Khảo cứu bước đầu về địa danh Bàu Ấu và nhân vật lịch sử Nguyễn Duy Kế (Duy Xuyên - Quảng Nam)

TÓM TẮT

Bàu Ấu vốn là tên một “bàu nước nhỏ” - đoạn còn lại của “dòng sông chết” Khe Thủy

phía bờ nam sông Thu Bồn - Cửa Đại. Phường/ấp Bàu Ấu - ấp Phương Trì, huyện Lễ

Dương (thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nay) là quê hương

của quan Án sát sứ tỉnh Nam Định Nguyễn Duy Kế. Ông là người duy nhất học hành, thi cử

đỗ đạt và đã làm quan lớn dưới triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) của dải đất phía bắc huyện

Lễ Dương xưa hay miệt đông ven biển huyện Duy Xuyên nay. Ngoài các bậc lão niên trong

làng, lớp trẻ không biết Bàu Ấu thời xa xưa là gì, còn mộ của quan Án tọa lạc ngay bên bờ

Bàu Ấu cũng khói hương tàn lạnh. Bài viết trên cơ sở nguồn tài liệu tương đối phong phú

thu thập được, bước đầu khảo cứu địa danh Bàu Ấu và hành trạng của nhân vật lịch sử

Nguyễn Duy Kế lâu nay đã bị hậu thế lãng quên.

pdf 14 trang yennguyen 4140
Bạn đang xem tài liệu "Khảo cứu bước đầu về địa danh Bàu Ấu và nhân vật lịch sử Nguyễn Duy Kế (Duy Xuyên - Quảng Nam)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo cứu bước đầu về địa danh Bàu Ấu và nhân vật lịch sử Nguyễn Duy Kế (Duy Xuyên - Quảng Nam)

Khảo cứu bước đầu về địa danh Bàu Ấu và nhân vật lịch sử Nguyễn Duy Kế (Duy Xuyên - Quảng Nam)
KHẢO CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỊA DANH BÀU ẤU 
VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ NGUYỄN DUY KẾ (DUY XUYÊN - QUẢNG NAM) 
 Lê Thị Mai1 
TÓM TẮT 
Bàu Ấu vốn là tên một “bàu nước nhỏ” - đoạn còn lại của “dòng sông chết” Khe Thủy 
phía bờ nam sông Thu Bồn - Cửa Đại. Phường/ấp Bàu Ấu - ấp Phương Trì, huyện Lễ 
Dương (thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nay) là quê hương 
của quan Án sát sứ tỉnh Nam Định Nguyễn Duy Kế. Ông là người duy nhất học hành, thi cử 
đỗ đạt và đã làm quan lớn dưới triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) của dải đất phía bắc huyện 
Lễ Dương xưa hay miệt đông ven biển huyện Duy Xuyên nay. Ngoài các bậc lão niên trong 
làng, lớp trẻ không biết Bàu Ấu thời xa xưa là gì, còn mộ của quan Án tọa lạc ngay bên bờ 
Bàu Ấu cũng khói hương tàn lạnh. Bài viết trên cơ sở nguồn tài liệu tương đối phong phú 
thu thập được, bước đầu khảo cứu địa danh Bàu Ấu và hành trạng của nhân vật lịch sử 
Nguyễn Duy Kế lâu nay đã bị hậu thế lãng quên. 
Từ khóa: Bàu Ấu; Nguyễn Duy Kế; Nam Định; Quảng Nam 
ABSTRACT 
Bau Au which is the name of a “small lake” - the rest of the “dead river” Khe Thuy at 
south coast of the Thu Bon River - Cua Dai. Bau Au village/hamlet - Phuong Tri hamlet, Le 
Duong district (Thuan Tri hamlet, Duy Hai village, Duy Xuyen district, Quang Nam 
province today) was the hometown of Nguyen Duy Ke that was an under Nguyen Dynasty 
Nam Dinh province’s provincial investigate oficial. He was the only person that through 
reading, participated imperial examination to reach a lofty positon in the imperial service 
under the Nguyen Dynasty (reign of King Tu Duc) of Le Duong old district’s northern area 
or Duy Xuyen today district’s eastern region. In addition to the senior ranks in the village, 
the young people do not know Bau Au’s ancient times while the grave of Nguyen Duy Ke 
official that is located on the banks of Bau Au, nobody has any incense. Articles on the 
basis of abundance resource is collected, initially determined the connotation of Bau Au 
toponym and brief biographical sketch of historical figures Nguyen Duy Ke that posterity 
has long been forgotten. 
Keywords: Bau Au; Nguyen Duy Ke; Nam Dinh; Quang Nam 
1. Về địa danh Bàu Ấu 
1.1. Bàu Ấu - “bàu nước nhỏ” trên “dòng sông chết” Khe Thủy 
1
 Tiến sĩ, giảng viên khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. 
Dải đất ven biển Quảng Nam do quá trình kiến tạo địa chất - địa mạo có đặc điểm nổi 
bật là các nỗng cát/ trảng cát/ cồn cát trắng cao chạy dài ven bờ biển để ngăn giữ bên trong 
nó những khe nước hay dòng sông chảy dọc biển. Đa phần những khe nước hay dòng sông 
này hoạt động thuận theo quy luật lớn ròng của thủy triều và đóng vai trò quan trọng về mặt 
thông thương trong vùng. Trong bạt ngàn trảng cát/ cồn cát trắng xóa khô khốc, xứ này rõ 
ràng không được thiên nhiên ưu đãi như các đồng bằng trù phú trong vùng do trung và hạ 
lưu Thu Bồn mang lại. Điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi cho việc làm nông, nên nguồn 
nước từ các khe, dòng sông này cùng với biển, là mạch nguồn chính nuôi sống cư dân sinh 
tụ ven bờ xưa nay2. Theo thời gian, các dòng sông này bị khô cạn, trở thành những “dòng 
sông chết”, để lại những bàu nước trên đường chúng chảy qua. Khe Thủy ở bờ nam sông 
Thu Bồn - dòng chảy cổ nối liền miền cửa sông Thu Bồn - Cửa Đại với sông Trường Giang 
là một trường hợp như vậy3. 
Cho đến nay, chúng ta không thể biết chính xác từ thời điểm nào Khe Thủy đã bị khô 
cạn4. Chỉ biết rằng, các bàu nước lớn nhỏ phân bố dọc vùng này chắc chắn là dấu vết còn lại 
trên đường chảy xưa kia của Khe Thủy: từ Bàu Trung Phường, Bàu Ấu đến Bàu Bính,... 
Theo đó, nằm ở bờ nam sông Thu Bồn - Cửa Đại nay, trên dòng chảy cổ Khe Thủy, cách 
Bàu Trung Phường về phía nam chừng 1,5 km, Bàu Ấu là tên một bàu nước nhỏ nằm giữa 
cánh đồng của thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên nay. Tên gọi Bàu Ấu được 
giải thích là bàu nước nhỏ, vì nó vốn là bàu nước nhỏ hơn so với Bàu Trung Phường ở phía 
bắc5. 
2
 Dưới góc nhìn của giáo sư Trần Quốc Vượng, xuất phát từ đặc điểm địa chất - địa mạo này, được thể hiện sinh động 
qua hệ thống di chỉ khảo cổ khai quật được trên địa bàn, hệ sinh thái văn hóa cồn - bàu hay văn hóa cồn - bàu là một đặc 
trưng của văn hóa tiền sơ sử Quảng Nam nói riêng và miền Trung nói chung. Theo đó, cồn và bàu là hai thực thể âm - 
dương của hệ sinh thái nhân văn đặc sắc này, cồn cát đại diện cho yếu tố Dương và bàu nước đại diện cho yếu tố Âm. 
(Trần Quốc Vượng, Môi trường, con người & văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2005, 
tr.328.) 
3
 Ngoài việc căn cứ vào đặc điểm địa chất, địa mạo này của vùng đất ven biển Quảng Nam và nhận định của các học giả 
đi trước (Trần Quốc Vượng, Nguyễn Bội Liên, Quang Văn Cậy), để xác định sự tồn tại của Khe Thủy, chúng tôi còn 
căn cứ vào sử liệu là văn bia chùa Thanh Long Bảo Khánh (có niên đại lập bia năm Vĩnh Thịnh thứ 17 tức năm 1721) 
cho thấy sự xuất hiện của danh xưng xứ Khe Thủy, phường Bàu Ấu (cụ thể xin xem phần trình bày dưới đây); dựa vào 
ký ức của các bậc lão niên trong vùng, hiện còn lưu truyền về Khe Thủy và căn cứ kết quả điền dã của chúng tôi về xứ 
đất mà cư dân sinh sống trải dọc theo địa bàn xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên nay vẫn khấn trong các dịp cúng tế . 
4
 Nhà nghiên cứu Nguyễn Bội Liên cho rằng: “Ở đây (Trung Phường - tg) có cửa biển ngày xưa gọi là cửa khe, cửa đã 
bị lấp nên trong địa bộ Gia Long ghi là xứ Khe Thủy (Gia Long kiến bộ năm thứ 11, 1812, cửa bị lấp vào khoảng thế kỉ 
XV, XVI)” (tr.173). Có thể đó là sự đoán định đầu tiên về sự bồi lấp của dòng chảy cổ này. Sự đoán định này cần phải 
được đi sâu nghiên cứu thêm. Cho đến đầu thế kỉ XIX, vì ngoài Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn dinh Quảng Nam cho 
biết: Trung Phường tứ chánh xã có Khe 51 tầm (1 dải), tức dài khoảng hơn 100m, trong khi Bàu Ấu, Đông Sơn ở phía 
nam không thấy ghi có Khe; chúng ta chưa có một sử liệu nào ghi chép cụ thể hơn. (Xem Nguyễn Đình Đầu, Nghiên 
cứu địa bạ triều Nguyễn - Dinh Quảng Nam I, II, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2010, tr.330-332). 
5
 Về nguồn gốc tên gọi Bàu Ấu, giải thích Bàu Ấu là “bàu nước nhỏ”, ý so sánh với Bàu Trung Phường lớn hơn ở phía 
bắc là ý kiến của kỳ lão quá cố Ngô Hướng. Hiện nay, các bậc lão niên trong vùng còn có ý kiến cho rằng đó là âm đọc 
lệch đi của Bàu Sấu vì bên bàu xưa kia có cây sấu hoặc dưới bàu có nhiều cá sấu (?!). Từ góc độ tiếp cận sử liệu bao 
Trên thực tế, Bàu Ấu không chỉ có mối liên hệ với Bàu Trung Phường qua câu chuyện 
về dòng chảy cổ Khe Thủy mà có thể nó còn liên quan mật thiết với các địa điểm khảo cổ 
học Trung Phường. Từ đầu thập niên 80 của thế kỉ trước, theo kết quả khảo cứu bước đầu 
của các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu, Trung Phường còn lưu lại nhiều vết tích của 
những thời kì lịch sử khác nhau. Gần đây, kết quả khảo sát địa điểm này cũng không có 
thêm nhiều phát hiện mới hơn6. Mặc dầu vậy, những thành tựu bước đầu này cũng đã cho 
phép chúng ta nhận thức về vùng đất ở bờ nam sông Thu Bồn, sát ngay Cửa Đại một cách 
tương đối rõ nét. Đó là nơi có thương cảng quan trọng của miền Trung thế kỉ XV - XVII 
hoặc xa xưa hơn là Hải Phố - tiền thân của cảng thị Hội An, là hải khẩu quan trọng để giao 
thương với bên ngoài của người Chàm - Đại Chiêm hải khẩu xưa kia7 Trong đó, theo nhà 
nghiên cứu Nguyễn Bội Liên, cửa phía bắc của Khe Thủy, tức cửa khe Trung Phường, gọi 
vậy là “để phân biệt một cái cửa nữa cũng được gọi là cửa khe, đó là cửa khe Tân An, ở dọc 
bờ biển phía Nam, cách cửa Trung Phường chừng 7 km - 8 km. Nơi này trong Phủ biên tạp 
lục có ghi là vùng Hà Bay Tân An, cửa này cũng bị lấp cùng một lần với cửa khe Trung 
Phường. Ngày trước cửa này thông với Trường Giang cũng qua các bàu như Bàu Cầu, Bàu 
Bính,  nay thuộc xã Bình Dương, Thăng Bình”8 hay như nhà nghiên cứu Quang Văn Cậy 
cho biết: “Trung Phường cũng là tên gọi của một cái “bàu” (một đoạn còn lại của một 
dòng sông chết). Khởi nguồn của con sông này là sông Thu Bồn (đoạn sát Cửa Đại), khi 
con sông này còn hoạt động, dòng chảy của nó theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chảy qua 
Trung Phường, Tây Sơn và khi tới gần Bình Dương thì chảy ra biển.”9 
gồm văn bia, các sử tịch như Phủ biên tạp lục, Địa bạ lập thời Gia Long, nhất là tập tấu nghị về việc đổi tên làng thời 
vua Minh Mạng đều dùng các chữ Nôm là “泡泑” hoặc “泡幼”, theo chúng tôi, nguồn gốc tên gọi Bàu Ấu với nghĩa 
“bàu nước nhỏ” là xác hợp. 
6
 Kết quả khảo sát về văn hóa Sa Huỳnh trên địa bàn năm 2009 của Bảo tàng Quảng Nam (Tư liệu Bảo tàng Quảng 
Nam cung cấp): Trung Phường là một thôn của xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên. Mục đích khảo sát khu vực Trung 
Phường để xem có vấn đề gì mới so với các cuộc khảo sát trước đây hay không. Bàu Trung Phường hiện nay đã cạn vì 
bị bồi lấp tự nhiên, phần lớn diện tích của bàu đang được sử dụng để trồng màu, chỉ còn 1 khe nước nhỏ. Tại cạnh giếng 
nước khoan (tọa độ: 15051’54” vĩ Bắc và 108023’48” kinh Đông) có 1 đống gạch vụn lẫn một số mảnh sành, sứ Việt và 
Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến nay. Trong đó có 1 chì lưới bằng sành có 2 lỗ ở gần 2 đầu. Ở một số vị trí khác cũng 
chỉ tìm thấy gạch vụn và những mảnh sành, sứ Việt và Trung Quốc từ thế kỷ XVII đến nay, không có gì mới hơn. 
7
 Quang Văn Cậy, “Trung Phường và những di tích liên quan đến Hội An” đăng trong Trung tâm Quản lý bảo tồn di 
tích Hội An, Kỷ yếu hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An (ngày 23-24/7/1985), 2008, tr. 164-170 và bài của nhà 
nghiên cứu Nguyễn Bội Liên, “Hải Phố tiền thân của Hội An ngày nay”, Sở Văn hóa Thông tin QN - ĐN, Nghiên cứu 
lịch sử địa phương và chuyên ngành Quảng Nam - Đà Nẵng, 1983, tr.22-29; cũng được đăng lại trong tập kỷ yếu Kỷ 
yếu hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.170 - 184. 
8
 Nguyễn Bội Liên, “Hải Phố tiền thân của Hội An ngày nay”, Sở Văn hóa Thông tin QN - ĐN, Nghiên cứu lịch sử địa 
phương và chuyên ngành Quảng Nam - Đà Nẵng, 1983, tr.22-29; trích từ phần đăng lại trong tập kỷ yếu Kỷ yếu hội 
nghị khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.174. 
9
 Quang Văn Cậy, “Trung Phường và những di tích liên quan đến Hội An” đăng trong Trung tâm Quản lý bảo tồn di 
tích Hội An, Kỷ yếu hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An (ngày 23-24/7/1985), 2008, tr.164-165. 
Điều đáng bàn là, do từ góc nhìn của các nhà nghiên cứu, học giả xưa nay, Trung 
Phường luôn được nhìn ngược dòng Thu Bồn về phía tây và thường được đặt trong mối 
quan hệ với Hội An (cùng các địa danh khác như Trà Nhiêu, Hồng Triều) nên ít ai để ý 
đến sự tồn tại của dòng chảy cổ Khe Thủy và vị trí, vai trò của nó đối với vùng đất, cư dân 
bờ nam sông Thu Bồn kéo dài về phía sông Trường Giang trong thời kì xa xưa. Vì vậy, Bàu 
Ấu cũng không được giới nghiên cứu biết đến. Rất có thể, trước khi dòng chảy Khe Thủy bị 
khô cạn, cùng với Bàu Trung Phường, Bàu Ấu là nơi tàu thuyền neo đậu tránh gió bão, hoặc 
quan trọng hơn chúng là nơi tàu thuyền đình bạc, qua lại thông thương trên cung đường 
nước đi tắt hết sức quan trọng nối đến sông Trường Giang hoặc thông với các cửa biển khác 
dọc bờ biển ở phía nam của cư dân trong vùng thời cổ xưa. 
1.2. “Bàu nước nhỏ” trở thành tên làng Bàu Ấu 
Theo kết quả tìm hiểu bước đầu của chúng tôi, Bàu Ấu không chỉ là danh xưng chỉ “bàu 
nước nhỏ” trong vùng này có liên quan đến Khe Thủy, Bàu Trung Phường... mà còn là địa 
danh làng xã Nôm cổ xưa nhất của thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên nay. 
Chúng tôi dựa vào các sử liệu, căn cứ niên đại sớm muộn như sau: 
1. Văn bia chùa Thanh Long Bảo Khánh có niên đại Vĩnh Thịnh thứ 17 (1721) có khắc: 
Phước điền tín cúng Phạm Từ Tín tự Tịnh Hạnh Phật điền lục mẫu tam sào hữu dư tịnh thổ 
đẳng hạng tọa lạc Bào Ấu phường Khê Thủy xứ (福田信供范慈信字淨幸佛田六畝三高有
餘并土等項坐落泡幼坊溪水處).10 
2. Phủ biên tạp lục (1776) có chép địa danh Bàu Ao thuộc Phụ thuộc Tân Dân, huyện 
Diên Khánh, phủ Điện Bàn11. 
3. Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Dinh Quảng Nam (1814) có chép địa danh Bàu Ao 
tứ chánh ấp thuộc tổng An Thạnh Hạ, huyện Lễ Dương được gọi khác hoặc ghi khác với tên 
Phương Trì (có thể hiện địa danh Phương Trì trên bản đồ ở vị trí tiếp giáp làng An Lương, 
Trung Phường ở phía bắc và làng Đông Sơn ở phía nam) 12. 
10
 Dịch nghĩa là Phạm Từ Tín tự là Tịnh Hạnh tín cúng ruộng các hạng cho chùa (chùa Bảo Khánh - tg) hơn 6 mẫu 3 
sào tọa lạc tại xứ Khe Thủy ở phường Bàu Ấu. Nội dung này được trích trong văn bia đình Xuân Mỹ ở thành phố Hội 
An nay. Chùa Thanh Long Bảo Khánh hiện chưa xác định được vị trí tọa lạc xưa kia nhưng ông Phạm Hồng Hạnh (hậu 
duệ tộc Phạm) ở thôn Thuận Trì cho biết Phạm Từ Tín là ông tổ của chi tộc Phạm ở đây. Dựa vào âm địa phương của 
cư dân trong vùng (đọc là Khe Thủy thay vì Khê Thủy, đọc là Bàu Ấu thay vì Bào Ấu theo âm Hán Việt) và sự tồn tại 
của địa danh, nhân vật trong văn bia này trên thực tế, chúng tôi xác định đây là sử liệu sớm nhất xuất hiện địa danh xứ 
Khe Thủy, phường Bàu Ấu. 
11
 Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007, tr.108. 
12
 Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Dinh Quảng Nam I, II, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 
2010, tr.252, tr.417. 
4. Bản tấu trong Minh Mệnh tấu nghị (1824) chép “Ấp Tứ chiếng Bàu Ấu vâng đổi 
thành ấp Phương Trì (四政泡泑邑奉议改为芳池邑)”13 thuộc huyện Lễ Dương, dinh 
Quảng Nam. 
5. Đồng Khánh địa dư chí (1886-1887) chép có địa danh Ấp Phương Trì (芳池邑) thuộc 
tổng An Thạnh Hạ, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình14 (không thấy thể hiện trên bản đồ). 
6. Địa chí Quảng Nam - Đà Nẵng (2010) chép từ năm 1920 đến năm 1945, có xã Thuận 
Trì thuộc tổng An Lương; trong khi xã Tây Sơn, Trung Phường thuộc về tổng Tân An của 
phủ Duy Xuyên.15 
Trên cơ sở đối chiếu kết hợp các nguồn sử liệu này và điền dã tìm hiểu về các địa danh 
và nhân vật có liên quan trên thực tế, chúng tôi biết được: muộn nhất là từ đầu thế kỉ XVIII, 
tên làng Bàu Ấu16 đã được đặt theo tên của “bàu nước nhỏ” - Bàu Ấu nên có tên là phường 
Bàu Ấu. Về sau, phường Bàu Ấu xuất hiện ở đầu thế kỉ XIX với tên ấp tứ chiếng Bàu Ấu, và 
có thể đến năm 1824 thì được đổi thành ấp Phương Trì thuộc huyện Lễ Dương, tồn tại mãi 
cho đến thập niên 20 của thế kỉ XX khi xuất hiện xã Thuận Trì thuộc tổng An Lương, phủ 
Duy Xuyên đương thời. Như vậy, có thể nói Bàu Ấu là tên Nôm sớm nhất của làng được 
biết cho đến nay. Và muộn nhất là từ đầu thế kỉ XVIII, vùng này đã có các tộc họ đến khai 
khẩn, sinh sống như trường hợp nhân vật Phạm Từ Tín đã cúng ruộng cho chùa hơn 6 mẫu 
ở văn bia trên cho biết. 
Về quá trình khai khẩn lập làng và đời sống sinh hoạt của Bàu Ấu xưa, do sử liệu gia 
phả các tộc họ lớn trong làng hầu như bị mất mát nhiều trong chiến tranh, chỉ qua tương 
truyền của dân trong làng mà biết được có các tộc Trương, Phạm, Nguyễn, Lê... từ rất sớm 
đã đến khai khẩn, mưu sinh. Cho đến đầu thế kỉ XIX, trong sách nghiên cứu địa bạ trên, về 
tứ cận, có chép ấp tứ chánh Bàu Ao đông giáp xã Đông Sơn, xã Trung Phường; phía tây, 
phía bắc giáp xã Trung Phường; nam giáp xã Đông Sơn đều thuộc thuộc Hà Bạc17 với tổng 
13
 Minh Mệnh tấu nghị, Bản chép tay lưu trữ lại thư viện viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội, Ký hiệu VHv.96/1-9. 
Minh Mệnh tấu nghị là một sử liệu ghi chép lại, phản ánh cụ thể nhiều phương diện từ kinh tế ... . Số tiền, thóc, gạo thiếu 
hụt tính thành tiền lên đến hơn 100.000 quan. Hình phạt bao gồm phạt trượng, giải chức/ 
cách chức, cho lui về nhàn tản, trảm quyết giam bồi, phạt đồ hết bậc33 
Nam Định ở thế kỉ XIX là một tỉnh lớn. Đương thời, vùng đất này cùng với Quảng Yên, 
Hưng Yên, Hải Dương... không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phòng thủ của 
toàn hạt Bắc Kỳ mà còn được triều Nguyễn quan tâm nhiều về hoạt động mở mang khai 
khẩn đất hoang, phát triển kinh tế và thông thương với bên ngoài... Triều đình đã cắt cử 
nhiều trọng thần đảm trách việc mở mang, trị an, phòng thủ cho vùng này. Quan Án sát sứ 
tỉnh Nam Định ngoài việc xét xử các vụ án, còn cùng với các quan Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh, 
Tổng đốc Định - Yên Nguyễn Trọng Hợp, Tổng đốc Hải - An Phạm Phú Thứ có trọng trách 
coi quản nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác trong vùng. Sử liệu Châu bản triều Tự Đức năm 
thứ 32 - 33 (1879 - 1880) cho biết quan Án sát Nguyễn Duy Kế đã tham gia bàn bạc/ mật 
bàn, cùng Tổng đốc Nguyễn Trọng Hợp, Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh trình tấu lên triều đình, 
chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề ở vùng đất Ông coi quản cũng như các vùng đất lân cận. 
Dưới đây là một số sử liệu và các sự kiện cụ thể có liên quan: 
(1) Ngày 27 tháng 7 năm Tự Đức thứ 32 (1879), tấu về việc đem 100 suất lính mộ cùng 
số ruộng hơn 1000 mẫu lập làng Bình Hải (vốn là đồn Bình Hải, ở tấn Liêu Ninh là nơi tàu 
bè buôn bán, vận tải ra vào), cho lệ thuộc vào tổng Sĩ Lâm (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam 
Định nay) và chiếu theo lệ doanh điền để chịu thuế thân, thuế ruộng; xin tuyển chọn số 
tráng đinh của Tổng đó sung làm đồn đó để sai phái... cho tiện việc phòng thủ34. 
rồi thăng chức Thượng Thư, Thương bạc đại thần... Năm 1883, Nguyễn Trọng Hợp là người chủ trương nghị hòa với 
Pháp, cùng với Trần Đình Túc ký Hòa ước Quý Mùi. 
32
 Phông Châu bản triều Nguyễn – Tự Đức, Hồ sơ số 299, tờ số 329. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, 
Hà Nội. 
33
 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập Tám, Đệ tứ kỷ, Quyển LVII, Nxb Giáo dục, 2007, tr.326. 
34
 Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 320, tờ số 123. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà 
Nội. 
(2) Ngày 15 tháng 10 năm Tự Đức thứ 32 (1879), tấu về khoản tin lan truyền trong hạt 
và việc bí mật đề phòng bọn gian cấu kết; bản tấu trình báo trong hạt không có bọn gian cấu 
kết, hiện tại tình hình yên ổn.35 
(3) Ngày 8 tháng 11 năm Tự Đức thứ 32 (1879), tấu về việc xay gạo giao nộp cho cục 
Thương bạc đang do Phạm Phú Thứ36 coi quản. Tổng đốc Hải - An Phạm Phú Thứ tấu rằng 
quan nha dưới quyền các tỉnh thần trong vùng chưa làm kịp việc xay gạo giao nộp, nên số 
tiền bồi thường này, trên căn cứ viên quan làm việc sơ suất và tỉnh thần hai tỉnh không có 
gạo giao nộp chuyên chở là Tuần phủ Hải Dương Lê Tiến Thông, quan Án sát tỉnh Nam 
Định Nguyễn Duy Kế, Tổng đốc Hải - An Phạm Phú Thứ, Tổng đốc Định - Yên Nguyễn 
Trọng Hợp chịu trách nhiệm chia nhau bồi thường37. 
(4) Năm Tự Đức thứ 33 (1880), tấu về việc cấp ruộng cho xã Bình Hải Lý về tình hình 
khai hoang ở vùng bãi biển thuộc Bình Hải Lí, đề nghị cách chia ruộng đã khai khẩn, cách 
tổ chức dân xã và cách định mức thuế má hàng năm38. 
Sau thời gian này, chưa tìm thấy thêm sử tịch nào ghi chép về hành trạng của Ông. 
2.2. Từ tương truyền về ngôi mộ quan Án ở bên bờ Bàu Ấu xưa đến sự xác định thân thế, 
hành trạng nhân vật 
Độ học cấp hai - cấp ba, không chỉ nghe kể về Bàu Ấu mỗi lần theo ông và cha “ra bàu” 
thăm ruộng, tôi còn được nghe nhiều bậc cao niên kể chuyện rằng: trong làng có một ngôi 
mộ cổ của quan Án; mộ Ông vẫn còn bia đá nhưng không ai biết gì về hành trạng và cũng 
không ai nhận phần hương hỏa cho Ông. 
Ngôi mộ đất hiện tựa vào trảng cát/ nỗng cát cao phía đông, chính là khu mộ địa của 
làng xưa nay. Mộ tọa lạc ngay bên bờ Bàu Ấu, nhìn về Bàu Ấu (ở thôn Thuận Trì, xã Duy 
Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nay) 39. Bia mộ là loại bia đá Non Nước, dù còn 
khá nguyên vẹn nhưng đã phủ dấu rêu phong. Bia có hai mặt, mặt âm mặt dương đều trang 
trí hoa văn và có khắc chữ. Ở mặt dương, trán bia trang trí mặt nhật, diềm bia trang trí hoa 
35
 Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 324, tờ số 257. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà 
Nội. 
36
 Phạm Phú Thứ (1821-1882) quê làng Đông Bàn, Điện Bàn, Quảng Nam. Năm 1874, đang giữ chức Thượng Thư bộ 
Hộ, Phạm Phú Thứ được bổ giữ chức Tổng đốc Hải - An, kiêm sung Tổng Lý Thương Chánh Đại Thần, coi quản vùng 
Hải - An (tức Hải Dương và Quảng Yên, vùng đất đại thể bao gồm tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh nay) và hoạt động 
của nha Thương chánh, nhất là trông coi việc buôn bán với các nước tại Hải Phòng. 
37
 Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 317, tờ số 272. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà 
Nội. 
38
 Bài tâu về việc cấp ruộng cho xã Bình Hải Lý 排奏衛役給朱社平海里, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.1219 (Mộ Trạch xã cựu khoán). 
39
 Mộ phần Ông không nằm trên khu mộ địa của làng (tức nỗng cát cao) mà được đặt nằm dưới chân nỗng cát, đầu tựa 
nỗng cát và nhìn về phía Bàu Ấu. Có thể nói, mộ Ông đã được chọn trí theo đúng nguyên tắc “tọa sơn hướng thủy” 
trong quan niệm phong thủy về việc đặt âm phần của người Việt. 
văn trên 2 lọ hoa rất đẹp, phía dưới chân bia không trang trí hoa văn. Lòng bia được khắc 
chữ Hán: trên cùng đề hai chữ lớn Đại Nam (大南), dòng chính giữa khắc Hoàng triều cáo 
thụ Phụng nghị đại phu thự Nam Định Án sát sứ □ hiển khảo Nguyễn hầu □ thụy Đoan 
Trực chi mộ (皇朝誥授奉議大夫署南定按察使□顯考阮侯□謚端直亗墓). Lạc khoản hai 
bên ghi Long Phi Tân Tỵ mạnh hạ nguyệt cốc đán (龍飛辛巳孟夏月穀旦) và Chánh thất 
Nguyễn Thị, thứ thất Lê Thị, tự nam Trọng Tuấn, đích tôn Câu Lư/ Lô đồng lập thạch (正室
阮氏次室黎氏嗣男仲駿嫡孫駒驢仝立石). Mặt âm bia có bài minh dài 56 chữ (phần lớn là 
các điển dẫn từ Kinh Thi và các điển tịch khác) với nội dung đầy thương cảm về tình phụ tử 
và nỗi niềm tử biệt40. 
Văn bia cho biết chủ nhân ngôi mộ họ Nguyễn. Ông có hai vợ, vợ chính họ Nguyễn, vợ 
thứ họ Lê. Không rõ họ sinh hạ tất cả được bao nhiêu con cháu, chỉ biết con trai trưởng tên 
là Nguyễn Trọng Tuấn (阮仲駿), đích tôn là Nguyễn Câu Lư/ Lô (阮駒驢). Công nghiệp 
lớn nhất của Ông là Quan Án sát sứ, được truy thọ Phụng nghị đại phu, tước Hầu. Bia mộ 
quan Án đề được lập vào một ngày mùa hạ năm Tân Tỵ (1881). 
Kết hợp, đối chiếu với kết quả khảo sát địa danh Bàu Ấu - Phương Trì - Thuận Trì cũng 
như những tư liệu sử tịch về hành trạng của quan Án sát sứ tỉnh Nam Định Nguyễn Duy Kế 
như trên đã trình bày, việc lưu truyền về ngôi mộ quan Án của dân làng và nội dung văn bia 
ngôi mộ trong làng này là cứ liệu cho phép chúng tôi xác định chủ nhân ngôi mộ cổ hiện 
nay ở thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chính là ông 
Nguyễn Duy Kế (阮惟繼)41. 
Điều đáng tiếc là, cho đến hiện tại, do phần lớn gia phả các tộc họ bị thất lạc, mất mát 
trong chiến tranh nên việc truy tìm gia phả của các chi phái tộc Nguyễn ở thôn Thuận Trì 
và vùng lân cận có liên quan đến thân thế của Ông gặp nhiều khó khăn và chưa có kết quả. 
Vì vậy, trên cơ sở tổng hợp tư liệu bước đầu thu thập được, xin lược thuật những điều đã 
biết về thân thế và hành trạng của Ông như sau: 
Ông Nguyễn Duy Kế sinh ở ấp Phương Trì, tổng An Thạnh Hạ, huyện Lễ Dương, phủ 
Thăng Bình (nay là thôn Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Hiện 
chưa rõ Ông sinh năm nào. 
Do chưa tìm được gia phả tộc họ và chưa thấy sử liệu ghi chép nên thông tin về thân 
sinh Ông chưa được biết nhiều. Chỉ biết phụ thân Ông mất tháng 11 năm 1873, Ông có về 
40
 Văn bia (cả mặt âm và mặt dương) đã được chúng tôi dập lại. Ở đây chỉ dịch phần mặt dương của bia làm nội dung 
cho bài viết mà chưa giới thiệu được bài minh ở mặt âm bia. 
41
 Các văn bản chép tay lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Quốc triều hương khoa lục có lẽ do nhầm lẫn đã ghi 
tên Ông Nguyễn Duy Kế (阮維繼) với chữ Duy (維). Ở đây, chúng tôi xin theo sử liệu Châu bản triều Nguyễn (triều Tự 
Đức) ghi tên Ông là 阮惟繼. 
chịu tang cha và thủ chế. Mộ phần phụ thân Ông hiện không rõ nơi nào. Mộ mẫu thân Ông 
được táng trên nỗng cát cao gần đó42. Ông có hai vợ, vợ chính họ Nguyễn, vợ thứ họ Lê. 
Không rõ họ sinh hạ tất cả được bao nhiêu con cháu, chỉ biết con trai trưởng tên là Nguyễn 
Trọng Tuấn (阮仲駿), đích tôn là Nguyễn Câu Lư/ Lô (阮駒驢). 
Ông đỗ cử nhân khoa thi năm Giáp Tý (1864), bước vào chốn quan trường, làm quan ở 
nhiều nơi và kinh qua nhiều chức vụ như Tri huyện huyện Hương Trà, Tri phủ phủ Ninh 
Hòa, Quyền Bố chánh tỉnh Nam Định, Án sát sứ tỉnh Nam Định 
Ông mất một ngày mùa hạ năm Tân Tỵ (1881), có thể khi đương chức Án sát sứ Nam 
Định và chưa rõ nguyên nhân mất. Công nghiệp lớn nhất của Ông là quan Án sát sứ, văn 
giai trật chánh ngũ phẩm, được truy thọ Phụng nghị đại phu, tước Hầu. Mộ phần Ông táng 
tại ấp Phương Trì, tổng An Thạnh Hạ, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Bình (nay là thôn 
Thuận Trì, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). 
3. Một số đánh giá ban đầu và đôi điều kiến nghị 
Xa xưa, thuộc hệ bàu nằm ở bờ nam sông Thu Bồn, chạy dài ven biển; cùng với Bàu 
Trung Phường ở phía bắc, Bàu Bính ở phía nam, Bàu Ấu là dấu vết của dòng chảy cổ Khe 
Thủy - có thể là nơi tàu thuyền đình bạc, thông thương trên cung đường giao thông quan 
trọng nối từ cửa sông Thu Bồn - Cửa Đại đến Trường Giang. Và trên “dòng sông chết” Khe 
Thủy này, xứ đất Khe Thủy xứ hằn trong đời sống tâm linh của cư dân từ bao đời còn lưu 
truyền đến nay và Bàu Ấu cũng như Bàu Trung Phường là những chứng tích còn lại, nhắc 
nhở hậu thế về mạch nguồn xa xưa của xứ sở. 
Từ ý nghĩa “bàu nước nhỏ”, Bàu Ấu cũng được đặt tên cổ xưa của ngôi làng nhỏ bé, ra 
đời muộn nhất vào đầu thế kỉ XVIII. Hiện tại, trong khi Bàu Trung Phường bị vùi lấp dần, 
nhân dân quanh vùng theo đó lấn dần để trồng khoai đậu nên bàu hẹp dần, chỉ còn là bàu 
nước nhỏ, “nhỏ hơn cả Bàu Ấu” thì nhiều thập niên trở lại đây Bàu Ấu vẫn được giữ lại khá 
nguyên vẹn nhờ có bờ đất cao và hàng bạc hà trồng ngăn với khu ruộng lúa, khoai, mè, đậu... 
mà hai mùa mưa nắng dân làng canh tác xung quanh. Đó là “trái tim”, “không gian xanh” 
đáng được gìn giữ của làng quê này. 
Trên bờ Bàu Ấu nay là mộ quan Án sát Nguyễn Duy Kế. Thứ nhất, xét trong lịch sử 
khoa cử Quảng Nam, ông Nguyễn Duy Kế tuy đỗ không cao nhưng đã kinh qua nhiều chức 
vụ và chức cao nhất là Án sát sứ. Cùng với Bố chánh ty của quan Bố chánh Đồng Sĩ Vịnh, 
42
 Ngoài ngôi mộ của Ông, còn có một ngôi mộ khác – theo dân làng tương truyền là mộ của mẫu thân quan Án, vốn 
được táng cách mộ Ông khoảng 50m về hướng tây nam, có quy mô lớn, bằng gạch loại dày, to; có bia mộ, được kiến 
trúc đẹp đẽ, trong khuôn viên một hộ gia đình trong ấp. Về sau, vì lý do lấy đất canh tác, mộ phần Bà được chủ hộ 
cải táng lên nỗng cát, bia mộ Bà hiện đã bị thất lạc. 
Án sát ty của Ông là cơ quan giúp việc/ cánh tay đắc lực cho đại thần Tổng đốc Nguyễn 
Trọng Hợp coi quản vùng đất Nam Định - Hưng Yên và các tỉnh lân cận. Ông cống hiến 
cho đất nước, nhất là phương diện trị an, phòng thủ, khai khẩn, giao thông của vùng đất 
Nam Định trong phần lớn đời làm quan của mình. Bia mộ Ông đề Hoàng triều cáo thụ 
Phụng nghị đại phu thự Nam Định Án sát sứ hiển khảo Nguyễn hầu thụy Đoan Trực chi mộ. 
Đó cũng là sự ghi nhận về quan nghiệp/ công nghiệp lớn nhất của Ông. 
Thứ hai, xét về nguồn gốc xuất thân - tịch quán, Ông là người duy nhất học hành thi cử 
đỗ đạt và làm quan lớn dưới triều Nguyễn của dải đất phía bắc huyện Lễ Dương xưa hay 
vùng cát xa xôi ở miệt đông ven biển huyện Duy Xuyên nay. Quê hương Ông là ấp Bàu Ấu 
- Phương Trì nhỏ bé, cát trắng khô cằn của dân vạn ven biển, ven sông. Ông đã bước ra khỏi 
làng quê nghèo để theo đường công danh, cống hiến tài sức cho đất nước trong buổi giao 
thời và khi mất thì quay về, nằm lại ở quê cha đất tổ. Vào chốn quan trường, Ông là một 
quan Án sát thanh liêm, chính trực; về đời tư, Ông là người con giữ trọn hiếu đạo. 
Rõ ràng, ông Nguyễn Duy Kế là người con của quê hương, từng thi cử đỗ đạt, làm quan 
lớn và góp công sức cho đất nước; quan nghiệp, nhân phẩm của Ông là tấm gương sáng lưu 
truyền hậu thế. Tuy nhiên, mộ Ông và mẫu thân Ông nay không có người hương khói, thờ 
tự. Hơn nữa, hiện nay Bàu Ấu, mộ quan Án sát, khu mộ địa của làng xưa nay,... tất cả đều 
nằm trong khu vực giải tỏa/di dời, tái định cư của Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An. Vì 
vậy, qua kết quả khảo cứu bước đầu này, chúng tôi xin kiến nghị với các cơ quan hữu quan 
xem xét công tác bảo tồn đối với các di tích cổ xưa này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quang Văn Cậy, “Trung Phường và những di tích liên quan đến Hội An” đăng trong 
Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, Kỷ yếu hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội 
An (ngày 23-24/7/1985), 2008, tr. 164-170 
[2] Cao Xuân Dục, Quốc triều Hương khoa lục, Quyển 3 (國朝郷科録,卷三), Bản chữ 
Hán khắc in lưu tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ký hiệu R.5849. Cũng tham khảo bản 
dịch Cao Xuân Dục, Quốc triều Hương khoa lục, Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Lâm dịch, 
Cao Tự Thanh hiệu đính và giới thiệu, NXB Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ 
Đông Tây, 2011. 
[3] Nguyễn Đình Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn - Dinh Quảng Nam I, II, Nxb Đại 
học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2010. 
 [4] Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2007. 
[5] Nguyễn Bội Liên, “Hải Phố tiền thân của Hội An ngày nay”, đăng trong Trung tâm 
Quản lý bảo tồn di tích Hội An, Kỷ yếu hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An, tr.170 - 
184. 
[6] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập Tám, Đệ tứ kỷ, Quyển LVII, , Nxb 
Giáo dục, 2007. 
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đồng Khánh địa dư chí, Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn 
Nguyên, Philippe Papin biên tập, Tập 1, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2003. 
[8] Bài tâu về việc cấp ruộng cho xã Bình Hải Lý 排奏衛役給朱社平海里, Tài liệu lưu 
trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu VHv.1219 (Mộ Trạch xã cựu khoán). 
[9] Minh Mệnh tấu nghị, Bản chép tay lưu trữ lại thư viện viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà 
Nội, Ký hiệu VHv.96/1-9. 
[10] Phông Châu bản triều Nguyễn, Hồ sơ số 257, tờ số 182; Hồ sơ số 299, tờ số 329..., 
Lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
[11] Phông Châu bản triều Nguyễn – Tự Đức, Hồ sơ số 257, tờ số 182. Tài liệu lưu trữ tại 
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
[12] Phông Châu bản triều Nguyễn – Tự Đức, Hồ sơ số 299, tờ số 329. Tài liệu lưu trữ tại 
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
[13] Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 320, tờ số 123. Tài liệu lưu trữ tại 
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
[14] Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 324, tờ số 257. Tài liệu lưu trữ tại 
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
[15] Phông Châu bản triều Nguyễn - Tự Đức, Hồ sơ số 317, tờ số 272. Tài liệu lưu trữ tại 
Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội. 
Thông tin liên hệ tác giả: T.S Lê Thị Mai 
Đơn vị công tác: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
Địa chỉ liên hệ: Lê Thị Mai, giảng viên khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Đà 
Nẵng, số 459 Tôn Đức Thắng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. 
Phone: 0934744677, email: lactammai@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfkhao_cuu_buoc_dau_ve_dia_danh_bau_au_va_nhan_vat_lich_su_ngu.pdf