and Social Challenges in Global Perspective, New 
York: Routledge. 
37 Pauletta Otis (2004), “Religion and War in the Twenty-first Century”, in 
Religion and Security: The New Nexus in International Relations, Robert A. 
Seiple and Dennis R. Hoover (ed), Rowman & Littlefield publishers, Inc, New 
York: 13. 
38 Pauletta Otis (2004), Sđd: 14. 
39 Pauletta Otis (2004), Sđd: 14. 
40 Rik Torfs (2006), “Experiences of Western Democracies in Dealing with the 
Legal Position of Churches and Religious Communities”, Hội thảo quốc tế Bước 
đầu thảo luận: Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, tháng 9. 
41 Tham khảo: Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước, Tôn giáo, Luật pháp, Nxb. 
Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách Tôn 
giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
42 Keyes, C. F., Kendall, L. and Hardacre, H. (1994), “Introduction: Contested 
Visions of Community in East and Southeast Asia”, In: Keyes, C. F., Kendall, L. 
and Hardacre, H. (eds.) Asian Visions of Authority: Religion and the Modern 
States of East and the Modern States of East and Southeast Asia, Honolulu: 
University of Hawaii Press: 4 - 5. 
43 Keyes, C. F., Kendall, L. and Hardacre, H. (1994), Sđd: 5. 
44 Pitman Potter (2003), “Belief in Control: Regulation of Religion in China”, The 
China Quarterly, (174): 337. 
45 Terence Chong (2010), “Religion and Politics in Southeast Asia”, Journal of 
Social Issues in Southeast Asia, (1 April): vii - viii. 
46 Philip Taylor (2007), “Modernity and Re-enchantment in Post-revolutionary 
Vietnam”, in Taylor, P. (ed.) Modernity and Re-enchantment: Religion in Post-
revolutionary Vietnam, Singapore: ISEAS Publishing: 32. 
47 Pascal Bourdeaux and Jean-Paul Willaime (2010), “'Introduction: Religious 
Reconfigurations in Vietnam”, Social Compass, 57 (3): 307. 
48 Mathieu Bouquet (2010), “Vietnamese Party-State and Religious Pluralism since 
1986: Building the Fartherland?”, Social Issues in Southeast Asia, (25) 1: 91. 
49 Claire Trần Thị Liên (2013), “Communist State and Religious Policy in 
Vietnam: A Historical Perspective”, Hague Journal on the Rule of 
Law, 5.2 (Sept. 2013): 247 - 249. 
50 Xem: Tal Asad (1999), “Religion, Nation-State, Secularism”, in Van der Veer, P. 
and Lehmann, H. (eds.) Nation and Religion: Perspectives on Europe and Asia, 
Princeton: Princeton University Press: 192. 
51 Xem: Dallin H. Oaks (1992), Religious Values and Public Policy, truy cập tại: 
26 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2016 
52 tại:https://www.lds.org/ensign/1992/10/religious-values-and-public-
policy?lang=eng 
53 Xem: Dallin H. Oaks (1992), Bài đã dẫn. 
54 Xem: Dallin H. Oaks (1992), Bài đã dẫn. 
55 Frank G. Kirkpatrick, The Role of Religious Ethics in Public Policy, truy cập tại: 
eth_b_3718357.html 
56 M. Parker and L. Skene (2002), “Religion, the Law and Medical Ethics: The 
Role of the Church in Developing the Law”, J Med Ethics 28: 215 - 218. 
57 Brett G Scharffs (2007), “Towards a Framework for Understanding for 
Charitable and Economic Activities of Churches: The U.S example”, Hội thảo 
Quốc tế Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội 
Việt Nam, Hà Nội, tháng 11: 11. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Anatoli Sokolov (2006), “New Religious Phenomena and the State Policies”, 
Hội thảo Quốc tế Bước đầu thảo luận: Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, 
Hà Nội, tháng 9. 
2. Anthony Michael Kreis and Robert K. Christensen (2013), “Law and Public 
Policy”, The Policy Studies Journal, Vol. 41, No. S1. 
3. Brett G. Scharffs (2007), “Towards a Framework for Understanding for 
Charitable and Economic Activities of Churches: The U.S example”, Hội thảo 
Quốc tế Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội 
Việt Nam, Hà Nội, tháng 11. 
4. Hoàng Văn Chung (2014), “Ứng xử của một số nhà nước trên thế giới đối với 
hiện tượng tôn giáo mới”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 9 (16) 2014. 
5. Hoàng Văn Chung (2015), “Tôn giáo trong xung đột và hòa giải: Quan điểm từ 
các nhà khoa học”, Hội thảo quốc tế Tôn giáo, Xung đột và Hòa bình do Viện 
Liên kết Toàn cầu (IGE) và Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, Thành phố Hồ Chí 
Minh, ngày 26-27 tháng 3. 
6. Chris Seiple (2006), “Thinking about Religion & Stability: Social Disharmony or 
Social Stability?”, Hội thảo Quốc tế Bước đầu thảo luận: Tôn giáo và Pháp quyền 
ở Đông Nam Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội, tháng 9. 
7. Dallin H. Oaks (1992), Religious Values and Public Policy, truy cập tại: 
https://www.lds.org/ensign/1992/10/religious-values-and-public-
policy?lang=eng 
8. Frank G. Kirkpatrick, The Role of Religious Ethics in Public Policy, truy cập tại: 
eth_b_3718357.html 
9. Frank S. Ravitch (2015), “Attempts to Teach Creationism and Evolution in 
Public Schools in the United States”, bài giảng tại lớp học Tôn giáo và Pháp 
quyền tổ chức tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tháng 9. 
10. Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước, Tôn giáo, Luật pháp, Nxb. Chính trị Quốc 
gia - Sự thật, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách Tôn giáo và Nhà 
nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
11. John Lewis Gaddis (2009), “A Grand Strategy of Transformation”, 
Hoàng Văn Chung. Khái quát một số thảo luận... 27 
12. Judis J. B. (2005), “The Chosen Nation: the Influence of Religion on U.S. 
Foreign Policy”, Carnegie Endownment for International Peace, No. 37, March. 
13. Marat Shterin (2004), “New Religions in the New Russia”, in Phillip Charles 
Lucas and Thomas Robbins (eds). New Religious Movements in the 21st 
Century: Legal, Political, and Social Challenges in Global Perspective, New 
York: Routledge. 
14. Nguyên văn tại  
15. Rik Torfs (2006), “Experiences of Western Democracies in Dealing with the 
Legal Position of Churches and Religious Communities”, Hội thảo Quốc tế Bước 
đầu thảo luận: Tôn giáo và Pháp quyền ở Đông Nam Á, Hà Nội, tháng 9. 
16. Robert van Krieken, Philip Smith, Daphne Habibis, Kevin McDonald, Michael 
Haralambos, Martin Holborn (2000), Sociology: Themes and Perspectives, 2nd 
Edition, Longman. 
17. Şenol Korkut (2010), “The Diyanet of Turkey and Its Activities in Eurasia after 
the Cold War”, Acta Slavica Iaponica, Tomus 28. 
18. Tal Asad (1999), “Religion, Nation-State, Secularism”, in Van der Veer, P. and 
Lehmann, H. (eds.) Nation and Religion: Perspectives on Europe and Asia, 
Princeton: Princeton University Press. 
19. Tham khảo:  
20. Thomas A. Birkland (2011), An Introduction to the Policy Process: Theories, 
Concepts, Models of Public Policy Making, third edition, Routledge, New York. 
21. Toh See Kiat (2006), “Legislating to Protect Minorities and Religious Freedom: 
The Balance Between the State's Need to Preserve the Social Fabric and 
Individual Preferences”, International Conference on Religion in Rule of Law in 
Southeast Asia, Hanoi, September. 
22. Yehezkel Dror (2003), Public Policy Making Reexamined, Transaction 
Publishers, New Jersey. 
Abstract 
AN OVERVIEW OF THE CURRENT REMARKABLE 
DISCUSSION ON RELIGION IN PUBLIC POLICIES 
This article generalizes about the academic discussion on the religious 
affairs in public policies in the domain of sociology, political science, 
jurisprudence, and religious studies. It mainly mentions the relationship 
between the State and religions, the presence of religious elements in the 
public space, as well as the adjustment policies towards religions in the 
context of religious revival, religious diversity, and the rise of tension in 
the international relation related to religion. 
Keywords: Public policy, religion, state-religion, security, social 
harmony. 

File đính kèm:

  • pdfkhai_quat_mot_so_thao_luan_dang_chu_y_hien_nay_ve_ton_giao_t.pdf